Chúng tôi thực hiện nhận diện các biểu thức chứa 10 động từ nhận thức xuất hiện trong các tác phẩm văn học cận – hiện đại của Việt Nam và Nhật Bản bằng phương pháp chọn lọc và xử lý cứ liệu, xác lập đồng thời lý giải các đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Căn cứ vào các câu văn có chứa động từ chỉ hoạt động nhận thức, chúng tôi tiến hành phân tích nghĩa biểu niệm của các động từ nhận thức, tìm ra sự giao thoa ngữ nghĩa của động từ này với động từ kia. Đồng thời xem xét các kiểu câu có chứa động từ nhận thức với đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù thể hiện mục đích, ý đồ giao tiếp của người nói đặt trong từng bối cảnh của phát ngôn. Dựa trên những ngữ liệu đã được thống kê và căn cứ vào cơ sở lý thuyết ngữ nghĩa học, chúng tôi tiến hành miêu tả nghĩa biểu niệm của động từ nhận thức, đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của nó trong các kiểu câu để phân tích, lý giải các động từ nhận thức đã được sử dụng, nêu rõ cách dùng và công dụng của các động từ nhận thức. Từ đó, tiến hành phác họa lại đặc điểm ngữ nghĩa của các động từ nhận thức theo từng phạm trù cụ thể. Nghiên cứu của chúng tôi giúp người Việt đang dạy và học tiếng Nhật cũng như người Nhật đang dạy và học tiếng Việt có cái nhìn tổng quan hơn về động từ nhận thức trong hai ngôn ngữ, nâng cao hiệu quả về mặt ngữ nghĩa học trong nói và viết hai ngôn ngữ, đồng thời góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ, quá trình dịch thuật và quá trình biên soạn từ điển
Trang 1TIẾNG NHẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đà Nẵng, 2024
Trang 2TIẾNG NHẬT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 8220241
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ NHƯ Ý
PGS TS DƯƠNG QUỐC CƯỜNG
Đà Nẵng, 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giảng
viên hướng dẫn là TS Nguyễn Thị Như Ý, PGS.TS Dương Quốc Cường Các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính chúng tôi thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian
lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn
của mình
Thành phố Đà Nẵng, 2024
Đặng Phong Lan
Trang 4TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào việc tìm hiểu, làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa của các động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật, làm rõ các đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù khi tham gia vào cấu trúc câu và xem xét các cấu trúc đặc biệt trong hội thoại để từ đó tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt về ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong hai ngôn ngữ
Chúng tôi thực hiện nhận diện các biểu thức chứa 10 động từ nhận thức xuất hiện trong các tác phẩm văn học cận – hiện đại của Việt Nam và Nhật Bản bằng phương pháp chọn lọc và xử lý cứ liệu, xác lập đồng thời lý giải các đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật Căn cứ vào các câu văn có chứa động từ chỉ hoạt động nhận thức, chúng tôi tiến hành phân tích nghĩa biểu niệm của các động từ nhận thức, tìm ra sự giao thoa ngữ nghĩa của động từ này với động từ kia Đồng thời xem xét các kiểu câu có chứa động từ nhận thức với đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù thể hiện mục đích, ý đồ giao tiếp của người nói đặt trong từng bối cảnh của phát ngôn
Dựa trên những ngữ liệu đã được thống kê và căn cứ vào cơ sở lý thuyết ngữ nghĩa học, chúng tôi tiến hành miêu tả nghĩa biểu niệm của động từ nhận thức, đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của nó trong các kiểu câu để phân tích, lý giải các động từ nhận thức đã được sử dụng, nêu rõ cách dùng và công dụng của các động từ nhận thức
Từ đó, tiến hành phác họa lại đặc điểm ngữ nghĩa của các động từ nhận thức theo từng phạm trù cụ thể Nghiên cứu của chúng tôi giúp người Việt đang dạy và học tiếng Nhật cũng như người Nhật đang dạy và học tiếng Việt có cái nhìn tổng quan hơn về động từ nhận thức trong hai ngôn ngữ, nâng cao hiệu quả về mặt ngữ nghĩa học trong nói và viết hai ngôn ngữ, đồng thời góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ, quá trình dịch thuật và quá trình biên soạn từ điển
Từ khoá: Động từ nhận thức, nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, đồng nghĩa, đa nghĩa, bao nghĩa
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii
Chương 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục đích nghiên cứu 3
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 4
1.4 NGỮ LIỆU KHẢO SÁT 4
1.4.1 Tác giả, tác phẩm đã lựa chọn để khảo sát 4
1.4.2 Ngữ liệu khảo sát 7
1.5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 7
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
1.6.1 Phương pháp miêu tả 8
1.6.2 Phương pháp so sánh đối chiếu 8
1.7 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 9
1.8 BỐ CỤC LUẬN VĂN 9
Chương 2 11
Trang 6TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 11
2.1.1 Các nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở Việt Nam 11
2.1.2 Các nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở Nhật Bản 17
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 21
2.2.1 Hoạt động nhận thức theo quan điểm biện chứng của triết học Mác – Lênin: 21
2.2.2 Khái quát nhóm động từ nhận thức 22
2.2.3 Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 31
Chương 3 32
NGHĨA BIỂU NIỆM CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 32
3.1 NGHĨA BIỂU NIỆM CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT 33
3.1.1 Nghĩ 33
3.1.2 Hiểu 37
3.1.3 Biết 40
3.1.4 Nhớ 43
3.1.5 Tưởng 46
3.2 NGHĨA BIỂU NIỆM CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG NHẬT 48
3.2.1 思う[omou] 48
3.2.2 考える[kangaeru] 60
Trang 73.2.3 わかる[wakaru] 69
3.2.4 知る[shiru] 74
3.2.5 見える[mieru] 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 83
Chương 4 86
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA ĐẶC THÙ CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ NHẬN THỨC 86
4.1 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA ĐẶC THÙ CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT 86
4.1.1 Kết cấu: Vnhận thức + là + P 86
4.1.2 Kết cấu: ai + Vnhận thức 88
4.1.3 Kết cấu: Vnhận thức + đâu 90
4.1.4 Kết cấu: thiết + Vnhận thức 91
4.2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA ĐẶC THÙ CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ NHẬN THỨC TRONG TIẾNG NHẬT 92
4.2.1 Kết cấu: ~を[Vnhận thức] 93
4.2.2 ~と[V nhận thức] 96
4.2.3 ~ように[youni][Vnhận thức] 99
4.2.4 [V nhận thức](ら)れる[rareru] 100
4.2.5 Một số kết cấu khác của [V nhận thức] 102
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 104
Chương 5 106
ĐỐI CHIẾU NHÓM ĐỘNG TỪ NHẬN THỨC 106
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 106
Trang 85.1 TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT VỀ NGHĨA BIỂU NIỆM CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ
NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 106
5.1.1 Nghĩ, nhớ, tưởng với 思う[omou], 考える[kangaeru], 見える[mieru] 106
5.1.2 Hiểu, biết với 知る[shiru], わかる[wakaru], 見える[mieru] 112
5.2 TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT VỀ NGỮ NGHĨA ĐẶC THÙ CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 114
5.2.1 Điểm tương đồng về ngữ nghĩa đặc thù của động từ nhận thức 114
5.2.2 Điểm dị biệt về ngữ nghĩa đặc thù của động từ nhận thức 115
