1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tư tưởng hồ chí minh về thanh niên liên hệ đến vai trò của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kết cấu đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài tiểuluận gồm có 2 chương:Chương 1: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về thanh niên.Chương 2: Liên hệ vai tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc kỳ 2/2023-2024

Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên Liên hệ đến vai tròcủa thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Kết cấu đề tài 5

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THANH NIÊN 5

1.1 Khái niệm về thanh niên 5

1.2 Thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí Minh 6

1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Thanh niên 6

1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên với sự nghiệp cách mạng Việt Nam91.3 Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc bồi dưỡng thanh niên 12

1.3.1 Bồi dưỡng thanh niên một cách toàn diện 12

1.3.2 Phương châm Phương pháp bồi dưỡng thanh niên 13

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY .16

2.1 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay 16

2.1.1 Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động thanh niên 16

2.1.2 Nâng cao chất lượng hoạt động thực tiễn và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên 17

2.1.3 Chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh, thực sựlà trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đội dự bị tin cậy của Đảng 18

2.1.4 Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của thanh niên trong học tập, rèn luyện và côngtác 18

2.2 Trách nhiệm xã hội của thanh niên Việt Nam đối với Tổ quốc trong tình hình hiện nay 182.2.1 Thực trạng trách nhiệm xã hội của thanh niên Việt Nam đối với Tổ quốc hiện nay 18

2.2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của thanh niên Việt Nam đốivới Tổ quốc hiện nay 21

Kết luận 24

Tài Liệu Tham Khảo 26

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam ta đang ngày một tiến lên sánh vaicùng các cường quốc năm châu trên thế giới, đang dần khẳng định vị thế của mìnhvới các nước bạn về một nền độc lập, tự do, dân chủ.

Để đạt được thành quả này là cả một quá trình đấu tranh gian khổ với những hysinh mất mát không thể bù đắp được của bao thế hệ cha ông chúng ta Và cũng đểcó và giữ được nền độc lập dân chủ của nước nhà thì ngoài sự cống hiến, hy sinhcủa cả một dân tộc, trong đó có những người con “kiệt xuất” với phẩm chất anhdũng, kiên cường, không sợ khó, sợ khổ, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc Ngườithanh niên tên Nguyễn Tất Thành đã một mình bôn ba khắp năm châu bốn bể đểtìm ra con đường mang lại độc lập tự do cho Tổ quốc mình Nhắc tới người là nhắctới một vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của nhân loại, một vị lãnh tụtài ba và đặc biệt là người cha già kình yêu của dân tộc Học tập ở người là học tậpcả một kho tàng kiến thức quý giá mà không một sách vở nào có thể dạy nổi.

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta tiếp cận với hệ thống tư tưởng của Người, cho chúng ta hiểu được tầmquan trọng của hệ thống tư tưởng này trong công cuộc xây dựng và đổi mới đấtnước Hơn nữa đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế nào là độc lập, tự do, dân chủ.Với tầm quan trọng này và mong muốn được tìm hiểu, học hỏi, chia sẻ kiếnthức nhóm đã nghiên cứu với các bạn nhóm mình quyết định chọn đề tài “Tưtưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu sâu và rõ ràng về những quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dânchủ.Nhằm giải đáp được thế nào là dân chủ, giúp chúng ta hiểu sâu thêm vềquan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ Đặc biệt là đã làm rõ được vấn đề vềdân chủ trong tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội cũng như làm bật lên nộidung của thực hành dân chủ, làm thếnào để xây dựng Đảng bộ, Nhà nước, Mặttrận và các ban ngành đoàn thể đảm bảo dânchủ và công bằng xã hội.

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Theo Mác Lênin, dân chủ là sản phẩm phản ánh những tính chất của các mốiquan hệ xã hội, trình độ và yêu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là mối quanhệ, trình độ và yêu cầu phát triển kinh tế

Để làm rõ vai trò và giá trị của dân chủ, ta tập trung nghiên cứu: quan điểm củaHồ Chí Minh Về dân chủ và cách vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào nềndân chủ nước ta hiện nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm tìm hiểu về những quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ Giảiđáp khái niệm dân chủ trong các lĩnh vực đời sống, xã hội Từ đó rút ra bài học,cách xây dựng Đảng, Nhà nước và các ban ngành đoàn thể, đảm bảo xã hội dânchủ, công bằng văn minh.

