1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Vai Trò Của Quản Lý Nhà Nước Trong Việc Khắc Phục Những Khuyết Tật Của Thị Trường Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Lý Luận, Liên Hệ Thực Tiễn Và Khuyến Nghị..docx

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của quản lý nhà nước trong việc khắc phục những khuyết tật của thị trường trong nền kinh tế thị trường
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Bài làm
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 45,64 KB

Nội dung

Câu hỏi môn Quản lý kinh tế: Vai trò của quản lý nhà nước trong việc khắc phục những khuyết tật của thị trường trong nền kinh tế thị trường: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị. BÀI LÀM I. MỞ ĐẦU: Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường. Theo Adam Smith, với lí thuyết “bàn tay vô hình" thì nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu như không có sự can thiệp của Nhà nước. Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước “bàn tay hữu hình" mà đại diện cho thuyết này là J. M. Keynes với “Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ". Bản thân thị trường luôn vận hành theo các quy luật vốn có khách quan và trên thực tế cơ chế thị trường là cơ chế hiệu quả trong phân bổ và khai thác các nguồn lực. Song thị trường vận động tự do luôn có xu hướng đẩy nền kinh tế vào tình trạng không ổn định và khủng hoảng. Thị trường có những khiếm khuyết cố hữu, đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để khắc phục. Tuy nhiên, nhà nước cũng có hạn chế và cũng thất bại khi can thiệp quá mức. Chính sự khiếm khuyết của thị trường và hạn chế của nhà nước cho thấy: không thể phát triển khi thiếu vắng sự can thiệp của nhà nước, cũng như không thể phát triển nếu thiếu vắng thị trường, để phát triển đòi hỏi nhà nước và thị trường cần tương tác, hỗ trợ nhau, khắc phục các khiếm khuyết.

Trang 1

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG 1

1 Cơ sở lý luận 1

1.1 Khái quát kinh tế thị trường 2

1.2 Vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2 1.3 Những khuyết tật của kinh tế thị trường 4

2 Liên hệ vai trò của quản lý nhà nước trong việc khắc phục những khuyết tật của thị trường trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam

8

3 Một số khuyến nghị 11

III KẾT LUẬN 13

Trang 2

Câu hỏi môn Quản lý kinh tế: Vai trò của quản lý nhà nước trong việc

khắc phục những khuyết tật của thị trường trong nền kinh tế thị trường: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị

BÀI LÀM

I MỞ ĐẦU:

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường Theo Adam Smith, với lí thuyết “bàn tay vô hình" thì nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu như không có sự can thiệp của Nhà nước Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước “bàn tay hữu hình" mà đại diện cho thuyết này là J M Keynes với “Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ"

Bản thân thị trường luôn vận hành theo các quy luật vốn có khách quan và trên thực tế cơ chế thị trường là cơ chế hiệu quả trong phân bổ và khai thác các nguồn lực Song thị trường vận động tự do luôn có xu hướng đẩy nền kinh tế vào tình trạng không ổn định và khủng hoảng Thị trường có những khiếm khuyết cố hữu, đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để khắc phục Tuy nhiên, nhà nước cũng có hạn chế và cũng thất bại khi can thiệp quá mức Chính sự khiếm khuyết của thị trường và hạn chế của nhà nước cho thấy: không thể phát triển khi thiếu vắng sự can thiệp của nhà nước, cũng như không thể phát triển nếu thiếu vắng thị trường, để phát triển đòi hỏi nhà nước và thị trường cần tương tác, hỗ trợ nhau, khắc phục các khiếm khuyết

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái quát về kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó

các yếu tố “đầu vào ” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nền

Trang 3

kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường

1.2 Vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những điểm tương đồng với các nhà nước khác trong quản lý nền kinh tế thị trường, thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô cơ bản như: bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế; thực hiện công bằng xã hội; bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế Ngoài những vai trò đã nêu trên, Nhà nước Việt Nam hiện nay còn có các vai trò cụ thể:

- Khắc phục khuyết tật của thị trường Nền kinh tế thị trường dù phát triển

ở trình độ cao vẫn có những hạn chế, khuyết tật tự nó không khắc phục được mà cần phải có vai trò của Nhà nước Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta lại đang trong quá trình hình thành, phát triển vì vậy những hạn chế, khuyết tật càng lớn và ảnh hưởng nặng nề, Nhà nước phải dùng các công

cụ, thực lực kinh tế mạnh dạn để hạn chế, khắc phục những khuyết tật đó

- Hỗ trợ thị trường

- Định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường

- Định hướng và thực hiện hội nhập ngày càng sâu, rộng, hiệu quả vào nền kinh tế thế giới

