1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tiểu luận học phần pháp luật đại cương anh chị hãy so sánh pháp luật và tập quán và nêu ví dụ minh họa

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh pháp luật và tập quán và nêu ví dụ minh họa
Tác giả Nguyễn Hải Hòa, Nguyễn Thị Phương Thảo, Hồ Thị Diệu, Huỳnh Đức Minh, Phạm Thị Hồng Nga, Trần Lý Quỳnh Giao, Nguyễn Thị Thu Thành, Nguyễn Thị Ngọc
Trường học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 4,87 MB

Nội dung

Ngày nay, các quy tắc phong tục tập quán hiện vẫnlà nhân tố quan trọng để điều chỉnh đời sống cộng đồng ở cả thành phố và nông thôn.Việc chưa coi trọng vai trò, sức mạnh của phong tục tậ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC -oOo -

BÁO CÁO TIỂU LUẬN HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

LỚP KHÁNH HÒA – 21DDS.CL2.KHGVHD:

NHÓM: 3Đề tài: Anh/chị hãy so sánh pháp luật và tập quán và nêu ví dụ minh họa.

Khánh Hòa, tháng 05 năm 2024

Trang 2

Danh sách thành viên nhóm 3:

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viênhướng dẫn Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Pháp luật đại cương, chúng em đãnhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết và tận tình của cô Cô đãgiúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bàitiểu luận này

Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, chúng emkính mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng em ngày cànghoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 5

1 Khát quát về pháp luật 5

2 Khát quát về phong tục tập quán 9

3 So sánh giữa pháp luật và tập quán 13

3.1 Điểm tương đồng 13

3.2 Điểm khác biệt 14

4 Ví dụ cụ thể 16

5 Mối quan hệ giữa giữa pháp luật và chuẩn mực phong tục tập quán 18

6 Ví dụ về mối liên hệ giữa pháp luật và tập quán 19

KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

MỞ ĐẦU

Đời sống xã hội con người là tổng thể những hoạt động và các mối quan hệ xãhội Để tác động đến các quan hệ xã hội, con người cần phải sử dụng đến rất nhiềuhình thức, phương tiện khác nhau Các yếu tố đó cần phải có sự phối hợp, điềuchỉnh Trong đó pháp luật và phong tục tập quán là công cụ quan trọng để bảo đảmtrật tự xã hội Trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa pháp luật và phongtục tập quán có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau Mặc dùvậy, ngoài những ưu thế vốn có, phong tục tập quán còn có những hạn chế nhất định,để quản lý xã hội có hiệu quả cần phải biết kết hợp khéo léo giữa pháp luật vớiphong tục tập quán Việt Nam - là một quốc gia ở phương Đông, đặc trưng bởi nềnvăn minh lúa nước, nông nghiệp, nông thôn, nặng về lối sống quần cư nên phong tụctập quán đa dạng và phong phú Ngày nay, các quy tắc phong tục tập quán hiện vẫnlà nhân tố quan trọng để điều chỉnh đời sống cộng đồng ở cả thành phố và nông thôn.Việc chưa coi trọng vai trò, sức mạnh của phong tục tập quán trong quản lý xã hội làđiều đáng tiếc, trong khi đó, nó là loại nguồn cơ bản để hình thành pháp luật Về mặtlý luận cần nhận thấy, bản thân các quan hệ xã hội không phải lúc nào cũng đượcquy phạm hóa trực tiếp bằng con đường xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mớicó hiệu quả hoặc đáp ứng kịp thời nhu cầu của quá trình điều chỉnh trên thực tế

Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng em xin trình bày đề bài: Anh, chị hãy sosánh pháp luật và tập quán và nêu ví dụ minh hoạ

NỘI DUNG1 Khát quát về pháp luật

Xã hội không thể tồn tại thiếu con người và con người cũng không thể tồn tạingoài xã hội Bất kỳ xã hội nào cũng cần phải có sự ổn định nhất định Chính vì lẽđó, tính tổ chức của đời sống cộng đồng đòi hỏi các quan hệ xã hội phải được điềuchỉnh Để tác động đến các quan hệ xã hội, xã hội cần phải sử dụng đến rất nhiềuhình thức, phương tiện khác nhau, trong đó pháp luật giữ vai trò rất quan trọng Phápluật cũng giống như nhà nước là một hiện tượng phức tạp, cho nên, ngay từ khi rađời cũng như trong quá trình tồn tại và phát triển, pháp luật luôn được quan tâm

Trang 6

nghiên cứu Mặc dù vậy, cho đến hiện nay, khái niệm “pháp luật” vẫn chưa đượcnhận thức một cách hoàn toàn thống nhất.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận)và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điềuchỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội

Trong xã hội có giai cấp, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, xã hội phải cần đếnmột hệ thống các quy phạm xã hội như quy phạm đạo đức, phong tục tập quán, tínđiều tôn giáo Trong đó, pháp luật được xác định là công cụ quan trọng nhất để quảnlý xã hội So với các quy phạm xã hội khác, pháp luật có những ưu thế hơn hẳn nhưtính đảm bảo thực hiện bằng nhà nước, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức Nhờ đó, pháp luật là phương tiện có vai trò quan trọng để tổ chức và quản lý đờisống xã hội, đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển trong trật tự và ổn định Nhờ cópháp luật, giai cấp thống trị duy trì địa vị thống trị xã hội, bảo vệ và phát triển các lợiích của mình, trấn áp sự phản kháng của các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội.Pháp luật là phương tiện thể hiện và thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sáchcủa lực lượng cầm quyền, đảm bảo cho đường lối chủ trương chính sách của lựclượng cầm quyền có thể được triển khai nhanh chóng và thực hiện có hiệu quả trongthực tế cuộc sống Pháp luật là cơ sở để tổ chức bộ máy nhà nước, quy định chứcnăng, nhiệm vụ, hình thức và phương pháp hoạt động của các cơ quan, nhân viêntrong bộ máy nhà nước, đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, đồngbộ có hiệu lực và hiệu quả Đồng thời pháp luật cũng là công cụ đảm bảo cho quyềnlực của nhà nước được thực hiện với sự kiểm soát chặt chẽ, hạn chế được các hiệntượng lạm quyền, vượt quyền, trong hoạt động của bộ máy nhà nước Bằng phápluật, nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, bảo đảm các quyền tự do dânchủ của công dân, đảm bảo công bằng xã hội Pháp luật còn tạo ra một trường ổnđịnh cho việc thiết lập các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thếgiới

So với các quy phạm xã hội khác, pháp luật có sự khác biệt và ưu thế sau:

* Con đường hình thành.

Trang 7

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, pháp luật là sản phẩm của sự pháttriển xã hội Xã hội nguyên thuỷ chưa có nhà nước cũng chưa có pháp luật Do quanhệ xã hội còn hết sức đơn giản nên người nguyên thuỷ đã dùng đạo đức, phong tụctập quán, tín điều tôn giáo để tổ chức và quản lý đời sống xã hội Những quy phạmnày điều chỉnh rất có hiệu quả các quan hệ xã hội trong điều kiện một xã hội thuầnnhất và lợi ích của các thành viên trong xã hội là đồng nhất Khi xã hội có sự phânchia giai cấp, các quy phạm này vẫn không phát huy được tác dụng, nó không cònhiệu lực điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội như trước đây Để điều chỉnh cácquan hệ xã hội trong một xã hội có sự thay đổi rất căn bản đó, thông qua Nhà nước,xã hội hình thành một loại quy tắc xử sự mới, nó thể hiện ý chí của giai cấp thống trị– những quy tắc xử sự mới đó chính là pháp luật.

Trong lịch sử, pháp luật được hình thành theo ba con đường Thứ nhất, nhànước thừa nhận các phong tục tập quán đang lưu truyền trong đời sống xã hội màcòn phù hợp với điều kiện xã hội hiện tại, không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấpcầm quyền để nâng chúng thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc và đảm bảothực hiện Thứ hai, nhà nước thừa nhận cách giải quyết các vụ việc cụ thể trên thựctế của các cơ quan nhà nước, dùng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc có nộidung tương tự về sau Thứ ba, Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành ra các văn bản trong đó có các quy phạm pháp luật, đó chính là vănbản quy phạm pháp luật

Như vậy, pháp luật hình thành là kết quả của hoạt động tự giác, tư duy tích cựccủa nhà nước Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của pháp luật luôn gắn liền với xãhội có giai cấp

* Hình thức thể hiện.

Pháp luật được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau nhưng xu hướngchung là ngày càng tồn tại một cách phổ biến dưới dạng văn bản quy phạm phápluật Tồn tại dưới dạng này, pháp luật thể hiện một cách tập trung nhất ý chí của nhànước, đồng thời khi đó nó cũng đảm bảo tính minh bạch, chính xác hơn của phápluật trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội

Trang 8

So với phong tục tập quán, pháp luật thường xác định chặt chẽ về mặt hìnhthức Trước hết, pháp luật bản thân nó là một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất baogồm các quy phạm pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau được sắp xếp mộtcách lô gíc, khách quan và khoa học Thứ hai, quy phạm pháp luật là thành tố nhỏnhất cấu thành nên pháp luật cũng luôn xác định về hình thức Nó thường chỉ rõ điềukiện, hoàn cảnh mà nó tác động tới, những tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi tác độngcủa nó; khi đó, họ được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào hay không được làmgì Khi cần thiết nhà nước còn dự kiến những biện pháp sẽ áp dụng để đảm bảo choquy phạm đó được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế Thứ ba, tính xác định vềhình thức của pháp luật còn thể hiện ở yêu cầu về kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ để biểuđạt ý chí nhà nước sao cho các quy phạm pháp luật dễ hiểu, hiểu đúng và chính xác.

* Phạm vi tác động.

Pháp luật và phong tục tập quán đều là những công cụ để điều chỉnh các quanhệ xã hội So với phong tục tập quán, pháp luật có phạm vi điều chỉnh mang tính phổquát hơn, rộng khắp hơn Pháp luật chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản cótầm quan trọng nhất định của đời sống xã hội, nó tồn tại khách quan mang tính phổbiến, điển hình trong đời sống xã hội Pháp luật có thể tác động đến bất kỳ một cánhân, tổ chức nào và nó có thể tác động đến mọi vùng của lãnh thổ quốc gia Sở dĩpháp luật có được khả năng như vậy là bởi vì pháp luật do nhà nước ban hành nên nóthể hiện quyền lực nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện

Khi dùng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhà nước phải cân nhắcnhiều yếu tố như: nhận thức đúng thực trạng của đời sống, xác định đúng nhu cầuđòi hỏi của tình hình; đánh giá đúng khả năng điều chỉnh của pháp luật cũng như dựkiến được kết quả điều chỉnh, dự liệu trước cái được, cái mất của việc dùng pháp luậtso với không dùng pháp luật để điều chỉnh; phải nghiên cứu tìm hiểu trong truyềnthống dân tộc cũng như kinh nghiệm các nước trên thế giới Cũng cần phải lưu ý,không phải khi nào pháp luật cũng chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội đã và đang tồntại Trong một số trường hợp, pháp luật còn góp phần làm nảy sinh những quan hệmới trong đời sống xã hội Chẳng hạn, nhờ có những quy định của pháp luật về bảohiểm, tố tụng mà những quan hệ xã hội về bảo hiểm, tố tụng mới tồn tại và được

Trang 9

điều chỉnh Nhìn chung, theo sự phát triển của xã hội ở nước ta hiện nay, pháp luậtcó xu hướng ngày càng mở rộng phạm vi điều chỉnh.

* Biện pháp bảo đảm thực hiện.

Pháp luật do nhà nước ban hành nên nó được nhà nước đảm bảo thực hiện Tuỳtheo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhà nước có thể sử dụng một hoặc kết hợp các biệnpháp như tuyên truyền giáo dục, hoạt động tổ chức, biện pháp kinh tế và cuối cùng làbiện pháp cưỡng chế nhà nước Thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, ngườidân nắm bắt được những quy định của pháp luật, nắm bắt được chủ trương của nhànước, từ đó họ chủ động điều chỉnh hành vi của mình theo hướng mà nhà nướcmong muốn Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu đảm bảo cho các chủ thể thực hiệnpháp luật trong những trường hợp người dân không thể tự thực hiện được hoặc thựchiện không nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Mặt khác, bằng biện phápkhuyến khích vật chất, tinh thần, Nhà nước tạo ra cho chủ thể sự quan tâm đến cáclợi ích, tự giác thực hiện những nội dung quy định của pháp luật Nhà nước cũngthường xuyên kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhântrong xã hội nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạmpháp luật Tất cả những biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực hiện đều chỉ làsự tác động từ bên ngoài đối với chủ thể Vai trò quyết định chủ yếu vẫn do chínhbản thân chủ thể bằng hành vi hợp pháp, tích cực và chủ động Thực hiện sự tácđộng này, nhà nước có một bộ máy chuyên môn với đầy đủ sức mạnh được tổ chứctừ trung ương xuống địa phương Sự đảm bảo bằng nhà nước đối với việc thực hiệnpháp luật là hết sức quan trọng vì chỉ có như vậy pháp luật mới mang tính quyền lựcnhà nước Mặt khác, cùng với sự đảm bảo bằng các biện pháp nhà nước, pháp luậtcòn có khả năng được đảm bảo bằng các biện pháp xã hội khác như: sự giáo dụctrong gia đình, nhà trường, sự tự nguyện, tự giác của chính chủ thể

2 Khát quát về phong tục tập quán.

Trong đời sống xã hội, phong tục và tập quán có thể nói là hai hiện tượng rấtgần gũi nhau Về nhận thức, lý luận không phải lúc nào cũng phân biệt được mộtcách rạch ròi nội hàm khái niệm phong tục và tập quán Chính vì vậy, có quy tắc xửsự trong đời sống người ta có thể vừa gọi là phong tục, vừa gọi là tập quán như

Trang 10

những quy tắc xử sự trong các lễ cưới, hỏi của các đồng bào dân tộc Nhưng cũngcó quy tắc xử sự trong đời sống thường người ta chỉ gọi nó là tập quán, chứ ít khingười ta gọi nó là phong tục như tập quán sản xuất, tập quán bảo vệ rừng, bảo vệnguồn nước ) của đồng bào dân tộc thiểu số Hai khái niệm trên mặc dù nội hàmcủa nó đan xen nhau, tuy nhiên giữa chúng vẫn có những khoảng cách đáng kể Tậpquán thường dễ thay đổi khi điều kiện sống thay đổi Chẳng hạn, tập quán đốt rừnglàm rẫy của một số tộc người thiểu số, khi có các loại cây trồng mới, nghề nghiệpmới thì đồng bào sẽ từ bỏ lối sống du canh du cư, phá rừng làm rẫy Trong khi đó,phong tục có tính bảo thủ, bảo lưu dai dẳng, ngay cả khi điều kiện sống đã thay đổitừ lâu và thay đổi mạnh mẽ Phong tục mang nặng tính tự nguyện tự giác, nó chưa cóbiện pháp chế tài nhưng lại nặng tính ràng buộc, người ta có thể theo hay không theo.Tuy nhiên, sống trong một cộng đồng, nhất là các cộng đồng xã hội tiền côngnghiệp, từng cá nhân luôn phải tuân theo cộng đồng trong việc thực hiện các phongtục Sự khác biệt này trên thực tế khó có thể phân biệt một cách rõ ràng, chính vì vậythực tiễn người ta thường dùng phong tục tập quán với tư cách là một cụm từ nhưtrong khoa học pháp lý người ta vẫn hay dùng cụm từ công cụ phương tiện, phươngpháp thủ đoạn phong tục tập quán cũng được coi là một từ ghép dùng để chỉ mộtquan niệm, một cách sống, một nếp sống, một nếp sinh hoạt đã diễn ra thường xuyênhàng ngày ở mỗi con người, mỗi vùng, mỗi dân tộc, nó tồn tại dai dẳng theo chiềudài lịch sử, được thực hiện một cách tự giác và được truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác.

Bản thân thuật ngữ “phong tục tập quán” đã là phức tạp, tuy nhiên trong quátrình nghiên cứu và thực tiễn chúng ta còn bắt gặp một loạt những khái niệm kháccũng được dùng để chỉ về các phong tục tập quán trong đời sống xã hội như: hươngước, luật tục, lễ nghi, lệ làng- lệ tục, tập quán pháp

Hương ước: là lệ làng được văn bản hoá Tuỳ điều kiện của từng làng mà ngườita đưa những lệ nào vào hương ước và được thể hiện bằng những điều khoản cụ thể.Hương ước khác với lệ tục là đã mang tính áp đặt và tính chế tài Các điều khoản đóquy định những việc được làm và phải làm, những việc không được làm, nếu viphạm sẽ bị lên án hay bị phạt

Trang 11

Luật tục là “điểm giao thoa” giữa phong tục và pháp luật Nói cách khác, luậttục không còn là phong tục, nhưng cũng chưa hẳn là pháp luật theo đúng nghĩa củanó Luật tục là những phong tục tập quán có dáng dấp của luật pháp (có hình phạtcủa cộng đồng) Nội hàm của khái niệm “luật tục” rộng hơn so với khái niệm “luật”,nó gồm cả quy phạm luân lý, đạo đức, phép ứng xử đã trở thành phong tục Các nhànghiên cứu thường đồng nhất hai khái niệm luật tục và tập quán pháp.

Lễ nghi là một nghi thức của phong tục Lễ nghi (nghi thức) chưa phải phongtục, song có những lễ nghi được lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ đã trở thành phongtục, ví dụ nghi lễ cúng tổ tiên trong đêm giao thừa hoặc nghi lễ cô dâu chú rể lạytrước bàn thờ tổ tiên trong ngày cưới

Lệ tục - lệ làng là những phong tục được biểu hiện thành lệ cụ thể, thường là lệcủa một cộng đồng nhỏ như làng, bản; vì thế người ta gọi là lệ

Trong BLDS 2015 thuật ngữ “tập quán” được định nghĩa tại khoản 1 Điều 5,theo đó: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụcủa cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lạinhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong mộtvùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”

Như vậy, mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau về tập quán nhưng cácquan điểm đều thống nhất thừa nhận tập quán là thói quen được hình thành và tồn tạilâu dài trong đời sống xã hội Một quy tắc xử sự để được thừa nhận là tập quán thìquy tắc đó phải được một cộng đồng người gắn với một phạm vi lãnh thổ nhất địnhhoặc một lĩnh vực hoạt động xã hội thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong đời sống.Tập quán bao gồm nhiều loại, có thể là tập quán của một vùng, miền, dân tộc, cộngđồng dân cư hoặc trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, tập quán cũngcó thể là tập quán trong nước hoặc tập quán quốc tế

* Con đường hình thành.

Có thể khẳng định, có con người với những hoạt động xã hội là có phong tụctập quán Xã hội con người ngay từ đầu đã ràng buộc con người bằng sợi dây phongtục, bằng những quy định, những phép tắc, những thể lệ Sợi dây này ngày càng tohơn, bền chặt hơn Sự hình thành của phong tục tập quán chủ yếu bằng con đường tự

Trang 12

phát, chúng xuất hiện và tồn tại không thông qua một thiết chế xã hội nào mà chỉ cầncó sự thừa nhận của cộng đồng Khi các thành viên của cộng đồng thấy phong tụctập quán nào không còn phù hợp thì chính họ sẽ tự giác bỏ đi Tính mặc nhiên tronghình thành, tồn tại và phát huy giá trị là đặc trưng cơ bản của phong tục tập quán củaxã hội con người

* Phạm vi điều chỉnh.

Quan điểm phổ biến trong nghiên cứu nhìn chung khẳng định, phong tục tậpquán có phạm vi điều chỉnh rộng hơn pháp luật Đặc trưng của pháp luật là tính phổquát, hệ thống quy phạm pháp luật chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tínhkhái quát, điển hình, phổ biến Pháp luật không thể điều chỉnh được tất cả các quanhệ xã hội, hơn nữa có những quan hệ xã hội, pháp luật cũng không thể điều chỉnhnhư những quan hệ xã hội bị chi phối bởi tình cảm, lương tâm con người Trong khiđó, bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội cũng đều có những phong tục tập quánkèm theo, điều chỉnh cả lĩnh vực mà pháp luật không điều chỉnh Tập quán ở đây,“không chỉ điều chỉnh hành vi hiện thực mà còn điều chỉnh cả hành vi mang tínhsiêu thực của đời sống tâm linh, tín ngưỡng

Đặc điểm của phong tục tập quán là mang tính đặc thù địa phương, xuất phát từthực tế cuộc sống của mỗi cộng đồng dân cư, mỗi dân tộc mà nó mang bản sắc riêngcủa cộng đồng hay dân tộc đó Do đó mỗi địa phương khác nhau có những phong tụctập quán khác nhau và chỉ có giá trị áp dụng trong phạm vi địa phương đó, tuy nhiêncũng có những phong tục tập quán áp dụng chung cho cả cộng đồng

* Hình thức thể hiện.

Phong tục tập quán tồn tại nhiều hình thức đa dạng, có thể bằng ngôn ngữ hoặcbằng các thói quen ứng xử dưới dạng thực hành xã hội, chẳng hạn như cách ăn mặc,cung cách đi đứng, cách tiếp đãi khách tới nhà, thậm chí vị trí ngồi của những ngườitrong nhà theo kiểu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” ; Phong tục tập quán cũngđược ghi nhận trong các câu thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao như: “Dù ai đi ngược vềxuôi, nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba” ; Phong tục tập quán còn được ghinhận trong luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số, trong hương ước của người dântộc Kinh

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w