Bằng cách áp dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu, thống kê, chúng tôi xác định các đặc điểm ngôn ngữ học bao gồm đặc trưng cơ bản của phương thức danh hóa động từ và ngữ nghĩa của các biểu thức danh hóa trong hai ngôn ngữ. Phân tích và miêu tả phương thức danh hóa động từ và ngữ nghĩa-kết quả của phương thức danh hóa động từ của hai ngôn ngữ, đưa ra những nhận xét chung về đặc trưng loại hình của phương thức danh hóa động từ trong hai ngôn ngữ. So sánh đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của phương thức danh hóa động từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt.
QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DANH HÓA ĐỘNG TỪ
2.1.1 Tình hình nghiên cứu về danh hóa động từ trong các ngôn ngữ trên thế giới và trong tiếng Nhật
Hiện tượng danh hóa được quan tâm nghiên cứu trong nhiều ngôn ngữ, các nghiên cứu này có thể xuất phát từ việc miêu tả, lý giải hiện tượng danh hóa về cấu trúc ngữ pháp, về bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng hay trên các quan điểm ngôn ngữ học tri nhận
Trong tiếng Anh, hiện tượng danh hóa đã được các nhà ngôn ngữ quan tâm và phân tích, tiêu biểu như Lees (1960), Vendler (1967), Chomsky (1970), Bruce Fraser (1970)… Lees cho rằng đây là hiện tượng phái sinh cú pháp, còn Chomsky lại cho rằng đây là hiện tượng phái sinh từ vựng Danh hóa được nghiên cứu như một hiện tượng của hình thái học và cú pháp học trong ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh
Theo Vendler (1967), khi nghiên cứu về hiện tượng danh hóa từ động từ, tác giả đã đưa ra bốn kiểu phân loại động từ đó là: trạng thái (states): see, know, believe, have, resemble; hoạt động (activities): recognize, find, lose, reach, die; hoàn thành (achievements): run, swim, push a cart, drive a car; thực hiện (accomplishments): paint a picture, make a chair, push a cart to the supermarket, run a mile Các nhà ngôn ngữ Nhật như Kageyama (1996) cũng nghiên cứu dựa theo cách phân loại động từ của Vendler
Trong tiếng Nhật, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định sự tồn tại hiện tượng danh hoá và cho rằng sự danh hoá được thực hiện chủ yếu bằng việc kết hợp động từ, tính từ hay mệnh đề với các yếu tố ngữ phápchuyên dùng yếu tố ngữ pháp chuyên dùng này thường được gọi là “yếu tố danh hóa” Trong đó có nghiên cứu của Ojima (1996), Kamada (1998), Tanaka (1997), Okuda (2011), cụ thể như sau:
Ojima (1996) tập trung nghiên cứu sâu hơn về các qui tắc sử dụng yếu tố danh hóa no, koto trong thực tế khách quan và nguyên nhân xuất hiện các qui tắc đó Ojima chỉ ra rằng trong tiếng Nhật thành phần vị ngữ có vai trò quyết định cho việc dùng yếu tố danh hóa no hay koto Nói cách khác, tùy theo đặc điểm của thành phần vị ngữ kết hợp là như thế nào sẽ quyết định việc sử dụng yếu tố danh hóa no hay koto Trong nghiên cứu này, Kudo (1985) đã đưa ra bảng phân loại nhóm động từ được dùng trong câu có vị ngữ là động từ có sử dụng koto như sau:
- Nhóm động từ chỉ các hoạt động liên quan đến tri giác, giác quan: miru (nhìn xem); kiku (nghe)
- Nhóm động từ chỉ các hoạt động có tính tác động của con người: suru (làm), shiraberu (điều tra)…
- Nhóm động từ liên quan đến hoạt động tư duy của con người: wakaru (hiểu), kangaeru (nghĩ)…
- Nhóm động từ biểu thị các hoạt động liên quan đến hoạt động truyền đạt thông tin: iu (nói), shiraseru (thông báo)…
- Nhóm động từ thể hiện các hoạt động biểu thị ý chí: kimeru (quyết định)…
- Nhóm động từ thể hiện hoạt động tâm lý, yêu ghét… của con người: iyagaru (ghét), aisuru (yêu)…
- Nhóm động từ biểu thị sự tồn tại, xuất hiện, tiêu biến: aru, iru (có, ở)…
- Nhóm động từ biểu thị sự biến đổi, thay đổi: naru (trở nên), kawaru (thay đổi)…
- Nhóm động từ biểu thị hoạt động tri nhận: kiduku (nhận ra)…
- Nhóm động từ biểu thị hoạt động đánh giá: odoroku (ngạc nhiên)…
- Nhóm động từ biểu thị khả năng: arieru (có thể)…
Kamada (1998) chỉ ra các quy tắc trong việc lựa chọn NO, KOTO Kamada cho rằng việc lựa chọn NO, KOTO dựa theo việc phân loại động từ, chẳng hạn đối với nhóm động từ chỉ các hoạt động liên quan đến tri giác, giác quan sẽ sử dụng yếu tố danh hóa NO, nhóm động từ biểu thị các hoạt động liên quan đến hoạt động truyền đạt thông tin/ nhóm động từ liên quan đến hoạt động tư duy của con người/ nhóm động từ biểu thị hoạt động tri nhận có thể dùng được cả hai yếu tố danh hóa là NO,
Theo Okuda (2011), danh từ hình thức (yếu tố danh hóa) là một trong những loại danh từ đặc trưng có ý nghĩa mang tính hình hình thức, trừu tượng Danh từ hình thức không sử dụng độc lập mà được dùng kèm theo bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cụ thể cho câu văn Trong nghiên cứu này, Okuda đã đề cập đến các chức năng biểu hiện của danh từ hình thức NO, KOTO, TOKORO, MONO
Từ nghiên cứu đi trước, có thể nói danh hóa động từ trong tiếng Nhật được biểu thị bằng nhiều phương thức danh hoá khác nhau, nhưng phương thức kết hợp với các yếu tố danh hóa NO, KOTO, TOKORO, MONO là phổ biến trong tiếng Nhật
Dưới góc độ giáo dục tiếng Nhật, danh hoá động từ bằng yếu tố danh hóa NO,
KOTO, TOKORO, MONO thường khiến người học tiếng Nhật gặp khó khăn và nhầm lẫn trong vận dụng để nói hoặc viết Để giúp cho người học có thể vận dụng hiệu quả các yếu tố danh hoá động từ, đồng thời giảm thiểu những lỗi do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, Trần Thị Minh Phương đã có hai công trình công bố tại Việt Nam gồm: (1) Cách chuyển dịch các yếu tố danh hóa động từ trong tiếng Nhật sang tiếng Việt, 2017; (2) Khảo sát cách dùng của NO, KOTO trong các giáo trình tiếng Nhật sơ cấp – Hướng đến việc biên soạn lại nội dung giáo trình, 2011
Jonson (2007) khẳng định rằng NO và KOTO là một danh từ hình thức, tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống dưới một góc độ khác so với nghiên cứu trước đây, tác giả tập trung vào chức năng ngữ nghĩa và chức năng cú pháp của hai từ Dưới góc độ giảng dạy tiếng Nhật, Hidemi (Cách sử dụng koto và no của người học tiếng Nhật, có liên hệ với mono, 2016) chỉ ra rằng trong các sách giáo trình giảng dạy tiếng Nhật sơ cấp và trung cấp ở các nước, NO được biết đến với chức năng là trợ từ nối danh từ với danh từ, là đại từ có chức năng danh hóa cho động từ Mặt khác, NO và KOTO còn là biểu thức ngôn ngữ gắn với những mẫu câu cố định
