1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

50 nhà kinh tế tiêu biểu nxb lao động 2003 steven pressman 475 trang

475 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề 50 Nhà Kinh Tế Tiêu Biểu
Tác giả Steven Pressman
Người hướng dẫn PGS.TS. NGUYEN KHAC MINH
Chuyên ngành Economics
Thể loại Book
Năm xuất bản 1999
Thành phố London
Định dạng
Số trang 475
Dung lượng 79,64 MB

Nội dung

Ví dụ, nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế, nhiều người cho rằng các nỗ lực ổn định hoặc kích cầu là quan trọng nhất, trong khi đó một số người cho rằng làm như thế chỉ dẫn đến bất ổn và

Trang 2

« Nail J lỗi là Ánh Sai M Anh Son gái Tế sien i dad! án mol AI, Never 3 gia Ue qian Vor he ‘an ay “nhờ Naps HỆ ke”,

bông THỂ aiaa lý phông ¬ nhỀa bồ Ngài N ni để gỗ nhà mình Hàn na bồi ahề` cht bu đen nhận Con ohn ai 2 des nhân pine

la nhòng ai lin vou Dania Nad , TỶ Ngàn - chy he suyem “lồ tuổi can Tees, © Clws Naor Đ aw ha ad ip phomm oP a aqy fi đến

¬ krì ayes 4 Ponts án đa Nguồi, ied “hấu Tạ châu kế, whan

ASE On wo liệu en khác > DS by Obed ,

« Cha phen ‘ sân ak ae Bay Toh 7 A aha vến T Ta “e

vàn Tà Vay nha ngồi An 2 ory bố vài su) ấy về ngời

4 — và Tà, Da Bi hb Lá thưa.

Trang 3

50 NHÀ HINH TẾ TIÊU BIỂU

Trang 4

Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: FIFTY MAJOR ECONOMISTS của Steven Pressman,

Routledge, London, 1999

Trang 5

STEVEN PRESSMAN

5 0 NHÀ KINH TẾ

TIEU BIEU

SÁCH THAM KHẢO

Viết lời tua

PGS.TS, NGUYEN KHAC MINH

Người dich

DANG TAI AN TRANG

NGUYEN XUAN NAM

TONG MINH TUAN

Hiệu đính

TH,S NGUYEN DUC THAN

NHA XUAT BAN LAO DONG

Trang 6

50 nhà kinh tế tiêu biểu

~ §teven Pressmiarr- (Sách tham kháo)

Chịu trách nhiệm xuất bản:

PHAN BAO NGUYEN Chịu tách nhiệm: bản th:

TRAN DUNG Biên tập : TRẦN THANH NGỌC

Trinh bay & big: Minhiri Design Co

Sto ban in : NGUYEN THUY

NHA XUAT BAN LAO BONG

175 Giỗng Võ, Hà Nậi

Điện thoợi : 8560006 - 8515380

Liên kết xuất bản :

CTY-VAN HOA MINH TRI - NS VAN LANG

25 Nguyễn Thị Minh Khơi, Q.|, TPHCM

DT: 8.242157 - 8233022 - Fax : 84.8.235079

An 1000 cun khé 14.5:20.5cm tại Xuông in CN Trung Tâm Hội Chợ Triển Lâm Vigt Nom Giấy phép ne en si S6/SBC yc ne ban ebp ngdy 31.12.2002, Trich ngang ké 'oạch xuối bản số 23- 1566/CXB Nhà xuết bỏn Lo Động cá, M°je p1 10Ee A4 n Lao Động cắp ngày 22/7/2003 In xong và

Trang 7

cấp riêng tại trường Đại học Cambrige (Anh), sau những nỗ lực bền bỉ của nhà kinh tế vĩ đại người Anh Alfred Marshall Tuy nhiên, gốc rễ sâu xa của Kinh tế học lại bắt nguồn từ một quá khứ lâu đài hơn thế rất nhiều Ngược thời gian thêm 130 năm nữa, năm 1776, chúng ta nhận thấy Kinh tế học đã có một nên tảng rất vững chắc và rộng lớn, nhờ tác phẩm đỗ sộ Cửa cải của các đân tộc (The Wealth of Nations) của Adam Smith Nhưng ngay cả Adam Smith cũng chỉ là hiện thân vĩ đại cho một quá khứ lâu đài và sâu lắng hơn, được tích ly trước đó hàng thế

kỷ, thậm chí có thể truy nguyên về tận thời cổ đại của Aristotle Phải hiểu được một quá khứ lâu dài và bền vững như thế, chúng ta mới có thể lý giải được vì sao chí trong vòng một thế kỷ sau khi được chính thức “khai sinh”, Kinh tế học đã vươn lên trở thành một môn khoa học xã hội thiết yếu, với tốc độ mở rộng nhanh hơn bất cứ môn khoa học xã hội nào trước đó Cho đến nay, môn khoa học này đã bành trướng rộng đến mức ngay cả các nhà kinh tế lớn nhất cũng không thể nào kiểm soát được toàn

bộ các tư tưởng và lý thuyết cực kỳ phong phú và sâu xa của nó

5

Trang 8

Một kết quả tất yếu của thực tế này, những người mới bất đầu nghiên cứu kính tế thường cảm thấy bối rối trong việc đọc và

hiểu các lý thuyết kinh tế Có vẻ như có quá nhiều lý thuyết, quá

nhiều trường phái với phương pháp, nội dung và kết luận khá

nhau, hoặc thậm chí hoàn toàn trái ngược nhan, Nhiéu sinh vies kinh tế băn khoăn không biết nên tin rằng hành động và kỳ vọn.: của con người là luôn duy lý hay không, rằng con người li động để tối đa hóa phúc lợi hay tiềm năng của họ, v.V Và v.v Ngay cả các nhà hoạch định chính sách kinh tế, những người cÌ¡.! ảnh hưởng trực tiếp của các lý thuyết kinh tế, cũng không, thể thống nhất được với nhau, do những hàm ý chính sách quá kh¿c nhau của mỗi lý thuyết Ví dụ, nhằm ổn định và tăng trưởng kinh

tế, nhiều người cho rằng các nỗ lực ổn định hoặc kích cầu là quan trọng nhất, trong khi đó một số người cho rằng làm như thế chỉ dẫn đến bất ổn và gây lãng phí nhiều hơn cho nền kinh tế, và rằng, chỉ có chính sách hỗ trợ mặt cung là có ý nghĩa mà thôi

Ở Việt Nam, Kinh tế chính trị học Marxist, một phần đặc biệt quan trọng và sâu sắc của kinh tế học, đã được giới thiệu

và giảng dạy sâu rộng từ lâu Tiếp đó, trong khoảng 15 năm

trở lại đây, rhững cơ sở căn bản của Ki: tế học Tân cổ điển-

trường phái chính bắt đầu được giới thiệu, mà tác phẩm Kính tế học (dịch và xuất bản năm 1989) ctia Paul Samuelson déng vai trò mở đường Từ đỗ đến nay, cùng với sự phát triển của việc nghiên cứu kinh tế học hiện đại, nhiều học thuyết và tư tưởng đần dân được giới thiệu đến độc giả Việt Nam

Bên cạnh việc nghiên cứu các học thuyết mới, thì việc tìm

hiểu lịch sử tư tưởng kinh tế, từ quá khứ đến hiện đại, là một công việc rất nên làm đốt với những ai mong muốn hiểu sâu kinh tế học, và muốn tránh hiện tượng “chỉ thấy cây mà không thấy rừng” Trong bối cảnh như vậy, tác phẩm “50 nhà kinh tế tiêu biểu” của Giáo sư Steven Pressman có một ý nghĩa tích cực Giáo sư Pressman hiện là Giáo sư Kinh tế học và Tải chính

tại Đại học Tổng hợp Monmouth, New Jersey (Hoa Kỷ), đồng

6

Trang 9

thời làm đồng biên tập chơ tap chi Review of Political Economy (Kinh tế Chính trị) Là một chuyên gia có uy tín về lịch sử tư tưởng kinh tế, ông đã xuất bản nhiều công trình khảo cứu treng lĩnh vực này, được công bố trên nhiều tạp chí chuyên

ng inh có uy tín hoặc trong các tử điển bách khoa về Kinh tế C':h trị học, Công trình “50 nhà kinh tế tiêu biểu” là thành Xin?

ủa ông trong nhiều năm nghiên cứu

Nhân chung, tác phẩm nói về 50 nhà kinh tế tiêu biểu được tác gi: lựa chọn một cách thận trọng, nghiêm túc Mỗi phần (có thể co: như một chương ngắn) đề cập đến một nhà kinh tế, với bố cục gọn gàng và thống nhất Với mỗi nhân vật, tác giả đều vào để nhanh chóng bằng cách nêu bật những cống hiến chủ yếu của họ, tiếp đó là sơ lược tiểu sử và đi vào phân tích nội dung, ý nghĩa cơ bản của những cống hiến chính Cách trình bày, tiếp cận và giải thích của tác giả rất trong sáng, đễ hiểu, ngắn gọn, và súc tích Chỉ trong một khuôn khổ kHông lớn, với ngôn ngữ không nặng về kỹ thuật, GS Pressman đã nêu bật được những nội dung tư tưởng cơ bản rhất của 50 nhà kinh tế tiêu biểu Độc

giả có thể tim thấy hấu hết các khái niệm kinh tế quan trọng

nhất, Với những khái niệm quen thuộc, độc giả hiểu hơn về nguồn gốc ra đời và tác giả của nó Với những khái niệm mới, độc giả cũng dễ dàng lĩnh hội nội dung chính Đó rõ ràng là một thành công về mặt sư phạm Tuy nhiên, đó chưa phải hàm

ý sâu xa của tác phẩm Thông qua 50 nhân vật chủ chốt của kinh

tế học, được sắp xếp theo trình tự thời gian năm sinh, tác giá đã

phác họa lại cả một giai đoạn lịch sử gần 400 năm của kinh tế học, trong sự vận động đi lên không ngừng của nó, chứa đựng, bên trong những cuộc tranh đấu lâu đài giữa các quan điểm, trường phái, với sự tự phú định và phát triển biện chứng của chúng Kết quả là, sau khi đọc xong tác phẩm này, độc giả sẽ thấy được gần như bức tranh toàn cảnh về kinh tế học hiện đại, các trường phái và nguồn gốc khác nhau của chúng, cũng như những xu hướng phát triển chính trong tương lai của kinh tế học

