1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỐI CHIẾU HÀNH VI NGÔN NGỮ KHEN TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN CỨ LIỆU CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ

222 12 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối chiếu hành vi ngôn ngữ khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt trên cứ liệu chương trình truyền hình thực tế
Tác giả Nguyễn Thị Sương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Như Ý, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 3,56 MB
File đính kèm Nguyen t suong.rar (4 MB)

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
      • 1.2.1. Mục đích và nghiên cứu (12)
      • 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (12)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (12)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.5. Ngữ liệu khảo sát (13)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (15)
      • 1.6.1. Xác định mẫu (15)
      • 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng (15)
    • 1.7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu (17)
    • 1.8. Bố cục của luận văn (17)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN (19)
    • 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (19)
      • 2.1.1. Tình hình nghiên cứu về HVNN khen trong nước (19)
      • 2.1.2. Tình hình nghiên cứu về HVNN khen ngoài nước (21)
    • 2.2. Cơ sở lý luận (24)
      • 2.2.1. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ (24)
      • 2.2.1. Hành vi ngôn ngữ khen (33)
  • CHƯƠNG 3. HÀNH VI NGÔN NGỮ KHEN TRONG TIẾNG NHẬT (41)
    • 3.1. Điều kiện thực hiện HVNN khen trong tiếng Nhật (0)
      • 3.1.1. Điều kiện thực hiện HVNN khen trực tiếp trong tiếng Nhật (0)
      • 3.1.2. Điều kiện thực hiện HVNN khen gián tiếp trong tiếng Nhật (0)
    • 3.2. Các dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời của HVNN khen trong tiếng nhật (46)
      • 3.2.1. Biểu thức ngữ vi trong HVNN khen tiếng Nhật (46)
      • 3.2.2. Từ ngữ chuyên dùng trong các BTNV khen tiếng Nhật (64)
    • 3.3. Đặc điểm HVNN khen trong tiếng Nhật (67)
      • 3.3.1. Đối tượng khen của HVNN khen trong tiếng Nhật (67)
      • 3.3.2. Chủ đề khen của HVNN khen trong tiếng Nhật (70)
      • 3.3.3. Đích ở lời của HVNN khen trong tiếng Nhật (78)
  • CHƯƠNG 4. HÀNH VI NGÔN NGỮ KHEN TRONG TIẾNG VIỆT (87)
    • 4.1. Điều kiện thực hiện HVNN khen trong tiếng Việt (87)
      • 4.1.1. Điều kiện thực hiện HVNN khen trực tiếp trong tiếng Việt (87)
      • 4.1.2. Điều kiện thực hiện HVNN khen gián tiếp trong tiếng Việt (89)
    • 4.2. Các dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời của HVNN khen trong tiếng Việt (92)
      • 4.2.1. Biểu thức ngữ vi trong HVNN khen tiếng Việt (92)
      • 4.2.2. Từ ngữ chuyên dùng trong các BTNV khen tiếng Việt (106)
    • 4.3. Đặc điểm HVNN khen trong tiếng Việt (110)
      • 4.3.1. Đối tượng khen của HVNN khen trong tiếng Việt (110)
      • 4.3.2. Chủ đề khen của HVNN khen trong tiếng Việt (113)
      • 4.3.3. Đích ở lời của HVNN khen trong tiếng Việt (120)
  • CHƯƠNG 5. ĐỐI CHIẾU HÀNH VI NGÔN NGỮ KHEN TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT (129)
    • 5.1. Nét tương đồng trong HVNN khen tiếng Nhật và tiếng Việt (129)
    • 5.2. Nét dị biệt trong HVNN khen tiếng Nhật và tiếng Việt (133)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (137)

Nội dung

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào việc tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt, phát hiện ra những nét tương đồng và dị biệt trong hai ngôn ngữ. Chúng tôi thực hiện nhận diện các HVNN khen xuất hiện trong các chương trình truyền hình thực tế của Nhật Bản và Việt Nam; thống kê và phân loại các HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt; khảo sát và đối chiếu hai ngôn ngữ thông qua ngữ liệu nghiên cứu này. Bằng cách áp dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu, thống kê, chúng tôi xác định các các đặc điểm ngôn ngữ học của HVNN khen trực tiếp và HVNN khen gián tiếp trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Dựa trên các tiêu chí đối chiếu như các từ ngữ khen chuyên dùng, các kiểu kết cấu khen chuyên dùng, các chủ đề khen, đích ở lời của HVNN khen thông qua các HVNN khác, luận văn tiến hành đối chiếu HVNN khen giữa hai ngôn ngữ dựa trên các tiêu chí này. Nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ đặc điểm của HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt, phân biệt được những điểm tương đồng và dị biệt của HVNN khen trong hai ngôn ngữ. Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo cho người dạy và người học sử dụng tiếng Việt, tiếng Nhật hiểu rõ về HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt . Từ đó, có thể hiểu và vận dụng trong trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy và dịch thuật của hai ngôn ngữ đạt hiệu quả.

TỔNG QUAN HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1.1 Tình hình nghiên cứu về HVNN khen trong nước Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến HVNN khen trong tiếng Việt như luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hương Giang (2020) với tên gọi Tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục Ý kiến bạn đọc của báo Vnexpress.Net Luận văn này đã đưa ra những phương tiện biểu thị ý nghĩa khen dựa trên phương diện từ ngữ, phát ngôn, HVNN Đối tượng nghiên cứu của luận văn được lấy từ các bình luận thực tế trong mục Ý kiến bạn đọc của báo Vnexpress.Net Tác giả đưa ra kết luận, có những điểm chung trong việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ để thực hiện phản hồi trên hai phương diện đánh giá khen và chê của độc giả như: xu hướng dùng tính từ phong phú, sử dụng nhiều các HVNN khác để thể hiện mục đích khen/chê

Bên cạnh đó, luận văn Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cảm ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thủy

(2009) cũng là một công trình liên quan đến HVNN khen trong tiếng Việt Nghiên cứu này chỉ ra rằng, trong thực tiễn hoạt động giao tiếp, các biểu thức ngữ vi khen nguyên cấp được sử dụng nhiều hơn biểu thức ngữ vi khen tường minh Các biểu thức khen tường minh, cảm ơn, xin lỗi đều có chung cấu trúc và các HVNN khen, cảm ơn, xin lỗi mang lại hiệu lực ở lời khác nhau tùy vào hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng cụ thể

Hai nghiên cứu kể trên đã đưa ra được những tổng kết về phương tiện thực hiện, cấu trúc của các biểu thức ngữ vi của HVNN khen trong tiếng Việt Tuy nhiên, cơ sở lý thuyết liên quan đến HVNN khen trong tiếng Việt chưa thật đầy đủ Đối với các nghiên cứu đối chiếu về HVNN khen trong tiếng Việt với các ngôn ngữ khác nhau có thể kể đến gồm:

Bùi Thị Phương Chi và Phạm Thị Thu Hà (2005) với Một vài khảo sát về đặc điểm văn hóa của người châu Âu và người Việt thể hiện qua lời khen đã tìm hiểu đặc điểm tâm lý, văn hóa của người Châu Âu và người Việt thể hiện qua hành động khen Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát dữ liệu từ nhóm gồm 30 sinh viên người Việt và 30 sinh viên người châu Âu Tác giả đưa ra kết luận, chủ đề khen về năng lực - ngoại hình là hai chủ đề thu hút sự quan tâm của nhóm người Việt và người châu Âu Nguyễn Quang (1999) với Một số khác biệt giao tiếp Việt – Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen đã đưa đến kết luận về chủ đề khen nên khen, có tính an toàn cao là cuộc sống tinh thần, khả năng trí tuệ, thăng tiến sự nghiệp và giao tiếp xã hội Về cách diễn đạt lời khen, người Mỹ và người Việt đều sử dụng cách diễn đạt trực tiếp nhiều hơn hẳn so với các diễn đạt gián tiếp Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số mẫu khen trực tiếp có tần số xuất hiện cao trong các tình huống được khảo sát Trần Kim Hằng (2011) với Văn hóa ứng xử của người Việt nam bộ và người

Mỹ qua lời khen và lời hồi đáp khen đã tìm hiểu những đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa ứng xử thể hiện qua lời khen và lời đáp trong tiếng Việt ở riêng vùng Nam bộ và tiếng Anh ở Mỹ Trần Kim Hằng đã chỉ ra những biểu hiện văn hóa của hai dân tộc Việt, Mỹ qua các biểu thức khen và hồi đáp khen và xác định được lớp từ ngữ rặt Nam Bộ, cách dùng chúng trong khen và hồi đáp khen Tuy nhiên, các mẫu câu khen tiếng Việt được khảo sát là của người Việt vùng Nam Bộ Vì thế đây chỉ là các mô hình đặc ngữ chứ chưa phải là các mô hình phổ quát

Các nghiên cứu trước đây tập trung so sánh lời khen giữa tiếng Việt và tiếng Anh nhưng cơ sở lý luận về khen được sử dụng trong những nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các nghiên cứu của nước ngoài Các nghiên cứu của Bùi Thị Phương Chi - Phạm Thị Thu Hà (2005) đưa ra những nhận định về đặc điểm tâm lý, văn hóa người Việt qua lời khen và có thể hỗ trợ cho việc hệ thống các biểu thức ngữ vi khen trong tiếng Việt Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu dựa vào phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát với đối tượng hạn chế là sinh viên đại học hoặc người dân ở một vùng miền nhất định, dẫn đến kết quả khảo sát chưa bao quát được những đặc điểm chung về tâm lý, văn hóa khen của hai dân tộc.

