1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chúc thị hà phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh trung tâm y tế huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang năm 2023

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2023
Tác giả Chúc Thị Hà
Người hướng dẫn TS. Lê Bá Hải
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược học
Thể loại Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,88 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Đại cương về bệnh tăng huyết áp (13)
      • 1.1.1. Định nghĩa (13)
      • 1.1.2. Dịch tễ (13)
      • 1.1.3. Nguyên nhân tăng huyết áp (14)
      • 1.1.4. Phân loại tăng huyết áp (14)
      • 1.1.5. Chẩn đoán tăng huyết áp (15)
      • 1.1.6. Đánh giá lâm sàng và tổn thương cơ quan đích (16)
      • 1.1.7. Phân tầng nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân THA (16)
      • 1.1.8. Đánh giá chức năng thận của bệnh nhân (18)
    • 1.2. Đại cương về điều trị tăng huyết áp (18)
      • 1.2.1. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị tăng huyết áp (18)
      • 1.2.2. Ngưỡng HA ban đầu cần điều trị và đích điều trị HA ở người lớn (20)
      • 1.2.3. Ngưỡng HA cần điều trị và đích điều trị HA theo nhóm tuổi (21)
      • 1.2.4. Điều trị tăng huyết áp can thiệp không thuốc (22)
      • 1.2.5. Điều trị tăng huyết áp can thiệp bằng thuốc (24)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu (40)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (40)
      • 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (40)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (40)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (40)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (40)
      • 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu (41)
      • 2.2.4. Nội dung nghiên cứu (41)
      • 2.2.5. Tiêu chí phân tích và Quy ước sử dụng trong nghiên cứu (42)
      • 2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu (45)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân và thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (46)
      • 3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, thể trạng và các bệnh mắc kèm của bệnh nhân (46)
      • 3.1.2. Phân độ tăng huyết áp (47)
      • 3.1.3. Các yếu tố nguy cơ tim mạch tại thời điểm bắt đầu theo dõi (T0) (48)
      • 3.1.4. Phân tầng yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân tăng huyết áp (49)
      • 3.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm T0 (50)
      • 3.1.6. Đánh giá chức năng thận tại thời điểm T0 (51)
      • 3.1.7. Danh mục các thuốc điều trị THA sử dụng trong mẫu nghiên cứu (52)
      • 3.1.8. Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu (52)
      • 3.1.9. Các dạng phác đồ điều trị (tỷ lệ đơn thuốc đơn trị liệu, đa trị liệu) trong mẫu nghiên cứu (0)
    • 3.2. Phân tích tính hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (54)
      • 3.2.1. Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc THA trên BN có chỉ định bắt buộc đi kèm (54)
      • 3.2.2. Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc THA phù hợp khi không có chỉ định bắt buộc đi kèm (55)
      • 3.2.3. Tính hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc (56)
      • 3.2.4. Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp theo thời gian (58)
      • 3.2.5. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu (58)
      • 3.2.6. Phân tích việc thay đổi phác đồ điều trị trên các bệnh nhân không đạt huyết áp mục tiêu (59)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (62)
    • 4.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân và thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp (62)
      • 4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính, thể trạng của BN và bệnh mắc kèm tại thời điểm (62)
      • 4.1.2. Phân độ tăng huyết áp (63)
      • 4.1.3. Các yếu tố nguy cơ tim mạch (63)
      • 4.1.4. Phân tầng yếu tố nguy cơ tim mạch (64)
      • 4.1.5 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân (65)
      • 4.1.6. Chức năng thận của bệnh nhân (65)
      • 4.1.7. Danh mục các thuốc điều trị THA sử dụng trong mẫu nghiên cứu (65)
      • 4.1.8. Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu (65)
      • 4.1.9. Các dạng phác đồ điều trị (66)
    • 4.2. Phân tích tính hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (67)
      • 4.2.1. Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc THA trên BN có chỉ định bắt buộc đi kèm (67)
      • 4.2.2. Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc THA phù hợp khi không có chỉ định bắt buộc đi kèm (67)
      • 4.2.3. Tính hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc (68)
      • 4.2.4. Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp theo thời gian (68)
      • 4.2.5. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu (68)
      • 4.2.6. Phân tích việc thay đổi phác đồ điều trị trên các bệnh nhân không đạt huyết áp mục tiêu (69)
    • 4.3. Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu (69)
  • PHỤ LỤC (75)

Nội dung

Phân tích tính hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích

TỔNG QUAN

Đại cương về bệnh tăng huyết áp

Theo Hội tim mạch học Việt Nam và Phân Hội THA Việt Nam (VSH/VNHA): Tăng huyết áp (THA) được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg Định nghĩa này được áp dụng cho người ≥ 18 tuổi; huyết áp được đo lúc ngồi ít nhất 2 lần mỗi lần khám và ít nhất 2 lần khám khác nhau [8], [12], [3], [11]

Trên toàn cầu, hơn 1 tỷ người bị tăng huyết áp Khi dân số già đi và có lối sống ít vận động hơn lối sống lành mạnh, tỷ lệ tăng huyết áp trên toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng lên 1,5 tỷ người vào 2025 Huyết áp tăng cao là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm trên toàn cầu, chiếm gần 10 triệu ca tử vong trong năm 2015, 4,9 triệu ca do bệnh tim thiếu máu cục bộ và 3,5 triệu ca do đột quỵ Tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim thất bại, AF, CKD, PAD và suy giảm nhận thức [27]

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc THA đang gia tăng một cách nhanh chóng Theo thống kê, năm 1960, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành phía bắc Việt Nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau (1992) theo điều tra trên toàn quốc của Viện Tim Mạch thì tỷ lệ này đã là 11,2% tăng lên hơn 11 lần Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ tăng huyết áp ở người có độ tuổi 25-64 là 25,1% [10] Theo Tổng điều tra toàn quốc về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam năm 2015, có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi 18-69 tuổi bị tăng huyết áp, trong đó có 28,1% là nam giới và 14,9% là nữ giới Còn nếu xét trong độ tuổi 18-25 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 15,3% năm

2010 lên 20,3% năm 2015 Như vậy là cứ 5 người trưởng thành 25-64 tuổi thì có 1 người bị tăng huyết áp [5]

Thực trạng về hiểu biết và kiểm soát THA của bệnh nhân tại Việt Nam cũng là vấn đề rất đáng quan tâm do nhận thức cộng đồng về căn bệnh THA còn rất hạn chế Năm 2007, Viên Văn Đoan và cộng sự theo dõi và điều trị cho 5.840 bệnh nhân THA trong vòng 5 năm cho thấy: 90,8% bệnh nhân THA được quản lý tốt; 9,2% bệnh nhân chưa được quản lý tốt; trong số bệnh nhân được quản lý tốt có tới 71,48% bệnh nhân đạt được huyết áp mục tiêu và 28,52% bệnh nhân chưa đạt được huyết áp mục tiêu

1.1.3 Nguyên nhân tăng huyết áp

Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

- Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh lý: bệnh thận cấp hoặc mãn tính, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận, cường aldosterone tiên phát (hội chứng Conn), hội chứng Cushing, bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên, hẹp eo động mạch chủ…

- Nguyên nhân do dùng thuốc: một số thuốc có thể gây tăng huyết áp thứ phát: kháng viêm non-steroid, thuốc tránh thai, corticoid…

- Một số nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, ngừng thở khi ngủ, do yếu tố tâm thần [8]

1.1.4 Phân loại tăng huyết áp

Có nhiều cách phân loại tăng huyết áp nhưng phân loại mới nhất và phổ biến được áp dụng tại Việt Nam là theo Hiệp hội Tim mạch Châu Âu và Hội Tim mạch học Việt Nam (VNHA) Theo Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị THA ở người lớn của Hội Tim mạch học Việt Nam và Phân hội THA Việt Nam năm 2022, phân loại THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám, liên tục và tại nhà Huyết áp được khuyến cáo phân loại theo HA bình thường, bình thường – cao hoặc THA từ độ 1 đến độ 3 theo HA phòng khám

Bảng 1.1 Phân loại tăng huyết áp theo VNHA 2022 [12]

Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89

THA tâm thu đơn độc ≥140 và 65 tuổi không điều trị tái tưới máu là 70 – 79 mmHg Bệnh đồng mắc: Bệnh mạch vành; Đái tháo đường; Suy tim; Bệnh thận mạn; TIA: Thiếu máu não thoáng qua

1.2.4 Điều trị tăng huyết áp can thiệp không thuốc

Thay đổi lối sống là nền tảng quan trọng trong cả việc phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp (THA), có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn khởi phát THA, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Tuy nhiên, thay đổi lối sống không bao giờ được coi là sự trì hoãn trong việc bắt đầu điều trị bằng thuốc đối với bệnh nhân có tăng huyết áp cần điều trị (TTCQĐ) hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị THA năm 2022 đưa ra sáu khuyến cáo thay đổi lối sống như sau [12]:

Bảng 1.10 Các khuyến cáo thay đổi lối sống đối với bệnh nhân THA

Khuyến cáo Can thiệp Chế độ dinh dưỡng và liều lượng

Chế độ ăn uống lành mạnh

DASH là chế độ ăn uống tốt nhất để giảm

HA đã được nghiên cứu/chứng minh

Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa tí béo đã được giảm hàm lượng chất béo bão hòa và tổng lượng chất béo (thông tin về số lượng dùng còn hạn chế)

Giảm cân Giảm calories và tăng hoạt động thể lực

Mục tiêu tối ưu là giảm được trọng lượng cơ thể lý tưởng như mong muốn Kỳ vọng giảm được 1kg cân nặng giúp giảm được 1 mmHg HATT

Thay đổi chế độ ăn uống (ưu tiên hơn dùng

Mục tiêu tối ưu là 3500 –

5000 mg/ngày Nghiên cứu cho thấy mức giảm HA nhiều

Khuyến cáo Can thiệp Chế độ dinh dưỡng và liều lượng

Những người bổ sung nhiều Kali hơn có huyết áp tâm thu (THA) thấp hơn so với những người bổ sung ít Kali Mối quan hệ này mang tính tuyến tính, với liều lượng Kali cao hơn dẫn đến THA thấp hơn Tuy nhiên, mức độ bằng chứng cho lợi ích của việc tăng lượng Kali thấp hơn so với giảm lượng Natri.

Tập gắng sức thể dụng nhịp điệu (bằng chứng tốt nhất)

Tập gắng sức như đi bộ nhanh, 5 – 7 lân/tuần (30 – 60 phút/buổi), ít nhất 150 phút/tuần Khởi động dần dần và làm ấm khi bắt đầu, làm mát cuối cùng mỗi lần tập

Tập gắng sức có đề kháng động (ít bằng chứng mạnh)

Tập thể dục như nâng tạ hoặc tập chạy, ít nhất 2 – 3 lần/tuần Cần có sự hướng dẫn/giám sát của chuyên gia

Thường được sử dụng để bổ sung cho các bài tập thể dục nhịp điệu

Tập gắng sức có đề kháng bất động (bằng chứng ít nhất)

Tập thể dục như chế độ tập luyện tay nắm, ít nhất 3 – 4 tuần -4 -2

Giám sử dụng đồ uống có cồn

Giảm sử dụng đồ uống có cồn Ưu tiên dùng đúng mức cho phép mỗi ngày ở người lớn

1.2.5 Điều trị tăng huyết áp can thiệp bằng thuốc

1.2.5.1 Các nhóm thuốc hạ huyết áp

Hầu hết bệnh nhân THA cần điều trị thuốc hạ áp cùng với thay đổi lối sống để đạt hiệu quả kiểm soát tối ưu

Có 05 nhóm thuốc có hiệu quả giảm huyết áp và các biến cố tim mạch qua các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nên được chỉ định chính điều trị hạ áp: Chẹn kênh Ca, lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin, chẹn Beta [12], [14]

Bảng 1.11 Các nhóm thuốc và thuốc điều trị tăng huyết áp chính và liều dùng

Liều hằng ngày (mg) Liều thấp Liều thông thường – tối đa

Isradipine 2.5 x 2 lần/ngày 5 – 10 x 2 lần/ngày

2 Ức chế men chuyển (ƯCMC)

Captopril 12.5 x 2 lần/ngày 50 – 100 x 2 lần/ngày

Liều hằng ngày (mg) Liều thấp Liều thông thường – tối đa

3 Chẹn thụ thể Angiotensin II (CTTA)

Nhóm Thiazides và Thiazide – like

Furosemide 20 x 2 lần/ngày 40 x 2 lần/ngày

Nhóm lợi tiểu giữ Kali

Liều hằng ngày (mg) Liều thấp Liều thông thường – tối đa

Carvedilol 3.125 x 2 lần/ngày 6.25 – 25 x 2 lần/ngày

Labetalol 100 x 2 lần/ngày 100 – 300 x 2 lần/ngày

Metoprolol tartrate 25 x2 lần/ngày 50 – 100 x 2 lần/ngày

Propranolol 40 x 2 lần/ngày 40 – 160 x 2 lần/ngày

6 Các nhóm thuốc khác Ức chế Renin trực tiếp

Aliskiren 75 150 – 300 Ức chế thụ thể alpha giao cảm

Prazosin 1 x 2 lần/ngày 1 – 5 x 2 lần/ngày

Hydralazin 10 x 2 lần/ngày 25 – 100 x 2 lần/ngày

Chủ vận chọn lọc alpha – 2 giao cảm

Clonidine 0.1 x 2 lần/ngày 0.1 – 0.2 x 2 lần/ngày

Methyldopa 125 x 2 lần/ngày 250 – 500 x 2 lần/ngày

1.2.5.2 Chống chỉ định của các thuốc nhóm điều trị tăng huyết áp chính Bảng 1.12 Chống chỉ định của các thuốc nhóm điều trị tăng huyết áp chính [12]

Nhóm thuốc Các chống chỉ định

Lợi tiểu (thiazides/ thiazides-like như

• Rối loạn dung nạp glucose

• Bloc xoang nhĩ hoặc Bloc AV cao độ

• Nhịp tim chậm (nhịp tim < 60 lần/phút)

Chẹn kênh Calci nhóm DHP

• Suy tim (EF giảm, độ III hoặc IV0

• Phù chân nặng trước đó

Chẹn kênh Calci nhóm Non – DHP

• Bloc xoang nhĩ hoặc Bloc AV cao độ

• Rối loạn chức năng thất trái (LVEF < 40%)

• Nhịp tim chậm ( < 60 lần/phút)

Táo bón Ức chế men chuyển

• Tiền sử có phù mạch

• Hẹp động mạch thận 2 bên

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không sử dụng biện pháp tránh thai Chẹn thụ thể • Mang thai Phụ nữ trong độ tuổi

Nhóm thuốc Các chống chỉ định

Bắt buộc Tương đối angiotensin II • Tăng kali máu (> 5.5 mml/L)

• Hẹp động mạch thận 2 bên sinh sản không sử dụng biện pháp tránh thai

1.2.5.3 Cơ chế tác dụng, chỉ định ưu tiên, lưu ý, tác dụng không mong muốn, thận trọng

Bảng 1.13 Cơ chế tác dụng, chỉ định ưu tiên, lưu ý, tác dụng không mong muốn, thận trọng của các nhóm thuốc chính [4], [8],[19]

Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Chỉ định ưu tiên

Lưu ý, tác dụng không mong muốn, thận trọng

(thiazides/thiaz ides-like như

- Tác dụng chính là gia tăng đào thải muối và nước do ức chế sự tái hấp thu muối tại thận

Có thể xảy ra tại nhiều điểm khác của đơn vị thận như: lợi tiểu vòng, ống lượng xa: Lợi tiểu giữu kali

Thuốc lợi tiểu thiazid được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình, đặc biệt là ở người cao tuổi với liều thấp 12,5-25 mg/ngày Chúng hiệu quả và được lựa chọn cho những đối tượng có tim, thận bình thường Tuy nhiên, sử dụng lâu dài cần theo dõi kali máu hoặc phối hợp với thuốc bổ sung kali để ngăn ngừa tình trạng hạ kali máu.

- Lợi tiểu thiazide: THA tâm thu đơn độc (người cao tuổi), suy tim, dự phòng thứ phát đột quỵ)

- Lợi tiểu quai: suy thận giai đoạn, suy tim

Aldoseron: suy tim sau nhồi máu cơ

Lợi tiểu thiazide: Hội chứng chuyển hóa, rối loạn dung nạp Glucose, thai nghén

Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Chỉ định ưu tiên

Lưu ý, tác dụng không mong muốn, thận trọng amilorid (1mg)+ hypothiazid (10 mg)[19] tim[8]

Chẹn Beta - Tác dụng chọn lọc trên Beta

1: ít ảnh hưởng đến hệ hô hấp, khả năng gây co thắt cơ trơn phế quản thấp

Các thuốc chẹn Beta có cấu trúc tương tự như chất chủ vận hệ Adrenergic nên chúng sẽ tranh chấp vị trí gắn vào các thụ thể với chất chủ vận làm giảm cung lượng tim, giảm tiết rennin và làm giảm trương lực giao cảm ở trung ương do đối kháng với beta – adrenergic ở trung ương do đó có tác dụng hạ HA Các thuốc chẹn beta không chọn lọc: thường đồng thời tác dụng trên thụ thể alpha và beta beeb sẽ nhiều tác dụng không mong muốn [4]

- Đau thắt ngực, sau nhồi máu cơ tim, suy tim, tăng nhãn áp THA ở phụ nưc có thai

- Thận trọng: Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bloc nhĩ thaants độ 2.3[8]

- Gây bất lợi trên chuyển hóa glucose

- Gây giảm chức năng tình dục, mệt mỏi, hạn chế vận động, thể dục, đặc biệt là khi phối hợp với thuốc lợi tiểu

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là bệnh án của bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp được theo dõi và điều trị tại khoa Khám bệnh Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa từ ngày 01/01/2023 đến 30/07/2023

- Bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp

- Được kê ít nhất 1 loại thuốc điều trị tăng huyết huyết áp trong thời gian điều trị

- Phụ nữ có thai và cho con bú

- Những bệnh án không tiếp cận được đầy đủ

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 09/2023 đến tháng 11/2023

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám bệnh - Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang.

Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang, dọc thời gian dựa trên những thông tin thu được từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân

- Số liệu thu thập được ghi lại vào Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân (Phụ lục đính kèm)

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Để đánh giá được hiệu quả trong việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, mẫu

Theo quy ước, 30 nghiên cứu mà chúng tôi dự kiến lựa chọn là tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp trong vòng 7 tháng tại những thời điểm khác nhau.

- T0: thời điểm bệnh nhân bắt đầu đến khám bệnh trong tháng 1

- T1: thời điểm sau khi bệnh nhân dùng thuốc được 1 tháng

- T2: thời điểm sau khi bệnh nhân dùng thuốc được 2 tháng

- T3: thời điểm sau khi bệnh nhân dùng thuốc được 3 tháng

- T4: thời điểm sau khi bệnh nhân dùng thuốc được 4 tháng

- T5: thời điểm sau khi bệnh nhân dùng thuốc được 5 tháng

- T6: thời điểm sau khi bệnh nhân dùng thuốc được 6 tháng

Cách lấy mẫu dự kiến như sau:

- Tại thời điểm T0 lập danh sách tất cả các bệnh nhân có chẩn đoán tăng huyết

- Từ danh sách này tiến hành rà soát tất cả những bệnh án thỏa mãn yêu cầu và loại trừ những bệnh án không đạt yêu cầu

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

- Chiết xuất từ bệnh án điện tử và bệnh án giấy của bệnh viện với các trường chi tiết:

+ Tên bệnh nhân, mã bệnh nhân, giới tính, ngày vào viện, ngày ra viện, thuốc sử dụng tại bệnh viện

+ Các kết quả xét nghiệm, thuốc chỉ định và các bệnh mắc kèm

Các dữ liệu thu thập được ghi vào mẫu phiếu thu thập thông tin bệnh nhân (phụ lục đi kèm)

Mục tiêu 1: Khảo sát đặc điểm bệnh nhân và thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

- Độ tuổi, giới tính, thể trạng, các bệnh mắc kèm của bệnh nhân

- Phân loại tăng huyết áp

- Các yếu tố nguy cơ tim mạch (tuổi, hút thuốc, rối loạn lipid, đái tháo đường, tiền sử gia đình)

- Phân tầng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp

- Đánh giá chức năng thận của bệnh nhân

* Thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trong mẫu nghiên cứu

- Danh mục các thuốc điều trị THA sử dụng trong mẫu nghiên cứu

- Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu

- Các dạng phác đồ điều trị

Mục tiêu 2: Phân tích tính hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

* Phân tích tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

- Phân tích tính hợp lý trong việc lựa chọn thuốc điều trị THA trên bệnh nhân có chỉ định bắt buộc đi kèm

- Sự phù hợp về liều đưa thuốc và nhịp đưa thuốc

- Phân tích về sự thay đổi phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu so với hướng dẫn điều trị THA năm 2022 của Hội Tim mạch Việt Nam [12]

- Lý do thay đổi phác đồ

* Hiệu quả trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp

- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị THA đạt mục tiêu điều trị theo hướng dẫn của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022 [12]

2.2.5 Tiêu chí phân tích và Quy ước sử dụng trong nghiên cứu

2.2.5.1 Cơ sở khảo sát đặc điểm bệnh nhân và thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

- Phân loại BMI: Thể trạng bệnh nhân dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI)

Chỉ số BMI được tính theo công thức:

BMI = Cân nặng(kg) / chiều cao (m) 2

Thể trạng của bệnh nhân được đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO dành cho các nước Châu Á [24]

Bảng 2.1 Phân loại BMI của WHO[35]

- Phân loại tăng huyết áp Dựa vào chỉ số HA được xác định trong bệnh án để phân loại mức độ THA theo khuyến cáo điều trị THA của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2022 [12]

- Các yếu tố nguy cơ tim mạch: Theo khuyến cáo điều trị THA của Hội Tim mạch VN năm 2022 [12], các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân THA bao gồm:

+ RLLP máu: khi Cholesterol TP > 4,9 mmol/l, hoặc LDL > 3 mmol/l, hoặc HDL nam < 1,0 mmol/l; nữ < 1,2 mmol/l

+ Đái tháo đường (glucose máu lúc đói ≥ 7)

+ Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm

+ Tiền sử gia đình bị bệnh THA

- Phân tầng nguy cơ tim mạch theo mức huyết áp, các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích hoặc các bệnh mắc kèm [12]

- Đánh giá chức năng thận của bệnh nhân

Chức năng thận của bệnh nhân được đánh giá dựa vào độ thanh thải creatinine (Clcr) Độ thanh thải creatinine được tính toán theo công thức Cockroft-Gault: Độ thanh thải creatinine (ml/phút) = (140 – tuổi) x (Trọng lượng cơ thể, kg) x (0,85 nếu là nữ)/ (Creatinine huyết thanh (micromol/L) x 0,815

Đối với bệnh nhân suy thận, việc hiệu chỉnh liều lượng thuốc điều trị cần được thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất và thông tin từ Dược thư Quốc gia [4].

33 Đánh giá các giai đoạn của chức năng thận theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa” của Bộ Y tế năm 2015 [2]

* Thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trong mẫu nghiên cứu

Các nhóm thuốc được sử dụng, phác đồ điều trị (1 thuốc, 2 thuốc, 3 thuốc…)

Sự thay đổi phác đồ điều trị:

+ Phác đồ không đổi: giữ nguyên thuốc và liều dùng

+ Phác đồ đổi thuốc: thay đổi hoạt chất so với phác đồ trước đó

+ Phác đồ tăng thuốc/tăng liều: thêm hoạt chất hoặc tăng liều so với phác đồ điều trị trước đó

+ Phác đồ giảm thuốc/giảm liều: bớt hoạt chất hoặc giảm liều so với phác đồ điều trị trước đó

2.2.5.2 Cơ sở phân tích tính hợp lý và hiệu quả sử dụng thuốc điều trị THA trong mẫu nghiên cứu

* Phân tích tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

Việc lựa chọn phác đồ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân có chỉ định bắt buộc đi kèm cần cân nhắc đến tính hợp lý, dựa trên sự kết hợp của các thuốc ƯCMC/CTTA với lợi tiểu (thiazide), ƯCMC/CTTA với chẹn kênh calci, chẹn kênh calci với lợi tiểu hoặc chẹn beta.

- Phác đồ được khuyến cáo trên bệnh nhân không có chỉ định bắt buộc đi kèm theo VNHA 2022 [12]

+ Phác đồ đơn độc (01 thuốc): Xem xét đơn trị liệu ở THA độ I nguy cơ thấp sau 3 tháng TĐLS không kiểm soát HA, hoặc BN ≥ 80 tuổi, hội chứng lão hóa, HATT

< 150 mmHg: Lợi tiểu, ƯCMC, CTTA, CKCa, CB

+ Phối hơp 2 thuốc: ƯCMC/CTTA + CKCa hoặc lợi tiểu

+ Phối hợp 3 thuốc: ƯCMC/CTTA + lợi tiểu + CKCa

+ THA kháng trị: Thêm kháng aldosterone hay lợi tiểu khác, chẹn alpha hoặc chẹn beta

- Sự phù hợp về liều đưa thuốc và nhịp đưa thuốc: Dựa vào các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, Dược thư Quốc gia Việt Nam, Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022 [12], [4]

- Phân tích về sự thay đổi phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu so với hướng dẫn điều trị THA năm 2022 của Hội Tim mạch Việt Nam [12]

- Lý do thay đổi phác đồ

* Hiệu quả trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp

- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị THA đạt mục tiêu điều trị theo hướng dẫn của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022 [12]

2.2.6 Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được lưu trữ và xử lý bằng phần mềm SPSS 2.0, Excel 2010

Thống kê mô tả: các biến phân hạng được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm, các biến số liên tục phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, các biến số liên tục phân phối không chuẩn được biểu diễn bằng trung vị và khoảng tứ phân vị

Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê nếu p< 0,05

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khảo sát đặc điểm bệnh nhân và thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

Trong khoảng thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 7/2022, chúng tôi đã thu thập được 110 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đưa vào nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu được trình bày dưới đây:

3.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới, thể trạng và các bệnh mắc kèm của bệnh nhân