- Thực hiện nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp Trong quá trình đổi mới, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước không hay bị suy giảm mà ngày càng tăng lên Cần nhận thức rằng tăng cường vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế không có nghĩa là Nhà nước nắm tất cả, can thiệp vào tất cả mọi hoạt động kinh tế mà Nhà nước phải nắm những lĩnh vực, những khâu, thực hiện những công việc quan trọng nhất mà thị trường và nhân dân không làm được hoặc không được làm, biết sử dụng cơ chế thị trường một cách khôn khéo, hiệu quả để phục vụ cho mục tiêu quản lý của mình, biết phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế đó

Trang 4

Để nhận thức đầy đủ hơn vai trò của Nhà nước Việt Nam hiện nay, cần thấy rõ Nhà nước có vai trò trên hai phương diện, hai từ cách khác nhau trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một là, với tư cách là bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, Nhà nước phải

quản lý toàn diện tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị, quân sự, đối ngoại , trong đó quản lý kinh tế là trọng tâm Lúc này, Nhà nước sử dụng pháp luật, chính sách, các công cụ quan trọng khác để quản lý nền kinh tế Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể

cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động bình đẳng trước pháp luật

Hai là, Nhà nước Việt Nam đại diện cho toàn dân, thực hiện quyền sở hữu

đối với tài sản công như: tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, nguồn lực dự trữ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước Lúc này, Nhà nước đóng vai trò như chủ sở hữu, chủ đầu tư tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường như một chủ thể kinh tế lớn

Với tư cách là bộ máy hành chính, bộ mấy kiến tạo, nếu Nhà nước không hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì toàn bộ nền kinh tế thị trường

sẽ không phát triển được, thậm chí còn trở thành yếu tố cản trở sự phát triển, càng không thể định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường

Với tư cách là đại diện cho toàn dân, hà nước quản lý một lượng rất lớn tài sản ra, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt hại về kinh

tế, vừa làm suy giảm hiệu quả, hiệu quả quản lý của nhà nước, nghiêm trọng hơn nữa là giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước

Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế ở Việt Nam hết sức quan trọng và nặng nề, Nhà nước phải liên tục hoàn thiện phương pháp, công cụ và kỹ thuật điều hành nên kinh tế thị trường đang hình thành lại đặt trong điều kiện mới của hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường một mô hình kinh tế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Nhà nước phải huy động cao nhất mọi nguồn lực xã hội, mọi sự sáng tạo trong nhân dân, trong doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 5

1.3 Những khuyết tật của kinh tế thị trường

Một là, vấn đề thiếu hụt thông tin

Một trong những điều kiện để tồn tại thị trường cạnh tranh hoàn hảo là những người mua hay người bán phải có đủ thông tin về thị trường để đưa ra quyết định chính xác, hiệu quả, phù hợp với tình hình thị trường Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về thị trường không phải lúc nào cũng dễ dàng và không tốn kém Sự thiếu hụt thông tin ở người sản xuất hay tiêu dùng hay cả cả hai là điều thường xảy ra Giữa những người sản xuất và những người tiêu dùng thường tồn tại hiện tượng thông tin bất cân xứng - một bên nào đó có ít thông tin về thị trường hơn bên kia Trong những trường hợp này, những người sản xuất hay tiêu dùng sẽ không đánh giá được chính xác chi phí và lợi ích liên quan đến hàng hóa

mà họ tham gia trao đổi Quyết định của họ, phù hợp với trạng thái thông tin mà

họ có, sẽ trở nên không hiệu quả Sản lượng cân bằng thị trường, vì thế, trở nên hoặc cao hơn hoặc thấp hơn sản lượng hiệu quả Sự thiếu hụt hay bất cân xứng

về thông tin có thể làm cho các giao dịch thị trường không xảy ra được

Hai là, vấn đề phân phối thu nhập

Nguyên tắc phân phối thu nhập theo cơ chế thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của mỗi người được hình thành từ nhiều hình thức khác nhau Lợi nhuận mà một người chủ doanh nghiệp có thể thu được thường là biểu hiện hỗn hợp của các khoản thu nhập trên Tuy nhiên, cách thức hoạt động của thị trường, yếu tố sản xuất có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong phân phối thu nhập Nó không hề đảm bảo sự công bằng về thu nhập Thậm chí theo nguyên tắc của thị trường, sự phân hóa giàu nghèo, hay sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư là không tránh khỏi Sự chênh lệch thu nhập hay phân hóa giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư trong xã hội có thể trở thành vấn