Ngoài ra, trong phạm vi tìm kiếm của luận văn này, bài viết Đặc điểm ngôn ngữ của hành vi khen trong tiếng Nhật của Ngô Hương Lan (2016) là nghiên cứu duy nhất về HVNN khen trong tiếng Nhật Nghiên cứu này đã mô hình hóa cấu trúc lời khen bao gồm 3 cấu trúc khen trực tiếp và 9 cách nói thể hiện HVNN khen gián tiếp Từ đó tác giả rút ra kết luận về các chiến lược lời khen, thể hiện bằng các biểu thức khen trong tiếng Nhật, trong đó phổ biến nhất là các lời khen gián tiếp là nêu lên trạng thái tình cảm, hành động, sự ngưỡng mộ của người khen Bài viết này đã đưa ra cái nhìn khá tổng quan về các cấu trúc của các biểu thức khen trong tiếng Nhật Tuy nhiên, các cứ liệu bằng tiếng Nhật thu thập trong công trình này lại được trích dẫn lại qua các nghiên cứu của các tác giả người Nhật về HVNN khen nên kết luận cũng như các cấu trúc đưa ra còn thiếu tính phổ quát, đôi khi lại mang tính chủ quan của người nghiên cứu

2.1.2 Tình hình nghiên cứu về HVNN khen ngoài nước

Với các công trình đối chiếu HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Anh có sử dụng nguồn ngữ liệu từ các tác phẩm phim có thể kể đến hai công trình nghiên cứu gồm:

Công trình nghiên cứu của Shindo Mitsuo (2018) đã phân tích các biểu hiện khen ngợi trong tiếng Nhật và tiếng Anh, phân loại chúng thành lời khen tích cực và lời khen tiêu cực (mỉa mai) Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 6 bộ phim hoạt hình Nhật Bản và 6 phim hoạt hình Mỹ để đi đến kết luận rằng trong giao tiếp, người Nhật thường sử dụng lời khen tích cực hơn so với người Mỹ.

Mỹ sử dụng nhiều các biểu thức khen ngợi tích cực hơn người Nhật Tác giả đưa ra lý do tần suất khen của người Nhật ít hơn người Mỹ là bởi trong xã hội Nhật, việc những người lớn tuổi hoặc cấp trên khen người ít tuổi hoặc cấp dưới khá phổ biến, nhưng HVNN khen được thực hiện ngược lại thì được coi là không lịch sự

Watson Ari (2019) với Nghiên cứu đối chiếu về Khen trong tiếng Nhật và tiếng

Anh Mỹ- Tập trung vào Đối tượng được khen đã dẫn ra được 214 biểu thức khen trong 25 bộ phim truyền hình Nhật Bản và 175 biểu thức khen trong 20 bộ phim truyền hình Mỹ Dựa trên 3 hình thức khen (trực tiếp, khen gián tiếp, khen kết hợp trực tiếp - gián tiếp) nghiên cứu này tập trung khảo sát về 7 chủ đề khen gồm: ngoại hình, vật sở hữu, năng lực, hành động - tính cách, tổng quan, thành quả, gia đình

Nghiên cứu đã chỉ ra được điểm tương đồng khi đối chiếu về các chủ đề khen này trong tiếng Nhật và tiếng Anh Mỹ đó là các biểu thức khen về hành động - tính cách và khen về năng lực chiếm số lượng khá nhiều, tiếp đến là khen về ngoại hình và thành quả, chiếm số lượng ít nhất là khen về vật sở hữu và gia đình Theo đó, điểm khác biệt được tìm thấy ở chủ đề khen về tổng quan, cụ thể là số lượng các biểu thức khen về tổng quan trong tiếng Nhật ít hơn tiếng Anh Mỹ Lý giải về điều này, tác giả cho rằng người Nhật ít khi khen ngợi một cách chung chung, mà sẽ khen lần lượt các chủ đề đơn lẻ (tính cách, hành động ) trước khi đưa đến những lời khen mang tính tổng quan về một đối tượng nào đó

Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu về khen dựa trên phương thức điều tra bằng phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Nhật như:

D.C Barnlund và S Araki (1985) trong công trình Giao thoa văn hóa, cách thức thực hiện lời khen của người Nhật và người Nhật đã tiến hành so sánh mật độ sử dụng lời khen giữa người Mỹ và người Nhật và đưa ra những kết luận: Người Mỹ thường sử dụng lời khen hơn người Nhật Những chủ đề mà người Mỹ thường khen là: ngoại hình, những nét quyến rũ riêng tư trong khi người Nhật thường xuyên khen công việc, học tập, ngoại hình

Cơ sở lý luận

2.2.1 Lý thuyết hành vi ngôn ngữ

2.1.1.1 Hành vi ngôn ngữ (Speech Acts)

Trong giới nghiên cứu Việt ngữ, thuật ngữ "speech acts" được biết đến với đa dạng tên gọi như: hành động nói (Diệp Quang Ban), hành vi ngôn ngữ (Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân), hành vi nói năng (Nguyễn Văn Lợi) Các tên gọi này phản ánh thực chất khái niệm "speech acts" là hành vi sử dụng lời nói với mục đích giao tiếp cụ thể, mang lại hiệu ứng kỳ vọng trong tương tác ngôn ngữ.

Theo quan điểm của Austin (1962), hành vi ngôn ngữ là lời nói đưa ra trong giao tiếp, chẳng hạn như xin lỗi, than phiền, mời, hứa, thỉnh cầu Trong quá trình truyền tải thông điệp, phát ngôn không chỉ mang ý nghĩa ngữ pháp và từ vựng mà còn thực hiện đồng thời ba hành vi thông qua phát ngôn đó: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời.

Hành vi tạo lời (tạo ngôn) là hành vi người nói sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ để tạo ra phát ngôn thành phẩm với một dạng thức cụ thể và một ý nghĩa ít nhiều được xác định

Hành vi mượn lời (xuyên ngôn) là hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ hay nói cách khác là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ ở người nghe, người nhận hoặc chính người nói

Hành vi ở lời (tại lời, ngôn trung) là hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng để tạo ra hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nghe Khác với các hành vi mượn lời, hành vi ở lời có ý định (có đích) quy ước và có thể chế dù rằng quy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn, nhưng quy tắc vận hành chúng được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác

Xét ví dụ con nói với mẹ:

VD 2 Hôm nay mẹ mặc váy này đẹp quá!

Phát ngôn này có thể được hiểu ở ba loại HVNN như sau:

Hành vi tạo lời: con nhìn thấy chiếc váy hôm nay mẹ đang mặc và muốn nói với mẹ rằng nó đẹp, không bao hàm bất kỳ ý nghĩa nào khác

Hành vi mượn lời: con mong muốn mẹ nhận biết được thông tin trên và hài lòng với chiếc váy của mình

Hành vi ở lời: phát ngôn này có thể thực hiện một trong các hành vi như: a Phỏng đoán, con đoán mẹ sắp đi đâu đó b Nịnh, con làm hài lòng mẹ với mong muốn mẹ làm giúp việc gì đó hoặc cho một vật gì đó

Như vậy, có thể thấy, hiểu ngôn ngữ, không chỉ có nghĩa là hiểu được âm, từ ngữ, câu… của ngôn ngữ đó mà còn phải biết sử dụng những quy tắc điều khiển các hành vi ở lời trong ngôn ngữ đó Chẳng hạn như khi khen một đối tượng nào đó, cần biết các quy tắc để khen sao cho đúng lúc, đúng chỗ cho thích hợp với ngữ cảnh giao tiếp Trong ba loại hành vi ngôn ngữ trên thì hành vi ở lời là đối tượng nghiên cứu chính của ngữ dụng học Khái niệm HVNN hiểu theo nghĩa hẹp chính là hành vi ở lời và cũng là đối tượng chúng tôi nghiên cứu trong luận văn

2.1.1.2 Phân loại các hành vi ở lời

Trong giao tiếp, người nói luôn mong muốn truyền đạt được nhiều nhất tư tưởng và mục đích của mình tới người nghe Do đó, một hành vi ở lời đôi khi không chỉ thể hiện tính chất của chính nó mà còn thể hiện tính chất của những hành vi ở lời khác Chẳng hạn, hành vi khen không chỉ để bày tỏ sự ngưỡng mộ các đặc tính tích cực mà chúng còn được sử dụng thay cho hành vi chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và làm giảm nhẹ những hành vi đe dọa thể diện như phê bình, la mắng hay đề nghị

Cuộc sống ngày càng phát triển thì hoạt động giao tiếp theo đó cũng trở nên sâu sắc, tinh tế hơn Tuy nhiên, do có số lượng quá lớn nên rất khó để có thể thống kê con số chính xác các hành vi ngôn ngữ, cụ thể ở đây là các hành vi ở lời Dẫu vậy, một số nhà nghiên cứu đã cố gắng phân loại HVNN, trong đó cách phân loại của Searle (1975) được công nhận rộng rãi Searle đã xác lập được một hệ thống tiêu chí để phân loại HVNN gồm 12 tiêu chí, trong đó 4 tiêu chí quan trọng nhất gồm: i) Đích tại lời; ii)

Hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến; iii) Trạng thái tâm lý được biểu hiện; iv) Nội dung mệnh đề Dựa vào bộ tiêu chí này, Searle đã phân loại các hành vi ở lời thành 5 lớp lớn như bảng dưới đây

Bảng phân loại HVNN của tác giả Searle (1975)

TT Loại HVNN Định nghĩa HVNN tiêu biểu

Văn bản tái hiện hành vi xác nhận của người nói về tính xác thực của thông tin qua các thể loại văn bản kể chuyện, tự sự, miêu tả, mách nước, tường thuật, báo cáo, thuyết minh, lập biên bản, tường trình, tố cáo, khai, khai báo

2 Điều khiển hành vi người nói cố gắng khiến người nghe phải làm điều gì đó ra lệnh, sai, sai khiến, bảo, yêu cầu, đề nghị, xin phép, cho phép, chỉ, khuyên, chỉ thị, kiến nghị, khuyến nghị, chỉ định, hỏi, tra…

(kết ước) hành vi buộc người nói phải thực hiện điều gì trong tương lai hứa, cam đoan, cam kết, hẹn, giao ước, bảo đảm, thỏa thuận, thề…

4 Biểu cảm hành vi bộc lộ trạng thái tâm lý

Biểu lộ tình cảm (bày tỏ thái độ), cảm thán, than thở, thán phục, tán thưởng, cảm ơn, xin lỗi, ân hận, lấy làm tiếc, khen chê, mong muốn…

TT Loại HVNN Định nghĩa HVNN tiêu biểu

5 Tuyên bố hành vi đem lại sự tương ứng giữa nội dung được gợi ý và sự thật tuyên bố, tuyên án, buộc tội, kết tội, từ chức, khai trừ, rút phép thông công…

Trong nghiên cứu này, luận văn sử dụng tiêu chí và kết quả phân loại của Searle ở bảng 2 để nhận diện và phân loại HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt Theo đó, HVNN Khen thuộc nhóm hành vi Biểu cảm, là hành vi bộc lộ trạng thái tâm lý tích cực của người nói đối với một đối tượng, sự việc nào đó

HÀNH VI NGÔN NGỮ KHEN TRONG TIẾNG NHẬT

Các dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời của HVNN khen trong tiếng nhật

