- Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: BN nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose
TỔNG QUAN
Bệnh đái tháo đường
Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA 2023) và Bộ Y tế (năm 2020) [3], [22]: Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm là tăng glucose huyết, là hậu quả của sự thiếu hụt insulin hoặc sự khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hoá carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh
Theo Bộ Y tế 2020, chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây [3]: a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc: b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol) Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất
- Glucose máu lúc đói được đo khi BN nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ)
- Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: BN nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250-300 mL nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó BN ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính và không sử dụng các thuốc làm tăng glucose huyết Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch
1.1.3 Phân loại đái tháo đường
Theo ADA 2023 và Bộ Y tế 2020, ĐTĐ được phân loại như sau [3], [22]:
- ĐTĐ typ 1: do phá hủy tế bào beta tụy, gây thiếu insulin tuyệt đối
- ĐTĐ typ 2: do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin (phổ biến nhất hiện nay, chiếm 90-95% số ca ĐTĐ)
- ĐTĐ thai kỳ: là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ typ 1, typ 2 trước đó
- Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc như glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…
1.1.4 Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường typ 2
1.1.4.1 Nguyên nhân Đặc điểm quan trọng nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ typ 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường [6]
- Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bố hoặc mẹ bị ĐTĐ thì con có nguy cơ bị ĐTĐ là 40% Nếu cả bố và mẹ bị ĐTĐ thì nguy cơ con bị ĐTĐ là 70% Tuy nhiên có khoảng 15% người không có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ [7]
- Yếu tố môi trường: là nhóm các yếu tố có thể can thiệp để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Các yếu tố đó là:
+ Sự thay đổi lối sống: giảm các hoạt động thể lực; thay đổi chế độ ăn uống theo hướng tăng tinh bột, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng
+ Chất lượng thực phẩm: ăn nhiều các loại carbohydrat hấp thu nhanh (đường tinh chất, bánh ngọt, kẹo…), chất béo bão hòa, chất béo trans…
+ Các stress về tâm lý
- Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc ĐTĐ càng cao: Đây là yếu tố không thể can thiệp được
Hai yếu tố đặc trưng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 là rối loạn tiết insulin và đề kháng insulin kết hợp với nhau [6], [7], [21]
- Biểu hiện kháng insulin là một trong những dấu hiệu sớm của ĐTĐ Sự thay đổi cấu trúc, chức năng của các thụ thể insulin và các hậu thụ thể của tế bào dẫn đến kháng insulin [7]
- Rối loạn tiết insulin: khi glucose được đưa vào cơ thể sẽ kích thích tụy nội tiết sản xuất insulin và kết quả là insulin huyết tăng Insulin huyết tăng sẽ kích thích tổ chức ngoại vi tăng sử dụng glucose (chủ yếu là cơ, gan, ruột, …) và ức chế sản xuất glucose ở gan Nếu một trong những cơ quan như tế bào β, tụy, cơ, gan bị tổn thương sẽ dẫn tới rối loạn dung nạp glucose, ảnh hưởng tới bài tiết insulin [7]
1.1.5.1 Các biến chứng cấp tính
Theo Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh nội tiết-chuyển hóa và Hướng dẫn chẩn đoán điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ Y tế, các biến chứng cấp tính thường gặp là [3], [6]:
- ĐTĐ có nhiễm toan ceton và tăng đường huyết có tăng áp lực thẩm thấu máu:
Do hậu quả của thiếu insulin (tuyệt đối hoặc tương đối) và tăng các hormone đối nghịch (như glucagon, cortisol, GH, catecholamine…) Các yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện ĐTĐ có nhiễm toan ketone và/hoặc có tăng áp lực thẩm thấu phổ biến là không tuân thủ điều trị insulin, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não hoặc do dùng các thuốc như corticoid, lợi tiểu… [3]
