1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thuyết Trình Giữa Kỳ - Nhóm 1 Luật Môi Trường Thực Trạng Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Không Khí Và Kiến Nghị Hoàn Thiện.pdf

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Đồng thời, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng đã quy định việc “thực hiện các biện pháp khân cấp” trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.. Luật đã bô

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH

TRUONG DAI HOC KINH TE - LUAT

BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ - NHÓM 1

MÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG GV: ThS Phan Thy Tường Vi

Đề tài:

THỰC TRẠNG PHAP LUAT VE BAO VE MOI TRƯỜNG KHONG KHi VA KIEN NGHI HOAN THIEN

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

Hứa Minh Đạt K205030799

Du Sĩ Hùng K205030802 Rmah H' Tuyết K205030815

Trần Thị Thanh Mai K205032141

Hỗ Thị Tiêu Nghi K205032144 Trần Hạnh Nguyên K205032145 Dinh Quỳnh Như K205032151

Trang 3

MỤC LỤC

1 Quy định về pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam 3

2 Thre ảnh 35 2.1 Ô nhiễm không khí trong nhà đặc biệt là tại các tỏa cao ỐC .22.2 2225 c2 cv 4 2.2 Quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khi 5 2.3 Quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khií se cccsceea 6 2.4 Quy định về xử lý hành vì vì phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí 7

3 Kiến nghị hoàn thiện

Trang 4

1 Quy định về pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam

Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường không khí trở thành vấn đề nghiêm trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Đề ứng phó với tình trạng này,

Việt Nam đã có những chính sách và giải pháp tích cực để cải thiện chất lượng môi trường không khi

Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường không khí được quy định cụ thê trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Luật này đã xây dựng riêng tại Mục 2 về “Bảo vệ môi

trường không khí” với 3 Điều (Điều 12, 13, 14) thuộc Chương II; Mục 6 về “quản lý

bụi, khí thải và các chất ô nhiễm khác” với 2 Điều (Điều 88, 89) thuộc Chương VI Luật

Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bô sung các điều khoản quy định về bảo vệ môi trường không khí Đặc biệt, Luật đã có các quy định về bảo vệ môi trường đối với những ngành

có hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí cao như giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp Đồng thời, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng đã quy định việc

“thực hiện các biện pháp khân cấp” trong trường hợp chất lượng môi trường không khí

bị ô nhiễm nghiêm trọng

Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã cụ thể hóa các quy định về ứng phó biến đôi khí hậu, thúc đây phát triển thị trường các-bon trong nước Luật đã bô sung

các quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ

tầng ôzôn, trong đó xác định nội dung và trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan và địa phương về thích ứng với biến đôi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; bố sung quy định về lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào hệ thông chiến lược, quy hoạch, thực hiện cam kết quốc tế về biến đôi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn Đặc biệt, Luật đã lần đầu tiên chế định về tổ chức và phat trién thị trường các-bon như là công cụ để thúc đây giảm phát thải khí nhà kính trong nước,

góp phần thực hiện về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do Việt Nam cam kết khi tham

gia Thỏa thuận Paris về biến đôi khí hậu Liên quan đến điểm mới pháp luật bảo vệ môi

trường không khí, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã tạo lập chính sách phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, thông qua việc thúc đây các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ít phát thải các-bon Song song với các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến môi trường không khí cũng đang tiếp tục được rà soát, bô sung và ban hành mới Đó là các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường không khí xung quanh, khí thải phương tiện giao thông và các quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp Riêng đối với thủ đô Hà Nội,

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật về môi trường không khí áp dụng riêng cho Thủ đô Trong đó, có quy chuẩn về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ cùng quy chuẩn về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng, nhằm that chat quy định về xa thải khí thải công nghiệp

Trang 5

Đối với các văn bản dưới Luật, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cũng đẻ cập tới quy định về nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và

trình tự, thủ tục ban hành; nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí

cấp tỉnh và trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch nảy; thực hiện biện pháp khan cap trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2017, Việt Nam cũng đã chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 đối với phương tiện giao thông Ngoài ra, tại Quyết định số 985a/QÐ-TTg ngày 1/6/2016, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng

không khí đến năm 2020 tầm nhìn 2025; Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23/11/2021

phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn

2021 - 2025

Như vậy, đến nay, Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện hơn các quy định về môi

trường không khí, được thể hiện rõ qua việc sửa đối, điều chỉnh và ban hành các quy định mang tính chuyên sâu và phố cập hơn Điều này là vô cùng cần thiết bởi đây là cơ

sở pháp lý quan trọng đề góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường không khí trong bối cảnh hiện nay

Có thê thấy rằng, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí tại Việt Nam

hiện nay về cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu cần thiết để phục vụ cho việc bảo vệ môi trường không khí một cách hiệu quả Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thì hệ thống các quy định pháp luật về vấn đề này cũng tồn tại một số bắt cập

2, Thue trang

Theo số liệu thống kê từ WHO thì ước tính mới đây cho thấy rằng 9/10 người dân

phải hít thở không khí chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao Ô nhiễm không khí

cả ở bên ngoài va trong nhà gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toản cầu Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí 2.1 Ô nhiễm không khí trong nhà đặc biệt là tại các tòa cao ốc

Dù ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người song vẫn đề ô nhiễm không khí trong nhà chưa nhận được chú ý như ô nhiễm không khí ở ngoài trời Các chuyên gia quan trắc về môi trường cho rằng, hiện nay ô nhiễm không khí tại các tòa nhà đang ở mức báo động Việc tổ chức thông thoáng khí trong các tòa nhà cao tầng, cao Ốc còn

kém

*Case study: Sự cô gần 20 người bị ngất xỉu ở Siêu thị BigC Garden (quận Nam

Từ Liêm, Hà Nội) do bị ngạt khí trong tầng hầm của tòa nhà

Sau khi vụ việc diễn ra, Công an quận Nam Từ Liêm đã lập tô điều tra xác minh

vụ ngạt khí Theo thông tin Siêu thị năm ở tầng hầm thứ ba của tòa nhà Big C và đề rất

Trang 6

nhiéu xe may Tang ham cua toa nhà rất ngột ngạt vì không có hệ thống quạt thông gió

Đồng thời cùng lúc có quá nhiều xe đang nô máy để chờ ra ngoài khiến không khí nhiễm

độc Vì khi xe máy nỗ trong không gian chật hẹp sẽ dẫn đến khí oxy bị loãng, sinh ra khí Carbon monoxide (CO) Loại khí này rất độc, làm giảm lượng oxy trong không khí

và khi lượng oxy còn 14%, người hít phải sẽ bị hoa mắt, ngất xỉu Ngoài ra, khi tiếp xúc với CO nồng độ thấp trong thời gian dài có thể gây nên nhiễm độc CO mãn tính, gây suy nhược thần kinh và mất trí nhớ Trước đây từng có nhiều trường hợp tử vong do để

xe máy nô và bật máy phát điện ở trong nhà

Đề trả lời cho câu hỏi “chất lượng không khí trong nhà như thể nào là đạt chuẩn?”,

Việt Nam đã công bố tiêu chuẩn về chất lượng không khí trong nhà TCVN 13521:2022

vào ngày 29-08-2022 Tuy nhiên, khác với quy chuân mang tính chất bắt buộc áp dụng, việc sử dụng các tiêu chuân chỉ mang tính chất khuyến nghị, tự nguyện Đồng thời việc

áp dụng các tiêu chuẩn thuộc loại mới trên thế giới như tiêu chuẩn về chất lượng không khí trong nhà ở Việt Nam trong thực tế không phải là diéu dé dang

2.2 Quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí Theo khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy chuẩn kỹ thuật môi trường là gwy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phâm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước

có thâm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến

khí thải nhằm bảo vệ môi trường không khí Đây là một số quy chuẩn kỹ thuật về môi

trường không khí.1 Theo đó, các quy chuẩn kỹ thuật này ban hành đã lâu và chưa được

bồ sung, thay thế bởi những quy chuẩn kỹ thuật mới cho phù hợp với thực tiễn

Ngoài ra, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải còn nhiều vấn đề chưa

được đề cap, cu thé chi quy dinh về chất lượng không khí; KTCN đối với bụi và các chất

vô cơ; KTCN nhiệt điện; khí thải lò đốt chất thải công nghiệp nhưng lại chưa có quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí đối với mùi Ô nhiễm mùi là một dạng

ô nhiễm không khí vô cùng phức tạp bởi lẽ mùi được tạo ra từ sự kết hợp của hàng trăm hợp chất khác nhau với nồng độ rất thấp Ô nhiễm mùi tác động nặng nề đến sức khỏe con người do, có khả năng phát tán trên diện rất rộng, gây nhiều vấn đề bức xúc trong

xã hội

1 Quy chuân kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí, tham khảo trực tuyến tại: [https://vietcleanair.vn/quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-moi-truong-khong-khi/]

Trang 7

Có thể thấy đây cũng là một trong những vẫn đề nan giải đang trở nên cấp thiết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường sống nhưng hiện nay vẫn chưa có quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với mùi

2.3 Quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí

Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật để khuyến khích,

sản xuất, đầu tư kinh doanh nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường như ưu đãi, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ về giá và tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở thân thiện với môi trường Mặt khác hỗ trợ quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn, và giải thưởng về bảo vệ môi trường cho các tô chức, cá nhân đầu tư phát triển các ngành kinh tế thân thiện với môi trường không khí như năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, tái chế

Tuy nhiên, thực tế cho thấy để được hưởng một số chính sách này là không hè dễ dàng do sự khó khăn khi tiếp cận và hiệu quả thực hiện một số chính sách cũng chưa

cao

*Case study: Điền hình là chính sách về phát triển xăng sinh học E5 dé giảm thiểu

sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường không khí Xăng E5

là loại xăng được tạo nên từ việc pha trộn xăng A92 với các nhiên liệu sinh hoc bio- ethanol theo tỷ lệ 95:5, có khả năng giảm phát thải carbon dioxide và chất gây ô nhiễm môi trường khác so với xăng thông thường Nhưng chính sách này cho tới nay có nhiều nguy cơ bị sụp đô khí có nhiều nhà máy chế biến xăng sinh học ra đời nhưng sản phẩm

xăng sinh học lại đường như rất khó tiêu thụ Dù rất được khuyến khích nhưng việc kinh

doanh xăng E5 đang gặp nhiều khó khăn Các cửa hàng kinh doanh xăng E5 có doanh

thu thấp so với xăng khoáng A92, A95: sản lượng tiêu thụ lại chậm, tồn kho nhiều ngày,

tỷ lệ hao hụt rất cao (thâm thấu), ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Vậy, tại sao xăng E5 có lợi cho môi trường mà khó tiêu thụ? Có hai lý do chính để

trả lời cho câu hỏi này Thứ nhất, là do thói quen tiêu dùng Người tiêu dùng chưa có

thói quen chuyển qua tiêu dùng xăng E5 mà thay vào đó họ sẽ lựa chọn xăng truyền thống như xăng khoáng 95 Và thứ hai là sự chênh lệch giá giữa xăng truyền thống và xăng sinh học E5 thì ngày càng thấp nên không hấp dẫn người tiêu dùng Do đó sản lượng tiêu thụ của các cửa hàng kinh doanh xăng E5 chậm, mặc dù được kỳ vọng nhưng thực tế xảy ra hiện tượng xăng E5 tồn kho nhiều ngày, tỷ lệ hao hụt rất cao, ảnh hưởng

đến lợi nhuận của DN Đã có một số đơn vị đề nghị tạm ngừng kinh doanh xăng E5 do

sản lượng bán ra thấp, mức chiết khấu không cao, không bù đắp được chỉ phí của cửa

hàng

Điểm mấu chốt nữa khiến thị phần xăng E5 không thê tăng được theo lộ trình của Chính phủ, còn nằm ở các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Bởi khi sản lượng tiêu thụ xăng E5 ít, nhiều đại lý, cửa hàng bản lẻ dần lơ là việc giới thiệu bán, thậm chí loại

