Trong đó các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo là đặc biệt cần thiết bởi các quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi của các tổ chức tôn giáo trong vi
Trang 1Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Thanh Xuân
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH
* * *
BÀI THU HOẠCH MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI
QUY ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT CHO CƠ SỞ TÔN GIÁO
TP HỒ CHÍ MINH, 6/2024
Sinh viên thực hiện:
Ghi họ tên: Nguyễn Dương Thu Hiền
MSSV: K225022016
Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GCN Giấy chứng nhận
UBND Uỷ ban nhân dân
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
I Cơ sở lý luận chung về đất cơ sở tôn giáo 5
1 Lý luận chung về đất cơ sở tôn giáo 5
2 Quy định về cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo 6
2.1 Thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất 6
2.2 Điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất 6
2.3 Trình tự thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất 7
II Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo8 1 Quy trình cấp GCN quyền sử dụng đất phức tạp và kéo dài 8
2 Quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo bị hạn chế 10
III Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo 12
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Thanh Xuân - giảng viên hướng dẫn môn Luật Đất đai lớp học phần 232DD0102
Trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu môn Luật Đất đai do cô hướng dẫn, em nghĩ rằng không chỉ riêng mỗi bản thân em mà ắt hẳn tất cả các bạn trong lớp cũng đã tích lũy thêm được rất nhiều kiến thức về môn học này nhờ sự quan tâm, giảng dạy đầy tâm huyết và tận tình của cô Những kiến thức mà cô truyền đạt chính là chìa khóa giúp chúng em có thể hoàn thành được bài báo cáo môn học này một cách tốt nhất
Để hoàn thành bài báo cáo này, bên cạnh việc vận dụng những kiến thức đã được học trên lớp thì em cũng có tìm tòi thêm một số thông tin bên ngoài sách vở Tuy nhiên,
do vốn hiểu biết còn đôi chút hạn chế cũng như chưa được tiếp xúc nhiều với các trường hợp thực tiễn nên cũng không khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm Do
đó, em rất mong nhận được những lời góp ý của cô nhằm mục đích khắc phục được các khuyết điểm đồng thời nâng cao được khả năng làm bài thu hoạch ngày một hoàn thiện hơn
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô Kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, công tác tốt và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên quý của mọi quốc gia, mỗi tất đất là một “tấc vàng” giúp cho con người có thể canh tác, sản xuất và trồng trọt trên ấy, đất đai đã góp một phần không nhỏ vào sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Trong hành trình phát triển đó, việc quản lý đất đai không chỉ là một vấn đề về kinh tế mà còn là một phần không thể thiếu trong việc duy trì và phát triển các giá trị văn hóa, tôn giáo của một quốc gia Bởi các cơ sở tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, do đó mà việc bảo đảm quyền sử dụng đất sẽ giúp các cơ sở này ổn định và phát triển Vì vậy mà việc thiết lập các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo trở nên vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và sự linh hoạt trong quản lý
Trên cơ sở đó, Luật đất đai không chỉ là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu và sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức mà còn là công cụ để thúc đẩy sự phát triển cân đối của đất đai trong xã hội Trong đó các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo là đặc biệt cần thiết bởi các quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi của các tổ chức tôn giáo trong việc sử dụng đất mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các hoạt động tôn giáo, góp phần vào sự ổn định và hòa bình xã hội Cụ thể, việc nghiên cứu các quy định này sẽ làm rõ và hệ thống hóa các quy định hiện hành, đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng và nhu cầu của các cơ sở tôn giáo nhằm giúp các cơ quan chức năng đưa ra các chính sách quản lý phù hợp và hiệu quả hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở tôn giáo hiện nay
Vì lý do nói trên nên em đã chọn đề tài “Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo” cho bài tiểu luận cuối kỳ Trong bài tiểu luận này, em sẽ tập trung phân tích về quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo, đồng thời đánh giá vai trò và ảnh hưởng của những quy định này đối với cả quản lý đất đai và sự phát triển của các cộng đồng tôn giáo Trên tinh thần đó, em cũng sẽ liệt kê một số bất cập về thực trạng sử dụng đất của cơ sở tôn giáo, có những
so sánh giữa Luật đất đai hiện hành (Luật đất đai 2013) và Luật đất đai mới (Luật đất đai 2024), qua đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tối ưu hóa hiệu quả của chúng
Trang 6I Cơ sở lý luận chung về đất cơ sở tôn giáo
1 Lý luận chung về đất cơ sở tôn giáo
Để làm rõ về đất cơ sở tôn giáo thì đầu tiên cần hiểu rõ thế nào là cơ sở tôn giáo Theo
Khoản 14 điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016: “Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo” Định nghĩa về “cơ sở tôn giáo” cũng được ghi nhận tại
Khoản 4 điều 5 Luật đất đai 2013, trong quy định này thì cơ sở tôn giáo thuộc nhóm người sử dụng đất Như vậy, theo quy định của Luật đất đai, cơ sở tôn giáo được xác định là một trong những chủ thể được sử dụng đất Vì vậy mà cơ sở tôn giáo cũng có các quyền và nghĩa vụ như người sử dụng đất, điều này được quy định chi tiết trong Luật đất đai 2013, tại Điều 166, 170 và 181
Căn cứ theo Luật đất đai 2013, đất cơ sở tôn giáo là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (Điểm g khoản 2 điều 10) và không phải trả tiền sử dụng đất (Khoản 5 điều 54) Tuy nhiên, quyền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo bị hạn chế Cụ thể là đất cơ
sở tôn giáo không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, cũng như không được thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất; và khi Nhà nước thu hồi đất, các cơ sở tôn giáo không được bồi thường về đất (Khoản 2 điều 173 Luật đất đai 2013)
Về nguồn gốc, căn cứ theo Luật đất đai 2013, đất cơ sở tôn giáo được hình thành thông qua 3 nguồn gốc: thông qua việc nhà nước giao đất (khoản 2 điều 159), thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (điểm i khoản 1 điều 169 và khoản 4 điều 102), và thông qua kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai; quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; quyết định hoặc bản án của TAND; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án (điểm l khoản 1 điều 169)
Về định nghĩa, đất cơ sở tôn giáo được hiểu theo Điều 159 Luật đất đai 2013 như sau:
“1 Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.”
Nhìn chung, Điều 159 Luật đất đai 2013 đã xác định rõ phạm vi đất cơ sở tôn giáo, đó
là các loại đất thuộc cơ sở tôn giáo bao gồm nhiều hình thức khác nhau như chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ
Trang 7chức tôn giáo, và các cơ sở khác được Nhà nước cho phép hoạt động Nếu tổ chức tôn giáo đó tồn tại, nhưng không được Nhà nước cho phép, thì đất của tổ chức tôn giáo đó cũng không được Nhà nước công nhận là đất cơ sở tôn giáo Điều này đảm bảo rằng các loại cơ sở tôn giáo được nhận diện và quản lý rõ ràng trong hệ thống pháp luật đất đai Bên cạnh đó, Khoản 2 của điều luật này cũng quy định về chính sách giao đất của Nhà nước Cụ thể, đất cơ sở tôn giáo được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất Đây là một chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ các hoạt động tôn giáo, thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người dân Bằng cách không thu tiền sử dụng đất, không những Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo trong việc xây dựng và duy trì các cơ sở của mình mà còn phản ánh sự công nhận và tôn trọng của Nhà nước đối với vai trò của các tổ chức tôn giáo trong đời sống cộng đồng
2 Quy định về cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo
2.1 Thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất
Về thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo thì UBND tỉnh là cơ
quan có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy này, cụ thể: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.” Ngoài ra, UBND tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và
môi trường cùng cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Khoản 1 điều 105 Luật đất đai 2013)
2.2 Điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất
Về điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo, Khoản 4 điều 102 Luật đất đai 2013 có quy định:
“Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được Nhà nước cho phép hoạt động;
b) Không có tranh chấp;
c) Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.”
Theo quy định của Điều 102, điều kiện đầu tiên để cơ sở tôn giáo được cấp GCN quyền sử dụng đất là phải được Nhà nước cho phép hoạt động, tức là chỉ những cơ sở
Trang 8tôn giáo hợp pháp và được công nhận mới được cấp GCN quyền sử dụng đất Đây là một điều kiện hợp lý, vì nó giúp Nhà nước quản lý và giám sát các hoạt động tôn giáo, đảm bảo chúng phù hợp với luật pháp và các quy định hiện hành Điều kiện thứ hai yêu cầu đất của cơ sở tôn giáo phải không có bất kỳ tranh chấp nào với các bên khác Yêu cầu này là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch về quyền sử dụng đất, giúp cho quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo không bị ảnh hưởng bởi các mâu thuẫn hoặc kiện tụng Cuối cùng, để được cấp GCN quyền sử dụng đất thì yêu cầu đặt ra với
cơ sở tôn giáo là đất đó không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 Ngày này có thể được quy định như một mốc thời gian để tránh những tranh cãi hoặc lợi dụng pháp luật về đất đai Cụ thể, điều kiện này nhằm tránh việc các cơ sở tôn giáo sử dụng việc chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho đất sau ngày 01/07/2004 như một cách để lách luật hoặc lợi dụng chính sách đất đai Tuy nhiên, việc này cũng có thể gây khó khăn cho những cơ sở tôn giáo thực sự cần đất sau thời điểm này và không có ý định lợi dụng chính sách
2.3 Trình tự thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất
Về trình tự thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất, bên cạnh Luật đất đai 2013, Chính phủ còn ban hành Nghị định 43/2014/NĐ-CP để hướng dẫn thi hành Luật đất đai Điều 28 trong văn bản này quy định về thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng
Cụ thể, điều luật đi sâu vào ba vấn đề:
Thứ nhất, rà soát và kê khai Khoản 1 điều 28 quy định Các cơ sở tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo, trụ sở tổ chức tôn giáo, và các cơ sở tôn giáo khác được Nhà nước cho phép hoạt động, nếu chưa có GCN quyền
sử dụng đất, phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo UBND cấp tỉnh Sau
đó, các cơ sở tôn giáo cần báo cáo về: tổng diện tích đất sử dụng; phân loại nguồn gốc đất; diện tích đất đã cho mượn, ở nhờ, thuê; diện tích đất bị lấn, chiếm
Thứ hai, kiểm tra và xử lý Khoản 2 điều 28 quy định UBND cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền kiểm tra thực tế, xác định ranh giới thửa đất và quyết định xử lý: (1) Diện tích đất sử dụng ổn định trước 15/10/1993: Giải quyết dựa trên nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và các bên liên quan, đảm bảo quyền lợi phù hợp với thực tế
(2) Diện tích đất sử dụng từ 15/10/1993 đến 01/07/2004: Giải quyết theo quy định về mượn đất, thuê đất giữa hộ gia đình, cá nhân
(3) Diện tích đất mở rộng không phép, bị lấn chiếm, có tranh chấp: UBND cấp tỉnh giải quyết theo quy định pháp luật
Trang 9Thứ ba, cấp GCN quyền sử dụng đất Căn cứ theo Khoản 3 điều 28 Luật đất đai 2013, sau khi xử lý và đủ điều kiện, cơ sở tôn giáo được cấp GCN quyền sử dụng đất, theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004) thì được cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân
Tổng quan, những điều kiện trên để cơ sở tôn giáo được cấp GCN quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP nhằm cân bằng giữa việc bảo vệ quyền lợi của các cơ sở tôn giáo và việc quản lý chặt chẽ đất đai tôn giáo của Nhà nước, tuy nhiên, có thể cần có thêm sự linh hoạt hoặc các quy định bổ sung để giải quyết những trường hợp đặc biệt
II Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo
1 Quy trình cấp GCN quyền sử dụng đất phức tạp và kéo dài
Hiện nay, việc cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo còn tồn tại khá nhiều khó khăn và vướng mắc trong quy trình Cụ thể, mặc dù thủ tục được quy định khá rõ trong Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn, quy trình này diễn ra vô cùng phức tạp, đòi hỏi nhiều thủ tục và giấy tờ Các cơ sở tôn giáo để phải trải qua nhiều bước kiểm tra và xác minh từ các cơ quan nhà nước Điều này có thể gây khó khăn cho các cơ sở tôn giáo, đặc biệt là những cơ sở thiếu nguồn lực hoặc hiểu biết về pháp lý để hoàn thành các thủ tục cần thiết
Ngoài ra, Khoản 2 điều 181 quy định: “Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”, đồng nghĩa với việc tổ chức tôn
giáo không được phép tự tạo quỹ đất Tuy nhiên, một số nơi hiện nay không có đất vì nhiều địa phương đã hết quỹ đất, không có quy hoạch chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bố trí giao đất và cấp GCN quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo để xây dựng cơ sở thờ tự Điều này gây ảnh hưởng đến các tổ chức tôn giáo bởi một số tổ chức tôn giáo có sự gia tăng về số lượng tín đồ, dẫn đến gia tăng nhu cầu về cơ sở thờ
tự nên họ rất cần quỹ đất để xây dựng hay mở rộng cơ sở tôn giáo Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, một số tổ chức tôn giáo đã thực hiện các giao dịch như mua, bán, sang
Trang 10nhượng, nhận hiến tặng tài sản, sau đó làm thủ tục xin Nhà nước thu hồi và giao lại cho tổ chức tôn giáo Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự tham gia ý kiến của nhiều cơ quan chức năng, dẫn đến thủ tục kéo dài so với quy định Có thể thấy, quy hoạch tổng thể về sử dụng đất cơ sở tôn giáo chưa được cơ quan chức năng hướng dẫn và quan tâm đúng mức Chính vì thiếu quy hoạch cho nên mỗi khi tổ chức tôn giáo có nhu cầu xin cấp đất để xây dựng cơ sở thờ tự thì chính quyền địa phương rất lúng túng, bị động trong giải quyết Cũng vì những nguyên nhân này mà dẫn đến việc thời gian cấp1
GCN quyền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo bị kéo dài và khiến cho một số nơi thờ
tự không thể sữa chửa hay xây dựng mới, dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo Một nguyên nhân khác khiến nhiều cơ sở tôn giáo vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do sự không rõ ràng và phức tạp trong các vấn đề liên quan Dù Khoản 2 điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo các trường hợp cụ thể, nhưng thực tiễn cho thấy đây không phải là một vấn đề dễ
Cụ thể, ranh giới, mốc giới đất sử dụng của các cơ sở tôn giáo chưa được thống nhất với đất do UBND xã quản lý cũng như đất của các hộ dân giáp ranh Việc chưa thống nhất được có thể do lịch sử sử dụng đất phức tạp hoặc thiếu sự rõ ràng về quyền sở hữu đất, dẫn đến tranh chấp đất đai Đây cũng được coi là một trong những lý do dẫn đến việc chậm trễ hoặc không thể cấp GCN quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo Bên cạnh đó, nguồn gốc sử dụng đất của họ thiếu minh bạch, diện tích sử dụng thường xuyên biến động Một số trường hợp, các cơ sở tôn giáo đã tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, hiến tặng hay mở rộng sang đất công; thậm chí tự động chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng các công trình kiên cố khi chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 2
Minh họa cho điều này, tại TP.HCM, Thánh thất Cao Đài Tiên Thiên do Giáo hữu Thượng Cung Thanh - Trưởng ban đại diện Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên trông coi, đang đối mặt với tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài dai dẳng suốt nhiều thập kỷ qua Theo lời kể của Giáo hữu Thượng Cung Thanh, cơ sở Hội thánh đã được xây dựng từ
90 năm trước và chưa từng ghi nhận bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến quyền sở hữu đất đai cho đến sau năm 1975 Tuy nhiên, sau từ thời điểm đó, tình trạng lấn chiếm đất
1 PGS.TS Phạm Hữu Nghị: Pháp luật về đất tôn giáo - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, ngày 30/04/2023
2 Mạnh Tú: Hải Dương - Tập trung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo, Chuyên trang thông tin Chính sách và cuộc sống - TTXVN, 2023,
https://chinhsachcuocsong.vnanet.vn/hai-duong-tap-trung-cap-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-cho-cac-co-so-ton-giao/13376.html , [truy cập ngày 09/06/2024]