Bảng 3.1 dưới đây mô tả đặc điểm về tuổi, giới tính, chỉ số BMI và các bệnh mắc kèm của 110 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi, giới, thể trạng và các bệnh mắc kèm của bệnh nhân Đặc điểm Số bệnh nhân

Bệnh mắc kèm Đái tháo đường 13 11,8

36 Đặc điểm Số bệnh nhân

Khác (Gút, suy giáp, rối loạn tuần hoàn não…)

*Trung bình, độ lệch chuẩn

** Trung vị tứ phân vị

Trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp là nữ giới (56,9%) cao hơn so với nữ giới (49,1%)

Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 65,06 ± 10,46 tuổi Trong đó, bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu chủ yếu từ 18 – 69 tuổi chiếm (62,7%), số bệnh nhân từ 70 – 79 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn (31,8%), số bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên chiếm tỷ thấp nhất là 5,5%

Tỷ lệ bệnh nhân có thể trạng bình thường (BMI = 18,5 – 22,9) chiếm tỷ lệ cao nhất với (53,6%), tiếp đến là số bệnh nhân có thể trạng béo và thừa cân (BMI ≥ 23) chiếm tỷ lệ thấp hơn với 31%, số bệnh nhân có thể trạng gầy (BMI < 18,5) chiếm tỷ lệ thấp nhất là 18,2% Chỉ số BMI trung bình 22,25 (19,5 – 23,5)

Các bệnh lý mắc kèm phổ biến nhất ở bệnh nhân tăng huyết áp là đái tháo đường (11,8%) và rối loạn lipid (9,1%) Trong khi đó, 100% bệnh nhân không có các bệnh lý nghiêm trọng khác như bệnh thận mạn, bệnh đột quỵ hay bệnh tim mạch vành Đáng chú ý, tỷ lệ bệnh mắc kèm khác (như gút, suy giáp, rối loạn tuần hoàn não) chiếm tới 79,1%, cho thấy bệnh nhân tăng huyết áp thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác đi kèm.

3.1.2 Phân độ tăng huyết áp

Tỷ lệ phân độ THA của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu tại thời điểm ban đầu T0 được trình bày trong bảng 3.2.dưới đây:

Bảng 3 2 Phân độ tăng huyết áp tại thời điểm T0 [12]

THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90 2 1,8

Tại thời điểm bắt đầu theo dõi (T0), có 110/110 bệnh nhân được ghi nhận chỉ số huyết áp vào hồ sơ bệnh án ngoại trú Trong đó, bệnh nhân THA độ 2 chiếm tỷ lệ tương đối cao với 76,4%, bệnh nhân THA độ 1 chiếm 17,3% và bệnh nhân có cơn THA chiếm tỷ lệ 4,5%, bệnh nhân có THA tâm thu đơn độc chiếm 1,8%

3.1.3 Các yếu tố nguy cơ tim mạch tại thời điểm bắt đầu theo dõi (T0)

Trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân bao gồm: Giới tính, tuổi cao, Đái tháo đường, rối loạn lipid, Thể trạng, tiền sử bệnh tim mạch sớm Kết quả được trình bày trong bảng 3.3 và bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.3 Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch [12]

STT Các yếu tố nguy cơ tim mạch Số bệnh nhân

7 Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm 0 0

Trong số 110 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch thì yếu tố giới tính chiếm tỷ lệ cao nhất (49,1%), tiếp đến là yếu tố về tuổi chiếm (47,3%) Yếu tố liên quan đến hút thuốc lá chiếm tỷ lệ (15,5%), đái tháo đường chiếm tỷ lệ (11,8%) Hai yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ thấp nhất liên quan đến rối loạn lipid máu và béo phì với tỷ lệ lần lượt là (9,1%) và (28,2%) Không ghi nhận trường hợp bệnh nhân nào có yếu tố nguy cơ liên quan đến tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm

Bảng 3.4 Tần suất các yếu tố nguy cơ kèm theo [12]

Tần suất các yếu tố nguy cơ Số bệnh nhân (N0) Tỷ lệ (%)

Trong mẫu nghiên cứu, tần suất các yếu tố nguy cơ kèm theo với bệnh nhân có

1 – 2 YTNC chiếm tỷ lệ cao nhất đến (54,5%) Bệnh nhân có trên 3 yếu tố nguy cơ kèm theo chiếm tỷ lệ (37,3%), bệnh nhân không có YTNC chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,2%) trên tổng số 110 bệnh nhân được nghiên cứu

3.1.4 Phân tầng yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân tăng huyết áp

Theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam năm 2022 dựa vào các yếu tố nguy cơ, các bệnh mắc kèm và phân độ tăng huyết áp của từng bệnh nhân, chúng tôi tiến hành phân tầng nguy cơ tim mạch cho các bệnh nhân Kết quả phân tầng nguy cơ tim mạch được trình bày ở bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5 Phân tầng yếu tố nguy cơ tim mạch [12] Đặc điểm nguy cơ Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Trong mẫu nghiên cứu đa số bệnh nhân đã được theo dõi và điều trị bệnh THA từ trước Tại thời điểm T0 số bệnh nhân THA có yếu tố nguy cơ tim mạch ở mức nguy cơ cao chiếm tỷ lệ cao nhất (78,2%) Yếu tố nguy cơ trung bình chiếm tỷ lệ cao thứ hai là (13,6%) Yếu tố nguy cơ tim mạch ở mức trung bình – cao chiểm tỷ lệ (6,4%) trong mẫu nghiên cứu Thấp nhất là yếu tố nguy cơ mức thấp chiếm 1,8% trên tổng số 110 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

3.1.5 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm T0

Thời điểm đầu nghiên cứu (T0), các đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân được khảo sát bao gồm đường huyết lúc đói, HbA1c, cholesterol toàn phần, HDL – C, AST và ALT.

Bảng 3.6 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm T0

Xét nghiệm Kết quả Tỷ lệ %

Tại thời điểm T0, đa số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được làm các xét nghiệm cận lâm sàng Trong đó, số bệnh nhân được làm các xét nghiệm Glucose, Cholesterol toàn phần, AST, HDL – C, ALAT chiếm tỷ lệ khá cao (70%) Chỉ có rất ít bệnh nhân được làm xét nghiệm HbA1c (3,63%)

3.1.6 Đánh giá chức năng thận tại thời điểm T0

Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa” của Bộ Y tế năm 2015 dựa vào độ thanh thải creatinin của bệnh nhân để phân loại, đánh giá chức năng thận Tại thời điểm T0 có 77 bệnh nhân được làm xét nghiệm Creatin, chức năng thận của bệnh nhân dựa vào độ thanh thải Creatin ghi nhận kết quả tại bảng 3.7 như sau

Bảng 3.7 Chức năng thận của bệnh nhân tại thời điểm T0 [26] Độ thanh thải Creatinin

(mml/phút) Chức năng thận

45 – 59 Giảm nhẹ đến trung bình 53 68,8

30 – 44 Giảm trung bình đến trầm trọng 12 15,6

< 15 (hay lọc thận) Suy chức năng thận 0 0

Tỷ lệ người bệnh suy giảm chức năng thận tăng dần từ nhẹ đến trung bình và trung bình đến nghiêm trọng Đáng chú ý, chiếm tỷ lệ lớn nhất với 68,8% là nhóm người bệnh suy giảm chức năng thận ở mức nhẹ đến trung bình Kế đến, nhóm có tỷ lệ tương đương là suy giảm từ trung bình đến nghiêm trọng (15,6%) và suy giảm nhẹ (14,6%) Tỷ lệ người bệnh có chức năng thận bình thường rất thấp, chỉ chiếm 1,3% Trong nghiên cứu này, không ghi nhận trường hợp người bệnh suy giảm chức năng thận ở mức nghiêm trọng hoặc suy thận.

3.1.7 Danh mục các thuốc điều trị THA sử dụng trong mẫu nghiên cứu

Danh mục các thuốc điều trị tăng huyết áp sử dụng trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3.8 Danh mục các thuốc điều trị THA trong mẫu nghiên cứu

STT Nhóm thuốc Tên hoạt chất Tên thương mại Dạng đơn chất

Trong mẫu nghiên cứu, đã có tổng cộng 07 thuốc điều trị tăng huyết áp được Bác sỹ khoa Khám bệnh – Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa sử dụng, trong đó:

Phân tích tính hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

3.2.1 Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc THA trên BN có chỉ định bắt buộc đi kèm

Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam năm 2022 về điều trị tăng huyết áp (THA), các nhóm thuốc được ưu tiên cho các bệnh nhân có các tình trạng lâm sàng đi kèm như đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy tim, bệnh thận mạn và đột quỵ.

