1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

liên hệ hiện tượng tha hóa con người với công cuộc phòng chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người theo quan điểm triết học Mác - Lênin. Liên hệ hiện tượng tha hóa con người với công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 366,11 KB

Nội dung

Triết học Mác – Lênin đã chỉ ra bản chất của con người, sự tha hóa của con người và từ đó là vấn đề về giải phóng con người, từ giải phóng con người cụ thể tiến đến giải phóng nhân loại.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Hiện tượng tha hóa của con người 1

1 Khái niệm con người 1

2 Khái niệm tha hóa 2

3 Nguồn gốc của tha hóa 2

4 Khắc phục sự tha hóa 3

II Vấn đề giải phóng con người 4

III Liên hệ hiện tượng tha hóa con người với công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 5

1 Khái quát về tham nhũng 5

2 Công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 7

2.1 Kết quả đã đạt được 8

2.2 Hạn chế, tồn tại 10

2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 10

2.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng 11

KẾT LUẬN 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Con người là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều môn khoa học khác nhau như sinh học, tâm lý học, y học, triết học… Song giải đáp những vấn đề chung nhất của con người, ý nghĩa cuộc sống của con người chính là nhiệm vụ của triết học Triết học Mác – Lênin đã chỉ ra bản chất của con người, sự tha hóa của con người và từ đó là vấn đề về giải phóng con người, từ giải phóng con người cụ thể tiến đến giải phóng nhân loại Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin lựa chọn

đề tài “Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người theo quan

điểm triết học Mác - Lênin Liên hệ hiện tượng tha hóa con người với công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” làm nội dung nghiên cứu tiểu

luận môn triết học

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót về mặt kiến thức, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG

I Hiện tượng tha hóa của con người

1 Khái niệm con người

Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội và về con người, triết học Mác – Lênin đã đem lại một quan niệm hoàn chỉnh về con người Theo

quan điểm chung nhất, con người là thực thể sinh học xã hội Con người là một

sinh vật có tính xã hội, vừa là sản phẩm cao nhất trong quá trình tiến hóa của tự nhiên và lịch sử xã hội, vừa là chủ thể sáng tạo mọi thành tựu văn hóa trên Trái đất 1

Triết học Mác chỉ rõ hai mặt, hai yếu tố cơ bản cấu thành con người là mặt sinh học và mặt xã hội Con người có mặt tự nhiên, vật chất, nhục thể, sinh vật, tộc loại… Đồng thời, con người có mặt xã hội, tinh thần, ngôn ngữ, ý thức, tư duy, lao động, giao tiếp, đạo đức… Hai mặt đó hợp thành một hệ thống năng động, phức tạp, luôn luôn biến đổi, phát triển Về vai trò của con người, triết học

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học (Dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành Triết học), Nxb.Đại học sư phạm, Hà Nội, 2022, tr 374

Trang 3

Mác – Lênin khẳng định con người chủ thể hoạt động thực tiễn Bằng hoạt động thực tiễn, con người sáng tạo ra mọi của cải vật chất, tinh thần, đồng thời sáng tạo

ra cả bộ óc và tư duy của mình2

Khi phê phán quan điểm của Phoiơbắc, C Mác đã khái quát bản chất của

con người qua câu nói kinh điển: “…bản chất con người không phải là một cái

trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” 3

Như vậy, với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, Mác

đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con người cũng như về bản chất con người

2 Khái niệm tha hóa

Tha hóa là khái niệm nói lên quá trình mà trong đó những sản phẩm do con người tạo ra (sản phẩm lao động, đồng tiền, các quan hệ xã hội…) cũng như những thuộc tính hoặc năng lực nào đó của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định, lại biến thành những thứ độc lập với con người và chi phối lại con người

Ví dụ, trong lĩnh vực tôn giáo, Thượng đế là sự chuyển dịch của bản chất của con người, khiến con người từ chủ thể đã biến thành khách thể, tức là Thượng đế do con người bày đặt ra, nhưng trở lại thống trị con người (tha hóa tôn giáo)…4

Ngoài ra tha hóa còn chỉ những hiện tượng, những quan hệ xã hội nào đó biến thành một cái gì khác với bản thân chúng, trở thành cái thống trị con người, trở thành mục đích sống của con người Tha hóa là quá trình con người tự đánh

mất “những năng lực bản chất người” của mình, trở thành một thực thể khác5 Như vậy, tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trong đó, hoạt động của con người và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chống lại con người