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài tiểuluận gồm có 2 chương:

Chương 1: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về thanh niên.

Chương 2: Liên hệ vai trò của thanh niên trong công cuộc xây dựngvà bảo vệ tổ quốc hiện nay.

PHẦN NỘI DUNGChương 1: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về thanh niên1.1.Khái niệm về thanh niên

Thanh niên là tương lai của đất nước, mang đến sức trẻ, sự sáng tạo cũngnhư tiềm lực cho phát triển kinh tế Đây là một lực lượng hùng hậu có những đónggóp to lớn và vai trò quan trọng đối với việc phát triển và xây dựng đất nước Cácvai trò được thể hiện trong tư tưởng, nhu cầu và mục tiêu thể hiện bản thân mình.

Độ tuổi thanh niên thường được quy định tùy theo điều kiện kinh tế - xã hộivà mục tiêu của mỗi quốc gia hoặc tổ chức Tuy nhiên, họ thường được pháp luật

Trang 5

cho phép tham gia lao động và sản xuất, điều này giúp họ phát triển kiến thức vàkỹ năng.

Tại Việt Nam, Luật Thanh niên 2020 quy định thanh niên là công dân từ 16đến 30 tuổi, với mục đích rõ ràng là điều chỉnh hoạt động của họ trong tổ chứcđoàn Đây là độ tuổi trưởng thành, nơi mà thanh niên thường có nhiều động lực,sức khỏe và tinh thần năng động Việc học tập, rèn luyện và phát triển bản thânđồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội.

Tháng 3 hàng năm được xác định là Tháng Thanh niên tại Việt Nam, nhằmtôn vinh tinh thần xung kích và sáng tạo của thanh niên Các thành tựu và hoạtđộng của họ được ghi nhận và khen ngợi, từ đó thúc đẩy phong trào tích cực và lýtưởng trong cộng đồng Điều này khuyến khích thanh niên tham gia hoạt động vìlợi ích cộng đồng và xã hội, đồng thời giúp họ phát triển và đầu tư vào bản thânmình.

1.2 Thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí Minh1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên

Thanh niên là một bộ phận rất quan trọng của xã hội, giữ vị trí và vai tròhàng đầu trong dựng nước và giữ nước C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều coithanh niên là một lực lượng cách mạng hùng hậu, có vai trò quan trọng trong cáchmạng và xem xét vấn đề thanh niên luôn gắn bó với giai cấp công nhân và đảngtiên phong C.Mác khẳng định: "Do những quy luật phát triển khách quan của xãhội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triểnnhững thành tựu của người đi trước Chủ nghĩa Mác-Lê-nin đã mang lại một nhậnthức sâu sắc về vai trò của thanh niên trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia,dân tộc Trong các tác phẩm của mình, các nhà lãnh đạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin đãnhấn mạnh rằng: "Tương lai của giai cấp công nhân phụ thuộc vào thế hệ thanhniên của nó", và rằng "Đảng chúng ta là một Đảng của tương lai, và tương lai thuộcvề thanh niên." Các tác phẩm này không chỉ là sự khẳng định mà còn là một lờikêu gọi đầy cảm hứng để thanh niên luôn dẫn đầu trong cuộc đấu tranh vì sự tiếnbộ và cách mạng Ở nước ta, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về thanh niênở vị trí cực kỳ quan trọng, liên quan trực tiếp đến vận mệnh của dân tộc Trong mộtbài viết về Đông Dương, Người đã rõ ràng khẳng định: "Hỡi Đông Dương đángthương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên sớm già của người không sớmhồi sinh." Điều này đã được nhấn mạnh như một phần thiết yếu trong việc hồi sinhtinh thần và sức mạnh của dân tộc, tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp cách

Trang 6

mạng.Kế thừa những di sản tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, HồChí Minh đã phát triển sáng tạo các luận điểm mác-xít về vai trò thanh niên, phongtrào thanh niên và xây dựng Đoàn TNCS ở Việt Nam Gắn thanh niên với vậnmệnh của dân tộc, Hồ Chí Minh, trong nhiều bài nói và viết của mình đã luận giảimột cách thuyết phục rằng: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên"

