Tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin theo các tiêu chí sau: Tác dụng giảm cân, chống béo phì Cơ chế tác dụng giảm cân, chống béo phì Các thông tin trên sẽ giúp hệ thống hóa và l
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bài báo, các công bố trên Tạp chí Y học bao gồm Pubmed; Google Scholar; Scopus và ScienceDirect về các dược liệu giảm cân, chống béo phì
Các cuốn sách "Trung Quốc danh phương toàn tập", "Dược điển Việt Nam V" và "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" cung cấp thông tin toàn diện về các cây thuốc và vị thuốc truyền thống có tác dụng giảm cân và chống béo phì.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo sơ đồ nghiên cứu sau:
Hình 1.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu
* Bước 1: Khảo sát sơ bộ các từ khóa cần tìm
Nguồn thông tin cần tìm: Pubmed, Google Scholar, Scopus và ScienceDirect
Từ khóa cần tìm: “obesity”, “anti obesity”, “ lose weight”, “herbal medicine”, “ antiobesity herbal”, “ anti obesity mechanism”, “ natural extract”, “traditional Chinese medicine”,
* Bước 2: Tiến hành tìm kiếm
Tiến hành tìm kiếm bằng cách kết hợp các cặp từ khóa :“Obesity”, “overweight” hoặc “lose weight”, “anti obesity”, kết hợp “herbal medicine”, “natural products”, “traditional medicine”, “traditional Chinese medicine” trên Pubmed, Google Scholar, Scopus, ScienceDirect Kết quả cho ra các bài báo cần tìm
Tìm kiếm và nghiên cứu các dược liệu cụ thể bằng cách kết hợp cặp từ khóa : “Tên khoa
- Từ khóa “antiobesity” , “herbal medicine”,
- Nguồn thông tin cần tìm: Pubmed, Google Scholar,
Kết hợp các từ khóa tìm kiếm trên Pubmed, Google scholar, Scopus,… Đánh giá tài liệu
3 học” và “anti obesity”, “lose weight”, “anti obesity mechanism” tra cứu trên Pubmed, Google Scholar, Scopus, ScienceDirect Kết quả cho ra các bài báo về dược liệu cụ thể cần tìm
* Bước 3 : Tiêu chí lựa chọn các nghiên cứu
Nghiên cứu được lựa chọn: Các bài báo, các công bố là kết quả tìm kiếm của các từ khóa ở trên Bài báo tiếp cận được toàn văn
Nghiên cứu loại trừ: Các công bố không tiếp cận được ở dạng toàn văn và không đầy đủ thông tin chứng minh tác dụng giảm cân, chống béo phì
* Bước 4: Xử lý thông tin
- Các thông tin chung về dược liệu bao gồm:
Tên khoa học, tên tiếng Việt (nếu có), tên khác (nếu có), họ
Thành phần hóa học chính
Tác dụng giảm cân, chống béo phì: theo Y học hiên đại, theo Y học cổ truyền Độ an toàn (nếu có)
- Thu thập thông tin về tác dụng giảm cân, chống béo phì
Các thông tin về tác dụng giảm cân, chống béo phì của dược liệu bao gồm: Loại mẫu thử (chiết xuất, hợp chất), mô hình đánh giá tác dụng và kết quả nghiên cứu
Sau khi thu thập các thông tin chung và thông tin về tác dụng giảm cân, chống béo phì, tiến hành trình bày kết quả theo danh sách các dược liệu được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái
Tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin theo các tiêu chí sau:
Tác dụng giảm cân, chống béo phì
Cơ chế tác dụng giảm cân, chống béo phì
Các thông tin trên sẽ giúp hệ thống hóa và làm rõ tác dụng của dược liệu, tạo cơ sở cho việc lựa chọn và áp dụng trong điều trị giảm cân, chống béo phì
Ngoài những thông tin về dược liệu được tìm kiếm trên internet thì trên các sách Y học chính thống cung cấp nhiều thông tin chi tiết về các dược liệu giảm cân, chống béo phì Cụ thể là:
- Tìm kiếm trên các sách “ Dược điển Việt Nam V ”, “Cây thuốc và động vật làm thuốc”,
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” Kết quả tìm kiếm là các thông tin về tên khoa học, họ, bộ phận dùng, tính vi, quy kinh độ an toàn của từng dược liệu
ĐẠI CƯƠNG VỀ THỪA CÂN, BÉO PHÌ
Định nghĩa và phân loại về thừa cân, béo phì
Thừa cân là tình trạng tích tụ quá nhiều chất béo [8]
Béo phì là một căn bệnh phức tạp mãn tính do tích tụ quá nhiều chất béo có thể làm suy giảm sức khỏe Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư,… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như giấc ngủ, di chuyển hay ngoại hình [8]
Béo phì ở tuổi trưởng thành (thể phì đại): số lượng tế bào mỡ không tăng, béo phì do gia tăng tích tụ mỡ trong tế bào Điều trị bằng giảm glucid thường có kết quả [8]
Béo phì thiếu niên (thể tăng sản - phì đại): vừa tăng thể tích, vừa tăng số lượng tế bào mỡ, thể béo phì này khó điều trị hơn [8]
2.1.2.2 Theo sự phân bố mỡ
Béo phì ở nam giới (béo phì kiểu bụng, béo phì kiểu trung tâm): phân bố mỡ ưu thế ở phần cao trên rốn như gáy, cổ, mặt, vai, cánh tay, ngực, bụng trên rốn [8]
Béo phì ở nữ giới: phân bố mỡ ưu thế phần dưới rốn đùi, mông, cẳng chân [8] Béo phì hỗn hợp: mỡ phân bố khá đồng đều Các trường hợp quá béo phì thường là béo phì hỗn hợp [8].
Phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì
Béo phì là do dư thừa mỡ trong cơ thể nên chẩn đoán béo phì dựa trên tỷ lệ mỡ cơ thể là phương pháp chính xác nhất Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, máy móc đắt tiền như máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính và DXA (hấp thụ tia X năng lượng kép), do đó khó áp dụng trong nghiên cứu cộng đồng trên số lượng mẫu lớn [20]
Hiện nay, có nhiều phương pháp để chẩn đoán thừa cân, béo phì Việc lựa chọn các phương pháp khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu của người nghiên cứu
2.2.1 Chỉ số khối của cơ thể BMI
Chỉ số khối BMI là một thông số đơn giản và được sử dụng rộng rãi, được tính bằng cách đo chiều cao và cân nặng của một người, sử dụng công thức [10]:
H 2 (kg/m²) Trong đó: W là cân nặng tính bằng kg
H là chiều cao tính bằng mét
Bảng 2.1 Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn của WHO
(áp dụng cho người Châu Á) [179]
Phân loại BMI (kg/m 2 ) Nguy cơ
Thiếu cân 80cm đối với nữ và >90cm đối với nam Chu vi vòng eo cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường type 2, tăng cholesterol máu, đau khớp, đau thắt lưng và tăng acid uric máu [18]
2.2.3 Tỷ lệ vòng eo/ vòng mông (WHR)
Chỉ số WHR là giá trị của phép chia giữa số đo chu vi vòng eo và số đo chu vi vòng hông của cơ thể, đây là phương pháp đơn giản để xác tình trạng phân bố mỡ dư thừa ở khu vực eo và hông Theo WHO khuyến cáo: nam giới ≥ 0,9; nữ giới ≥ 0,85 có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, rối loạn chuyển hóa và đái tháo đường [65]
Tuy nhiên cho đến nay chưa có tiêu chuẩn nào là hoàn hảo áp dụng cho chẩn đoán béo phì Vậy nên cần phải theo khuyến cáo của bác sỹ trước khi kết luận béo phì và điều trị Y khoa nên cân nhắc giữa các chỉ số BMI, WC, WHR và các yếu tố liên quan đến béo phì như huyết áp, đái tháo đường hay rồi loạn lipid máu để đem lại hiệu quả chính xác nhất.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, béo phì
Béo phì là sự dư thừa quá mức năng lượng đưa vào cơ thể so với nhu cầu cần thiết Sự mất cân bằng này do nhiều nguyên nhân gây ra và các nguyên nhân này đều liên quan đến các vấn đề xã hội, lối sống, điều kiện sinh hoạt và thể trạng con người
Là những yếu tố liên quan đến việc cung cấp nhiều calo so với nhu cầu cơ thể +Ăn nhiều: dẫn đến dư thừa calo, đặc biệt là các loại thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều glucid Ăn nhiều có thể do thói quen có tính chất gia đình hoặc trong bệnh lý tâm thần
+ Giảm hoạt động thể lực: do nghề nghiệp tĩnh tại hoặc hạn chế vận động do tuổi già Giảm hoạt động thể lực nên sử dụng năng lượng ít dẫn đến dư thừa và tích lũy mỡ dưới da [8]
Theo các điều tra về dịch tễ của béo phì, người ta nhận thấy béo phì có liên quan đến huyết thống Nếu gia đình có bố và mẹ béo phì thì con bị béo phì đến 80%, có bố hoặc mẹ béo phì thì con béo phì thấp hơn 40%, và bố mẹ không béo phì thì chỉ 7% số con bị béo phì [8]
Qua đó người ta đánh giá vai trò của di truyền chiếm 2/3 sự thay đổi cân nặng cụ thể là liên quan đến cả quá trình hấp thu và tiêu hao năng lượng [3], [5]
Hội chứng Cushing: phân bố mỡ nhiều ở mặt, cổ, bụng trong khi tứ chi gầy [8]