3 Nguồn gốc của tha hóa

2 TS Ngọ Văn Nhân, Tập bài giảng Chuyên đề 6: Ý thức xã hội và triết học về con người, tr.41

3 C.Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr 11

4 TS Ngọ Văn Nhân, Tập bài giảng Chuyên đề 6: Ý thức xã hội và triết học về con người, tr.47

5 TS Ngọ Văn Nhân, Tập bài giảng Chuyên đề 6: Ý thức xã hội và triết học về con người, tr.47

Trang 4

Nguồn gốc của sự tha hóa là do sự phát triển của phân công lao động xã hội

và sự xuất hiện của chế độ tư hữu C Mác khẳng định trong các nghiên cứu của mình rằng: Xã hội tư bản là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại;

là cơ sở cho sự phát triển của bản chất con người, là điều kiện cho sự giải phóng

xã hội, giải phóng nhân loại Song sở hữu tư nhân, nhất là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã trở thành nguyên nhân và suy đến cùng, đó là nguyên nhân chủ yếu

và cơ bản nhất gây ra những tai họa khủng khiếp cho con người, làm tha hóa con người6 Theo ông, “con người đã hiểu khái niệm chế độ tư hữu, nhưng nó chưa

làm rõ được cho mình bản chất của chế độ đó, vì thế, chừng nào mà con người còn chưa nhận thức được “bản chất tích cực của chế độ tư hữu” và chưa hiểu được “tính chất con người của nhu cầu” thì chừng đó, họ “còn bị chế độ tư hữu cầm tù và truyền nhiễm” 7

Triết học Mác đã chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng của sự tha hóa từ các phương diện: sự tha hóa của điều kiện lao động và kết quả lao động; sự tha hóa của thiết chế chính trị - xã hội và tư tưởng Mặt khác, tha hóa còn là quá trình con người tự tước bỏ năng lực sáng tạo của mình, trở nên thụ động trước thế giới

khách quan, do chính những tiện ích xã hội mà con người sáng tạo nên “chiều

hư” con người8

4 Khắc phục sự tha hóa

Khắc phục sự tha hóa là một quá trình lâu dài mà trước hết là phải gắn liền với việc xóa bỏ chế độ tư hữu Triết học Mác – Lênin chính là lý luận triết học về khắc phục sự tha hóa của con người, trước hết là lý luận giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức, bóc lột Nguyên nhân sản sinh ra tha hóa là chế độ tư hữu về

tư liệu sản xuất nên “xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu với tính cách là sự

khẳng định sinh hoạt của con người là sự xóa bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa”9

6 TS Văn Thị Thanh Mai, TS Đinh Quang Thành, Tư tưởng Các Mác về con người, giải phóng con người và

phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo, đăng ngày 4 tháng 5 năm 2018,

https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tu-tuong-cac-mac-ve-con-nguoi-giai-phong-con-nguoi-va-phat-trien-con-nguoi-toan-dien-o-viet-nam-111343.

7 C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.42, tr.167

8 TS Ngọ Văn Nhân, Tập bài giảng Chuyên đề 6: Ý thức xã hội và triết học về con người, tr.47

9 C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.42, tr 168

Trang 5

Như vậy, triết học Mác – Lênin trên cơ sở quan điểm duy vật biến chứng về lịch sử, tiếp cận con người trong tính chỉnh thể của nó, đem lại một hình ảnh toàn vẹn, đúng đắn về con người, khôi phục lại địa vị vốn có của con người trong lịch

sử Triết học Mác – Lênin là học thuyết về sự giải phóng con người, vì hạnh phúc con người Đây là cơ sở để bác bỏ những luận điểm tư sản, xét lại cho rằng triết học Mác bỏ quên vấn đề con người, không xây dựng học thuyết về con người, chỉ xây dựng học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp10

II Vấn đề giải phóng con người

Thực chất của triết học Mác – Lênin là học thuyết giải phóng con người, vì

sự phát triển toàn diện của con người Khi xây dựng quan niệm duy vật về lịch

sử, triết học Mác – Lênin đã giải đáp một cách duy vật vấn đề con người, bản chất con người, con người với tư cách thực thể sinh học – xã hội, vị trí, vai trò của con người trong tiến trình lịch sử nhân loại Xã hội có vai trò quan trọng đối với sự hình thành cá nhân và cá nhân cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với

sự hình thành xã hội: “Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con

người như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế” 11 Trình độ giải phóng

xã hội bao giờ cũng được thể hiện ở sự tự do của cá nhân con người, bởi nếu cá nhân được giải phóng sẽ tạo ra động lực cho giải phóng xã hội và đến lượt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng cá nhân12 Những quan niệm duy vật đó không chỉ để xây dựng lý luận về con người, mà hơn thế nữa, còn nhằm mục đích giải phóng con người, giải phóng xã hội

Theo C Mác, xã hội tư bản là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại Nội dung bước tiến ấy là cơ sở cho sự phát triển của bản chất con người, là điều kiện cho sự giải phóng xã hội, giải phóng nhân loại Tuy nhiên trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, khi tư liệu sản xuất chủ yếu còn nằm trong tay giai cấp

tư sản thì con người chưa thực sự được giải phóng về chính trị, cũng chưa được

giải phóng về kinh tế, văn hóa Sự nghiệp giải phóng ấy, theo C Mác, chỉ có thể

10 TS Ngọ Văn Nhân, Tập bài giảng Chuyên đề 6: Ý thức xã hội và triết học về con người, tr 48

11 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.42, tr.169

12 TS Văn Thị Thanh Mai, TS Đinh Quang Thành, Tư tưởng Các Mác về con người, giải phóng con người và

phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, tài liệu đã dẫn

Trang 6

thực hiện được khi chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu được xóa bỏ và lực lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử thực hiện thành công

sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội là giai cấp vô sản 13

Mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa

là giải phóng con người, giải phóng xã hội Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại

ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người, mà từng bước thực hiện việc giải

phóng con người trên thực tế, biến con người từ “vương quốc của tất yếu sang

vương quốc của tự do”, tạo nên một thể liên hiệp, “trong đó sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” 14

Sự tự do mang lại cho con người quyền được lao động, được phân phối công bằng của cải vật chất và tinh thần, được tham gia vào các công việc xã hội, được phát triển và vận dụng những năng lực của mình với tư cách sự thực hiện các nhu cầu

cơ bản, quyền được nghỉ ngơi Tự do cá nhân trong chủ nghĩa xã hội không chỉ biểu hiện trong các quyền cá nhân được hưởng, mà còn trong nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là giải pháp tối ưu cho các vấn đề xã hội liên quan tới sự phát triển xã hội và con người15

Quan điểm của C Mác về con người, về giải phóng con người có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, trở thành cơ sở lý luận cho nhiều ngành khoa học, cho

Đảng ta trong việc giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội và con người: “Chủ nghĩa

Mác có một ý nghĩa triết học; nó là một triết học: một “chủ nghĩa nhân bản”… Chủ yếu nó là triết học về sự giải phóng và của tự do” 16

III Liên hệ hiện tượng tha hóa con người với công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

1 Khái quát về tham nhũng

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân Theo Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), tham nhũng được định nghĩa là hành vi lạm dụng chức vụ,

13 TS Ngọ Văn Nhân, Tập bài giảng Chuyên đề 6: Ý thức xã hội và triết học về con người, tr.49

14 C.Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.4, tr 628

15 TS Ngọ Văn Nhân, Tập bài giảng Chuyên đề 6: Ý thức xã hội và triết học về con người, tr.49

16 Michel Vadée: C Mác – nhà tư tưởng của cái có thể, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, t.II, tr

336

Trang 7

quyền lực cho lợi ích cá nhân, thông qua hối lộ, tống tiền, thao túng thị trường, thiên vị người thân, gian lận, chuyển tiền (hình thức hối lộ) hoặc tham ô Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tham nhũng được hiểu là sự lạm dụng chức vụ công

để tư lợi Theo Từ điển Luật học Việt Nam năm 2006, tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam, tham nhũng được quy định là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi17

Như vậy, mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng, song đều thống nhất với 3 đặc trưng sau:

Thứ nhất, tham nhũng là hành vi được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền

hạn;

Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền

hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao;

Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ

lợi (vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng)

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tham nhũng Tuy nhiên, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng nguồn gốc sâu xa của tệ

tham nhũng chính là sự gặp nhau của hai nhân tố: quyền lực công và lòng tham

cá nhân Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước trước hết đại diện cho quyền lực của

một giai cấp nhất định, nó có chức năng điều hòa những lợi ích của các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau Quyền lực của Nhà nước khi được trao cho những con người cụ thể, những người đại diện cho Nhà nước thực thi quyền lực công, nếu không có cơ chế kiểm soát dễ dẫn tới sự lợi dụng quyền lực hoặc lạm quyền Sự gặp nhau giữa quyền lực công khi không được chế ước với nhu cầu cá nhân vượt quá giới hạn cho phép, lòng tham, đã dẫn tới việc sử dụng quyền lực

17 Lê Xuân Lịch, Tham nhũng và những giải pháp phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Xây dựng Đảng, đăng

ngày 30 tháng 6 năm 2022, https://xaydungdang.org.vn/ly-luan-thuc-tien/tham-nhung-va-nhung-giai-phap-phong-chong-tham-nhung-17124

Trang 8

công phục vụ cho nhu cầu cá nhân Đó chính là cơ sở nảy sinh tham nhũng Tham

nhũng còn được gọi là “sản phẩm của sự tha hóa quyền lực”18

2 Công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã sớm nhận thức

và ngày càng xác định rõ hơn về nguy cơ, tác hại của nạn tham nhũng đối với Đảng, chế độ và sự nghiệp xây dựng đất nước Ngay từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tham ô, lãng phí và bệnh

quan liêu là kẻ thù của nhân dân và Chính phủ; là “giặc ở trong lòng”, “giặc nội

xâm”19 Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, dù phải tập trung cao độ cho việc thực hiện các nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, cấp bách của cách mạng nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn không sao nhãng công tác đấu tranh phòng, chống nạn tham nhũng20

Bước vào thời kỳ đổi mới, trước tình trạng tham nhũng ngày càng bộc lộ rõ nét, diễn biến phức tạp, Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ: Tham nhũng “làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước”21 (Đại hội VI); “đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”22 (Đại hội

XI); “là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực

quản lý của Nhà nước” 23 (Đại hội XII) Đặc biệt, từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại

hội VII (tháng 01/1994), tham nhũng được Đảng ta nhận diện là một trong bốn

nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam, đến Đại hội IX đã trở thành “một

nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta” 24 và đến nay “vẫn là một trong

18 Nguyễn Xuân Trường, Tham nhũng – Biểu hiện, tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, trang

TTĐT Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đăng ngày 25 tháng 3 năm 2019,

http://m.mattran.org.vn/hoi-dong-tu-van/tham-nhung-bieu-hien-tinh-hinh-ket-qua-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-23277.html

19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.7, tr.362

20 Nguyễn Phú Trọng, Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng

Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.16

21 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.47, tr.353

22 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2011, tr.173

23 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2016, tr.196

24 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.60, tr.72

Trang 9

những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” 25 (Đại hội XIII) Điều

đó cho thấy, chúng ta chưa bao giờ chủ quan; trái lại, luôn luôn đặt cảnh báo về nguy cơ và sự tác hại của tệ tham nhũng ở mức độ cao nhất26

2.1 Kết quả đã đạt được 27

Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương; sự vào cuộc đồng bộ của các ban, bộ, ngành, địa phương; sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới

và phát triển đất nước, làm cho vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được củng cố và tăng cường

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành, tuyệt đại đa số ý kiến của người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực xấu, thù địch đều trở nên vô nghĩa Đó là thành công lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua, trong đó nổi bật ở những điểm sau:

Thứ nhất, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng đã được chỉ đạo và thực hiện

một cách bài bản, đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ

cá nhân nào”

Trong giai đoạn 2012 – 2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên

bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý; 50

sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến

25 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật,

Hà Nội, 2021, t.I, tr.93

26 Nguyễn Phú Trọng, Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng

Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, 2023, tr 17

27 Nguyễn Phú Trọng, Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng

Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, 2023, tr 116 – 124

Trang 10

nay đã thi hành kỷ luật 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (cao hơn gấp 4 lần

so với nhiệm kỳ khóa XI và bằng gần một nửa số cán bộ cấp cao bị xử lý của nhiệm

kỳ khóa XII) Đây là một bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng

Từ năm 2012 đến nay, qua công tác thanh tra, kiểm toán đã xử lý, thu hồi được hơn 975 nghìn tỉ đồng, gần 76 nghìn ha đất; xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân; chuyển cho cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu phạm tội; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế hơn 2.000 văn bản, trong đó có nhiều văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp

Trong 10 năm qua, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy

tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo Riêng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gần 1.000 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ; trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 120 vụ án, 1.083 bị cáo, trong đó có 37 cán bộ diện Trung ương quản lý, bị xử lý hình sự

Cùng với việc tập trung chỉ đạo xử lý nghiêm các sai phạm, công tác thu hồi tài sản tham nhũng cũng có nhiều chuyển biến tích cực; việc kê biên, thu giữ tài sản trong nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tăng lên rõ rệt Công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở cũng được quan tâm hơn, từng bước khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”; nhiều địa phương,

bộ, ngành đã chú ý ngăn chặn, xử lý tệ “tham nhũng vặt”

Thứ hai, đi đôi với việc tập trung chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý tham nhũng,

công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng được chú trọng đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện

cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng

Thứ ba, công tác cán bộ, cải cách hành chính bảo đảm tính công khai, minh

bạch; xác định rõ trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức,

Ngày đăng: 26/08/2024, 20:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w