5.3 ỨNG DỤNG TRONG DỊCH THUẬT SONG NGỮ ĐỐI VỚI NHÓM ĐỘNG TỪ NHẬN THỨC 117
5.3.1 Phương án dịch thuật Nhật – Việt đối với động từ 思う[omou] 117
5.3.2 Phương án dịch thuật Nhật – Việt đối với động từ 考える[kangaeru] 118
5.3.3 Phương án dịch thuật Nhật – Việt đối với động từ わかる[wakaru] 119
5.3.4 Phương án dịch thuật Nhật – Việt đối với động từ 知る[shiru] 120
5.3.5 Phương án dịch thuật Nhật – Việt đối với động từ 見える[mieru] 121
Chương 6 123
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 123
6.1 KẾT LUẬN 123
6.2 KHUYẾN NGHỊ 124
Tài liệu tham khảo 125
PHỤ LỤC 1 1
PHỤ LỤC 2 11
Trang 9-DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Tác giả, tác phẩm văn học tiếng Việt của luận văn 5
Bảng 2 Tác giả, tác phẩm văn học tiếng Nhật của luận văn 7
Bảng 3 Nhóm động từ nhận thức trong tiếng Việt của các nghiên cứu trước đây 22
Bảng 4 Nhóm động từ nhận thức trong tiếng Nhật của các nghiên cứu trước đây 24
Bảng 5 05 động từ nhận thức trong tiếng Việt có tần suất xuất hiện cao nhất 32
Bảng 6 05 động từ nhận thức trong tiếng Nhật có tần suất xuất hiện cao nhất 32
Bảng 7 Điểm tương đồng và dị biệt về nghĩa biểu niệm của động từ nghĩ, nhớ, tưởng với思う[omou], 考える[kangaeru], 見える[mieru] 107
Bảng 8 Điểm tương đồng và dị biệt về nghĩa biểu niệm của động từ hiểu, biết với知る [shiru], わかる[wakaru], 見える[mieru] 112
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Tính đa nghĩa, bao nghĩa của động từ nhận thức nghĩ, nhớ, tưởng với思う
[omou], 考える[kangaeru], 見える[mieru] 111
Sơ đồ 2 Tính đa nghĩa, bao nghĩa của động từ nhận thức hiểu, biết với 知る[shiru], わ
かる[wakaru], 見える[mieru] 114
Trang 11Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và tư duy là lĩnh vực nghiên cứu chung của triết học, tâm lí học, xã hội học, kí hiệu học, giáo dục học, ngôn ngữ học và nhiều ngành khoa học khác Quan hệ của tư duy với ngôn ngữ thể hiện ở chỗ, con người sáng tạo và tạo lập ra các hình thức và các dạng lời nói Tư duy hướng tới lời nói và ngôn ngữ, được thể hiện qua từ ngữ không theo cách ngẫu nhiên mà có ý thức Khi suy nghĩ được thể hiện bằng ngôn từ thì bản thân từ ngữ sẽ thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn Các phương thức biểu đạt tư duy bằng ngôn từ càng phát triển thì tư duy của người nói về ngôn từ và nghệ thuật ngôn từ cũng được hoàn thiện dần
Khi phát ngôn, ngữ nghĩa của từ vựng, cấu trúc của phát ngôn, phát âm là những thông tin quan trọng cung cấp cho người nghe hiểu phát ngôn Tuy nhiên, yếu tố văn cảnh, bối cảnh giao tiếp cũng đóng vai trò quan trọng không kém ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp Chẳng hạn, khi được một người bạn rủ đi dã ngoại, người phát ngôn
muốn sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt suy nghĩ của bản thân rằng: Tôi không muốn đi dã ngoại, người đó có thể có những phát ngôn như sau:
Ví dụ 1
a Tôi không đi
b Tôi cảm thấy không nên đi
c Tôi tin rằng ta không nên đi
Ở ví dụ 1a, người phát ngôn tuyên bố suy nghĩ của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn Tuy nhiên, cách nói này có thể gây cảm giác coi nhẹ thành ý mời mọc rủ rê của đối phương, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người nói và người nghe, giảm hiệu quả
giao tiếp Việc sử dụng những động từ chỉ hoạt động nhận thức, điển hình như: cảm thấy trong ví dụ 1b (người nói có thể có thông tin về một sự việc nào đấy như bão hoặc mưa lớn nên lo lắng và khuyên mọi người không nên đi) hoặc 1c (thông tin xác thực
Trang 12hơn - người nói có thể có thông tin về trận bão lớn vào ngày đi dã ngoại nên khuyên
mọi người không nên đi) vừa có thể giúp truyền đạt được suy nghĩ không muốn đi của
người phát ngôn đến người nghe nhưng không làm người nghe phật ý và khó chịu với
lời từ chối này Ví dụ 1b, động từ cảm thấy khiến người nghe cảm thấy người nói có lý
do gì đó mang tính cá nhân nên mới từ chối Ngược lại, động từ tin ở ví dụ 1c cho thấy
lý do từ chối của người nói là khách quan, có căn cứ và có thể thuyết phục người nghe Như vậy, việc sử dụng các động từ chỉ hoạt động nhận thức có hiệu quả trong việc giúp người nghe tiếp nhận thông tin một cách logic, đúng đắn về phát ngôn của người nói Động từ là loại từ sử dụng rộng rãi, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống loại từ của các ngôn ngữ Trong tiếng Việt, theo thống kê của Nguyễn Kim Thản
(1977, tr.9), số câu mà vị ngữ là động từ vào khoảng 88%, trong khi đó, số câu có vị
ngữ tính từ chỉ chiếm 4% và số câu có vị ngữ danh từ chỉ vào khoảng 8% (dựa vào 5 tác phẩm văn học và một số báo chí) Ngoài ra, động từ trong tiếng Việt còn có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nữa Những ý nghĩa ngữ pháp phụ theo động từ trong câu và các phương tiện biểu thị các ý nghĩa ấy nhiều và đa dạng hơn cả Song cho đến nay, động từ chưa được nghiên cứu kỹ và còn rất nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu về việc thừa nhận sự tồn tại của động từ, về tiêu chí phân định động từ, về
sự khác biệt giữa động từ và tính từ, về các loại nhỏ trong động từ, về số lượng, nội dung, hình thức biểu thị của các phạm trù ngữ pháp, v.v Chính vì vậy, nghiên cứu này chọn các động từ chỉ hoạt động nhận thức làm đối tượng nghiên cứu nhằm giúp các đối tượng trong giao tiếp có thể lựa chọn đúng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp và nhận thức rõ ràng về điều mà đối phương muốn nói, từ đó nâng cao hiệu quả trong quá trình giao tiếp, mối quan hệ giữa người nói và người nghe cũng được cải thiện Ngoài
ra, việc đối chiếu với nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Nhật trên các bình diện ngữ nghĩa làm nổi bật vai trò của động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt, đóng góp vào quá trình học tập, nghiên cứu của người học, dịch thuật cũng như biên soạn từ điển
Trang 131.2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nêu trên, đề tài đề ra những nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp, khái quát nghĩa biểu niệm của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật
- Tổng hợp, khái quát đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức khi tham gia vào các kiểu loại câu trong tiếng Việt và tiếng Nhật
- Từ việc tổng hợp và khái quát, tìm hiểu nét tương đồng và dị biệt về nghĩa biểu niệm và đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù khi tham gia vào các kiểu loại câu của các động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn lựa chọn đối tượng đưa vào phân tích đối chiếu song song là nhóm động từ nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật trích từ các tác phẩm văn học của Việt Nam và Nhật Bản
Trang 141.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào nghĩa biểu niệm và đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của các động từ chỉ hoạt động nhận thức có tần suất sử dụng nhiều qua khảo sát trong ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Nhật trên bình diện ngữ nghĩa học
1.4 NGỮ LIỆU KHẢO SÁT
1.4.1 Tác giả, tác phẩm đã lựa chọn để khảo sát
Để tiến hành so sánh, đối chiếu nhóm động từ nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật trên bình diện ngữ nghĩa học, chúng tôi đã thực hiện khảo sát các câu văn có chứa các động từ chỉ hoạt động nhận thức từ một số tác phẩm văn học cận – hiện đại của Việt Nam và Nhật Bản Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các tác giả và tác phẩm được lựa chọn để làm ngữ liệu nghiên cứu cho luận văn này
