1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phạm quốc hoàn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và đầu tư xuân hùng năm 2022

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

VÀ ĐẦU TƯ XUÂN HÙNG NĂM 2022

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

VÀ ĐẦU TƯ XUÂN HÙNG NĂM 2022

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: CK 60720412

Người hướng dẫn học: TS Lã Thị Quỳnh Liên

Nơi thực hiện: Trường đại học Dược Hà Nội

Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng Quản lý đào tạo và các thầy cô giáo của tất cả các khoa trong trường Đại học Dược Hà Nội đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình viết luận văn mà còn là hành trang quý báu sẽ đi suốt cuộc đời và hỗ trợ rất nhiều cho công việc của tôi

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Lã Thị Quỳnh Liên- người đã

trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ dạy, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo, các thầy cô trong khoa Quản lý và Kinh tế Dược đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc công ty TNHH Thương mại

và đầu tư Xuân Hùng cùng với tập thể nhân viên đã hết sức tạo điều kiện để tôi

thu thập số liệu và các tài liệu liên quan để tôi hoàn thành luận văn Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh tôi, tạo động lực để tôi phấn đấu trong học tập và trong cuộc sống để tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Hà Nội, Ngày 31 tháng 1 năm 2024 Học viên

Phạm Quốc Hoàn

Trang 4

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh 3

1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 3

1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 3

1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 4

1.1.4 Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động của doanh nghiệp 6

1.2.Tổng quan về ngành dược phẩm thế giới và Việt Nam 11

1.2.1 Một số điểm chính về ngành dược phẩm trên thế giới 11

1.2.2 Một số điểm chính về ngành dược phẩm tại Việt Nam 13

1.2.3 Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam… 15

1.3 Khái quát về công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng 21

1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 21

1.3.2 Mục tiêu, quy mô kinh doanh của công ty 21

1.3.3 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự của công ty 22

1.4 Tính cấp thiết của đề tài 24

CHƯƠNG 2 ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 25

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 25

2.2 Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 25

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 25

Trang 5

2.2.3 Các biến số nghiên cứu 27

2.2.4 Xử lý và phân tích số liệu 30

2.2.5 Trình bày kết quả nghiên cứu 31

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Mô tả cơ cấu danh mục hàng hóa kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022 32

3.1.1 Cơ cấu danh mục hàng hóa theo loại hàng hóa 32

3.1.2 Cơ cấu thuốc hóa dược theo tác dụng dược lý 32

3.1.3 Cơ cấu danh mục hàng hóa theo nguồn gốc xuất xứ 37

3.1.4 Cơ cấu danh mục hàng hóa công ty bán ở thị trường Hà Nội và ngoại tỉnh 37

3.1.5 Cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc kê đơn và không kê đơn 38

3.1.6 Cơ cấu thuốc hóa dược theo đường dùng 38

3.1.7 Cơ cấu danh mục hàng hóa theo dạng bào chế 39

3.1.8 Cơ cấu danh mục hàng hóa theo mặt hàng doanh số cao 40

3.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022 41

3.2.1 Phân tích kết quả doanh thu 41

3.2.2 Phân tích tình hình sử dụng phí 41

3.2.3 Phân tích lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận 43

3.2.4 Phân tích các chỉ tiêu về thu nhập bình quân và năng suất lao động bình quân của CBCNV 45

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47

4.1 Mô tả cơ cấu danh mục hàng hóa kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022 47

4.1.1 Cơ cấu hàng hoá theo loại hàng hóa 47

4.1.2 Cơ cấu thuốc hóa dược theo tác dụng dược lý 47

4.1.3 Cơ cấu danh mục hàng hóa theo nguồn gốc xuất xứ 48

Trang 6

4.1.4 Cơ cấu danh mục hàng hóa công ty bán ở thị trường Hà Nội và ngoại

tỉnh 48

4.1.5 Cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc kê đơn và không kê đơn 49

4.1.6 Cơ cấu thuốc hóa dược theo đường dùng 49

4.1.7 Cơ cấu danh mục hàng hóa theo dạng bào chế 49

4.1.8 Cơ cấu danh mục hàng hóa theo mặt hàng doanh số cao 50

4.2 Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022 50

4.2.1 Kết quả doanh thu 50

4.2.2 Tình hình sử dụng phí 50

4.2.3 Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận 51

4.2.4 Năng suất lao động và thu nhập bình quân 53

4.3 Một số hạn chế khi thực hiện nghiên cứu 53

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV Cán bộ công nhân viên VTYT-VTTH Vật tư y tế- Vật tư tiêu hao TPCN Thực phẩm chức năng TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn CBCNV Cán bộ công nhân viên TDDL Tác dụng dược lý ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Trang 8

Bảng 1.6 Trình độ chuyên môn của công ty năm 2022 23

Bảng 2.7 Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu mô tả cơ cấu danh mục hàng hoá của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022 27

Bảng 2.8 Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022 29

Bảng 3.9 Cơ cấu thuốc hóa dược, thuốc y học cố truyền, thuốc dược liệu 32

Bảng 3.10 Cơ cấu thuốc hóa dược theo tác dụng dược lý và thuốc y học cố truyền, thuốc dược liệu công ty kinh doanh 33

Bảng 3.11 Danh mục thuốc hóa dược, thuốc y học cố truyền, thuốc dược liệu 34Bảng 3.12 Danh mục nhóm các sản phẩm thực phẩm chức năng 36

Bảng 3.13 Cơ cấu danh mục hàng hóa theo nguồn gốc xuất xứ 37

Bảng 3.14 Cơ cấu bán hàng Hà Nội và ngoại tỉnh 37

Bảng 3.15 Cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc kê đơn và không kê đơn 38

Bảng 3.16 Cơ cấu hàng theo đường dùng các thuốc hóa dược 38

Bảng 3.17 Cơ cấu danh mục hàng hóa theo dạng bào chế dùng 39

Bảng 3.18 Danh mục các mặt hàng doanh số cao 40

Bảng 3.19 Phân tích kết quả doanh thu năm 2022 41

Bảng 3.20 Phân tích tình hình sử dụng phí năm 2022 42

Bảng 3.21 Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận 2022 43

Bảng 3.22 Phân tích tỷ suất lợi nhuận ròng năm 2022 44

Bảng 3.23 Năng suất lao động bình quân của CBCNV năm 2022 45

Bảng 3.24 Thu nhập bình quân của CBCNV năm 2022 45

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Biểu đồ giá trị quy mô thị trường Dược phẩm giai đoạn 2016-2028 11Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo nhóm thuốc giai đoạn 2016-2028 12Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện mức chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển thuốc giai đoạn 2016- 2028 13

Trang 10

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe nói chung và ngành dược phẩm Việt Nam nói riêng đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng Bên cạnh đó, sự tham gia của các công ty hàng đầu thế giới, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng góp phần thúc đẩy ngành dược phẩm trong nước phát triển Thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đạt giá trị 16,2 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 6,0% GDP Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng đến hơn 6,6 tỷ USD trong năm 2021

Theo khảo sát của Vietnam Report triển khai trong tháng 10-11/2022, gần 90% số doanh nghiệp sản xuất, phân phối và kinh doanh dược phẩm cho biết doanh thu tăng lên, gần 80% số doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 Có thể thấy rằng, thị trường dược phẩm Việt Nam đang phát triển từng ngày và mang lại không ít cơ hội thách thức cho doanh nghiệp Với bản chất nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Dược muốn duy trì và phát triển bền vững cần phải có các phương án để nâng cao khả năng cạnh tranh và thích ứng với các điều kiện kinh tế - xã hội với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải am hiểu thị trường, nằm bắt kịp thời các thông tin, cũng với đó là khả năng nhìn nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu từ đó đề ra các phương hướng kinh doanh hợp lý, phù hợp với thị trường dược phẩm

Công Ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng (tên quốc tế là Xuan Hung Trading and Investment company limited) thành lập ngày 25/11/2015 Sau gần 8 năm hoạt động, công Ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng, công ty cũng đã có thị phần nhất định trên thị trường Dược phẩm, tuy nhiên để có thể duy trì và phát triển những gì đã có thì việc phân tích hoạt động kinh doanh của công ty định kỳ là cực kỳ là cần thiết

Việc phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng định kỳ là cơ sở để doanh nghiệp tự đánh giá lại các hoạt

Trang 11

2 động kinh doanh của công ty mình, đồng thời chỉ ra những mục tiêu đã đạt được và nhược điểm cần khắc phục Vì vậy tôi đã tiến hành đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022 với 2 mục tiêu sau đây:

Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu danh mục hàng hoá kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022

Mục tiêu 2: Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022

Từ đó đưa ra một số giải pháp, đề xuất nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tới

Trang 12

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ dở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp [1],[2]

Phân tích hoạt động kinh doanh còn được định nghĩa là quá trình nhận thức cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể với quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn [3]

1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ là một công cụ để phát hiện những khả năng tiềm năng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn là công cụ cải tiến quy chế quản lý cũng như cách thức hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh

Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa, cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện và tận dụng một cách triệt để Chỉ thông qua quá trình phân tích một cách chủ động, tự giác doanh nghiệp mới có thể phát hiện được, và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Thông qua phân tích, doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý [4]

- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh tiềm tàng cũng như những hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp Chính trên cơ sở kết quả phân tích này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu hoạt động cùng các chiến lược kinh doanh ngày càng hiệu quả

- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh

Trang 13

4 - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp

- Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải biết phương thức tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh một cách chủ động, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh có thể xuất hiện trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp với từng điều kiện kinh doanh

Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động vật tư doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh Trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự tính các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra

- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp Vì, thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay với doanh nghiệp nữa hay không? [1],[5]

1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

Để trở thành một trong những công cụ quan trọng trong quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển, phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ trước tiên của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả tính được so với các mục tiêu kế hoạch đặt ra,

Trang 14

5 trên cơ sở đó đưa ra các dự toán định mức đã đặt ra Từ đó để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đơn thuần là quá trình đánh giá dựa trên phân tích cần xem xét đánh giá tình hình chấp hành các quy định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế Mà thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá, doanh nghiệp có được cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau, nhằm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm

Nhiệm vụ tiếp theo của phân tích hoạt động kinh doanh là xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà cũng không chỉ dừng lại ở chỗ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần được khai thác, và những chỗ còn tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu ở doanh nghiệp

Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định là một trong những nhiệm vụ quan trọng tiếp theo của việc phân tích hoạt động kinh doanh Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nhằm để doanh nghiệp nhận biết tiến độ thực hiện và những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những thay đổi có thể xảy ra tiếp theo Nếu như có được kết quả kiểm tra và đánh giá đúng đắn, nó có tác dụng giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch hoàn thiện hơn và đề ra các giải pháp tiến hành trong tương lai

Định kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài, như môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp

Trang 15

6 đang đứng ở đầu và hướng đi đâu, các phương án xây dựng chiến lược kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu không phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời Nhiệm vụ tiếp theo của phân tích hoạt động kinh doanh nhằm xem xét các dự báo, dự toán có thể đạt được trong tương lai, có thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hay không? [2], [6]

1.1.4 Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động của doanh nghiệp

1.1.4.1 Cơ cấu sản phẩm kinh doanh

Do sự phân công lao động xã hội, cũng như nhu cầu của thị trường ngày càng tăng cao, mỗi doanh nghiệp thường đưa ra thị trường một số loại hàng hóa nhất định Các loại hàng hóa đó tạo nên cơ cấu sản phẩm kinh doanh đặc trưng cho mỗi doanh nghiệp Cơ cấu sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bởi 2 yếu tố:

- Kích thước tập hợp sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường - Cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm đó

Kích thước của tập hợp sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 3 chiều: chiều dài, chiều rộng và chiều sâu sản phẩm Cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm phản ánh mối quan hệ tương tác của từng loại, từng chủng loại trong tập hợp sản phẩm đó Về mặt lượng, nó được đo bằng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của từng loại sản phẩm trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn bộ tập hợp sản phẩm [4]

Tuy nhiên danh mục sản phẩm của doanh nghiệp chỉ mới xác định được kích thước của tập hợp sản phẩm, tức là mới chỉ liệt kê được các loại, các chủng loại sản phẩm, số mẫu mã sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường, chứ chưa phản ánh được vị trí, cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm ấy như cơ cấu sản phẩm chung của doanh nghiệp [4]

1.1.4.2 Chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh daonh thông thường của

Trang 16

7 doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính cà doanh thu từ hoạt động khác [4], [7]

Trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, doanh thu thuần chiếm tỷ trọng lớn bao gồm 2 nhân tố: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và Doanh thu hoạt động tài chính Cụ thể:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế

Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp

Ý nghĩa: Doanh thu phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích Thông qua nó ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không [8]

1.1.4.3 Phân tích chi phí

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tính trong một thời kì nhất định

Các loại chi phí trong kinh doanh hàng hóa, bao gồm: - Giá vốn hàng hóa: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc tạo ra sản phẩm sản phẩm thuốc nhập vào kho hàng của công ty

- Chi phí bán hàng (chi phí lưu thông hàng hóa): Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm thuốc từ kho của công ty đến tay người tiêu dùng bao gồm: tiền lương, khấu hao tài sàn cố định, đóng gói, bảo quản sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những loại chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái (nếu có)…

Trang 17

8 Dựa vào biến động của từng loại chi phí về số tiền và mức độ tăng giảm theo tỷ lệ để đánh giá biến động của từng loại chi phí và tổng chi phí Đồng thời so sánh với biến động của doanh thu để phân tích đánh giá về biến động của chi phí là hợp lý hay không [8], [9]

Phân tích chi phí kinh doanh, nghiên cứu và đánh gía tình hình hiệu quả sử dụng các chi phí trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí nói riêng Phân tích chi phí kinh doanh sử dụng các phương pháp kỹ thuật để thu thập thông tin, tính toán, đánh giá theo từng mục tiêu, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trinhg kinh doanh, đồng thời xem xét các nhân tố ảnh hưởng của kỳ kinh doanh tới để lập các dự định, kế hoạch tối ưu nhất

1.1.4.4 Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kì nhất định [10]

Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì điều kiện hoạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại được hay không, đều do doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không Khi phân tích hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này giúp đánh giá tổng hợp hiệu quả và chất lượng kinh doanh giúp các nhà đầu tư đánh giá mục đích đầu tư của mình có đạt hay không [4], [7]

Lợi nhuận thường được xem xét thông qua các yếu tố: Tổng lợi nhuận, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận kế toán sau thuế (lãi ròng) và lợi nhuận khác

Lợi nhuận thường được phân tích thông qua một số chỉ tiêu như sau: - Tổng lợi nhuận: bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác chưa trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 18

9 - Lợi nhuận gộp là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ (triết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) và trừ giá vốn hàng bán

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh nghiệp kinh doanh dược là thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế tiêu hao được gọi chung là thuốc) trừ đi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo

- Lợi nhuận khác: Là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước nhưng lại có được hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra

- Lợi nhuận kế toán sau thuế là phần lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu

được sau khi thanh toán toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, chí phí thuế cho nhà nước (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) Phần lợi nhuận này được doanh nghiệp sử dụng để trích lập các quỹ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, chia lợi nhuận, chi trả cổ tức,… do đó lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, phải phân tích, xem xét mức độ lợi nhuận đạt được với các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra có hiệu quả hay không thông qua đánh giá một số các chỉ số dưới đây:

- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thì kết quả kinh doanh càng đạt hiệu quả [4], [7]

- Tỷ suất sinh lợi nhuận trên tài sản (ROA): Chỉ tiêu này phản ánh đo lường khả năng sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng vốn đầu tư chi ra cho tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì kinh doanh càng có hiệu quả trên số tiền bỏ ra [4]

Trang 19

10 - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lời từ nguồn vốn bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp, cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận kế toán sau thuế (lãi ròng) Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu trên số vốn bỏ ra [4]

1.1.4.5 Thu nhập bình quân và năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên

Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên (CBCNV) được thể hiện bằng chỉ tiêu doanh số bán ra chia cho tổng số CBCNV trong sản xuất và kinh doanh Năng suất lao động bình quân thể hiện hoạt động của doanh nghiệp Dược có hiệu quả hay không và ngược lại

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải chỉ tính đến lợi nhuận thu được mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống CBCNV thông qua thu nhập bình quân của họ Thu nhập bình quân của CBCNV là lương và các khoản thu nhập khác, ví dụ các khoản tiền thưởng quý, năm, lễ Thu nhập bình quân của CBNV thể hiện lợi ích, sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp và chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn định

Trang 20

Doanh thu trên thị trường Dược phẩm dự kiến sẽ đạt 1.115 tỷ USD vào năm 2023 Doanh thu dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2023-2028) là 5,80%, dẫn đến giá trị thị trường là 1.478,00 tỷ USD vào năm 2028 Hoa Kỳ là quốc gia mang lại phần lớn doanh thu (603,40 tỷ USD vào năm 2023) [11]

Hình 1.1 Biểu đồ giá trị quy mô thị trường Dược phẩm giai đoạn 2016-2028

Lối sống thay đổi, mô hình tiêu dùng thay đổi, thói quen ăn uống không lành mạnh, mức độ ô nhiễm gia tăng cùng với đó là ít hoạt động thể chất đang dẫn đến gánh nặng ngày càng tăng của các bệnh khác nhau như ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch

Theo Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), khoảng 19,3 triệu ca ung thư mới và khoảng 10 triệu ca tử vong do ung thư đã được báo cáo vào năm 2020 Theo Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế (IDF), ước tính khoảng 783 triệu

Trang 21

12 người trên toàn cầu sẽ sống chung với bệnh tiểu đường vào năm 2045 Trong đó có hơn 1,2 bệnh nhân đái tháo đường týp 1 là trẻ em và thanh thiếu niên Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh tim mạch gây ra gần 18 triệu ca tử vong mỗi năm và đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu Biểu đồ dưới đây cho thấy ba nhóm thuốc Huyết áp, Ung thư và Tiểu đường được dự báo là các nhóm thuốc có mức doanh thu cao trong giai đoạn 2024-2028 [11]

Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo nhóm thuốc giai đoạn 2016-2028

Như vậy, nhu cầu về các loại thuốc mới cho các bệnh mạn tính đang ngày càng tăng cao, điều này thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trường Dược phẩm Sự đầu tư ngày càng tăng của các công ty dược phẩm vào việc nghiên cứu và phát triển nhiều loại thuốc mới cũng như nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng dự kiến sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường khám phá thuốc toàn cầu, ước tính đạt 296,60 tỷ USD vào năm 2028 [11]

Trang 22

13

Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện mức chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển thuốc

giai đoạn 2016- 2028 1.2.2 Một số điểm chính về ngành dược phẩm tại Việt Nam

Ngành sản xuất dược phẩm ở Việt Nam được đánh giá là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành dược phẩm sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với hai con số trong 5 năm tới và quy mô dự kiến đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng kép 11% tính bằng Việt nam đồng (VNĐ) [12]

Đặc biệt năm 2022, ngành sản xuất dược phẩm chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc Theo báo cáo tổng hợp, thị trường dược phẩm Việt Nam có giá trị khoảng 6,2-6,4 tỷ USD/năm Thị trường dược phẩm Việt Nam cũng được dự báo đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026 Theo báo cáo của VIRAC, quý 1/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của nhóm ngành này đạt tốc độ tăng trưởng gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái

Sản xuất dược phẩm trong nước ngày càng được mở rộng về quy mô Theo báo cáo mới nhất của tổ chức VIRAC, Việt Nam có 51 doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, 228 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn WHO – GMP, 18 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP cao như EU, PICs, JAPAN, TCA, 3 cơ sở có dây

050100150200250300350

2016201720182019202020212022202320242025202620272028

Trang 23

14 chuyền sản xuất PIC/S-GMP: Fresenius Kabi Bidiphar (HSA Singapore); Hàn Quốc (Hàn Quốc)

Những con số trên cho thấy ngành Dược phẩm Việt Nam đã thực sự có bước tiến khá lớn Doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đầu tư nhiều hơn, đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt hơn Hơn nữa, hệ thống phân phối dược phẩm ở Việt Nam tương đối phát triển Đặc biệt, hệ thống nhà thuốc đang phát triển rộng khắp trên cả nước

Tuy nhiên, ngành Dược phẩm Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế Hạn chế 1: Ngành dược thiếu sự kết nối với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến Nhiều nhà máy sản xuất thuốc ở Việt Nam chỉ sản xuất dược phẩm có dây chuyền sản xuất đơn giản Các nhà máy cũng tập trung vào các loại thuốc generic, có tính tương đương sinh học với thuốc phát minh (thuốc generic) Nguyên nhân là do các nhà máy sản xuất thiếu sự kết nối với công nghệ hiện đại, kỹ thuật bào chế mới,… Điều đáng buồn là hơn 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm trong nước phải nhập khẩu

Hạn chế 2: Ngành Dược phẩm chưa làm chủ được thị trường Việt Nam Thị trường tiêu thụ tốt như vậy, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn là “sân chơi” cho doanh nghiệp nước ngoài Giai đoạn 2015 - 2021, giá trị sản xuất dược phẩm trong nước còn thấp Con số này chỉ mới đạt 46% tổng giá trị sử dụng thuốc của người dân

Tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước (2001-2011) nhưng vẫn ở mức thấp so với thế giới Nguyên nhân là do ngành dược phẩm Việt Nam chưa sản xuất được sản phẩm đặc thù Hầu hết các loại thuốc sản xuất trong nước chỉ dùng để điều trị các bệnh thông thường và mãn tính [13] Tuy nhiên, các doanh nghiệp Dược trong nước vẫn đang phấn đấu đến năm 2030, thuốc sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị, chủ động sản xuất vắc xin, sinh phẩm cho phòng chống dịch bệnh, sản xuất được nguyên liệu làm thuốc Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực [14]

Trang 24

15

1.2.3 Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam

1.2.3.1 Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh

Các chuyên gia nhận định, đại dịch Covid-19 đã tạo ra sự chuyển dịch nhanh chóng hơn trong cơ cấu doanh thu của các doanh nghiệp Dược nói riêng và toàn ngành Dược nói chung so với giai đoạn trước đại dịch Cùng với đó, nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dược phát triển [15] Theo đó, có một số xu hướng chính đã được các chuyên gia dự đoán như sau:

Sau khi trải qua thời kỳ đại dịch Covid-19, ý thức của người dân đối với việc chăm sóc sức khỏe được nâng cao Cùng với sự thay đổi này, nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm vitamin hay thực phẩm chức năng để tăng cường hệ miễn dịch, củng cố sức khỏe trong bối cảnh “sống chung với Covid-19” cũng tăng cao [16]

Hầu hết các doanh nghiệp Dược Việt Nam đều chịu sự tác động ít nhiều bới hai xu hướng kể trên Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Hùng Hiếu năm 2021 và kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm GDP tại Bình Dương năm 2021 đã thể hiện rõ sự thay đổi theo hai xu hướng trên Cụ thể như bảng sau:

Bảng 1.1 Cơ cấu danh mục sản phẩm của công ty TNHH một thành viên

Dược phẩm Hùng Hiếu

hàng

Tỷ lệ (%)

Doanh thu (VNĐ)

Tỷ lệ (%)

1.1 Thuốc hóa dược 23 28,4 5.185.956.518 32,5 1.2 Thuốc dược liệu 8 9,9 2.010.555.450 12,6 2 Thực phẩm chức năng 32 39,5 6.973.116.918 43,7

Trang 25

16 Nghiên cứu phân tích hoạt động kinh doanh Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Hùng Hiếu năm 2021 đã được tiến hành Tổng doanh thu của công ty Dược phẩm Hùng Hiếu năm 2021 đạt 15.956.789 VNĐ, trong đó nhóm thực phẩm chức năng có số khoảng mục nhiều nhất, chiếm 39,5% tổng số mặt hàng kinh doanh của công ty, và cũng là nhóm hàng mang lại nhiều doanh thu nhất (43,7% tổng doanh thu) Kết quả chỉ ra rằng nhóm thực phẩm chức năng chiếm ưu thế về cả số lượng các mặt hàng và tỷ lệ doanh thu của công ty Bên cạnh nhóm thực phẩm chức năng, thuốc hóa dược cũng là các nhóm hàng chủ lực của công ty, chiếm lần lượt 28,4% và mang lại 32,5% tổng doanh thu Mặc dù số mặt hàng thuộc nhóm thuốc dược liệu ( 9,9%) ít hơn một nửa so với nhóm hàng mỹ phẩm ( 22,2%) nhưng nhóm thuốc dược liệu lại mang về doanh thu lớn hơn (12,6% tổng doanh thu) [17]

Năm 2022, Nguyễn Minh Đức đã tiến hành đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm GDP tại Bình Dương năm 2021 Kết quả

được trình bày như sau:

Bảng 1.2 Danh mục sản phẩm và doanh số bán hàng theo nhóm Công ty

cổ phần dược phẩm GDP tại Bình Dương năm 2021

hàng

Tỷ lệ (%)

Giá trị (nghìn đồng)

Tỷ lệ (%)

Trang 26

17 tương tự với kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Hùng Hiếu năm 2022 [17]

Từ kết quả mô tả cơ cấu danh mục sản phẩm kinh doanh của một số doanh nghiệp Dược được đề cập ở trên có những đặc trưng nhất định về nhóm sản phẩm kinh doanh tuy nhiên các doanh nghiệp đều có điểm chung là nhóm thực phẩm chức năng là nhóm có tỷ lệ về số sản phẩm và doanh thu lớn nhất

1.2.3.2 Doanh thu

Hai đề tài được tiến hành vào năm 2022 về phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Hùng Hiếu năm 2021 và Công ty cổ phần dược phẩm GDP tại Bình Dương năm 2021 đều cho kết quả rằng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn doanh thu chính của mỗi công ty, lần lượt là 96,2% và 79,0% [17], [18]

Đặc biệt, nguồn thu nhập khác của công ty GDP tại Bình Dương chiếm tỷ lệ lớn trên 20% nhưng nguồn thu này đến từ việc thanh lý tài sản cố định nên đây không phải là nguồn thu ổn định Trong khi đó, tỷ lệ này ở công ty dược phẩm Hùng Hiếu chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0.2%) [17]

1.2.3.3 Phân tích về kết quả sử dụng vốn

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn giúp công ty đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý giúp công ty phát triển cũng như đánh giá được năng lực cạnh tranh so với đối thủ

Dưới đây là bảng tổng hợp cơ cấu nguồn vốn năm 2021 của công ty dược phẩm Hùng Hiếu và GDP tại Bình Dương

Trang 27

18

Bảng 1.3 Tổng hợp các nguồn vốn của công ty dược phẩm Hùng Hiếu và

GDP tại Bình Dương năm 2021

TT Chỉ tiêu

Giá trị ( VNĐ) Tỷ lệ ( %) Công ty

Hùng Hiếu

Công ty GDP tại Bình

Dương

Công ty Hùng

Hiếu

Công ty GDP tại

Bình Dương 1 Nợ phải trả 2.060.912.863 3.785.519.130 24,3 64.79

1.1 Nợ ngắn hạn 1.926.765.682 2.115.219.130 22,7 36.20 1.2 Vay và nợ dài hạn 134.147.181 1.670.300.000 1,6 28.59

Theo kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm GDP tại Bình Dương, vào năm 2021, vốn chủ sở hữu chiếm 35,2% tổng nguồn vốn bao gồm vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối [18]

Trong tổng nguồn vốn của công ty Dược phẩm Hùng Hiếu, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ lệ cao: 75,7% trong năm 2021, điều này cho thấy công ty độc lập về mặt tài chính, nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ lệ thấp (24,3%) [17]

Khác với công ty Dược phẩm Hùng Hiếu, kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm GDP tại Bình Dương lại cho thấy kết cấu nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao nhất 64,8%, vốn chủ sở hữu chiếm 35,2% [18]

Trang 28

19 Có thể thấy rằng, mỗi công ty đều có những đặc trưng riêng về cơ cấu nguồn vốn Do đó, việc phân tích hoạt động kinh doanh là vô cũng cần thiết trong việc hiểu được điểm mạnh điểm yếu, những nét đặc trưng của doanh nghiệp mình cũng như đối thủ cạnh tranh

1.2.3.4 Tình hình sử dụng phí

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược phẩm GDP tại Bình Dương năm 2021 đưa ra kết quả như bảng sau:

Bảng 1.4 Bảng phân tích các chỉ tiêu chi phí của công ty cổ phần Dược phẩm

GDP tại Bình Dương năm 2021

TT Nội dung

Công ty GDP tại Bình

Dương

Công ty Hùng Hiếu

Công ty GDP tại

Bình Dương

Công ty Hùng

Hiếu

1 Chi phí vốn bán hàng 8.788.969.437 9.586.491.256 56,61 65,8 2 Chi phí bán

hàng 1.564.381.517 2.360.199.975 10,08 16,2 3 Chi phí quản lý

doanh nghiệp 5.113.992.871 1.675.450.599 32,94 11,5 4 Chi phí hoạt

động tài chính 2.769.863 684.749.375 0,02 4,7 5 Chi phí khác 56.491.109 262.244.442 0,36 1,8

Tổng chi phí 15.526.604.797 14.569.135.647 100 100

Giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí của công ty, chiếm 56,61% , sau đó là chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 32,94% và chi phí bán hàng với 10,08% Chi phí hoạt động tài chính và chi khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trên tổng chi phí (0,02% và 0,36%) [18]

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược phẩm Hùng Hiếu năm 2021 cũng cho thấy giá vốn bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (65,8%), kết quả này tương đương với kết quả phân tích hoạt động kinh doanh

Trang 29

20 của công ty Dược phẩm GDP Chi phí bán hàng lần lượt chiếm tỷ trọng 16,2%, tiếp theo là chi phí quản lý doanh nghiệp 11,5%, thấp hơn nhiều so với công ty GDP Chi phí tài chính và chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ ( 4,7% và 1,8%) [17]

1.2.3.5 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Dược phẩm Hùng Hiếu và công ty GDP tại Bình Dương được trình bày cụ thể trong bảng 1.5

Bảng 1.5 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty GDP tại Bình Dương

và Công ty Hùng Hiếu năm 2021

Giá trị ( % ) Công ty GDP

tại Bình Dương

Công ty Hùng Hiếu

2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 5,4 11,1 3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh (ROS) 2,5 5,9 4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở

Kết quả trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của doanh nghiệp năm 2021 là 8,4 %, tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 8,4 đồng lợi nhuận sau thuế Với chỉ số này cho thấy sự hiệu quả kinh doanh của công ty chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) đạt 11,1%, tức một trăm đồng tài sản tạo đầu tư của công ty tạo ra được 11,1 đồng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS) cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì công ty thu được 5,9 đồng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 14,7%, tức một trăm đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 14,7 đồng lợi nhuận [17]

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của Công ty Cổ phần Dược phẩm GDP tại Bình Dương năm 2021 là 30,0%, tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 30 đồng lợi nhuận sau thuế Với chỉ số này cho thấy sự hiệu quả kinh doanh của công ty đạt hiệu quả và cao hơn nhiều so với Công ty Dược Phẩm Hùng Hiếu Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) đạt 5,4%, như vậy cho thấy

Trang 30

21 công ty GDP tại Bình Dương cứ bỏ ra 100 đồng tài sản thì tạo ra 5,4 đồng lợi nhuận Tỷ suất ROE đạt 15,3%, chỉ tiêu này chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn tương đối hiệu quả trong kinh doanh [18]

1.3 Khái quát về công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng 1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công Ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng có tên quốc tế là Xuan Hung Trading and Investment company limited thành lập ngày 25-11-2015 có mã số thuế là 0107134743 hiện đang đăng ký kinh doanh tại địa chỉ Khu đường 23, Xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh, Hà Nội

Sau gần 8 năm hoạt động, công Ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng hiện đang kinh doanh 30 ngành hàng như bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh; sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng…

Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng tập trung chiến lược phát triển và phân phối những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phải chăng, nhằm cung cấp cho khách hàng các dược phẩm đa dạng với chất lượng tốt nhất Sau nhiều năm hoạt động, hiện công ty có mối quan hệ đối tác với nhiều công ty dược phẩm trong nước

1.3.2 Mục tiêu, quy mô kinh doanh của công ty Tên giao dịch: XUAN HUNG TRADING AND INVESTMENT

Trang 31

22

1.3.3 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự của công ty

Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng, bao gồm 8 người, được đánh giá là tương đối gọn nhẹ và khoa học, đầy đủ các phòng ban chức năng đảm bảo phù hợp với quy mô và hoạt động của công ty, và quy định của Bộ Y tế [19], bao gồm:

- Giám đốc: 1 người - Thủ kho: 1 người - Kế toán: 1 người - Nhân viên kinh doanh: 5 người

GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ BỘ PHẬN

KINH DOANH

Bộ phận kho

Bộ phận kiểm soát chất lượng

Kế toán

Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân

Hùng Bộ phận

giao nbpBBPhậ

n Bộ phận

kinh doanh

Trang 32

Bộ phận Kiểm soát chất lượng:Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn tại tất cả các bộ phận trong công ty theo đúng quy trình

Phòng Kinh doanh của công ty đưa ra các chiến lược sản phẩm, các chiến lược xúc tiến hỗ trợ kinh doanh dành cho khách hàng thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng, chịu trách nhiệm chính triển khai hoạt động bán hàng, đem lại doanh số lợi nhuận cho công ty với đội ngũ trình dược viên

Bộ phận giao nhận vận chuyển: Chịu trách nhiệm giao nhận vận chuyển hàng hóa trực tiếp tới khách hàng

Về cơ cấu nhân lực:

Năm 2022, công ty có 8 cán bộ nhân viên trong đó gồm các nhân viên có

chuyên môn về Dược và các nhân viên không có chuyên môn về Dược

Bảng 1.6 Trình độ chuyên môn của công ty năm 2022

Trang 33

24

1.4 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường Dược phẩm thay đổi và phát triển mỗi ngày, kéo theo đó là những thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Để có thể nắm bắt được những cơ hội cũng như tận dụng những thách thức để đưa doanh nghiệp đi lên, doanh nghiệp cần phải nhìn nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu từ đó đề ra các phương hướng kinh doanh hợp lý, phù hợp với thị trường dược phẩm

Việc phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng định kỳ là cần thiết để doanh nghiệp tự đánh giá lại các hoạt động kinh doanh của công ty mình, từ đó chỉ ra những mục tiêu đã đạt được và nhược điểm cần khắc phục Dựa trên cơ sở đó, doanh nghiệp tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai Vì vậy tôi đã tiến hành đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022

Trang 34

25

CHƯƠNG 2 ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Danh mục mặt hàng kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư

Xuân Hùng năm 2022

Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ 1/1/2022 đến 31/12/2022

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu

Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp mô tả cắt ngang

2.2.2 Mẫu nghiên cứu

36 mặt hàng kinh doanh và toàn bộ kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

a) Nguồn thu nhập số liệu Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ nguồn tài liệu sẵn có để thu thập các dữ liệu liên quan đến các mặt hàng và kết quả kinh doanh của công ty bao gồm:

- Báo cáo tình hình tài chính của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Hùng năm 2022

Ngày đăng: 26/08/2024, 21:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w