Ở mục này, chúng tôi sẽ lần lượt làm rõ các dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời (IFIDs)của HVNN khen trong tiếng Nhật gồm i) động từ ngữ vi; ii) các kiểu kết cấu chuyên dùng; iii) những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi Các (IFIDs) nàytương ứng với mục 3.2.1, 3.2.2 dưới đây

3.2.1 Biểu thức ngữ vi trong HVNN khen tiếng Nhật

Như đã đề cập ở chương 2, BTNV là một phát ngôn có đầy đủ nội dung mệnh đề và lực ngôn trung hoặc có chứa các dấu hiệu đặc trưng cho một hành vi ở lời BTNV vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của một hành vi ở lời BTNV là thành phần cốt lõi của một phát ngôn khen Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không xét đến các thành phần mở rộng của phát ngôn khen mà chỉ tiến hành mô hình hóa phần cốt lõi là BTNV BTNV phân chia làm hai loại: BTNV khen tường minh và BTNV khen nguyên cấp BTNV tường minh là biểu thức có chứa động từ ngữ vi khen thực hiện chức năng ngữ vi Còn BTNV nguyên cấp là biểu thức không có động từ ngữ vi nhưng vẫn có hiệu lực ở lời Các kiểu kết cấu khen được mô hình hóa trong phạm vi khen người giao tiếp trực tiếp (SP2) và khen người giao tiếp ở ngôi thứ 3 (SP3)

3.2.1.1 Kết cấu chuyên dùng của BTNV khen tường minh tiếng Nhật

Chúng tôi rút ra công thức khái quát của một BTNV khen tường minh trong trường hợp đối tượng được khen liên quan đến đối tượng giao tiếp ở ngôi thứ 2 (SP2) hoặc ngôi thứ 3 (SP3) như sau:

SP1: Người thực hiện hành vi khen ĐTNVK: Động từ ngữ vi khen

SP2/SP3: Đối tượng được khen

Động từ ngữ vi khen (ĐTNVK) là những động từ diễn tả hành vi khen ngợi và có thể đóng vai trò ngữ vi Trong tiếng Nhật, "homeru" (khen) và "tataeru" (khen ngợi) là những ĐTNVK tiêu biểu Theo Từ điển tiếng Nhật, ĐTNVK cần được sử dụng với dạng danh từ, cụm danh từ hoặc mệnh đề.

Daijirin tái bản lần thứ 3, ほめる (homeru- khen) là động từ không thể sử dụng đối với cấp trên, たたえる(tataeru- ngợi khen) có thể dụng cho cấp trên nhưng chỉ dùng để khen đối tượng nào đó đã làm được việc tốt cho xã hội, không sử dụng đối với người thân trong gia đình Ngữ liệu của luận văn được lấy từ chương trình truyền hình thực tế về cuộc sống của vợ chồng son, do đó qua khảo sát, chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào SP1 sử dụng động từ ngữ vi ほめる (homeru- khen) hoặcたた

える(tataeru- ngợi khen) để thực hiện HVNN khen

Thay vào đó, trong nguồn ngữ liệu kháo sát có xuất hiện động từ 尊敬する

(sonkeisuru-trân trọng)có thể thực hiện HVNN khen và có thể sử dụng với chức năng ngữ vi khen, để thực hiện hành vi khen tường minh như ví dụ dưới đây

(SP1 は SP2/SP3 の/が) NDMĐK (を/に) ĐTNVK

(SP1 wa SP2/SP3 no/ga) NDMĐK (o/ni) ĐTNVK

VD 14 その時の夢を追い続けて、尊敬します。

(Shinkonsan-irasshai, tập 6) Sonotoki no yume wo oitsuzukete, sonkeishimasu

Anh trân trọng vì em vẫn theo đuổi ước mơ thời ấy

Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính nên các từ sẽ có sự biến đổi hình thái Khi biến đổi, phụ tố được sử dụng để cấu tạo và biểu thị một ý nghĩa khác nhau Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng dạng nguyên mẫu của động từ trong các cấu trúc có chứa động từ Tuy nhiên, trong các ví dụ là các phát ngôn được trích dẫn từ ngữ liệu, các động từ nói chung và ĐTNV nói riêng sẽ xuất hiện với nhiều dạng thức khác nhau, để thể hiện các sắc thái nghĩa khác nhau tùy theo mục đích phát ngôn của người nói ĐTNV sonkeisuru-trân trọng trong ví dụ trên được biến đổi thành sonkeishimasu-trân trọng (dạng lịch sự), việc biến đổi này khiến động từ sonkeisuru mang sắc thái lịch sự hơn Trong ví dụ này, SP1, SP2, SP3 đều không được đề cập cụ thể Tuy nhiên, trong tiếng Nhật, khi ngữ cảnh giao tiếp rõ ràng thì không cần đến các từ xưng hô, các nhân vật tham gia giao tiếp vẫn có thể hiểu được ai đang nói về ai, của ai v.v Theo ngữ cảnh của ví dụ trên, SP1 là người dẫn chương trình, SP2 là người chồng NDMĐK trong ví dụ trên tương ứng với hành động yume wo oitsuzukete (theo đuổi ước mơ) của người chồng Phía sau NDMĐ này xuất hiện ĐTNV đã được biến đổi thành dạng lịch sự sonkeishimasu (trân trọng) thể hiện việc đề cao và bày tỏ sự ngưỡng mộ của người dẫn chương trình dành cho hành động luôn theo đuổi ước mơ của người chồng

Trên đây là kết cấu chuyên dùng trong BTNV khen tường minh của HVNN khen trong tiếng Nhật Vì số lượng ĐTNV không nhiều nên chỉ có 2/305 HVNN khen có chứa BTNV khen tường minh xuất hiện trong dữ liệu khảo sát

3.2.1.2 Kết cấu chuyên dùng của BTNV khen nguyên cấp trong tiếng

BTNV khen nguyên cấp là những biểu thức có hiệu lực khen mà không có ĐTNVK, hay nói cách khác là chỉ dùng những dấu hiệu ngữ vi mà các dấu hiệu ngữ vi này được hình thành một cách quy ước Cấu trúc khái quát của BTNV khen nguyên cấp được thế hiện ở hai kết cấu cơ bản

X: là đối tượng được khen

K: là cụm từ biểu thị nội dung khen

Trong đó, X là đối tượng được khen, đối tượng này có thể là chính người nói (SP2/SP3), vật sở hữu của người nói (SP2/SP3), hoặc hành động/việc làm liên quan đến người nói (SP2/SP3).

Từ, cụm từ biểu thị nội dung khen (K) trong BTNV khen nguyên cấp bao giờ cũng biểu hiện sự đánh giá tích cực về X và chuẩn mực đánh giá này phải được cộng động xã hội thừa nhận K có thể là tính từ/ cụm tính từ, danh từ, phó từ và có thể biến đổi hình thức tùy vào việc kết hợp với các thành phần câu khác nhau

VD 15 二人とも初々しいね。

Hai bạn đều năng động nhỉ

Phát ngôn của trên không chứa ĐTNVK nhưng vẫn có hiệu lực ở lời là HVNN khen Có thể thấy, đối tượng được khen (X) ở đây là người, được thể hiện bằng từ xưng hô ở ngôi thứ hai (SP2) số nhiều futari (hai bạn) Theo sau X là K với uiuishii

(năng động), một tính từ đuôi i thể hiện đặc điểm tích cực của X dùng để biểu thị nội dung khen, tính từ này không bị biến đổi hình thái, vẫn giữ nguyên dạng nguyên mẫu Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy, X và K được hoán đổi vị trí cho nhau, tạo thành kết cấu cơ bản khác như:

Khác với kết cấu 1, X và K của kết cấu này đã hoán đổi vị trí cho nhau

VD 16 楽しそうな漫画ですね。

(Shinkonsan irasshai, tập 6) Tanoshi souna manga desu ne

Truyện có vẻ thú vị nhỉ Ở ví dụ này, manga (truyện) là đối tượng được khen (X) đứng ở sau Từ biểu thị nội dung khen (K) đứng ở trước X để thể hiện đặc điểm của cuốn truyện là tính từ tanoshii (thú vị) Ở cả hai ví dụ trên, có thể nhận thấy X và K có kết hợp với các yếu tố ngữ pháp để tạo thành một NDMĐK như trợ từ (tomo) ở ví dụ 15 hoặc các tiểu từ tình thái như ne (nhỉ) trong cả hai ví dụ 15 và 16

Dựa vào hai kết cấu cơ bản nên trên, ở mục này, chúng tôi tập trung tiến hành mô hình hóa các BTNV khen nguyên cấp một cách rõ ràng hơn thành các dạng kết cấu chuyên dụng Từ kết quả khảo sát từ nguồn ngữ liệu, chúng tôi ghi nhận được

Đặc điểm HVNN khen trong tiếng Nhật

3.3.1 Đối tượng khen của HVNN khen trong tiếng Nhật

Trong trường hợp đối tượng được khen (X) là người: Các kết cấu được xem xét trong luận văn thuộc những HVNN khen dùng để khen người giao tiếp trực tiếp ở ngôi thứ 2 (SP2) và người giao tiếp ở ngôi thứ 3 (SP3)

SP1:すごい頑張っています。

SP2: いや、なんか明るくていいですね。

(Shinkonsan irasshai, tập 16) SP1: Sugoi gambatteimasu

Vợ luôn rất nỗ lực

SP2: Iya, nanka akarukute iidesune Ôi, tích cực (như vậy) cũng tốt nhỉ Ở ví dụ này, người chồng và cả người dẫn chương trình đều đang nói đến những điểm tốt của người vợ (SP3) Tuy vậy, SP3 không được thể hiện qua từ nhân xưng cụ thể nào trong phát ngôn trên Do đó, có thể thấy với trong trường hợp đối tượng được khen X là người, X có thể có mặt hoặc vắng mặt trong BTNV khen nguyên cấp

Trong trường hợp đối tượng được khen (X) là vật, vật được khen có thể là vật sở hữu hoặc sản phẩm của SP2/ SP3 Cụ thể, như ví dụ bên dưới, người dẫn chương trình (SP1) đang khen chiếc áo phông mà hai vợ chồng đang mặc dễ thương

SP1: あの Tシャーツ可愛い!

SP2: はい、Tシャーツメンバー、4000円で売っています。

(Shinkonsan irasshai, tập 5) SP1: AnoTshaatsu kawaii! Áo phông ấy dễ thương!