- Phác đồ được lựa chọn trên bệnh nhân có chỉ định bắt buộc đi kèm theo VNHA 2022 [12]

+ Bệnh đái tháo đường: ƯCMC/CTTA + LT/CKCa

Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc THA trên bệnh nhân có chỉ định bắt buộc đi kèm được trình bày trong bảng 3.10 dưới đây:

Bảng 3.10 Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc THA trên BN có chỉ định bắt buộc đi kèm

Tên bệnh Phác đồ điều trị

Nhóm thuốc Số đơn kê

Tỷ lệ (%) Đái tháo đường

Tổng đơn 54 59,3 ƯCMC + LT ( lợi tiểu thiazide)

Trong tổng số 110 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có 13 bệnh nhân THA có mắc kèm đái tháo đường, Nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin chiếm tỷ lệ cao nhất (57,1%), đứng thứ 2 là nhóm thuốc phối hợp (ƯCMC + LT) chiếm tỷ lệ (59,3%) Chiếm tỷ thấp nhất là nhóm thuốc ức chế men chuyển với 2,2%

3.2.2 Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc THA phù hợp khi không có chỉ định bắt buộc đi kèm

Trên các bệnh nhân không có chỉ định bắt buộc đi kèm, chúng tôi phân tích lựa chọn thuốc dựa trên khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị THA huyết áp của Hội tim mạch học Việt Nam năm 2022 [12]

Bảng 3.11 Tỷ lệ bệnh nhân được lựa chọn thuốc điều trị THA phù hợp trên bệnh nhân không có chỉ định bắt buộc đúng khuyến cáo

Các dạng phác đồ Liệu pháp điều trị Số đơn kê

2 thuốc ƯCMC + CTTA 2 0,3 ƯCMC + CB 2 0,3

Bệnh nhân bệnh nhân không có chỉ định bắt buộc được lựa chọn đúng thuốc điều trị THA phù hợp với khuyến cáo chiếm tỷ 32,8% Trong đó nhóm thuốc được chỉ định nhiều nhất là ƯCMC + LT chiếm 32,7%, chỉ có rất ít (0,1%) nhóm CTTA + CKCa được chỉ định trên bệnh nhân này Còn các nhóm thuốc khác đều được chỉ định không phù hợp với khuyến cáo

3.2.3 Tính hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc

Tỷ lệ đơn thuốc được chỉ định hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc phù hợp theo khuyến cáo và chẩn đoán điều trị tăng huyết áp năm 2022 của Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam được trình bày trong bảng 3.12 dưới đây:

Bảng 3.12 Tỷ lệ đơn thuốc chỉ định hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc theo VNHA[12]

Nhóm thuốc Hoạt chất Liều thấp

Liều thông thường – tối đa

Số đơn chỉ định hợp lý

50 – 100 x 2 lần/ngày 0 0 Ức chế men chuyển + Lợi tiểu

Trong mẫu nghiên cứu, có 04 thuốc có 100% đơn thuốc có chỉ định về liều dùng và nhịp đưa thuốc phù hợp với khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam

2022 gồm Candesartan, Cilnidipine, Amlodipin, Atenolol 02 thuốc Ramipril và Enalapril + Hydrocloride có tỷ lệ đơn kê hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc tương đương nhau lần lượt là 98,3% và 99,2% Có 6/6 đơn kê Metoprolol tartrate với liều 25mg/ngày là không phù hợp với khuyến cáo Hội Tim mạch học Việt Nam 2022 Chỉ có 2/117 đơn thuốc Ramipril được chỉ định dùng 2 lần/ngày và 2/264 đơn thuốc Enalapril + Hydrocloride được chỉ định dùng 2 lần/ngày là không phù hợp với khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam năm 2022

3.2.4 Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp theo thời gian

So sánh HA của 110 bệnh nhân theo thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị THA Bảng 3.13 mô tả HA tâm thu và HA tâm trương của bệnh nhân trong 6 tháng điều trị như sau:

Bảng 3.13 HA tâm thu và HA tâm trương của các bệnh nhân trong 6 tháng

HA tâm thu HA tâm trương

N Min Max TB ± SD Min Max TB ± SD

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của các bệnh nhân được theo dõi qua các thời điểm từ T1 đến T6 gần như giảm đều Trong đó, huyết áp tâm thu của bệnh nhân tại thời điểm T6 (134,5±5,9) đã giảm khá nhiều so với thời điểm T0 (159,8±7,2) Huyết áp tâm trương của bệnh nhân tại thời điểm T6 (74,3±7,1) cũng giảm đáng kể so với thời điểm ban đầu theo dõi T0 (90,3±2,9)

3.2.5 Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu Đối chiếu đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu với mục tiêu điều trị tăng

HA theo Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022 tùy thuộc vào độ tuổi và bệnh lý mắc kèm của người bệnh [12] Chúng tôi thống kê lại về mục tiêu đích

HA của bệnh nhân như sau:

Số bệnh nhân đạt HA mục tiêu theo nhóm tuổi không có bệnh đồng mắc (từ 16-

69 tuổi) là 61/110 bệnh nhân chiểm tỷ lệ khá cao 55,5% qua 6 tháng điều trị

Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu theo nhóm tuổi được thống kê theo bảng 3.14 sau đây:

Bảng 3.14 Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu theo nhóm tuổi

Tỷ lệ BN đạt đích HA theo thời gian

Qua 6 tháng theo dõi điều trị thì tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT qua các thời điểm rất thấp Tại thời điểm bắt đầu theo dõi (T0) đến T2 không có bệnh nhân nào đạt HAMT Từ thời điểm T3 đến T6 tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT đã tăng dần lên từ 0,9% lên đến 36,4% trên tổng số 110 bệnh nhân được theo dõi

3.2.6 Phân tích việc thay đổi phác đồ điều trị trên các bệnh nhân không đạt huyết áp mục tiêu Đối với bệnh nhân chưa đạt HAMT cần phải thay đổi thuốc hoặc thay đổi phác đồ điều trị để giúp kiểm soát HA về HAMT Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc hoặc phác đồ điều trị khi không đạt HAMT được trình bày trong bảng 3.15 sau:

Nhóm tuổi Nhóm bệnh Đích HA

Không có bệnh đồng mắc

Bảng 3.15 Việc thay đổi phác đồ thuốc huyết áp trên các bệnh nhân không đạt huyết áp mục tiêu

Phác đồ giữ nguyên thuốc

Phác đồ thay đổi thuốc

Phác đồ giảm thuốc/ giảm liều

Hình 1.8 Xu hướng thay đổi phác đồ của các bệnh nhânkhông đạt HAMT tại các thời điểm

Phác đồ giảm thuốc/giảm liều 3.6 6.4 6.4 46.7 7.7 2.9

Phác đồ tăng thuốc/ Tăng liều 22.7 7.3 13.8 5.6 3.2 0

Phác đồ thay đổi thuốc 7.3 3.6 5.5 16.8 1.1 0

Phác đồ giữ nguyên thuốc 66.4 82.7 74.3 30.8 88.3 97.1

Phác đồ giữ nguyên thuốc Phác đồ thay đổi thuốcPhác đồ tăng thuốc/ Tăng liều Phác đồ giảm thuốc/giảm liều

Trên các bệnh nhân chưa đạt huyết áp mục tiêu, tỷ lệ bệnh nhân được thay đổi thuốc tăng theo các thời điểm, cao nhất tại thời điểm T4 với tỷ lệ 16,8% bệnh nhân chưa đạt huyết áp mục tiêu được thay đổi thuốc, thấp nhất tại thời điểm T5 với 1,1% và đến thời điểm T6 không có bệnh nhân nào thay đổi thuốc khi chưa đạt HA mục tiêu Tuy nhiên, các bệnh nhân vẫn được giảm thuốc/giảm liều mặc dù chưa đạt được huyết áp mục tiêu, cao nhất tại thời điểm T4 với tỷ lệ 46,7% Điều này chưa phù hợp với bệnh nhân chưa đạt mục tiêu huyết áp Tỷ lệ bệnh nhân chưa đạt huyết áp mục tiêu được tăng thuốc/tăng liều cao nhất tại thời điểm T1 với 22,7% và thấp nhất tại T6 với 2,9% Tại thời điểm T4, bệnh nhân được tăng thuốc/tăng liều lại chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều các bệnh nhân được giảm thuốc/giảm liều mặc dù chưa đạt huyết áp mục tiêu với tỷ lệ lần lượt là 5,6% và 46,7%

* Lý do thay đổi phác đồ:

Trong mẫu nghiên cứu chủ yếu ghi nhận bệnh nhân thay đổi phác đồ do tình hình thuốc trong kho dược, hoặc các bệnh nhân này gặp một số tác dụng không mong muốn như ho khan, chóng mặt, đau đầu, …Do vậy có một số bệnh nhân chưa đạt huyết áp mục tiêu nhưng vẫn được giảm thuốc, giảm liều hoặc đã đạt huyết áp mục tiêu nhưng vẫn được thay đổi thuốc Chưa ghi nhận được tình trạng dược lý do thay đổi phác đồ hay do nguyên nhân khác

BÀN LUẬN

Khảo sát đặc điểm bệnh nhân và thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

4.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới tính, thể trạng của BN và bệnh mắc kèm tại thời điểm T0

Tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn ở nữ so với nam (50,9% so với 49,1%) Độ tuổi trung bình của người tham gia nghiên cứu là 65,06 ± 10,46 tuổi Nhóm tuổi từ 18 - 69 chiếm tỷ lệ cao hơn (62,7% so với nhóm 70 – 79 tuổi là 31,8%) Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền và Lưu Tuấn Ngọc.