Hội chứng béo phì - sinh dục: Mỡ phân bố nhiều ở thân và gốc tứ chi kèm suy sinh dục [8]
Suy giáp : Béo phì do chuyển hóa cơ bản giảm [8]
U tụy tiết insulin: tăng cảm giác ngon miệng, tăng tân sinh mô mỡ từ glucid [8]
2.3.4 Nguyên nhân mô bệnh học
Tăng sản quá mức số lượng tế bào mỡ mà kích thước tế bào mỡ có thể bình thường [10]
Phì đại tế bào mỡ mà số lượng tế bào mỡ không tăng hoặc chỉ tăng khi các tế bào mỡ phì to hết cỡ [10]
Tổn thương hạ đồi do chấn thương, bệnh lý ác tính, viêm nhiễm, suy sinh dục, giảm gonadotropin [10]
Sử dụng thuốc: chống trầm cảm 3 vòng, IMAO, chống loạn thần và hormon steroid
Hút thuốc khi mang thai: con cái của các bà mẹ hút thuốc khi mang thai có nguy cơ gia tăng cân nặng đáng kể sau này [10]
Tuy nhiên, bệnh nhân béo phì có thể do có nhiều nguyên nhân phối hợp [10].
Cơ chế bệnh sinh thừa cân, béo phì
2.4.1 Cân bằng năng lượng của cơ thể
2.4.1.1 Nguyên lý điều hòa năng lượng:
Cơ chế bệnh sinh của thừa cân, béo phì là do mất cân bằng năng lượng, khi quá
7 nhiều lượng calo được hấp thụ và quá ít lượng calo được tiêu hao
Khi mất cân bằng năng lượng, sẽ xảy ra hai xu hướng: tăng cân (do năng lượng hấp thụ vượt quá năng lượng tiêu thụ) hoặc sụt cân (do năng lượng hấp thụ thấp hơn năng lượng tiêu thụ).
Trong giai đoạn tiền béo phì, do hấp thụ năng lượng cân bằng với năng lượng tiêu hao nên đối tượng không tăng cân Trong giai đoạn thừa cân, có sự mất cân bằng năng lượng, trong một thời gian dài do năng lượng hấp thụ cao hơn năng lượng tiêu hao nên có hiện tượng thừa cân Ở giai đoạn giữ và duy trì cân nặng, đối tượng lặp lại sự cân bằng năng lượng ở một mức mới cao hơn mức cũ Cơ thể đã quen với trọng lượng cơ thể gia tăng gồm cả mỡ và khối cơ nên có khuynh hướng duy trì cân nặng mới này [6]
Sơ đồ 2.1 Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì
2.4.1.2 Mô mỡ hoạt động như một cơ quan nội tiết:
Một số lý do khiến mỡ tích tụ trong cơ thể như: Lipid cung cấp năng lượng cao hơn so với các loại thực phẩm khác, lượng dự trữ mỡ trong cơ thể là không giới hạn, lượng lipid ăn vào có thể được dự trữ trong các mô mỡ với tỉ lệ có thể lên đến 96% và việc ăn nhiều lipid không làm gia tăng oxy hóa lipid Cơ chế điều hòa kiểm soát lượng lipid ăn vào: chuyển hóa lipid thường không tốt bằng glucid, protein và mỡ không chuyển hóa sang nhóm khác [3]
Năng lượng ăn vào Năng lượng tiêu hao
Hoạt động thể lực Tiêu hóa thức ăn Chuyển hóa cơ bản
Bảng 2.2 Đặc tính của các chất sinh năng lượng Đặc tính Protein Glucid Lipid
Khả năng làm no trong bữa ăn Cao Trung bình Thấp
Khả năng giảm đói Cao Cao Thấp
Cung cấp năng lượng hàng ngày Thấp Cao Cao Đậm độ năng lượng Thấp Thấp Cao
Khả năng dự trữ trong cơ thể Thấp Thấp Cao
Chuyển hóa lượng thừa sang nhóm khác Có Có Không
Tự điều chỉnh Rất tốt Rất tốt Kém
Năng lượng thừa từ thức ăn tích tụ dưới dạng chất béo trong tế bào mỡ, dẫn đến phì đại (tế bào mỡ tăng kích thước) hoặc tăng số lượng tế bào mỡ Sự phì đại và/hoặc gia tăng số lượng tế bào mỡ chứa chất béo này là tổn thương bệnh lý điển hình của bệnh béo phì Khi các tế bào mỡ đạt đến giới hạn lưu trữ, chất béo có thể tích tụ bất thường tại các vị trí như mỡ nội tạng, mỡ tim hoặc mỡ trong cơ bắp.