SP2: Hai, Tshaatsu membaa, yonsenen de utteimasu

Vâng, là áo đồng phục, hiện đang bán 4000 yên ạ

Trường hợp đối tượng được khen (X) là việc, việc được khen thường là các hành động của SP2 hoặc SP3 đã thực hiện trong quá khứ Đó có thể là những công việc, việc làm, hành động mà theo người thực hiện HVNN khen cho là tốt, là phù hợp

VD 38 シュノーケリングってすごいよね。

Lặn biển tuyệt thật nhỉ

(Shinkonsan irasshai, tập 11) Ở ví dụ này, shunookeringu-lặn biển là sở thích của người chồng, và người dẫn chương trình (SP1) đang đánh giá cao việc thực hiện sở thích lặn biển này của người chồng X trong 2 trường hợp là vật hoặc việc đều rất quan trọng và thường không bị lược bỏ Do nếu không đều cập đến X, đối phương sẽ khó xác định được người nói đang khen SP2/SP3 ở điểm nào Chỉ khi X là vật, việc đã được đề cập ngay trước phát ngôn khen đó thì X có thể bị lược bỏ

Qua việc phân tích những đặc điểm của X ở trên, có thể thấy đây là thành phần chính để cấu tạo nên các kiểu kết cấu chuyên dùng cho BTNV trong HVNN khen tiếng Nhật Các đặc điểm cơ bản của X được hệ thống trong bảng sau:

Bảng 9 Đặc điểm đối tượng được khen (X) trong HVNN khen tiếng Nhật

Thành phần Đặc điểm Ví dụ

(SP2/ SP3) Đối tượng được khen là người, ở ngôi thứ 2 hoặc thứ 3, thường bị lược bỏ

Có thể đứng trước hoặc sau K

格好いいですよ。

Kakko ii desuyo Đẹp trai đấy

Vật Đối tượng được khen vật sở hữu của SP2/ SP3

Thường không bị lược bỏ Có thể đứng trước hoặc sau K

楽しそうな漫画ですね。

Omoshiro souna eiga desune Truyện có vẻ thú vị nhỉ

Việc Đối tượng được khen hành động của SP2/SP3 đã làm Thường không bị lược bỏ

泳ぐのもすごく早くて。

Oyokuno mo sugoku hayakute Bơi cũng rất nhanh

3.3.2 Chủ đề khen của HVNN khen trong tiếng Nhật

NDMĐK trong tiếng Nhật chủ yếu đề cập đến các chủ đề khen như i) Tính cách; ii) Ngoại hình; iii) Năng lực, Hành động; iv) Tổng quan; v) Chủ đề khen khác (vật sở hữu, người thân…) của đối tượng được khen (X) là người Trong mục này, trước tiên, chúng tôi tiến hành thống kê số lượng các HVNN khen tương ứng với các chủ đề nêu trên để đưa đến cái nhìn tổng quan về tần suất xuất hiện của các chủ đề khen Tiếp theo, chúng tôi liệt kê các từ ngữ chuyên dùng có trong các chủ đề khen và dựa vào các dạng kết cấu chuyên dùng trong BTNV khen ở mục 3.2.1 để đưa ra các ví dụ minh họa trực quan Từ đó đưa đến cái nhìn rõ ràng về cách thể hiện các HVNN khen trong tiếng Nhật thông qua các chủ đề khen

3.2.2.1 Tần suất xuất hiện của các chủ đề khen trong tiếng Nhật Đối tượng thực hiện HVNN khen trong chương trình là người dẫn chương trình khen vợ chồng người tham gia chương trình, hoặc người vợ khen chồng và ngược lại Kết quả thống kê số lượng các HVNN khen tương ứng với 5 chủ đề khen được sắp xếp theo tỉ lệ từ cao xuống thấp trong bảng sau:

Số lượng các HVNN khen tương ứng với các chủ đề khen tiếng Nhật

TT Chủ đề Số lượng Tỉ lệ %

Dựa vào bảng trên, có thể thấy các HVNN khen trong tiếng Nhật thường tập trung nhiều vàp chủ đề khen năng lực và hành động với số lượng 88/305 HVNN, chiếm tỉ lệ 28,85% Qua câu chuyện của các cặp vợ chồng tham gia, chúng tôi nhận thấy các cặp đôi này thường nhìn nhận vào những mặt tích cực liên quan khả năng, năng lực thực hiện hành động của đối phương, do đó các HVNN khen năng lực, hành động chiếm số lượng nhiều nhất trong cách chủ đề được đề cập

Tiếp đến là chủ đề khen ngoại hìnhvới 84/305 HVNN, chiếm 27,54% Có thể nhận thấy trong quá trình mới tiếp xúc ban đầu, các cặp đôi này đều có ấn tượng ban đầu về ngoại hình bên ngoài của nhau nên số lượng các HVNN khen ngoại hình chiếm số lượng khá nhiều, đứng vị trí thứ 2

Số lượng bài viết có chủ đề khen ngợi chiếm tỉ lệ cao thứ 3, với 50/305 bài viết, đạt 16,39% Nội dung của chủ đề này thường tập trung vào những khía cạnh tích cực liên quan đến vật sở hữu, người thân, sản phẩm, đất nước, thành phố và món ăn.

Chủ đề Khen tổng quan với số lượng 42/305 HVNN, chiếm 13,77%, chủ đề khen tính cách với 41/305 HVNN chiếm tỉ lệ 13,44% Những đánh giá tích cực liên quan đến tính cách, tổng quan có số lượng xấp xỉ nhau Có thể thấy, để có thể nhận diện được những đặc điểm tích cực về tính cách cũng như tổng quan về đối phương cần dựa vào quá trình tiếp xúc lâu dài với đối phương mới có thể đánh giá được Sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày các từ ngữ chuyên dùng là thành phần chính trong NDMĐ của HVNN khen trong tiếng Nhật tương ứng với các chủ đề trên

3.2.2.2 Từ ngữ chuyên dùng trong các chủ đề khen tiếng Nhật

Cách phân loại các từ ngữ chuyên dùng để thực hiện HVNN khen trong tiếng Nhật đã được đề cập ở mục 3.2.2 bao gồm: tính từ, danh từ, phó từ Chúng tôi tiến hành liệt kê các từ ngữ chuyên dùng có trong các chủ đề khen và đưa ra các ví dụ minh họa trực quan để làm rõ về lớp từ loại này Chúng tôi dựa vào các HVNN khen hướng tới đối tượng được khen là người giao tiếp trực tiếp ở ngôi thứ 2 (SP2) và ngôi thứ 3 (SP3)

Một số tính từ chuyên dùng thể hiện NDMĐ về chủ đề ngoại hình như: かっこ

いい (kakkoii-bảnh ), 綺麗 (kirei- đẹp ), ムキムキ ( mukimuki-cơ bắp), わかい (wakai-trẻ), かわいい (kawai- dễ thương), 爽やか (sawayaka-dễ chịu), 素敵( suteki- đáng yêu), 初々しい (uiuishii-tươi trẻ )…

VD 39 (妻の美しさ)本当に完璧!

(Shinkonsan irasshai, tập 19) Hontouni kampeki

Thực sự hoàn hảo (vẻ đẹp của vợ)

Kampeki (hoàn hảo) là tính từ đánh giá tích cực vẻ đẹp hoàn hảo của người vợ

Dạng kết cấu chuyên dùng trong ví dụ trên thuộc kết cấu dạng 9, có kết hợp giữa phó từ mức độ hontouni (thực sự) ở phía trước tính từ

Danh từ thể hiện NDMĐ về chủ đề ngoại hình gồm: 俳優さん(haiyuusan-diễn viên),タイプ(taipu- gu),太陽(taiyou- mặt trời ),一目ぼれ(hitomebore- tình yêu sét đánh ),お姫様( ohimesama- công chúa),ゲームキャラクター(geemu kyarakkutaa- nhân vật game)…

VD 40 旦那さん、俳優さんかと思った。

(Shinkonsan irasshai, tập 5) Dannasan, haiyuusan ka to omotta

HÀNH VI NGÔN NGỮ KHEN TRONG TIẾNG VIỆT

Điều kiện thực hiện HVNN khen trong tiếng Việt

4.1.1 Điều kiện thực hiện HVNN khen trực tiếp trong tiếng Việt Điều kiện thực hiện HVNN khen như đã đề cập ở chương 2 gồm các điều kiện: điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản Bằng việc đưa ra các ví dụ được trích từ nguồn ngữ liệu khảo sát, việc phân tích các ví dụ có chứa biểu thức khen sẽ giúp làm sáng tỏ các điều kiện thực hiện HVNN khen trong tiếng Việt Điều kiện nội dung mệnh đề: Nội dung mệnh đề của hành vi khen sẽ tập trung vào việc khen ngợi và đánh giá tích cực về đối tượng được khen Xét hai ví dụ với hai đối tượng khen SP2 và SP3, ta có:

SP1: Tụi em mua nhà lúc mấy tuổi?

(Vợ chồng son, tập 5) Ở ví dụ trên, SP1 khen SP2 với nội dung mệnh đề liên quan đến chủ đề khen về điều kiện kinh tế Với độ tuổi trẻ như vậy mà đã có tiềm lực kinh tế ổn định để có thể mua được nhà

SP1: Em thấy bạn này cá tính lắm, tóc ngắn

(Vợ chồng son, tập 4) Ở đây, SP1 không phải đang khen SP2 mà đang khen SP3 SP3 là đối tượng giao tiếp thuộc ngôi thứ 3 bạn này và có nội dung mệnh đề liên quan đến chủ đề khen về ngoại hình cá tính Nhưng trên hết, một biểu thức khen cần có nội dung mệnh đề là những điểm tích cực thuộc về các chủ đề khen khác nhau Điều kiện chuẩn bị: điều kiện chuẩn bị của HVNN khen là việc người nói hiểu biết đúng đắn về những điểm tích cực của đối tượng được khen như ngoại hình, hành động hoặc phẩm chất, tính cách Ngoài ra, người nói cần nhận thức đúng về mối quan hệ giữa người nói và đối tượng được khen Đây được coi là điều kiện ban đầu để một hành vi ở lời được thực hiện thành công

Khi thực hiện HVNN khen, người nói thường cho rằng điều mà mình khen thực sự có tác động đối với đối tượng tiếp nhận khen Nếu những suy đoán này của người nói phù hợp với lợi ích, ý định và tâm thế của đối tượng được khen thì hành vi khen đã thoả mãn những điều kiện cần cho hành vi đó Điều này có nghĩa là người nói cần hiểu và trả lời được các câu hỏi như: khen ai? khen cái gì? tại sao lại khen cái đó? Những câu hỏi trên chỉ có lời giải khi đặt khen trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể Xét ví dụ:

SP1: Vợ con hay làm trò lắm (cười)

SP2: Làm trò như thế nào con?

SP1: Vợ đánh trúng vào điểm yếu của con là con rất thích được nịnh Không phải ai nịnh cũng thích

Có thể thấy hay làm trò ở đây thường khiến đối phương liên tưởng đến những điều tiêu cực như hay bày trò quậy quá, nghịch ngợm Nhưng qua giải thích ở vế sau của SP1 (chồng), có thể lý giải hay làm trò có nghĩa là SP3 (vợ) rất hiểu ý SP1 (chồng) thích được nịnh, nên hay bày trò dễ thương, gây hiệu ứng tích cực để nịnh chồng Xét thêm ngữ cảnh lúc phát ngôn, cả SP1 và SP3 đều bật cười chứ không hề khó chịu hay tỏ thái độ không hài lòng Do đó đây là một HVNN khen không vi phạm điều kiện chuẩn bị đề cập ở trên Điều kiện chân thành: điều kiện chân thành của HVNN khen là người nói thể hiện việc khen ngợi đối phương một cách chân thành và đúng đắn, không phải vì mục đích cá nhân hay lợi ích riêng của họ Bên cạnh đó, người nói cũng hi vọng rằng những lời khen của họ sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho người được khen, như là tăng động lực, sự tự tin…

Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp, không phải lúc nào HVNN khen cũng được thực hiện với điều kiện chân thành này Không hiếm khi người ta đưa ra một lời khen chỉ nhằm đối phó với một tình huống giao tiếp nhất định, hoặc để để lừa dối người khác nhằm đạt được một mục đích nào đó mà hoàn toàn không có ý định thực hiện hoặc chịu trách nhiệm về điều đó Khen trong trường hợp đó có thể được coi là HVNN xu nịnh Những kiểu khen không xuất phát từ sự chân thành như vậy không phải đối tượng nghiên cứu của luận văn Điều kiện căn bản: Theo Searle (1969), điều kiện căn bản tương ứng với tiêu chí đích tại lời Đây được coi là là điều kiện thiết yếu để một hành vi ở lời được thực hiện thành công Điều kiện căn bản của HVNN khen có thể hiểu là người nói phải chịu trách nhiệm đối với việc khen ngợi một cách tích cực và tạo ra sự hài lòng nhất định cho người được khen Điều này có nghĩa là khi thực hiện một HVNN khen, người nói tin tưởng vào những điểm tích cực liên quan đến đối tượng được khen Bên cạnh đó, đối tượng được khen cũng sẽ cảm thấy hài lòng khi tiếp nhận khen

4.1.2 Điều kiện thực hiện HVNN khen gián tiếp trong tiếng Việt

Trên cơ sở phân tích ngữ liệu từ 20 tập của chương trình Vợ chồng son (Đài truyền hình HTV, Việt Nam) luận văn đã thống kê và phân loại được được 213/290 phát ngôn khen trực tiếp (chiếm khoảng 73.45 %) và 77/290 phát ngôn khen gián tiếp (chiếm khoảng 26.55 %)

Tỷ lệ HVNN khen trực tiếp, gián tiếp trong tiếng Việt

Các phát ngôn khen trong tiếng Việt có thể được thực hiện thông qua một số

HVNN khác nhưng vẫn đảm bảo được mục đích khen thì phát ngôn đó vẫn được coi là một HVNN khen gián tiếp

Chúc cho em luôn luôn hiểu nhau, và luôn luôn yêu mến nhau và hạnh phúc, mãi mãi như thế này nha!

Trong trường hợp này, mặc dù lời chúc mừng được diễn đạt theo hình thức hỏi thăm sức khỏe (HVNN chúc), nhưng người thực hiện hành vi này (MC) thực chất đang thể hiện sự đánh giá cao tình cảm của cặp vợ chồng SP2 Do đó, điều kiện cơ bản (bày tỏ tình cảm tích cực) vẫn được thỏa mãn và hành vi này vẫn được coi là HVNN khen.

Tương tự như tiếng Nhật, để xác định HVNN khen gián tiếp trong tiếng Việt cũng cần phải thực hiện các bước gồm:

Bước 1: Xác định HVNN trực tiếp

Bước 2: Xác định những dấu hiệu liên quan đến HVNN khen gián tiếp

Bước 3: Phân tích và suy ý dựa vào các căn cứ ở các bước trên để rút ra kết luận về hành vi khen gián tiếp

HVNN KHEN TIẾNG VIỆTHVNN khen trực tiếp HVNN khen gián tiếp

Vận dụng các bước trên, chúng tôi tiến hành xem xét ví dụ trong tiếng Nhật dưới đây:

Cảm ơn một không khí rất là sinh động mà các bạn đã mang đến cho trường quay

(Vợ chồng son, tập 5) Bước 1: Dựa vào từ ngữ chuyên dụng cảm ơn và việc người nói nhận được ảnh hưởng tích cực từ hành động tạo ra không khí rất là sinh động của SP2, có thể xác định phát ngôn trong ví dụ trên là HVNN cảm ơn

Bước 2: HVNN cảm ơn này có hiệu lực ở lời là HVNN khen gián tiếp Trước hết, phát ngôn đã đáp ứng được điều kiện nội dung mệnh đề liên quan đến việc khen SP2 có khả năng làm cho không khí trường quay sinh động Tiếp theo, SP1 cảm nhận chân thực được không khí sinh động của trường quay, từ đó đưa ra đánh giá một cách chân thành về không khí đó Do đó, phát ngôn trên cũng thỏa mãn điều kiện chuẩn bị và điều kiện chân thành của HVNN khen Bên cạnh đó, hai phát ngôn trên cũng không vi phạm điều kiện căn bản bởi việc tạo ra không khí rất là sinh động của SP2 đã mang đến ảnh hưởng tích cực đến SP1, thậm chí là cho cả những người có mặt tại thời điểm đó

Bước 3: Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận: phát ngôn trong ví dụ 63 thỏa mãn các điều kiện thực hiện cơ bản của HVNN khen, và thông qua HVNN cảm ơn để thể hiện đích ở lời của HVNN khen, nên phát ngôn này chính là HVNN khen gián tiếp

Như vậy, các điều kiện thực hiện HVNN khen gồm điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành và điều kiện căn bản sẽ là căn cứ quan trọng để xem xét các phát ngôn có thuộc HVNN khen hay không Phát ngôn được xác định là HVNN khen gián tiếp khi thỏa mãn được các điều khiện thực hiện HVNN khen và được thực hiện thông qua một số HVNN khác nhưng vẫn đảm bảo được mục đích khen Ngoài ra, để hiểu được đúng đích tại lời của HVNN khen gián tiếp, cần dựa các lượt lời trước và sau trong cuộc thoại, dựa vào hàm ngôn của phát ngôn, ngữ cảnh của phát ngôn, cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu, thái độ của người phát ngôn ra HVNN đó.

Các dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời của HVNN khen trong tiếng Việt

Như đã trình bày ở chương 2, dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời (IFIDs) là những dấu hiệu cho biết phát ngôn đó do hành động ở lời nào tạo ra, có hiệu lực ở lời gì, bao gồm: i) các kiểu kết cấu chuyên dùng; ii) những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi; iii) động từ ngữ vi; iv) quan hệ giữa câu và ngữ cảnh; v) ngữ điệu Đối với dấu hiệu iv) quan hệ giữa câu và ngữ cảnh, theo Đỗ Hữu Châu (2007), Đỗ Việt Hùng (2020) Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn Theo đó, ngữ cảnh gồm các nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp Ngoài ra, dấu hiệu v) ngữ điệu là cách lên hay xuống giọng và ngắt câu phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng thể hiện hiệu lực ở lời của HVNN khen Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi của đề tài, dấu hiệu iv) quan hệ giữa câu và ngữ cảnh và v) ngữ điệu không được phân tích làm rõ, nhưng vẫn được xem những dấu hiệu làm cơ sở quá trình thu thập dữ liệu của luận văn

Do đó, chúng tôi sẽ lần lượt làm rõ các IFIDs gồm i) các kiểu kết cấu chuyên dùng; ii) những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi; iii) động từ ngữ vi trong các biểu thức ngữ vi của HVNN khen tương ứng với mục 4.2.1, 4.2.2 dưới đây để tiến hành phân tích và làm rõ các dấu hiệu này

4.2.1 Biểu thức ngữ vi trong HVNN khen tiếng Việt

Trong bài viết này, các kiểu kết cấu câu khen được phân thành hai nhóm chính: khen người giao tiếp trực tiếp (SP2) và khen người giao tiếp ở ngôi thứ ba (SP3) Việc phân loại này giúp mô hình hóa hiệu quả các cách thức khen ngợi trong tiếng Nhật.

4.2.1.1 Kết cấu chuyên dùng của BTNV khen tường minh tiếng Việt

Luận văn khái quát BTNV khen tường minh như sau:

SP1 + ĐTNVK + (yếu tố danh hóa) SP2/SP3 + NDMĐK

SP1: Người thực hiện hành vi khen ĐTNVK: Động từ ngữ vi khen

Yếu tố danh hóa: Yếu tố danh hóa mệnh đề

SP2/SP3: Đối tượng được khen

NDMĐK: Nội dung mệnh đề khen

Người thực hiện hành vi khen (SP1) có thể là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều) hoặc lớp từ ngữ xưng hô thay thế như danh từ thân tộc, danh từ chức nghiệp, Trong khuôn khổ nguồn dữ liệu của luận văn, chúng tôi nhận thấy khi SP1 là người dẫn chương trình (MC) thì SP1 thường xưng bằng lớp từ thân tộc Tùy đối tượng giao tiếp mà SP1 sẽ có cách xưng hô tương ứng Cụ thể trong ngữ liệu của luận văn:

- SP1 là MC thì xưng anh, chị, tụi chị, tụi anh,

- SP1 là vợ thường xưng là em, con;

- SP1 là chồng thì xưng là anh, con

- SP1 là cả hai vợ chồng người tham gia thì xưng là tụi em, chúng em, tụi con Động từ ngữ vi khen (ĐTNVK) là những động từ biểu thị HVNN khen và có thể sử dụng với chức năng ngữ vi Trong số những động từ có thể biểu thị HVNN khen trong tiếng Việt, khen là động từ có thể sử dụng với chức năng ngữ vi như trong ví dụ: Cô giáo khen em chăm học