7

Trang 10

Bên cạnh những ưu điểm lớn đó, chứng ta cũng hiểu rằng, các ý kiến của tác giả, từ việc lựa chọn nhân vật đến việc đánh giá họ, mang tính độc lập và chủ quan Một đặc điểm cần được lưu ý, là mặc dù tác giả đã cố gắng thật khách quan khi trìn”: bày tư tưởng của các nhà kinh tế tiêu biểu, thì người đọc v cảm thấy tác phẩm mang hơi thở của trường phái chính, với :

lựa chọn và đánh giá theo tiêu chí, một cách vô tình, ‹

trường phái chính Ví dụ, tác giả cũng đã bỏ qua một số rử:.- vật lịch sử lớn nhưng không thuộc trường phái chính như Baptiste Say (1767-1832) hay Jean-Charles Sismondi (1773-1842 , hoặc nếu có dé cập thì chưa thật sâu sắc, như trường hợp củ: Robert Owen va Karl Marx

Nói tóm lại, trong bối cảnh tư liệu tham khảo về kinh tế học hiện đại chưa đú nhiều để đáp ứng nhu cầu đọc và tìm hiểu ngày càng lớn của độc giả Việt Nam, thì việc dịch và giới thiệu tác phẩm này với độc giả Việt Nam mang ý nghĩa tích cực

và đúng lúc Ba người dịch đều là học viên cao học tại Dự án Cao học Kinh tế Phát triển Việt Nam - Hà Lan (Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội) đã làm việc nghiêm túc để sớm hoàn thành bản dịch Sau đó, bản thảo đã được Khoa Kinh tế học (Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội) thực hiện hiệu đính và thống nhất thuật ngữ Vì vậy, bản dịch tiếng Việt có chất lượng tốt Tôi tin rằng đây là một cuốn sách bổ ích cho tất cả những ai quan tam

và yêu thích kinh tế học

Trang 11

GHI CHÚ VỀ BẢN DỊCH

Văn bản Bản dịch này dựa vào nguyên bắn tiếng Anh cts +: phdm Fifty Major Economists, ctia Giéo su STEVEN PRESS- My Nha xuat ban Routledge, London va New York, năm 1999 Phân công dịch Th$ Nguyễn Đức Thành dich Lai tua cho +in tiếng Anh và phần Dẫn nhập của tác giả Đặng Tài An Trang dich từ Chương 1 đến 20, và từ chương 40 đến 50 Nguyễn Xuân Nam dịch từ chương 21 đến 34 và phần Giải thích thuật ngữ Tống Minh Tuấn dịch từ chương 35 đến 39

3 Hiệu đính Toàn bộ bản dịch được Th.S Nguyễn Đức Thành hiệu đính về văn ban va thống nhất về thuật ngữ

4 Phụ lục ảnh Mặc dủ trong nguyên tác không có ảnh chân dung các nhà kinh tế, nhựng để giúp độc giả Việt Nam có thêm thông tin về các nhân vật được dé cập đến trong sách, Đặng Tài An Trang đã sưu tắm và cung cấp toàn bộ các bức anh chan dung ctia ho

5 Cuối cùng, vì còn nhiều hạn chế trong trình độ và điều kiện thực hiện, cùng với thực tế là ngôn ngữ kinh tế học hiện đại ở nước ta cho tới nay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nên ban dich chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, chúng tôi chân thành mong muốn nhận được sự góp ý

và phê bình của độc giả nói chung, các đồng nghiệp và nhà nghiên cứu nói riêng, về chất lượng bản dịch

6 Thư lHiến lạc xin gửi về địa chỉ email: nguyenducthanh@fpt.vn hoặc: Nguyễn Đức Thành, Khoa Kinh

tế học, Gác 3, Nhà 10, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đường Giải Phóng, Hà Nội Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

Những người dịch

2

Trang 12

DAN NHAP

STEVEN PRESS?:

“Tư tưởng của các nhà kinh tế và các triết gỉa chính ¡: khi họ đúng lẫn lúc họ sai, đều mạnh mẽ hơn người ta th ¿ nghĩ Thật vậy, thế giới bị thống trị bởi một số ít người Ni người hành động, những người tự cho rằng họ không phối gì bởi những ảnh hưởng tri thức, lại thường là nô lệ ‹ một nhà kinh tế đã quá cố nào đó.” Đó là những dòng cuối cing John Maynard Keynes viết trong cuốn Lý thuyết chưng vé tiệc làm, lãi suất oà tiền lệ Keynes thường chỉ ra rằng các van dé kinh tế chủ chốt nói chung được bàn thảo trong một khuôn khổ

và bối cảnh đã được gây dựng trong suốt nhiều thế ký Việc không biết về bề dày lịch sứ ấy sẽ dẫn tới những cuộc tranh luận kém hiệu quả và cũng dẫn tới cả những chính sách kinh tế tổi tệ Lịch sử có ý nghĩa không phải chỉ vì những ai thiếu hiểu biết về lịch sử sẽ nhất định lặp lại những lỗi lẫm của nó, như nhận xét của Santanyana Mà lịch sử còn có giá trị đối với tương lai kết thành từ nó Giống như các khoa học khác, kinh tế học không xuất hiện trong buông chân không Trái lại, các tư tưởng kinh tế được gây dựng bởi những người muốn giải quyết các vấn để quan trọng trong thời đại của họ Chúng ta cần một nhãn quan lịch sử để hiểu rõ chức năng quan trọng này của kinh tế học và

để biết các nhà kinh tế vĩ đại trong quá khứ đã ứng phó với các vấn đề của thời đại họ ra sao Cuối cùng, lịch sử quan trọng bởi

vì theo một nghĩa nào đó, đó là vị quan toà phán xét cái gila Suan trọng nhất thời, còn cái gì cé ¥ nghia va vai tro trường cửu Tiếc thay, vào cuối thế ký XX, phần lớn các trường phái kinh

tế đi tới chỗ giã bỏ những quan điểm và cách tiếp cận mang tính

lịch sử Đa số các nhà kinh tế thậm chí còn tổ ra khinh thị những

10

Trang 13

ai nghiên cứu kinh tế học từ giác độ lịch sử Nguyên do một phan bắt nguồn từ chỗ mấy thập kỷ gần đây các nhà kinh tế có khuynh hướng coi trọng kỹ thuật hơn ý tưởng Một lý do nữa để các kinh tế phớt lờ lịch sử là vì họ còn đeo đẳng một quan xứệ.- lỗi thời về cái được coi là chân lý trong khoa học xã hội Vớ” iềm tin rằng chúng ta có thể đi tới những chân lý kinh tế ph: uất và vĩnh cửu, rất nhiều nhà kinh tế phớt lờ lịch sử

nh -¿ tư tưởng trong quá khứ hoặc bị coi là đã tích tụ vào các đò: ;, kinh tế hiện đại, hoặc đơn giản bị coi sai lâm

Các sử gia tư tưởng kinh tế cũng phải chịu một phẫn trách nhiệm về sự sa sút trong chuyên ngành của họ Họ có khuynh hướng trình bày chuyên ngành của họ như là câu chuyện lịch sử về những nhân vật đã chết với những tư tưởng giờ đây không còn mấy quan trọng, Hiếm khi họ lý giải làm thế nào mà việc nghiên cứu các nhân vật kiệt xuất trong quá khứ lại có thể giúp soi rọi những vấn

để đương đại, hay làm thế nào việc nghiên cứu ấy có thể giúp chúng ta hiểu cách thức kinh tế học giải quyết những vấn dé quan trọng thời nay Thậm chí còn hiếm hơn nữa khi thấy các nhà kinh tế nghiên cứu tư tưởng của các nhà kinh tế đang sống và đang tiếp tục đóng góp vào kho tàng trị thức chung của kinh tế học

Khi Alan Jarvis của nhà xuất bản Routledge gặp tôi để bàn

về việc làm một cuốn sách liên quan đến các nhân vật tiêu biểu trong kinh tế học, tôi coi yêu cầu của ông như một cơ hội để khắc phục tình trạng trên, đồng thời làm sống lại mối quan tâm

về lịch sử vĩ đại và lâu dài của các tư tưởng kinh tế, Tất cả các nhân vật kinh tế chủ chốt trong quá khứ đều được đưa vào cuốn sách này Họ là các nhân vật vi dai vi nhiễu lý đo Tuy

nhiên, lịch sử không ngừng lại trong quá khứ xa xôi, nó tiếp tục tới hiện tại và thấm sâu trong tư tưởng kinh tế hiện đại Vì thế, cuốn sách này cũng công, khai thừa nhận những đóng góp quan trọng của các nhà kinh tế gần đây

Tuy nhiên, việc lựa chọn 50 nhà kinh tế để đưa vào cuốn sách này nhanh chóng trở thành một nhiệm vụ cực kỳ gian khó

1

Trang 14

Nếu quyết định khoảng 40 người đầu tiên là mot việc tương đối

dễ đàng, thì quyết định xem ai là những người còn lại trở riện rất khó khăn Và cùng với thời gian, cùng với số nhân vật tôi chọn lọc tiến gần tới 50, việc ra quyết định lựa chọn cuối cùng cài

trở nên khó khăn hơn Định hướng chung để tôi theo đó mà !;;; chon là sức mạnh tư tưởng của mỗi nhà kinh tế, sức sống ‹¡ những cống hiến tổng thể ấy, và dĩ nhiên, sự đánh gid cla

sử Trong trường hợp sau, tôi dựa theo mức độ lịch sử xem -:: những cống hiến của các nhân vật ở hiện tại cũng như trong, khứ, và cũng theo cách tôi cho rằng lịch sử sẽ xem xét những tưởng của họ ra sao trong tương lai

Tất nhiên, có một cuộc tranh cãi kịch liệt liên quan đến việc nén chon ai và không nên chọn ai Trên thực tế, “Ai nên đứng ở

vị trí 50” đã trở thành một trò chơi trong nhà đầy thú vị giữa tôi

và các đồng nghiệp trong mấy năm qua Tiếc thay, trò chơi này không hoặc hầu như không đem lại một sự đồng thuận nào

Nhưng xét theo khía cạnh tích cực của nó, cuộc tranh luận xem đâu là những tư tưởng và nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử lâu dài của kinh tế học trở nên rất sôi nổi và thú vị Tôi xin cảm