Chẳng hạn, KOTO được dùng cố định trong một cấu trúc ngữ pháp cố định để diễn tả một trải nghiệm (đã từng): V たことがある (-ta koto ga aru), quyết định: V ることにする (ru koto ni suru), hay MONO được sử dụng trong mẫu câu cố định như hồi tưởng V たものだ (ta mono da), đương nhiên, thường thức: V るものだ (ru mono da) No thể hiện tình thái (modality) gồm thái độ, tình cảm của người nói Trong khi đó, KOTO khi danh hóa sẽ tạo ra biểu thức danh hóa động từ với sắc thái bắt buộc, nghĩa vụ Dưới quan điểm hành vi ngôn ngữ, Himeno Masako (2003) đã chỉ ra rằng koto biểu thị chức năng ngôn ngữ hướng đến người nghe như khuyên bảo, hỏi xin ý kiến, … hoặc thể hiện phán đoán, nhận định mang tính giải thích, lý giải, thể hiện chủ ý của người nói gồm khuyến cáo/ bảo ban/ yêu cầu/ ép buộc Tóm lại, KOTO + da
- trợ động từ phán đoán sẽ mang chức năng biểu đạt nhận thức (epistemic modality) và nghĩa vụ (deontic modality) Yoshida (2006) cũng cho rằng KOTO trường hợp này mang ý nghĩa cấm đoán hành động của người nghe, người nghe cảm giác nghĩa vụ phải làm
Tuy nhiên, trên bình diện nghiên cứu so sánh đối chiếu, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tiến hành đối chiếu cụ thể hiện tượng danh hóa động từ trong tiếng Việt và tiếng Nhật Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi cũng muốn tìm ra những điểm giống và khác nhau của hiện tượng danh hóa, đặc biệt là danh hóa động từ trong cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Nhật
2.1.2 Tình hình nghiên cứu về danh hóa động từ trong tiếng Việt
Hiện tượng danh hóa được các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam quan tâm khi nghiên cứu ngôn ngữ trên các bình diện cú pháp, ngữ nghĩa, chức năng và đặc biệt là trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
Theo nghiên cứu về Động từ tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản (1997), trong tiếng Việt, danh hóa động từ được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa yếu tố danh hóa với động từ, hầu hết các yếu tố danh hóa của tiếng Việt còn có thể dùng độc lập như những danh từ khái quát Vì vậy, việc phân biệt trường hợp sử dụng chúng như một yếu tố danh hóa với trường hợp được dùng như một danh từ khái quát khá là phức tạp Trong các ngôn ngữ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa động từ và danh từ là sự chuyển hóa đa dạng và phức tạp nhất Nhiều nhà ngôn ngữ học khẳng định: danh từ được phát sinh từ các từ loại khác trong đó chủ yếu là động từ Trong tiếng Việt, mỗi tiểu loại hoặc một vài tiểu loại động từ có thể danh hóa bằng một hay vài yếu tố danh hóa nhất định Vì thể mô tả hiện tượng danh hóa động từ cũng chính là mô tả hoạt động của các yếu tố danh hóa trong các tiểu loại động từ khác nhau
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1 Khái quát về động từ/ danh từ/ danh ngữ trong tiếng Nhật và tiếng Việt
2.2.1.1 Khái quát về động từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt
Theo quan điểm các nhà Nhật ngữ học, đặc trưng cơ bản của động từ trong tiếng Nhật là làm vị ngữ trong câu và hoạt động trong câu với nhiều chức năng khác nhau Dựa theo cách sử dụng, hình thức của động từ được chia làm ba nhóm:
- Động từ nhóm 1, U-Verb (kết thúc bằng đuôi U): kaku (viết), iku (đi),…
- Động từ nhóm 2, RU-Verb (kết thúc bằng đuôi i-RU và e-RU): miru (xem), neru (ngủ),…
- Động từ nhóm 3 (động từ sử dụng bất quy tắc): kuru (đến), suru (làm), benkyousuru (học)-danh từ+suru,…
Trong tiếng Việt, động từ là một loại từ được sử dụng rộng rãi nhất, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống các loại từ của các ngôn ngữ Câu trong tiếng Việt có vị ngữ chiếm gần 90% là động từ, “những ý nghĩa ngữ pháp phụ theo động từ ở trong động từ và các phương tiện biểu thị các ý nghĩa ấy nhiều và đa dạng hơn cả” (Nguyễn Kim Thản, Động từ trong tiếng Việt, 1997, tr.9) Ngoài ra, động từ trong tiếng Việt có thể đảm nhận nhiều chức năng khác ở trong câu
Cùng quan điểm, theo Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt tập 1, 1996, tr.91,
“cũng như danh từ, động từ có khả năng đảm nhiệm nhiều chức năng cú pháp khác nhau, nhưng chức năng phổ biến và quan trọng nhất là làm vị ngữ cấu tạo câu, có vị trí trực tiếp đứng sau chủ ngữ Do đó, chức năng vị ngữ của động từ làm thành một tiêu chuẩn đối lập động từ và danh từ trong tiếng Việt.” Đặc trưng của tiếng Việt là một ngôn ngữ phân tích tính điển hình nên từ của tiếng Việt giữ nguyên một hình thức ở những vị trí khác nhau trong câu, điều này gây khó khăn trong việc xác định ranh giới giữa hai từ loại động từ và tính từ (hiện nay có ý kiến cho rằng nên xếp chung hai loại từ này vào cùng một loại, đó là vị từ)
Nguyễn Kim Thản (Động từ trong tiếng Việt, 1997, tr23-24): “Về mặt ý nghĩa, biểu thị quá trình, cũng tức là biểu thị hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật trong quá trình”
Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt tập 1, 1996, tr.90): “Động từ là những biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể Đó là ý nghĩa hành động Ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và không gian” Về khả năng kết hợp, động từ thường có các phụ từ đi kèm, để biểu thị các ý nghĩa quan hệ tình thái giữa quá trình với cách thức và với đặc trưng vận động của quá trình trong không gian, trong thời gian hiện thực Động từ còn kết hợp với thực từ (danh từ) nhằm phản ánh các quan hệ trong nội dung vận động của quá trình
Trong các ngôn ngữ nói chung và tiếng Nhật, tiếng Việt nói riêng, việc phân loại động từ tương đối phức tạp
Trong tiếng Nhật, các nhà ngôn ngữ có nhiều quan điểm về cách phân loại động từ Trên quan điểm giáo dục tiếng Nhật, Masuoka Takashi, Takubo Yukinori (Ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản, 1992, tr.33-36) chỉ ra rằng nhìn chung dựa theo ý nghĩa biểu thị, động từ trong tiếng Nhật được phân chia thành ba nhóm: động từ chuyển động/ động từ trạng thái; nội động từ/ ngoại động từ; động từ ý chí/ động từ vô ý chí, cụ thể như sau:
- Động từ chuyển động: あるく (đi), かく (viết), はなす (nói),…
- Động từ trạng thái: ある (có), できる (có thể),…
- Nội động từ: 人があつまる (mọi người tụ tập), 車がとまる(xe dừng), 木が たおれる (cây ngã), ドアが開く(cửa mở),…
- Ngoại động từ:人をあつめる(tập hợp mọi người), 車をとめる(dừng xe), 木 を倒す (làm ngã cây), ドアをあける(mở cửa), 本 を読む(đọc sách),…
- Động từ ý chí: 歩く (đi), 読む (đọc), 食べる (ăn),…
- Động từ vô ý chí:咲く (nở), 失う(mất), 老いる (già),…
Dưới góc độ ngữ pháp học chức năng, Kudo (1985), đưa ra cách phân loại các nhóm động từ như sau:
- Nhóm động từ biểu thị các hoạt động liên quan đến hoạt động truyền đạt (liên quan đến các hoạt động truyền đạt thông tin): 言う (nói)、伝える (nhắn lại)…
- Nhóm động từ thể hiện các hoạt động biểu thị ý chí: 要求 (yêu cầu)、禁止 (cấm đoán)、許可 (cho phép)、願望 (nguyện vọng)、決心 (quyết tâm)…
- Nhóm động từ biểu thị hoạt động tư duy của con người: 思う (nghĩ)、信じ