* Đặc điểm thể trạng bệnh nhân

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, không có bệnh nhân nào có thể trạng gầy Số bệnh nhân có thể trạng bình thường chiếm tỷ lệ 53,8% Tuy nhiên, bệnh nhân có thể trạng thừa cân béo phì cũng chiếm tỷ lệ khá cao 46,2% (BMI ≥ 23) Kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả của Lưu Tuấn Ngọc năm 2019 (18,3%) [18], sự khác nhau này có thể do sự khác nhau về điều kiện sống và văn hóa dân cư Nhưng kết quả này lại gần giống với kết quả của Nguyễn Thị Hiền (44,3%) [22] Bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi thường có thể trạng thừa cân hoặc béo phì Đây là vấn đề cần được chú trọng vì tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một trong số các yếu tố gia tăng nguy cơ tim mạch và tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân tăng huyết áp [15] Điều chỉnh thể trạng bệnh nhân bằng các biện pháp vận động thể lực, điều chỉnh chế độ ăn, cũng như dùng thuốc hợp lý là yếu tố quan trọng để kiểm soát huyết áp

* Đặc điểm bệnh mắc kèm

Bệnh nhân THA có bệnh mắc kèm chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi, cơ thể lão hóa, thường mắc nhiều bệnh kết hợp Điều này khiến bệnh nhân phải sử dụng nhiều thuốc, do đó làm giảm hiệu trị bệnh của bệnh nhân, đồng thời gia tăng các tác dụng phụ, nguy cơ tương tác giữa các thuốc, giảm khả năng tuân thủ điều trị Hậu quả là tăng nguy cơ tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong Các bệnh mắc kèm gặp ở bệnh nhân

52 trong mẫu nghiên cứu bao gồm đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, gút, suy giáp…Trong số các bệnh lý mắc kèm, bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao nhất 11,8% Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Dung là 55,94% [23] và nghiên cứu của Ngô Đức Tiến là 18,9% [20] Khi có cả THA và tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân THA đơn thuần Rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ 9,1%, cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Quốc Vinh tại Trung tâm Y tế huyện Văn Yên là 3,6% [9] và thấp hơn rất nhiều của Nguyễn Thị Mai Dung là 37,7% [23] Sự khác biệt này có thể do tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào mẫu nghiên cứu và cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ hơn các nghiên cứu khác Bệnh tim mạch do xơ vữa chiếm 6,9%, bệnh mạch vành chiếm 23,8% Không có bệnh nhân tăng huyết áp nào mắc kèm suy tim, bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh thận mạn Ngoài ra các bệnh mắc kèm khác (gút, suy giáp, rối loạn tuần não…) chiếm tỷ lệ khá cao với 79,1% Đái tháo đường và RLLP máu là 2 yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp của bệnh nhân THA Các bệnh mắc kèm ĐTĐ và RLLP máu là hậu quả của sự phát triển xã hội, chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng đồ ăn nhanh, lười vận động…Sự có mặt đồng thời rối loạn lipid trên bệnh nhân THA làm gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch, dễ gây vỡ mạch máu khi có cơn THA Trên những bệnh nhân này, việc lựa chọn thuốc điều trị THA cần được cân nhắc để không làm nặng thêm tình trạng RLLP máu, đồng thời phải kết hợp dung thuốc hạ lipid máu và điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống

4.1.2 Phân độ tăng huyết áp

Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đa phần đã được theo dõi và điều trị tăng huyết áp từ trước Tại thời điểm bắt đầu theo dõi (T0), có 110/110 bệnh nhân được ghi nhận số huyết áp vào hồ sơ bệnh án ngoại trú Trong đó, bệnh nhân THA độ 2 chiếm tỷ tương đối cao với (76,4%), bệnh nhân THA áp độ 1 chiếm (17,3%) và bệnh nhân có Cơn THA chiếm tỷ lệ (4,5%), bệnh nhân có THA tâm thu đơn độc chiếm (1,8%) Kết quả này khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền 2022 có tỷ lệ THA độ 1, 2 và 3 lần lượt là 68,2%, 26,5% và 5,3% [22]

4.1.3 Các yếu tố nguy cơ tim mạch

Các yếu tố rủi ro tim mạch của bệnh nhân bao gồm tuổi tác, giới tính, hút thuốc lá, rối loạn lipid và tiểu đường Những yếu tố này được xác định trong các mẫu của bệnh nhân.

53 nghiên cứu, thì yếu tố về tuổi cao chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,1% Tuổi càng cao thì thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn Yếu tố nguy cơ liên quan đến giới nam và hút thuốc lá cũng chiếm tỷ lệ khá cao lần lượt là 47,3% và 15,5% Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị THA thì uống rượu, bia quá mức hoặc nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp như vậy làm cho bệnh càng nặng hơn Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ 11,8% Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường làm tăng nguy cơ tim mạch, bệnh lý mạch vành và nguy cơ xảy ra đột quỵ lớn gấp 2-3 lần so với người không mắc đái tháo đường Yếu tố nguy cơ liên quan đến rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ 9,1%, đây là yếu tố khởi phát cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim Một yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ khá cao là béo phì, với 28,2%, đâu cũng là yếu tố xơ vữa mạch máu, tăng nguy cơ bệnh tim mạch Trong mẫu nghiên cứu không ghi nhận trường hợp bệnh nhân nào có yếu tố nguy cơ liên quan đến tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm

Về phân bố số lượng các yếu tố nguy cơ, hầu hết các bệnh nhân đều có yếu tố nguy cơ kèm theo chiếm đến 91,8%, chỉ có 8,2% bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ mắc kèm theo Bệnh nhân có từ 1 – 2 yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ cao nhất 54,5%, bệnh nhân có từ 3 yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ thấp hơn với 37,3%

4.1.4 Phân tầng yếu tố nguy cơ tim mạch

Dựa vào các tiền sử bệnh lý và yếu tố nguy cơ, khám lâm sàng và thông số huyết áp, kết quả cận lâm sàng thu được của từng người bệnh tăng huyết áp, bác sĩ sẽ đánh giá được chính xác người bệnh nằm ở mức nguy cơ tim mạch nào, sau đó sẽ có phác đồ điều trị tăng huyết áp và các bệnh lý đồng mắc đi kèm khác cũng như chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng một cách hợp lý và đúng đắn nhất, cá thể hóa từng người bệnh

Trong nghiên cứu, bệnh nhân tăng huyết áp có yếu tố nguy cơ tim mạch ở mức nguy cơ cao chiếm tỷ lệ cao nhất 78,2%, tiếp theo là mức nguy cơ trung bình 13,6% và mức trung bình - cao 6,4% Mức nguy cơ thấp nhất thuộc về nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ thấp, chỉ chiếm 1,8%.

54 có bệnh nhân nào trong mẫu nghiên cứu được ghi nhận có yếu tố nguy cơ thấp đến trung bình

4.1.5 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm và có chỉ số nằm trong mức các yếu tố nguy cơ tim mạch theo Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam, chiếm tỷ lệ cao nhất Glucose máu lúc đói với 50,6%, tiếp đến là Cholesterol toàn với 48,1%, HDL-C (35,1%), AST (7,8%), ALAT (6,5%), HbA1c chỉ chiếm 2,6% Đây là những nhóm bệnh cần lưu ý khi chỉ định và điều trị

4.1.6 Chức năng thận của bệnh nhân

Tỷ lệ bệnh nhân có chức năng thận giảm nhẹ đến trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,8%, tiếp đến là bệnh nhân có chức năng thận giảm trung bình đến trầm trọng và giảm nhẹ chiếm tỷ lệ tương đương nhau lần lượt là 15,6%; 14,6% Tỷ lệ bệnh nhân bình thường chiếm tỷ lệ rất ít với 1,3% Không có bệnh nhân có chức năng thận giảm trầm trọng hoặc suy chức năng thận

4.1.7 Danh mục các thuốc điều trị THA sử dụng trong mẫu nghiên cứu

Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, hướng dẫn điều trị tăng huyết áp 2022 chỉ ra 5 nhóm thuốc chính: chẹn kênh calci, lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II và chẹn beta Nghiên cứu cho thấy, cả 5 nhóm thuốc này đều được sử dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp trong nghiên cứu, gồm 7 loại biệt dược: 6 biệt dược đơn độc và 1 biệt dược phối hợp (ƯCMC + LT).