đề xã hội nghiêm trọng khi nó vượt quá một giới hạn nào đó Một khi trong xã hội có quá nhiều người nghèo đói những người có thu nhập quá thấp và bấp bênh, sống chật vật cả với việc thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu (ăn, mặc, ở ) đồng thời của cải hay sản phẩm xã hội lại quá tập trung trong tay một số người giàu thì sự chênh lệch thu nhập, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đã trở nên

Trang 6

sâu sắc Hiện trạng như vậy chứa đựng mầm mống của những xung đột xã hội, tạo ra những bất ổn định về mặt xã hội Vì thế, sự chênh lệch giàu nghèo hay sự bất công bằng về thu nhập được xem như là một khuyết tật của thị trường, đòi hỏi nhà nước phải can thiệp

Ba là, sự mất ổn định kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế thị trường, xét theo thời gian, vận động theo chu kỳ Tổng sản lượng thực tế của nền kinh tế không tăng trưởng một cách đều đặn theo sự sự tích lũy các nguồn lực chung của nó mà lại có xu hướng biến động lúc cao, lúc thấp so với mức sản lượng tiềm năng Vào thời kỳ phồn thịnh, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, sản lượng đạt cao so với tiềm năng, công ăn việc làm dồi dào, do

đó, tỷ lệ thất nghiệp hay tỷ lệ những người không có việc làm thấp Trong trạng thái nền kinh tế tăng trưởng quá "nóng", giá cả hàng hóa cũng thường tăng nhanh hay nói cách khác, tỷ lệ lạm phát lúc này thường cao Sự phồn thịnh của nền kinh tế thường không duy trì được lâu Dần dần nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại, Đến một lúc nào đó, trạng thái xuống dốc của nền kinh tế biểu lộ rõ rệt

ở sự suy thoái Sản lượng thực tế càng ngày càng thấp so với mức sản lượng tiềm năng Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng Nhiều nhà máy phải đóng cửa hay chỉ sản xuất cầm chừng Không chỉ lao động mà các nguồn lực khác của nền kinh tế cũng không được sử dụng hết công suất Trong bối cảnh đó, thu nhập của người dân bị giảm sút Trên thị trường, hàng hóa bị đình đốn, khó tiêu thụ Vì thế, giá cả hàng hóa thường hạ hoặc khó tăng: tỷ lệ lạm phát chung của nền kinh tế lúc này, trái ngược với thời

kỳ phồn thịnh, thường thấp

Khi nền kinh tế kéo dài thời kỳ suy thoái đến điểm "đáy" thấp nhất của nó (đôi khi người ta gọi giai đoạn trầm trọng nhất của thời kỳ suy thoái là giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế), dần dần sự suy thoái sẽ chậm lại, và nền kinh tế

sẽ lại phục hồi Khi dự trữ máy móc, thiết bị của nền kinh tế xuống thấp một mức nào đó, người ta lại buộc phải gia tăng đầu tư để phục hồi, thay thế những máy móc, thiết bị cũ đã bị hư hỏng Theo đà đó và cùng với những xung lực khác, nền kinh tế dần dần lấy lại được đà tăng trưởng Sản lượng thực tế tăng

Trang 7

dần đuổi theo và vượt mức sản lượng tiềm năng Cứ thế, nền kinh tế lại dần đạt được thời kỳ phồn thịnh mới, trước khi dần dần lại rơi vào một thời kỳ suy thoái mới Chính vì cứ lặp đi, lặp lại kiểu biến động sản lượng như thế mà tính chu

kỳ của nền kinh tế bộc lộ

Sự vận động của nền kinh tế thị trường, xét trên góc độ vĩ mô, theo những chu kỳ như vậy tạo nên một sự mất ổn định vĩ mô Sản lượng lên xuống thất thường mặc dù xét dài hạn, nó vẫn bộc lộ một xu hướng hay tiềm năng tăng trưởng nào đó Nền kinh tế lúc phải gánh chịu tỷ lệ lạm phát cao, lúc lại rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp cao Điều đó tạo ra sự bấp bênh và rủi ro đối với cuộc sống của nhiều người trong xã hội Tính mất ổn định vĩ mô đó cũng là một trong những khiếm khuyết của thị trường, một khiếm khuyết mà tự bản thân nó không khắc phục được