- Nhóm động từ chỉ các hoạt động biểu thị: 示す (chỉ ra)、さす (chỉ ra)、証明する (chứng minh)、意味する (ý nghĩa)、ふれる (tiếp xúc)、判明する (phân biệt)…
Dựa theo quan điểm Kudo như trên, Kawagoe Nahoko (2006) tổng hợp các loại động từ kèm theo như sau:
- Động từ biểu thị hoạt động tuyền đạt thông tin: いう (nói)、しゃべる (nói chuyện)、つたえる (nhắn lại)、述べる (bày tỏ)、書く (viết)、知らせる (thông báo)…
- Động từ biểu thị thực hiện tình huống thông qua lời nói, văn bản: 命じる (ra lệnh)、禁じる (cấm)、望む (hy vọng)、許す (cho phép)、約束する (hứa hẹn)、 決める (quyết định)…
- Động từ biểu thị hoạt động tư duy: 思う (nghĩ)、信じる (tin tưởng)、疑う (nghi ngờ)、理解する (hiểu)…
- Động từ khái quát tình huống: ことが+ある、ない、できる (đã từng, chưa từng, có thể)/ことに+きまる、する (quyết định)、よる (tùy thuộc vào)…
Trong tiếng Việt, xuất phát từ những quan niệm khác nhau, từ đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đã có những cách chia từ loại động từ thành các tiểu loại khác nhau
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện với các phương pháp tiếp cận định tính và định lượng để đáp ứng các mục đích và mục tiêu của nó Phương pháp nghiên cứu định tính này được hiểu là cách thức nghiên cứu thông qua ý nghĩa hay sự hiểu về bản chất của đối tượng nghiên cứu Dữ liệu thu thập được mang tính cảm tính, thông qua câu từ, hình ảnh, quan sát Vì thế, thiết kế nghiên cứu được lập kế hoạch để thực hiện những điều quan trọng như:
Mô tả và so sánh dữ liệu thu thập được nhằm tìm ra các yếu tố danh hóa trong các biểu thức danh hóa động từ Thông qua đó, xác định được yếu tố danh hóa, phương thức danh hóa, so sánh đối chiếu về mặt ý nghĩa các biểu thức danh hóa Tìm ra những điểm giống và khác nhau về đặc điểm ngôn ngữ học của các biểu thức danh hóa động từ trong hai ngôn ngữ Điều này sẽ giải thích được vì sao lý thuyết và phương pháp nghiên cứu được lựa chọn lại có thể giúp đạt được mục tiêu nghiên cứu
XÁC ĐỊNH MẪU
Để xây dựng khối dữ liệu nghiên cứu, tôi xác định mẫu dựa trên những tiêu chí sau:
- Biểu thức danh hóa động từ xuất hiện trong các tác phẩm văn học
- Biểu thức ngôn ngữ phải được trích xuất trong các tác phẩm văn học
- Nguồn dữ liệu để thu thập dữ liệu phải đáng tin cậy
Với những tiêu chí trên, tôi đã tiến hành tổng hợp để xây dựng khối dữ liệu tiếng Nhật và tiếng Việt phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài.
THU THẬP DỮ LIỆU
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát một số tác phẩm văn học tiếng Nhật và tiếng Việt để tìm hiểu các biểu thức có chứa yếu tố danh hóa động từ
- Việc thống kê tần số, tần suất sử dụng các yếu tố danh hóa trong tiếng Việt và tiếng Nhật chủ yếu dựa vào các tác phẩm văn học tiếng Nhật và tiếng Việt
- Một số ví dụ dẫn lại từ các công trình nghiên cứu đi trước hoặc những câu thông dụng trong cuộc sống hàng ngày.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Phân tích dữ liệu bao gồm các bước sau:
3.4.1 Mô tả định lượng và mô tả định tính các dữ liệu thu thập được
Tìm kiếm và thu thập các tài liệu liên quan đến cơ sở khoa học, tình hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tài liệu tham khảo
Phương pháp miêu tả, phân tích
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả, phân tích đặc điểm ngôn ngữ học của các biểu thức danh hóa động từ trong đó bao gồm phương thức danh hóa và ngữ nghĩa-kết quả của phương thức danh hóa trong hai ngôn ngữ Nhật-Việt, rút ra những nhận xét chung về đặc trưng loại hình của phương thức danh hóa trong hai ngôn ngữ
Phương pháp này sử dụng để thống kê tần số, tần suất sử dụng các yếu tố danh hóa trong tiếng Nhật và tiếng Việt Trong luận văn, chúng tôi thống kê thủ công để khảo sát tần số xuất hiện của các yếu tố danh hóa động từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt, cụ thể là khảo sát các truyện tiếng Nhật và tiếng Việt Kết quả thống kê được tổng hợp thành bảng biểu, nhằm cho thấy yếu tố danh hóa nào xuất hiện nhiều nhất trong hai ngôn ngữ, từ đó cho phép chúng ta đánh giá đại lượng đã thu được từ góc độ ngẫu nhiên hay có tính quy luật, xác định các đặc trưng cơ bản của phương thức danh hóa động từ và ngữ nghĩa của các biểu thức danh hóa trong hai ngôn ngữ Nhật và Việt
3.4.2 Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối chiếu phương thức và ngữ nghĩa của hiện tượng danh hóa trong hai ngôn ngữ, từ đó rút ra những đặc trưng, đặc thù có tính loại hình của phương thức này trong hai ngôn ngữ nói trên
3.4.2.1 Phân tích phương thức danh hóa bằng cách kết hợp yếu tố danh hóa với động từ và ngữ nghĩa trong các biểu thức ngôn ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt
- Xác định yếu tố danh hóa, phương thức danh hóa: Đầu tiên, xác định các yếu tố danh hóa, phương thức danh hóa động từ trong các biểu thức ngôn ngữ các tác phẩm văn học tiếng Nhật và tiếng Việt
- Liên kết ngôn ngữ tương ứng: Đối chiếu các yếu tố danh hóa, phương thức danh hóa động từ trong tiếng Nhật với các tương đương tương tự trong tiếng Việt Ví dụ, nếu biểu thức danh hóa động từ trong tiếng Nhật chứa từ hãy xem xét liệu trong biểu thức danh hóa động từ trong tiếng Việt có từ SỰ hay VIỆC không
- So sánh ý nghĩa và ngữ cảnh: Xem xét cách mà các yếu tố danh hóa tương ứng trong hai ngôn ngữ mang ý nghĩa và ngữ cảnh Có thể xem xét mức độ tương đồng trong việc sử dụng biểu thức danh hóa động từ có chứa các yếu tố danh hóa
- Phân tích ngữ nghĩa của biểu thức danh hóa động từ: Dựa vào sự so sánh và liên kết giữa các yếu tố danh hóa tương ứng, phân tích ngữ nghĩa của các biểu thức danh hóa động từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt Xác định liệu ngữ nghĩa này có điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa hai ngôn ngữ
- Trình bày kết quả: Trình bày kết quả phân tích của bạn, nhấn mạnh các điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện đặc điểm ngôn ngữ học bao gồm phương thức danh hóa và đặc điểm ngữ nghĩa của các biểu thức danh hóa động từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt
3.4.2.2 So sánh và đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ học của các biểu thức danh hóa động từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt
Danh hóa động từ được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa yếu tố danh hóa với động từ Trong tiếng Nhật và tiếng Việt, mỗi tiểu loại động từ có thể danh hóa bằng một hay một vài yếu tố danh hóa nhất định Vì thế mô tả hiện tượng danh hóa động từ cũng chính là mô tả hoạt động của các yếu tố danh hóa trong các tiểu loại động từ khác nhau Vì thế so sánh đối chiếu các yếu tố danh hóa, phương thức danh hóa và ngữ nghĩa của các biểu thức danh hóa động từ trong hai ngôn ngữ.