4.1.8 Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu

Nhóm thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến nhất là chẹn thụ thể Agiotensin II chiếm tỷ lệ 45,9% trên tổng số đơn kê Đứng thứ hai là nhóm thuốc dạng phối hợp giữa nhóm ức chế men chuyển với nhóm thuốc lợi tiểu thiazide chiếm tỷ lệ (33,7%) Nhóm thuốc ức chế men chuyển được chỉ định sử dụng tương đối ít với tỷ lệ (14,9%) Nhóm thuốc chẹn kênh Calci và nhóm thuốc chẹn Beta được chỉ định sử dụng tương đương nhau, lần lượt là (3,3%) và (2,2%) Và nhóm thuốc lợi tiểu không được chỉ định sử dụng đơn độc, được chỉ định sử dụng phối hợp với các nhóm khác

55 Nhóm chẹn thụ thể CTTA được sử dụng phổ biến nhất do có ưu điểm là hạn chế được các tác dụng phụ ho khan và phù mạch hơn so với nhóm ức chế men chuyển, nên tỷ lệ được chỉ định sử dụng cao hơn so với nhóm ức chế men chuyển

Phân tích tính hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

4.2.1 Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc THA trên BN có chỉ định bắt buộc đi kèm

Theo Khuyến cáo điều trị THA trên bệnh nhân có chỉ định bắt buộc đi kèm của VNHA 2022, bệnh nhân THA mắc kèm đái tháo đường chỉ định điều trị bắt buộc phác đồ phối hợp nhóm thuốc ƯCMC/CTTA với CKCa/lợi tiểu [12] Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 13 bệnh nhân trên tổng số 110 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (chiếm 11,8%) đơn thuốc của bệnh nhân THA mắc kèm đái tháo đường được chỉ định đúng theo khuyến cáo Như vậy, tỷ lệ chỉ định sử dụng thuốc trên các bệnh nhân có chỉ định bắt buộc theo đúng khuyến cáo còn thấp

Theo Khuyến cáo điều trị THA trên bệnh nhân có chỉ định bắt buộc đi kèm của VNHA 2022, bệnh nhân THA mắc kèm đái tháo đường chỉ định điều trị bắt buộc phác đồ phối hợp nhóm thuốc ƯCMC/CTTA với CKCa/lợi tiểu [12] Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 54/91 (chiếm 59,3%) đơn thuốc của bệnh nhân THA mắc kèm đái tháo đường được chỉ định đúng theo khuyến cáo Như vậy, tỷ lệ chỉ định sử dụng thuốc trên các bệnh nhân có chỉ định bắt buộc theo đúng khuyến cáo còn thấp

4.2.2 Tỷ lệ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc THA phù hợp khi không có chỉ định bắt buộc đi kèm

Theo hướng dẫn của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022, lựa chọn phác đồ điều trị tăng huyết áp dựa trên phân độ tăng huyết áp và phân tầng yếu tố nguy cơ.

Kết quả theo dõi và điều trị trong thời gian trước đó cho thấy chưa có bệnh nhân nào đạt được mục tiêu huyết áp (HAMT) Tuy nhiên, 100% bệnh nhân đều có chỉ số HA > 140/90 mmHg và kèm theo các yếu tố nguy cơ Chính vì vậy, thuốc được khuyến cáo sử dụng là thuốc phối hợp để điều trị tăng huyết áp (THA).

Tỷ lệ bệnh nhân không có chỉ định bắt buộc được lựa chọn đúng thuốc điều trị THA phù hợp với khuyến cáo chiếm tỷ lệ 32,8% Trong đó nhóm thuốc được chỉ định nhiều nhất là (ƯCMC + LT) chiếm tỷ lệ 32,7%, chỉ có rất ít (0,1%) nhóm (CTTA + CKCa) được chỉ định trên bệnh nhân này Còn các nhóm thuốc khác đều được chỉ định không phù hợp với khuyến cáo

4.2.3 Tính hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc

Việc chỉ định thuốc hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc phù hợp với khuyến cáo đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân kiểm soát được huyết áp, nhằm đạt được hiệu quả điều trị và hạn chế được các tác dụng không mong muốn của thuốc Liều dùng và nhip đưa thuốc trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi được phân tích dựa trên khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị của Hội Tim mạch Việt Nam [13] Kết quả nghiên cứu có có 04 thuốc có 100% đơn thuốc có chỉ định về liều dùng và nhịp đưa thuốc phù hợp với khuyến cáo gồm Candesartan, Cilnidipine, Amlodipin, Atenolol 02 thuốc Ramipril và Enalapril + Hydrocloride có tỷ lệ đơn kê hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc tương đương nhau lần lượt là 98,3% và 99,2% Có 6/6 đơn kê Metoprolol với liều 25mg/ngày mà trong khuyến cáo 25mg x 2 lần/ ngày, như vậy là không phù hợp với khuyến cáo Hội Tim mạch học Việt Nam 2022

4.2.4 Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp theo thời gian

HATT và HATTr của các bệnh nhân được theo dõi qua các thời điểm từ T1 đến T6 gần như giảm dần đều Trong đó, HATT của bệnh nhân tại thời điểm T6 (134,5±5,9) đã giảm khá nhiều so với thời điểm T0 (159,8±7,2) HATTr của bệnh nhân tại thời điểm T6 (74,3±7,1) cũng giảm đáng kể so với thời điểm ban đầu theo dõi T0 (90,3±2,9)

4.2.5 Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu

Qua 6 tháng theo dõi điều trị thì tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT qua các thời điểm rất thấp Tại thời điểm bắt đầu theo dõi (T0) đến T2 không có bệnh nhân nào đạt HAMT Từ thời điểm T3 đến T6 tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT đã tăng dần lên từ 0,9% lên đến 36,4% trên tổng số 110 bệnh nhân được theo dõi Kết quả nghiên cứu của

Kết quả kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định còn tương đối thấp, phản ánh qua tỉ lệ kiểm soát huyết áp chỉ đạt từ 22,2% đến 35,6% Điều này có thể do một số nguyên nhân như: chỉ định thuốc chưa phù hợp, không đánh giá được các biến chứng trên cơ quan đích, bệnh nhân có bệnh mắc kèm hoặc không tuân thủ điều trị và tái khám đúng theo hướng dẫn.

4.2.6 Phân tích việc thay đổi phác đồ điều trị trên các bệnh nhân không đạt huyết áp mục tiêu

Trên các bệnh nhân chưa đạt huyết áp mục tiêu, tỷ lệ bệnh nhân được thay đổi thuốc tăng theo các thời điểm, cao nhất tại thời điểm T4 với tỷ lệ 16,8% bệnh nhân chưa đạt huyết áp mục tiêu được thay đổi thuốc, thấp nhất tại thời điểm T5 với 1,1% và đến thời điểm T6 không có bệnh nhân nào thay đổi thuốc khi chưa đạt HA mục tiêu Tuy nhiên, các bệnh nhân vẫn được giảm thuốc/giảm liều mặc dù chưa đạt được huyết áp mục tiêu, cao nhất tại thời điểm T4 với tỷ lệ 46,7% Tỷ lệ bệnh nhân chưa đạt huyết áp mục tiêu được tăng thuốc/tăng liều cao nhất tại thời điểm T1 với 22,7% và thấp nhất tại T6 với 2,9% Tại thời điểm T4, bệnh nhân được tăng thuốc/tăng liều lại chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều các bệnh nhân được giảm thuốc/giảm liều mặc dù chưa đạt huyết áp mục tiêu với tỷ lệ lần lượt là 5,6% và 46,7%

Qua kết quả nghiên cứu như trên, chúng tôi có trao đổi trực tiếp với Bác sĩ về lý do thay đổi phác đồ điều trị Lý do phổ biến nhất dẫn đến quyết định thay đổi phác đồ điều trị là do hiệu quả điều trị thấp, huyết áp của bệnh nhân giảm không đáng kể và một số nguyên nhân khác như do bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn, tình hình thuốc trong kho dược thiếu/hết hoặc do nhân lực bác sỹ tại phòng khám không được bố trí cố định bác sỹ chuyên khoa và một số nguyên nhân khác.

Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu có một số ưu điểm và hạn chế như sau:

- Đã khảo sát đặc điểm của bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Khám bệnh – Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa, từ đó cung cấp được dữ liệu của nhóm bệnh nhân

59 này để phát huy tính hiệu quả của chương trình quản lý các bệnh mãn tính, trong đó có bệnh tăng huyết áp đang được thực hiện tại trung tâm

- Đã phân tích được thực trạng kê đơn của Bác sỹ tại Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa trên nhóm đối tượng bệnh nhân THA, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế chưa phù hợp trong kê đơn, cung cấp thông tin cho bác sỹ để có thể điều chỉnh việc kê đơn hợp lý

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp (THA) của bệnh nhân trong vòng 6 tháng, xác định tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị theo Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022, giúp bác sĩ điều chỉnh kê đơn hợp lý, an toàn và hiệu quả hơn.

Trong quá nghiên cứu chúng tôi đã triển khai một các khoa học, học hỏi các nghiên cứu khác và bám sát các mục tiêu đã đề ra nhưng nghiên cứu của chúng tôi không tránh khỏi những hạn chế nhất định

- Cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ chưa phản ánh được đúng hiện trạng quần thể bệnh nhân THA được quản lý do bệnh nhân đi khám không liên tục trong thời gian nghiên cứu, do có một số hồ sơ không đủ thông tin nên phải loại ra khỏi danh sách nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là hồi cứu không can thiệp, khai thác thông tin từ hồ sơ bệnh án ngoại trú nên thiếu chủ động trong việc tiếp cận bệnh nhân va thu thập thông tin, chẳng hạn như: không thu thập đầy đủ được về chỉ số Creatinin, một số yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh mắc kèm, tổn thương cơ quan đích, tác dụng không mong muốn cũng như lý do thay đổi phác đổi phác đồ điều trị của bác sĩ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua phân tích đặc điểm và thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của

110 bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh – Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1.1 Đặc điểm bệnh nhân và thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

- Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp là nữ (56,9%) cao hơn so với nam giới (49,1%) Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 69,06 ± 10,46 tuổi

- Tỷ lệ bệnh mắc kèm cao nhất là đái tháo đường 11,8%, rối loạn lipid 9,1%

- Bệnh nhân có thể trạng thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ khá cao 28,2% (BMI ≥ 23)

- Đa phần các bệnh nhân có 1 – 2 yếu tố nguy cơ trở lên (54,5%), 37,3% bệnh nhân có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên, 8,2% bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ tim mạch chính liên quan đến tuổi cao, giới tính nam, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu

- Có 5 nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị THA, trong đó nhóm CTTA được sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 45,9% và phác đồ đơn trị liệu chiếm tỷ lệ 64,7%

- Đa phần các bệnh nhân được sử dụng phác đồ đơn trị liệu chiếm 64,7% và phác đồ đa trị liệu chiếm 34,7%

1.2 Phân tích tính hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

- Trên bệnh nhân có chỉ định bắt buộc, đơn thuốc được chỉ định phù hợp khuyến cáo chiếm tỷ lệ khá cao (40,7%) đối với bệnh nhân mắc kèm đái tháo đường)

Tất cả các thuốc Candesartan, Cilnidipine, Amlodipin, Atenolol đều có 100% đơn thuốc chỉ định về liều dùng và nhịp đưa thuốc phù hợp với khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam 2022 Ramipril và Enalapril + Hydrocloride có tỷ lệ đơn kê hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc là 98,3% và 99,2% Trong khi Metoprolol tartrate có 6/6 đơn kê không phù hợp liều dùng, Ramipril và Enalapril + Hydrocloride chỉ có 2/117 và 2/264 đơn kê chỉ định đúng nhịp đưa thuốc.

61 Hydrocloride được chỉ định dùng 2 lần/ngày là không phù hợp với khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam năm 2022

- Chỉ số HATT sau 6 tháng điều trị là (134,5±5,9) và HATTr là (73,4±7,1)

- Tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT chung ( < 140/90 mmHg) qua 6 tháng điều trị đạt ở mức khá cao (55,5%) so với thời điểm T0 Bệnh nhân đạt HAMT theo nhóm tuổi qua 6 tháng điều trị vẫn còn thấp (36,4%) nhưng vẫn cao hơn so với thời điểm T0

- Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi phác đồ điều trị cũng khá cao, kể cả bệnh nhân đã đạt huyết áp mục tiêu cũng có thay đổi về phác đồ điều trị qua các thời điểm, chủ yếu là đổi thuốc với 16,8% tại thời điểm T4

2.1 Đối với Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa

Với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, bệnh viện tích cực triển khai các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện thường xuyên cập nhật các hướng dẫn điều trị mới nhất, đồng thời tổ chức các buổi tập huấn chuyên sâu Ngoài ra, bệnh viện còn tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên môn theo từng chuyên đề, tạo cơ hội cho các y bác sĩ trao đổi kinh nghiệm và cập nhật kiến thức mới.

- Cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan đến bệnh nhân vào hồ sợ bệnh án ngoại trú trên phần mềm bệnh viện để tiện theo dõi và quản lý dữ liệu Đặc biệt lưu ý các thông tin về: chiều cao, cân nặng, bệnh mắc kèm, các yếu tố nguy cơ Từ đó cá thể hoá điều trị, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện

Ngày đăng: 26/08/2024, 21:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lân Việt (2015), Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015-2016, Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015-2016
Tác giả: Nguyễn Lân Việt
Năm: 2015
2. Bộ tế y (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa (Ban hành kèm theo Quyết định số 3879/QĐ-BYT ngày 30 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Nhà xuất bản Y học - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa (Ban hành kèm theo Quyết định số 3879/QĐ-BYT ngày 30 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tác giả: Bộ tế y
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học - Hà Nội
Năm: 2015
3. Bộ y tế (2019), Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm, Ban hành kèm theo Quyết định số 3809/QĐ-BYT ngày 27/08/2019 của Bộ trưởng Bộ y tế, nhà xuất bản Y học - Chi nhánh Thành phố HồChí Minh, trang 84 - 104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm
Tác giả: Bộ y tế
Nhà XB: nhà xuất bản Y học - Chi nhánh Thành phố HồChí Minh
Năm: 2019
5. Bộ y tế (2016), Kết quả điều tra Quốc gia các yếu tố không lây nhiễm trong năm 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra Quốc gia các yếu tố không lây nhiễm trong năm 2015
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2016
6. Bộ y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa, y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2015
8. Bộ y tế (2010), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2010
9. Hoàng Quốc Vinh (2018), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại phòng khám Trung tâm y tế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, Luận văn tốt nghiệp Dược sỹ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại phòng khám Trung tâm y tế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Tác giả: Hoàng Quốc Vinh
Năm: 2018
10. Hoàng Thị Kim Huyền, J.R.B.J.Brouwers (2014), Dược lâm sàng những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp - Tập 1 Các nguyên lý cơ bản trong dược lâm sàng, tr 202 - 236, nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lâm sàng những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp - Tập 1 Các nguyên lý cơ bản trong dược lâm sàng
Tác giả: Hoàng Thị Kim Huyền, J.R.B.J.Brouwers
Nhà XB: nhà xuất bản Y học
Năm: 2014
11. Hội tăng huyết áp thế giới (2020), Hướng dẫn toàn cầu về thực hành lâm sàng tăng huyết áp của Hiệp hội tăng huyết áp thế giới năm 2020 Hội, tăng huyết áp thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn toàn cầu về thực hành lâm sàng tăng huyết áp của Hiệp hội tăng huyết áp thế giới năm 2020
Tác giả: Hội tăng huyết áp thế giới
Năm: 2020
12. Hội tim mạch học Việt Nam (2022), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2022, Hội tim mạch học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2022
Tác giả: Hội tim mạch học Việt Nam
Năm: 2022
13. Hội tim mạch học Việt Nam (2021), Tóm lược khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp VNHA/VSH 2021, Hội tim mạch học Việt Nam và phân hội tăng huyết áp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm lược khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp VNHA/VSH 2021
Tác giả: Hội tim mạch học Việt Nam
Năm: 2021
14. Hội tim mạch học Việt Nam (2018), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp 2018, Hội tim mạch học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp 2018
Tác giả: Hội tim mạch học Việt Nam
Năm: 2018
15. Hội tim mạch học Việt Nam (2015), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp 2015, Hội Tim mạch học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp 2015
Tác giả: Hội tim mạch học Việt Nam
Năm: 2015
16. Lê Hoàng Minh (2016), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam
Tác giả: Lê Hoàng Minh
Năm: 2016
17. Lê Thảo Quyên (2012), Đánh giá việc sử dụng thuốc điều trị Tăng huyết áp tại khoa nội chung viện Y học hàng không, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá việc sử dụng thuốc điều trị Tăng huyết áp tại khoa nội chung viện Y học hàng không
Tác giả: Lê Thảo Quyên
Năm: 2012
18. Lưu Tuấn Ngọc (2019), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Lưu Tuấn Ngọc
Năm: 2019
19. Mai Tất Tố, Trâm Vũ Thị (2010), Dược lý học tập 2 – Thuốc điều trị Tăng huyết áp, Bộ Y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lý học tập 2 – Thuốc điều trị Tăng huyết áp
Tác giả: Mai Tất Tố, Trâm Vũ Thị
Năm: 2010
20. Ngô Đức Tiến (2021), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng Phú Thọ, Luận văn tốt nghiệp Dược sỹ chuyên khoa 1, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng Phú Thọ
Tác giả: Ngô Đức Tiến
Năm: 2021
21. Nguyễn Lân Việt (2012), Dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch tai Việt Nam 2001-2009, Đại hội tim mạch lần thứ 13, Hạ Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch tai Việt Nam 2001-2009
Tác giả: Nguyễn Lân Việt
Năm: 2012
22. Nguyễn Thị Hiền (2022), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Năm: 2022

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w