Mở rộng, các tế bào mỡ và microbiome có thể tương tác để tăng môi trường viêm của vật chủ [46] Trước kia, các mô mỡ được cho là để dự trữ năng lượng và giữ nhiệt, các nghiên cứu hiện nay cho thấy, chúng hoạt động như một cơ quan nội tiết, do chúng tiết ra một số loại hormone và các yếu tố báo hiệu bao gồm: adipokines, hóa chất trung gian gây viêm và các acid béo tự do Não bộ điều khiển cảm giác thèm ăn, trung tâm điều hòa cảm giác thèm ăn nằm ở trên trục đường ruột - não bộ, những yếu tố kích thích cảm giác thèm ăn là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì Ngoài ra, nồng độ cao hơn các adipokines lưu hành trong máu có thể gây nên những hậu quả xấu cho sức khỏe, trong đó có bệnh ĐTĐ type 2, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp (THA)… [31], [116]
Hai loại suy giảm chức năng có liên quan đến việc tăng kích thước và khối lượng tế bào mỡ
- Đầu tiên là những vấn đề liên quan đến khối mỡ như viêm xương khớp [4], ngưng thở khi ngủ [50], [51] và các phản ứng tâm lý xã hội đối với người mắc bệnh béo phì [4]
Thứ hai, hậu quả chuyển hóa do sự tiết quá mức adiponectin bởi các tế bào mỡ mở rộng và dự trữ mỡ bất thường dẫn đến sự gia tăng nồng độ axit béo tự do trong máu Tình trạng này ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa insulin của gan và chuyển hóa cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và bệnh túi mật ở người béo phì.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế gây ra cảm giác thèm ăn bị xáo trộn trong não bộ của những người mắc bệnh béo phì [44], [190] Vai trò chính của não trong việc điều chỉnh cân nặng cơ thể trở nên rõ ràng từ các quan sát khi động vật bị tổn thương và con
9 người có khối u ảnh hưởng đến việc phát triển hành vi ăn uống bất thường và béo phì bị điều khiển bởi vùng dưới đồi[28], điều này chứng tỏ là các mạch thần kinh trung ương kiểm soát cân bằng năng lượng nội môi tích hợp các tín hiệu từ các mô ngoại biên như mô mỡ [81]
Kháng insulin là tình trạng insulin không gắn được vào thụ thể trên tế bào ở mô đích làm cho Glucose không được hấp thu vào tế bào Béo phì, đặc biệt là béo phì nội tạng (tích tụ mỡ quanh bụng), có liên quan trực tiếp đến kháng insulin ở cả người lớn và trẻ em Ở trẻ em rất dễ gặp tình trạng kháng insulin trong giai đoạn dậy thì Tuổi dậy thì, chủng tộc và tình trạng béo phì gây ảnh hưởng độc lập đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng kháng insulin [7]
Trong cùng môi trường, một số người trở nên béo phì và những người khác thì không, điều này được giải thích bằng yếu tố di truyền Các gen khác nhau có thể được kích hoạt một cách chọn lọc hoặc được áp đặt như là một phần của sự phát triển thời thơ ấu hoặc tương tác với điều kiện môi trường để thay đổi kiểu hình Hơn nữa, có tồn tại một sự khác biệt sâu sắc giữa nền tảng di truyền và môi trường sống hiện tại [25]
Theo giả thuyết “kiểu gen tiết kiệm”, trong quá trình tiến hóa của loài người, chúng ta đã phải trải qua nhiều thời kỳ thiếu dinh dưỡng, do đó, áp lực lựa chọn rất có thể đã góp phần vào việc thúc đẩy các hành vi ăn quá nhiều, giảm việc tiêu hao năng lượng và giảm các hoạt động thể lực Những người chịu đựng được nạn đói trong thời gian dài và có thể dự trữ, huy động năng lượng hiệu quả hơn thì tái sản sinh nhiều hơn những người không có khả năng thích ứng này, sau đó dẫn đến sự biến đổi quá mức của các biến thể di truyền thúc đẩy khả năng ăn nhiều hơn, hấp thụ calo mức độ cao hơn và tích tụ năng lượng trong các mô mỡ nhiều hơn[52] Do đó, sự gia tăng bệnh béo phì có lẽ là do tương tác gen với một môi trường mới có xu hướng dễ gây ra bệnh béo phì hơn trước kia, chứ không phải sự thay đổi từ trong gen của con người [42] Tuy nhiên, nhiều gen khác đã được xác định có liên quan đến béo phì và phân phối chất béo [39], [47] Ngoài ra, các nghiên cứu về bộ gen cho thấy chỉ có khoảng 2% phương sai của BMI có thể được giải thích bằng các thể đa hình nucleotide [32], [48] Điều chỉnh lượng thức ăn: Các nghiên cứu chứng minh rằng người mang alen FTO có thể đã làm giảm cảm giác no và cảm giác về việc dư thừa năng lượng, những dữ liệu này làm tăng tầm quan trọng của não bộ - nơi FTO phổ biến nhất - trong việc điều chỉnh lượng thức ăn [16] Ngoài ra, các mạng lưới não không chỉ kiểm soát sự thèm ăn và cảm giác no mà còn sinh nhiệt, điều chỉnh hoạt động thần kinh tự phát và do đó có thể bảo vệ trọng lượng cơ thể [45]
Những hiểu biết quan trọng về tính tự động và tiềm thức về cân bằng năng lượng
10 nội môi đã khiến chúng ta phải cân nhắc về việc đưa quyết định cá nhân liên quan đến lựa chọn thực phẩm và tập thể dục thành mục tiêu hành động trong việc phòng ngừa hoặc điều trị béo phì [27], [34], [49].
Hậu quả của thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa đặc biệt là các bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, bệnh ung thư Người ta cũng thấy béo phì có đóng vai trò nhất định trong một số bệnh lý khác như: bệnh về xương khớp, bệnh suy giảm chức năng tình dục, bệnh lý tâm thần [50], [51], [52]
Bảng 2.3 Các bệnh liên quan đến béo phì (WHO) [6]
Tăng nguy cơ năng Tăng trung bình Tăng nhẹ Đái tháo đường type 2 Bệnh mạch vành tim K vú ở phụ nữ tiền mãn kinh
Bệnh sỏi mật Tăng huyết áp K trực tràng
Rối loạn lipid máu Loãng xương Giảm khả năng tình dục Hội chứng chuyển hóa Tăng acid uric máu Đau lưng
Khó thở Tăng nguy cơ khi gây tê
Thiểu năng oxy lúc ngủ Khiếm khuyết ở trẻ sơ sinh khi mẹ béo phì có thai
Béo phì là một thành tố của hội chứng chuyển hóa (HCCH), sự gia tăng khối lượng mô mỡ quá mức là yếu tố nguy cơ của nhiều thành tố khác trong HCCH
Rối loạn chuyển hóa glucid: có tình trạng kháng insulin, cường insulin nên dẫn đến bệnh lý tiền đái tháo đường, đái tháo đường typ 2
Rối loạn lipid máu: ở người béo phì, tăng nồng độ triglycerid, VLDL-c, giảm HDL-C Nhiều acid béo tự do được giải phóng từ mô mỡ đến gan, chúng được ester hóa tại tế bào gan và trở thành triglycerid Chúng cũng được tích vào VLDL rồi được giải phóng và lưu thông vào tuần hoàn Tăng nồng độ insulin máu cũng thúc đẩy quá trình tổng hợp acid béo tại gan Chế độ trong khẩu phần ăn chứa nhiều carbohydrats cũng dẫn đến gan tăng tổng hợp VLDL Khi giảm cân thì nồng độ HDL-C tăng, triglycerid, VLDL-C giảm
Rối loạn chuyển hóa acid uric do tăng acid uric gây gout cấp [8]
Tăng huyết áp liên quan mật thiết đến rối loạn lipid máu, gây xơ vữa động mạch Ngoài ra, tình trạng kháng insulin và tăng insulin làm tăng hấp thụ Na+ ở ống thận, trong khi tăng catecholamin gây co mạch Có mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng huyết áp và béo phì; việc giảm cân có thể giúp cải thiện huyết áp hiệu quả.
Bệnh mạch vành là tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch cung cấp máu cho tim, dẫn đến thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim Tuy nhiên, bệnh mạch vành không chỉ xảy ra ở những người có yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, mà còn có thể xuất hiện ở những cá nhân không có yếu tố nguy cơ nào.