ĐỘ TIN CẬY VÀ GIÁ TRỊ NGHIÊN CỨU
3.5.1 Độ tin cậy của nghiên cứu này Độ tin cậy của nghiên cứu này nằm ở nguồn dữ liệu rõ ràng, quá trình thu thập và phân tích dữ liệu dựa vào các quy trình và phương pháp hợp lý, cụ thể
Giá trị nghiên cứu thể hiện ở các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, từ quá trình thu thập đến phân tích dữ liệu thông qua kế hoạch nghiên cứu, tiêu chí xác định nhận diện yếu tố danh hóa và phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các yếu tố danh hóa xuất hiện trong biểu thức danh hóa động từ
Trong chương này, chúng tôi trình bày kế hoạch nghiên cứu, quy trình thu thập và phân tích dữ liệu; qua đó thể hiện độ tin cậy và giá trị của nghiên cứu.
ĐẶC ĐIỂM CÁC PHƯƠNG THỨC DANH HÓA ĐỘNG TỪ
ĐẶC ĐIỂM CÁC PHƯƠNG THỨC DANH HÓA ĐỘNG TỪ
Trong chương này, luận văn thực hiện nhiệm vụ chính đó là đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ học của các biểu thức danh hóa động từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt Với nhiệm vụ này, chúng tôi xác định phương thức và ngữ nghĩa của những biểu thức - kết quả của phương thức danh hóa động từ trong hai ngôn ngữ, từ đó nêu ra những điểm giống và khác nhau của việc danh hóa động từ trong tiếng Nhật, đối chiếu với tiếng Việt Sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những nội dung đó
4.1 ĐẶC ĐIỂM CÁC PHƯƠNG THỨC DANH HÓA ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG NHẬT Đặc điểm ngôn ngữ học của các biểu thức danh hóa động từ trong tiếng Nhật bao gồm phương thức danh hóa và đặc điểm ngữ nghĩa của biểu thức danh hóa động từ Trong các ngôn ngữ, mỗi loại động từ có thể danh hoá bằng một hay một vài yếu tố danh hoá nhất định Vì thế mô tả hiện tượng danh hoá chính là mô tả hoạt động và cách dùng của các yếu tố danh hoá
Trong tiếng Nhật, có nhiều quan điểm khác nhau về danh hóa, nhưng nhìn chung để danh hóa động từ thì có những phương thức sau:
(1) Danh hóa động từ trong tiếng Nhật bằng cách kết hợp với yếu tố danh hóa
NO, koto và mono (được gọi là danh từ hình thức)
(2) Danh hóa không cần thêm bất kỳ yếu tố danh hóa nào chỉ thay đổi âm tiết cuối của động từ (danh hóa bằng cách chuyển loại từ)
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát ba tác phẩm tiếng Nhật:
- Tác phẩm 1: Kitchen – Nhà bếp (キッチン) (Yoshimoto Banana, 1998);
- Tác phẩm 2: Tottchan bên cửa sổ (窓ぎわのトットちゃん) (Kuroyanagi Tetsuko, 2009);
- Tác phẩm 3: Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào (その時は彼によろしく) (Ichikawa Takuji, 2004)
Kết quả khảo sát cho thấy có 1284 biểu thức ngôn ngữ có chứa các yếu tố danh hóa động từ, cụ thể như bảng dưới đây:
Thống kê biểu thức chứa yếu tố danh hóa xuất hiện trong ngữ liệu nghiên cứu
TT Phương thức danh hóa động từ
Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào
1 Kết hợp yếu tố danh hóa NO
2 Kết hợp yếu tố danh hóa KOTO
3 Kết hợp yếu tố danh hóa MONO
4 Kết hợp yếu tố danh hóa TOKORO
5 Không kết hợp yếu tố danh hóa (chuyển loại từ bằng cách biến đổi hình thái động từ )
Tỉ lệ xuất hiện các phương thức danh hoá theo từng tác phẩm văn học Nhật Bản
Tác phẩm 1 Tác phẩm 2 Tác phẩm 3 no koto mono tokoro ∅
Qua kết quả thống kê ở bảng 1 chúng ta có thể nhận thấy tần suất danh hóa bằng yếu tố danh hóa NO xuất hiện nhiều hơn so với các phương thức khác Đây là phương thức phổ biến nhất và được quan tâm nghiên cứu nhiều trong tiếng Nhật Tiếp theo sau yếu tố danh hóa KOTO và MONO, cuối cùng tần số xuất hiện không nhiều là không cần kết hợp với bất kỳ yếu tố danh hóa nào (hay còn gọi là sự chuyển loại) Sau đây chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những đặc điểm ngôn ngữ học phương thức danh hóa động từ bằng các yếu tố danh hóa V + NO/KOTO/MONO và phương thức danh hóa bằng cách chuyển loại từ
4.1.1 Phương thức danh hóa động từ bằng các yếu tố danh hóa
4.1.1.1 Nghĩa và chức năng ngữ pháp cơ bản của NO, KOTO, MONO,
Các nhà nghiên cứu Nhật ngữ học đã công bố nhiều công trình liên quan đến danh hóa trong đó làm rõ cách thức sử dụng cũng như chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố danh hóa này trong tiếng Nhật Các nhà Nhật ngữ học cho rằng NO, KOTO,
MONO, TOKORO là danh từ trừu tượng được phái sinh từ danh từ thực chất (danh từ gốc) nhưng đã bị mất đi ý nghĩa vốn có, có chức năng là danh từ hình thức để danh hóa cho động từ, giúp các các cụm từ/ngữ kết hợp từ này trở thành danh từ hay danh ngữ (Jonson, 2007)
