Chủ đề bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị: Ưu điểm và khuyết tật của kinh tế thị trường. Vai trò của Nhà nước trong phát huy các ưu điểm và hạn chế các khuyết tật của kinh tế thị trường. BÀI LÀM Phần I MỞ ĐẦU Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển cao của văn minh nhân loại. Kinh tế thị trường ra đời ở thời điểm có sự xuất hiện trao đổi hàng hóa trên thị trường. Từ đó đến nay kinh tế thị trường tồn tại và phát triển chủ yếu ở các nước chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản, nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm của mình thì nền kinh tế thị trường cũng có những hạn chế và khuyết tật. Từ Đại hội VI của Đảng năm 1986 mở đầu cho công cuộc đổi mới, đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước ta thấy được những ưu điểm của nền kinh tế thị trường có thể đưa nước ta đi nhanh trên con đường phát triển; đồng thời cũng thấy được hạn chế, khuyết tật của nền kinh tế thị trường để hạn chế khuyết tật, khắc phục khó khăn. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, sự toàn cầu hoá kinh tế, với nền kinh tế đang trên đường phát triển nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn để giải quyết các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, nhất là vấn đề kinh tế lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Để làm rõ hơn những ưu điểm, khuyết tật của nền kinh tế thị trường và tầm quan trọng của nhà nước trong việc giải quyết, điều tiết hài hoà nền kinh tế thị trường, em xin chọn chủ đề “Ưu điểm và khuyết tật của kinh tế thị trường. Vai trò của Nhà nước trong phát huy các ưu điểm và hạn chế các khuyết tật của kinh tế thị trường” để làm nội dung bài thu hoạch hết môn Kinh tế chính trị.
Trang 1Chủ đề bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị : Ưu điểm và khuyết tật của kinh tế
thị trường Vai trò của Nhà nước trong phát huy các ưu điểm và hạn chế các khuyết tật của kinh tế thị trường.
BÀI LÀM
Phần I
MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển cao của văn minh nhân loại Kinh tế thị trường ra đời ở thời điểm có sự xuất hiện trao đổi hàng hóa trên thị trường Từ đó đến nay kinh tế thị trường tồn tại và phát triển chủ yếu ở các nước chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản, nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm của mình thì nền kinh
tế thị trường cũng có những hạn chế và khuyết tật
Từ Đại hội VI của Đảng năm 1986 mở đầu cho công cuộc đổi mới, đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước ta thấy được những ưu điểm của nền kinh tế thị trường
có thể đưa nước ta đi nhanh trên con đường phát triển; đồng thời cũng thấy được hạn chế, khuyết tật của nền kinh tế thị trường để hạn chế khuyết tật, khắc phục khó khăn
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, sự toàn cầu hoá kinh tế, với nền kinh tế đang trên đường phát triển nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn để giải quyết các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, nhất là vấn đề kinh tế lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế
Để làm rõ hơn những ưu điểm, khuyết tật của nền kinh tế thị trường và tầm quan trọng của nhà nước trong việc giải quyết, điều tiết hài hoà nền kinh tế
thị trường, em xin chọn chủ đề “Ưu điểm và khuyết tật của kinh tế thị trường Vai trò của Nhà nước trong phát huy các ưu điểm và hạn chế các khuyết tật của kinh tế thị trường” để làm nội dung bài thu hoạch hết môn Kinh tế chính trị.
Trang 2Phần II NỘI DUNG
Kinh tế thị trường là nền kinh tế có nhiều quan niệm khác nhau ở cấp độ
và cách tiếp cận Có những quan điểm cho rằng, kinh tế thị trường là nền kinh tế
mà ở đó người mua muốn mua được hàng hoá chất lượng giá rẻ và người bán thì muốn bán đắt hơn so với giá trị làm ra Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế mà việc trao đổi hàng hóa đã phát triển cả về chủng loại, phạm vi, quy mô trao đổi
1 Nền kinh tế thị trường và các đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường
1.1 Khái niệm nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường
Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử Kinh tế thị trường trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị trường
sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại ngày nay Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại
1.2 Các đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường tính đến nay đã phát triển qua nhiều giai đoạn với nhiều
mô hình khác nhau và có những đặc trưng chung gồm:
- Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu Các chủ
thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật
- Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ,
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường Trong đó cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 3- Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế
Các đặc trưng trên mang tính phổ biến của mọi nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trị xã hội của mỗi quốc gia, ngoài những đặc trưng chung, mỗi nền kinh tế thị trường quốc gia có thể
có đặc trưng riêng, tạo nên tính đặc thù và các mô hình kinh tế thị trường khác nhau của quốc gia đó
2 Những ưu điểm và khuyết tật của kinh tế thị trường
2.1 Ưu điểm của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường so với các nền kinh tế khác có nhiều ưu điểm so với kinh
tế tự nhiên, kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế hàng hoá kiểu giản đơn Kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm như sau:
- Là nền kinh tế năng động Việc tự do kinh doanh, năng động sáng tạo kích thích hoạt động của các chủ thể và tạo điều kiện cho hoạt động tự do của họ làm cho nền kinh tế năng động, sáng tạo, hiệu quả hơn các nền kinh tế khác
- Tìm kiếm và khai thác những yếu tố có lợi nhất, sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, các nguồn lực tốt nhất Trong nền kinh tế thị trường không ai chỉ
ai cả, không ai chỉ hết bí quyết kinh doanh của mình, do đó các chủ thể phải tự mình tìm kiếm và nghĩ ra, khai thác tối ưu các nguồn lực một cách tốt nhất để tạo
ra của cải ngày càng lớn hơn
- Cung cấp khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú, chất lượng hàng hoá ngày càng cao Cụ thể như mì gói thì trên thị trường có nhiều nhà sản xuất, nhiều giá, mẫu mã đang dạng, nhiều loại mì như mì nước, mì khô, mì trộn, loại chua cay, lẩu thái, thịt bằm,… bài bán rộng rãi trên các kệ hàng trong các siêu thị, đáp ứng tất cả nhu cầu của mọi người; hoặc các tour du lịch về nguồn, tát mương bắt
cá, trải nghiệm cuộc sống dân dã… đáp ứng nhu cầu thực tế muốn trải nghiệm những điều chưa biết của nhiều người Nền kinh tế thị trường là bán cái thị trường cần chứ không chỉ bán cái mình có, do đó có sự đa dạng, phong phú để đáp ứng tất cả các nhu cầu con người
- Cơ cấu kinh tế được điều chỉnh, chuyển dịch hợp lý, hiệu quả hơn Trong kinh tế thị trường, các chủ thể sẽ nhìn vào hiệu quả của thị trường để dịch chuyển
Trang 4các nguồn lực từ nơi kém hiệu quả sang đầu tư vào nơi có hiệu quả hơn (ví dụ như trong xây dựng, các nhà đầu tư bất động sản chuyển từ đầu tư các khu căn hộ cao cấp ít người mua sang xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp hơn, gần các khu công nghiệp, đô thị lớn, dễ bán, thu hồi vốn nhanh, lời nhiều, đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của người thu nhập khá, trung bình chiếm phần lớn) Cơ cấu kinh tế này giúp khai thác tốt hơn các nguồn lực nền kinh tế
2.2 Khuyết tật của kinh tế thị trường
Trong các học thuyết của mình, Mác từng nói “ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có sự xuất hiện và hoạt động của quy luật giá trị” Không cần ai mời gọi, chỉ cần có trao đổi hàng hoá thì quy luật giá trị sẽ hoạt động Nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của kinh tế thị trường, kinh tế hàng hoá Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường đã nằm sẵn trong quy luật giá trị, kinh tế thị trường Do đó khi vận dụng kinh tế thị trường thì tất yếu sẽ mang đến các khuyết tật này
Bên cạnh đó, đã gọi là khuyết tật của nền kinh tế thị trường thì không thể khắc phục sửa hết được Trong việc điều chỉnh các khuyết tật này của nền kinh tế thị trường, chúng ta chỉ có thể điều chỉnh hạn chế của khuyết tật nền kinh tế thị trường, không thể xoá hoặc khôi phục nguyên vẹn các khuyết tật này (Ví dụ như vấn đề nghèo đói trên thế giới hoặc ở nước ta, chỉ có thể giảm nghèo chứ không thể xoá nghèo vì có người giàu lên sẽ có người phải nghèo đi)
Các khuyết tật của nền kinh tế thị trường là:
- Cạnh tranh không lành mạnh Bằng cách gian lận thương mại, trốn thuế, khai báo thu nhập không trung thực Đây là khuyết tật rất phổ biến trong nền kinh
tế thị trường, vì các chủ thể đều hướng tới mục tiêu là lợi nhuận nên làm nhiều cách để chiến thắng các chủ thể khác bằng cách cạnh tranh không lành mạnh
- Gây ô nhiễm môi trường Các chủ thể lo chạy theo lợi nhuận khai thác
vô tội vạ, cạn kiệt nguồn tài nguyên môi trường, không quan tâm tái tạo môi trường, vấn đề ô nhiễm, xử lý chất thải mà chỉ lo lợi nhuận
- Làm suy thoái đạo đức con người, trật tự xã hội bị đe dọa Do phải lo tìm cách tạo sự thuận lợi cho mình bằng cách hạ bệ đối thủ với nhiều thủ đoạn, cách
Trang 5thức vi phạm đạo đức như ăn cắp tài liệu, nói xấu đối thủ, thuê xã hội đen phá hoại hoạt động, uy hiếp tính mạng lãnh đạo đối thủ… từ đó làm suy thoái đạo đức
Trang 6con người, vướng vòng lao lý mà điểm hình là trong thời gian qua nước ta đã xử
lý rất nhiều vụ án hình sự về vấn đề này Hoặc việc sử dụng hoá chất tràn lan vô tội vạ, cốt để kiếm thật nhiều lợi nhuận mà không quan tâm sức khoẻ người dùng, tạo sự xuống cấp về đạo đức rất lớn, sự vô cảm của một bộ phận người sản xuất trong nền kinh tế, tạo nên sự vô cảm trong nền kinh tế
- Tạo nên sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội Kinh tế thị trường có nhiều chủ thể, mỗi chủ thể có mức hao phí khác nhau nhưng khi mang ra thị trường thì thị trường chỉ chấp nhận hao phí lao động xã hội; do đó chủ thể nào có mức hao phí hợp lý phù hợp sẽ tồn tại, hao phí nhiều sẽ dẫn đến giải thể phá sản, thị trường sẽ thanh lọc lại, từ đó tạo nên sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt
3 Vai trò của Nhà nước trong phát huy các ưu điểm và hạn chế các khuyết tật của kinh tế thị trường
Những vấn đề khuyết tật nêu trên của nền kinh tế thị trường là rất đặc thù
so với các nền kinh tế khác Chính vì vậy cần phải có sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước vào để phát huy huy những ưu điểm, hạn chế các khuyết tật và mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường để tạo ra nền kinh tế phát triển mạnh và ổn định
- Nền kinh tế thị trường sẽ vận hành theo cơ chế thị trường, mà cơ chế thị trường có tác động hai mặt vừa tích cực vừa tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội Vì vậy, sự điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường chính là phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thị trường, cụ thể như: quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách bảo đảm cho thị trường phát triển, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường, hướng tới các mục tiêu tạo việc làm đầy đủ cho người dân, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, giữ tăng trưởng kinh
tế với tốc độ cao và bền vững
Đồng thời, để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, cụ thể Nhà nước xây dựng và tạo ra môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch
và hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, tạo
sự yên tâm cho các nhà đầu tư để đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường
Trang 7- Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, khuyến khích và tạo
sự chủ động, tự do và sáng tạo của các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó giúp tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú cung ứng cho thị trường trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực về vốn, tài nguyên, lao động; quản lý chặt để thực hiện cạnh tranh công bằng, lành mạnh
vì lợi ích người tiêu dùng; khuyến khích, tạo điều kiện và động lực cho nhà sản xuất để liên tục cải tiến nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm cũng như tạo thêm nhiều việc làm cho người dân
- Nhà nước bảo đảm an sinh xã hội và công bằng xã hội bằng các chính sách tiền lương và thu nhập, nhằm ổn định giá cả sức lao động trên thị trường lao động, đảm bảo thu nhập và ổn định cuộc sống cho người lao động Bên cạnh đó nhà nước còn đứng ra hỗ trợ người sản xuất và doanh nghiệp trong trường hợp bị thiệt hại bởi những rủi ro bất khả kháng tác động đến thị trường Ví dụ như: trong dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp như Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách
hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó có nhiều chính sách miễn, giảm lãi suất cho vay, giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn,…
- Nhà nước tiến hành phân phối lại xã hội thông qua chính sách bảo hiểm
xã hội Hoạt động này nhằm ổn định đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình họ khi gặp phải những rủi ro như: ốm đau, thai sản, mất việc, tai nạn Từ đó giúp đảm bảo ổn định an sinh xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô và bình ổn thị trường
- Nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường bằng việc tham gia ký kết các hiệp định, công ước quốc tế, hợp tác song phương, đa phương về kinh tế
để tạo cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài; tăng cường xuất siêu, thu hút các nhà đầu tư lớn mang công nghệ, việc làm đến cho đất nước
- Nhà nước sử dụng các thiết chế, công cụ quản lý của mình để quản lý kinh tế tạo sự cạnh tranh lành mạnh, xử lý nghiêm và kịp thời các chủ thể và hành
Trang 8vi vi phạm pháp luật về kinh tế nhằm răn đe các hành vi cạnh tranh không làm mạnh, trốn thuế, gian lận thương mại, vi phạm về môi trường, sự xuống cấp về đạo đức kinh doanh, nhằm hạn chế các khuyết tật của nền kinh tế
Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Đảng ta không chỉ đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng mà còn đánh giá vị thế, cơ
đồ, tiềm lực đất nước sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới Trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta cũng xác định mục tiêu và nội dung cho sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta trong thời gian tới, trong đó có các điểm mới như sau:
+ Xác định rõ hơn vai trò và định hướng phát triển của các thành phần kinh tế, một nội dung rất quan trọng để hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Văn kiện Đại hội XIII làm rõ hơn vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước: kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường
+ Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các hợp tác xã, trong Văn kiện Đại hội XIII, được xác định là có phạm vi hoạt động rộng lớn ở các ngành, lĩnh vực, địa bàn, được hình thành trên cơ sở liên kết tự nguyện của những người sản xuất nhỏ, các hộ gia đình, người sản xuất, kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ
+ Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế và xác định: cần xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế tư nhân, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển những tập đoàn kinh tế
tư nhân lớn, có tiềm lực mạnh, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, đóng góp khoảng 55% GDP, đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, đóng góp vào GDP đất nước đạt 60% - 65%
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế đất nước, có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư, công nghệ,
Trang 9phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời chủ trương chuyển trọng tâm thu hút đầu tư từ lượng sang chất, có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc những dự án có công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại
Trải qua 35 năm đổi mới, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện Ở nước ta, nếu trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, thì giai đoạn 1991-1995, tăng trưởng GDP bình quân đã đạt 8,2%/năm Các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao, riêng giai đoạn 2016-2019 đạt mức bình quân 6,8 Đặc biệt trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của đại dịch covid-19 thì kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế dương, góp phần giúp GDP trong 5 năm (2016-2020) của nước ta tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới Quy mô nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 343 tỷ USD; Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019 Qua đó góp phần nâng cao đời sống người dân, nâng cao vị thế, uy tín của nền kinh tế Việt Nam thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư ngoài nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh
tế - xã hội nước ta ổn định, bền vững
Trang 10Phần III KẾT LUẬN
Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, vừa có ưu điểm và hạn chế, khuyết tật riêng Vì thế, việc kết hợp hài hoà giữa sự vận hành của cơ chế thị trường với sự điều tiết của Nhà nước là cần thiết để hạn chế các khuyết tật, phát huy các ưu điểm của nền kinh tế thị trường
Thực tiễn qua hơn 35 năm đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có việc áp dụng đúng đắn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước Kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng được củng
cố Ðó là những thành tựu không thể phủ nhận, mặc dù trong thực tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta còn nhiều hạn chế cần tiếp tục
hoàn thiện Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ là vấn đề mang tính tất yếu của công cuộc đổi mới mà còn là sự đúng đắn về nguyên tắc, quan điểm của Ðảng, đồng thời là đòi hỏi của thực tiễn phát triển đất nước; không chỉ là nền móng bảo đảm độc lập, tự chủ về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh mà còn là điều kiện căn bản và môi trường rộng mở tối ưu bảo đảm cho sự phát triển năng động, mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế gắn chặt với công bằng xã hội và vì mục tiêu tiến bộ xã hội, xét trên cả hai bình diện đối nội và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, hiệu quả Ðó cũng là sự thể hiện ưu thế tuyệt đối của chế độ xã hội ta khi xem kinh tế thị trường chỉ là phương tiện, công cụ hữu hiệu để xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm phục vụ nhân dân so với các chế độ xã hội khác cũng phát triển kinh tế thị trường Hiện nay, chúng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng và tin tưởng chắc chắn rằng chúng ta sẽ hoàn thiện đồng bộ, nâng cao chất lượng thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để phấn đấu đến năm