1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Giữa Kỳ Hãy Trình Bày Hiểu Biết Của Anh Chị Về Quyền Khởi Kiện Vụ Án Hành Chính Hãy Đưa Ra Ví Dụ Minh Họa Và Cơ Sở Pháp Lý.pdf

12 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Khởi Kiện Vụ Án Hành Chính
Tác giả Phạm Quỳnh Nhĩ
Người hướng dẫn Dũng Thị Mỹ Thẩm
Trường học Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Hành Chính
Thể loại Bài Tập Giữa Kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 702,87 KB

Nội dung

Cơ quan, tô chức, cá nhân có quyên khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không dong y y với quyết định, hà

Trang 1

ĐẠI HỌC LUẬT THANH PHO HO CHi MINH

KHOA QUAN TRI

TRUONG DAI HOC LUAT

TP HO CHI MINH

BÀI TẬP GIỮA KỲ

GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH MÔN

Họ và tên

MSSV LỚP

: Dũng Thị My Tham

: Luật Tố tụng Hành chính : Phạm Quỳnh Nhi

: 2153401020195 : QTL46BI

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2022

Trang 2

Đề: Hãy trình bày hiểu biết của Anh/Chị về "quyền khởi kiện vụ án hành chinh"? Hay dua ra vi du minh hga va cơ

sở pháp lý?

Trong quá trình xây đựng, đôi mới, hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Nhà nước có những kỉ cương, quản lí xã hội bằng pháp luật tuy nhiên không có gì là hoàn thiện tất cả, sẽ có những sai sót, của bộ máy chính quyên trong công tác quản lí, điều hành, có thể có cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức có những quyết định hoặc hành vi tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân từ đó

phát sinh ra quyền khởi kiện hành chính Trong pháp luật tố tụng hành chính, đánh giá

điều kiện khởi kiện của người khởi kiện là một trong những bước đầu tiên khi thực hiện hồ sơ vụ án Vậy nên trước hết, người khởi kiện phải năm rõ được Quyền khởi kiện vụ án hành chính là gi? Liên quan đến Quyền khởi kiện, chúng ta có khái niệm được quy định tại Điều 115 Luat Té tung hanh chinh 2015:

“ Diéu 115: Quyén khoi kién vu dn

1 Cơ quan, tô chức, cá nhân có quyên khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không dong y y với quyết định, hành vì đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyên giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đông ý với việc giải quyết khiếu nại

về quyết định, hành vi đó

2 Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại

về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định

đó

3 Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cứ tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng | hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đông ý với việc giải quyết khiếu nại đó ”

> Như vậy, khi cơ quan, tô chức, cá nhân cho rằng mình bị xâm phạm quyên và lợi ích hợp pháp thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án Nhưng dé

có thê có quyền đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức này khi khởi kiện vụ án hành chính phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+* Phải có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tổ tụng hành chính được quy định trong Điều 54, Điễều 59 Luật tỔ tụng hành chính

- Đương sự là người từ đủ mười tám tuôi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vị tố tụng hành chính của họ được xác định theo quyết định của Tòa án

- Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chê năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ

Trang 3

hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tổ tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật

- Trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kê thì người thừa kê tham gia to tung

- Đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật Nếu cơ quan, tổ chức bị hop nhat, sat nhap, chia, tach, giai thé thi co quan, tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyên, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính Tổ chức - chủ thê khởi kiện vụ án hành chính thì phải là pháp nhân được quy định theo pháp luật

% Đương sự phải là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi - hành chính, quyết định kỳ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử li vụ việc cạnh tranh

- Cá nhân, cơ quan, tô chức phải chứng minh được răng quyên và lợi ích hợp pháp của minh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vị hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý

vụ việc cạnh tranh thì mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ

- Đối với cá nhân, cơ quan, tô chức có tên trong quyết định hành chính bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính thì việc xác định quyên khởi kiện của họ đề yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tương đối dễ dàng Nhưng quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tô chức không có tên trong quyết định hành chính, hành vi hành chính thì khó xác định, trường hợp này Tòa án cần phải xem xét tài liệu, chứng cứ chứng minh người khởi kiện có quyền và lợi ích hợp pháp

bị xâm phạm trực tiếp từ quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện hay

không

Vd: UBND Thành phố B ( tỉnh B) ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND thu hồi