ơn nhiều đồng nghiệp đã chia sẻ cùng tôi sự thú vị của cưộc chơi

và nhờ thế, đã giúp tôi nghĩ về cái gì thực sự là quan trọng trong

kinh tế học và cái gì là thực sự quan trọng đối với các tư tưởng kinh tế, Trong khi tôi có thể chưa đạt được sự chính xác tuyệt đối, trong khi tôi biết chắc rằng mọi người sẽ chỉ ra nhiều nhân vật tôi đã bỏ qua, giống như việc không đi tới sự thống nhất về nhân vật thứ 50 đã thể hiện rõ, thì tôi cũng biết là ở đây sẽ chẳng có câu trả lời chính xác Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng tôi

đã có khá nhiều lựa chọn đúng đắn, Năm mươi nhà kinh tế mà tôi trình bày tư tưởng của họ trong cuốn sách này là năm mươi nhân vật Hêu biểu đã có những đóng góp quan trọng Lịch sử xem họ như những nhân vật kinh tế quan trọng, và đáng để tiếp

Voi mỗi mục viết về một nhà kính tế ở cuốn sách này, tôi đều cưng cấp một tiểu sử ngắn gọn và tóm tắt những tư tưởng chính

12

Trang 15

của họ Tôi cũng cố gắng đánh giá vị tí của ho trong lich sử kinh

tế học Về cuối mỗi phân, tôi cung cấp cho độc giả sự đánh giá

xếp hạng từng nhận vật theo quan điểm của đa số các nhà kinh tế

Thêm vào đó, tôi cũng đứng tách riêng ra và đưa ra quan điểm của :‡êng tôi về thứ hạng của mỗi nhân vật Tôi biết đồng nghiệp của sẽ phản đối cách sắp xếp thứ hạng của tôi; và, tất nhiên, thứ “ang dy sé gay ra nhiều cuộc tranh luận cũng như việc nên chọ- -¡ vào cuốn sách này Lại một lần nữa, mặc dù đánh giá của tôi ‹/‹àng tuyệt đối chính xác, nhưng tôi vẫn cho rằng tôi đã cố gắn, 'àm ở mức chính xác nhất có thể

k4ỗi mục nhân vật kết thúc với một thư mục liên quan đến các tác phẩm của mỗi nhân vật và một chút tài liệu tham khảo phổ biến nhất và được coi là tài liệu thứ cấp quan trọng nhất

Những tài liệu tham khảo này cho phép độc giả nào quan tâm

có diéu kiện tìm hiểu thêm về những tư tưởng kinh tế chủ yếu của nhân vật đó Cuốn sách kết thúc với một mục từ gồm các

từ chủ chốt, như thế các khái niệm hay được nhấc tới trong sách không cẩn phải được định nghĩa và giải thích lại nhiều lần Trong công việc trước tác, bất kỳ ai cũng gặp phải nhiều khó khăn Điều này đặc biệt đúng đổi với một công trình liên quan đến rất nhiều tư tưởng, dính dáng rất nhiều đến lịch sử

và các nhân vật Nhiều đồng nghiệp đã đọc bản thảo của tác phẩm này và đưa ra nhiều nhận xét quan trong nhằm sửa chữa những sai lắm cửa tôi Tôi xin chẩn thành cảm ơn Nahid Aslanbeigui, Peter Boettke, Charley Clark, Milton Friedman, John Henry, Sherry Kasper, Mary King, Roger Koppl!, Franco Modigliani, Laurence Moss, Douglass North, Susan Pashkoff, Alessandro Roncaglia, Ruth Sample, Mario Seccareccia, John Smithin, Gale Summerfield va Noami Zack Tat nhién moi sai sót trong cuốn sách nay déu thudc về trách nhiệm của tôi Một số sinh viên của tôi tại Đại học Monmouth và Đại học New Hampshire da doc va nhận xét về từng chương, vì thế bắt buộc tôi phải trình bày rõ tư tưởng của tất cả 50 nhà kinh tế

13

Trang 16

một cách rõ ràng cho ritững người may rắn không phải học Tiến sỹ về Kinh tế học Tôi xin nói lời cảm tạ chân thành tới Tad Langlois, Ivan Pabon, Lynn Van Buren, Flavio Vilela Vieira

va Sarah Youngclaus

Những người biên tập cuốn sách cửa tôi ở nhà xuất b¿: Routledge — Alan Jarvis và Alison Kirk ~ cả hai đều động cung cấp ý tưởng và gợi ý nhiều điều trong mọi giai đoạn cuốn sách này Tôi rất biết ơn sự hỗ trợ và khích lệ của h- Nhưng c6 lẽ tôi phải bày tổ lòng biết ơn sâu sắc hơn cả -` những người đã đánh máy không biết bao nhiêu lần nhữnz đổi của tôi trong mỗi chương, khi tôi muốn nêu lên thật c xác tư tưởng của 50 nhà kinh tế và khi tôi.cố gắng làm chúng trở nên để hiểu đối vdi quảng đại độc giả Vì công việc nặng

nể của họ, và vì sự kiên nhẫn phải thay đổi theo những sửa đổi bất tận của tôi, tôi xin cảm ơn Beth Boyington, Nancy Palmer va Diana Prout

14

Trang 17

1 “4OMAS MUN (1571-1641)

Thomas Mun là người nổi tiếng và được kính phục nhất trong hàng ngũ các nhà kinh tế trọng thương Anh thế kỷ XVIL Các nhà kinh tế này cho rằng nước Anh cần có thăng dư thương mại để kinh tế trở nến thịnh vượng Mun ([1664] 1954, tr.125) viết như sau:

Cách thông thường để gia tăng của cải và vàng bạc là thông qua Ngoại thương, tức là chúng ta phải tuân theo qui lắc này: hàng năm phải bán cho nước ngoài nhiều hơn, về mặt giá trí, số hàng hóa mà chúng ta mua của họ, phân của cải không trỗ lại với chúng ta dưới dạng hàng hóa nhất định sẽ quay lại dưới dạng vàng bạc

Người ta không biết nhiều về cuộc đời của Mun Ông cửa Mun làm việc cho Sở đúc tiền Hoàng gia còn cha ông là nhà công nghiệp trong ngành đệt, Bản thân Mun đã sớm trở thành một thương nhân, sống ở Italia nhiều năm và nhanh chóng tích lũy được khối lượng tài sản lớn Sau đó ông tham gia vào Công

ty Đông Ấn, một công ty cổ phần lớn của Anh buôn bán chủ yếu ở Viễn Đông Vào năm 1615, ông được để cử làm Giám đốc Công ty, cương vị mà ông nắm giữ đến hết đời Sau khi Mun trở nên giàu có và có địa vị xã hội, ông được bổ nhiệm vào một số Hội đồng và Ủy ban của Anh Hầu hết các Ủy ban này đều ấn hành các báo cáo trong đó tên của ông được đăng cùng một danh sách dài tên các thành viên nhưng bản thân ông chỉ viết có 2 bài khảo luận về kinh tế

15

Trang 18

Tác phẩm đầu tiên của ông (1621) bảo vệ Công ty Đông Ấn chống lại những chỉ trích cho rằng việc công ty đã xuất vàng bạc sang phương Đông (để đổi lấy các đồ gia vi) va suv mat mát

các kim loại quí này làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Anh

Tác phẩm Nghiên cứu uề Thương mại không nghiêng về tính ch: trọng thương Thay vì ng hộ thặng dư thương mại và tích : vàng, Mun đưa ra mọi lập luận mà ống có thể nghĩ ra để t:

hộ Công ty Đông Ấn

Ông tuyên bố rằng các quốc gia trở nên giàu có đều những nguyên nhân tương tự như các gia đình trở nên giàu 5 bằng cách tăn tiện và chỉ tiêu ft hơn so với thu nhập Tương, ›ự như vậy, quốc gia và gia đình trở nên nghèo do chí tiêu quá nhiều Do vậy, ông lập luận, miễn là Công ty Đông Ấn làm ra tiễn thì nó sẽ không làm cho nước Anh nghéo đi

Mun cũng chỉ ra rằng lương thực, quần áo, và đạn được là những hàng hóa thiết yếu, nên nhập khẩu những hàng hóa này

sẽ làm tăng phúc lợi của Anh Tuy nhiên, nhập khẩu những hàng hóa xa xỉ sẽ có hại cho nước Anh Tiếp dé Mun lập luận rằng Công ty Đồng Ấn chỉ đang nhập khẩu những hàng thiết yếu cho tiêu dùng

Bảo vệ theo một cách khác, Mun cũng lập luận rằng thương mại với Ấn Độ sẽ cung cấp thị trường cho hằng xuất khẩu của Anh Ngoài ra, thương mại với Ấn Độ làm lợi cho Anh vì nó loại bỏ được thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ; nếu ngừng nhập hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ để mua hàng của Ấn Độ, như Mun chí ra, nước Anh sẽ tiết kiệm được rất nhiều,

_ Cuối cùng Mun lập luận rằng không phải tất cả hàng nhập

khẩu xa xỉ đều cớ hại; một vài hàng nhập khẩu được cải tiến,

tình chế, bởi các công ty Anh và xuất khẩu trở lại, do vậy dẫn

đến luỗng kim loại quí ròng sẽ đổ vào nước Anh Mum, tuyên

bố, hàng hóa nhập khẩu bởi Công ty Đông Ấn nhìn chung là

cần cho các nhà xuất khẩu Anh, `

Nếu Nghiên cứu nề Thương mại làm Mun trở thành người

biện hộ cho Công ty Đông Ấn, thì cuốn sách thứ hai cửa ông

16

Trang 19

(1664), được xuất bản sau khi ông qua đời, đã làm ông trở

thành một vị tiền bối quan trọng trong lịch sử tư tưỡng kinh tế,

Điều đáng lưu ý nhất đối với tác phẩm Cửa cải của tước Anh có nhờ ngoại thương

là nhãn quan rộng hơn Ông không cố bảo vệ Công ty Đông Ấn nữa, thay vào đó ông đứng trên quan điểm tổng thể quốc gia Ông nhìn nhận thương mại nói chung, chứ chỉ là thương mại của Công ty Đông Ấn, và ông chỉ ra

ai thong làm một quốc gia trở nên giàu có hễ khi nào

nó dán đến thặng dư thương mại Ông cũng xem xét các yếu tố làm cho một nước có thặng dư thương mại Cuối củng, ông đưa

ra một loạt các đề xuất mà các nhà lãnh đạo Anh có thể thực thi nếu họ muốn cải thiện vị trí thương mại của nước này Cán cân thương mại chỉ đơn thuần là phân chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia Khi một quốc gìa có thặng dư thương mại thì xuất khẩu vượt nhập khẩu Doanh thu

từ việc bán hàng ở nước ngoài mà lớn hơn phần dùng để mua hàng từ nước ngoài sẽ được người nước ngoài trả Trong thế

kỷ XVI, những khoản thanh toán này được thực hiện bằng kim loại quí - vàng và bạc Do vậy, thặng dư thương mại làm cho một quốc gia có thể tích lãy của cải và làm cho nước đó giàu lên Ngược lại, thương mại trong nước không thể làm cho nước Ảnh giàu lên vì phần thu được của một công đân sẽ là phần mất đi của một công dân khác Ông cho rằng, để tạo ra thặng

