1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh thông qua hoạt động nhóm trong môn ngữ văn 7 đủ 3 bộ sách

26 9 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh thông qua hoạt động nhóm trong môn Ngữ Văn 7
Trường học THCS...
Chuyên ngành Ngữ Văn 7
Thể loại Sáng kiến
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP HỢP TÁC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG MÔN NGỮ VĂN 7 A.. Thông qua các hoạt động nhóm, học sinh không những được phát triển các kỹ năng mềm và

Trang 1

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP HỢP TÁC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG MÔN NGỮ VĂN 7

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

B NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lý luận 4

2 Cơ sở thực tiễn 5

3 Giải pháp thực hiện 8

Biện pháp 1 Giao nhiệm vụ đọc và tìm hiểu văn bản với hoạt động Đọc để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề theo nhóm 8

Biện pháp 2 Kết hợp kỹ thuật dạy học công đoạn và mảnh ghép giúp học sinh nâng cao khả năng tương tác, làm việc đội nhóm 10

Biện pháp 3 Ứng dụng kỹ thuật đóng vai giúp học sinh phối hợp khéo léo trong hoạt động Nói và Nghe 14

Biện pháp 4 Giao nhiệm vụ lên dàn ý và đánh giá, nhận xét chéo với hoạt động Viết giúp nâng cao khả năng diễn đạt, thấu hiểu trong giao tiếp 16

4 Hiệu quả của sáng kiến 19

C KẾT LUẬN 21

1 Kết luận 21

2 Đề xuất, kiến nghị 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 2

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Là một môn học đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông Từ trước đến nay, môn ngữ văn luôn nhận được sự quan tâm của giáo viên, phụ huynh và cả học sinh Đối với chương trình học lớp 7, môn Ngữ Văn cũng đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và nhận thức của học sinh thông qua các văn bản được chọn lọc kỹ lưỡng Qua môn học này, các em sẽ được tìm hiểu về ngữ pháp tiếng việt, cách sử dụng ngôn ngữ, cách trình bày bài viết và phân tích cảm thụ văn học Đồng thời, các em học sinh cũng phát triển được năng lực giao tiếp qua các bài học giao tiếp và kỹ năng sử dụng câu từ

Hoạt động nhóm trong học tập hiện nay đang là hoạt động trọng tâm được chú trọng trong môi trường giáo dục Các hoạt động nhóm sẽ có vai trò thúc đẩy khả năng giao tiếp, kết nối của học sinh Thông qua đó, các em biết cách để phân chia công việc, thảo luận và thống nhất nội dung để giải quyết vấn đề Đồng thời, hoạt động nhóm trong học tập còn tăng tính cạnh tranh giữa các nhóm học sinh

và gắn kết thành viên trong nhóm với nhau Từ đó tạo nên sợi dây liên kết bền chặt kết nối học sinh

Thông qua các hoạt động nhóm, học sinh không những được phát triển các

kỹ năng mềm và hoàn thành được nhiệm vụ giáo viên đưa mà còn phát triển được năng lực giao tiếp một cách hiệu quả Việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động nhóm sẽ giúp các em học sinh biết được cách giao lưu, kết nối với bạn bè trong lớp Các em biết cách để trao đổi, thảo luận và cùng nhau giải quyết vấn đề đưa ra

Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 7 và tác dụng của hoạt động nhóm trong học tập Tôi đã quyết định nghiên

cứu và triển khai đề tài “Phát triển năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh thông qua hoạt động nhóm trong môn Ngữ văn 7” theo bộ sách Kết nối tri thức với

cuộc sống để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động nhóm thuộc chương trình Ngữ Văn 7

DEMO M704 – SÁCH KNTT

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm ra những giải pháp giảng dạy phù hợp để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các hoạt động nhóm thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 7 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp giảng dạy để phát triển năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh thông qua hoạt động nhóm trong môn Ngữ văn 7

Phạm vi nghiên cứu: 30 học sinh lớp 7A trường THCS…

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã áp dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu Cụ thể bao gồm:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp đánh giá

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp thực tế, thực nghiệm

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Qua những phương pháp nghiên cứu khoa học này, tôi đã có định hướng và phát triển đề tài sáng tạo Đồng thời có thể thống kê một cách chính xác những thông tin, kết quả của sáng kiến qua số liệu thực tế