Bốn là, sự tồn tại của độc quyền nói riêng và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo nói chung.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tự do tất yếu sẽ dẫn đến độc quyền Sự tồn tại của độc quyền sẽ phá vỡ ưu thế của cạnh tranh tự do, làm cạnh tranh tự do không hoàn hảo, sản lượng thị trường thấp hơn sản lượng hiệu quả

và xã hội phải gánh chịu một tổn thất hiệu quả nhất định do độc quyền gây ra Khi độc quyền xuất hiện và phát triển tạo ra khả năng cho tích tụ, tập trung sản xuất càng cao, quy mô lớn, năng suất lao động càng tăng, khối lượng sản phẩm nhiều và chất lượng càng tốt, do dó doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất và giảm giá cả hàng hóa Nhưng chúng ta biết rằng mục đích cuối cùng của doanh nghiệp đó là tối đa hóa lợi nhuận, do đó vì mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao, các tổ chức độc quyền không giảm giá, mà họ luôn khống chế, áp đặt giá cả độc quyền (giá bán hàng hóa cao và giá mua thấp), thực hiện sự trao đổi không ngang giá trong lưu thông, hạn chế khối lượng hàng hóa xuất ra, tạo ra sự khan hiếm hàng hóa, tạo sự cung cầu giả tạo,… Những hành vi này của độc quyền đã gây thiệt hại cho lợi ích của người tiêu dùng và xã hội, làm cho hoạt động của thị trường kém hiệu quả Để khắc phục những hạn chế kém hiệu quả do độc quyền

Trang 8

gây ra, nhà nước ban hành và thực hiện luật chống độc quyền và các luật kinh tế nhằm làm tăng hiệu quả của hệ thống thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Năm là, ngoại ứng

Ngoại ứng xuất hiện khi một quá trình sản xuất hay tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ nào đó tác động (gây thiệt hại hay mang lại ích lợi) đến cả những người không trực tiếp tham gia vào các giao dịch thị trường

Khi tham gia vào các giao dịch thị trường, người ta phải trả tiền để nhận được những lợi ích mong muốn Khi ngoại ứng tồn tại, người ta có thể nhận được những khoản lợi ích mà không phải trả tiền hoặc bị thiệt hại mà không được đền bù Ví dụ, hoạt động sản xuất thức ăn gia súc của một doanh nghiệp ở Tiền Giang có thể gây ô nhiễm môi trường không khí nặng nề cho vùng xung quanh nhà máy Những người sống ở vùng này phải hít thở bầu không khí ô nhiễm mà không được đền bù Trong trường hợp này, ta nói, hoạt động sản xuất thức ăn gia súc nói trên đã gây ra một ngoại ứng

- Ngoại ứng có 2 loại: Ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực

Tác động gây ô nhiễm môi trường của việc sản xuất thức ăn gia là ví dụ điển hình của một ngoại ứng tiêu cực

Ngược lại, một hoạt động sản xuất hay tiêu dùng nhất định có thể gây ra ngoại ứng tích cực nếu như nó đem lại lợi ích cho một người nào đó mà người này không phải trả tiền

Sáu là, vấn đề hàng hóa công cộng

Hàng hóa công cộng là những hàng hóa mà xét theo tính chất tiêu dùng, người ta có thể và cần phải tiêu dùng chung

Một hàng hóa công cộng thuần túy có hai đặc tính: Thứ nhất, tính không cạnh tranh về phương diện tiêu dùng và tính không thể loại trừ về mặt tiêu dùng

Do những đặc tính nói trên của hàng hóa công cộng mà việc cung cấp nó một cách có hiệu quả thông qua thị trường tư nhân có thể không thực hiện được Chẳng hạn, khi hàng hóa có tính chất không thể loại trừ, vấn đề "kẻ ăn không" sẽ xuất hiện Một khi mà người sở hữu hàng hóa không có khả năng ngăn cản người khác sử dụng hàng hóa, thì những kẻ 'khôn ngoan" sẽ có xu hướng sử