11 áp, đái tháo đường,… và sẽ trầm trọng hơn khi có phối hợp với các yếu tố nguy cơ này
Các biến chứng khác: suy tim trái, suy mạch máu não,… [8]
2.5.3 Biến chứng về tiêu hóa
Gan nhiễm mỡ: gan lớn tiến triển thành viêm gan mỡ, xơ gan
Sỏi túi mật: do tăng cholesterol trong dịch mật và kết tinh thành nhân của sỏi Viêm tụy cấp: liên quan đến tăng tỉ lệ sỏi mật ở người béo phì
Trào ngược dạ dày thực quản: ở người béo phì thường xảy ra bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản hơn ở người không béo phì [8]
Giảm chức năng hô hấp: béo phì làm hạn chế di động của lồng ngực khi hít thở nên dẫn đến suy hô hấp
Ngừng thở khi ngủ (hội chứng Pickwick), ngủ ngáy: cũng thường gặp ở người béo phì [8]
2.5.5 Biến chứng về xương khớp
Thoái hóa khớp (khớp gối, khớp háng, cột sống), thoát vị đĩa đệm, trượt cột sống, hay xảy ra ở người béo phì do thường xuyên chịu lực đè nén cao hơn so với người không béo phì [8]
2.5.6 Biến chứng về nội tiết
Ngoài đái tháo đường type 2, béo phì còn có thể làm giảm chức năng nội tiết – sinh dục như: giảm khả năng sinh sản, gây sinh khó ở phụ nữ có thai, chu kỳ kinh kéo dài không phóng noãn, rậm lông [8]
Người mắc bệnh béo phì còn có nguy cơ bị ung thư như ung thư cổ tử cung hay ung thư vú Ngoài ra còn một số biến chứng tăng nặng lên do béo phì như sỏi mật, sừng hóa gan bàn tay, bàn chân, rạn da, nấm da, [8].
Các giải pháp can thiệp để phòng chống thừa cân, béo phì
Béo phì là một bệnh mạn tính Điều trị béo phì thành công được nghĩa là duy trì được tình trạng cân nặng ở mức giới hạn cho phép (BMI từ 20 đến 25) Có nhiều cách giúp tiếp cận hiệu quả, tuy nhiên cho đến nay điều trị thừa cân, béo phì chủ yếu là thực hiện chế độ ăn, chế độ tập luyện, những ca thiệp y tế chỉ được đặt ra khi những biện pháp can thiệp trên không có hiệu quả [8]
2.6.1 Tiết thực giảm trọng lượng Điều trị béo phì chưa biến chứng chủ yếu dựa vào giảm calo và giảm mỡ Năng lượng đưa vào phải ít hơn nhu cầu cơ thể, để cơ thể huy động năng lượng từ mô mỡ Sự cân bằng âm về calo sẽ giúp giảm trọng cơ thể (khoảng 0,5-1kg/tuần là phù hợp)
Hạn chế năng lượng khoảng 20-25 kcal/kg/ngày Áp dụng chế độ tiết thực giảm cân về mức độ cung cấp năng lượng còn phụ thuộc tuổi, hoạt động thể lực, và mục tiêu
Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid Tránh dùng nhiều glucid (năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50% năng lượng của phần ăn, lipid khoảng 30% và protid khoảng 20%), hạn chế đường đơn, mỡ bão hòa
Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả
Chia nhiều bữa (ít nhất 3 bữa)
Nhịn đói để giảm cân là nguy hiểm Khi đói, mỡ và protein sẽ bị dị hóa nhiều, thiếu muối, thiếu các yếu tố vi lượng Vì vậy, dễ tổn thương các cơ quan
Tiết thực giảm carbohydrate: Cambridge diet: cung cấp đầy đủ yếu tố vi lượng, giảm glucid, giảm cân có hiệu quả, không gây tai biến [8]
2.6.2 Tăng cường tập luyện, vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng
Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng
Giảm TC, TG, LDL-c và Tăng HDL-c
Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp
Thời gian tập luyện-vận động thể lực khoảng 60 đến 75 phút mỗi ngày, cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim…
Thay đổi hành vi (Behavior modification)
Trị liệu thay đổi hành vi là một trị liệu tâm lý để người bệnh béo phì thừa nhận béo phì là một bệnh lý, từ đó tích cực tuân thủ các biện pháp điều trị như tiết thực giảm calo, tăng cường tập luyện - vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng [8]