Trang 4

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Theo đánh giá từ giới chuyên môn, lượng kiến thức trong chương trình ngữ văn 7 là chương trình học quan trọng thuộc bậc trung học cơ sở Tại đây, các em học sinh sẽ được tìm hiểu đầy đủ về kiến thức là văn, ngữ pháp tiếng Việt và cả khả năng giao tiếp tư duy Cụ thể, học sinh lớp 7 sẽ được học cách khái quát một văn bản và học hiểu văn biểu cảm Từ đó các em hiểu về sự yêu thương, đùm bọc,

sẻ chia và cách bộc lộ cảm xúc trong những vấn đề của cuộc sống Bên cạnh đó, các em cũng được học kiểu văn nghị luận, từ đó biết cách trình bày về một vấn

đề, quan điểm hoặc tư tưởng nào đó Ngoài ra, chương trình ngữ văn lớp 7 còn dạy cho học sinh kỹ năng cảm thụ văn học, cách dùng từ, dùng câu cũng như năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua ngôn ngữ nói

Hoạt động nhóm được hiểu là những công việc được một nhóm người đồng lòng thực hiện Những người trong nhóm sẽ có cùng mục tiêu và hợp sức với nhau

để giải quyết vấn đề được đưa ra Để làm việc nhóm được hiệu quả, các thành viên sẽ cần có sự giao tiếp và tương tác qua lại, thảo luận, phân công nhiệm vụ và cùng thực hiện

Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, hoạt động nhóm được ứng dụng tương đối phổ biến với vai trò kết nối, giúp học sinh có tăng cường khả năng giao tiếp

và hợp tác với các bạn trong lớp Thông qua quá trình thảo luận và hợp tác, các

em sẽ tìm ra đáp án phù hợp để giải quyết vấn đề đã đưa ra Để những hoạt động nhóm diễn ra hiệu quả, vấn đề tổ chức luôn được các giáo viên quan tâm và hướng dẫn học sinh thực hiện Cụ thể, các thành viên trong nhóm luôn cần có sự tôn trọng hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện mục tiêu chung Bên cạnh đó, trong nhóm sẽ cần phân chia các nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, trong đó bao gồm nhóm trưởng, thư ký và các thành viên Một nhóm hoạt động hiệu quả luôn có quy tắc nhóm và mọi người đều ứng xử theo đúng quy tắc đã đề ra Cuối cùng, sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm sẽ đem lại sức mạnh tuyệt đối và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thành công của nhóm trong việc giải quyết vấn đề

Trang 5

Trong giáo dục, năng lực giao tiếp và hợp tác là một năng lực chung cần trang bị cho tất cả học sinh trong giai đoạn phổ thông Đây được hiểu là các kỹ năng giao tiếp, thảo luận, trao đổi và hợp tác với bạn trong quá trình giải quyết vấn đề của các em học sinh Việc giao tiếp và hợp tác có thể diễn ra giữa người với người hoặc của một người với một nhóm người Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp, các em học sinh sẽ cần có kỹ năng ứng xử phù hợp để giúp quá trình giao tiếp và hợp tác diễn ra hiệu quả nhất

Ở cấp độ môn học, năng lực giao tiếp và hợp tác có thể được hình thành và bồi dưỡng thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó tổ chức hoạt động nhóm

là hình thức quan trọng giúp học sinh tăng cường giao tiếp với nhau để hợp tác cùng giải quyết nhiệm vụ được giao

2 Cơ sở thực tiễn

* Thực trạng

Hiện nay, sở giáo dục và đào tạo địa phương đã có những chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể về việc thúc đẩy và nâng cao khả năng giao tiếp và hợp tác cho học sinh trung học phổ thông Theo đó, ban lãnh đạo nhà trường cũng luôn có những chính sách phù hợp để thúc đẩy khả năng sáng tạo của giáo viên trong học tập nhằm hướng đến mục tiêu phát triển cho học sinh

Thực tế trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn, tôi và các đồng nghiệp cũng luôn cố gắng phát triển để đề ra những giải pháp mới phù hợp nhằm nâng cao năng lực cho học sinh lớp 7 nói riêng và các cấp học khác nói chung Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là quá trình thực hành giải pháp thực tế trên học sinh

* Thuận lợi:

Trong suốt quá trình giảng dạy môn ngữ văn 7 và quá trình thực hiện giải pháp Bản thân tôi đã gặp rất nhiều yếu tố thuận lợi, tạo điều kiện tốt để tôi hoàn thành sáng kiến khoa học Cụ thể bao gồm:

- Từ sở giáo dục: Như đã đề cập, sở giáo dục luôn có những chủ trương, chính sách và chủ động hướng dẫn đội ngũ giáo viên phát triển các giải pháp nhằm

Trang 6

- Từ phía nhà trường: Nhà trường luôn tạo điều kiện và động lực để cán bộ giáo viên được nghiên cứu, sáng tạo và đưa ra những giải pháp giảng dạy mới để nâng cao năng lực cho học sinh Bên cạnh đó, nhà trường cũng thường xuyên cập nhật các học liệu, đồ dùng học tập để phục vụ quá trình dạy môn ngữ văn và các môn học khác nói chung

- Về phía giáo viên: Bản thân tôi và các giáo viên trong trường luôn có ý thức chủ động sáng tạo trong quá trình giảng dạy với tâm thế yêu thề, hết lòng vì học sinh Từ đó đề ra nhiều giải pháp giảng dạy và sẵn sàng chia sẻ với nhau để cùng phát triển

- Về phía học sinh: Các em học sinh luôn chăm ngoan, nghe lời giáo viên và

có sự chủ động nhất định trong quá trình học tập

- Về phía phụ huynh: Đa phần phụ huynh đều quan tâm đến quá trình học tập của con em Đồng thời chủ động trao đổi với giáo viên và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên để đốc thúc quá trình học tập tại nhà của con em mình

* Khó khăn:

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, quá trình giảng dạy tại cơ sở vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định Cụ thể:

- Về phía sở giáo dục: Mặc dù đã có những chủ trương, chính sách phù hợp

để hướng giáo viên đến việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Tuy nhiên, sở giáo dục địa phương vẫn chưa có những chương trình hỗ trợ cụ thể cho cán bộ giáo viên Những chuyên đề tập huấn liên quan đến khía cạnh phát triển năng lực giao tiếp vẫn chưa thật sự nhiều

- Về phía nhà trường: Nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên có thể phát huy năng lực sáng tạo trong giảng dạy Tuy nhiên, phía nhà trường vẫn chưa có nhiều chính sách hỗ trợ, khích lệ thực tế để nâng cao tinh thần cố gắng sáng tạo của giáo viên

- Về phía giáo viên: Mặc dù đã có những ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu và tìm hiểu các giải pháp phù hợp để phát huy năng lực học sinh Tuy nhiên việc áp dụng vào thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, giáo viên vẫn lúng túng trong quá trình thực hiện và chưa thật sự đạt hiệu quả cao

Trang 7

- Về phía học sinh: Đa phần các em học sinh đều không có hứng thú nhiều với môn văn Các em cũng không có sự chủ động trong quá trình học, chỉ học tập một cách thụ động

- Về phía phụ huynh: Phụ huynh luôn muốn giáo viên giảng dạy để nâng cao kết quả học tập của con em Tuy nhiên lại bỏ quên việc phát triển những kỹ năng cần thiết cho con, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và hợp tác

Đứng trước thực trạng này, bản thân tôi nhận thấy cần có những giải pháp phù hợp để phát triển năng lực cho học sinh, đồng thời thu hút sự hứng thú của các em đối với văn học Trước khi thực hiện sáng kiến, tôi đã tiến hành một khảo sát thực tế nhằm đánh giá những thay đổi của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến Thông tin đánh giá được nêu đầy đủ trong khảo sát dưới đây:

Bảng khảo sát năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh lớp 7A trường

Trung học cơ sở… trước khi áp dụng sáng kiến

Yếu tố đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)

Chủ động giao tiếp, hỗ trợ bạn bè 7/30 23,3% Hợp tác hiệu quả trong nhóm 8/30 26,7% Khả năng giải quyết mâu thuẫn 5/30 16,7% Khả năng kết nối giao lưu 11/30 36,7%

Thông qua bảng khảo sát này, chúng ta có thể thấy rõ năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh lớp 7A trường Trung học cơ sở… vẫn còn nhiều điểm hạn chế Cụ thể, số lượng học sinh chủ động giao tiếp và hỗ trợ bạn bè một cách thường xuyên chỉ chiếm khoảng 23,3% học sinh trong lớp Trong khi đó, số lượng học sinh có khả năng kết nối, giao lưu trong và ngoài môi trường lớp học chiếm 36,7% Đặc biệt, học sinh có năng lực hợp tác hiệu quả trong nhóm chỉ chiếm khoảng 26,7% Số lượng học sinh có khả năng giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình giao tiếp chỉ chiếm 16,7%, một con số tương đối khiêm tốn ở độ tuổi của các

Trang 8

Những con số thực tế này đã đưa ra yêu cầu cấp thiết với đội ngũ giáo viên

Từ đó, giáo viên cần đưa ra những giải pháp giảng dạy phù hợp trong môn học để phát huy được năng lực giao tiếp và hợp tác, nhất là ở những môi trường nhỏ như nhóm học tập trước khi yêu cầu học sinh giao tiếp được ở môi trường lớn hơn

3 Giải pháp thực hiện

Biện pháp 1 Giao nhiệm vụ đọc và tìm hiểu văn bản với hoạt động Đọc

để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề theo nhóm

* Mục đích:

Mục đích của biện pháp giao nhiệm vụ đọc và tìm hiểu văn bản với hoạt động Đọc là hướng đến khả năng giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh Thông qua hoạt động làm việc nhóm, các em sẽ cần chủ động đọc bài, trao đổi, chia sẻ

để hiểu rõ hơn về văn bản thông qua góc nhìn đa chiều từ các thành viên Từ đó phát triển khả năng giao tiếp và hợp tác với các thành viên trong nhóm

* Nội dung và cách thực hiện:

Hoạt động đọc và tìm hiểu văn bản là một hoạt động học tập quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 7 Thông qua hoạt động này, các em sẽ phát triển được

kỹ năng đọc, phân tích và hiểu nội dung của văn bản

Ví dụ:

Áp dụng: Bài “Chuyện cơm hến” (trang 111 - Ngữ văn 7 tập 1 sách Kết

nối tri thức với cuộc sống)

Trang 9

Với nội dung văn bản này, tôi chia lớp thành 5 nhóm tương ứng mỗi nhóm

là 6 thành viên để phân chia nhiệm vụ đọc văn bản Các nhóm sẽ tự lựa chọn người phù hợp để đọc từng đoạn văn bản

Cụ thể:

Học sinh 1: Đọc từ đầu đến “trước khi ngủ”

Học sinh 2: Tiếp đến “mỗi thứ một ít”

Học sinh 3: Phần còn lại

Các thành viên còn lại lắng nghe và tóm tắt lại nội dung của từng đoạn văn

để phục vụ quá trình phân tích và đọc hiểu Nhiệm vụ cụ thể như sau:

Sau khi đọc xong, nhóm cần xác định một số thông tin cơ bản về văn bản: + Nội dung chính của văn bản

+ Bố cục văn bản

Sau khi các nhóm đọc xong, tôi tiến hành đánh số thành viên của mỗi nhóm

từ 1 đến 6 để tổ chức hình thành 6 nhóm mới, mỗi nhóm có 5 thành viên Tiếp theo, tôi lại giao nhiệm vụ tìm hiểu bài theo các câu hỏi trong sách giáo khoa cho các nhóm Cụ thể:

Nhóm 1 + 2: Câu 1 + 6

Nhóm 3 + 4: Câu 2 + 5

Nhóm 5 + 6: Câu 3 + 4

Các nhóm có thời gian thảo luận trong vòng 10 phút, sau 10 phút, các nhóm

sẽ trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Các nhóm còn lại sẽ lắng nghe, đưa

ra nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có)

Cuối cùng, tôi sẽ là người đưa ra nhận xét với từng câu trả lời của đại diện các nhóm Sau đó chốt lại kiến thức trọng tâm của phần nội dung đọc hiểu văn bản Với những nhóm trả lời đúng, luận cứ thuyết phục, tôi sẽ tặng điểm chuyên cần cho các thành viên trong nhóm Ngược lại, những nhóm có kết quả thảo luận chưa tốt sẽ được tôi khích lệ, tạo điều kiện để làm tốt hơn ở những bài tập tiếp theo

* Điểm mới:

Trang 10

Điểm mới quan trọng của giải pháp này chính là áp dụng được phương pháp hoạt động nhóm cho lĩnh vực đọc hiểu văn bản Thông qua đó có thể thúc đẩy được tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ, trao đổi của các em học sinh trong nhóm Từ đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm cho học sinh thay

vì việc mỗi cá nhân tự tìm cách và giải quyết vấn đề một cách độc lập

Biện pháp 2 Kết hợp kỹ thuật dạy học công đoạn và mảnh ghép giúp học sinh nâng cao khả năng tương tác, làm việc đội nhóm

* Mục đích:

Mục tiêu của việc kết hợp giữa kỹ thuật dạy học công đoạn và mảnh ghép

là giúp nâng cao khả năng tương tác và làm việc đội nhóm của các em học sinh Thông qua đó, các em sẽ được thúc đẩy khả năng làm việc tương tác, chủ động trao đổi và chia sẻ để giải quyết vấn đề

* Nội dung và cách thực hiện:

Kỹ thuật dạy học công đoạn là một hoạt động mà giáo viên sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ Các nhóm này sẽ thực hiện nhiệm vụ, sau đó đưa cho những nhóm còn lại đọc và bổ sung ý kiến giúp nhóm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao

Kỹ thuật này được thực hiện và giúp các em học sinh có thể chủ động trao đổi, đưa ra những ý kiến đóng góp để cùng nhau phát triển

Cách tổ chức kỹ thuật công đoạn như sau:

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm được phân chia một nhiệm vụ cụ thể Nhóm A câu 1, Nhóm B câu 2, Nhóm C câu 3…

- Các nhóm có nhiệm vụ thảo luận, ghi kết quả vào giấy A0 Sau đó nhóm sẽ luân phiên di chuyển giấy kết quả của mình cho các nhóm khác Chẳng hạn, nhóm

A đưa cho nhóm B, nhóm B đưa cho nhóm C, nhóm C đưa cho nhóm A

- Các nhóm sẽ có nhiệm vụ đọc và bổ sung ý kiến góp ý trực tiếp vào giấy A0 cho nhóm bạn Đồng thời nhận kết quả góp ý của nhóm bạn về bài làm của mình

- Các nhóm sẽ dựa vào ý kiến góp ý đó để sửa đổi, bổ sung nhằm hướng đến mục tiêu hoàn thành yêu cầu đã được giao

Trang 11

Kỹ thuật mảnh ghép là một kỹ thuật mang tính hợp tác và kết hợp các cá nhân với nhau thông qua việc giải quyết một nhiệm vụ phức hợp nào đó Từ đó kích thích sự tham gia tích cực và nâng cao vai trò của một cá nhân trong quá trình làm việc nhóm và hợp tác Bên cạnh đó, kỹ thuật dạy học này cũng hỗ trợ phát triển

tư duy sáng tạo và sự chủ động Phát huy sự năng động của các em học sinh Thông qua đó rèn luyện cả kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc tập thể

Cách thực hiện kỹ thuật này như sau:

Vòng 1: Vòng chuyên gia

Tại vòng này, lớp sẽ được chia thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ cụ thể Mỗi thành viên trong nhóm sẽ làm việc độc lập trong thời gian vài phút Sau đó sẽ quay lại làm việc nhóm Lúc này, mỗi thành viên cần trả lời được những câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực mình đã tìm hiểu

Vòng 2: Vòng mảnh ghép

Tại vòng này, giáo viên sẽ thiết lập các nhóm mới với 1 - 2 thành viên ở ngón

cũ gộp lại với thành viên ở những nhóm tiếp theo Các câu hỏi và câu trả lời ở vòng 1 sẽ được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ lại đầy đủ với nhau Tiếp theo, giáo viên sẽ giao những nhiệm vụ mới cho các nhóm nhưng đảm bảo có sự liên quan mật thiết với kiếm thức thu được ở vòng đầu tiên

Ví dụ:

Áp dụng: Thực hành tiếng Việt (trang 90 - Ngữ văn 7 tập 2 sách Kết nối

tri thức với cuộc sống)

Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên và thảo luận phần

2 tìm các từ ghép Hán Việt trong 10 phút Các nhóm cần viết bảng sau vào phiếu học tập với đầy đủ các yêu cầu

Trang 12

DEMO M704 – SÁCH CTST

3 Giải pháp thực hiện

Biện pháp 1 Giao nhiệm vụ đọc và tìm hiểu văn bản với hoạt động Đọc

để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề theo nhóm

* Mục đích:

Mục đích của biện pháp giao nhiệm vụ đọc và tìm hiểu văn bản với hoạt động Đọc là hướng đến khả năng giải quyết vấn đề theo nhóm của học sinh Thông qua hoạt động làm việc nhóm, các em sẽ cần chủ động đọc bài, trao đổi, chia sẻ

để hiểu rõ hơn về văn bản thông qua góc nhìn đa chiều từ các thành viên Từ đó phát triển khả năng giao tiếp và hợp tác với các thành viên trong nhóm

* Nội dung và cách thực hiện:

Hoạt động đọc và tìm hiểu văn bản là một hoạt động học tập quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 7 Thông qua hoạt động này, các em sẽ phát triển được

kỹ năng đọc, phân tích và hiểu nội dung của văn bản

Ví dụ:

Áp dụng: Văn bản 1: Cốm vòng, Bài 4: Quà tặng thiên nhiên (Trang 78)

Với nội dung văn bản này, tôi chia lớp thành 5 nhóm tương ứng mỗi nhóm

là 6 thành viên để phân chia nhiệm vụ đọc văn bản Các nhóm sẽ tự lựa chọn người phù hợp để đọc từng đoạn văn bản

Trang 13

Cụ thể:

Học sinh 1: Đọc từ đầu đến “hạt thóc ra thành cốm”

Học sinh 2: Tiếp đến “thơm tho, lạ lùng”

Học sinh 3: Phần còn lại

Các thành viên còn lại lắng nghe và tóm tắt lại nội dung của từng đoạn văn

để phục vụ quá trình phân tích và đọc hiểu Nhiệm vụ cụ thể như sau:

Sau khi đọc xong, nhóm cần xác định một số thông tin cơ bản về văn bản: + Nội dung chính của văn bản

+ Bố cục văn bản

Sau khi các nhóm đọc xong, tôi tiến hành đánh số thành viên của mỗi nhóm

từ 1 đến 6 để tổ chức hình thành 6 nhóm mới, mỗi nhóm có 5 thành viên Tiếp theo, tôi lại giao nhiệm vụ tìm hiểu bài theo các câu hỏi trong sách giáo khoa cho các nhóm Cụ thể:

Nhóm 1 + 2: Câu 1 + 6

Nhóm 3 + 4: Câu 2 + 5

Nhóm 5 + 6: Câu 3 + 4

Các nhóm có thời gian thảo luận trong vòng 10 phút, sau 10 phút, các nhóm

sẽ trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Các nhóm còn lại sẽ lắng nghe, đưa

ra nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có)

Cuối cùng, tôi sẽ là người đưa ra nhận xét với từng câu trả lời của đại diện các nhóm Sau đó chốt lại kiến thức trọng tâm của phần nội dung đọc hiểu văn bản Với những nhóm trả lời đúng, luận cứ thuyết phục, tôi sẽ tặng điểm chuyên cần cho các thành viên trong nhóm Ngược lại, những nhóm có kết quả thảo luận chưa tốt sẽ được tôi khích lệ, tạo điều kiện để làm tốt hơn ở những bài tập tiếp theo

* Điểm mới:

Điểm mới quan trọng của giải pháp này chính là áp dụng được phương pháp hoạt động nhóm cho lĩnh vực đọc hiểu văn bản Thông qua đó có thể thúc đẩy được tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ, trao đổi của các em học sinh trong

Ngày đăng: 25/08/2024, 14:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w