Trang 9

dụng "nhờ" hàng hóa của người khác mà không muốn trực tiếp trả tiền để mua sắm hàng hóa Khi mọi người đều không muốn trả tiền để mua sắm hàng hóa, thị trường tư nhân sẽ không thể cung cấp được loại hàng hóa này, cho dù nó có quan trọng như thế nào đối với xã hội Đây chính là một thất bại quan trọng của thị trường

2 Liên hệ vai trò của quản lý nhà nước trong việc khắc phục những khuyết tật của thị trường trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam

Để khắc phục khuyết tật về sự thiếu hụt thông tin, nhà nước Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế - xã hội quốc gia, bảo đảm các cơ sở dữ liệu đầy đủ và kịp thời cập nhật những thông tin, số liệu cần thiết Tại Đại hội

XIII Đảng ta xác định “ Tạo bứt phá trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, xây dựng, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia ” Chính phủ bổ sung

thông tin cho thị trường, kiểm soát hành vi của các bên có lợi thế về thông tin để đảm bảo thị trường hoạt động tốt hơn: trực tiếp cung cấp thông tin bằng cách cung cấp thông tin liên quan đến đặc tính, chất lượng, thành phần cơ bản của sản phẩm; cung cấp thông tin gián tiếp bằng cách cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận Ở Việt Nam hiện nay thì Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật Doanh nghiệp, Luật bảo về quyền lợi người tiêu dùng 2010 cũng quy định rất rõ trong quyền tiếp cận thông tin

Đối với khuyết tật về phân phối thu nhập, nhà nước cần thiết phải ban hành những chính sách kinh tế, xã hội để tác động đến quá trình phân phối thu nhập, nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, những người gặp khó khăn trong cuộc sống do rủi ro gây ra Công cụ quan trọng nhất của nhà nước để thực hiện sự công bằng xã hội là thuế, đánh thuế người giàu theo tỷ lệ thu nhập lớn hơn người nghèo Bên cạnh thuế, phải có hệ thống hỗ trợ thu nhập

để giúp cho người già, người tàn tật, người phải nuôi con và bảo hiểm thất nghiệp cho người không có công ăn việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo…

Hệ thống chính sách này tạo ra mạng lưới an toàn bảo vệ cho những người không may mắn trong cuộc sống, tránh hủy hoại về kinh tế Cụ thể năm 2020, Nhà nước Việt Nam đã chủ động đưa ra một số gói hỗ trợ như: gói 62.000 tỷ

Trang 10

đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn; gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 250.000 tỷ đồng; gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng (2021) dành cho người khó khăn vì đại dịch Covid-19 Ngoài ra, Nhà nước còn cho phép các doanh nghiệp gặp khó khăn chậm nộp thuế, phí bảo hiếm, phí công đoàn, giảm 10% giá điện Đối với khuyết tật về sự mất ổn định kinh tế vĩ mô , Nhà nước sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để điều hòa cung cầu tiền tệ trên thị trường, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định Thực tế cho thấy, để đối phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2007-2008, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần

áp dụng thành công chính sách tiền tệ Cụ thể: Năm 2008, để đối phó với xu hướng lạm phát gia tăng (năm 2007 là 12,63%, năm 2008 là 19,89%), Nhà nước

đã điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất, giảm hạn mức tín dụng, phát hành trái phiếu thu tiền về dự trữ của Ngân hàng Nhà nước Nhờ

đó tỷ lệ lạm phát năm 2009 hạ xuống mức 6,52% Chính sách kích cầu cuối năm

2009 và trong năm 2010 của Chính phủ làm cho lạm phát trong năm 2011 có xu hướng tăng, đạt mức 18,3% Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp chính sách tiền tệ thắt chặt với chính sách tài khóa thắt chặt để kéo tốc độ lạm phát năm xuống còn 6,81% Từ năm 2013, chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng (giảm lãi suất, mở rộng hạn mức tín dụng) đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam đi vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng Hai năm 2018-2019, lạm phát ở Việt Nam được duy trì ở mức thấp, dưới 4% đi đôi với tốc độ tăng trưởng được cải thiện, năm sau cao hon năm trước Tại Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ

XIII đảng ta chủ trương giai đoạn 2021-2025: “Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với các chính sách khác nhằm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối”.

Về sự tồn tại của độc quyền, ở Việt Nam, Quốc hội đã ban hành Luật cạnh tranh, theo đó, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm

Ngày đăng: 23/08/2024, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w