- Nhiễm toan lactic: Là tình trạng toan chuyển hóa với tăng khoảng trống anion do tăng lactate máu > 5 mmol/L Nhiễm toan lactic ở BN ĐTĐ chủ yếu có liên quan với điều trị thuốc biaguanide Tuy hiếm gặp nhưng toan lactic do metformin có tỷ lệ tử vong rất cao, có thể đến 45-50% [3]
- Hạ glucose máu: thường gặp ở BN ĐTĐ, là rào cản lớn trong việc kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu, kiểm soát chặt cho cả BN ĐTĐ típ 1 và típ 2
- Các bệnh nhiễm trùng cấp tính
Theo Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh nội tiết-chuyển hóa và Hướng dẫn chẩn đoán và điều ĐTĐ typ 2 của Bộ Y tế, các biến chứng mạn tính thường gặp là [3], [6]:
Điều trị đái tháo đường typ 2
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ Y tế năm 2020 và Hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ (ADA 2023) [3], [22]
- Mục tiêu điều trị cho BN ĐTĐ ở người trưởng thành, không có thai được thể hiện trong Bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1 Mục tiêu điều trị cho BN ĐTĐ ở người trưởng thành, không có thai
HbA1c < 7% (53 mmol/mol)* < 7% (53 mmol/mol)* Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn
80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L)* Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ
* Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau
- Mục tiêu có thể thấp hơn (HbA1c 0,05)
3.2.2 Hiệu quả kiểm soát HbA1c
- Kết quả đánh giá hiệu quả kiểm soát HbA1c tại thời điểm T3, T6 trong nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.18
Bảng 3.18 Hiệu quả kiểm soát HbA1c tại thời điểm T3 và T6
Thời điểm Số BN XN TB ± SD Số BN đạt mục tiêu Tỷ lệ BN đạt mục tiêu (%)
Giá trị HbA1c trung bình tại các thời điểm T3, T6 vẫn khá cao và giá trị ở thời điểm T6 tăng so với T3, cụ thể: T3: 7,29 ± 1,29, T6: 7,83 ± 1,46
Tỷ lệ BN đạt HbA1c mục tiêu ở T6 giảm so với T3 (47,5% so với 61,2%)
- Hiệu quả kiểm soát HbA1c trên các BN được làm HBA1c ở cả T3 và T6 (N 154) được thể hiện trong Bảng 3.19
Bảng 3.19 Hiệu quả kiểm soát HbA1c trên các BN được làm XN ở cả T3 và T6
(%) p Số BN đạt mục tiêu
Tỷ lệ BN đạt mục tiêu (%) p
Sau 3 tháng can thiệp, 154 bệnh nhân được xét nghiệm HbA1c lại Giá trị HbA1c trung bình tăng từ 7,29 ± 1,29 tại thời điểm 3 tháng lên 7,83 ± 1,46 tại thời điểm 6 tháng (p < 0,05) Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu HbA1c cũng giảm từ 68,2% xuống 47,4% (p < 0,05).
3.2.3 Sự thay đổi phác đồ điều trị ĐTĐ trên các nhóm BN đạt hoặc không đạt mục tiêu điều trị
3.2.3.1 Sự thay đổi phác đồ điều trị trên những BN đạt mục tiêu điều trị
- Sự thay đổi phác đồ điều trị trên những BN đạt FPG mục tiêu tại thời điểm T1, T3 và T6 được thể hiện trong Bảng 3.20
Bảng 3.20 Sự thay đổi phác đồ điều trị trên những BN đạt FPG mục tiêu
Sự thay đổi phác đồ
Giảm liều 19 13,4 23 15,1 56 33,3 Đổi thuốc 7 4,9 28 18,4 16 9,5 Điều chỉnh liều 4 2,8 1 0,7 9 5,4
Tỷ lệ thay đổi phác đồ trên các BN đạt mục tiêu FPG tăng dần qua các thời điểm T1, T3, T6 (lần lượt 49,3%, 50,7% và 67,3%)
- Sự thay đổi phác đồ điều trị trên những BN đạt HbA1c mục tiêu tại thời điểm T3 và T6 được thể hiện trong Bảng 3.21
Bảng 3.21 Sự thay đổi phác đồ điều trị trên những BN đạt HbA1c mục tiêu
Sự thay đổi phác đồ
Giảm liều 33 20,1 17 22,4 Đổi thuốc 32 19,5 11 14,5 Điều chỉnh liều 3 1,8 6 7,9
Tại T3 có 164 BN đạt mục tiêu HbA1c Trong đó, có 57,9% BN thay đổi phác đồ điều trị so với T1 Hình thức thay đổi phác đồ chiếm tỷ lệ cao nhất là giảm liều (chiếm tỷ lệ 20,1%)
Tại T6 có 76 BN đạt mục tiêu Trong đó, có 61,8% BN thay đổi phác đồ điều trị so với T3 Giảm liều vẫn là hình thức thay đổi phác đồ chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm tỷ lệ 22,4%)
3.2.3.2 Sự thay đổi phác đồ trên những BN không đạt mục tiêu điều trị
- Sự thay đổi phác đồ điều trị trên những BN không đạt FPG mục tiêu tại thời điểm T1, T3 và T6 được thể hiện trong Bảng 3.22
Bảng 3.22 Sự thay đổi phác đồ điều trị trên những BN không đạt FPG mục tiêu
Sự thay đổi phác đồ
Giảm liều 13 8,3 40 27,4 29 22,3 Đổi thuốc 25 16,0 16 11,0 23 17,7 Điều chỉnh liều 5 3,2 5 3,4 8 6,2
Có 30,8%, 35,6% và 19,2% bệnh nhân giữ nguyên phác đồ điều trị tại các thời điểm T1, T3, T6 dù chưa đạt mục tiêu FPG Thay đổi phổ biến nhất là tăng liều (21,8%) tại T1, trong khi T3 và T6 là giảm liều (lần lượt 27,4% và 22,3%).
- Sự thay đổi phác đồ điều trị trên những BN không đạt HbA1c mục tiêu tại thời điểm T3 và T6 được thể hiện trong Bảng 3.23
Bảng 3.23 Sự thay đổi phác đồ điều trị trên những BN không đạt HbA1c mục tiêu
Sự thay đổi phác đồ
Giảm liều 27 26,0 22 26,2 Đổi thuốc 9 8,7 14 16,7 Điều chỉnh liều 2 1,9 6 7,1
Tại thời điểm T3 và T6, lần lượt 63,5% và 76,2% bệnh nhân không đạt mục tiêu HbA1c đã được điều chỉnh phác đồ điều trị Tuy nhiên, điều chỉnh phổ biến nhất là giảm liều, với tỷ lệ lần lượt là 26,0% và 26,2%.
3.2.4 Hiệu quả kiểm soát lipid máu
Hiệu quả kiểm soát lipid máu của BN được thể hiện ở Bảng 3.24
Bảng 3.24 Hiệu quả kiểm soát lipid máu
Chỉ số Thời điểm Số BN đạt mục tiêu Tỷ lệ % BN đạt mục tiêu
Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu triglycerid còn thấp, chưa đạt 50%, tuy nhiên tỷ lệ tăng dần qua từng thời điểm (lần lượt là 35,7%, 39,1%, 43,5% và 45,1%)
Tỷ lệ bệnh nhân có xét nghiệm cholesterol toàn phần trong giới hạn bình thường khá cao, trên 80%, trong đó T1, T3 đạt lần lượt 89,0% và 90,2%
Xét nghiệm LDL-c được làm chủ yếu ở T3, và có 64% BN đạt mục tiêu điều trị, cao hơn so với tỷ lệ tại T0 (61,4%) Xét nghiệm HDL-c ít được sử dụng, chỉ có tổng cộng 55 BN được làm xét nghiệm này tại thời điểm T3 với tỷ lệ đạt mục tiêu là 36,4%
3.2.5 Hiệu quả kiểm soát huyết áp
Hiệu quả kiểm soát HA của BN trong nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.25
Bảng 3.25 Hiệu quả kiểm soát huyết áp
Thời điểm Số BN đạt mục tiêu Tỷ lệ % BN đạt mục tiêu
Phần lớn các BN trong nghiên cứu được kiểm soát tốt HA, tỷ lệ BN đạt HA mục tiêu đạt trên 90% tại tất cả các thời điểm, trong đó tại T6 đạt tỷ lệ cao nhất 98,3%.
BÀN LUẬN
Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 trên BN ngoại trú
4.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu
Có 298 BN được đưa vào nghiên cứu trong đó tỷ lệ BN nam và nữ tương đương nhau (nam 50,7%, nữ 49,3%) Trong các nghiên cứu trên cùng đối tượng, nghiên cứu có tỷ lệ nam/nữ tương đương nhau như nghiên cứu của Vũ Đình Hoan tại BV Y Dược cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ năm 2020 tỷ lệ BN nam là 51,3%, Phạm Văn Trúc tại BV đa khoa Cẩm Phả năm 2022 tỷ lệ BN nam là 52,9% [13], [18]
- Về tuổi Độ tuổi trung bình của BN trong nghiên cứu là 70,63 ± 8,37, trong đó chủ yếu là
BN trên 60 tuổi (90,3%) Không có BN nào dưới 40 tuổi, điều này phù hợp với đặc điểm của bệnh ĐTĐ typ 2 là có tuổi khởi phát thường trên 40 tuổi [17] Độ tuổi trung bình của nhóm BN trong nghiên cứu này cao hơn so với các nghiên cứu tham khảo, nghiên cứu của Phạm Văn Trúc tại BV đa khoa Cẩm Phả năm 2022 độ tuổi trung bình là 67,0 ± 7,8, Triệu Thị Nhàn tại Trung tâm y tế huyện Tam Dương năm 2021 là 64,8±10,5, Vũ Đình Hoan tại BV Y Dược cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ năm 2020 là 62,75 ± 8,73 [13], [15], [18]
Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thường mắc kèm THA (tần suất vào khoảng 50- 70%) và RLLP máu [3] Trong nghiên cứu, có đến 90,9% BN mắc kèm THA và 100% có chẩn đoán RLLP máu, cao hơn hẳn các nghiên cứu tham khảo Nghiên cứu của Vũ Đình Hoan có tỷ lệ BN mắc kèm THA và RLLP máu lần lượt là 37,9% và 29,9%, của Lê Thị Thuý Quỳnh tại Trung tâm y tế huyện Lâm Thao, Phú Thọ năm 2022 là 34,6% và 53,3%, của Triệu Thị Nhàn là 11,3% và 38,4% [10], [15], [18] Nguyên nhân có thể do độ tuổi trung bình của nhóm BN trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều các nghiên cứu tham khảo (khoảng 70 tuổi) và tập trung chủ yếu vào nhóm trên 60 tuổi nên nguy cơ BN mắc THA và RLLP máu tăng Trong điều trị ĐTĐ typ 2 không chỉ dừng lại kiểm soát nồng độ glucose máu mà còn kiểm soát toàn diện đa yếu tố: kiểm soát huyết áp, lipid máu, cân nặng và các biến chứng khác cũng như các bệnh lý khác kèm theo như tim mạch, thận, … [4] Khi kê đơn thuốc statin thì các bác sĩ sẽ thường thêm chẩn đoán rối loạn lipid máu để hợp thức hóa điều trị, tránh ý kiến của cơ quan bảo hiểm xã hội
- Về thể trạng của bệnh nhân
Tỷ lệ BN thể trạng bình thường và thể trạng thừa cân/béo phì trong nghiên cứu này là tương đương nhau Chỉ có 1% BN có thể trạng gầy
4.1.2 Các chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm T0
- Tất cả BN đều được làm xét nghiệm glucose máu lúc đói và đo huyết áp
- Về chỉ số glucose máu lúc đói (FPG)
FPG trung bình ban đầu (T0) là 7,74 ± 2,19 mmol/l Trong đó, gần một nửa (48,3%) bệnh nhân có FPG trong khoảng bình thường (4,4-7,2 mmol/l) Ngược lại, trên 50% bệnh nhân (51,3%) có FPG cao hơn 7,2 mmol/l, bao gồm một trường hợp rất cao (≥16,7 mmol/l) Tuy nhiên, thời điểm này chưa có bệnh nhân nào biểu hiện triệu chứng hạ đường huyết.
Hạ đường huyết quá mức là một trong những tác dụng không mong muốn thường gặp khi BN sử dụng thuốc điều trị ĐTD nên BN cần được hướng dẫn về nguyên nhân, cách phát hiện, xử lý các triệu chứng hạ đường huyết để phòng tránh và xử lý kịp thời
Kết quả trong nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu của Đoàn Thị Nết tại Bệnh viện YHCT và PHCN tỉnh Bắc Ninh năm 2020, trong nghiên cứu của Đoàn Thị Nết, giá trị FPG tại T0 là 7,73±2,19 mmol/l, có 47,4% BN có giá trị FPG trong khoảng 4,4-7,2 mmol/l, 51,3% BN có giá trị FPG > 7,2 mmol/l nhưng không có BN nào có FPG rất cao (≥16,7 mmol/l), 2 BN có glucose máu lúc đói thấp (FPG < 4,4 mmol/l) [8]
Một số nghiên cứu tham khảo khác có tỷ lệ FPG đạt mục tiêu tại thời điểm T0 thấp hơn, như nghiên cứu của Vũ Đình Hoan là 23,3%, của Triệu Thị Nhàn là 20,7% [15], [18]
- Các chỉ số huyết áp và lipid máu tại thời điểm T0
+ Với chỉ số huyết áp tại thời điểm T0, tất cả các BN trong nghiên cứu đều được đo huyết áp HA trung bình tại T0 là 128,72 ± 7,85/ 77,89 ± 5,18 mmHg và có 90,6%
BN có huyết áp đạt mục tiêu Tỷ lệ BN có HA đạt mục tiêu tại T0 trong nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Vũ Đình Hoan là 89,3%, của Đoàn Thị Nết là 88,3% [8], [18] THA là yếu tố nguy cơ rõ ràng của bệnh tim mạch do xơ vữa nên BN cần được đo huyết áp thường xuyên và kịp thời can thiệp điều trị khi cần thiết [22]
+ Cũng như huyết áp, các thông số lipid máu như cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-c, HDL-c là những xét nghiệm cần thiết với BN mắc ĐTĐ và là một trong những mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 Theo hướng dẫn chẩn đoán điều trị của Bộ Y tế (2020) cần kiểm tra bộ lipid máu ít nhất hàng năm [3] Trong nghiên cứu, triglycerid máu có giá trị trung bình khá cao (2,49 ± 1,98 mmol/l) và chỉ có 40,0% BN đạt mục tiêu Cholesterol máu toàn phần có giá trị trung bình là 3,93 ± 1,47 mmol/l, có 80,2%
BN giá trị bình thường, của LDL-c là 2,62 ± 1,09 mmol/l và có 59,6% BN đạt mục tiêu Chỉ số lipid máu trong nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Phan Thị Hoa cũng tại Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh năm 2019 (triglycerid đạt mục tiêu 39,5%, LDL-c đạt mục tiêu là 59,2%, cholesterol có 75,9% BN giá trị bình thường) [14]
- Độ lọc cầu thận ước tính của BN tại thời điểm T0 Đánh giá chức năng thận, theo dõi độ lọc cầu thận là một vấn đề cần thiết giúp bác sĩ lựa chọn thuốc, liều sử dụng phù hợp cho từng trường hợp Các BN có suy giảm chức năng thận cần phải chú ý khi sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ như metformin [3], [22] Đề tài lựa chọn công thức MDRD để tính độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) của BN dựa trên chỉ số nồng độ creatinin máu Trong số 51 BN tính được eGFR, có 13 bệnh nhân có eGFR < 60 ml/phút/1,73 m 2 (25,5%), không có BN nào eGFR < 30 ml/phút/1,73 m 2 Nghiên cứu của Triệu Thị Nhàn chỉ có 2,5% BN có eGFR < 60 ml/phút/1,73 m 2 , của Lê Thị Thuý Quỳnh có 35,6% BN có eGFR < 60 ml/phút/1,73 m 2 [10], [15]
4.1.3 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2
Trong nghiên cứu, các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 bao gồm thuốc đường uống và thuốc tiêm (insulin) Thuốc đường uống gồm biguanid (metformin), sulfonylure (gliclazid; glimepirid), còn thuốc tiêm có insulin tác dụng nhanh, hỗn hợp và chậm kéo dài Danh mục thuốc này ít hơn so với khuyến cáo của Bộ Y tế (2020) và ADA (2023), chưa bao gồm các nhóm thuốc mới như ức chế enzyme DPP-4, thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 và ức chế SGLT-2.
Về dạng bào chế: các dạng thuốc đường uống đều được bào chế dạng viên nén thông thường hoặc viên nén GPKS/GPKD, có nhiều dạng viên nén phối hợp cố định liều giữa metformin với sulfonylure Dạng thuốc GPKD/GPKS, viên phối hợp cố định liều sử dụng tiện lợi, giảm số lần dùng, số lượng thuốc dùng mỗi lần, có thể làm tăng tuân thủ điều trị của bệnh nhân Insulin có ở dạng bút tiêm và lọ tiêm, đây là dạng thuốc đặc biệt, cán bộ, nhân viên y tế cần hướng dẫn sử dụng cho BN để giảm tác dụng không mong muốn và các sai sót khi sử dụng dạng thuốc đặc biệt này
Như vậy, danh mục thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 cho BN điều trị ngoại trú tại BV không quá phong phú về số lượng biệt dược cũng như còn hạn chế trong các nhóm thuốc điều trị nên gây khó khăn cho bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc phù hợp cho từng đối tượng BN Cần thiết bổ sung thêm các dược chất mới, nhóm thuốc mới trong danh mục thuốc điều trị
4.1.4 Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2
Tại các thời điểm nghiên cứu, metformin được sử dụng chiếm tỷ lệ cao (lần lượt 85,9%, 89,6%, 93,0%, 89,9% tại T0, T1, T3 và T6) Tỷ lệ BN sử dụng sulfonyure chiếm tỷ lệ thấp hơn và có xu hướng giảm dần (lần lượt 39,2%, 30,9%, 28,2% và 24,2% tại các thời điểm), tỷ lệ BN sử dụng insulin cũng khá cao, trên 1/3 số BN (T0, T1, T3 là 37,6%, T6 là 44%) Các nghiên cứu tham khảo có tỷ lệ BN sử dụng cả metformin và sulfonyurea đều cao, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng insulin lại thấp Như nghiên cứu của Lê Thị Thuý Quỳnh có tỷ lệ BN sử dụng metformin, sulfonyurea, insulin lần lượt là khoảng 90%, 75%, 1%, của Triệu Thị Nhàn là khoảng 86%, 70%, 5%, của Phạm Văn Trúc là khoảng 87%, 82%, 10% [10], [13], [15]