Tuy nhiên, qua khảo sát ngữ liệu của luận văn này, chúng tôi không nhận thấy SP1 sử dụng động từ ngữ vi khen để thực hiện HVNN khen Thay vào đó, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện ĐTNV khác như khâm phục, ngưỡng mộ, hâm mộ, trân trọng, tôn trọng Các động này từ thuộc nhóm động từ chỉ cảm xúc khi quan sát những người có năng lực, tài năng hoặc kỹ năng vượt quá tiêu chuẩn hoặc có những phẩm chất đáng quý

VD 64 a Em không nghĩ ghì đến việc nảy sinh tình cảm gì cả, em rất là hâm mộ và tôn trọng anh ấy

(Vợ chồng son, tập 14) b Em thì không có tiêu chuẩn gì về người phụ nữ của mình cả, chỉ thấy ngưỡng mộ bạn ấy thôi ạ

(Vợ chồng son, tập 3) Ở ví dụ 64a, SP1 thực hiện phát ngôn bày tỏ cảm xúc tích cực là sự hâm mộ, tôn trọng với đối với đối tượng được khen Ở ví dụ 64b, dựa vào lượt lời phía trước

HVNN khen không có tiêu chuẩn gì về người phụ nữ, SP1 thể hiện sự ngưỡng mộ với sự chân thành xuất phát từ chính cảm xúc của mình Đối tượng tiếp nhận là anh ấy (ví dụ 64a), bạn ấy (ví dụ 64b) phải mang những đặc điểm tích cực ở nhiều mặt khác nhau thì mới khiến cho người nói bày tỏ hành động hâm mộ, tôn trọng/ ngưỡng mộ như vậy ĐTNV ở ví dụ 64a kết hợp với từ chỉ mức độ: cực kỳ, rất, cũng, khá, khá là, hơi… có chức năng làm tăng hiệu lực ở lời của HVNN khen và ĐTNV trong trường hợp này đóng vai trò như một tính từ quan hệ Định nghĩa cụ thể về Tính từ quan hệ sẽ được phân tích ở mục 4.2.2.2

Trong một số trường hợp, ĐTNV xuất hiện dưới dạng tổ hợp danh từ chứa động từ ngữ vi như Lời khâm phục, Ý ngưỡng mộ như trong ví dụ dưới đây

VD 65 Trước khi kết thúc chương trình thì anh cũng xin ngỏ lời khâm phục các em

(Vợ chồng son, tập 5) Đối tượng được khen ở đây là người tiếp nhận HVNN khen có thể ở vai người nghe (SP2) như ví dụ 65 hoặc là đối tượng được nhắc đến trong HVNN khen (SP3) như ví dụ 64 Chúng tôi nhận thấy, cho dù đối tượng khen là SP2 hay SP3 thì đều có chung kiểu kết cấu nêu trên

Nội dung mệnh đề khen ( NDMĐK): Nêu ra sự việc, hành động tích cực, phù hợp (theo quan điểm của SP1) mà SP2/ SP3 đã hoặc đang thực hiện NDMĐK có thể là một cụm động từ, cụm tính từ, hoặc cụm danh từ, hoặc không có NDMĐK cụ thể:

VD 66 a Tụi em không nói về việc tình cảm, nhưng mà trong thâm tâm là tôn trọng đối phương c Anh ngưỡng mộ việc em đã tạo ra được những chiếc xe như thế này để giúp các chú chó bị thương tật có thể đi được b Anh trân trọng những tình cảm của các em, từ tình yêu đến sự nghiệp

Trong ví dụ 66a, đối tượng được khen trực tiếp là SP3 thì NDMĐK được lược bỏ Ngược lại, như ví dụ 66b, khi đối tượng được khen không phải là chính SP2/ SP3 mà là đặc điểm ngoại hình, tính cách, hành động thuộc SP2/SP3 thì sẽ xuất hiện yếu tố danh hóa: việc, những Yếu tố danh hóa là yếu tố ngữ pháp chuyên dùng chỉ xuất hiện sau động từ ngữ vi để tạo ra một danh ngữ là nội dung mệnh đề khen Một số các yếu tố danh hóa trong tiếng Việt có thể kể đến như: việc, cái, những, sự, nỗi,…Tuy nhiên, yếu tố danh hóa có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trong các biểu thức khen tường minh

Số lượng bài thơ ngụ ngôn khen tường minh chỉ xuất hiện 10/290 trong dữ liệu khảo sát bài thơ ngụ ngôn khen trong tiếng Việt.

4.2.1.2 Kết cấu chuyên dùng của BTNV khen nguyên cấp

Theo Nguyễn Đức Dân (1998) BTNV khen nguyên cấp là những biểu thức có hiệu lực khen mà không có ĐTNV Khen, hay nói cách khác là chỉ dùng những dấu hiệu ngữ vi mà các dấu hiệu ngữ vi này được hình thành một cách quy ước

VD 67 Em thấy bạn này xinh quá, em kết bạn Facebook

Phát ngôn trên không chứa ĐTNVK nhưng vẫn có hiệu lực ở lời là HVNN khen Cấu trúc khái quát của BTNV khen nguyên cấp được thể hiện như sau:

X: là đối tượng được khen

K: là từ, cụm từ biểu thị nội dung khen

Đặc điểm HVNN khen trong tiếng Việt

4.3.1 Đối tượng khen của HVNN khen trong tiếng Việt

Trong trường hợp đối tượng được khen (X) là người: Các kết cấu khen được xét trong luận văn thuộc HVNN khen dùng để khen người giao tiếp trực tiếp ở ngôi thứ 2 (SP2) và người giao tiếp ở ngôi thứ 3 (SP3)

Trong hội thoại khen có X là đối tượng được khen, ở ngôi thứ 2 (SP2), X có thể có mặt (ví dụ 84) hoặc vắng mặt (ví dụ 85) trong BTNV khen nguyên cấp

VD 84 Hai đứa quá son, quá đẹp, quá dễ thương nữa

SP1:Tụi con đám cưới được 35 ngày

SP2: Trời đất ơi đúng son luôn nè

Trong hai ví dụ trên, người thực hiện HVNN khen là người dẫn chương trình (MC) Ở ví dụ 84, MC đang thực hiện HVNN khen hướng đến X về chủ đề ngoại hình X được nhận diện qua từ xưng hô hai đứa Ở ví dụ 85, vẫn là chủ đề khen ngoại hình, nhưng MC không đề cập đến X, tức là X được lược bỏ Tuy X không được thể hiện thông qua đại từ nhân xưng hoặc từ xưng hô cụ thể nào, nhưng cặp vợ chồng tham gia chương trình vẫn hiểu được MC đang khen mình chứ không phải khen đối tượng khác

Trong hội thoại, khi sử dụng lời khen có chủ ngữ là người thứ ba (SP3), chủ ngữ này thường xuất hiện trong bổ ngữ thể hiện nội dung khen ngợi (BTNV khen) Sự vắng mặt của chủ ngữ sẽ khiến câu khen khó hiểu vì người nghe không biết người nói đang khen ai.

SP1: Lần đầu tiên tụi con gặp nhau như thế nào?

SP2: Dạ Anh này hài hước lắm ạ!

(Vợ chồng son, tập 19) Ở ví dụ trên, nếu Anh này bị lược bỏ thì SP1 (MC) sẽ không hiểu được SP2 (người vợ) đang khen chồng hài hước hay buổi gặp gỡ hài hước Có nghĩa rằng X là người, hay sự việc sẽ không được xác định rõ nếu không đề cập đến X trong phát ngôn khen trên Tuy nhiên, X vẫn có thể bị lược bỏ nếu như X đã được đề cập ở phát ngôn liền kề trước phát ngôn khen Trong VD bên dưới, Vợ con là X thuộc SP3 đã được đề cập ở câu trước, nên người chồng không nhắc đến Vợ con ở phát ngôn khen diễn hay quá

SP1: Con thấy vợ con trên Facebook Thấy diễn hay quá!

SP2: Ồ, vợ con là diễn viên à?

Như vậy nếu đối tượng được khen X là người, và X đã được xác định rõ thì cho dù X là SP2 hay SP3 thì vẫn có thể được lược bỏ Tuy nhiên, việc lược bỏ X là người trong hội thoại khen đối tượng giao tiếp trực tiếp là SP2 phổ biến hơn khi khen SP3

Tỉ lệ các HVNN khen trực tiếp có xuất hiện X là SP2 hoặc SP3

Biểu đồ trên thể hiện tỉ lệ các HVNN khen trực tiếp có xuất hiện X là SP2 hoặc SP3 Qua đó, có thể thấy, khi X là SP3 thì hầu như SP3 đều có mặt trong các HVNN khen trực tiếp, chiếm 81,11% Bên cạnh đó, khi X là SP2 thì SP2 đều được lược bỏ,

HVNN khen trực tiếp có mặt SP2 chỉ chiếm 20% trong tổng các HVNN khen có X là người

Tỉ lệ các HVNN khen có xuất hiện X

Không có mặt X Có mặt X Điều này có thể lí giải bởi trong hội thoại có HVNN khen hướng đến X thuộc

Trong văn phạm chức năng, SP2 biểu hiện các điểm tích cực của người hoặc vật được khen ngay trong hành động hoặc lời nói tại thời điểm đó Do đó, khi khen, người khen thường lược bỏ chủ ngữ (tức là bỏ người hoặc vật được khen) và chỉ tập trung vào nội dung khen Ngược lại, HVNN khen hướng đến SP3 thường đề cập đến những điểm tích cực của người hoặc vật được khen trong quá khứ hoặc vẫn đang được duy trì từ quá khứ đến hiện tại Thông qua việc thuật lại các đặc điểm này, người khen thường đề cập đến người hoặc vật thuộc SP3 trong mệnh đề khen để làm rõ thông tin về đối tượng và nội dung khen.

Trong trường hợp đối tượng được khen (X) là vật, vật được khen thuộc sở hữu của SP2/SP3 như đôi giày trong ví dụ bên dưới

VD 88 Mà mang đôi giày cũng rất là teen luôn nha

Trong trường hợp đối tượng được khen (X) là việc, việc được khen thường là các hành động của SP2/SP3 trong quá khứ Đó có thể là những công việc, việc làm, hành động mà theo người thực hiện HVNN khen cho là tốt, là phù hợp như hành động đọc sách, làm việc của người vợ trong ví dụ này

VD 89 Vợ chăm chỉ đọc sách, làm việc

X trong hai trường hợp là vật hoặc việc đều rất quan trọng và không thể bị lược bỏ Để có cái nhìn tổng quan về đối tượng được khen X, chúng tôi thống kê các đặc điểm về X kèm ví dụ mình họa thêm ở bảng bên dưới

Bảng 16 Đặc điểm đối tượng được khen (X) trong HVNN khen tiếng Việt

Thành phần Đặc điểm Ví dụ

(SP2) Đối tượng được khen là người, ở ngôi thứ 2 Thường bị lược bỏ

Thành phần Đặc điểm Ví dụ

(SP3) Đối tượng được khen là người, ở ngôi thứ 3 Thường không bị lược bỏ

Vật Đối tượng được khen vật sở hữu của

Việc Đối tượng được khen hành động của

Anh nấu ăn ngon lắm (Vợ chồng son tập 2 )

4.3.2 Chủ đề khen của HVNN khen trong tiếng Việt

Theo cách phân loại chủ đề khen đã đề cập ở chương 2, chúng tôi tiến hành xem xét các HVNN khen theo bốn nhóm chủ đề chính: i) Tính cách; ii) Ngoại hình; iii)

Năng lực, Hành động; iv) Tổng quan; v) Chủ đề khen khác (vật sở hữu, người thân…)

Trong mục này, trước tiên, chúng tôi tiến hành thống kê số lượng các HVNN khen tương ứng với các chủ đề nêu trên để đưa đến cái nhìn tổng quan về tần suất xuất hiện của các chủ đề khen Tiếp theo, chúng tôi liệt kê các từ ngữ chuyên dùng có trong các chủ đề khen và dựa vào các dạng kết cấu chuyên dùng trong BTNVK ở mục 4.2.1 để đưa ra các ví dụ minh họa trực quan Từ đó đưa đến cái nhìn rõ ràng về cách thể hiện các HVNN khen trong tiếng Việt thông qua các chủ đề khen

4.3.2.1 Tần suất xuất hiện của các chủ đề khen trong tiếng Việt

Kết quả thống kê số lượng các HVNN khen tương ứng với 5 chủ đề khen được thể hiện theo bảng sau:

Số lượng các HVNN khen tương ứng với các chủ đề khen trong tiếng Việt

TT Chủ đề Số lượng Tỉ lệ %

TT Chủ đề Số lượng Tỉ lệ %

Dựa vào bảng trên, có thể thấy các HVNN khen trong tiếng Việt thường tập trung nhiều vào chủ đề khen năng lực và hành động với số lượng 92/290 HVNN, chiếm tỉ lệ 31,72% Tiếp theo đó là chủ đề khen ngoại hình với 72/290 HVNN, chiếm 24,83% Chủ đề khen tính cách với số lượng 50/290 HVNN, chiếm 17,24% Chủ đề khen tổng quan với số lượng 44/290 HVNN, chiếm 15,17% Và cuối cùng là chủ đề khen khác (vật sở hữu, gia đình …) với số lượng ít nhất 32/290 HVNN, chiếm tỉ lệ

11,03% Đối tượng thực hiện HVNN khen trong chương trình Vợ chồng son có thể là

MC dẫn chương trình khen vợ chồng người tham gia chương trình, nhưng chủ yếu là người vợ khen người chồng hoặc ngược lại Qua câu chuyện của các cặp vợ chồng tham gia chương trình, có thể nhận thấy trong quá trình mới tiếp xúc ban đầu, các cặp đôi này đều có ấn tượng ban đầu về ngoại hình bên ngoài của nhau nên số lượng các HVNN khen ngoại hình chiếm số lượng khá nhiều, đứng vị trí thứ 2

Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, các cặp vợ chồng thường đánh giá khả năng hành động, xử lý tình huống của đối phương tích cực nhất Bên cạnh đó, trong quá trình chung sống, tính cách của mỗi người cũng dần bộc lộ rõ nét hơn, dẫn đến những đánh giá tích cực liên quan đến tính cách, phẩm chất của đối tượng giao tiếp được chia sẻ khá phổ biến.

HVNN khen tổng quan thường được người thực hiện HVNN khen đề cập không quá nhiều, đứng vị trí thứ 4 Có thể thấy, để đưa ra những đánh giá chung về một người, cần quá trình tiếp xúc đủ lâu mới có thể nhìn nhận hết những điểm tốt của đối phương Đối tượng tham gia chương trình là những cặp đôi mới cưới nên những HVNN khen về chủ đề này không quá nhiều Ngoài ra, chủ đề khen khác thường đề cập đến điểm tích cực không thuộc các chủ đề trên như vật sở hữu, người thân liên quan đến đối tượng được khen nên chiếm số lượng ít nhất trong các chủ đề khen

4.3.2.2 Từ ngữ chuyên dùng trong các chủ đề khen

ĐỐI CHIẾU HÀNH VI NGÔN NGỮ KHEN TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT

Nét tương đồng trong HVNN khen tiếng Nhật và tiếng Việt

5.1.1 Về từ ngữ chuyên dùng HVNN khen

Chúng tôi không tập trung vào so sánh hệ thống từ xưng hô, từ tình thái, từ chỉ cảm xúc Chúng tôi chỉ phân tích và so sánh hệ thống từ vựng có thể được sử dụng để diễn đạt NDMĐK như sau:

Tính từ đánh giá tích cực: Hệ thống tính từ đánh giá tích cực rất phong phú trong cả hai ngôn ngữ như trong tiếng Việt với các tính từ dễ thương, tuyệt vời, tốt, đẹp, ngon…; trong tiếng Nhật cũng có các tính từ tương đương như kawaii (dễ thương), sugoi (tuyệt vời), ii (tốt), kirei (đẹp), oishii (ngon)…Các tính từ đánh giá tích cực rất đa dạng, nhiều nghĩa nên có thể dùng trong nhiều chủ đề khen khác nhau Ví dụ tính từ tốt trong tiếng Việt, tương đương với ii trong tiếng Nhật có thể dùng để khen khả năng thực hiện một hành động hoặc khen tính cách của đối phương

Danh từ trong tiếng Việt và tiếng Nhật có thể được sử dụng như một chuẩn mực trong thang đánh giá, như "người mẫu", "diễn viên" (Việt Nam) hay "ningyou" (búp bê), "misu" (hoa khôi) (Nhật Bản) Các cấu trúc chuyên dụng chứa danh từ thường ở dạng câu so sánh, trong đó đặc điểm tích cực của đối tượng được khen ngợi sẽ được so sánh với ý nghĩa tích cực của danh từ Ví dụ như "cao như người mẫu" hoặc "ningyou mitai" (giống búp bê).

5.1.2 Về các kết cấu chuyên dùng HVNN khen

HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt có một số điểm tương đồng nhất định về các kết cấu chuyên dùng Dễ nhận thấy nhất là số lượng các kết cấu của BTNV khen tường minh ít hơn số lượng các kết cấu của BTNV khen nguyên cấp trong cả hai ngôn ngữ

BTNV khen tường minh trong tiếng Nhật và tiếng Việt được đều chỉ thể hiện qua một kết cấu chuyên dùng Thêm vào đó, ĐTVN homeru- khen không mang chức năng thực hiện HVNN khen Thay vào đó, trong nguồn ngữ liệu kháo sát có xuất hiện các động từ có thể sử dụng với chức năng ngữ vi như sonkeisuru (trân trọng) trong tiếng Nhật và khâm phục, ngưỡng mộ, hâm mộ, trân trọng, tôn trọng trong tiếng Việt Trong BTNV khen nguyên cấp, mặc dù số lượng kết cấu chuyên dùng trong hai ngôn ngữ trong khảo sát khác nhau, tuy nhiên việc thể hiện NDMĐK bằng kiểu kết cấu có chứa tính từ đánh giá tích cực chiếm số lượng nhiều trong cả hai ngôn ngữ với 7/10 kết cấu trong tiếng Nhật và 6/11 kết cấu trong tiếng Việt Các phó từ chỉ mức độ và các tiểu từ tình thái được kết hợp vào phía trước hoặc phía sau các tính từ đánh giá tích cực cũng tạo nên sự đa dạng cho các kết cấu chuyên dùng trong HVNN khen tiếng Nhật và tiếng Việt

Ngoài ra, động từ thấy trong tiếng Việt và động từ to omou (nghĩ rằng, thấy rằng) trong tiếng Nhật được kết hợp với những từ ngữ đánh giá tích cực cũng xuất hiện khá nhiều trong 4/10 kết cấu của HVNN khen tiếng Việt và 4/11 HVNN khen tiếng Nhật Từ đó thể hiện rằng, trong cả hai ngôn ngữ, người thực hiện HVNN khen thực sự cảm nhận được những điểm tích cực của X, và đó là những đánh giá mang tính chủ quan, chân thành của người nói

5.1.3 Về chủ đề của HVNN khen

Tần suất các HVNN khác thể hiện chủ đề khen của HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt được biểu diễn qua biểu đồ sau:

Chủ đề khen của HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt

Dựa vào biểu đồ, có thể thấy HVNN khen trong hai ngôn ngữ đều đề cập về 5 chủ đề gồm i) Tính cách; ii) Ngoại hình; iii) Năng lực, hành động; iv) Tổng quan; v)

Chủ đề khen khác (vật sở hữu, người thân…) Theo đó, các HVNN khen trong tiếng

Nhật và tiếng Việt về chủ đề năng lực, hành động chiếm số lượng nhiều nhất (28,85% trong tiếng Nhật và 31,71% trong tiếng Việt) và nhiều thứ hai là chủ đề về ngoại hình (27,54% trong tiếng Nhật và 24,83% trong tiếng Việt) Điều này có thể được lý giải rằng khi về chung một nhà, trải qua nhiều thử thách của cuộc sống hôn nhân, các cặp vợ chồng người Việt và người Nhật thường đưa ra những đánh giá tích cực tập trung hơn về khả năng lực hiện hành động, xử lí các tình huống, đưa đến kết quả là các HVNN khen năng lực, hành động chiếm số lượng nhiều nhất trong cách chủ đề được đề cập

Một điểm tương đương khác đó là chủ đề tổng quan đều có tần suất xuất hiện nhiều thứ tư trong cả hai ngôn ngữ (13,77% trong tiếng Nhật và 15,17% trong tiếng Việt)

Ngoại hình Tính cách Tổng quan Khác

Chủ đề của HVNN khen

5.1.4 Về đích ở lời của HVNN khen

Qua việc miêu tả và phân tích ngữ liệu ở trên, chúng tôi nhận thấy HVNN khen được thể hiện thông qua các HVNN khác trong tiếng Nhật và tiếng Việt cũng có những nét tương đồng và khác biệt Tần suất các HVNN khác thể hiện đích ở lời của HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt được biểu diễn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 5 Đích ở lời thể hiện qua các HVNN khác trong tiếng Nhật và tiếng Việt

Qua khảo sát, số lượng các HVNN khác thể hiện đích ở lời của HVNN khen đều là 6 HVNN khác trong mỗi ngôn ngữ và tần suất xuất hiện các HVNN khác này cũng đều tương đương nhau Thể hiện hàm ý khen thông qua HVNN cảm ơn đều được ưa chuộng trong hai ngôn ngữ (36,72% trong tiếng Nhật và 24,83% trong tiếng Việt), đứng thứ hai là khen thể hiện qua HVNN hỏi (30,37% trong tiếng Nhật và 27,27% trong tiếng Việt), kế đến là thông qua HVNN tường thuật (16,46% trong tiếng Nhật và 24,68% trong tiếng Việt), HVNN chúc (8,86% trong tiếng Nhật và 15,58% trong tiếng Việt), HVNN yêu cầu (6,63% trong tiếng Nhật và 5,19% trong tiếng Việt) HVNN hỏi diễn đạt đích ở lời của HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt đều là các HVNN hỏi gián tiếp Đích ở lời của các HVNN hỏi này không nhằm mục mong muốn nhận được một thông tin từ đối phương, mà để biểu thị cảm xúc của

Cảm ơn Hỏi Tường thuật Chúc Yêu cầu Đích ở lời thể hiện qua các HVNN khác

Tiếng Nhật Tiếng Việt người nói về một đặc điểm tích cực của đối phương như trong các ví dụ đã được phân tích ở các chương trên: sugokunai? (không phải tuyệt sao?) trong tiếng Nhật hoặc sao cô này hát hay vậy ta? trong tiếng Việt

HVNN chúc diễn đạt đích ở lời của HVNN khen trong hai ngôn ngữ đều thể hiện việc người nói mong muốn những đánh giá tích cực ở đối phương ở thời điểm hiện tại sẽ có thể tiếp diễn trong tương lai Đích ở lời của HVNN khen được thực hiện thông qua HVNN yêu cầu trong tiếng Nhật và tiếng Việt đều thể hiện việc người nói yêu cầu đối phương thực hiện những hành động mà người nói cho là tốt đẹp, tài năng của đối phương như đứng lên khoe dáng đi!, dorokutekini katsuyou shite itadaite (hãy hoạt động tích cực)

Ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện các HVNN khác thể hiện đích ở lời của HVNN khen trong cả hai ngôn ngữ Các phát ngôn phải được xem xét trong ngữ cảnh giao tiếp và cần phải có sự suy ý của cả người nói và đối tượng giao tiếp.

Nét dị biệt trong HVNN khen tiếng Nhật và tiếng Việt

5.2.1 Về từ ngữ chuyên dùng HVNN khen

Trong tiếng Nhật, có xuất hiện các phó từ với chức năng bổ nghĩa cho động từ như shikkari yaru (làm một cách chăm chỉ) Trong tiếng Việt không có lớp từ tương đương với phó từ trong tiếng Nhật, nhiệm vụ cú pháp của lớp phó từ đó trong tiếng Việt do tính từ đảm nhận Do đó, cách diễn đạt cùng nội dung khen vừa bằng tính từ hoặc phó từ tạo thêm sự phong phú cho các kết cấu của HVNN khen trong tiếng Nhật

Phó từ thể hiện NDMĐK được thể hiện trong kết cấu chuyên dùng thứ 7 của HVNN khen tiếng Nhật đã được đề cập trong chương 3

Ngữ cố định là các thành ngữ, tục ngữ, cụm từ dùng để diễn đạt ý tưởng hay nhận định mang tính khái quát Ngữ cố định thường có vần điệu, dễ nhớ, tạo nên bản sắc riêng của tiếng Việt Chúng thường được thể hiện qua các dạng câu so sánh.

NDMĐK được thể hiện trong kết cấu chuyên dùng thứ 5 và 9 của HVNN khen tiếng Việt đã được đề cập trong chương 4

5.2.2 Về các kết cấu chuyên dùng HVNN khen

Trong tiếng Nhật, kết cấu BTNV chuyên dùng thường lược bỏ chủ ngữ, chỉ giữ lại thành phần được khen ngợi và các từ vựng chuyên dụng Ngược lại, trong tiếng Việt, 40% kết cấu BTNV khen nguyên cấp có xuất hiện chủ ngữ thể hiện người thực hiện hành vi khen ngợi, như "em" trong "Em thấy anh hiền".

Thứ hai, trong kết cấu có chứa động từ của HVNN khen tiếng Nhật, động từ được đảo lộn thứ tự so với tiếng Việt Cụ thể, trong kết cấu 7 của HVNN khen tiếng Nhật (X ga) + Phó từ + Động từ, động từ thuộc mệnh đề khen đứng cuối kết cấu Trong khi đó, ở kết cấu 3 của HVNN khen tiếng Việt (X) + Động từ + (Phó từ mức độ) +Tính từ đánh giá tích cực, động từ đứng ngay sau đối tượng được khen

Thứ ba, trong kết cấu có chứa tính từ đánh giá tích cực của HVNN khen tiếng

Việt thì tính từ thường được kết hợp với phó từ chỉ mức độ ở trước hoặc sau nó như hay quá, rất ngon Một số ít có thể có xuất hiện tiểu từ tình thái đứng sau sau tính từ tích cực như tuyệt đẹp luôn ấy Trong khi đó, tính từ đánh giá tích cực trong HVNN khen tiếng Nhật thường được kết hợp với tiểu từ tình thái Các kết cấu dạng này có số lượng nhiều thứ 2 trong 11 kết cấu HVNN khen tiếng Nhật Tiểu từ tình thái phổ biến gồm ne (nhỉ), yo (đấy), yone (đấy nhỉ) như ví dụ iidesune (được nhỉ)

Thứ tư, trong kết cấu có chứa tính từ của HVNN khen tiếng Việt, như đã đề cập ở trước, tính từ luôn được kết hợp với phó từ chỉ mức độ ở trước và sau nó Trong khi đó, tính từ trong kết cấu của HVNN khen tiếng Nhật có thể đứng một mình, không cần kết hợp thêm phó từ mà vẫn thể hiện được đích ở lời của HVNN khen như sugoi

(tuyệt vời), đây cũng là dạng kết cấu có số lượng nhiều nhất trong các dạng kết cấu của HVNN khen tiếng Nhật chiếm 16,96%

5.2.3 Về chủ đề của HVNN khen

Trong tiếng Việt, chủ đề khen tính cách chiếm tỉ lệ đáng kể (17,25%), xếp thứ ba về tần suất sử dụng Ngược lại, trong tiếng Nhật, chủ đề này lại ít được đề cập nhất (13,44%) Trong khi đó, chủ đề khác trong tiếng Việt chiếm tỉ lệ thấp nhất (11,03%), còn ở tiếng Nhật, chủ đề này lại được sử dụng nhiều thứ ba (16,39%) Sự khác biệt này cho thấy cách diễn đạt lời khen trong hai ngôn ngữ có sự tương phản đáng kể.

Thống kê HVNN khen với chủ đề khen tính cách và chủ đề khen khác trong tiếng Nhật và tiếng Việt

TT Chủ đề Tiếng Nhật Tiếng Việt

Qua thống kê trên, có thể thấy người Việt thường nhìn nhận và đưa ra đánh giá cụ thể về tính cách của đối phương hơn so với người Nhật Trong khi đó, người Nhật lại đề cập nhiều đến những mặt tích cực của những vật sở hữu, người thân… liên quan đến đối tượng giao tiếp hơn người Việt

5.2.4 Về đích ở lời của HVNN khen

HVNN cảm ơn diễn đạt đích ở lời của HVNN khen trong tiếng Nhật được thể hiện thông qua cách diễn đạt, cấu trúc đa dạng hơn trong tiếng Việt Cách diễn đạt X no okagedesu (nhờ có X) để thể hiện hàm ý khen xuất hiện nhiều trong tiếng Nhật với

5/29 HVNN, trong tiếng Việt chỉ xuất hiện 1/21 HVNN

HVNN tường thuật diễn đạt đích ở lời của HVNN khen trong cả hai ngôn ngữ đều được thể hiện ở dạng câu khẳng định và phủ định Tuy nhiên, HVNN tường thuật tiếng Việt được thể hiện ở dạng câu phủ định chiếm số lượng nhiều hơn trong tiếng Nhật với 5/19 HVNN tường thuật ví dụ như không e dè, không có điểm xấu…

Qua những điều được trình bày trên, luận văn đã chỉ ra nhưng điểm tương đồng cũng như dị biệt về HVNN khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt dựa trên các phương diện như từ ngữ chuyên dùng, kết cấu chuyên dùng, chủ đề khen, đích ở lời của HVNN khen

Trong các lời khen ở cả tiếng Việt và tiếng Nhật, tính từ là thành phần phổ biến nhất được sử dụng để thể hiện nội dung đánh giá tích cực, tiếp theo là danh từ Ngoài ra, cụm từ cố định cũng xuất hiện trong một số lời khen tiếng Việt Đối với tiếng Nhật, phó từ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung đánh giá tích cực.

Kết cấu chuyên dùng của HVNN khen tiếng Nhật và tiếng Việt đều khá đa dạng Tuy nhiên, có do khác biệt về loại hình ngôn ngữ, nên các trật tự các thành phần trong kết cấu khen của hai ngôn ngữ có sự đảo lộn Chính điều này là rào cản lớn cho người Việt khi học tiếng Nhật

Các chủ đề được khen ngợi trong lời HVNN của tiếng Việt và tiếng Nhật đều xoay quanh 5 chủ đề chính, phổ biến nhất là năng lực và hành động, tiếp theo là ngoại hình Tần suất xuất hiện các chủ đề còn lại có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ Mục đích của lời khen trong HVNN tiếng Việt và tiếng Nhật được thể hiện qua các HVNN khác nhau, bao gồm cảm ơn, hỏi, tường thuật, chúc mừng và yêu cầu Tuy nhiên, cách sử dụng HVNN cảm ơn và tường thuật để thể hiện mục đích khen ngợi giữa hai ngôn ngữ cũng có sự khác biệt.

Ngày đăng: 28/08/2024, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w