Trang 8

bỏ hắn trụ bơm bán xăng E5 và chuyển sang bán xăng A 95 hoặc dầu như đã nêu trên Chưa kê, dé có nguồn cung nhiên liệu sinh học xăng E5, các thương nhân đầu mối phải

có chỉ phí đầu tư cơ sở vật chat dé phục vụ cho công tác tô chức pha chế, phối trộn, tồn

trữ, lưu thông với khoản chí phí rất lớn Còn nếu như, sau khi phối trộn xăng E5 nhưng bán không được, phải cất trữ thì mức hao hụt rất lớn, càng khiến doanh nghiệp không

man ma

Mặt khác, câu chuyện phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí còn nằm ở vẫn

đề quản lý khí thải Luật Bảo vệ môi trường hiện hành có quy định về trách nhiệm của

cơ quan nhà nước có thầm quyên trong việc quản lý các nguồn gây ô nhiễm, nhưng thực

tiễn từ vụ gây ô nhiễm xỉ bụi tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 Bình Thuận gây ô nhiễm

cho môi trường không khí xung quanh nhà máy, cộng đồng dân cư hay vụ chôn lấp hóa chất độc hại tại Thanh Hóa, Khánh Hòa cũng do người đân phát hiện ra và khi các nhà báo đã vào cuộc thông tin nhanh chóng đến được cơ quan có thâm quyén

2.4 Quy định về xử {ý hành vì vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí Tùy từng loại vi phạm và hậu quả của hành vi mà việc áp dụng hình thức xử lý

hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí cũng khác nhau Căn cứ theo

khoản 1 Điều L6I Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì, chủ thê vi phạm pháp luật về bảo

vệ môi trường nói chung va bao vệ môi trường không khí nói riêng gây thiệt hại cho chủ

thể khác phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường và bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý hình sự, xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại () Xử lý hình sự

Căn cứ vào điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

Tuy vao chu thể là cá nhân hay pháp nhân thương mại và mức độ mà bụi, khí thai vượt quá quy chuân kĩ thuật, các hình phạt sẽ được quy định cụ thể cho từng mức độ như xử phạt tiền, phat tu, cam đảm nhiệm chức vụ, hoặc đình chỉ hoạt động trong thời

hạn nhất định, nghiêm trọng hơn là cắm hoạt động kinh doanh vĩnh viễn

(ï) Xử phạt hành chính

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, đối với hành vi gây ô nhiễm

đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuân kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt tiền trong khoảng từ 50 triệu đến 100 triệu tùy vào hamf lượng chất gây ô nhiễm trong không khí vượt quá bao nhiêu lần quy chuẩn kĩ thuật đối với thông số môi trường nguy hại hay thông số môi trường thông thường, cụ thể nhìn chung quy định này cũng đưa ra

mức tôi thiêu là 3 lần và mức tối đa là 10 lần Ngoài hình thức phạt tiền, một số hình

thức khác cũng được đặt ra bỗ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của

cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với

Trang 9

các trường hợp vi phạm; Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định nêu trên trong một khoảng thời gian nhất định đối với các trường hợp vi phạm

(iii) Bồi thường thiệt hại

*/ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí là quy định được cơ quan Nhà nước có thâm quyên lập ra nhằm mục đích xác định trách nhiệm dân sự đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại về môi trường, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tải sản của con người, lợi ích hợp

pháp của tô chức, cá nhân thì các chu thé gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm khắc phục

hậu quả, bù dap, đền bù tốn thất về vật chất và tỉnh thần cho các cá nhân, tô chức bị thiệt hại do hành vị vĩ phạm pháp luật mà mình gây ra theo đúng quy định của pháp luật

*/ Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra Thiệt hại được hiểu là những tốn thất thực tế do việc

xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tải sản của cá nhân, tô chức gây ra

và được tính thành tiền Ngoài ra, hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại về môi trường tự nhiên được hiểu là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tử đó mà có thê gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân

và thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức khác

Tứ hai, có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật được quy định cụ thê trong các văn bản pháp luật và là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả xảy ra trong thực tiễn Thứ ba, có lỗi Hiện nay, việc xác định lỗi là vô cùng quan trọng để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho các bên theo đúng quy định của pháp luật