Tuy nhiên, Okutsu (1975) đã sử dụng các ví dụ sau để chứng minh sự khác nhau căn bản về mặt ý nghĩa và chức năng của chúng Trong đó, KOTO, MONO được coi một danh từ gốc độc lập, có thể làm tham tố cho động từ như trong ví dụ 18:
VD 17 a ものを言う mono/wo/iu thứ gì đó/nói nói chuyện
ことが起こる koto/ga/okiru cái gì đó/xảy ra việc xảy ra a’ ?のを言う
?のが起こる
Trong khi đó, no không thể tồn tại độc lập trong câu, mà chỉ có thể hoàn thành vai trò là danh hóa của danh từ hình thức khi và chỉ khi có sự xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ bổ sung khác nhằm tạo nên một danh ngữ
VD 18 a おいしいものを一番先に食べるんだ。
Oishi/mono/wo/ichibansaki/ni/taberu/nda Ngon/việc/trước tiên/ăn Ưu tiên ăn đồ ngon trước b おいしいのを一番先に食べるんだ。
Oishi/mono/wo/ichibansaki/ni/taberu/nda Ngon/việc/trước tiên/ăn Ưu tiên ăn đồ ngon trước
VD 19 a 難しいことがわかる。 muzukashi/koto/ga/wakaru Khó/việc/biết
Tôi biết việc khó b 難しいのがわかる。 muzukashi/no/ga/wakaru Khó/việc/biết
Có thể thấy, KOTO, MONO vốn là danh từ thực chất, còn NO vừa không có mang danh từ cũng không có chức năng của một danh từ Tuy vậy, với vai trò là một danh từ hình thức, chúng có thể thay thế vật quy chiếu được trực chỉ theo ngữ cảnh
Có lúc dường như NO, KOTO, MONO đồng quy chiếu, cùng chỉ xuất như ví dụ 19 Tuy nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo lập thêm câu thay thế với MONO và viết thành:
VD 20 難しいものがわかる。 muzukashii/mono/ga/wakaru Khó/việc/biết
Tùy thuộc từng ngữ cảnh cụ thể, 難しいこと (muzukashikoto) có thể khác quy chiếu, khác chỉ xuất, không giống nhau về nội hàm Khi nói muzukashikoto
(khó/việc=sự việc ) ở ví dụ 19a sẽ hướng trực chỉ khái quát trừu tường về sự việc, sự tình cùng đặc tính: những việc khó Ở ví dụ 19b, nó chỉ một sự việc cụ thể như bài tập khó, hay việc này khó, việc kia khó Trong trường hợp này có thể thay thế bằng
MONO như ví dụ 20 vì chúng có thể cùng tiếp nhận và thay thế cho các vật cụ thể
VD 21 a 変な(こと/*の)を言う。
Việc khó nhằn b 無意味な(こと/*の)を考える。
Trong khi đó, NO có thay thế được cho KOTO khi nội hàm nghĩa phù hợp, nhưng sẽ không thay thế được như ở ví dụ 21 vì nội hàm nghĩa lúc này không còn cụ thể mà trở nên trừu tượng: việc khó nhằn, điều vô nghĩa, v.v NO và KOTO vừa có thể thay thế cho nhau, vừa có khi lại không thể thay thế cho nhau Điều này khiến cho quy tắc sử dụng chúng trở nên khá phức tạp, khó lý giải và gây khó khăn cho người học Chính bởi sự khác nhau về mặt bản chất đó, mà rất nhiều nhà nghiên cứu Nhật ngữ học đã lấy NO, KOTO, MONO làm đối tượng nghiên cứu của mình Cụ thể:
Dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, Kamata (2014) đã khảo sát và chứng mình ý nghĩa cũng như vật quy chiếu của ba danh từ hình thức NO, KOTO, MONO Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, MONO và NO dùng để thay thế cho các sự vật cụ thể, còn KOTO chỉ dùng để trực chỉ đến sự việc/hiện tượng/hành vi Tuy nhiên, dù là cùng thay thế cho một sự vật cụ thể nhưng MONO và KOTO cũng có cách trực chỉ khác nhau Khi thay thế cho một sự vật cụ thể nó sẽ bổ sung thêm khiến sự vật được khái quát hơn, trừu tượng hơn, chỉ ra được thực thế, bản ngã, bản chất của sự vật đó, mang tính trực chỉ khách quan Trong khi đó, nếu NO được dùng để trực chỉ một sự vật cụ thể nào đó đã được xác định trong văn cảnh thì nó sẽ nhấn mạnh, khắc họa gần hơn, chi tiết hơn cho sự vật đó Xét các ví dụ sau:
VD 22 a.彼の母親というのは、この人だ。
/kare no hahaoya/toiu/no/wa/kono hito/da
Mẹ của anh ấy/gọi/NO/-wa/người này/là
(Người gọi là) Mẹ anh ấy là cô này b 母親というのは、やさしい。
/hahaoya/toiu/NO/wa/ippannni/yasashii
Mẹ/gọi/NO/ -wa/dịu dàng
Mẹ (tớ) dịu dàng c 母親というものは、一般にやさしい。
/hahaoya/toiu/NO/wa/ippannni/yasashii
Mẹ/gọi/NO/ -wa/nhìn chung/dịu dàng
Những người mẹ cơ bản là dịu dàng
Các ví dụ trên đều dùng để thay thế, trực chỉ đến danh từ cụ thể là người mẹ
(hahaoya) nhưng người mẹ ở ví dụ 22 là người mẹ được xác định theo phương hướng chỉ xuất: người mẹ (hahaoya) = người này (konohito), người mẹ trong ví dụ 22a chỉ ra đặc tính xác định của người mẹ , bổ sung nhấn mạnh cho đặc tính đó Ở cả ba ví dụ trên, người mẹ được bổ sung đặc điểm về chỉ xuất (có mặt tại cuộc thoại), đặc điểm về ngôn ngữ hay đặc điểm về tính cánh, do đó người nói sử dụng NO để danh hóa Trong khi đó, ở ví dụ 22b, MONO lại giúp chỉ ra đặc tính, đặc điểm về mặt bản chất của các bà mẹ nói chung, giúp người mẹ có thêm một nghĩa khái quát hơn Yếu tố danh hóa NO ở ví dụ 22a thể hiện nội hàm của một người mẹ cụ thể còn MONO ở ví dụ 22b lại giúp khái quát hình ảnh nói chung của những người mẹ là hiền hòa