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọngcủa thanh niên - lực lượng kế cận của Đảng đối với sự nghiệp của Đảng, tương lai,vận mệnh của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc Trong thư gửi thanh niên và nhi đồngtoàn quốc nhân dịp Tết sắp đến (tháng 1 năm 1946), Người viết: “Một năm khởiđầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”(1).Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn dành tình cảm đặc biệt cho thanhniên, quan tâm bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện thế hệ cách mạng cho đời sau

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên đó là mộthệ thống nhận thức và quan điểm về vai trò của thanh niên trong lịch sử cáchmạng, cũng như về việc hình thành và phát triển họ như một phần không thể thiếucủa sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Bác Hồ luôn nhìn nhận và tin tưởngvào tiềm năng của thanh niên theo quan điểm phát triển Ngay từ thời kỳ bóng tốicủa nô lệ, Người đã nhấn mạnh cần phải thức tỉnh thanh niên để đẩy mạnh tinhthần dân tộc Trong những năm đầu sau khi giành độc lập, Bác Hồ đã thể hiệnniềm tin vào vai trò quan trọng của thanh niên trong việc xây dựng đất nước, coihọ là chủ nhân tương lai của dân tộc và đất nước Người lưu ý rằng, thành công củađất nước phụ thuộc lớn vào động lực và đóng góp của thanh niên.

Bác Hồ nhấn mạnh vai trò của thanh niên không chỉ trong mặt xã hội mà còntrong mối liên kết giữa quá khứ và tương lai Người nhìn nhận rằng, thanh niênkhông chỉ là những người tiếp tục sứ mệnh cách mạng của thế hệ trước mà còn lànhững người phụ trách và hướng dẫn thế hệ sau Vai trò này quyết định đến tươnglai của dân tộc và giai cấp công nhân.

Bác Hồ luôn kỳ vọng và tin tưởng vào sức mạnh của thanh niên Người đãdự báo rằng, với một thế hệ thanh niên đầy nhiệt huyết và quyết tâm, đất nước sẽđạt được thành công trong các cuộc chiến tranh và xây dựng đất nước Người cũnglưu ý rằng, cần phải hiểu và đồng cảm với tâm lý của thanh niên, giúp họ giảiquyết các vấn đề thực tiễn.

Dựa trên nhận thức về vai trò quan trọng của thanh niên đối với sự nghiệpcách mạng và tương lai của dân tộc, Bác Hồ đã chú trọng đến công tác thanh niên.

Trang 7

Người đã sáng lập và phát triển Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như mộtphần không thể thiếu của tổ chức Đảng Người lãnh đạo Nhà nước trong việc đềxuất các chính sách thanh niên phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, đặc biệt làtrong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Công tác thanh niên theo quan điểm của Bác Hồ là quá trình tác động đồngbộ từ gia đình, đoàn thể, xã hội đến các cấp ủy Đảng và chính quyền Người lưu ýrằng, việc bồi dưỡng thế hệ thanh niên cách mạng cho tương lai là rất quan trọngvà cần thiết.

Mục tiêu bao quát của công tác thanh niên theo Bác Hồ là hình thành "lớpngười kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên" "Hồng" theo tưtưởng của Người là "quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng",trong khi "chuyên" đề cập đến trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật vàquân sự.

Để thực sự là thế hệ tương lai của nước nhà Bác yêu cầu: Thanh niên cầnphải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiếnlên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng Cần phải trung thành,thật thà, chính trực Những điều nên chống: Thanh niên cần phải chống tâm lý tựtư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình Chống tâm lý ham sungsướng và tránh khó nhọc Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chântay Chống lười biếng, xa xỉ Chống cách sinh hoạt ủy mị Chống kiêu ngạo, giảdối, khoe khoang.

Để đạt được mục tiêu này, Người nhấn mạnh vào việc giáo dục và tổ chứcthanh niên Người nêu rõ rằng, tổ chức thanh niên phải trở thành một lực lượngchính trị mạnh mẽ xung quanh Đảng Người cũng nhấn mạnh vào việc tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng và sự phối hợp giữa các lực lượng trong xã hội, đặc biệt làchính phủ để thúc đẩy công tác thanh niên.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên - những người kế cận của Đảng, thểhiện tầm nhìn chiến lược với lực lượng thừa kế xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tìnhcảm, sự quan tâm, chăm lo, dìu dắt của Người dành cho thanh niên luôn là nguồnđộng lực, khích lệ ý chí tinh thần nghị lực vươn lên chiếm lĩnh những tầm cao mớicủa các thế hệ thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay.

1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên với sự nghiệp cách mạngViệt Nam

Trang 8

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức đúng đắn vị trí, vai tròcủa thanh niên trong sự nghiệp dựng nước và đấu tranh giải phóng dân tộc ở ViệtNam Quá trình ra đi tìm đường cứu nước, có điều kiện tham gia vào nhiều hoạtđộng, phong trào cách mạng của thanh niên trên thế giới, Người càng hiểu rõ hơnvề ý nghĩa, tầm quan trọng của việc khơi dậy phong trào hành động và phát huy vaitrò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Trong tác phẩm“Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản năm 1925, Người viết: “Hỡi Đông Dươngđáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người khôngsớm hồi sinh” Theo Người, thanh niên là lực lượng nòng cốt, có sức trẻ, nhiệthuyết, sáng tạo, có ước mơ hoài bão, dám nghĩ, dám làm, có vai trò quyết định đốivới vận mệnh của dân tộc Vì vậy, muốn giải phóng dân tộc, trước hết phải biếtkhơi dậy, phát huy vai trò xung kích của thanh niên.

Thực tiễn cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổchức, phong trào hành động cách mạng của thanh niên từng bước trưởng thành vàlớn mạnh; thanh niên Việt Nam đã ngày càng chứng tỏ được vai trò, trách nhiệmcủa mình đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vớithắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập nên nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa; tiếp đến là Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấnđộng địa cầu”; đặc biệt là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toànMiền Nam, thống nhất đất nước với những tấm gương anh dũng hy sinh khi tuổiđời còn rất trẻ, như: Kim Đồng; Lê Văn Tám; Vừ A Dính; Võ Thị Sáu; Lý TựTrọng; Nguyễn Văn Trỗi; Nguyễn Viết Xuân… là những bằng chứng, thực tiễnsinh động, khẳng định vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của thanh niên đối vớisự nghiệp cách mạng của dân tộc Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định:“Chúng ta xây dựng miền Bắc lên xã hội chủ nghĩa cũng là giúp sức đồng bàomiền Nam đấu tranh chống Mỹ – Diệm, làm cho nước nhà thống nhất Đó là tráchnhiệm của toàn dân ta, nhất là trách nhiệm của thanh niên”.

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thanh niên ViệtNam vẫn luôn khẳng định được vai trò là lực lượng xung kích, đi đầu; trung thành,kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nêu cao tinh thần yêunước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân Do đó, cóthể khẳng định, vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước tùy thuộc vào sựgiác ngộ cách mạng và trách nhiệm của thanh niên Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,lực lượng cách mạng bao gồm toàn thể quần chúng bị áp bức và những người tiếnbộ cách mạng, trong đó thanh niên là một lực lượng to lớn, là đội quân xung kíchtrên mọi mặt trận, trở thành một động lực chủ yếu của cách mạng.

Trang 9

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minhthường xuyên theo dõi từng bước trưởng thành của thanh niên, Người luôn nhấnmạnh vai trò xung kích, đi đầu của thanh niên trong các hoạt động cách mạng TạiĐại hội toàn quốc lần thứ II của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Người đã nóilên tình cảm, sự tin tưởng của mình đối với thanh niên Theo Người:

“ – Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già,đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai – tức là các cháunhi đồng.

– Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế vàvăn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội…

– Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ,đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc.

– Vì trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần,thanh niên có; việc gì khó, thanh niên làm”.

Trong khi ghi nhận và đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệpcách mạng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn coi trọng công tác giáodục, bồi dưỡng thanh niên, để thanh niên nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm củamình, tích cực học tập, rèn luyện, tránh xa những thói hư, tật xấu, xứng đáng là lựclượng nòng cốt, tiên phong trong công cuộc kiến thiết đất nước Người chỉ rõ:“Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn Để làm tròn trách nhiệm,thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân,chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn Phải thấm nhuần đạo đức cáchmạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên xã hộichủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa”.

Để đoàn kết, tập hợp thanh niên, trực tiếp tổ chức, động viên thanh niên tíchcực tham gia vào các phong trào, hành động cách mạng, theo Chủ tịch Hồ ChíMinh, đó phải là Đoàn Thanh niên Cộng sản Cụ thể hóa tư tưởng của Người, chỉmột năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 26/3/1931, Đoàn Thanhniên Cộng sản được thành lập Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Đoàn Thanhniên, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đoàn Thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, làngười phụ trách, dìu dắt các cháu nhi đồng” Xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệmvụ của mình, Đoàn thanh niên vừa là tổ chức gần gũi của Đảng, vừa là lực lượngxung kích, gương mẫu, đi đầu trong việc quán triệt, thực hiện đường lối, chủ

Trang 10

trương, chính sách của Đảng; là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảngvà dân tộc Không những thế, Đoàn còn là người trực tiếp giúp Đảng giáo dục chủnghĩa cộng sản cho thanh niên, tuyên truyền, vận động thanh niên đi theo lý tưởngcủa Đảng; thường xuyên rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển và bổ sung đảng viên trẻcho Đảng.

Do đó, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Đoàn Thanh niêncần thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng Đoàn vững mạnh; phải đoànkết nội bộ chặt chẽ và đoàn kết rộng rãi với các tầng lớp thanh niên Muốn tập hợprộng rãi và thu hút được đông đảo các tầng lớp thanh niên thì, “về phần mình, thìĐoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để đoànkết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc Để làm tròn nhữngnhiệm vụ mà Đảng và chính phủ giao phó cho thanh niên”; đồng thời, “phải quantâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến hẹphòi, cô độc Phải thật thà đoàn kết và hợp tác với anh chị em thanh niên trong HộiLiên hiệp Thanh niên Việt Nam” Không những thế, muốn Đoàn củng cố và pháttriển thì tất cả đoàn viên phải gương mẫu, giữ vững phẩm chất, đạo đức cáchmạng; phải thật thà, khiêm tốn, hăng hái, dũng cảm; tránh tư tưởng kiêu ngạo, côngthần, tự tư, tự lợi; phải xung phong trong mọi công tác; phải đi trước, làm trước đểlôi cuốn quần chúng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên, tuynhiên, cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của thanh niên Theo Người,“Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong Khuyết điểm làham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh “anh hùng” Vì vậy, đểxứng đáng là người chủ tương lai của đất nước “rất mong toàn thể thanh niên ta rasức phát triển những ưu điểm và tẩy sạch những khuyết điểm ấy”.

Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉrõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hộichủ nghĩa” Và, để trở thành những con người xã hội chủ nghĩa, trước hết thanhniên “phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa” Rèn luyện ở đây làrèn luyện trên mọi phương diện, từ lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, tácphong công tác, đạo đức cách mạng, rèn luyện ý trí và lòng dũng cảm, trau dồi kiếnthức, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ… Từ đó, Người độngviên thế hệ trẻ phải luôn ra sức phấn đấu, rèn luyện; phải có ý chí, nghị lực và sựquyết tâm lớn mới có thể đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công.

Trang 11

Xuất phát từ vị trí, vai trò to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạngcủa Đảng, Hồ Chí Minh cho rằng, việc giáo dục, bồi dưỡng, vận động và phát huyvai trò của tuổi trẻ trong mọi thời kỳ cách mạng là việc làm có ý nghĩa vô cùngquan trọng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thốngchính trị, trước hết là Đoàn Thanh niên Người căn dặn Đảng ta: Đoàn viên vàthanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khókhăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa“chuyên” Bởi, theo Người, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việcrất quan trọng và rất cần thiết, là sự nghiệp “trồng người”, là chăm lo cho cáchmạng, chăm lo cho tương lai, lợi ích của quốc gia, dân tộc.

1.3 Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc bồi dưỡng thanh niên1.3.1 Bồi dưỡng thanh niên một cách toàn diện

Trước hết, cần tập trung vào việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanhniên, một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục XHCN Việc này giúpthanh niên nhận thức đúng về CNXH, nâng cao ý chí phấn đấu vì lý tưởng cao cảlà độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Hồ Chí Minh đã xác định rằng lý tưởng caođẹp của chúng ta liên quan mật thiết đến việc kết hợp giữa sự giải phóng dân tộc vàcách mạng vô sản Lý tưởng này không chỉ là niềm tin mà còn là động lực quantrọng trong cuộc chiến cho sự tiến bộ của Đảng và dân tộc.

Giáo dục thanh niên về lý tưởng giải phóng con người khỏi áp bức và xâydựng một xã hội mới công bằng và hạnh phúc là rất quan trọng Lý tưởng này, theoHồ Chí Minh, phản ánh tư tưởng nhân văn và đặt hạnh phúc của con người lênhàng đầu Người đã nhấn mạnh rằng học là để phục vụ Tổ quốc và nhân dân, đểlàm cho dân giàu và nước mạnh Đây là lý tưởng mà thanh niên cần phấn đấu trongthời đại mới.

Đặc biệt, việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là một ưu tiênquan trọng của Hồ Chí Minh Trong quan hệ đức - tài, Người coi đạo đức là nềntảng của người cách mạng và yêu cầu thanh niên phải học tập và trau dồi đạo đứccách mạng Đạo đức cách mạng không chỉ bao gồm trung thành với Tổ quốc vàĐảng mà còn là việc thực hiện công việc cần thiết, giữ tính chất công bằng vàkhiêm tốn, và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Điều này là quan trọng để xâydựng một xã hội công bằng và tiến bộ.

Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa,khoa học - kỹ thuật và nghề nghiệp cho thanh niên Người nhấn mạnh rằng việc

Trang 12

học tập không chỉ là một nhiệm vụ tạm thời mà còn là một quá trình suốt đời.Thanh niên cần phải xác định rõ mục tiêu và động lực học tập đúng đắn, với ý thứcrằng việc học là cách để phát triển cá nhân và góp phần vào sự phát triển của Tổquốc.

Cuối cùng, việc tăng cường sức khỏe và thể chất cho thanh niên là điềukhông thể thiếu Hồ Chí Minh nhấn mạnh về tầm quan trọng của sức khỏe trongviệc hoàn thành nhiệm vụ của một công dân Thanh niên cần phải rèn luyện sứckhỏe và thể chất để có đủ năng lượng và sức mạnh để tham gia vào công việc xãhội và góp phần vào sự phát triển của đất nước.

1.3.2 Phương châm, phương pháp bồi dưỡng thanh niên

Quán triệt nguyên tắc học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dụcgắn với lao động sản xuất là một trụ cột quan trọng trong tư tưởng giáo dục củaChủ tịch Hồ Chí Minh Người không chỉ nhấn mạnh về việc truyền đạt kiến thứcmà còn khuyến khích học sinh áp dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế, phát triểnkỹ năng thực hành và biết cách làm Người thường nhắc nhở thanh niên rằng lýthuyết mà không có thực hành là vô ích, và việc làm mà không có nền tảng lý luậnlà như đi mò trong bóng tối, chậm chạp và dễ gặp khó khăn.

Người yêu cầu thanh niên phải liên tục nâng cao trình độ ở mọi lĩnh vực đểhoàn thành trách nhiệm quan trọng của mình Bản thân thanh niên sẽ là người lãnhđạo tương lai của quốc gia, và để đáp ứng vai trò này, họ cần không ngừng học hỏi.Trong một buổi nói chuyện với các học sinh trung học ở Hà Nội, Bác đã nhấnmạnh: "Bây giờ, chúng ta đã có độc lập và tự do, và thanh niên mới thật sự làngười sẽ định hình tương lai của đất nước Để đáng làm người lãnh đạo, cần phảichăm chỉ học tập."

Bác yêu cầu thanh niên phải can đảm thay đổi cách tiếp cận với việc học,luôn tự cải thiện để tiến bộ không ngừng Họ cần tích cực tự học, tự rèn luyện và tựhoàn thiện bản thân để đáp ứng mọi thách thức Người nhấn mạnh: "Thanh niênngày nay là thế hệ đầy triển vọng, vì vậy họ phải tự giác, tự nguyện cải thiện tưduy của mình để đáp ứng nhiệm vụ Điều này có nghĩa là họ phải có phẩm hạnh vàkiến thức Chỉ có kiến thức mà không có phẩm hạnh, như một người làm kinh tế tàichính giỏi nhưng lại gặp khó khăn, không mang lại ích lợi cho xã hội, thậm chí cóthể gây hại Nếu có phẩm hạnh mà thiếu kiến thức, như một nhà tu không gây hạinhưng cũng không có lợi ích gì cho con người."

Ngày đăng: 03/07/2024, 15:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w