Thuốc điều trị béo phì ít có kết quả nếu không phối hợp với tiết thực giảm cân và tăng cường vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng Mặt khác dùng thuốc phải áp dụng liệu trình lâu dài vì sự tăng cân trở lại khi ngừng thuốc Vì vậy, phần lớn các trường hợp béo phì không nên dùng thuốc để điều trị do nhiều tác dụng phụ [72]
Tính đến tháng 6/2023 các loại thuốc đã được FDA phê duyệt để giảm cân, chống béo phì bao gồm liraglutide, semaglutide, tirzepatide, orlistat, phentermine phối hợp topiramate và bupropion phối hợp naltrexone Ngoại trừ tirzepatide vẫn đang được đánh giá [220]
Bảng 2.4 Các thuốc điều trị béo phì được FDA phê duyệt
Tên Đích tác dụng Đường dùng
Giảm cân dự kiến (kg)
Liraglutide Ức chế AMPK Dưới da
Semaglutide Chủ vận GLP-1 Dưới da
Tirzepatide Chủ vận GLP-1/GIP Dưới da
Orlistat Ức chế lipase Miệng 120 mg, 3 lần/ngày
Phối hợp thuốc an thần/thuốc chống động kinh giống giao cảm amin
Phối hợp thuốc đối kháng/thuốc chống trầm cảm
* Các đích tác dụng của thuốc
- Thuốc tác dụng theo con đường AMPK:
AMPK là một enzym quan trọng có tác dụng điều chỉnh cân bằng năng lượng Protein kinase được kích hoạt bởi AMPK hoạt động ở vùng dưới đồi để điều chỉnh cân bằng nội mô, năng lượng và cân nặng cho toàn cơ thể AMPK đáp ứng với một số kích thích dinh dưỡng và nội tiết tố để điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào, điều chỉnh quá trình chuyển hóa glucose ở gan thành lipid, sinh nhiệt ở mô mỡ màu nâu, cân bằng glucose nội mô và tổng hợp lipid, glycogen trong cơ xương Hoạt động AMPK vùng dưới đồi trên các mô ngoại biên, các cơ quan được điều hòa bởi hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm Vì vậy, kích hoạt con đường AMPK vùng dưới đồi dẫn đến chán ăn và tăng sinh nhiệt (do đó tăng tiêu hao năng lượng) khiến nó trở thành mục tiêu để phát triển thuốc giảm cân, chống béo phì [149]
- Thuốc ức chế enzym lipase tuyến tụy:
Enzym lipase tuyến tụy là enzyme quan trọng trong quá trình tiêu hóa lipid Enzyme này được tiết ra từ tuyến tụy vào ruột non Để hoạt động hiệu quả, lipase tụy cần sự hiện diện của colipase, một coenzyme giúp lipase tụy bám vào bề mặt các triacylglycerol (có trong thức ăn) Tạo thành phức hợp lipase-triacylglycerol Sau đó, phức hợp này chuyển triacylglycerol thành monoacylglycerol và acid béo tự do hấp thụ qua màng ruột và vào máu tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp lipid Khi
14 enzym lipase bị ức chế, các chất béo trong thức ăn không thể phân giải thành các phân tử nhỏ và hấp thu vào cơ thể được Do đó, ngăn chặn sự hấp thu chất béo từ thức ăn vào cơ thể kích thích cơ thể sử dụng mỡ dự trữ để tạo năng lượng, dẫn đến giảm cân [134]
Thuốc ức chế enzym lipase tuyến tụy , bằng cách kết hợp với phần lipase hoạt động ở dạ dày và ruột non, ức chế hoạt động xúc tác của enzym này dẫn đến làm giảm lipid như triglycerid Quá trình thủy phân làm giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu lipid trong thức ăn cũng như sự tích tụ của mô mỡ và đạt được hiệu quả kiểm soát và điều trị béo phì [150]
GLP-1 là hormone incretin tự nhiên do ruột non tiết ra sau bữa ăn, kích thích tuyến tụy tiết insulin, ngăn chặn tiết glucagon, làm chậm tiêu hóa thức ăn và làm giảm cảm giác thèm ăn Các chất chủ vận GLP-1 bắt chước tác động của GLP-1 tự nhiên, giúp cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm cân.
- Thuốc kích thích giao cảm:
Thuốc kích thích giải phóng noradrenalin, ức chế thu hồi noradrenalin và dopamin, kích thích trung tâm no ở não gây cảm giác chán ăn [190]
2.6.4 Một số điều trị đặc biệt Đặt bóng vào dạ dày, gây cảm giác đầy dạ dày, cảm giác no và hạn chế ăn Phẫu thuật nối shunt hỗng tràng dạ dày làm giảm hấp thu thức ăn
Phẫu thuật lấy mỡ ở bụng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các dược liệu có tác dụng giảm cân, chống béo phì
Sử dụng phương pháp tìm kiếm như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, kết quả đề tài tổng hợp được 30 dược liệu có tác dụng giảm cân, chống béo phì, danh sách cụ thể được trình bày dưới bảng 3.1
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các dược liệu có tác dụng giảm cân, chống béo phì
STT Dược liệu Tên khoa học Tài liệu tham khảo
9 Cỏ cà ri Trigonella foenum- graecum
27 Ngô thù du Evodia rutaecarpa [3], [132], [64]
28 Ngũ gia bì Acanthopanax sessiliflorus
38 Tía tô tím Perilla frutescens Var [11], [221], [3], [127], [209]
3.1.1 Bách xù a Tên khoa học:
Juniperus communis, họ Bách (Cupressaceae) [36] b Bộ phận dùng:
Lá [36] c Thành phần hóa học chính:
Trong lá chứa α-pnene, β-pinene, apigenin, sabinine, β-sitos-terol, campestrol, limonene, amentoflavone, acid quinic, acid íocupressic, acid communic, deoxy podophyllotoxin, acid mbricatolic và nhiều hoạt chất khác [36]
Trong quả chứa flavonoid và biflavonoid [59] d Theo Y học cổ truyền:
Cây có giá trị lớn trong y học cổ truyền trong điều trị các bệnh khác nhau như chống tiêu chảy, chống viêm, làm se, rối loạn kinh nguyệt và rối loạn bụng [36] e Tác dụng giảm cân, chống béo phì:
Thử nghiệm in vitro đánh giá tác dụng chống béo phì của cao chiết methanol từ lá J communis trên tế bào mỡ 3T3-L1 của chuột được nuôi cấy trong môi trường DMEM cho thấy cao chiết làm tăng quá trình phân hủy chất béo dự trữ trong tế bào mỡ 3T3-L1, cao chiết với nồng độ 50 μg/ml làm tăng đáng kể quá trình phân giải mỡ (p = 0,0169) Hoạt chất Acarbose trong cao chiết với khoảng nồng độ 10–1000 μg/ml có khả năng ức chế enzym α – amylase và α– glucosidase làm giảm hấp thu carbohydrate vào ruột non, giảm năng lượng nạp vào cơ thể, hoạt tính ức chế tăng dần theo thứ tự nồng độ 10 < 50
Acarbose ức chế sự biệt hóa tế bào mỡ thông qua việc đối kháng thụ thể PPARγ, dẫn đến quá trình phosphoryl hóa Ser112 Ngoài ra, acarbose còn kích hoạt con đường AMPK, ức chế quá trình oxy hóa acid béo trong cơ thể, góp phần kiểm soát tình trạng béo phì.
Trong nghiên cứu trên chuột béo phì cho thấy chiết xuất từ J communis có tác dụng giảm cân đáng kể Chiết xuất này có chứa các hợp chất flavonoid và biflavonoid, hoạt động trên thụ thể PPARα, tăng cường quá trình đốt cháy chất béo nâu và sinh năng lượng.
Cao chiết methanol từ lá J communis không gây độc tế bào đối với tế bào mỡ 3T3L1 ở chuột trên thử nghiệm in vitro [36]
3.1.2 Bụp giấm a Tên khoa học:
Hibiscus sabdariffa L, họ Bông (Malvaceae) [202] b Bộ phận dùng:
Quả, đài hoa [202] c Thành phần hóa học chính:
Hai anthocyanin thuộc nhóm polyphenol bao gồm delphinidin-3-O-sambubioside và cyanidin-3-O-sambubioside [202] d Tác dụng giảm cân, chống béo phì:
Thử nghiệm lâm sàng trên 21 đối tượng béo phì (11 nữ, 10 nam) cho thấy những người uống trà Bụp giấm giảm cảm giác thèm ăn (p=0,009), giảm lượng thức ăn nạp và tăng cảm giác no (p=0.01) so với cảm nhóm đối chứng uống nước Tuy nhiên trà Bụp giấm chỉ ảnh hưởng đến việc tiêu hao năng lượng và phản ứng no ở nam giới, nam giới sau khi uống trà làm tiêu hao năng lượng trong cơ thể (nước: 1501 ± 290,7 kcal, trà:
1619 ± 288,9 kcal; p = 0,029) và giảm cảm thấy đói (p = 0,003), giảm cảm giác thèm ăn (p = 0,016) và tăng cảm giác no (p = 0,021); nữ giới sau khi uống trà làm tăng quá trình oxy hóa chất béo (p = 0,034) so với nhóm đối chứng uống nước [85]
Thử nghiệm trên chuột béo phì cho thấy chiết xuất 2,5% Bụp giấm trong 25 tuần làm giảm đáng kể cân nặng và tăng HDL, có ý nghĩa thống kê (p