295,6 m ? đất của ông D Ngày 15/01/2014, UBND thành phố B ban hành Quyết định

số 265/QĐ-UBND về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho ô ông D Ngày

25/9/2015, Chủ tịch UBND thành phô B ban hành Quyết định số 2252/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất Không đồng ý, ông D có đơn khiếu nại với các Quyết định trên Ngày 24/4/2017, ông D nhận được Quyết định số 1713/QD- -UBND ngay 19/4/2017 của Chủ tịch UBND thành phố B có nội dung không chấp nhận khiêu nại của ông Ngày 22/4/2018, ông D khởi kiện ra Tòa án có thâm quyên yêu cầu hủy Quyết định số 1713/QĐ- UBND và được Tòa án thụ lý giải quyết Trong trường hợp nay, Ong D phải chứng minh được Quyết định của UBND Thành phố B đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Tuy nhiên, trong một 36 trường hợp do Luật quy định chưa được cụ thé, minh bach dẫn đến sự ảnh hưởng tới quyên vả lợi ích hợp pháp cho nhân dân Cụ thê, trong Khoản I1 Điều 30 Luật tô tụng hành chính 2015 sđ bs 2019 có 3 trường hợp không được khởi kiện:

a4) Quyết định hành chính, hành vì hành chính thuộc phạm vì bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an nình, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

Trang 4

b) Quyết định, hành vì của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử

lý hành vì cẩn trở hoạt động tô tụng;

Đó là các quyết định, hành vi của Tòa án xuất hiện khi áp dụng biện pháp xử lý hành

chính được ban hành hoặc thực hiện trong quá trình Tòa án thực hiện chức năng, thâm

quyên liên quan đến xử lý ví phạm hành chính

Các quyết định, hành vi nay nếu không hợp pháp thi có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Pháp lệnh số 02/2014/UBTVQHI3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 20/01/2014 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa ân nhân dân

c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tô chức

Quyết định hành chính, hành vì hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tô chức là

những quyết định, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế

hoạch công tác; quản lý, tô chức cắn bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh

tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chính sách, pháp luật đối với cắn bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc thâm quyên quản lý của cơ quan, tổ

chức ( Khoản 6 Điều 3 Luật TỔ tụng hành chính)

Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện

* Quyền của người khởi kiện:

- _ Quyển yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và quyền khởi kiện vụ

án hành chính: được quy định tại Điều 5 và Điều 115 Luật tố tụng hành chính

- _ Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện: được quy định tại Điều

8 Luật TIHC

- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại: Điều 7 Luật TTHC

- _ Quyền được bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Khoản 13 Điều

55 Luật TTHC

- _ Quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện: Điều 124 Luật TTHC

Tuy nhiên, trước khi thực hiện thủ tục khiếu nại, người khởi kiện phải xem xét

các lí do mà Tòa án trả lại đơn khởi kiện có đúng theo quy định pháp luật

không? Vì theo quy định của Luật TTHC thì Thâm phán trả lại đơn khởi kiện

trong các trường hợp sau:

L) người khởi kiện không có quyền khởi kiện;

2) người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính

Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi

kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;

3) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có

hiệu lực pháp luật;

4) Sự việc không thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án;

5) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này;

6) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản l Điều 118 của

Luật này mà không được người khởi kiện sửa đôi, bổ sung theo quy định tại

Điều 122 của Luật này;