*/ Khung pháp lý áp dụng bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường không

khí gây ra

Hiện nay, khung pháp lý về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí

gây ra bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nguyên tắc xử lý trách nhiệm

đối với tô chức và cá nhân gây ô nhiễm môi trường: Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại Dù có lỗi hay không nhưng chủ thể làm ô nhiễm môi

trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường:

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt ví phạm hành chính trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường

Trong thực tế, chúng ta mới chỉ đúc rút được một số kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết các vụ kiện đòi bôi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường

Trang 10

không khí gây nên như vụ việc của Công ty cô phần Nhiệt điện Phả Lại (1998) ở Hải

Dương: vụ việc của Công ty cô phần xi măng Vinaconex Lương Sơn ở Hòa Bình (năm

2005 - 2006); vụ việc của một số lò gạch thủ công ở huyện Thường Tín, Ứng Hòa, Hà

Nội (2009); vụ việc Công ty TNHH AB Maurt Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai (năm 2010 -

2011); vụ việc của Nhà máy gạch tuynel Việt Long (2008) ở Lai Châu

Cu thé, vụ việc Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai (năm 2010 - 2011) gây ô nhiễm môi trường không khí Đã có nhiều hộ dân ở xã La Ngà, huyện Định Quán (Đồng Nai) gửi đơn thư đến Cục C49B phản ánh việc Công ty Mauri từ đầu năm

2009 đến nay trong quá trình sản xuất đã phát tán môi trường mùi hôi thối, thường có hành vi xả trộm nước thải chưa xử lý ra sông La Ngà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến

đời sống, sức khỏe người dân

Về hành vi vi phạm, Công ty Mauri có một số chất thải nguy hại như dầu động cơ, xăng dầu thải, bao bì có chứa hoặc nhiễm thành phần nguy hại, hóa chất và hỗn hợp hóa chất phòng thí nghiệm thải, bùn thải sinh học phát sinh còn đề ngoài trời, chưa xử lý,

tiêu hủy Tính từ đầu năm 2009 đến tháng 9/2010, công ty đã thải ra nhiều chất thải nguy

hại, gồm dung dịch Nano Relect (nước thải không qua màng lọc thâm thấu ngược) và bùn thải sinh học 6% solid Ngoài ra, hàm lượng khí SO2 (khí có mùi hôi, thôi) vượt tiêu

chuẩn 3,88 lần, khí CO (gây ngạt, khó thở, suy hô hap) vượt 3,7 lần

Theo đó, tổng mức phạt tiền là 180 triệu đồng đối với 2 hành vi: vi phạm về thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn chất thải nguy hại Đồng thời, buộc Công ty Mauri phân loại chất thải nguy hai, để vào đúng nơi có gắn biển cảnh báo; làm thủ tục xin đăng ký cấp sô chủ nguồn thải chất thải nguy hại, ký hợp đồng và chuyên giao chất thải nguy hại cho đơn vị có đúng chức năng vận chuyền, xử lý theo quy định; xây dựng hệ thống xử lý khí thải đảm bảo tiêu chuẩn Đối với dung dịch Nano Rejec và bùn cặn, buộc công ty phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng, có phương án xử lý, điều chế phân bón được cơ quan có thâm quyền phê duyệt

Xem xét thực tế giải quyết tranh chấp môi trường đối với các vụ việc nói trên cho thấy, cơ sở của việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường chủ yếu dựa vào đơn khiếu tô của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh lam ô nhiễm môi trường gây thiệt hại Nội dung chủ yếu là giải quyết bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tài

sản của các tô chức, cá nhân Đối với những tôn hại gây ra cho môi trường không khí,

chủ yếu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách yêu cầu chấm dứt hành vi gây

ô nhiễm

Việc xác định mức độ thiệt hại được thực hiện bởi cơ quan quản lý môi trường, UBND các tỉnh và người bị thiệt hại phối hợp thực hiện thông qua việc ước tính ton that

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w