ĐẶC ĐIỂM CÁC PHƯƠNG THỨC DANH HÓA ĐỘNG TỪ
Trong tiếng Việt, việc danh hóa được thực hiện bằng hai hình thức: thêm các yếu tố danh hóa (SỰ, VIỆC, CÁI CUỘC, CƠN, TRẬN, CHUYẾN, NỖI, NIỀM
HOẶC NHỮNG, MỌI, MỖI, MỘT…) vào trong động từ hoặc không cần thêm yếu tố danh hóa hay gọi là sự chuyển loại Sau đây, chúng tôi lần lượt trình bày phương thức danh hóa và ngữ nghĩa của các biểu thức danh hóa động từ khi kết hợp với các yếu tố danh hóa SỰ, VIỆC, CÁI, CUỘC, NỖI, NIỀM, CƠN, TRẬN, CHUYẾN
VÀ NHỮNG LƯỢNG TỪ NHỮNG, MỘT, MỖI
4.2.1 Danh hóa động từ bằng SỰ, VIỆC, CÁI, CUỘC, NỖI, NIỀM, CƠN, TRẬN, CHUYẾN
Trong ngôn ngữ sự chuyển hóa lẫn nhau giữa động từ và danh từ là sự chuyển hóa đa dạng và rất phức tạp Trong tiếng Việt, danh hóa động từ được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa các yếu tố danh hóa với động từ
4.2.1.1 Danh hóa động từ với SỰ
Theo khảo sát về tần suất sử dụng các phương thức danh hóa động từ trong ba tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, “Thời xa vắng”, “Cánh đồng bất tận”, cho thấy trong tiếng Việt, SỰ được xem là phụ tố dùng để danh hóa động từ phổ biến nhất, kết quả cụ thể như sau:
Thống kê các yếu tố danh hóa trong tiếng Việt
TT Phương thức danh hóa
TT Phương thức danh hóa
(không cần kết hợp yếu tố danh hóa)
Tỉ lệ xuất hiện các phương thức danh hoá trong các tác phẩm văn học Việt Nam
SỰ mang ý nghĩa tự thân rất thấp, nghĩa là ý nghĩa ngữ pháp của SỰ thường phụ thuộc vào các quan hệ ngữ pháp, ít có khả năng sử dụng độc lập SỰ hầu như cũng không dùng với các từ chỉ định (này, kia, ấy, đó) trước các số từ, từ chỉ lượng
Vì vậy, đặc trưng này sẽ thuận lợi trong việc phân biệt SỰ – yếu tố danh hóa với sự
+ danh từ Khi được dùng trước động từ, đa số các trường hợp SỰ được dùng trong vai trò của một yếu tố danh hóa và SỰ hầu như danh hóa cho những động từ đa tiết
Các động từ có thể danh hóa bằng SỰ thường biểu thị những hoạt động trừu tượng, khái quát hay biểu hiện một trạng thái, thường là kết quả của động từ hành động tương ứng, ít khi danh hóa với động từ đơn tiết và những động từ đa tiết biểu thị những hoạt động cụ thể Các nhóm động từ thường được dùng với SỰ gồm có:
∅Tác phẩm 1 Tác phẩm 2 Tác phẩm 3 động từ hành động và động từ chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng; động từ tình cảm; động từ mô tả đặc trưng của hành động và biểu hiện những hoạt động phải thông qua hành động nói năng
SỰ danh hóa với nhóm động từ hành động và động từ chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng: thể hiện những hoạt động trừu tượng, khái quát hay biểu thị một trạng thái, chẳng hạn như: sự tin cậy, sự im lặng, sự hài lòng…
VD 68 a Chỉ biết, nếu chuyện của Sài và Hương vỡ lở ra thì sẽ chả còn gì, dù cậu ta có tài hoa đến đâu cũng không thể chấp nhận được không có cả sự tin cậy lẫn yêu thương vồ vập
(Thời xa vắng, tr.151) b Không dám làm, không dám mất một cái gì, chỉ bằng sự im lặng và tránh né, sự trốn né gần như trốn chạy và chiều ý mọi người vừa toại nguyện cho mình…
( Thời xa vắng, tr.188) c Sự ưng ý, mãn nguyện lấp lánh trên khóe mắt
(Cánh đồng bất tận, tr.18) d Sự hỗn độn trong tâm trí đó khiến tôi chẳng thể ngồi đâu yên một chỗ
(Những ngày thơ ấu, tr.104)
Qua các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy được rằng các động từ sau SỰ thường là những động từ đa tiết (tin cậy, im lặng, ưng ý, hỗn độn…) Về cấu tạo, biểu thức
SỰ + động từ có tổ chức chặt chẽ, trật tự giữa các yếu tố là cố định, giữa SỰ và động từ không thể thêm vào bất kỳ yếu tố nào khác Khi danh hóa bằng SỰ, động từ được trừu tượng hóa khỏi mọi tham tố của nó, vì thế sau động từ được danh hóa bằng SỰ thường không có bổ ngữ
SỰ có thể danh hóa với những động từ tình cảm như: âu yếm, quý trọng, yêu, ghét, giận, nhớ thương, cảm phục, ái ngại… và những động từ biểu thị tri giác và hoạt động của cơ quan cảm giác như: hiểu biết, hối hận, băn khoăn… và những động từ biểu thị cảm giác, dục vọng như: sợ hãi, luyến tiếc, mơ ước, lo lắng, khát khao …
VD 69 a Tuy chỉ là cái gia đình nhỏ mọn rất có thể vui vẻ, đầm ấm trong sự yêu thương hòa hợp, gồm có một bà nội già, hai người cô và hai đứa trẻ mồ côi: tôi và em gái tôi
(Những ngày thơ ấu, tr.99) b Bằng sự yêu mến chăm lo của bố mẹ, của vợ, Hiểu hy vọng những ngày ở quê anh Sài sẽ khuây khỏa
(Thời xa vắng, tr.176) c Tất cả sự âu yếm, trìu mến của chú của anh sao không có được từ dăm bảy năm trước?
(Thời xa vắng, tr.209) d Nhưng ở nhà trường, lây sự vui sướng của các bạn nhỏ, tôi không thấy sự buồn nhớ thấm thía mỗi khi chợt nhớ đến thầy tôi
ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA ĐỘNG TỪ
ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA BẰNG YẾU TỐ DANH HÓA TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT
(1) Ở cả hai ngôn ngữ, yếu tố danh hóa được dùng để danh hóa động từ đều có hai loại: (i) Yếu tố danh hóa mang nghĩa tự thân và có thể sử dụng như một danh từ độc lập; (ii) Yếu tố danh hóa không mang nghĩa tự thân, chỉ mang nghĩa danh từ khi được sử dụng như yếu tố danh hóa
Bảng 5 Đối chiếu nguồn gốc từ của yếu tố danh hóa
Yếu tố danh hóa là mang nghĩa tự thân
SỰ, VIỆC, CÁI, CUỘC, NỖI, NIỀM, CƠN, TRẬN, CHUYẾN
Yếu tố danh hóa không mang nghĩa tự thân
(2) Xét trên số lượng yếu tố danh hóa, yếu tố danh hóa trong tiếng Việt danh hóa được kết hợp trước động từ tương đối đa dạng
Trong phạm vi ngữ liệu nghiên cứu này chúng tôi tìm thấy tổng cộng 22 yếu tố danh hóa gắn với đặc điểm của động từ đi liền sau nó Trong khi đó, yếu tố danh hóa trong tiếng Nhật là danh từ hình thức, lớp danh từ hình thức này trong tiếng Nhật lại không nhiều hầu như tập trung trong 4 yếu tố danh hóa đã được khảo sát NO, KOTO, NO, TOKORO
Bảng 6 Đối chiếu số lượng yếu tố danh hóa trong ngữ liệu nghiên cứu
Số lượng yếu tố danh hóa
SỰ, VIỆC, CÁI, CUỘC, NỖI, NIỀM,
NO, TOKORO CƠN, TRẬN, CHUYẾN, NHỮNG,
Trong đó, phương thức danh hóa động từ phổ biến nhất trong tiếng Nhật là kết hợp với NO sau động từ, còn trong tiếng Việt là kết hợp với SỰ vào trước động từ Lý do là vì yếu tố danh hóa SỰ và NO trong tiếng Việt và tiếng Nhật vì mang ý nghĩa tự thân rất thấp nên việc xác định các tiêu chí phân biệt rõ ràng, để sử dụng
(3) Về quy tắc lựa chọn sử dụng yếu tố danh hóa phù hợp
Trong tiếng Nhật, quyết định việc sử dụng yếu tố danh hóa nào phù hợp phụ thuộc vào hai yếu tố: một là, thành phần vị ngữ kết hợp sau biểu thức danh hóa Hai là, thành phần trước yếu tố danh hóa
VD 95 お金というもの/の/*ことは、そうなってくるとすでにな にかメンタルなもの/*の/ことに姿を変えているもの/*の/こ とだ。
Tiền đã biến hình thành thứ gì đó thuộc về tinh thần nếu điều ấy xảy ra Ở ví dụ 95, để cụ thể hóa định nghĩa Tiền là gì, người viết có thể sử dụng biểu thức danh hóa MONO/KOTO - MONO/KOTO da Đối với một thứ gì đó thuộc về tinh thần, mang tính khái quát đánh giá hiện tượng, sự tình, người nói lựa chọn sử dụng yếu tố danh hóa MONO hoặc KOTO Tóm lại, việc lựa chọn phương thức danh hóa nào phương thức danh hóa động từ thêm yếu tố danh hóa MONO sẽ dựa vào ngữ cảnh của các yếu tố kết hợp phía trước MONO
- Trong tiếng Việt, sử dụng yếu tố danh hóa nào phù hợp phụ thuộc vào nghĩa ngữ nghĩa của động từ theo sau nó Cụ thể:
Yếu tố danh hóa trong tiếng Việt và quy tắc kết hợp với động từ trước nó
TT Yếu tố danh hóa Động từ hành động Động từ hoạt động nói năng Động từ chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng Động từ nhận thức, tri giác Động từ tình cảm, cảm xúc
1 Sự Sự học Sự thông báo Sự có mặt Sự uất giận
2 Việc Việc học Việc thông báo
3 Cái Cái ăn Cái được, Cái đói Cái suy nghĩ Cái giận hờn
4 Cuộc Cuộc họp Cuộc thông báo
5 Cơn Cơn đau/ Cơn lũ Cơn giận
6 Trận Trận chiến Trận sốt/ Trận lũ
8 Nỗi Nỗi đau Nỗi nhớ Nỗi uất giận
9 Niềm Niềm đau Niềm nhớ Niềm vui sướng
10 Những Những quyết định Những thông báo Những đau đớn Những suy nghĩ Những niềm vui
11 Một Một quyết định Một thông báo Một đau đớn Một suy nghĩ Một niềm vui
12 Bao Bao quyết định Bao thông báo Bao đau đớn Bao suy nghĩ Bao vui sướng
13 Mọi Mọi quyết định Mọi thông báo Mọi đau đớn Mọi suy nghĩ Mọi hy vọng
14 V + zero Xuất hiện trong hiện tượng đảo ngữ, không cần kết hợp yếu tố danh hóa
(4) Xét trên chức năng ngữ pháp biểu thức danh từ hóa trong câu, ở cả hai ngôn ngữ, biểu thức danh hóa bằng yếu tố danh hóa đều có chức năng như một danh từ thực, có thể là chủ ngữ - chủ đề của câu, cũng có lúc là vị ngữ, tham thể của động từ
Bảng 8 Đối chiếu chức năng của biểu thức danh hóa trong câu
Chức năng biểu thức danh hóa trong câu
ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA BẰNG LƯỢNG TỪ
Hiện tượng này chỉ xảy ra trong tiếng Việt Trong tiếng Việt với các lượng từ chỉ số ít như MỘT, MỖI hoặc chỉ số nhiều như NHỮNG, MỌI, BAO, BIẾT
Yếu tố danh hóa trong tiếng Việt và quy tắc kết hợp với động từ trước nó
TT Yếu tố danh hóa Động từ hành động Động từ hoạt động nói năng Động từ chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng Động từ nhận thức, tri giác Động từ tình cảm, cảm xúc
Một đau đớn Một suy nghĩ
Mỗi đớn đau Mỗi suy nghĩ
Những đau đớn Những suy nghĩ
TT Yếu tố danh hóa Động từ hành động Động từ hoạt động nói năng Động từ chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng Động từ nhận thức, tri giác Động từ tình cảm, cảm xúc sướng
Bao đau đớn Bao suy nghĩ
Mọi đau đớn Mọi suy nghĩ
ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA KHÔNG SỬ DỤNG YẾU TỐ DANH HÓA
Phương thức danh hóa không sử dụng yếu tố danh hóa xảy ra ở cả trong tiếng Nhật và tiếng Việt
Trong tiếng Nhật, phương thức danh hóa loại này là chuyển loại bằng cách thay đổi hình thái động từ, trong đó chia làm 02 loại chính:
(i) Danh hóa bằng cách biến đổi hình thái của gốc động từ
- Danh hóa với gốc động từ đơn: asobi (chơi), kaeri(trở về), kurashi (cuộc sống), nagashi (bồn rửa)
- Danh hóa với gốc động từ ghép mang nghĩa ngữ pháp: urekiri (bán chạy), nikomi (ninh nhừ), yakidate (vừa mới nướng), omoide (kỷ niệm, hồi ức), uchiawase
- Danh từ gốc động từ ghép có nghĩa tương hỗ: ukeire (tiếp nhận), kumitate
(lắp ráp), shiriai (quen nhau), kigae (thay quần áo),
- Danh từ gốc động từ ghép mang nghĩa đối lập: urikai (mua và bán), kashidashi (cho vay và vay), agesage(tăng và giảm)
(ii) Danh hóa bằng cách biến đổi hình thái của gốc động từ kết với danh từ khác
- Danh hóa kết hợp danh từ với gốc động từ đứng sau: yukidoke (xúc tuyết), nejimawashi (vặn ốc)
- Danh hóa kết hợp danh từ với gốc động từ đứng trước: hoshisao (sào phơi đồ), todokesaki (địa chỉ giao hàng)