1.4.1.1 Tác giả, tác phẩm văn học tiếng Việt
Trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Thạch Lam, Vũ
Trọng Phụng, Nam Cao là những nhà văn được nhiều tình cảm của người đọc Tuyển tập Thạch Lam, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tuyển tập Nam Cao được chúng tôi
chọn làm ngữ liệu khảo sát trong luận văn
Nguyễn Minh Châu là ngòi bút có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học Việt Nam vào giai đoạn chiến tranh và thời kỳ đổi mới, đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 2000 Các tác phẩm của ông đề mang tính nhân văn rất cao, thể hiện tinh
thần yêu nước và yêu con người sâu sắc Tuyển tập Nguyễn Minh Châu xuất bản năm
2022 được chúng tôi chọn làm ngữ liệu khảo sát trong luận văn này
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh ra đời năm 1987, xuất bản lần đầu tiên năm
1990 Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh với tên The Sorrow of War và sau đó
được chuyển ngữ tại nhiều quốc gia trên thế giới Đến năm 2019, tác phẩm đã được dịch ra 20 thứ tiếng xuất bản tại 20 quốc gia trên thế giới
Trang 15Ăn mày dĩ vãng là một tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai, một nhà văn với sự
nghiệp văn chương gắn liền cùng chủ đề người lính và chiến tranh, tác phẩm nằm trong
số những tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới Ăn mày dĩ vãng
được nhận Giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh Cách mạng và Lực lượng vũ trang của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993
Bảng 1
Tác giả, tác phẩm văn học tiếng Việt của luận văn
5 Tuyển tập Nguyễn Minh Châu Nguyễn Minh Châu 2022
1.4.1.2 Tác giả, tác phẩm văn học tiếng Nhật
Dazai Osamu (1909 – 1948) là một nhà văn Nhật Bản tiêu biểu cho thời kì vừa chấm dứt Thế chiến thứ hai ở Nhật Lối viết của ông giản dị như câu nói thường ngày, những tác phẩm nổi tiếng của ông đều dựa vào sự việc xảy ra trong cuộc đời mình,
chứa nỗi bi quan sâu đậm Tác phẩm Nữ sinh (女生徒[joseito], Hoàng Long dịch, Nhà
xuất bản Hội Nhà văn, 2015) là một tác phẩm xuất sắc của Dazai Osamu bao gồm nhiều câu chuyện ngắn với chủ đề về người phụ nữ Nhật Bản
Banana Yoshimoto (1964) là một trong những gương mặt nổi bật nhất của văn đàn Nhật Bản hiện đại, thường được so sánh cùng Murakami Haruki và Murakami Ryu
Kitchen (キッチン[kicchin]) là tiểu thuyết đầu tay của Yoshimoto Banana với hơn 2,5
Trang 16triệu bản được tiêu thụ và tái bản trên sáu mươi lần tại Nhật Bản Kitchen được Lương
Việt Dzũng dịch, được Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2006
Kuroyanagi Tetsuko (1933) là nữ diễn viên, ngôi sao truyền hình kiêm vận động viên Nhật Bản nổi tiếng Bà nổi tiếng trong những công tác từ thiện, là một trong những nhân vật Nhật Bản đầu tiên được quốc tế công nhận Năm 1981 đánh dấu một
bước ngoặt trong sự nghiệp của Kuroyanagi khi bà xuất bản cuốn sách thiếu nhi chan bên cửa sổ (窓際のトットちゃん[Madogiwa no Tottochan]) Cuốn sách là cuốn tự
Totto-truyện về thời thơ ấu của bà, đến khi được phát hành đã trở thành cuốn sách được bán chạy nhất lịch sử Nhật Bản Tác phẩm lần đầu tiên chính thức xuất bản tại Việt Nam năm 2011 với bản dịch trực tiếp từ nguyên tác của Trương Thùy Lan
Haruki Murakami (1949) là một trong những tác giả nổi tiếng nhất của dòng văn học đương đại Nhật Bản, được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước
Nhật Kafka bên bờ biển (海辺のカフカ[Umibe no Kafuka]) là tiểu thuyết tiếng Nhật
phát hành năm 2002 Bản dịch tiếng Việt của Dương Tường được hoàn tất và đưa ra công chúng trong năm 2007
Shinkai Makoto biết đến với biệt danh phù thủy của những nỗi buồn, là một nhà làm phim, tiểu thuyết gia, đạo diễn, trước kia là nhà thiết kế đồ hoạ xuất thân từ quận Minamisaku, Nagano, Nhật Bản Ông được biết tới nhiều nhất khi đạo diễn bộ phim
hoạt hình ăn khách Tên cậu là gì (君の名は[Kimi no nawa]) Trong luận văn này, chúng tôi chọn tác phẩm Khu vườn ngôn từ (言の葉の庭 [kotonoha no niwa]) xuất bản năm
1989 Bản dịch tiếng Việt của Hồng Vân được hoàn tất và đưa ra công chúng trong năm 2015
Trong luận văn này, phần dịch các ví dụ tiếng Nhật được chúng tôi sử dụng bản dịch của các tác giả như đã trình bày ở trên
Trang 17Bảng 2
Tác giả, tác phẩm văn học tiếng Nhật của luận văn
2 Totto-chan bên cửa sổ Kuroyanagi Tetsuko 1981
1.4.2 Ngữ liệu khảo sát
Việc thống kê các động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật chủ yếu dựa vào khảo sát động từ chỉ hoạt động nhận thức trong các tác phẩm văn xuôi cận – hiện đại của Việt Nam và Nhật Bản như hai bảng thống kê tại bảng 5 và bảng 6 Kết quả thống kê đã tìm ra 4484 biểu thức ngôn ngữ chứa động từ chỉ hoạt động nhận thức trong đó có 3148 biểu thức bằng tiếng Việt và 1336 bằng tiếng Nhật Các số liệu và ví dụ được sử dụng để thống kê, phân tích và miêu tả trong luận văn này được lấy từ hệ thống ngữ liệu là các biểu thức ngôn ngữ rút ra từ các tác phẩm trên Hệ thống biểu thức ngôn ngữ chứa động từ chỉ hoạt động nhận thức được trình bày trong phần phụ lục
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số ví dụ dẫn lại từ các công trình nghiên cứu
đi trước và một số câu ví dụ là câu thông dụng dùng trong tiếng Việt và tiếng Nhật
1.5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nghĩa biểu niệm của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật là gì?
- Đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức khi tham gia vào các kiểu loại câu trong tiếng Việt và tiếng Nhật là gì?
Trang 18- Nét tương đồng và dị biệt giữa nghĩa biểu niệm và đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức khi tham gia vào các kiểu loại câu trong tiếng Việt và tiếng Nhật là gì?
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1 Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận văn này, trong đó thủ pháp phân tích ngôn cảnh và thủ pháp phân tích ngữ nghĩa được sử dụng xuyên suốt để xác định nghĩa biểu niệm của các động từ chỉ hoạt động nhận thức, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù khi tham gia vào các kiểu loại câu
Thủ pháp phân tích ngôn cảnh: Căn cứ vào các câu văn có chứa động từ nhận
thức, chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa động từ nhận thức với ngữ cảnh, văn cảnh, gồm các yếu tố như người nói, người nghe, mục đích, ý đồ giao tiếp, tâm lí tình cảm, hàm ngôn, nhận định phán đoán liên quan đến bổi cảnh hội thoại
Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa: Dựa trên những ngữ liệu đã được thống kê và căn
cứ vào cơ sở lý thuyết ngữ nghĩa học, chúng tôi tiến hành miêu tả ngữ nghĩa của từng động từ trong mỗi câu văn khác nhau để phân tích, lý giải các động từ nhận thức đã được sử dụng, nêu rõ cách dùng và công dụng của các động từ nhận thức Từ đó, tiến hành phác họa lại ngữ nghĩa của động từ nhận thức theo từng nét nghĩa cụ thể
1.6.2 Phương pháp so sánh đối chiếu
Động từ chỉ hoạt động nhận thức là loại động từ phổ quát trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới Tuy nhiên do đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá riêng biệt của từng quốc gia, khu vực mà các động từ nhận thức có những điểm tương đồng và dị biệt với nhau tuỳ theo đặc thù của từng ngôn ngữ Thông qua luận văn này, chúng tôi dựa trên phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt trong hệ thống nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật Trong đó xác định:
(1) Tiêu chí đối chiếu: phạm trù nghĩa
Trang 19(2) Phương pháp đối chiếu: so sánh phạm trù
(3) Bình diện đối chiếu: ngữ nghĩa
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng một số thủ pháp hỗ trợ như thủ pháp thống
kê Trong đó, thủ pháp thống kê để tập hợp những ngữ liệu có chứa động từ chỉ hoạt động nhận thức trong các tác phẩm văn học cận - hiện đại của Việt Nam và Nhật Bản Dựa trên ngữ liệu đã xác lập được, tổ chức phân loại và khảo sát đặc trưng ngữ nghĩa của động từ chỉ hoạt động nhận thức trong cả hai ngôn ngữ
1.7 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Về lý luận, luận văn nêu ra nghĩa biểu niệm và đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật, nêu bật ra được những điểm khác biệt trong nghĩa biểu niệm và đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của động từ chỉ hoạt động nhận thức trong hai ngôn ngữ
Về thực tiễn, nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Nhật giúp người Việt đang dạy và học tiếng Nhật cũng như người Nhật đang dạy và học tiếng Việt có cái nhìn tổng quan hơn về động từ chỉ hoạt động nhận thức trong hai ngôn ngữ Đồng thời, phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung
và ngữ nghĩa học nói riêng
1.8 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn này có bố cục gồm 06 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
Luận văn trình bày tổng quan về những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn như: hoạt động nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức trong và ngoài nước, các khái niệm khác nhau của động từ chỉ hoạt động nhận thức là gì Ngoài
ra, luận văn cũng giới thiệu những cơ sở lý thuyết được lựa chọn làm định hướng nghiên cứu cho đề tài như hàm ngôn, tình thái, phân loại cái loại câu cơ bản, người nói,
người nghe, nhận thức, ngữ cảnh, trường nghĩa, đồng nghĩa
Trang 20Chương 3: Nghĩa biểu niệm của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Luận văn phân tích nghĩa biểu niệm của 10 động từ nhận thức có tần suất sử dụng cao nhất trong tiếng Việt và tiếng Nhật, thống kê nghĩa biểu niệm và phân tích các hiện
tượng trong ngôn ngữ như đa nghĩa, đồng nghĩa
Chương 4: Đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của nhóm động từ nhận thức khi tham gia vào các kiểu loại câu trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Luận văn phân tích đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của 10 động từ nhận thức nói trên trong tiếng Việt và tiếng Nhật khi tham gia vào các kiểu loại câu, thống kê từng kết cấu
riêng của mỗi động từ
Chương 5: Đối chiếu nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt với tiếng Nhật
Thông qua việc so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và dị biệt của động từ nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật, luận văn chỉ ra một số vấn đề nghĩa biểu niệm và ứng dụng của động từ nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật trong thực tế giao tiếp, đồng thời đưa ra một số câu hiện tượng trong các câu dịch của dịch giả trong
phạm vi ngữ liệu của luận văn
Chương 6: Kết luận và khuyến nghị
Trang 21Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Các nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trường từ vựng biểu thị hoạt động nhận thức chưa được nghiên cứu
mà chỉ dừng lại ở việc phân loại và mô tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của chúng trong những công trình của Nguyễn Kim Thản (1977), Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Tài Cẩn (1996), Lê Biên (1998), Hoàng Văn Vân (2002), Nguyễn Ngọc Trâm (1991), Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Cao Xuân Hạo (2017)
2.1.1.1 Động từ nhận thức trên bình diện ngữ pháp
Theo hướng ngữ pháp truyền thống, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản đã đề
cập đến đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ này như sau:
- Nguyễn Tài Cẩn (1996) dựa vào quy tắc dùng thành tố phụ xong để đối lập giữa
động từ chỉ sự việc có khả năng kết thúc với động từ chỉ sự việc không có khả năng kết
thúc Ăn, đọc, mở, đóng v.v là những hành động có thể kết thúc nên có thể tạo động ngữ ăn xong, đọc xong, mở xong, đóng xong; biết, hiểu, ghét, dám v.v là những hành động không thể có kết thúc: có thể biết hoặc không biết, có thể hiểu hoặc không hiểu, nhưng khi đã biết, đã hiểu rồi thì không thể nào chấm dứt được việc biết, việc hiểu đó
Vì vậy, trong tiếng Việt không thể đặt những động ngữ kiểu như biết xong, hiểu xong, ghét xong, dám xong v.v Động từ là từ loại thường dùng để chỉ hành động Hành động
thường chỉ có thể xảy ra, chứ ít khi có thể tăng lên hoặc giảm mức độ xuống Tuy nhiên, cũng có một số động từ có khả năng tăng giảm mức độ như những động từ chỉ
tính chất, ví dụ: yêu, ghét, lo, sợ, giận, tin, ngờ, v.v Tác giả dựa vào khả năng kết hợp với các phụ tố chỉ mức độ như rất, hơi, quá để phân biệt các động từ có khả năng tăng giảm mức độ với những động từ không có khả năng tăng giảm mức độ như đánh, ngồi
Có thể nói: rất giận, giận quá, rất tin, tin lắm mà lại không thể nói rất đánh, đánh quá
Trang 22hay rất ngồi, ngồi lắm Tác giả dựa vào việc thêm bớt các thành tố phụ có ý nghĩa chân thực để đối lập giữa động từ không có khả năng dùng độc lập như toan, dám, ngỡ v.v với động từ có khả năng dùng động lập như đọc, đi, biết v.v Ông gọi nhóm động từ
gồm: biết, nhớ, tin, ngờ v.v là nhóm động từ cảm nghĩ Những động từ này khi làm
chính tố thì sau nó phải có phụ tố chỉ sự vật bị tác động mới đủ nghĩa và trước chúng
có thể xuất hiện phụ tố chỉ mức độ
- Nguyễn Kim Thản (1977) khi phân loại động từ trong tiếng Việt theo tiêu chí: Phân loại theo sự phân phối của các hư từ phục vụ động từ, đã chia động từ thành 6 nhóm:
+ Nhóm 1: là những động từ không thể lặp lại được, cũng không tiến hành theo
phương hướng nào và cũng không thể thay đổi về mức độ như: ra, vào, lên, xuống, v.v
+ Nhóm 2: là những động từ có thể kết hợp với những cặp phó động từ biểu thị sự lặp lại của hoạt động, có thể kết hợp được với những phó động từ phương hướng, không thể kết hợp với những phó từ chỉ mức độ Những động từ này biểu thị những quá trình có thể lặp đi lặp lại được và có thể tiến hành theo những phương hướng nhất
định như: bịt, bám, tham dự, bẻ, cắt, v.v
+ Nhóm 3: là những động từ có thể kết hợp được với những cặp phó động từ biểu thị sự lặp lại của hoạt động, nhưng không có thể kết hợp được với những phó
động từ phương hướng và những phó từ chỉ mức độ như: bãi công, biểu tình, tố cáo v.v
+ Nhóm 4: là những động từ không biểu thị hoạt động mà biểu thị trạng thái vật
chất hay tinh thần, có khả năng kéo dài, trong một thời điểm nhất định như: ngủ, giãn (ra), tựa (vào), ngẩng (lên), v.v
+ Nhóm 5 là những động từ có đặc trưng: không thể kết hợp được với những cặp phó động từ biểu thị sự lặp lại của hoạt động, nhưng có thể kết hợp được với phó động từ phương hướng và những phó từ biểu thị mức độ, được gọi là nhóm động từ
tình cảm, gồm có: ái ngại, yêu, bái phục, bao dung, biết, cảm, chiều, ghét, giận, hiểu, mến, tin, v.v
Trang 23+ Nhóm 6: bao gồm những động từ không thể kết hợp được với những cặp phó động từ biểu thị sự lặp lại của hoạt động, những phó động từ phương hướng, và chỉ kết hợp được với những phó từ biểu thị mức độ Những động từ này biểu thị tri giác và hoạt động của cơ quan tri giác nên được gọi là động từ tri giác Những động từ tri giác
gồm có: am hiểu, am tường, áy náy, ăn năn, ân hận, bứt rứt, hối hận, v.v (động từ biểu thị tri giác và trạng thái tinh thần); luyến tiếc, mong, mơ ước, thèm, v.v (động từ biểu
thị dục vọng, cảm giác)
Nếu xếp động từ theo tiêu chí phân loại theo tính chất chi phối của động từ, gồm
có 3 loại: động từ ngoại hướng, động từ nội hướng và động từ trung tính Trong đó,
nhóm động từ nội hướng gồm có động từ cảm nghĩ – nói năng là những động từ này
biểu thị sự hoạt động của trí não, của các cơ quan cảm giác và ngôn ngữ Đặc điểm ngữ pháp của những động từ này là nó thường đòi hỏi có bổ ngữ cho một cụm từ tường thuật đảm nhiệm này biểu thị nội dung của những cảm giác, tình cảm, suy nghĩ mà sự vật phản ánh vào trong ý thức người ta, hoặc là nội dung của lời nói mà người ta muốn diễn đạt ra Những động từ này thường có dạng thức N V (S – P) (Chủ ngữ - vị ngữ -
bổ ngữ)
Ví dụ 2
Nói đến đó thì cô ấy dừng lại nhưng tôi biết là cô ấy muốn nhắc đến ông
(Ăn mày dĩ vãng Chu Lai)
Đặc điểm ngữ pháp của những động từ này còn là: ngoài những động từ biểu thị
hoạt động của cơ quan cảm giác như nghe, nhìn, thấy, trông, xem, v.v ra, những động
từ khác có thể có những liên từ rằng, là, rằng là đặt ở giữa chúng và S P (S là mệnh đề
chính, P là mệnh đề phụ)
Ví dụ 3 Chính Liên cũng đã phải khen rằng nó hát hay và lại bảo rằng chỉ vì mê
giọng hát của nó, mà một người làng đã gả không con gái cho nó
(Sống mòn Nam Cao)
Trang 24Song nếu động từ thấy mang nghĩa từ hoạt động của cơ quan thị giác sang hoạt động của trí não thì nó có thể đặt trước rằng
Ví dụ 4 Y vẫn thấy rằng không có Liên, chắc đời y khổ lắm
(Sống mòn Nam Cao)
Những động từ cảm nghĩ – nói năng gồm có: bảo, bịa, biết, cãi, cảm thấy, chê,
cho (với nghĩa là nhận định), đinh ninh, đồn, e, hiểu, kể, kêu, khen, khoe, lo, mong, ngại, ngờ, ngỡ, nhớ, nghĩ, nhận định, nghe, quên, sợ, thấy, tưởng, tin, tiếc, xem, v.v
- Lê Biên (1998) gọi các động từ chỉ về vận động, quá trình hoạt động thuộc về
nhận thức, cảm xúc, trạng thái tình cảm như: hiểu, biết, nghe, thấy, nhớ, mong, lo, sợ, yêu, ghét, hi vọng, tin,v.v là các động từ cảm nghĩ nói năng Về mặt ngữ pháp, sau
động từ này có bổ ngữ đối tượng tác động Cấu tạo của bổ ngữ này có thể là một từ, một ngữ, một cụm chủ - vị Nét đặc thù của chúng là có khả năng kết hợp với từ chỉ
mức độ ở phía trước như rất hiểu, hơi hiểu, rất tin, khá lo, hơi nhớ, rất tin tưởng khiến
cho động từ cảm nghĩ rất gần với tính từ, mặt khác là điểm khác biệt giữa động từ cảm nghĩ nói năng với các động từ nội động và động từ ngoại động Trong hoạt động ngôn ngữ, sau động từ cảm nghĩ nói năng có thể có chỗ ngắt, khi viết được đánh dấu bằng từ
rằng, là hoặc dấu hai chấm
Ví dụ 5
a Tôi tin rằng chị ấy sớm bình phục
b Tôi tưởng rằng là chúng ta hôm nay nghỉ học
c Tôi biết: anh Nam là người tử tế
Theo hướng ngữ pháp chức năng, Hoàng Văn Vân (2002) nhận định, trong giao
tiếp trực diện hằng ngày chúng ta không chỉ dựa vào việc giải nghĩa hay thể hiện những cái diễn ra ở thế giới bên ngoài mà còn lựa chọn các kiểu quá trình khác để giải
thích cho những gì mà họ cảm thấy – nghĩ, nhận thức, cảm giác, mong đợi, và cái mà
một người nào đó nói với một người nào đó Quá trình này không thể hiện thế giới cụ
Trang 25thể và hữu hình của những hành động và sự kiện mà chúng giải thích thế giới của ý
thức con người, được gọi là quá trình tinh thần
Ví dụ 6
Nhìn trong mắt cô, tôi thấy cô vẫn còn nặng nợ với ông lắm, thấy hình ảnh ông
vẫn còn in rõ
(Ăn mày dĩ vãng Chu Lai)
2.1.1.2 Động từ nhận thức trên bình diện ngữ nghĩa
Theo Đỗ Hữu Châu (1981), tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng Mỗi tiểu
hệ thống được gọi là một trường nghĩa Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa Với các trường nghĩa, có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường Có thể có hai loại trường nghĩa: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm) Dựa vào quan niệm về trường nghĩa biểu vật, ông đã
xếp các động từ nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán, phân tích, v.v vào
nhóm trường nghĩa chỉ hoạt động trí tuệ của con người
Nguyễn Ngọc Trâm (1991) khảo sát đặc điểm ngữ pháp của từ tâm lý tình cảm dựa trên ba phương diện: đặc điểm từ loại, khả năng cú pháp và chức năng hoạt động trong câu, đã thừa nhận phần lớn những từ tâm lý tình cảm mang đặc trưng từ loại động từ, một số ít mang đặc trưng của tính từ hay có đặc trưng vừa của động từ, vừa của tính từ Hiện tượng tâm lý tình cảm chính là sự hoạt động tình cảm, sự dao động
trong trạng thái nội tâm con người như các động từ yêu, ghét, lo, sợ, giận, oán, tin, ngờ
Động từ tâm lí tình cảm có hai mô hình cú pháp: mô hình thứ nhất không có bổ ngữ
trực tiếp (tôi buồn, nó ngạc nhiên), mô hình thứ hai có bổ ngữ trực tiếp (tôi yêu tổ quốc, chị giận con) Bổ ngữ ở đây không chỉ là đối tượng mà trạng thái tâm lí hướng tới mà
Trang 26còn là sự vật tác động tới hoạt động tâm lí tình cảm Khi hoạt động trong câu, từ tâm lí tình cảm có chức năng làm vị ngữ với chủ ngữ là danh từ chỉ người Trong một số
trường hợp, từ tâm lí tình cảm còn có chức năng biểu thị ý nghĩa tình thái của câu (Rất tiếc là hôm qua tôi bận, Tôi sợ là anh ấy không trở về)
Cao Xuân Hạo (2011) gọi các động từ: nghĩ, biết, tưởng, ngỡ, đinh ninh, nói, kể,
vu, đồn, dối, v.v là các vị từ nhận thức nói năng Xét về phương diện ngữ pháp là
những vị từ ngoại động, các vị từ này có thể có bổ ngữ là những kết cấu chủ - vị, nghĩa
là những câu phụ - thường mở đầu bằng rằng hay là (trong khi các vị từ ngoại động
khác thường chỉ có bổ ngữ là những danh ngữ) Câu phụ làm bổ ngữ cho các vị từ nhận thức - nói năng thường biểu thị một ý nghĩ hay một lời nói về một sự việc, một
tình hình nào đó Chẳng hạn:
Ví dụ 7
a Nam nghĩ rằng thầy sẽ ra một bài rất dễ
b Tôi biết anh ấy sẵn lòng giúp tôi
c Ông ấy lo rằng mai sẽ mưa
d Truyền thuyết kể rằng hồ này là nơi trú ngụ của thuồng luồng
e Thế mà tôi cứ tưởng anh ấy chưa biết
Các vị từ nhận thức - nói năng có thể tiền giả định rằng điều được biểu thị trong
câu phụ bổ ngữ là đúng sự thật hay là sai sự thật hoặc không chứa đựng tiền giả định
đó Trong các vị từ và (ngữ vị từ) nhận thức – nói năng còn có thể kể: các vị từ và ngữ
vị từ có tiền giả định là đúng sự thật (hàm chân): hay (đồng nghĩa với biết), nhận chân, hiểu ra, vỡ lẽ (ra), giác ngộ, tiếc, thú thật; các vị từ và ngữ vị từ có tiền giả định là sai
sự thật (hàm nguỵ): ngỡ, có ảo giác, hiểu lầm, nói dối, nói khoác, nói phét, bịa (đặt),
vu (khống); hầu hết các vị từ nhận thức – nói năng còn lại đều là vô hàm: thấy, cảm thấy, có cảm giác (là), quan niệm, hình dung, nói, chối, kể, bảo, khẳng định, phủ định, nhận xét, chê, khen, kêu, than, khai, báo,v.v
Trang 272.1.2 Các nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở Nhật Bản
Trong tiếng Nhật, các công trình nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức như Abe Shinobu (1991), Shiba Ayako (2009), Moriyama Takuro (1992), Miyazaki Kazuhito (1999), Ono Masaaki (2001), Takahashi Keisuke (2003), Suzuki Tomomi (2015),v.v được công bố trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa cụ thể như sau:
- Abe Shinobu (1991) khi nghiên cứu về Phạm trù cách và cấu trúc cú pháp của động từ nhận thức (認識動詞構文の構造と格 [ninshikidoshikobun no kouzo to kaku]) đã
gọi các động từ đã gọi các động từ 思う[omou] (nghĩ), 考える[kangaeru] (suy nghĩ), 信
じる[shinjiru] (tin), 感じる[kanjiru] (cảm nhận), みる[miru] (nhìn), みなす[minasu]
(xem là), 判断する[handansuru] (phán đoán) v.v là động từ mang đặc trưng của động
từ nhận thức (認識動詞[ninshikidoshi]) và cấu trúc như các câu sau đây được gọi là cấu
trúc động từ nhận thức (dẫn theo Masuoka 1987):
a.太郎が花子を天才だと思っている。
[taroga hanakowo tensaidato omotteiru]
Taro nghĩ Hanako là thiên tài
động từ thành hai nhóm lớn là động từ hành động và động từ tâm lý Động từ tâm lý
được phân chia thành động từ nhận thức và động từ thái độ Theo đó, nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức bao gồm:
+ Động từ tri giác như 見る[miru] (nhìn), 聞く[kiku] (nghe), 感じる[kanjiru] (cảm
nhận), 認める[mitomeru] (thừa nhận), 認識する[ninshikisuru] (nhận ra), v.v
+ Động từ chỉ năng lực tư duy như 考える[kangaeru] (suy nghĩ), 思う[omou] (nghĩ)、知る[shiru](biết), 信じる[shinjiru] (tin), 忘れる[wasureru] (quên), v.v
Trang 28+ Động từ chỉ hoạt động ngôn ngữ - nói năng như 言う[iu] (nói), 話す[hanasu]
(nói chuyện), 語る[kataru] (kể), 語り継ぐ[kataritsugu] (truyền đạt), v.v
+ Động từ tri giác là những động từ chỉ hoạt động của các giác quan như hoạt động thị giác, hoạt động thính giác, hoạt động khứu giác, hoạt động vị giác Động từ chỉ năng lực tư duy là động từ thể hiện sự hiểu biết về một đối tượng trong lĩnh vực nhận thức trí tuệ Động từ chỉ hoạt động ngôn ngữ - nói năng là động từ biểu hiện hành động làm cho một đối tượng mà mình biết được, hiểu được trong lĩnh vực nhận thức được người khác biết đến thông qua hoạt động ngôn ngữ Mặc dù động từ nhận thức, động từ chỉ năng lực tư duy đối lập nhau về đặc điểm cấu trúc nhưng chúng có điểm chung là thể hiện sự kết hợp các đối tượng vào lĩnh vực nhận thức Mặc khác, động từ thái độ, cũng là động từ tâm lý, là những động từ bao gồm các thái độ đánh giá như sự đánh giá hoặc phán xét của chủ thể đối với đối tượng đã được đưa vào lĩnh vực nhận thức Động từ thái độ khác với động từ nhận thức ở chỗ không có hạn chế về cụm danh
từ cách và bất kỳ danh từ nào, cụ thể hay trừu tượng đều có thể đóng vai trò là tân ngữ
Một nhóm động từ điển hình là các động từ thái độ đánh giá cảm xúc như: yêu, ghét, tôn trọng, v.v thể hiện cảm xúc và đánh giá của người trải nghiệm đối với đối tượng Ngoài ra, các động từ biểu hiện thái độ như: khen, chê bai, phê bình,v.v thông qua hoạt
động nói năng cũng chiếm một vị trí quan trọng trong số các động từ thái độ Hơn nữa,
các động từ thái độ trí tuệ như: xem xét, phán đoán,v.v cũng biểu thị thái độ trí tuệ
(phán xét) đối với một đối tượng, thay vì đánh giá về mặt cảm xúc cũng nên được xếp vào một nhóm nhỏ của động từ thái độ Như vậy, động từ thái độ được Shiba Ayako chia thành ba nhóm chính như sau:
(1) Động từ cảm xúc (động từ thái độ đánh giá): yêu, ghét, thích, nghi ngờ,v.v (2) Động từ biểu thị thái độ: khen, coi thường, mắng, thuyết phục,v.v
(3) Động từ thái độ trí tuệ: xem xét, đánh giá, giải thích, minh hoạ, lựa chọn,v.v
Việc phân loại các ngoại động từ nêu trên được tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Trang 29Gần đây, phát triển và kế thừa lý luận của Okuda, Shiba Ayako, Hayatsu Emiko, Chatani Yasuyo (2020) đã phân chia các cấu trúc liên quan đến tâm lý bao gồm 3 nhóm: 認識 [ninshiki] (nhận thức), 態度[taido] (thái độ) vàモーダルな態度 [modaruna
taido] (thái độ phương thức) Trong đó, nhóm động từ nhận thức bao gồm nhận thức
tri giác (知覚認識[shikakuninshiki]) mang tính cảm tính như:見る[miru] (nhìn), 感じる
[kanjiru] (cảm thấy); nhận thức trí tuệ(知的認識[chitekininshiki]) như 思う[omou]
(nghĩ), 考える[kangaeru] (suy nghĩ) và hoạt động nói năng (thông báo) (言語活動
[gengokatsudo]) Nhóm động từ thái độ bao gồm thái độ đánh giá cảm xúc (感情評価 的態度 [kanjohyokatekitaido]) như: 愛する[aisuru] (yêu), 敬う[uyamau] (kính trọng);
thái độ trí tuệ (知 的 態 度[chitekitaido]) như 見 な す[minasu] (xem xét), 判 断 す る
[handansuru] (phán đoán); thái độ biểu cảm (表現的態度[hyogentekitaido]) như: 叱る
[shikaru] (la mắng), ほめる[homeru] (khen) Nhóm động từ thái độ phương thức bao
gồm thái độ yêu cầu(要求的態度[yokyutekitaido]) như: 頼む[tanomu] (nhờ vả), 許可する
[kyokasuru] (cho phép); thái độ ý chí(意 志 的 態 度[ishitekitaido]) như: 企 て る
[kuwadateru] (lên kế hoạch), 誓う [chikau] (thề)
Ngoại động từ
Động từ động tác
Động từ tâm lý
Động từ nhận thức
Động từ tri giác
Động từ tư duy
Động từ hoạt động nói năng
Động từ thái độ
Động từ thái
độ trí tuệ
Động từ xưng hô
Động từ cảm xúc
Động từ biểu thị thái độ
Động
từ nhận thức nghĩa rộng
Trang 30- Takahashi Keisuke (2003) trong Nghiên cứu về 思 う[omou] và 考 え る
[kangaeru] với tư cách từ đa nghĩa, từ gần nghĩa đã gọi 思 う[omou] và 考 え る
[kangaeru] là động từ suy nghĩ (思考動詞[shikodoshi) (dẫn theo Morita 1992)
- Miyazaki Kazuhito (1999) trong công trình nghiên cứuモダリティ論から見たと
思う[modaritiron kara mita to omou] (Động từと思う[to omou] nhìn từ phương diện
tình thái) cho rằng động từ思う[omou] mang nghĩa từ vựng là nhận thức nên nó liên
quan đến các hình thức biểu hiện nhận thức trong các mẫu ngữ pháp như だろう[daro]
Tomomi (2015) đã nghiên cứu về cách sử dụng của cụm từ かなと思う[kanato omou] –
đưa ra dự đoán đồng thời biểu thị cảm xúc của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
Trên bình diện so sánh đối chiếu với các ngôn ngữ khác, động từ chỉ hoạt động nhận thức được các nhà nghiên cứu quan tâm, điển hình là: Wang Huixin (2021) với nghiên cứu 認識動詞「思う」の構文パターンと対応する中国語訳 Các bản dịch tiếng Trung Quốc tương ứng với mẫu cú pháp nhận thức động từ “I think” ; Cai Hang Ching
との使用傾向 Các khuynh hướng sử dụng của Cấu trúc Danh từ/ tính từ đuôi na dato động từ nhận thức và Cấu trúc Danh từ/ tính từ đuôi na to động từ nhận thức v.v
Dù có nhiều nghiên cứu khác nhau từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên chúng tôi thấy rằng, việc so sánh và đối chiếu về nhóm động từ nhận thức giữa tiếng Việt và tiếng Nhật vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ để làm nổi bật vai trò của nhóm động từ đó Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích để làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm
Trang 31động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Nhật Ngữ liệu nghiên cứu trong đề tài này sẽ làm giàu nguồn tài liệu cho việc giảng dạy và học tiếng Việt và
tiếng Nhật Kết quả của luận văn này sẽ đóng góp vào lý thuyết phát triển ngôn ngữ
học, đặc biệt là ngữ nghĩa học cũng như thúc đẩy phát triển của việc nghiên cứu ngữ nghĩa học trên cơ sở đối chiếu hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình khác nhau
và sáng tạo
Dựa trên nguyên tắc đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: nhận thức là hoạt động tích cực của con người phản ánh hiện thực để nhận biết, thích ứng hoặc cải tạo nó Hoạt động nhận thức đi từ chưa biết đến biết, biết chưa rõ đến biết rõ, biết chưa đầy đủ đến đầy đủ, từ thuộc tính bên ngoài: cảm tính, trực quan, riêng rẽ đến những thuộc tính bên trong, có tính quy luật và ngày càng đi sâu vào bản chất đối tượng, cuối cùng trở về thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm tính chân lí
Quá trình nhận thức bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính Nhận thức cảm tính là nhận thức chỉ phản ánh những đặc điểm
Trang 32bên ngoài của đối tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan chúng ta Giác quan của con người vốn nhạy cảm với những kích thích và biến đổi của môi trường, song bản thân nó cũng dễ mắc sai lầm Vậy nên, nhận thức con người không dừng lại ở đây, muốn hiểu rõ bản chất của đối tượng, con người phải đạt tới trình độ nhận thức cao hơn cảm tính đó là nhận thức lí tính Nhận thức lí tính là giai đoạn cao của nhận thức, phản ánh những đặc điểm bên trong, những đặc điểm bản chất của đối tượng một cách gián tiếp thông qua các quy luật khách quan
2.2.2 Khái quát nhóm động từ nhận thức
Động từ nhận thức (hay theo cách gọi của các nhà nghiên cứu khác là động từ tinh thần, động từ cảm nghĩ nói năng) là một tiểu loại nhỏ trong động từ, điển hình là
ba động từ nghĩ, hiểu, biết có phạm vi sử dụng và trường nghĩa rộng, khó phân biệt
trong giao tiếp Tuy nhiên, hiện có rất ít các công trình nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm động từ này trong tiếng Việt và việc đối chiếu với tiếng Nhật về mặt ngữ nghĩa còn bỏ ngõ
Trong phạm vi công bố của các nghiên cứu đi trước, chúng tôi đã tổng hợp các khái niệm về động từ nhận thức trong tiếng Việt như sau:
Bảng 3
Nhóm động từ nhận thức trong tiếng Việt của các nghiên cứu trước đây
TT Quan điểm Tên khái niệm Khái niệm/Phân loại
1 Nguyễn Kim
Thản (1977)
Động từ cảm nghĩ – nói năng
Những động từ này biểu thị sự hoạt động của trí não, của các cơ quan cảm giác và ngôn
ngữ như: biết, cãi, cảm thấy, chê, cho (với nghĩa là nhận định), đinh ninh, đồn, e, hiểu,
kể, kêu, khen, khoe, lo, mong, ngại, ngờ, ngỡ, nhìn, nói, nhớ, nghĩ, nhận định, nghe, phao, quên, sợ, thấy, trông, tưởng, tin, v.v
Trang 33TT Quan điểm Tên khái niệm Khái niệm/Phân loại
2 Nguyễn Tài
Cẩn (1996)
Động từ cảm nghĩ
Những động từ khi làm chính tố thì sau nó phải có phụ tố chỉ sự vật bị tác động mới đủ nghĩa và trước chúng có thể xuất hiện phụ tố
chỉ mức độ: biết, nhớ, tin, ngờ v.v
(1998)
Động từ cảm nghĩ – nói năng
Những động từ chỉ về vận động, quá trình hoạt động thuộc về nhận thức, cảm xúc, trạng
thái tình cảm như: hiểu, biết, nghe, thấy, nhớ, mong, lo, sợ, yêu, ghét, hi vọng, tin,v.v
4 Hoàng Văn
Vân
Quá trình tinh thần
Các động từ giải thích điển hình thế giới cảm
giác nội tâm như: thấy, tìm thấy, muốn, thương,v.v
Châu (1981)
Động từ chỉ hoạt động trí tuệ
Dựa vào trường nghĩa biểu vật đã phân chia
các động từ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán, phân tích,v.v là những động từ chỉ hoạt động trí tuệ của con người
Hiện tượng tâm lý tình cảm chính là sự hoạt động tình cảm, sự dao động trong trạng thái
nội tâm con người như các động từ yêu, ghét,
lo, sợ, giận, oán, tin, ngờ
7 Cao Xuân
Hạo (2011)
Động từ nhận thức
Là những vị từ ngoại động, các vị từ này có thể có bổ ngữ là những kết cấu chủ - vị - nghĩa là những câu phụ - thường mở đầu
bằng rằng hay là Câu phụ làm bổ ngữ cho
các vị từ nhận thức - nói năng thường biểu thị một ý nghĩ hay một lời nói về một sự việc,
Trang 34TT Quan điểm Tên khái niệm Khái niệm/Phân loại
một tình hình nào đó
Những vị từ nhận thức như nghĩ, biết, tưởng, ngỡ, đinh ninh, nói, kể, vu, đồn, dối,v.v
Kế thừa các nghiên cứu đi trước, chúng tôi xin khái quát nhóm động từ nhận thức
là tiểu loại động từ có đặc điểm sau:
(1) Không thể kết hợp với rất, lắm, hơi, khí;
(2) Là những động từ trạng thái không kết hợp được với xong (suy nghĩ xong, biết xong)
(3) Có bổ ngữ là cấu trúc chủ-vị, những câu phụ thường mở đầu bằng rằng hay là
Trong tiếng Nhật, nhóm động từ nhận thức đã được đề cập trong một số nghiên cứu đi trước được chúng tôi tổng hợp lại như sau:
Bảng 4
Nhóm động từ nhận thức trong tiếng Nhật của các nghiên cứu trước đây
TT Quan điểm Tên khái niệm Khái niệm/Phân loại
1 Abe Shinobu
(1991)
Động từ nhận thức
Những động từ này biểu thị sự hoạt động của trí não, của các cơ quan cảm giác và ngôn ngữ như 思 う [omou] (nghĩ), 考 え る
[kangaeru] (suy nghĩ), 信じる[shinjiru] (tin),
感じる[kanjiru] (cảm nhận)
2 Shiba Ayako
(2009)
Động từ chỉ năng lực tư duy
Động từ thể hiện sự hiểu biết về một đối tượng trong lĩnh vực nhận thức trí tuệ như考
える[kangaeru] (nghĩ) , 思う[omou] (nghĩ)、
知る[shiru] (biết), 信じる[shinjiru] (tin), 考察
す る [kosatsu] (khảo sát), 考 慮 す る
Trang 35TT Quan điểm Tên khái niệm Khái niệm/Phân loại
Bao gồm: Nhận thức tri giác như: 見る[miru] (nhìn), 感じる[kanjiru] (cảm thấy); nhận thức
trí tuệ như 思 う [omou] (nghĩ), 考 え る
と思う[toomou] là biểu hiện nhận thức bởi
cấu trúc này thể hiện phán đoán, hay đi kèm
với mệnh đề phía trước
Kế thừa các nghiên cứu đi trước, chúng tôi xin khái quát nhóm động từ nhận thức
là tiểu loại động từ có đặc điểm sau:
(1) Là những động từ biểu thị sự hoạt động của trí não, sự hiểu biết về một đối tượng trong lĩnh vực nhận thức trí tuệ
(2) Là động từ trình bày suy nghĩ, nhận định, phán đoán về thế giới khách quan (3) Có bổ ngữ là cấu trúc chủ-vị, những câu phụ thường mở đầu bằng と[to]
2.2.3 Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức
2.2.3.1 Cấu trúc nghĩa của câu
Phần lớn các tác giả phương Tây đều quan niệm nội dung của bình diện nghĩa của câu (và của ngôn ngữ) là phần phản ánh thế giới hiện thực (hay một thế giới nào khác ở
bên ngoài ngôn ngữ) Cái bình diện mà được Halliday (1985) gọi là nghĩa biểu hiện
Trang 36(representational meaning) và ông thấy rằng nghĩa của câu còn có những mặt khác cũng không kém phần quan trọng
i) Cấu trúc tham tố của vị từ (verb’s structure arguments)
Theo L Tesnière (1970), cấu trúc cú pháp của câu xoay quanh vị từ và các diễn tố (actants) làm bổ ngữ cho nó, chuyển trọng tâm của cú pháp từ cấu trúc logic của mệnh
đề sang cấu trúc nghĩa của các vai trong cái màn kịch nhỏ do vị từ làm trung tâm [Dẫn theo Cao Xuân Hạo 1991, tr 81] Fillmore (1968) khẳng định rằng có thể xác định một
bộ phận sậu hữu hạn và phổ quát của những mối quan hệ giữa một vị ngữ và các tham
tố (arguments) của nó, có những vai trò nhất định mà lí thuyết ngữ pháp có thể xác
định được Những mối quan hệ đó gọi là quan hệ cách (case relationship) Theo Cao
Xuân Hạo (1991) trong nghĩa từ vựng của mỗi động từ đều có những đặc trưng khung
nêu rõ các khung cách mà các vị từ đó có thể được điền vào Lí thuyết này được áp
dụng để xác lập các tham tố của một vị từ nhận thức nhằm trả lời câu hỏi một vị từ nhận thức phải có những tham tố bắt buộc nào và những tham tố không bắt buộc nào
ii) Các loại câu xếp theo cấu trúc nghĩa
Chafe (1972) chia cấu trúc nghĩa của câu ra làm ba loại cơ bản:
- Trạng thái
- Quá trình
- Hành động
Theo Dick (1981), một cấu trúc chủ - vị hạt nhân (nuclear predication) xét toàn
bộ biểu thị của một sự tình (state of affairs) được xác định bởi cái thuộc tính hay mối quan hệ do vị ngữ biểu thị liên kết các thực thể do các danh tố biểu thị Các sự tình có thể phân ra dựa trên: tính năng động (dynamism) và tính chủ động (control) Như vậy, một biến cố có sự chủ động thì gọi là một hành động (action), một biến cố không chủ động thì gọi là một quá trình (process), một tình thế có sự chủ động gọi là một tư thế (position), một tình thế không chủ động gọi là một trạng thái (state) [Dẫn theo Cao Xuân Hạo 1991, tr 92]
Trang 37Căn cứ vào các lý thuyết trên đây, chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của động từ nhận thức dựa vào các tiêu chí [+/- chủ động], [+/- nỗ lực của trí tuệ], [+/- hoạt động tái hiện của trí não] để phân chia nghĩa biểu niệm của 10 động từ nhận thức là đối tượng nghiên cứu của luận văn
iii) Tình thái
Theo Cao Xuân Hạo (2017, tr 96) trong lô-gích học, nội dung của một mệnh đề được chia làm hai phần Phần thứ nhất gọi là ngôn liệu (lexis hay dictum), là tập hợp gồm sở thuyết (vị ngữ lô-gích) và các tham tố của nó được xét như một mối liên hệ tiềm năng (là nghĩa miêu tả, nghĩa của nội dung mệnh đề, biểu thị các sự tình) Phần thứ hai gọi là tình thái (modality), là cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối liên hệ
ấy là có thật (hiện thực) hay là không có (phủ định nó, coi nó là phi hiện thực), là tất yếu hay là không tất yếu, là có thể có được hay không thể có được
Tình thái của câu nói phản ánh thái độ của người nói đối với điều mình nói ra, cách người nói đánh giá tính hiện thực hay không hiện thực, giới hạn của tính hiện thực
(trong thời gian, như phạm trù thì), mức độ của tính xác thực, của tính tất yếu (khách
quan hay đạo lí), tính khả năng (vật chất hay tinh thần), tính chất đáng mong muốn hay đáng tiếc, v.v của điều được thông báo
Tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân phản ánh dạng thức thể hiện của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do phần thuyết (hay vị ngữ) biểu đạt Dạng thức ở
đây gồm những đặc trưng như kéo dài/ không kéo dài, bắt đầu/ kết thúc v.v thường được gọi là những đặc trưng về thể Nếu hạt nhân vị ngữ của câu có chủ thể, thì tình
thái phản ánh mối quan hệ của chủ thể (tham tố thứ nhất) đối với tính hiện thực, tính tất yếu, tính khả năng của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do vị ngữ hạt nhân của phần thuyết biểu đạt
Tình thái của câu có thể được biểu thị bằng những khởi ngữ (ngữ đoạn mở đầu câu) như có lẽ, tất nhiên, những cấu trúc chủ - vị hoặc cấu trúc đề - thuyết có tôi làm
chủ thể của một vị từ có nghĩa nhận thức, bằng những hình thái của vị từ, bằng những
Trang 38vị từ tình thái mà bổ ngữ là cấu trúc vị ngữ hạt nhân, bằng những trợ từ tình thái đặt trong vị ngữ hay ở ngoài ngữ đoạn này, chẳng hạn cuối câu
Theo Đinh Văn Đức (2011), tình thái ngôn ngữ học được chia thành tình thái
nhận thức và tình thái trách nhiệm Trong nhận thức cũng như trách nhiệm có cặp phạm trù tất yếu/ khả năng Trong cái tất yếu có thực và phản thực Trong khả năng có phi thực và hiện thực Trong tình thái trách nhiệm cũng vậy, nó cũng có tất yếu, trong tất yếu có bắt buộc, cấm đoán Còn trong tình thái khả năng thì được phép/ miễn trừ
Tất cả các tiểu phạm trù này đều có liên quan đến hiện thực hoặc phi hiện thực Căn cứ
vào đó, người ta có thể chia động từ tình thái thành động từ thuộc phạm trù lớn và phạm trù nhỏ Có động từ thuộc phạm trù tình thái nhận thức, có động từ thuộc phạm trù trách nhiệm Sau đó chia nhỏ thành các tiểu nhóm thực, phản thực, phi thực, nhờ đó
người ta có thể miêu tả cặn kẽ, chi tiết chúng
Dựa vào đặc điểm này, chúng tôi đã tiến hành phân tích các kết cấu ngữ nghĩa đặc thù khi kết hợp với các hư từ để tạo nên nghĩa tình thái, nhằm chứng minh tính đóng góp to lớn của các kết cấu này trong văn học và trong giao tiếp hằng ngày
2.2.3.2 Cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu ở bình diện ngữ nghĩa
i) Lý thuyết trường nghĩa
Giữa các từ có không ít những sự đồng nhất về hình thức và ý nghĩa, căn cứ vào những cái chung giữa các từ, Đỗ Hữu Châu (1981) đã tiến hành phân lập toàn bộ từ vựng tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn và phát hiện ra những quan hệ giữa các
từ vựng Tính hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẽ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng Mỗi tiểu
hệ thống như vậy được gọi là một trường nghĩa, đó là một tập hợp từ đồng nhất với nhau về nghĩa
F de Saussure (2005) trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai
dạng quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hình) Theo hai dạng quan hệ đó có thể
Trang 39có hai loại trường nghĩa: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến)
Trường nghĩa dọc là trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa có tác động sâu sắc đối với việc sử dụng từ ngữ là trường nghĩa liên tưởng Trường nghĩa biểu vật chỉ hoạt động con người, trong đó có
hoạt động trí tuệ bao gồm các động từ: nghĩ, suy, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán
đoán, phân tích, tổng hợp, kết luận v.v
Căn cứ vào lý thuyết trường nghĩa, Nguyễn Thị Thu Hà (2016) đã tập hợp nhóm bao gồm 211 động từ chỉ hoạt động nhận thức (trong sự phân biệt với các trường từ vựng khác), đồng thời hạn chế của lý thuyết này lại được khắc phục để phát hiện ra những hiện tượng ngôn ngữ cực kì thú vị đó sự thâm nhập lẫn nhau giữa các trường từ vựng, cụ thể là sự thâm nhập của trường từ vựng chỉ hoạt động vật lí, của tri giác và tình cảm vào trường từ vựng chỉ hoạt động nhận thức
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào 211 động từ chỉ hoạt động nhận thức
mà Nguyễn Thị Thu Hà đã tổng hợp, tiến hình khảo sát tần suất sử dụng để tìm ra 10 động từ có tần suất sử dụng cao nhất, từ đó tiến hành so sánh, đối chiếu với 10 động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Nhật để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt về mặt ngữ nghĩa để đóng góp vào công cuộc nghiên cứu trong ngành ngôn ngữ học nói chung
và ngành ngôn ngữ học so sánh đối chiếu nói riêng
ii) Nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn
Mỗi câu nói đều truyền đạt đến người nghe một thông báo nhất định Thông báo này thường gồm có hai phần Phần thứ nhất là những gì người nghe có thể trực tiếp nhận ra nhờ nghĩa nguyên văn (gồm có nghĩa đen và một số nghĩa bóng quen thuộc) của những từ ngữ có mặt trong câu nhờ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ngữ ấy:
đó là nghĩa hiển ngôn của câu nói Phần thứ hai là những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên văn của các từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu đến người nghe thông qua một sự suy diễn: đó là nghĩa hàm ẩn của câu nói Sự suy
Trang 40diễn cho phép người nghe hiểu được cái nghĩa hàm ẩn ấy thường được thực hiện một cách hoàn toàn tự nhiên và cùng một lúc với quá trình hiểu nghĩa nguyên văn, chứ không phải là sau đó Như vậy, mỗi câu nói, ngoài nội dung trực tiếp (nghĩa hiển ngôn), còn thông báo cho người nghe nhiều điều không có trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ (nghĩa hàm ẩn) Nghĩa hàm ẩn có một vị trí hết sức quan trọng trong sự giao tiếp Không hiểu nghĩa hàm ẩn của một câu nói là chưa thật sự hiểu câu nói đó, và đó là một điều gây trở ngại rất lớn trong giao tiếp ngôn ngữ
Nghĩa hàm ẩn bao gồm tiền giả định và hàm ý Tiền giả định của một câu nói là một điều gì phải được giả định là đã có trước khi nói câu đó, vì nếu không có điều này thì không thể nói câu đó được (câu đó sẽ trở thành phi lý hoặc không thể hiểu được) Còn hàm ý của một câu nói là một điều gì mà khi nghe câu ấy, người nghe phải tự rút
ra như một hệ quả tất nhiên Tiền giả định và hàm ý có thể toát ra từ nghĩa nguyên văn của cả câu (cùng với sự đóng góp của ngữ cảnh và tình huống), nhưng bên trong câu cũng có những từ mà nghĩa chứa đựng sẵn tiền giả định và hàm ý
Vận dụng lý thuyết về tiền giả định của Cao Xuân Hạo (2017), tác giả tiến hành
đi sâu vào phân tích đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong các kiểu loại câu trong tiếng Việt Từ đó, tạo nền tảng để đối chiếu với đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của các động từ nhận thức ở các cấu trúc câu trong tiếng Nhật