7)Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản | Điều 125 của Luật nảy mà

người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án,

Trang 5

trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý đo chính đáng

s* Nghĩa vụ của người khởi kiện

- _ Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tô tụng hành chính: quy định

tại Điều 9 Luật TTHC

- Nghĩa vụ cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thâm

quyên giải quyết khiếu nại: căn cứ theo Điều 33 Luật TTHC Trong rất nhiều

trường hợp người khởi kiện vừa nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án lại vừa khiếu

nại lên người có thấm quyên giải quyết khiếu nai, gây ra sự chồng chéo trong

việc giải quyết yêu cầu của đương sự Do đó, Tòa án yêu cầu người khởi kiện

phải cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thâm quyền giải quyết khiếu nại - Tuy nhiên, với những trường hợp đã nộp đơn ở cả 2 nơi thi

Toa án sẽ yêu cầu người khởi kiện lựa chọn nơi giải quyết

- _ Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí: Điều 347 Luật TIHC Trong thời hạn L0

ngày, kế từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án

phí hành chính sơ thâm, người khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên

quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí

và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do

chính đáng:

® - Các loại án phí trong vụ án hành chính bao gồm:

+ Án phí hành chính sơ thâm (200.000 đồng)

+ Án phí hành chính phúc thâm (200.000 đồng)

+ Án phí dân sự sơ thâm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt

hại, bao gồm án phí đân sự sơ thâm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ

thấm có p1á ngạch

+ Án phí dân sự phúc thâm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi

thường thiệt hại

e - Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí với trường hợp khiếu kiện

về danh sách cử tri bầu cử đại biêu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biéu Hội đồng nhân dân;

e Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí: đối với trường hợp người khởi kiện vụ án hành chính là thương bình; bố, mẹ liệt Sỹ; người có công

với cách mạng: người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành

chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo đưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh; cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;

® - Người thuộc diện được miễn nộp toàn bộ hoặc một phần tiền tạm ung an phi, án phí phải làm đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí Việc xem xét

và xử ly đơn được thực hiện theo quy định của pháp lệnh về án phi, lệ phí tòa án

+ Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được quy định trong Điều 116 Luật tỔ tụng hành

chính

e© 0l năm kế từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vĩ

hành chính, quyêt định kỷ luật buộc thôi việc;

Trang 6

© 30 ngay ké tt ngay nhan được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử

lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm

toán nhà nước;

® - Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập

danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận

được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri

đến trước ngày bầu cử 05 ngày

Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà

nước, người có thâm quyên giải quyết khiêu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

e© 0l năm kế từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu

nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

e 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thâm quyền không giải quyết và không

có văn bản trả lời cho người khiếu nai

Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người

khởi kiện không khởi kiện được theo các thời hạn quy định trên đây thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ th thì thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là

khác nhau

Vị dụ: Ngày 07/07/2019, ông K nhận được quyết định số 20/QD-UB cua UBND

phường Ð, thuộc tỉnh N về việc cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất 300m? đất ở

cho ông Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đắt, ông K đã xây dựng

tường bao 300m? đất ở đó Bà N là hàng xóm của ông K, cho rang K đã xây lần sang

phân đất của bà Vì vậy, vào ngày 21/07/2020 K đã cho N xem giây chứng nhận

quyên sử dụng đất mà UBND phường Ð đã cấp cho K Lúc này N thấy UBND

phường đã cấp một phần đất của mình cho K Xác định thời hiệu khởi kiện vụ án hành

chính trên

- _ Trong trường hợp bà N không khiếu nại thì thời hạn sẽ được tính là 1 năm kế

từ ngày bà biết đến quyết định số 20 của UBND phường Ð Dựa vào đề bài,

vào ngay 21/07/2020, K da cho N xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà

UBND phường Ð đã cấp cho K, lúc này N thấy UBND phường Ð đã câp một

phần đất của mình cho K, đồng nghĩa với việc N đã biết đến quyết định của

UBND phường Ð Vì vậy, thời hiệu khới kiện sẽ được tính là I năm kế từ ngày 21/07/2020 tức là đến ngày 21/07/2021

- _ Còn nếu bà N khiếu nại thì | nam không được tính từ ngày bà biết đến quyết

định nữa, mà tính từ ngày bà N nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của

chủ tịch UBND phường Ð lần 1 (néu C khiéu nại 1 lần) hoặc từ ngày bà N

nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 (nêu bà N khiếu nại lần 2)

Trong trường hợp UBND phường Ð không trả lời, thời hạn sẽ là l năm tính từ

ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại Thời hạn giải quyết khiếu nại lần I tối

thiểu là 40 ngày, tôi đa là 55 ngày (nếu chứng minh được đây là vụ việc phức

tạp) (Theo điều 27,28 Luật Khiếu nại 201L) Sau 55 ngày ngày mà bà N chưa

Trang 7

nhận được quyết định giải quyết khiếu nai, kết thúc ngày thứ 55 này, bà N mới

được phép nộp đơn khởi kiện lên Tòa án Thời hạn được tính kê từ khi kết thúc

ngay thứ 5Š nảy

- _ Tuy nhiên, trong trường hợp bà N tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên chủ tịch

UBND thành phó, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 tối thiếu là 55 ngày, và

tối đa là 70 ngày theo quy định tại điều 36 và điều 37 Luật khiếu nại 2011 Sau

70 ngày mà bà N chưa nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch

UBND thành phó, thì kết thúc ngày thứ 70 nảy, bà N mới có quyền nộp đơn

khởi kiện lên Tòa án để giải quyết Nếu hết thời hạn khiếu nại lần | ma ba N da

quyết định chọn khiếu nại lần 2 thì bà N không được khởi kiện ngay lập tức

nữa, mà phải chờ giải quyết khiếu nại lần 2 xong thì bà mới được kiện Thời

hạn được tính từ khi kết thúc ngày thứ 70 này

+ Thủ tục tiến hành khởi kiện vụ án hành chính:

Được quy định cụ thể tại Điều L17 Luật tố tụng hành chính

(Ù Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tô chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 118 Luật TỔ tụng hành chính 2013

(2) Cá nhân có năng lực hành vi t6 tụng hành chính đây đủ thì có thể tự mình hoặc

nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án Tại mục tên, địa chỉ của người khởi

kiện trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của cá nhân; ở phần cuối đơn cá nhân phải

ký tên hoặc điểm chỉ

(3) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người

bị hạn chế năng lực hành vì dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ

hành vì thì người đại điện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác

làm hộ đơn khởi kiện vụ án Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn

phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại điện hợp pháp của cá nhân đó: ở phần cuối

đơn, người đại điện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ

(4) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người

không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khỏi kiện, không thé

tự mình kỷ tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và

phải có người có năng lực hành vì tổ tụng hành chính đây đủ làm chứng, ký xác

nhận vào đơn khởi kiện

(5) Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại điện hợp pháp của cơ quan,

tô chức đó có thé tu minh hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án Tại

mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghỉ tên, địa chỉ của cơ quan, tô chức và

họ, tên, chức vụ của người đại điện hợp pháp của cơ quan, 16 chức đó; ở phân cuối đơn, người đại điện hợp pháp của cơ quan, 16 chức phải ký tên và đóng đấu của cơ quan, tô chức đó; trường hợp tô chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng

con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp

+ Một số bất cập, hạn chế và kiến nghị hoàn thiện

Trong ba trường hợp không được quyền khởi kiện vụ án hành chính Trong đó có sự

bat cap trong thực tiễn áp dụng đối với trường hợp thứ ba, tức là trường hợp “không

được quyên khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ

của cơ quan, tổ chức” Trong đó, chủ yếu là quyết định về “quản lý, tổ chức cán bộ”

gây nhiều tranh cãi Có thể lấy 01 vụ việc xảy ra năm 2019 tại một tỉnh làm ví dụ:

Ngày 30/5/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh H tô chức công bố quyết định về công tác cán

Trang 8

bộ Trong đó, có quyết định điều động ông N khi đó là Phó Giám đốc Sở Tu pháp tỉnh sang công tác ở Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tuy nhiên, ông N đã từ chối nhận quyết định

điều động Lý do không chấp nhận về Hội Chữ thập đỏ vì khi về Hội Chữ thập đỏ

công tác sẽ không còn lả công chức Ông khiếu nại lên Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng

khiếu nại của ông về quyết định điều động không được thụ lý giải quyết

Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, ông có quyền khiếu nại hay khởi kiện vụ án hành chính hay không?

Điều II Luật Khiếu nại năm 2011 có quy định các khiếu nại không được thụ lý giải

quyết, trong đó trường hợp đâu tiên là “Quyết định hành chính, hành vi hành chính

trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vị hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính

cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các

quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyên ban hành theo trình

tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành

chính, hành vị hành chính thuộc phạm vị bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc

phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;”

Tương tự như vậy, tại Điểm c, Khoản L Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015

cũng quy định “Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ

quan, tổ chức” không thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án

Như vậy, trường hợp này, nếu ông khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án cũng không

thụ lý giải quyết, vì đây là quyết định hành chính, hành vĩ hành chính mang tính nội

bộ của cơ quan, tổ chức trong quản lý, tổ chức cán bộ

Vấn đề sẽ không bàn cãi nếu ông N được điều động sang một cơ quan khác mà ông

vấn còn là công chức Ở đây, ông là công chức trong cơ quan hành chính nhà nước lại được điều động sang Hội Chữ thập đỏ, một Hội đặc thù, không chuyên môn về pháp

luật Ông khiếu nại không được thụ lý giải quyết, nếu ông khởi kiện cũng sẽ không

được thụ lý, bởi vì quy định quá chung chung, về quyết định hành chính, hành vi hành

chính mang tính nội bộ của cơ quan, tô chức ở hai văn bản luật nêu trên dẫn đến bất

cập này

Rõ ràng quyền và lợi ích của người dân trong trường hợp này đã bị ảnh hướng, nhưng không thê khởi kiện Do đó cân kiến nghị Quốc hội quy định hoặc giao quyén cho

Chinh phu quy dinh chi tiết, cụ thê những trường hợp nào được gọi là “mang tính nội

bộ” của cơ quan, tổ chức Đặc biệt, trong điều động cán bộ, công chức, có cho phép

“làm mắt” biên chế cán bộ, công chức của người được điều động hay không, có tính

đến sự phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ hay không Quan điểm cá nhân người viết,

nên quy định theo hướng việc điều động không làm mắt biên chế cán bộ, công chức và công việc mới phải phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của người được điều động

Nếu cơ quan nào điều động không đúng quy định thì cho phép cán bộ, công chức

được thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính Có như vậy mới bảo đảm được

quyên và lợi ích hợp pháp của công dân

Ở nước ta, chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trước sự xâm

phạm của quyết định hành chính, hành vị hành chính trái pháp luật, thê hiện ở cơ chê

Trang 9

khởi kiện hành chính ra Tòa án Giá trị cơ bản, thiết yếu của việc cho phép cơ quan, tô

chức, cả nhân được quyền khởi kiện vụ án hành chính và các biện pháp bảo đảm thực

hiện quyền khởi kiện thế hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ

và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Thực tiễn xét xử các vụ án hành

chính trong thời gian qua của các cấp Tòa án ở nước ta đã chứng minh được giá trị

tích cực này

Hoạt động thực hiện quyền khởi kiện hành chính ra Tòa án và cơ chế bảo đảm quyền

khởi kiện được thực thi trên thực tế đã và đang có tác dụng tích cực thúc day tinh than, thái độ, trách nhiệm của cơ quan nhà nước mà chủ yếu là cơ quan hành chính nhà

nước trong việc tăng cường sự quan tâm, cân trọng hơn khi ra quyết định hành chính

hoặc thực hiện hành vị hành chính Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt

động hành pháp, xây dựng nền hành chính mạnh và trong sạch, góp phần bảo vệ

quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức và cá nhân

Nguồn: Bao dam quyên khởi kiện trong tô tụng hành chính ( Trần Hồng Long — Trang thông tin điện tử của Viện kiêm sát nhân dân thành phô Hồ Chỉ Minh ngày

28/11/2020)

- _ Quy định về khái niệm quyền khởi kiện VAHC còn mơ hồ, thiếu rõ ràng

Khái niệm quyền khởi kiện VAHC được ghi nhận tại Điều 5, Điều I15 LTTHC Thế

nhưng, hai điều khoản này giải thích về khái niệm quyền khởi kiện rất mập mờ, dường như chỉ mang tính liệt kê về điều kiện thực hiện quyên khởi kiện Bởi lẽ, Điều 115

quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ cần phan anh thai độ “không đồng ý ý” với

QĐHC, QĐKLBTV, HVHC, QĐGQKN về QĐXLVVCT, QĐGQKN về HĐKTNN là

họ đã có quyên khởi kiện yêu câu Tòa án bảo vệ quyên và lợi ích của mình Phải

chăng, yếu tố “không đồng ý” là điều kiện chính yếu nhất đề xác định quyền khởi kiện VAHC? Về mặt học thuật “không đồng ý” gần như được xem là “cái cớ” để nhà làm

luật quy định cho tròn ý của điều khoản, mang tính “nói giảm, nói tránh” „ không phủ

hợp với thực tién[2] Nói cách khác, quy định tại Điều 115 chi mang tinh chiếu lệ,

không có cơ sở chắc chắn đề Tòa án xác định chủ thế có quyền khởi kiện Thêm vào

đó, nêu dẫn chiếu đến Điều 5 LTTHC thì khái niệm quyền khởi kiện cũng khó được

sáng tỏ với cụm từ “cơ quan, tô chức, cá nhân có quyền khởi kiện VAHC đề yêu cầu

Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật” Rõ

ràng, từ góc độ quy định của luật, khái niệm quyền khới kiện VAHC không thế được

minh thị hơn Trong khi đó, trong khoa học pháp lý, nhiều tác giả, nhà khoa học lại

luôn mặc nhiên hiểu rằng: “cá nhân, cơ quan, tô chức có quyền khởi kiện khi cá nhân,

cơ quan, tô chức đó có quyền, lợi ích bị xâm phạm trực tiếp boi QDHC, HVHC,

QDKLBTV, QDGQKN vé QDXLVVCT, QDGQKN về HĐKTNN, danh sách cử trí

”[3] Xét ở câu chữ quy định của LTTHC, cách hiểu này e rằng có phân suy diễn quy

định của pháp luật Bản thân Điều 5 và Điều 115 LTTHC không đề cập về yếu tô

“xâm phạm trực tiếp”, hay “xâm phạm gián tiếp” Do đó, đây thực sự là nội dung vô

cùng cân nhắc, băn khoăn cho đến thời điểm hiện tại

Về mặt thực tiễn giải quyết VAHC, các Tòa án vẫn xác định quyền khởi kiện, chủ thé

có quyền khởi kiện, người khởi kiện trong VAHC với tiêu chí là người bị xâm phạm

trực tiếp bởi các đối tượng khởi kiện, nhưng van có trường hợp xác định bất nhất về

quyên khởi kiện giữa Tòa án cấp dưới và Tòa án cấp trên, cụ thể Tòa án sơ thâm thì

Trang 10

xác định có quyền khởi kiện nhưng lên phúc thâm, Tòa án cấp phúc thâm lại hủy bản

án sơ thâm vì người khởi kiện không có quyên khởi kiện|4] Sự có sự lúng túng xuất

phát từ quy định lắp lửng thiếu rõ ràng của LTTHC Về góc độ cá nhân, tổ chức khởi

kiện, vì Luật quy định không rõ nên thực tiễn cũng còn trường hợp người đi kiện mơ

hồ nhằm lẫn trong việc hiểu về quyền khởi kiện, người dân hiểu họ không đồng ý với

quyết định, hành vi hành chính nào đó thì họ đã có quyền khởi kiện nhưng Tòa ân lại

trả lại đơn khởi kiện, từ chối thụ lý vụ án

Đơn cử như vụ việc xảy ra ở tỉnh Thừa Thiên Huế: ông V cho rằng, đồi Vọng Cảnh là

di tích lịch sử bất khả xâm phạm của Huế Việc UBND tỉnh cho phép triển khai đự án

xây dựng khu du lịch ở đây là hủy hoại thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú này Ông V

không đồng ý với quyết định cấp phép đầu tư xây dựng khách sạn Life Resort trên đồi

vọng cảnh của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nên ông V đã đứng đơn khởi kiện UBND

tỉnh Thừa Thiên Huế để bảo vệ di sản văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung

Tuy nhiên, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã trả lại đơn khởi kiện của ông V vi ly do

ông V không có quyên lợi ích bị xâm phạm trực tiép boi QDHC noi trén[5]

Tổng hợp từ các lý lẽ, lập luận trên, tác giả cho rằng LTTHC, các văn bản hướng dẫn

thi hành hoặc ít nhất các văn bản giải đáp thắc mắc của TANDTC cần kịp thời có

hướng dẫn rõ ràng về “phạm trù và tiêu chí xác định quyên khởi kiện VAHC” tại Điều

115 LTTHC Phương án này không chỉ giải quyết tạm thời các băn khoăn từ phía tác

giả mà thực chất còn giúp cho Tòa án mà cụ thê là các Thâm phán khi thụ lý vụ án có

được căn cứ, cơ sở pháp lý chắc chắn, rõ rang để xác định quyền khởi kiện, xác định

người khởi kiện trong VAHC, bảo đảm cho việc giải quyết VAHC luôn được chính

xác, đúng luật và đặc biệt luôn có sự thống nhất trong phạm vi cả nước

Về góc độ đề xuất giải pháp, thiết nghĩ cần pháp lý hóa các quan điểm khoa học và từ

thực tiễn xét xử hành chính tại các Tòa án hiện nay và thừa nhận giải thích theo hướng

“cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện khi cá nhân, cơ quan, tổ chức đó có

quyền, lợi ích bị ảnh hưởng trực tiếp bởi QĐHC, HVHC, QDKLBTV, QDGQKN về

QDXLVVCT, QDGQKN vé HDKTNN, danh sach cw tri” đồng thoi LTTHC can

đồng bộ giữa Điều 5 và Điều 115, tránh xáo trộn trong cách hiểu, cách lý giải, tăng

thêm tính tương thích giữa các Điều trong nội dung LTTHC, bảo đảm hiệu quả điều

chỉnh của đạo luật này trong công tác thụ lý giải quyết, kiếm sát giải quyết VAHC

- _ LTTHC chưa cho phép ủy quyền khởi kiện VAHC

Theo quy định tại khoản 4 Điều 54 và Điều L17 LTTHC, cá nhân, cơ quan, tổ chức có

quyền khởi kiện có thế ủy quyền cho người khác thay mình tham gia TTHC Tuy

nhiên, Điều 117 của LTTHC quy định về chữ ký trong đơn khởi kiện thì “người khởi

kiện là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phải ký tên hoặc điểm chỉ; người

khởi kiện là cá nhân chưa thành niên, mắt năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong

nhận thức vả làm chủ hành vi; là cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật

của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dâu vào phần cuối đơn” Như

vậy, LTTHC đã ngầm nhắn mạnh rắng cá nhân, tổ chức phải khởi kiện trước (thê hiện

ý chí bằng việc ký vào đơn kiện) rồi sau đó mới ủy quyền cho người khác thay mình

tham gia vào việc giải quyết vụ án[6] Hay nói cách khác, người khởi kiện có thể ủy

quyên cho người khác có đủ năng lực hành vi TTHC (thực hiện các quyền, nghĩa vụ

TTHC trừ nghĩa vụ ký vào đơn khởi kiện) Dù rõ ràng cách hiểu là vậy nhưng nếu

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w