đư thương mại, nước Anh phải tự chủ và giảm nhu cầu hàng hóa nước ngoài Người Anh cũng phái tin tiện để có nhiều hàng hóa cho xuất khẩu hơn Ông đặc biệt coi thường và không khuyến khích tiêu dùng hàng xa xi

Khi cung tiền trong nước tăng do thặng dư thương mại, xuất hiện một nguy cơ tiểm ẩn là người ta có thể cố gắng mua nhiều hàng hóa hơn Điều này làm cho giá trong nước tăng và cuối cùng gây ra thua lỗ xuất khẩu do hàng sắn xuất trong, nước trở nên đắt đỏ hơn khi bán ở nước ngoài Nhưng ông lưu

ý rằng, kết quả này có thể dễ dàng tránh được Để bảo đảm

1?

Trang 20

luồng tiền vào từ nước ngoài thật sự làm lợi cho quốc gia thì tất

cả tiền mới phải được tái đầu tư Tái đầu tư cũng sẽ tạo ra nhiều hàng hóa hơn cho xuất khẩu trong tương lai Ở dây, Mun thừa nhận tầm quan trọng của đầu tư tư bản, và ông xem cán cân thương mại dường như là một cách để tích lũy tư bản sẵn xuấ: Bên cạnh việc giải thích lợi ích của thặng dư thương Mun cũng giải thích phải làm thế nào để làm tăng thang dy Trước hết, phải có chính sách giá Mun muốn hàng xuất kị được bán ở giá “tốt nhất”, nghĩa là giá mang lại đoanh thứ sä của cải nhiều nhất Nơi nước Anh có vị tí độc quyển trong thương mại thế giới, hoặc gần với độc quyền thì hàng hóa phải được bán với giá cao Nhưng khi cạnh tranh nước ngoài lớn thì hàng hóa của Ảnh cần phải được bán với giá càng thấp cing tốt Điều này sẽ làm cho doanh thu của Anh tăng và giúp đánh bại được các đối thủ cạnh tranh nước ngoài Khí các đối thủ cạnh tranh nước ngoài biến mất, Mun gợi ý nên tăng giá cả, nhưng không cao đến mức lại hấp dẫn đối thủ cạnh tranh đó

quay lại thị trường

Thứ hai, Mun giải thích rằng hằng hóa chất lượng tốt hơn

sẽ có nhu cầu cao hơn trên thế giới và cũng sẽ lầm cho nude Anh xuất khẩu được nhiều hơn Sau đó ông giải thích làm sao chính phủ Anh có thể cải thiện chất lượng sản phẩm Mun muốn chính phủ đặt ra qui định đối với các nhà sản xuất và thấết lập một hội đồng thương mại (tương tự như chức năng hiện nay của Phòng thương mại Hoa Kỳ), nó sẽ cố vấn cho chính phủ trong các vấn đề liên quan đến qui định hoạt động sông nghiệp và thương mại Những qui định này đối với các nhà sản xuất Anh phải khá chặt chẽ để bảo đảm rầng nước Anh sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao, Cuối cằng, Mun giải thích chính sách thuế quốc gia có thể giup tao ra thang dy thương mại như thế nào ng nhận thấy răng (đối lập với lợi ích quốc gia) một số công ty có thể muốn nhập khẩu hàng xa xỉ, Trong trường hợp đó, chính sách của

18

Trang 21

chính phủ phải điều chỉnh lợi ích của cá nhân và quốc gia một cách hài hoà Mun trông cậy vào thuế để đạt được mục đích này Thuế xuất khẩu không dược khuyến khích vì nó gây ra chỉ phí đối với hàng bán của Anh ở nước ngoài Thuế nhập khẩu nên thấp đối với hàng hóa sau đó được xuất khẩu và cao đối với hàng hóa có xu hướng được công dân Anh tiêu dang Mun lập luận rằng thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế đoanh thu chỉ có tác hại rất nhỏ Mặc đù nó làm tăng giá lương thực và quần áo, nhiững ông tin rằng những loại thuế này sẽ dẫn đến tiễn công cao hơn và do vậy sẽ chuyển sang người chủ Mặc dù ông không đưa ra bất cứ lời giải thích nào cho điều này, một khả năng là ông đã có ý tưởng về Lý thuyết tiền công vita đủ, Khi giá

cả của các hàng hóa cần thiết cao hơn sẽ làm cho tiển công cao hơn, mức sống của người lao động nước Anh vẫn như cũ và thuế tiêu thụ đặc biệt thì do người giàu trả Để tránh phải trả thuế này, người giàu chỉ còn hai lựa chọn- họ phải làm việc nhiều hơn và chăm chỉ hơn, hoặc họ có thể giảm tiêu dùng hàng xa xỉ Mưn lập luận trong trường hợp nào thì quốc gia cũng được lợi,

Tuy nhiên, Mun không muốn Nhà nước thu được thuế rồi sau đó lại chí tiêu xa xÏ hoặc lãng phí Tiền thu được tử thuế phải được tiết kiệm nhằm để đành cho những lúc có tình trạng khẩn cấp, ví dụ như chiến tranh Đông thời, Nhà nước cũng không nên tích lũy quá nhiều tiền thu từ thuế, đến nỗi nguồn tạo ra tư bản quốc gia bị giảm sút Để trưng hoà, Mun để xuất mỗi năm Nhà nước riền tích lũy một lượng thặng dư thuế so với chủ tiêu để nó bằng với thặng dư thương mại hàng năm Muh và các nhà trọng thương bị các nhà kính tế trong thế kỷ XVII va XIX chỉ trích nặng nề David Hume lý giải làm thế nào

mà cán cân thương mại mất cân bằng có thể tự động điều chỉnh Trancois.Quesnay và Adam Smith cd hai đều chỉ trích mạnh mẽ các nhà trọng thương, và lập luận rằng qui định của chính phủ ít khắt khe hơn đối với các công ty sẽ làm cho sẳn xuất trong nước

19

Trang 22

mở rộng Cưối cùng, David Ricardo đưa ra một cơ sở cho tự do thương mại Tất cá các quan điểm chống trường phái trọng thương, này nhanh chóng lôi kéo được các nhà kinh tế

Tuy vậy, tư tưởng của trường phái trọng thương cũng đã có khi trỗi dậy trong thế ky XX John Maynard Keynes ca ngợi trường: phái trọng thương vì họ nhận ra rằng cdu do thang dư thương mại tạo ra sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chương 23 trong Lý thuy/Z+ tổng quất (Keynes, 1986), nhan đề “Ghi chú về phái trọng thương”, ghi nhận công lao của phái trọng thương trên khía canh cho ving, các nước có thể tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho công dân của họ bằng cách tạo ra thăng dư thương mại, trong khí đó luồng tiên vào sẽ làm tăng đầu tư kinh doanh

Nhưng có lẽ ủng hộ mạnh mẽ nhất cho học thuyết của trường phái trọng thương là ở châu Á Sự thành công cửa kinh

tế Nhật Bản trong nứa sau thế kỷ XX đạt được là nhờ có các chính sách kinh tế mang tính thân của trường phái trọng thương, thậm chí không có chủ đích Chính phủ Nhật đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao, mà nó giúp Nhật trở thành nhà sản xuất hàng tiêu dùng chất lượng cao Đạt được thành công về kinh tế cũng nhờ vào sử dụng thuế quan và bảo hộ để hạn chế nhập khẩu, trong khí đó khuyến khích các công ty trong nước xuất khẩu (xem Johnson, 1982)

Mặc dù Mun không được các nhà kinh tế ngày nay đánh giá cao, và mặc da ông không có những khám phá mở đường, nhưng ông thực sự đã để lại dấu ấn trong lịch sử kinh tế học, Ý tưởng về chính sách kinh tế của chính phủ nên được sử dụng

đổ tạo ra thang du thương mại và về phương cách đạt được tăng trưởng kính tế thông qua ting trưởng xuất khẩu là hai đóng góp quan trọng có ý nghĩa lâu đài của ông Những tác phẩm của Mun

A Discourse of Trade from Enigland iunto:the Enst-Indies (1962) in

Early English Tracts on Commerce, ed John R McCulloch, Cambridge, Cambridge University Press, 1954

20

Trang 23

England's Treasure by Foreign Trade (1664) in Early English Tracts on Commerce, ed John R McCulloch, Cambridge, Cambridge University Press, 1954

Những tác phẩm viết về Mun

Buck, Philip W., The politics of Mercantilism, New York, Octagon Books, 1964

Johnson, E:A.J., Predecessors of Adam Smith: The Growth of

iu ittsh Economic Thought, New York, Augustus M, Kelley, 1965 Magnusson, Lars, Mercantilism: The Shaping of an Economic Language, New York and London, Routledge, 1994

Tài liệu tham khảo khác

Johnson, Chalmers, MITI and ‘the Japanese Miracle: The Growth

of Industrial Policy, Stanford University Press, 1982

Keynes, John Maynard, The General: Theory of Employment,

Interest and Money (1936), New York, Harcourt Brace & World, 1964

2 WILLIAM PETTY (1623-1687)

William Petty là một trong những người đầu tiên suy nghĩ

và viết ra một cách có hệ thống về kinh tế học, đồng thời là một trong những người đầu tiên áp dụng các nguyên lý kính tế học vào thực tiễn Tác phẩm của ông nghiên cứu về bản chất của địa tô và thuế Nhưng Petty nổi tiếng nhất về những nỗ lực của ông trong việc làn cho kinh tế học trở thành một khoa học mang tính định lượng và thống kê thông qua cái mà ông gọi là “số học chính trị”