Ngược lại, trong tiếng Việt tùy ngữ cảnh, tùy trường hợp, tùy phong cách hay nhu cầu diễn đạt của tác giả có thể uyển chuyển sử dụng phương thức V+ zero để chuyển loại từ vựng Chẳng hạn, hy vọng trong câu: Ai cũng phấp phỏng hy vọng ngày hôm sau Việc lựa chọn sử dụng chuyển loại trực tiếp hy vọng , hay sử dụng yếu tố danh hóa như niềm hy vọng, nỗi hy vọng, bao hy vọng, cái hy vọng,… Tương tự, trong tiếng Việt, động từ như sống, chết, cãi nhau, làm lành có thể xuất hiện với tư cách danh từ làm chủ ngữ trong câu thông qua phép đảo ngữ
VD 96 a Cãi nhau bao giờ cũng dễ mà làm lành thì khó vô cùng
(Thời xa vắng, tr.300) b Cơ cực là thế, tủi nhục là thế, Tuyết đành chịu
(Thời xa vắng, tr.176) c Sống vinh còn hơn chết nhục
Qua những điều được trình bày trên, luận văn đã chỉ ra những điểm khác nhau cũng như giống nhau về đặc điểm ngôn ngữ học của các biểu thức danh hóa động từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt Những tương đồng và dị biệt này ở mỗi phương thức danh hóa sẽ là cứ liệu quan trọng trong xây dựng phương pháp dịch thuật phù hợp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận văn này đã chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ học của các biểu thức danh hóa động từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt, trên quan điểm so sánh đối chiếu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Danh hóa động từ là một hiện tượng, một phương thức cấu tạo từ có tính phổ quát biểu hiện sự vận hành, sự hoạt động của cơ chế ngôn ngữ, bộ máy ngôn ngữ với chức năng là công cụ giao tiếp và phản ánh hiện thực, công cụ của tư duy Ngoài tính phổ quát, còn có những đặc trưng riêng trong mỗi ngôn ngữ cụ thể
- Trong tiếng Nhật, với đặc trưng của một ngôn ngữ chắp dính, phương thức danh hóa động từ ở đây có sự đa dạng về hình thức, phong phú về yếu tố Ở cấp độ từ, kết quả của danh hóa động từ trong tiếng Nhật là việc kết hợp yếu tố danh hóa vào sau động từ để chuyển từ động từ sang danh từ, tạo ra một từ mới chủ yếu bằng phương thức kết hợp NO, KOTO, MONO, TOKORO Ở cấp độ trên từ, yếu tố danh hóa kết hợp động từ sẽ tạo ra các biểu thức danh hóa động từ
- Trong tiếng Việt, kết quả của danh hóa động từ là việc kết hợp với yếu tố danh hóa để chuyển từ động từ sang danh từ, tạo ra một từ mới chủ yếu bằng phương thức kết hợp với yếu tố danh hóa phía trước động từ Bản chất của phương thức danh hóa động từ trong tiếng Việt là phương thức cấu tạo từ chủ yếu, cơ bản, để tạo từ mới Trong luận văn này, chúng tôi thừa nhận trong tiếng Việt có hiện tượng danh hóa và đưa ra những yếu tố danh hóa cụ thể cho động từ gồm SỰ, VIỆC, CUỘC, NỖI,
NIỀM, CƠN, TRẬN, CHUYẾN và những lượng từ như MỘT, MỖI, NHỮNG, Để dễ nhận diện và so sánh hiện tượng danh hóa giữa tiếng Nhật và tiếng Việt, chúng tôi chủ yếu đi theo hướng nhận dạng yếu tố danh hóa chủ yếu thông qua kết hợp các yếu tố danh hóa trong tiếng Việt: SỰ, VIỆC, CUỘC, NỖI, NIỀM, CƠN, TRẬN, CHUYẾN và những lượng từ như MỘT, MỖI, NHỮNG và các yếu tố danh hóa trong tiếng Nhật: NO, KOTO, MONO, TOKORO nhằm làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt về đặc điểm ngôn ngữ học của các biểu thức danh hóa động từ trong hai ngôn ngữ: tiếng Nhật và tiếng Việt
- Trong tiếng Việt, với số lượng phong phú của các yếu tố danh hóa, trong tiếng Việt nhiều trường hợp phụ tố để danh hóa có thể thay thế cho nhau để thể hiện sắc thái ngữ nghĩa khác nhau tùy vào từng ngữ cảnh Chính vì thế, đòi hỏi người sử dụng ngôn ngữ phải có sự lựa chọn thật tinh tế khi muốn thể hiện hàm ý của mình đối với người đọc/người nghe
- Kết quả của hiện tượng danh hóa động từ thường tạo ra những danh từ/ danh ngữ mang tính trừu tượng Mục đích chủ yếu làm cho câu văn trang trọng, đây còn là phương thức hữu hiệu để nén và cô đọng thông tin, tóm tắt thông tin một cách thuyết phục
Kết quả nghiên cứu cũng có giá trị ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Nhật và tiếng Việt như một ngoại ngữ, ứng dụng vào công tác biên soạn giáo trình dành cho đối tượng người học là người Việt Nam học tiếng Nhật hoặc người Nhật học tiếng Việt, cũng như ứng dụng trong công tác dịch thuật song ngữ giữa hai ngôn ngữ
- Đối với việc giảng dạy tiếng Nhật như một ngoại ngữ, kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào việc thiết kế giờ giảng cho các học phần ngữ pháp, các học phần liên quan đến dịch thuật với học liệu thực tế, cho phép người học được thực hành trên các cứ liệu văn bản thực tế
- Đối với công tác dịch thuật, nghiên cứu đã chỉ ra các biểu thức tương đồng và dị biệt trong phương thức danh hóa giữa hai ngôn ngữ Người dịch có thể căn cứ trên kết quả nghiên cứu này, đối chiếu quy tắc danh hóa trong hai ngôn ngữ trong ngữ cảnh của câu dịch/văn bản dịch nhằm lựa chọn phương án dịch thuật danh hóa hiệu quả, đảm bảo được tính tương đương trong dịch thuật
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
Cao Xuân Hạo (1994) Về cấu trúc danh ngữ trong tiếng Việt Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Diệp Quang Ban (1991) Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Diệp Quang Ban (1992) Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1996) Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 Hà Nội:
Nhà xuất bản Giáo dục Đinh Văn Đức (1985) Về một kiểu ý nghĩa ngữ pháp gặp ở thực từ tiếng Việt Tạp chí ngôn ngữ, số 4, tr.56 Đinh Văn Đức (1986) Ngữ pháp tiếng Việt, Từ loại Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Đái Xuân Ninh (1978) Hoạt động của từ tiếng Việt Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội Đỗ Hữu Châu (2001) Đại cương ngôn ngữ học, tập 1 Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục
Hồ Lê (1992) Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998) Từ tiếng Việt, hình thái, cấu trúc, từ láy, chuyển loại Hà Nội : Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Lê Biên (1999) Từ loại tiếng Việt hiện đại Hà Nội : Nhà xuất bản Giáo dục
Nguyễn Lân Trung (2013) Về danh ngữ tiếng Việt Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
Nghiên cứu nước ngoài, tập 29, số 2, tr.1-7
Nguyễn Tài Cẩn (1999) Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Nguyễn Tài Cẩn (1975) Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại Hà Nội : Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Nguyễn Thị Thuận (2003) Danh hóa trong tiếng Việt hiện đại Luận án Tiến sĩ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội