1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp hướng dẫn quy trình 5 bước viết văn tả người cho học sinh lớp 5a trường tiểu học nguyệt ấn 1 huyện ngọc lặc

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chínhthức của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta Bởi thế, dạy TiếngViệt ở Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của học sinh

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 hiện hành, phân môn Tập làm vănnhằm rèn luyện cho học sinh khả năng tạo lập văn bản ở các hình thức nói vàviết Đây cũng là quá trình luyện tập tổng hợp, yêu cầu học sinh huy động toànbộ tri thức, kĩ năng, vốn sống để xử lí và sáng tạo trong tình huống cụ thể Đồngthời, quy trình tạo văn bản cũng là quá trình học sinh tự phát triển tâm hồn, tưduy, nhân cách.

Trong quá trình dạy Tập làm văn ở lớp 5 nói chung và kiểu bài văn tảngười nói riêng, tôi thấy rằng để học sinh làm được một bài văn tả người đầy đủtheo đúng bố cục đầy đủ 3 phần, hành văn trôi chảy, dùng từ ngữ chính xác vàhay, có sự liên liên kết chặt chẽ về câu, về ý, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từđặt câu là một vấn đề hết sức khó khăn đối với giáo viên Từ khâu tìm hiểu đề bàiđến quan sát, tìm ý, lập dàn bài chi tiết cho đến khâu dùng từ đặt câu, viết đoạnrồi trình bày bài, học sinh phải vượt qua một nhiệm vụ rất quan trọng có tính chấtquyết định đến chất lượng của bài tập làm văn Đó là việc triển khai ý đó tìmđược trong dàn bài chi tiết thành đoạn văn, bài văn Quá trình này học sinh phảivận dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp ở phân môn Luyện từ và câu, Chính tả, Tậpđọc một cách thành thạo, linh hoạt Để viết được một đoạn văn, bài văn hoànchỉnh thì học sinh gặp những vấn đề khó khăn sau:

- Vốn từ ngữ nghèo nàn, chưa hệ thống hóa được vốn từ ngữ đã học, dẫnđến diễn đạt ý cũng đơn giản (câu văn khô khan).

- Câu văn diễn đạt rườm rà hoặc chưa đủ ý - Không có sự liên kết các câu trong bài - Chưa biết cách tìm ý, sắp xếp ý lộn xộn.

- Chưa có khả năng sắp xếp các đoạn để viết một bài văn hoàn chỉnh.Xuất phát từ những lý do trên trong thực tế giảng dạy tôi đã nghiên cứu đề

tài: “Một số giải pháp hướng dẫn: Quy trình 5 bước viết văn tả người cho họcsinh lớp 5A Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1, huyện Ngọc Lặc” Hi vọng đề tài

này giúp giáo viên cách hướng dẫn đúng đắn và khắc phục những hạn chếthường xuyên mắc phải trong quá trình hướng dẫn học sinh làm văn tả người.Nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5, sao cho phù hợpvới cách dạy và học hiện nay ở các Trường Tiểu học.

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Trang bị cho học sinh kiến thức và rèn luyện các kĩ năng quy trình 5bước viết văn tả người, nhằm nâng cao chất lượng viết văn tả người cho họcsinh lớp 5.

- Góp phần mở rộng vốn sống cho học sinh Rèn luyện tư duy logic, tưduy trìu tượng, bồi dưỡng tâm hồn, thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho họcsinh.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Lớp 5A Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1- Ngọc Lặc – Thanh Hóa.

Trang 2

- Một số giải pháp hướng dẫn: Quy trình 5 bước viết văn tả người cho học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1, huyện Ngọc Lặc.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

- Phương pháp nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm2.1.1 Văn miêu tả

* Khái niệm về văn miêu tả

Văn miêu tả là loại văn sử dụng ngôn ngữ để làm nổi bật lên vẻ đẹp, tính chất,đặc điểm của một sự vật hoặc một khung cảnh nhằm gợi lên hình ảnh sinh độngtrong tâm trí của người đọc.

2.1.2 Văn tả người

* Khái niệm về văn tả người

Xuất phát từ những hiểu biết về văn miêu tả, quan niệm của tôi về văn tả

người như sau: Văn tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách,hành động, lời nói, hình dáng của người đó Văn tả người thường hướng tớinhững người thân yêu nhất của chúng ta hay những người đã tiếp xúc, gặp mặtthường xuyên, giúp đỡ hoặc để lại ấn tượng với người viết.

* Đặc điểm nội dung văn tả người

Tả người là gợi tả các nét về ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói củangười được miêu tả.

Yêu cầu của văn tả người là học sinh phải phân biệt được đối tượng miêu tảtheo yêu cầu:

- Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính tình, )

- Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chitiết thể hiện cử chỉ, trạng thái, cảm xúc, của người được tả)

* Đặc điểm ngôn ngữ tả người

Văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng thường sử dụng nhiều từngữ riêng biệt Trước hết, ngôn ngữ trong văn tả người phải có tính chínhxác Tùy theo đối tượng miêu tả để sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp Miêu tả tảdáng người, làn da, mái tóc của em bé không thể giống như người lớn được.Ngôn ngữ trong văn tả người còn mang tính truyền cảm.

Việc sử dụng ngôn ngữ trong văn tả người cho học sinh lớp 5 là một vấnđề cần thiết trong dạy học phân môn Tập làm văn để tránh tình trạng học sinh sửdụng ngôn ngữ tùy tiện, tùy hứng làm cho chất lượng bài văn hạn chế, dẫn đếncác dạng văn khác các em cũng không làm tốt được.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Văn tả người trong nhà trường Tiểu học

+ Văn tả người trong chương trình phân môn TLV

Chương trình Tiểu học hiện nay dạy văn tả người từ các lớp 2, 3 khi các emlàm quen với các dạng bài Tập làm văn Lên lớp 5 các em được học kiểu bài tảngười ở mức độ rõ ràng hơn Đề tài là những gì gần gũi, thân quen với trẻ thơ.

Trang 3

Về quy mô, yêu cầu chủ yếu là viết được đoạn văn tả người cao hơn là một bàivăn tả người ngắn (khoảng từ 200 - 250 chữ) Về cách thể hiện, từ việc tả từ 5đến 7 câu (lớp 2) nâng dần lên yêu cầu tả có thứ tự, thể hiện nội dung một cáchthích hợp (vào tuần 12 của lớp 5)

+ Nội dung dạy học kiểu bài tả người phân môn tập Tập làm văn lớp 5a) Cấu trúc chương trình

Văn tả người được dạy trong 14 tiết Trong đó có 1 tiết thuộc về cung cấpcấu tạo một bài văn tả người, còn lại 13 tiết luyện tập, ôn tập

b) Nội dung dạy học văn tả người

Nội dung tả người trong SGK lớp 5 gồm 13 đề văn cụ thể Ngoài ra trongquá trình dạy học tôi còn ra một số đề mở cho các em làm bài để phát huy đượctính sáng tạo trong viết văn tả người của các em

2.2.2 Thực trạng dạy - học văn tả người ở Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1,huyện Ngọc Lặc

a) Đối với giáo viên

* Ưu điểm:

- Nhìn chung đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1, huyệnNgọc Lặc có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, chuyên môn, nghiệp vụ vữngvàng, đã cố gắng học tập, tự học, tự bồi dưỡng tìm hiểu nội dung chương trìnhvà phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 nói chung, văn tả người nóiriêng.

* Hạn chế:

- Thực tế cho thấy đại đa số giáo viên ít áp dụng phương pháp trực quan,phương pháp hoạt động nhóm, Và các hình thức dạy học tích cực theo hướnglấy học sinh làm trung tâm.

- Trong lớp học có sự chênh lệch về trình độ học sinh, nên giáo viên rấtkhó sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học Nếu chú ý đến học sinh hoànthành tốt, có năng khiếu thì bỏ qua học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành.Hoặc ngược lại.

- Trong khâu hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên chưa thực sự quantâm và cho là hoạt động cần thiết để giúp học sinh đặt câu, viết văn miêu tả.

- Có một số giáo viên còn cung cấp cho học sinh kiến thức, cách viết vănmột cách máy móc, theo khuôn mẫu, ít sáng tạo Đặc biệt, không ít giáo viên chỉđọc văn mẫu để học sinh bắt chước và làm theo.

b) Đối với học sinh

* Ưu điểm:

- Chương trình Tiếng Việt hiện nay có nhiều ưu điểm trong việc phát huysáng tạo của học sinh.

- Học sinh có ý thức học tập tốt, ham học hỏi.

- Học sinh viết văn có bố cục đủ ba phần, đúng thể loại, dạng bài.

* Nhược điểm:

Học sinh bí từ, không viết được câu văn sinh động Không viết nối câuvới câu, đoạn với đoạn Các em thiếu vốn sống thực tế, lười suy nghĩ, chưa biếtlập dàn ý, lệ thuộc vào văn mẫu.

Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, từ kinh nghiệm rút ra của bản thân Năm

Trang 4

học 2023 - 2024 tôi đã tiến hành điều tra đối tượng học sinh của lớp 5A quakhảo sát bài làm một số tiết Tập làm văn, tôi nhận thấy học sinh thường mắcmột số lỗi cơ bản sau:

* Lỗi dùng từ

- Khi tả bạn các em viết:

Em: Lê Thị Bảo Châm (Bài minh họa phần phụ lục trang 23)

* Lỗi về lựa chọn sắp xếp ý:

- Khi tả em bé đang tập nói, tập đi các em viết:

Em: Lê Thị Thu (Bài minh họa phần phụ lục trang 24)

* Chưa đưa cảm xúc, nhận xét, cách sử dụng biện pháp nghệ thuật sosánh, trong văn.

- Khi tả ca sĩ đang biểu diễn các em viết các em viết:

Em: Lê Quỳnh Nương (Bài minh họa phần phụ lục trang 25)

* Trên đây là một số ví dụ để minh chứng cho những sai sót mà học sinhmắc phải trong quá trình viết văn tả người Phần kiến thức này tưởng như đơngiản nhưng lại rất khó đối với học sinh nếu như các em không có cách học đúnghướng Chính vì thế tiết Tập làm văn trở nên khô khan, nhàm chán, học sinhngại học và học sinh không phát huy hết khả năng viết văn tả người.

Tôi đã khảo sát về nội dung làm văn tả người của học sinh lớp 5A, thời điểm tháng 12, năm học 2023 – 2024 như sau:

Đề bài: Tả một người thân (Ông, bà, cha, mẹ, anh, em,…) của em

Kết quả khảo sát:

Thời điểmkhảo sát

Số HS đạtđược các nhận

xétSLTỉ lệ%

Tháng 12Năm học2023 -2024

Cách dùng từ, đặt câu, thừa từ, lặp từ 19 61,2

Dùng từ thiếu hình ảnh, cảm xúc 18 58,1Sử dụng các hình ảnh so sánh khi tả 13 41,9Từ kết quả khảo sát một số bài văn tả người ở tháng 12 năm học 2023 - 2024.Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: Làm thế nào để giúp học sinh có phương pháp, kĩnăng làm bài văn tả người đúng thể loại, hay, sinh động và sáng tạo , tránh

được những sai sót nêu trên? Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng: Một số giảipháp hướng dẫn: Quy trình 5 bước viết văn tả người cho học sinh lớp 5ATrường Tiểu học Nguyệt Ấn 1, huyện Ngọc Lặc.

Với mong muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh và bồi dưỡngcác em năng khiếu viết văn tả người nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và

Trang 5

học văn tả người ở Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1, huyện Ngọc Lặc

kiểu bài văn tả người cần viết như: Tả em bé đang tập nói, tập đi; Tả bạn thâncủa em; Tả ca sĩ đang biểu diễn; Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trongtruyện mà em đã học,… Vậy việc xác định đối tượng miêu tả tùy thuộc vào yêu

cầu của đề bài.

Đối với đề bài yêu cầu cụ thể đối tượng miêu tả, thì học sinh dễ dàng xácđịnh người định tả Nhưng với dạng đề mở, học sinh có quyền lựa chọn đốitượng miêu tả theo yêu cầu của đề bài Cũng có đề bài cho phép học sinh lựachọn đối tượng miêu tả tùy theo sở thích, hiểu biết cá nhân

Ví dụ: Tiếng Việt lớp 5 tuần 16, tiết 32: Tả người (Kiểm tra viết)

Học sinh chọn một trong các đề sau:Đề số 1 Tả em bé đang tập nói, tập đi

Đề số 2 Tả một người thân (Ông, bà, cha, mẹ, anh, em,…) của em.Đề số 3 Tả một bạn học của em.

Đề số 4 Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thầy giáo, bác sĩ,…) đang làm việc.

Với đề số 1 và đề số 3: Đây là đề bài quy định cụ thể đối tượng miêu tả,

học sinh xác định ngay được người miêu tả đó là “Tả em bé đang tập nói, tậpđi; Tả một bạn học của em” Nhưng với đề số 2 và đề số 4 thì học sinh có quyền

lựa chọn một trong những đối tượng miêu tả cho trước Tôi đã dùng câu hỏi gợiý giúp học sinh lựa chọn đối tượng miêu tả Tôi hướng cho học sinh lựa chọnnhững đối tượng miêu tả mà các em đã được quan sát kĩ hoặc các em có nhiềutình cảm hoặc có ấn tượng sâu sắc về đối tượng đó

Ví dụ: Ở đề số 3 “Tả một người thân (Ông, bà, cha, mẹ, anh, em,…) củaem” Với đề bài này tôi đã sử dụng một số câu hỏi gợi ý để học sinh xác định

đúng đối tượng miêu tả như sau:

- Em đã quan sát kĩ người thân: Ông hay bà, cha, mẹ, anh, em chưa? - Trong những người kể trên, em có ấn tượng sâu sắc nhất với người nào? - Em sẽ lựa chọn ai để tả?

Với cách làm như trên thì học sinh lớp tôi 100% đã xác định được đốitượng miêu tả cho bài văn tả người.

2.3.1.2 Xác định yêu cầu về trọng tâm miêu tả

Trong quá trình tìm hiểu đề của bài văn tả người, việc xác định trọng tâmmiêu tả gắn liền với xác định phương hướng bài làm Bởi trọng tâm miêu tả sẽ

Trang 6

giúp học sinh phác họa được những ý chính của bài viết Từ đó bài viết của cácem không sa vào liệt kê các đặc điểm của đối tượng miêu tả

Đối với học sinh lớp 5 do vốn sống, vốn hiểu biết của các em còn hạn chế.Nên nếu đề bài không nói rõ trọng tâm cần tả thì học sinh sẽ lúng túng xác định trọng tâm bài viết của mình Vì vậy, tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập yêucầu học sinh trả lời để giúp các em dễ dàng hơn trong việc xác định đúng trọng tâm miêu tả.

Ví dụ: Tả em bé đang tập nói, tập đi (Tiếng Việt lớp 5, tuần 16, tiết 32).

Để giúp HS xác định trọng tâm miêu tả tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi sau: - Em tả ai? Em bé ấy có mối quan hệ gì với em? Em tả ngoại hình của embé ra sao?

- Em tả em bé tập đi như thế nào? Em bé tập nói ra sao?

Khi trả lời được các câu hỏi trên là học sinh đã xác định rõ đối tượng miêu tả, đặc điểm cần tập trung miêu tả trong bài văn

Việc xây dựng các câu hỏi để xác định trọng tâm miêu tả phụ thuộc vào từngđề bài, nhìn chung các câu hỏi càng cụ thể càng giúp học sinh xác định đúngtrọng tâm miêu tả của đề.

Tóm lại: Việc tìm hiểu yêu cầu của đề bài là một bước rất quan trọng trong khi viết văn tả người Học sinh cần trả lời được các câu hỏi sau: Đề bài thuộc thể

loại văn nào? Đề bài đòi hỏi ta giải quyết những vấn đề gì? Phạm vi bài làm đến đâu? Trọng tâm đề bài ở chỗ nào? Có như vậy thì học sinh mới viết đúng yêu cầu của đề bài, bài văn không bị lạc đề.

2.3.2 Giải pháp 2: Giúp học sinh quan sát và hệ thống hóa vốn từ2.3.2.1 Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát khi miêu tả người

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, thể loại văn tả người thường lấy đốitượng miêu tả là những người thân quen, những gương người tốt gân gũi, thânthuộc và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho các em Đặc điểm của HS lớp tôi làcác em thiếu vốn sống thực tế Để khắc phục điều này, trước hết tôi hướng dẫnhọc sinh phải tập trung quan sát kĩ ngoại hình, tính cách của người định tả, hìnhthành những nhận xét về người định tả Quan sát phải kết hợp tìm ý, gắn với tìmlời (từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt để diễn tả điều quan sát được) Để giúp HSquan sát tôi đã đưa ra một đề bài cụ thể như sau:

Đề bài: Em hãy quan sát và ghi lại những đặc điểm về ngoại hình (khuôn

mặt, mái tóc, đôi mắt, giọng nói,…) của người bà trong bài: Bà tôi SGK - TV5Tập 1 trang 122,123

Trước hết GV dùng hệ thống câu hỏi:

- Những chi tiết nào ở ngoại hình được tác giả chọn tả?

- Trong bài văn khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, giọng nói được tác giả chọntả như thế nào? Những chi tiết nào là đặc điểm chung nhất của các cụ già?

- Chi tiết nào là đặc điểm riêng nổi bật ở người già của tác giả?

- Những chi tiết, đặc điểm ấy gợi cho em hình ảnh người bà như thế nào?Như vậy: Để tả ngoại hình của người cần chú ý chọn tả những chi tiết, đặcđiểm tiêu biểu, đặc sắc, riêng biệt, tránh liệt kê.

- GV phải định hướng cho học sinh quan sát theo trình tự từ xa đến gần,từ hình dáng đến hoạt động, đến tính tình của người định tả và ghi chép những

Trang 7

điều đã quan sát được Có thể hướng dẫn học sinh quan sát theo nhiều hình thức:quan sát trực tiếp đối tượng hoặc quan sát ở nhà rồi ghi chép, nói lại những điềuquan sát được trong nhóm, trước lớp.

- Khi học sinh trình bày kết quả quan sát về ngoại hình và hoạt động củangười mình định tả thì lần lượt từng học sinh chia sẻ những gì mình quan sátđược Sau đó các bạn nhận xét, góp ý Giáo viên nhận xét và chốt lại những điềumà học sinh đã quan sát được.

- GV nên dành một khoảng thời gian để học sinh nhớ lại những gì mìnhđã quan sát được và ghi vào vở thành đoạn văn.

Bên cạnh đó, tôi còn hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quansát Sau mỗi tiết học, tôi hướng dẫn HS các cách quan sát như vậy thì tôi thấybài làm của HS lớp mình dần dần khá hơn trước Để củng cố cho HS thành thạohơn trong việc quan sát đối tượng, tôi đã củng cố thêm cho học sinh vào tiết trảbài văn viết

2.3.2.2 Rèn cho học sinh kỹ năng hệ thống hóa vốn từkhi miêu tả người

Việc sử dụng từ ngữ khi làm bài văn tả người đặc biệt quan trọng vì có sửdụng đúng từ ngữ mới thể hiện đúng đối tượng được miêu tả Trong lớp tôi,nhiều HS bí từ khi viết văn tả người dẫn tới hạn chế về diễn đạt ý, sa vào việc lệthuộc văn mẫu Vì vậy tôi chú trọng bồi dưỡng vốn từ cho học sinh.

Học sinh Tiểu học có một đặc điểm dễ nhớ, chóng quên do đó việc cung cấp vốntừ cho các em phải có hệ thống và phải được nhắc thường xuyên Cụ thể là:

a Thông qua con đường cung cấp trực tiếp ở trong phân môn Luyện từ và câu.

Ví dụ: Trong bài Tổng kết vốn từ (Tiết 30, tuần 15), học sinh được mở

rộng vốn từ cần thiết cho việc đặt câu miêu tả các bộ phận của con người.

* Phần tả hình dáng:

GV hướng dẫn HS tìm từ bằng cách sử dụng các câu hỏi gợi ý như sau:- Em hãy tìm từ đơn, từ ghép chỉ tên các bộ phận cơ thể người cần đượcmiêu tả?

+ HS trả lời GV ghi bảng và gợi ý thêm khi cần thiết.

+ Những danh từ đó là những từ đơn hoặc từ ghép để miêu tả hình dáng

bên ngoài của người như sau: Miêu tả về hình dáng, dáng vẻ, khuôn mặt, đôi

má, mái tóc, mắt, làn da, bàn tay, giọng nói,…

Bên cạnh đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh theo 3 bước sau:+ Bước 1: Quan sát tranh, ảnh

+ Bước 2: Tìm các từ ngữ dễ tìm + Bước 3: Tìm từ ngữ mở rộng

Các từ ngữ mở rộng có tác dụng gợi tả đặt sau các danh từ chỉ tên các bộphận cơ thể để tăng sức gợi tả, nêu bật được đặc điểm riêng của từng người tảtheo bảng sau:

* Từ ngữ về hình dáng, dáng vẻ

Từ ngữ dễ tìmTừ ngữ cần mở rộng (nên dùng)

vạm vỡ, mập mạp, - Toát lên: vẻ tần tảo, vất vả, lam lũ, thanh nhàn, thanh

Trang 8

đẫy đà, bụ bẫm, lực lưỡng, cân đối, vóc dáng thư sinh, còm nhom, gầy gò, tầm thước,cao lớn, thấp bé, lùn tịt, nhanh nhẹn,…

lịch, ung dung, thong dong, nhanh nhẹn,

- So sánh: như cây đa cổ thụ, cây tre rắn rỏi kiên cường

chống chọi với mọi bão giông, như mầm non mới nhú,…

- Thể hiện sự quan tâm: khuyên ăn thêm cho khỏe, tập

thể dục đều đặn, lo lắng khi người thân gầy đi

- Cảm xúc: luôn cảm thấy mình nhỏ bé khi bên mẹ cha,

khắc sâu trong trái tim mình hình dạng của người thân,…

* Từ ngữ về tả khuôn mặt, đôi má

trái xoan, thanh tú, tròn, vuông, vuông chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, nhỏ nhắn, cân đối, cân đối, hài hòa,…

- So sánh: như vầng trăng thu/trăng rằm, như quả bưởi

(Em bé), má bầu bĩnh cái bánh bao, mặt đẹp như cô tiên, đẹp như hoa, tươi như hoa

- Trạng thái thay đổi: mếu máo, nhăn nhó, xị ra, ửng

hồng như hai quả cà chua, ửng hồng như trái đào.

- Cảm nhận: nhớ mãi, hiền hậu, thân quen, gần gũi,…- Cử chỉ yêu thương: véo má, vuốt ve, thơm lên má,…

*Từ ngữ về tả mái tóc:

đen nhánh, hoa râm, bạc phơ, mượt mà, óng ả, lơ xơ, cứng như rễ tre lưa thưa,

- Kiểu tóc và biểu cảm: búi sau đầu theo kiểu truyền

thống toát lên vẻ dịu dàng, cắt ngắn toát lên vẻ năng động,

- Trạng thái, liên tưởng: xõa ngang vai, mượt như tơ

bay trong gió, điểm xen những sợi đen tóc bạc

- Cảm xúc: thích vuốt ve mái tóc của mẹ, áp mặt vào mái

tóc dài ấm áp, thương mái tóc mẹ những ngày hè nắngcháy

*Từ ngữ về tả mắt:

một mí, trong veo, đen láy, tròn xoe, bồ câu, ti hí, linh hoạt, sắc sảo, tinh anh, long lanh, lim dim,

- So sánh: như hai ngôi sao sáng trên bầu trời, như đôi mắt

búp bê, ấm áp như tia nắng mùa thu, long lanh như giọtsương mai, đen láy như hai hạt nhãn,

- Trạng thái vui: sáng lên, mở to, hai con ngươi đen sẫm

nở ra, ánh lên tia sáng ấm áp, ánh mắt dịu dàng

- Trạng thái buồn: mắt nhìn xa xăm, rơm rớm, ngấn lệ,

thẫn thờ, chất chứa nỗi niềm riêng, ánh mắt buồn, đôi mắtđầy thương cảm khi gặp một cảnh thương tâm,

Trang 9

b Thông qua các phân môn khác của môn Tiếng Việt

Ngoài phân môn Luyện từ và câu, để giúp HS học tốt văn tả người, trongdạy Tập đọc, Kể chuyện tôi cũng chú trọng mở rộng, hệ thống hóa vốn từ miêutả đặc điểm, ngoại hình cho học sinh

Ví dụ: Với phân môn tập đọc, khi dạy bài tập đọc “Một chuyên gia máyxúc”, thông qua phần tìm hiểu nội dung bài đọc, học sinh tìm được các từ ngữ

miêu tả ngoại hình con người như: (thân hình) chắc, khoẻ, (mái tóc) vàng óng

ửng lên như một mảng nắng,… hay bài “Út Vịnh” ( Tuần 32), học sinh tìm được

các từ ngữ tả hành động của các nhân vật: (Út Vịnh) lao ra như tên bắn, (bé Hoa)giật mình, ngã lăn xuống đường tàu, ( bé Lan) khóc thét ,…

c Thông qua ngay trong phân môn Tập làm văn

Khi dạy thể loại văn Tả người, qua các đoạn văn, bài văn tả người đượctrích dẫn, giáo viên gợi mở để học sinh tìm được các từ ngữ được sử dụng đểmiêu tả ngoại hình, tính tình của nhân vật trong đoạn văn, bài văn.

Ví dụ: Tiết “Luyện tập tả người” (SGK TV5 T1 trang 122) học sinh phát

hiện được các từ ngữ miêu tả đặc điểm ngoại hình của bà như: (tóc) đen, dày kìlạ, phủ kín cả hai vai; (giọng bà) trầm bổng, ngân nga; (bà cười) con ngươi đensẫm, long lanh, dịu hiền (má) ngăm ngăm, nhiều nếp nhăn; (khuôn mặt) tươi trẻ;

(Đoạn văn tả “Bà tôi” của tác giả Mác- xim Go-rơ- ki)

Tóm lại: Quá trình thực hiện các kĩ năng quan sát, hệ thống hóa vốn từ

mà tôi đã rèn cho học sinh, sẽ giúp cho các em có cơ hội mở rộng vốn sống theochủ điểm đã học Giờ đây lớp tôi đã biết sử dụng các vốn từ để viết câu, đoạntrong bài văn tả người.

2.3.3 Giải pháp 3: Rèn kĩ năng viết câu cho học sinh2.3.3.1 Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu cho học sinh

Bản chất của câu là một đơn vị ngữ pháp gồm các từ ngữ có liên kết vớinhau, diễn đạt được một ý trọn vẹn Mỗi câu ứng với một với kiểu cấu tạo nhấtđịnh, một ngữ liệu nhất định Trên chữ viết, câu có dấu hiệu hình thức là mở đầubằng chữ viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm câu phù hợp

Để giúp học sinh phát hiện ra mình đặt câu như vậy là đúng hay sai?Dùng từ đặt câu phù hợp hay chưa? Tôi thường kết hợp trong các tiết Luyện từvà câu và Tập làm văn trong phần chấm, chữa bài làm của học sinh Khi chấmbài, tôi tập hợp các lỗi sai của học sinh sau đó ghi lên bảng (bảng phụ), giúp họcsinh phát hiện ra lỗi sai và sửa lại cho đúng.

Ví dụ 1: Mỗi đoạn lời sau đây là câu hay chưa? Vì sao?- Bà (1)

- Bà, người mẹ thứ hai của em, từ thuở em còn bé đã nâng niu, chăm sócem như hạt sương nhẹ nhàng (2)

- Trong trái tim em (3)

- Với em, mẹ là người tuyệt vời vời nhất (4)

Với bài tập trên, học sinh vận dụng kiến thức đã học để nhận ra đoạn lời(1), (3) chưa phải là câu vì nó chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn Còn đoạn lời(2), (4) là câu vì đã diễn đạt ý trọn vẹn, làm cho người đọc hiểu được nội dungcòn về hình thức: đầu câu đã viết hoa, cuối câu đã ghi dấu chấm.

Trang 10

Ví dụ 2: “Em hãy phát hiện từ dùng sai và chữa lại cho đúng các câu sau:

Dáng người mẹ dong dỏng thấp, làn da mẹ trắng nõn nà như da người lớn.”Với hình thức bài tập trên, học sinh có thể phát hiện ra các từ dùng sai là

từ: thấp, người lớn Các em tự sửa từ thấp bằng từ cao Còn từ người lớn chữa lạilà em bé Sau đó tôi yêu cầu học sinh viết lại hoàn chỉnh các câu trên cho đúng:

“Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn nà như da em bé.”

Với việc dùng từ để viết câu văn cho đúng, hay và sinh động hơn là mộtviệc làm rất quan trọng trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc Vì vậy trong các tiếthọc đó tôi thường chú trọng và rèn kĩ năng viết câu cho học sinh Đến nay lớptôi hầu hết các em đã viết được câu văn đúng và hay

2.3.3.2 Rèn luyện kĩ năng viết câu văn tả người có sử dụng biện pháptu từ so sánh cho học sinh

Trong dạy Văn tả người, để bài văn trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm,hấp dẫn người đọc, tôi lưu ý học sinh chú trọng sử dụng các biện pháp tu từ Do lớptôi có nhiều học sinh không viết được câu văn sinh động Để khắc phục thực trạngnày, tôi đã hướng dẫn HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong làm văn tả người.

Hướng dẫn học sinh áp dụng biện pháp tu từ so sánh vào tả người.

Trong câu văn so sánh sẽ có các từ ngữ so sánh: như, là, giống, tựa như,…

Ví dụ: Đôi mắt em to tròn như hai hạt nhãn.

b) Qua nội dung:

Hai đối tượng có đặc điểm tương đồng hoặc giống nhau được so sánh với nhau.

Ví dụ: Mái tóc ông bạc trắng như cước.

* Các phép so sánh:

c) So sánh với sự vật:

Ví dụ: Trông em bé như một chú gấu bông xinh xắn.

So sánh âm thanh với âm thanh:

Ví dụ: Giọng nói của cô dịu dàng như tiếng đàn dương cầm.

So sánh hoạt động với hoạt động:

Ví dụ: Anh chạy nhanh như bay.

* Các bước xây dựng hình ảnh so sánh vào tả người:

a) Bước 1: Quan sát kĩ sự việc được so sánh Bà em

b) Bước 2: Xác định được phương diện so sánh Hiền hậuc) Bước 3: Liên hệ với sự vật có nét tương đồng Bà tiên

d) Bước 4: Hoàn thiện câu văn có hình ảnh so sánh Bà em hiềnhậu như một bà tiên.

Sự vật 2

(Sự vật được so sánh) Sự vật 1

(Sự vật được so sánh) Từ so sánh

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w