Petty sinh năm 1623, trong một gia đình tho may nghèo ở một thị trấn yên bình của Hampshire, bên đồng sông Test, miễn Nam nước Anh Việc học của ông về cơ bản chỉ có học thuộc lòng, đó là một kiểu giáo đực điển hình đối với trẻ em thuộc tầng lớp xã hội thấp trong thời kỳ đó Mặc dù vậy, Petty

21

Trang 24

nổi lên trong cách giáo dục đó vì ông

có tính rất tò mờ và đọc rộng về văn

chương và khoa học

Vào độ tuổi 13 hay 14 gì đó, ông

thôi học và tìm việc trên một chiếc

tầu thường xuyên qua lại eo biển

Măng-sơ Trong năm đầu làm việc, ông

bị gẫy chân Vì không còn có ích đối

với người chủ, ông ở lại Pháp Petty

quyết định ở lại Pháp và nhập học

trường Jesuit College ở Caen Ông rời

Caen nam 1640, danh.3 nam trong hai

quần, và sau đó đến Hà Lan để học giải phẫu và y học Năm 1646 Petty trở lại nước Anh để học nghề y tại trường Oxford Sau khi nhận bằng tiến sỹ y học ông được bổ nhiệm làm Giáo sư giải phẫu tại Oxford Petty trở nên nổi tiếng và được kinh trọng vì người ta tưởng ông là kiếp phục sinh từ cái chết của một người đàn bà bị xử treo cổ (Strauss 1954, Chương 3) Nhưng trong những tuần giảng bài đầu tiên, ông đã nhận thấy rằng cuộc sống nghiên cứu không thích hợp đối với ông

và ông đã rời Oxford để trở thành một bác sỹ trưởng trong quần đội Ailen Càng thời gian đó, Petty trở thành người giám sát chính ở Ailen, và ông đã dùng kiến thức có được trong công việc này để tích lãy được nhiều của cải và đất đai Vào

những năm 1660, ông giúp thành lập một Hiệp hội hoàng gia London về Nâng cao Hiểu biết Tự nhiên, Cương lĩnh cửa nó tuân theo phương pháp khoa học của Francís Bacon- sử dụng quan sát

và thí nghiệm để nghiên cứu thế giới tự nhiên và xã hội Petty đã phát triển phương pháp số học chính trị nhờ vào kết quả áp dụng chương trình nghiên cứu của Hiệp hội hoàng gla vào hiện tượng kinh tế Trong lời mở đầu của cuốn Số học

Pe trị (Petty([1671] trong Hull, 1899), ông tuyên bố rằng mục

tu của ông là bác bó niễm tin phổ biến và chỉ ra rằng nước

22

Trang 25

Anh không phải đang gánh chịu cuộc suy thoái kinh tế hoặc giảm sút trong thương mại nào cã, Mà ngược lại, ông tuyên bế rang nước Anh đang giàu có hơn bao giờ hết Sau đó ông định bat tay vào chứng minh luận điểm này Nhưng không may, vào thé ky XVIL nước Anh không có các cơ quan cửa chính phủ để bá:: cáo các dữ liệu kinh tế một cách đều đặn Báo chí cũng

§ cung cấp mọi thống kê kinh tế và tài chính mà người quan tâm đến muốn biết Do vậy ông đã tự đấm nhiệm thu thap số liệu cần thiết để chứng mỉnh nhận định của mình

Về bản chất, phương pháp số học chính trị này là “nhằm dién tả dưới dang con số, trọng lượng hoặc thước đo, chỉ sử dụng những lập luận của giác quan, và chỉ xem xét những nguyên nhân khi thực sự có cơ sở hữu hình, còn những thứ phụ thuộc vào trí tuệ, quan điểm, mong muốn và đam mê cửa con người cụ thể mà không diễn tả được bằng lời thủ để xem xét những vấn để khác” (Hull, 1899, tr 244) Số học chính trị tan dung phương pháp định lượng để phân tích các hiện tượng kinh tế và xã hội Một khía cạnh của phương pháp mới này là sử dụng các con số

và các phép đo để miêu tả thực tại Một khía cạnh khác nữa là dùng những con số này để suy luận về cách thức thế giới vận hành Ví dụ như bằng cách chỉ ra rằng A và B cùng tăng, Petty sẽ rút ra kết luận rằng để tang A thì cần thiết phải tăng B, và để tăng B thì cần phải tăng A: Điểm chính cuối cùng của số học chính trị là nó cố gắng tách phân tích kinh tế ra khỏi vấn để đạo đức hay riễm tin của cá nhân, do vậy làm cho bất cứ nghiên cứu nào về nên kinh tế cũng trở nên khách quan hơn

Ai cũng biết rằng phương pháp thực nghiệm hoặc khoa học

tự nhiên khó 4p dụng được vào kinh tế học Một cuộc thí nghiệm có kiểm soát đúng sẽ đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu với hai nền kinh tế giống nhau, hoặc hai nhóm người giống nhau, được đặt chính xác trong cùng tình huống Khi đó chúng ta thay đổi một điều kiện chí đối với một trong hai nhóm này Sau

đó chúng ta sẽ quan sát xem một sự thay đổi này tác động như

23

Trang 26

thế nào đến mỗi nhóm Tiếc thay, trong thực tế không thể nào tạo ra hoặc tìm ra một môi trường như thế, Số học chính trị cố

gắng thay thế phân tích thống kê cho phương pháp thí nghiệm, với hy vọng rằng đây là cách tốt nhất chúng ta có thể làra trong kinh tế học Phương pháp thống kê này tiếp tục được dùng trong kinh tế học, mặc dù đã có những cố gắng gần c:y lâm cho kinh tế học trở nên có tính “khoa học tự nhiên” bằng cách tìm ra cách làm thế nào để tiến hành các cuộc nghiệm kiểm soát được

Để chứng minh rằng London giầu có và đang tăng trui kinh tế Petty bất đầu chỉ ra rằng London có nhiễu người và nhiều nhà cửa hơn Paris Pety trước hết xem xét số trung vị của số đám tang ở London và ở Paris trong giai đoạn 3 năm(1683-

1685, London và 1682-1684, Paris), phát hiện thấy rằng số đám tang ở London (22.337) nhiều hơn ở Paris (19.887) Giả thiết rằng tỷ lệ chết bằng nhau ở cả hai thành phố, ông kết luận rằng dân số London nhiều hơn Paris và London giầu có hơn Paris, Một giả thiết quan trọng trong phân tích này là sự giảu có của một quốc gia phụ thuộc vào dân số cửa quốc gia đó Trong khi giả tiết này có vẻ kỳ quặc trong thời đại mà các nước nghèo có xu hướng đông đân nhất và dân số tăng ở tỷ lệ cao hơn, thì đây lại là một giả thiết hợp lý vào thời ky Petty viết về vấn để này Nước Anh thế ký XVII không có cách trực tiếp để

đo lưỡng của cải nên một vài cách do lường gián tiếp là cần thiết Và Petty đã chọn cách đo gián tiếp hợp lý Trước khi các biện pháp kiểm soát mức sinh hiện đại xuất hiện thì dân số và tăng trưởng dân số về cơ bán phụ thuộc vào khả năng sống sót của trẻ em Đến lượt nó, điều này lại đòi hỏi mức sống cao hơn hoặc Sự giàu có hơn của quốc gia Giàu có hơn thật sự dẫn đến mức lăng trưởng dân số nhanh hơn; đo vậy, phần tích của Petty

Trang 27

thương mại, nhưng Petty ng hộ thặng dư thương mại để tăng công ăn việc làm hơn là để tích lãy của cải Ngoài ra không như các tác giả cửa trường phái trọng thương, Petty nhận thấy nhiều lợi ích từ tự do thương mại quốc tế Cuối cùng, không như các nhà trọng thương, Pety không hướng vào thương mại quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước Anh Thay vào đó, ông nghĩ rằng tài chính công, hay chỉ tiêu của chính phủ và chính sách thuế mang yếu tố quyết định quan trọng tron, sự thịnh vượng về kinh tế hơn là chính sách thuế hay tích lay voc thặng dư thương mại lớn

Trên thực té, Petty trở thành người chỉ trích mạnh mế tài chính công của nước Anh, ông lập luận rằng hệ thống thuế của Anh là lực lượng cần trở chính đối với tầng trưởng kinh tế Tại nước ảnh ở thế ky XVII, chỉ phí thu thuế rất cao, và số thuế người đân nợ chính phủ là không kiểm soát được, và sự bất công trong thu thuế là phổ biến Tất cả những điều này làm giảm động lực làm việc và làm giàu của đân chúng Và khi người ta thiếu động lực đó, nền kinh tế trở nên đình đốn 'Nhưng Petty không phản đối tất cả các loại thuế Ông cũng không cho rằng thuế lúc nầo cũng xấu và làm hại đất nước Vấn đề là với chính sách thuế thực tế của Anh, Petty (Hull,

1899, tr.64) chỉ trích thuế thân của Anh vì nó thực chất là thuế lũy thoái Ông cũng chỉ trích xổ số Nhà nước như là một phương tiện để tăng doanh thu, mà ông coi đố như là “thuế đánh vào những thằng ngu tự phụ không may” (Hull, 1899, tr, 64) Thay vào đó, ông ủng hộ thuế lũy tiến mà theo đó người

ta trả theo “quyển lợi cửa họ trong nền Hoà bình Công cộng,

theo tài sản hay sự giàu có” Đôi khí ông cũng ủng hộ thuế tỷ

lệ đối véi tigu dang (Hull, 1899, tr 91)

Tuy nhiên, việc thu được tiền từ thuế không quan trọng bằng việc số tiền đó được chỉ tiêu như thế nào Theo Petty, vie thu thuế chỉ ảnh hưởng xấu đến nên kinh tế nếu tiền thu từ thuế bị loại khỏi lưu thông Nếu phần thuế thu được được tiêu

25

Trang 28

dùng thì chúng sẽ có ít ảnh hưởng xấu hơn Chí tiêu của chính phủ sẽ đưa tiền trở lại lưu thông và làm cho người ta trở lại làm việc Điều này sẽ bù đắp cho mất mắt tiền trong lưu thông

và hiện tượng mất việc làm do tác động đánh thuế

Hon thế nữa, Petty nhận ra khả năng thuế có tác động !⁄<h cực Petty đã nhận thấy một điều trước Nicholas Kalđor (xem KALDOR) khi ông cho rằng nếu thuế khoá và tiêu đùng kh: khích tiêu dùng và sản xuất hàng năng suất cao, thì chứ làm tăng sản lượng quốc gia Ngoài ra tiền thu thué duo: dùng nhằm bảo đảm cho nền kinh tế vận hành một cách quy

sẽ thúc đẩy sự giầu có cửa quốc gia Do vậy, Petty xem đó như

là trách nhiệm của chính phủ trong việc tiêu dùng tiễn vào những việc như quốc phòng, toà án, trường học, cứu giúp người nghèo và các công trình công cộng bao gồm đường sá, cầu cảng (Hull 1899, tr 20) Cuối cùng, Petty lưu ý đến tầm quan trọng của chỉ tiêu chính phủ, thậm chí vào những khoản

vô ích, nhằm để tạo công ăn việc làm và loại bỏ những sự nhàn rỗi Tiên đoán trước cả Keynes (xem KEYNES), Petty viết về chỉ tiêu chính phủ như sau: “không có vấn để gì nếu thuế được tiêu dùng cho việc xây dựng một kim tự tháp vô dụng trên cao nguyên Salisbury, hoặc mang đá từ Stonehenge lên đổi Tower, hay những việc tương tự” (Hull, 1899, tr 31) Điều thực sự quan trọng ở đây là cần phải tiến hành một sự chỉ tiêu nào đó Mặc dù Petty có xu hướng thiên về thực nghiệm và thực tế nhưng ông đã thực sự có đóng góp quan trọng về lý thuyết cho kinh tế học Ông là nhà kinh tế đầu tiên đưa ra ý niệm về

thăng dư và cũng là nhà kinh tế đầu tiên giải thích địa tô trên pose ý niệm này (Roncaglia 1985, Chương 7) Mặc dù quan

cm dia tô là một phần thặng dư sau này được biết đến như là

ÿ thuyết địa tô của phái trọng nông, nhưng lý thuyết thực tế là phát kiến của Petty chứ không phải của Quesnay

khe săn được ý tưởng về thặng dư, hãy nghĩ vẻ một nền

ig nghiệp giản đơn chỉ trông ngũ cốc Trong cả năm,

26

củ

Trang 29

ngô vừa là đâu Vào của quá trình sản xuất vữa là sản lượng đầu ra Là đầu vào, ngô sẽ được dùng làm hạt giống và để nuôi người lao động, Vào cuối năm ngô được thu hoạch và được dùng làm lương thực và hạt giống trong năm tới Petty định ::ghữa thang dư như là chênh lệch giữa tổng sản lượng ngô đâu :¿ (thu hoạch hàng năm) và đầu vào cửa ngô cần có để sản lượng đầu ra đó Petty nghĩ rằng địa chủ có xu hướ: ›, nhận tiền địa tô bằng phần thing du duoc tao ra trên mani đất của họ Không ai trả tiền thuê đất nhiều hơn phần thặng dư có thể có được từ mảnh đất đó, vì người đi thuê khi

đó sẽ bị thua lỗ Mặt khác cạnh tranh giữa những người thuê đất sẽ đẩy tiền thuê đất lên mức thặng dư

Mặc dù Petty có những đóng góp vào nghiên cứu về tài chính công, và tác phẩm cửa ông định nghữa và giải thích về ý tưởng thặng dư, nhưng ông có vai trò quan trọng chủ yếu do ông đã nhấn mạnh đến việc dùng con số hoặc đữ liệu để hiểu

và giải thích nên kinh tế thực tế vận hành ra sao Mặc đù ông, cũng rất tích cực để phát triển thống kê kinh tế tốt hơn nhằm

hỗ trợ cho những cố gắng phân tích trên (xem Hull, 1899, tr 1xvi, chú thích 4), nhưng phải mất đến 250 năm sau mới có được

đữ liệu đáng tin cậy (xem thêm KUZNETS) Hutchison (1988, tr 37) chắc chấn đúng khi cho rằng Petty đã quá tự tin về việc chính phủ có thể thu thập được thống kê đáng tin cay trong thế kỷ XVII nhưng Petty cũng đúng khí nghĩ rằng nếu không

có thống kê thì hâu như không thể hiểu được nền kinh tế thay đổi như thế nào qua thời gian Pety đã cố gắng tiến hành công việc đo lường đó và ông đã sử đụng chúng để cố gắng tìm hiểu nền kinh tế Anh Điều này tạo nên đóng góp quan trọng nhất của ông về kinh tế và làm cho ông trở thành nhân vật kinh

tế quan trọng nhất của thế kỷ XVIH

Trang 30

Những tác phẩm viết về Petty

Hutchison, Terence, Before Adam Smith: The Emergence of Political Economy, 1662 — 1776, Oxford, Basil Blackwell, 1988 Letwin, William, The Origins of Scientific Economics: English Economic Thought 1660 - 1776, London, Methuen & Co., 1963 Roncaglia, Alessandro, Petty, Armonk, New York, !

Sharpe, 1985

Strauss, Erich, Sir William Petty: Portrait of a Genius, Lo! «tụ,

Bodley Head, 1954,

Tài liệu tham khảo khác

Burtless, Gary, “The Case for Randomized Field Trials in Economic and Policy Research,” Journal of Economic Perspectives,

9, 2 (Spring 1995), pp 63 - 84

Smith, Vernon L., “Expétimental' Methods it Economics,” in The New Palgrave : A Dictionary of Economies, ed John Eatwell, Murray Milgate and Peter K, Newman, New York, Stockton Press, 1987, 2, pp 241- 9,

Smith, Vernon L, (ed), Experimental Economics, Aldershot, Edward Elgar, 1990,

tư bản Anh thế kỷ XVI, và giúp nó giành được sự chấp nhận Hone một thời đại bị thống trị bởi những niềm tin tôn a0 Locke cũng

as oe tae một số đóng góp trong lý thuyết về 28

Trang 31

Locke sinh năm 1632, ‘trong một gia

đình khá giả 6 Somerset, nước Anh, Cha

ông là một luật sư sở hữu khá nhiêu

đất đai Một trong những khách hang

tốt nhất và là người bạn than thiết nhất

của cha ông là Alexander Popham

Popham trở thành thành viên Nghị viện

vào năm 1647 và đã giúp Locke được

nhậ trường Westminster, một trong

những, trường công tốt nhất và có ảnh

hưởng; rất cửa Ảnh

Locke học rất giỏi ở Westminster và vì thế ông được nhận

học bổng tới học tại Đại học Oxford, và nhập học tại Trường

Nhà thờ Chúa Ky-tô (Christ Church) Oxford năm 1652 Ông nhận bằng cử nhân vào năm 1656 và bằng thạc sĩ năm 1659 Sau

đó ông tiếp tục giảng đạy tại trường Oxford và trở thành giảng viên về Hy Lạp vào năm 1660 và giảng viên về tu từ học Vào năm 1662,

Giống như nhiều người đương thời, Locke bị lôi cuốn bởi khám phá của William Harvey về máu lưu thông trong cơ thể,

và ông bắt đầu nghiên cứu y khoa những khi rảnh rỗi, Ông trở thành bác sĩ riêng cho Bá tước Ashley, Bộ trưởng Tài chính, và nhanh chống trở thành trợ lý riêng Từ mối quan hệ với Bá tước Ashley, Locke biết thêm về các vấn để kinh tế quan trong khi đó, như thương mại với các nước thuộc địa Anh và lãi suất

Do những hiểu biết chuyên sâu mà ống đã phát triển về

các vấn để thuộc địa, vào năm 1673, Locke được bổ nhiệm làm

Thư ký Hội đồng Thương mại và Đôn điển Hai năm sau đồ ông trở về với cuộc sống riêng tư và có một đam mê khác - đồ

là triết học Vài năm sau đó, ông viết tác phẩm Tiểu hiện bẻ sự

hiểu biết của con người (16904) và Hai nghiên cứu ễ chính phú

(1690b), Hai tác phẩm này khiến ông trở nên nổi tiếng như :

một nhà triết học vĩ đại Mặc dù vậy, Locke vẫn quan tâm vị

29

Trang 32

các vấn đề kinh tế, đặc biệt là vấn để tiền tệ, và tiếp tục có

những ảnh hưởng chính trị ở Anh cho đến cuối đời

Locke có năm đóng góp cho kinh tế học, ba đóng góp mang tính triết học và hai đóng góp còn lại mang tính kinh tế nhiều hon, Ông xây dựng các luận cứ triết học biện hộ cho sở hữu tư nhân và Nhà nước, ông phát triển một phương pháp luận gi¡p kinh tế học trở nên “khoa học” Đồng góp này liên quan giả định rằng con người hành động một cách duy lý và bị hưởng bởi động cơ tài chính Các đóng góp vào kinh tế h‹ Locke liên quan đến lý thuyết tiền tệ và lãi suất Ông lập ! chống lại các qui định của Nhà nước về lãi suất và chống lại kế hoạch giảm giá đồng tiễn Anh, vì những hành động đó sẽ mang lại những hậu quả kinh tế tôi tệ

Có lẽ đóng góp quan trọng nhất về mặt triết học của Locke

là sự biện hd cho quyền cá nhân của sở hữu tư nhan Vao thé ky XVIL hoat dong thuong mai ciia Anh phát triển nhanh và trở nên xung đột với các thể chế phong kiến và tôn giáo thống trị, Nhìn chung, người ta đều thừa nhận rằng Thượng đế tạo ra trái đất chung cho loài người Sở hữu nguồn lực của trái đất có nghĩa là không cho người khác hưởng nguén lực đó Điều này làm cho việc biện hộ cho quyền sở hữu tự nhân trở nên rất khó khăn, Nhưng Locke đã làm được điểu này Trước hết, ông bắt đầu với một tiền đề không có gì phải tranh cãi rằng con người

ta có quyển đối với lao động của chính họ và thành quả lao động của mình Con người ta có được đất đai như là tài sản hợp pháp của họ bằng cách kết hợp lao động của họ với đất đại Điểu này là chấp nhận được nếu vẫn còn nhiều đất dư thừa cho người khác, và miễn là cái mà người ta thu được từ đất không bị hỏng trước khí nó được tiêu dùng (Lock, 1943, tr 130) Sau đó Locke đi từ việc bảo vệ quyền sở hữu một cách hạn chế như thế (dựa trên cái có thể tiêu dùng) đến bảo vệ quyền

sở hữu cá nhân một cách Tông rãi hon Locke nhận thức rằng tiễn hay tư bản thật ra là sẵn phẩm của lao động quá khứ Do

30

Trang 33

vậy, sở hữu tiễn là hợp lý vì người ta lao động để có được nó Tiền cũng cho phép người ta tích lũy ngày cảng nhiều tài sản hơn, vì tiền không bị hỏng trước khí nó được tiêu dùng Ràng buộc duy nhất đối với sự tích lãy vô hạn đó là quyền của người nghèo với một mức thu nhập cho phép họ tổn tại bất cứ khi nào không còn đất đai hoặc công ăn việc làm, và bất cứ khi nào họ khỏng có khả năng lao déng (Locke, 1690b) Ngoài ra, Locke lập luận rằng sở hữu tư nhân có giá trị thực tiến vì khí con người đượ: phép tích lũy tài sản thì họ sẽ lao động có năng suất hơn Đóng góp thứ hai về mặt triết học của Lodke là sự biện hộ chỏ Nha nuéc trong nén kinh tế Với niềm tin phổ biến thời đỏ, Locke cho rằng lưật tự nhiên đã phản ánh rõ ngọn nguôn của quyền lực chính trị là ở cá nhân Nhà nước chỉ tồn tại khi một nhóm cá nhân đồng ý chuyển giao một vài quyền của họ cho một người lãnh đạo chung Locke coi Nhà nước như một công ty trong đó các cổ đông

là những người có tài sản Con người đặt bản thân họ dưới sự

thống trị của Nhà nước nhằm bảo vệ cuộc sống, tự do, và đất đai của họ Do vậy, tất cả các công dẫn (hay ít nhất là những người có đất đại và tài sản) đều có lợi khi tham gia vào xã hội dân sự; với xmột tiền để rằng tất cả công dân đều ngầm định đồng ý với thống trị của Nhà nước Ngược lại, những người cằm quyên phải bảo vệ lợi ích của các công dân của họ, nếu không họ sẽ bị loại khỏi công việc đó và được thay thế bởi người khác, người sẽ duy trì khế ước xã hội đó Vì Nhà nước xuất hiện như là kết quả của các quyết định mang tính cá nhân về luật và nguyên tắc, nên có thể biện hộ cho Nhà nước như là kết quả của luật tự nhiên Đóng góp cuối cùng về mặt triết học của Locke liên quan đến phương pháp luận kinh tế học, hay việc nghiên cứu kinh tế học nên được thực hiện như thế nào Locke xem con người như là

những cá nhân vị kỷ duy lý, hành động theo động cơ kinh tế, Điều

này khấc với quan điểm tôn giáo đương thời cho rằng con người

có lòng vị tha, hay về cơ bản họ đi theo tiếng gọi của tôn giáo, Vì con người được dự trù sẽ hành động theo những cách thức nhất

31

Trang 34

định, rên ta có thể tìm ra các qui luật và nguyên lý kinh tế Ví dụ, Lock nhận thấy rằng khi giá một số mặt hàng tăng, người ta sẽ

thay thế bằng hàng hóa rẻ hơn thay vì những hàng hóa thường

tiêu dùng; tương tự như vậy, người bán sẽ phản ứng lại các cơ hội lợi nhuận lớn hơn bằng cách sản xuất và bán nhiều hơn Két qu là các định luật kinh tế có thể được xây dựng tương tự như định ¡ của Boyles trong hóa học và các định luật của Newton tre: học Giống như các chất khí tuân theo những diễn gidi toan trong vật lý và hóa học, con người cũng sẽ hành động một cic: hợp lý khi đưa ra các quyết định kinh tế (Vaughn, 1980) Trong lĩnh vực kinh tế học, Locke có những đóng góp vào lý

thuyết tiền tệ và lãi suất Vào giữa thế kỷ XVII, Josiah Child cho

rằng Nhà nước nên hạn chế lãi suất ở mức 4% (Letwin, 1963, tr 157), với lập luận rằng lãi suất thấp hơn sẽ có lợi cho thương nhân

và những người muốn vay tiền cho các mục đích hữu ích, và do dé

có lợi cho cả quốc gia xét về tổng thể Theo Child, chi duy những người cho vay với lãi suất cao là bị thiệt hại bởi chính sách nay Locke (1691) bác bố quan điểm trên, và đưa ra một trường hợp chống lại qui định của chính phủ về lãi suất, Ông lập luận rằng luật về cho vay nặng lãi chỉ đơn thuần phân phối lại lợi ích từ thương mại giữa thương nhân và người cho vay, chúng không làm lợi cho toàn bộ quốc gia vì chúng không làm tăng mức vay và đầu tư Ví dụ, nếu một thương nhân có thể trả 10% cho khoản tiền vay và lãi suất hiện hành là 5%, người cho vay

và thương nhân sẽ chia nhau phan lợi từ thương mại là 50-50 Nhưng nếu chính phủ cấm các khoản Vay có lãi suất cao hơn 4%, thi 60% phan lời từ thương mại sẽ thuộc về thương nhân và 430% còn lại thuộc về người cho vay Trong trường hợp này rege Ậ š không có thêm đầu tư và cũng không có thêm lợi ích ròng của quốc gia Trên thực tế, quốc gia sẽ bị lỗ ròng nếu một số người không bằng lòng cho vay ở mức lãi suất 4% Locke kết luận, sẽ tốt hơn nếu để lãi suất tiến tới mức tự nhiên cửa nó, chứ không phải áp đặt lãi suất bằng sắc lạnh của Nhà nước

32

Trang 35

Lãi suất tự nhiên đối với Locke là lãi suất thị trường tự do,

lãi suất được quyết định bởi qui luật cung cầu Khi cung tiền thiếu, giá cả của nó (hay lãi suất) sẽ tăng vì người cho vay biết răng họ có thể đặt giá cao hơn Một cách duy lý, người cho vay

sẽ đặt lãi suất cao hơn và kiếm được thêm tiền Ngược lại, khi

có nhiều tiền để cho vay hơn người đi vay muốn vay, lãi suất

tự :hiên sẽ giảm Người đi vay duy lý sé tim đến một cuộc hợp lý và chỉ những người cho vay giảm lãi suất mới

te ‹aấy người bằng lòng vay (Locke, 1968, tr 9 ~11)

' 2eke cũng là một nhân vật quan trọng trong vấn để đúc

tiền, Nước Anh vào thế kỷ XVIL tất cả các đồng tiên đều được

lầm bằng kim loại quí Vì những kim loại này có giá trị nên người

ta bả: đầu đếo gọt mép đồng tiên Những mảnh vụn này sau đó

sẽ được đúc lại và bán làm vàng hoặc bạc Do vậy, những người

đẽo gọt tiền tích lũy được của cải, trong khi những đồng tiền bị déo got vẫn tiếp tục được lưu thông để trao đổi lấy hàng hóa và

dich vụ Hành vi này làm cho Thomas Gresham xây dựng nên

một trong những nguyên lý kinh tế đầu tiên Qui luật Gresham

đơn giản nói lên rằng “tiền xấu loại bỏ tiền tốt” Gresham muốn

mới rằng còn người duy lý sẽ nắm giữ những đồng tiển tốt nhất

(it bị đếo gọt nhất và tiêu dùng những đồng tiến bị đếo gọt

nhiều nhất vì dhúng chứa lượng bạc ít nhất

Vào đầu năm 1690, chính phủ Anh để xuất giải quyết vấn

để này bằng cách giảm trọng lượng của kim loại quí trong tất

cả các đồng tiên, hay về thực chất là giảm giá trị đồng tiền quốc gia Locke phản đối giải pháp này, và ông lập luận chống

lại việc giảm giá trị đồng tiền và ủng hộ đúc lại tiễn với khối

lượng kim loại quí quen thuộc Ông nghĩ rằng giảm lượng kim loại quí trong tất cả các đồng tiễn sẽ không giải quyết được vấn để vì giá hay sức mua của đồng tiền được quyết định bởi

hàm lượng bạc trong đó Giá trị tự nhiên của tiền không thể

được áp đặt bởi chính quyền hay pháp luật của Nhà nước

(Letwin, 1963, tr 171) Giảm chất lượng của đồng tiên chỉ đơn

33

Trang 36

thuần lâm cho các thương nhân yêu cầu nhiều tiên hơn (để duy trì cùng lượng bạc trước đó) trong trao đổi hàng hóa Mặc dù ông tham gia vào cuộc tranh luận này khá muộn, ông đã giúp thuyết phục được chính quyển không giảm giá trị đồng tiần Anh và tiến hành đúc lại tiền với hàm lượng bạc như cũ Lập luận cho rằng giảm hàm lượng bạc của mỗi đồng tí tạo ra nhiều đồng tiễn hơn) sẽ làm cho giá cả tăng, khiến Lo.-‹‹: : thành vị tiền bối quan trọng của lý thuyết số lượng tiền t> thêm FISHER) Tuy nhiên, Locke vẫn là một nhân vật quar: - :› trong kinh tế học chủ yếu vì những đóng góp mang tính tr›: quan trọng cho kính tế học Những biện hộ của ông về q hữu tư nhân, về việc để hoạt động kinh tế không nằm ngoài sự

can thiệp của chính phú, được hầu hết các nhà kinh tế chấp nhận

trong suốt quá trình lịch sử - thậm chí cho tới ngày nay Những tác phẩm của Locke

An Essay Concerning Human Understanding (1690a), 2 vols., Dover, 1959

Two Treatises of Goverment (1690b), 2nd ed., New York, Cambridge University Press, 1953

Some Considerations of the Consequences of the Lowering of Interest and Raising the Value of Money, 1691, in Locke 1696 Several Papers Relating to Money, Interest and Trade (1696), New York, Augustus M Kelley, 1968

MacPherson, C B The Political Theory of Possessive Individualism:

Hobbes to Locke, Oxford, Clarendon Press, 1962,

Vaughn, K I John Locke: Economist and Social Scientist,

34

Trang 37

4, RICHARD CANTILLON (16872+1 734?)

Richard Cantillon là một nhân vật bí hiểm và đầy lôi cuốn Người ta không biết gì nhiễu về sự sinh thành và tuổi trẻ của ông, và các hoạt động tài chính cũng như cái chết của ông vẫn còn gây nhiều tranh cãi Mặc dù Cantillon dành hầu hết cuộc đờ' của ông để kiếm tiền, nhưng ông là người đã viết một kk- - luận kinh tế thực thụ đầu tiên, một nghiên cứu miêu tả

hệ và vận hành của hệ thống kinh tế Ống cũng đóng góp thuyết tiền tệ và là người đầu tiên giải thích vaí trò kinh

›a\ trọng của chủ doanh nghiệp (entrepreneur)

atillon sinh ra trong một gia đình Thiên chứa giáo ở

=an, một thị trấn nhỏ ở Tay Bac Ireland, vào quãng giữa nan: 1680 và 1690 Ngày sinh chính xác của ông vẫn không chắc chấn vì xứ đạo không lưu giữ giấy khai sinh ở Ireland trong suốt thế kỷ XVI Brewer (1992, tr.2) suy đoán khả năng Cantilion sinh năm 1687 dựa vào thực tế là Cantillon nhập quốc tịch Pháp năm 1708, và để làm được điểu này, khi đó ông phải 21 tuổi Người ta cũng không biết nhiều về tuổi thơ của Cantillon hay khí ông rời Ireland Từ năm 1711 đến 1713, ông làm thư ký cho Trợ lý Tổng trưởng Kho bạc Anh tại Tây Ban Nha, người có trách nhiệm thanh toán và cung cấp hậu cần cho quân đội Anh chiến đấu ở Tây Ban Nha Năm 1716, ông trở về Pháp để tiếp quản ngân hàng từ một người hộ hàng

Vào năm 1720, ông kiếm được một tài sản nho nhỏ từ kế hoạch Mississippi theo Đạo luật John, liên quan đến việc phát hành cổ phiếu cho toàn bộ vàng bạc mà người ta nghĩ là có ở khu vực sông Mississippi Vì đã tích lãy được nhiều của cải, ông cho những người định đầu cơ vào giá trị cổ phiếu Mississippi vay Để lách luật chống cho vay nặng lãi của Pháp, Cantillon giấu các khoản cho vay của ông đưới đạng các giao dịch ngoại

tệ - ông cho vay một loại tiễn và yêu cầu thanh toán dưới dang đồng tiền khác Kết quả của những vu việc trao đổi này đẩy ông vào tình trạng thường xuyên dính dáng đến các cuộc tranh

35

Trang 38

cãi pháp lý, Nhằm chấm đứt tình trạng này, ông quyết định trở

về Anh và sống một cuộc sống xa xỉ với số của cải khổng lồ kiếm được từ hoạt động đầu tư và cho vay

Nếu có một vài bí ẩn xung quanh ngày sinh của ông, thì cái chết của Cantillon lại thực sự khó hiểu: Vào đếm 14 tháng

5 năm 1734, sau khi ông mới trở về Anh, một ngọn l tràm lên ngôi nhà của ông ở phố Albermarle, London 3 người ta nghĩ rằng đó là một tai nạn hoặc ông bị ám: * j, Nhưng Murphy (1986) lập luận rằng Cantillon không c: t trong nhà khi xảy ra vụ cháy Ông cho rằng Cantillon dựng ra cái chết của ông để chấm đứt toàn bộ những lé: tôi

về pháp lý ông vướng vào Để hậu thuẫn cho quan điểm nay,

Murphy lưu ý rằng Cantillon da rut 10.000 bang Anh vào

ngày trước khi xảy ra vụ cháy, và người hàng xóm khai rằng cái xác chết cháy mà người ta nghĩ là của Cantillon không có đầu, và các giấy tờ cá nhân của Cantillon được tìm thấy nhiều năm sau đó tại thuộc địa 5urinam của Hà Lan ở Nam Mỹ Rõ tàng khó có thể tin rằng một tên trộm đã lấy cắp những giấy

tờ cá nhân vô giá trị này và khó có thể hiểu vì sao những giấy

tờ này lại xuất hiện ở Surinam - tất nhiện, chỉ trừ khi chính

Cho đến nay, chỉ còn sót lại một tác phẩm về kinh tế học của Cantillon, Luận uễ bắn chất của thương mai (Cantillon, 1755) Cuốn sách này được xuất bản sau hơn 20 năm xảy ra vụ cháy nhà ông ở London Mét phu luc vé thống kê được đề cập trong cuốn sách đó chưa được tìm thấy Có những bản báo cáo

để cập đến các tác phẩm khác của Cantillon, nhưng tất cả cũng đều chưa được am thấy

Tác phẩm Luận øê bân chết của thương mại được chia thành 3 3uyển hoặc 3 phần, có mục tiêu là xây dựng một tập hợp các

'guyên lý tổng quát giải thích nên kinh tế vận hành như thế

ki spina đầu tiên mô tả nền kính tế thực hoạt động ra sao, 'y những nguyên lý theo đó hàng hóa được sẵn xuất và người

36

Trang 39

ta thuê lao động để sản xuất ra những hàng hóa này Quyển 2 tập trung vào hệ thống tiễn tệ, và giải thích Hiền và nên kính tế thực có mối quan hệ như thế nào Cuối cùng, thương mại quốc

tế và tỷ giá hối đoái được đưa vào bức tranh đó trong Quyển 3 Quyển 1 miêu tả nền kinh tế như một hệ thống gồm các phần cổ mối liên hệ qua lại với nhau, hay một luồng luân

én cửa tiễn tệ và hàng hóa Nó cũng giải thích các phân nhau của hệ thống này tương tác với nhau như thế nào lon tách riêng chu chuyển của sẵn xuất và trao đổi bằng các tập trung vào phân tiễn do người sở hữu ruộng đất tiêu dùng Việc chị tiêu này hỗ trợ cho các nhà công nghiệp ở thành phố và thị trấn (các công trường thú công) Nó cũng hỗ trợ cho người lao động trong nông nghiệp ở các vùng nông thôn, bằng

cách tạo ra việc làm và thu nhập cho họ Người lao động trong

khu vực công nghiệp và nông nghiệp cần mua một số hàng công nghiệp, và cần mua rất nhiều hàng nông nghiệp Điều nây tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho những người lầm việc trong những khu vực kinh tế này, Vì như cầu lương thực và hàng nông nghiệp lớn hơn như cầu hàng công nghiệp niên tiền có xu hướng chuyển từ khu vực công nghiệp sang khu vực nông nghiệp để trao đổi lấy lương thực Một lúc nào đó, người lao động nông nghiệp sẽ phải trả tiền cho chủ đất do sử dụng đất và bởi vậy tién sé tim cách trở lại túi người chủ đất, sẵn sàng bắt đầu một chu kỳ tiêu dùng và sản xuất mới Trong khuôn khổ này, Cantillon ([1755] 1964, tr, 53) nhận thay rằng sản xuất trong các ngành nghề khác nhau bị quyết định bởi cầu về các hàng hóa khác nhau Nếu người chủ đất muốn có nhiễu hàng hóa công nghiệp hơn và ít lương thực hơn, lao động và nguôn lực sẽ chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp; khi đó người ta sẽ sản xuất ra nhiều hàng công nghiệp hơn và ít hàng nông nghiệp hơn Nói theo cách hiện đại, nếu người tiêu dùng muốn có nhiều giày ba-ta hon là giày da, thì người đóng giày dá sẽ có ít việc để

37

Trang 40

lầm hơn Một số doanh nghiệp sắn xuất giầy da sẽ phá sản và

sẽ bắt đầu xuất hiện thêm một số doanh nghiệp làm giày ba-

ta Điểu tương tự cũng có thể áp dụng cho các vùng trong một nước: Nếu người ta cần nhiều lao động trong thàni: hơn ở nông thôn, thỉ lao động sẽ dịch chuyển từ nông th +a thành thị

Cantillon cũng phân tích vai trò kính tế của chủ - :.ù nghiệp trong quá trình sản xuất Thuật ngữ “chi doanh ngs.” (entrepreneur) có nguồn gốc từ thời cổ đại và trun Hs nhằm nói đến những người làm ra cdi gi d6 Céc chi“) ah nghiệp đầu thế kỷ XVII là các nha thu khodn; cu thé 25 1A những người ký hợp đồng với Nhà nước Đây là nghề không

có rửi ro vì Nhà nước nói chung đều thanh toán đủ tiền Cantillon vay mugn thuật ngữ phổ biến này và có định nghĩa lại Ông cọi chủ doanh nghiệp là người gánh vác rủi ro, chứ không phải những người nhận lương một cách đều đặn Ông nhận thấy rằng tương lai là không chắc chắn và tất cả các hoạt

động kinh tế đều có tính rủi ro Tuy nhiên phải có ai đó gánh

vác rủi ro này trong hiện tại với hy vọng kiếm được lợi nhuận

về sau Nếu không như vậy, sản xuất sẽ không diễn ra Do vậy những nhà doanh nghiệp gánh vác rủi ro này rất cẩn thiết cho chư trình sản xuất vận hành tốt và lãm cho nền kinh tế trở nên thịnh vượng Quyển 2 của tác phẩm xem xét tiễn ảnh hưởng như thế nào đến quá trình chư chuyển trong nên kinh tế Vì những phân tích tác động kinh t& ctia tian, Cantillon được coi một cách chính thức như nhà sáng lập lý thuyết tiền tệ cổ điển (Bordo, 1983) Trong thế kỷ XVII, tiên là các đồng tiên vàng và bạc; nó có thể được tạo ra bằng hai cách- khai thác vàng và bạc hoặc ban hang hóa cho quốc gia khác Khi người khai thác hoặc thương nhân có thêm nhiều tiên thì nhu cầu của họ về hàng hóa và dịch vụ tăng, và bởi vậy công ăn việc làm và sản lượng sẽ mở rộng trong các ngành hoặc khu vực khác Cầu lớn hơn cũng sẽ làm

38

Ngày đăng: 26/08/2024, 10:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN