DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các chuyên luận về họ Apiaceae theo tiêu chuẩn DĐVN V 6 Bảng 1.2 Thành phần chính trong tinh dầu loài Thì là thân gỗ leonid 7 Bảng 1.3 Thành phần chính trong t
TỔNG QUAN
Tổng quan về vị trí phân loại và đặc điểm thực vật một số chi thuộc họ
1.1.1 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Angelica L a Vị trí phân loại chi Angelica L
Theo hệ thống phân loại thực vật APG IV (2016) [9], vị trí phân loại của chi Angelica
L được sắp xếp như sau:
Chi: Angelica L b Đặc điểm thực vật chi Angelica L
Theo Thực vật chí Trung Quốc [11], đặc điểm thực vật chi Angelica L được mô tả như sau:
Cây thảo, hai năm hoặc lâu năm Rễ thường mập mạp, hình nón hoặc hình trụ Lá có cuống, cuống lá phồng lên rõ rệt; phiến có hình lông chim hoặc xẻ lông chim nhiều lần hoặc chia ba tới xẻ ba
Cụm hoa tán kép, thường ở ngọn, hoặc ở ngọn và ở bên; lá bắc nhiều hoặc ít, hiếm khi không có, nguyên; tia thường nhiều Đài hoa hình trứng, hình tam giác hoặc bị teo đi Cánh hoa màu trắng, đôi khi có màu hồng hoặc tím đậm, hình trứng đến trứng ngược, đỉnh cong vào trong Cuống hoa hình nón ngắn
Quả hình trứng đến hình cầu, dẹp lưng; cạnh lưng mảnh, Cạnh bên có cánh, tách ra khi chín Ống tiết tinh dầu nhiều Hạt dẹp c Phân bố chi Angelica L
Chi Angelica L bao gồm khoảng 110 loài, phân bố rộng rãi ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ [12], [31] Chúng mọc nhiều ở các đầm lầy, bờ sông, đồng cỏ và rừng ẩm ướt [31] Trong đó 45 loài nằm ở Trung Quốc (khoảng 32 loài đặc hữu) [11], [12]
Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam có 4 loài thuộc chi Angelica L., bao gồm Tiền hồ [Angelica decursiva (Miq.) Fr & Sav.], Đương quy [Angelica sinensis (Oliv.) Diels.], Bạch chỉ [Angelica dahurica (Hoffm.) Benth & Hook.] và Đương quy (Angelica uchiyamae Yale) Các loài này đều có nguồn gốc tại Trung Quốc và được nuôi trồng ở
Việt Nam [2] Sau đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Đương quy di thực đã được du nhập từ Nhật Bản và trồng tại một số vùng ở Việt Nam Bất chấp sự khác biệt lớn về khí hậu giữa Việt Nam và Nhật Bản, Đương quy di thực vẫn phát triển rất tốt ở Việt Nam
[7], [16], [34], [35] Bên cạnh đó, sự phân bố của Độc hoạt tại Việt Nam cũng đã được báo cáo [24]
1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Cryptotaenia DC a Vị trí phân loại chi Cryptotaenia DC
Theo hệ thống phân loại thực vật APG IV (2016) [9], vị trí phân loại của chi
Cryptotaenia DC được sắp xếp như sau:
Chi: Cryptotaenia DC b Đặc điểm thực vật chi Cryptotaenia DC
Theo Thực vật chí Trung Quốc [11], đặc điểm thực vật chi Cryptotaenia DC được mô tả như sau:
Cây thân thảo, sống lâu năm, về cơ bản nhẵn (có vảy nhỏ dọc theo gân lá) Thân rễ nhỏ, dạng củ, phân nhánh Thân hình trụ, phân nhánh, màu tía, gốc không còn bẹ lá Lá có cuống, bẹ thuôn dài, có màng, phồng lên; lá kép ba lá chét; lá chét hình thoi, hình trứng hoặc hình tim, gốc hình nêm, mép nhọn có răng cưa
Cụm hoa tán kép, hợp lại thành hình chùy, mọc ở ngọn; cành hoa và tia hoa uốn cong trong hoa, cứng lại khi quả chín; lá bắc và lá bắc con có thể có hoặc không; tia hoa nhiều, không đều nhau; tán ít hoa, cuống không đều nhau Đài hoa có răng hình tam giác nhỏ Cánh hoa màu trắng, hình trứng ngược, đỉnh cong Cuống hoa hình nón dài, xẻ và thuôn nhọn thành dạng ngắn, dựng đứng
Quả thuôn dài, hình bầu dục, lưng hơi dẹp, đỉnh nhọn, gốc tròn, nhẵn; 5 cạnh, nổi rõ, màu nhạt; ống tiết tinh dầu có 1-3 trên mỗi rãnh, 4 ở mép Hạt dẹp Vòi nhụy chia đôi tới gốc c Phân bố chi Cryptotaenia DC
Cryptotaenia DC là một chi đa ngành với 4 loài ở tông Oenantheae và 3 loài ở tông Pimpinelleae Các loài trong Oenantheae tạo thành một nhánh được đặt tên là
“Cryptotaenia s str.” với các loài hiện diện ở những khu vực là nơi trú ẩn băng giá quan trọng: Cryptotaenia flahaultii Koso-Pol ở dãy núi Kavkaz (Georgia); Cryptotaenia japonica Hassk phân bố ở Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan), và Cryptotaenia thomasii D.C có ở Ý [33]
Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ, ở Việt Nam có 1 loài thuộc chi Cryptotaenia DC., đó là C canadensis [2] Tuy nhiên, hiện nay tên C canadensis chỉ được xác định là tên đồng nghĩa của C japonica – Áp nhĩ cần
1.1.3 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Heracleum L a Vị trí phân loại chi Heracleum L
Theo hệ thống phân loại thực vật APG IV (2016) [9], vị trí phân loại của chi Heracleum
L được sắp xếp như sau:
Chi: Heracleum L b Đặc điểm thực vật chi Heracleum L
Theo Thực vật chí Trung Quốc [11], đặc điểm thực vật chi Heracleum L được mô tả như sau:
Cây thảo, sống lâu năm, hiếm khi hai năm Rễ hình thoi hoặc hình trụ, dày, ít khi có xơ Thân mọc thẳng, hình trụ và thường có gân hoặc sọc, phân nhánh Lá có cuống, bẹ lá thường rộng, lá kép ba lá chét hoặc lá kép lông chim, có lông hoặc không
Cụm hoa tán kép rời, ở ngọn và ở bên, tán ở ngọn có hoa lưỡng tính, tán bên thường chỉ có hoa đực; lá bắc ít hoặc không có, thường thưa thớt; tia thường nhiều, lan rộng; lá bắc con nhiều, hình dải hoặc hình mác, nguyên; tán có nhiều hoa Răng đài hoa hình tam giác, hình mũi mác hoặc bị teo đi Cánh hoa màu trắng, đôi khi hơi hồng hoặc vàng nhạt, hình trứng ngược hoặc hình trứng, gốc hình nêm, đỉnh có khía với một thùy cong hẹp; hoa phía ngoài của tán thường to hơn với cánh hoa ngoài lớn, hình trứng ngược, đỉnh có hai thùy sâu Cuống hoa hình nón, ngắn, thẳng hoặc cong
Quả hình trứng, hình trứng ngược, hoặc hình cầu, dẹp lưng, có lông hoặc không; cạnh lưng dạng sợi, đôi khi nổi lên, cạnh bên thường có cánh; ống tiết tinh dầu có 1-2 trên mỗi rãnh, 2-6 hoặc không có ở mép, hẹp, kéo dài tới gốc của lá noãn và ngắn hơn nhiều so với lá noãn Hạt dẹp, đôi khi hơi lõm Vòi nhụy chia đôi tới gốc c Phân bố chi Heracleum L
Chi Heracleum L gồm hơn 120 loài và là một trong những chi lớn nhất của họ Apiaceae [6] Các loài thuộc chi này phân bố rộng rãi ở Bắc bán cầu, chủ yếu ở Á-Âu [6], [11], một loài ở Bắc Mỹ, một số loài ở Đông Phi, 29 loài (21 loài đặc hữu) ở Trung Quốc [11] Cụ thể hơn, chi này có 17 và 10 loài tương ứng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iran [23], dãy núi Kavkaz có 26 loài Heracleum [20] Do sự phân phối rộng rãi của chi này ở châu
5 Âu, một số loài Heracleum được coi là loài xâm lấn (H mantegazzianum, H sosnowskyi và H persicum) [41]
Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam có 1 loài thuộc chi Heracleum L., đó là loài Cần dại [2]
1.1.4 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Xyloselinum Pimenov & Kljuykov a Vị trí phân loại chi Xyloselinum Pimenov & Kljuykov
Theo hệ thống phân loại thực vật APG IV (2016) [9], vị trí phân loại của chi Xyloselinum Pimenov & Kljuykov được sắp xếp như sau:
Chi: Xyloselinum Pimenov & Kljuykov b Đặc điểm thực vật chi Xyloselinum Pimenov & Kljuykov
Tổng quan các nghiên cứu về hiển vi
Theo tiêu chuẩn DĐVN V [1], có 14 chuyên luận về họ Apiaceae, được liệt kê trong Bảng 1.1 Mỗi chuyên luận có thể bao gồm cả chỉ tiêu về vi phẫu và bột hoặc chỉ có 1 trong 2 nội dung
Bảng 1.1 Các chuyên luận về họ Apiaceae theo tiêu chuẩn DĐVN V
Chuyên luận Vi phẫu Bột
Bạch chỉ (rễ) Có Có
Cần tây (quả) Không đề cập Có
Cần tây (toàn cây) Có Có Độc hoạt (rễ) Có Không đề cập Đương quy (rễ) Có Có Đương quy di thực (rễ) Có Có
Khương hoạt (thân rễ và rễ) Không đề cập Có
Phòng phong (rễ) Có Có
Rau má (toàn cây) Có Không đề cập
Sa sâm (rễ) Có Có
Sài hồ (rễ) Có Có
Tiền hồ (rễ) Có Có
Xà sàng (quả) Có Có
Xuyên khung (thân rễ) Có Có
Tổng quan các nghiên cứu về tinh dầu các loài Apiaceae ở Việt Nam
Nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu các loài thuộc họ Apiaceae ở Việt Nam không nhiều, chỉ có một số loài được nghiên cứu như Thì là thân gỗ việt [36], Thì là thân gỗ leonid [36], Đương quy (Angelica sinensis) [15], Rau mùi (Coriandrum sativum) [17] và Ngò gai (Eryngium foetidum) [21]
Trần Huy Thái và cộng sự (2012) đã báo cáo về thành phần hóa học của tinh dầu từ lá và thân của 2 loài Thì là thân gỗ việt (thu hái tại Quản Bạ, Hà Giang) và Thì là thân gỗ leonid (thu hái tại Đồng Văn, Hà Giang) Kết quả cho thấy rằng các thành phần được
7 xác định chiếm tới hơn 96% của toàn bộ lượng tinh dầu và số lượng các hợp chất được xác định trong tinh dầu thân cao hơn trong tinh dầu lá Các thành phần chính ở cả hai loài đều có sabinen, (Z)-β-ocimen, và terpinen-4-ol Trong số đó, sabinen có nhiều nhất, đặc biệt ở tinh dầu lá Thì là thân gỗ việt (75,0%); hàm lượng sabinen khác nhau ở lá và thân của cả hai loài Thì là thân gỗ Trong Thì là thân gỗ việt, hàm lượng sabinen ở tinh dầu lá gấp đôi ở tinh dầu thân, trong khi ở Thì là thân gỗ leonid tỷ lệ này lớn hơn gấp 3 lần Ngược lại, hàm lượng (Z)-β-ocimen ở thân cao hơn ở lá Mặt khác, terpinene-4-ol có hàm lượng tương đương ở lá và thân của Thì là thân gỗ việt, nhưng cho thấy sự phân bố khác nhau hoàn toàn ở lá và thân của Thì là thân gỗ leonid [36] Thành phần chính trong tinh dầu từ lá và thân của loài Thì là thân gỗ leonid được trình bày trong bảng 1.2 và của loài Thì là thân gỗ việt được trình bày trong bảng 1.3
Hình 1.1 Công thức cấu tạo của các hợp chất chính có trong tinh dầu loài Thì là thân gỗ leonid Bảng 1.2 Thành phần chính trong tinh dầu loài Thì là thân gỗ leonid
STT Hợp chất RI Hàm lượng (%)
Hình 1.2 Công thức cấu tạo của các hợp chất chính có trong tinh dầu loài
Thì là thân gỗ việt Bảng 1.3 Thành phần chính trong tinh dầu loài Thì là thân gỗ việt
STT Hợp chất RI Hàm lượng (%)
Năm 2021, Chu Thị Thu Hà và cộng sự đã báo cáo về thành phần hóa học của tinh dầu Đương quy trồng ở Khoái Châu, Hưng Yên Tinh dầu từ rễ, hoa, quả và lá cùng với thân loài Đương quy thu được bằng phương pháp chưng cất hơi nước và được phân tích bằng GC/MS-FID Tổng cộng, 36, 30, 33 và 27 hợp chất đã được tìm thấy chiếm lần lượt 98,7%, 98,8%, 99,2% và 100,0% thành phần tinh dầu (Z)-ligustilid (49,4%, 29,6%, 25,8%, 28,9%) và γ-terpinen (20,6%, 38,5%, 35,5%, 44,2%) là thành phần chính của các loại tinh dầu tương ứng Đặc biệt, dictyopteren C (10,8%) là một trong những thành
9 phần chính được xác định trong tinh dầu quả Đương quy [15] Thành phần hóa học chính của tinh dầu Đương quy được trình bày trong bảng 1.4
Hình 1.3 Công thức cấu tạo của các hợp chất chính có trong tinh dầu loài Đương quy
Bảng 1.4 Thành phần chính trong tinh dầu loài Đương quy
Rễ Hoa Quả Lá & thân
Thành phần hóa học tinh dầu của các bộ phận trên mặt đất loài Rau mùi (thu hái tại
Hà Nội) đã được nghiên cứu bởi Nguyễn Phương Hạnh và cộng sự (2022) Kết quả cho thấy rằng, 29 thành phần chiếm 93,8% tổng lượng tinh dầu được xác định ở Rau mùi Hiệu suất thu tinh dầu là 0,45% Thành phần tinh bao gồm nhiều loại hợp chất khác nhau như monoterpen (3,6%), monoterpenoid (36,4%), alcol không no (8,9%), alcol no (7,5%), aldehyd (13,4%), acid béo (7,0%), alkan (0,9%) và alkanon (0,1%) [17] Các thành phần chính trong tinh dầu Rau mùi được trình bày trong bảng 1.5
Hình 1.4 Công thức cấu tạo của các hợp chất chính có trong tinh dầu loài Rau mùi
Bảng 1.5 Thành phần chính trong tinh dầu loài Rau mùi
STT Hợp chất RI Hàm lượng (%)
Năm 2013, Nguyễn Dương Thanh Thi và cộng sự đã báo cáo về thành phần hóa học tinh dầu của loài Ngò gai được thu hái tại Cần Thơ Tinh dầu được chưng cất theo hai phương pháp: Chưng cất bằng hơi nước dưới sự gia nhiệt thông thường (chưng cất truyền thống) và chưng cất bằng hơi nước dưới bức xạ vi sóng (chưng cất vi sóng) Hàm lượng tinh dầu của phần trên mặt đất chưng cất bằng phương pháp vi sóng (0,061%) cao hơn so với phương pháp truyền thống (0,053%) Bên cạnh đó, tỷ lệ phần trăm của các thành phần chính trong tinh dầu chưng cất theo hai phương pháp cũng có sự chênh lệch đáng kể [37] Hàm lượng các thành phần chính trong tinh dầu Ngò gai được trình bày trong bảng 1.6
Hình 1.5 Công thức cấu tạo của các hợp chất chính có trong tinh dầu loài Ngò gai
Bảng 1.6 Thành phần chính trong tinh dầu loài Ngò gai
Bộ phận trên mặt đất Rễ
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên vật liệu, thiết bị
Nguyên liệu thực vật được sử dụng trong nghiên cứu có thể là các loài mọc hoang hoặc được nuôi trồng thuộc họ Apiaceae Bốn loài mọc hoang gồm Áp nhĩ cần (1,2 kg), Cần dại (0,4 kg), Thì là thân gỗ leonid (0,7 kg), Thì là thân gỗ việt (5,0 kg) và hai loài trồng trọt là Đương quy di thực (0,4 kg) và Độc hoạt (0,3 kg) đã được thu hái (bảng 2.1) Tên khoa học các loài trên được xác định bởi TS Nguyễn Quang Hưng, Khoa Tài nguyên thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) Mẫu tiêu bản được lưu trữ tại Phòng Tài nguyên thực vật, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam (bảng 2.1)
Căn cứ vào lượng nguyên liệu thu được, mỗi loài có thể được chia thành các bộ phận khác nhau hoặc sử dụng toàn bộ bộ phận trên mặt đất, sau đó phơi khô trong bóng râm cho đến khi đạt độ ẩm tương thích và dùng để nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu Một phần nhỏ mẫu được bảo quản trong ethanol 50% để làm vi phẫu thực vật
Bảng 2.1 Những loài thuộc họ Apiaceae sử dụng trong nghiên cứu
Việt Tên khoa học Địa điểm thu hái Mã số Bộ phận dùng
Aa Đương quy di thực
Ap Độc hoạt Angelica pubescens
Cj Áp nhĩ cần Cryptotaenia japonica
23-24-HG01 Phần trên mặt đất
HbA Cần dại Heracleum bivittatum
XlA Thì là thân gỗ leonid
XvS Thì là thân gỗ việt
2.1.2 Thiết bị và hóa chất a Thiết bị máy móc và dụng cụ thí nghiệm
- Dụng cụ thủy tinh: Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo tiêu chuẩn DĐVN V, pipet, ống nghiệm, ống đong, phễu, cốc có mỏ, đĩa petri, phiến kính, đũa thủy tinh
- Các dụng cụ khác trong phòng thí nghiệm: cối, chày, bát sứ, khay tráng men, dao lam…
- Bếp cách thủy Memmert (Đức)
- Kính hiển vi LEICA DM 1000
- Hệ thống sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao HPTLC bao gồm: thiết bị phun mẫu bán tự động CAMAG Linomat 5 (CAMAG, Thụy Sĩ), kim tiêm mẫu thể tích 100 μL, bình đôi triển khai sắc ký ADC (CAMAG, Thụy Sĩ), buồng chụp ảnh TLC Visualizer (CAMAG, Thụy Sĩ) được liên kết với phần mềm VisionCATs 2.5
- Bản mỏng tráng sẵn TLC silica gel 60 F254 (Merck, Đức)
- Hệ thống GC-MS: Hệ thống GC In tuvo 9000 được kết nối với detector khối phổ MSD 5977B (Agilent, Mỹ) và cột mao quản không phân cực DB-5MS (30 m × 0.25 mm x 0.25 μm) Hệ thống sắc ký khí thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Cỏc đầu cụn 1000, 200, 100 àl cho micropipet b) Hóa chất
Các thuốc thử, dung môi, hóa chất đạt tiêu chuẩn phân tích theo quy định của DĐVN, gồm có:
- Các dung môi hữu cơ: cloroform (Merck, Đức), n-hexan (Merck, Đức), dãy đồng đẳng alkan C8-C20 (Merck, Đức), toluen (Acros Organics, Bỉ), ethyl acetat (Avantor, Nam Phi), ethanol 96%…
- Các thuốc thử dùng trong nghiên cứu đặc điểm hiển vi: cloramin B, nước Javen, đỏ son phèn, xanh methylen, glycerin, nước cất…
- Thuốc thử dùng hiện màu trong SKLM: dung dịch TT anisaldehyd/acid sulfuric.
Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu về đặc điểm hiển vi
Mô tả đặc điểm hiển vi của bộ phận trên mặt đất và rễ của các mẫu nghiên cứu
2.2.2 Phân tích thành phần tinh dầu
- Định tính tinh dầu các mẫu nghiên cứu bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC)
- Phân tích thành phần tinh dầu các mẫu bằng sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC/MS).
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm hiển vi
Tiêu bản vi phẫu được thực hiện bằng phương pháp nhuộm kép Các mẫu thân, lá, cuống lá và rễ (nếu có) được cắt ngang thành các lát mỏng bằng dao lam, rửa với nước cất 3 lần, tẩy sạch bằng nước Javen trong khoảng 1 giờ Sau đó mẫu được ngâm trong dung dịch acid acetic 5% khoảng 10 phút Mẫu sau khi được rửa sạch với nước cất (3 lần) được nhuộm xanh với dung dịch xanh methylen (pha loãng dung dịch xanh methylen 1% 10 lần với nước) trong 10 phút Sau đó rửa lại bằng nước cất (3 lần) rồi nhuộm đỏ bằng dung dịch đỏ son phèn trong 30 phút Lên tiêu bản bằng dung dịch glycerin Các đặc điểm vi phẫu của lá, cuống lá, thân, rễ được mô tả phân tích theo nguyên tắc nghiên cứu tiêu bản vi phẫu Tiêu bản được soi bằng kính hiển vi và chụp ảnh
2.3.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu a Định lượng tinh dầu
- Phương pháp: Định lượng tinh dầu bằng phương pháp cất kéo hơi nước, sử dụng bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo quy định của Dược điển Việt Nam V [1] Việc chưng cất được thực hiện đến khi thể tích tinh dầu không đổi
- Cách tiến hành: Nguyên liệu khô được cắt thành từng mảnh nhỏ (5-10 mm) rồi đem đi cất kéo hơi nước thu tinh dầu Tinh dầu các mẫu nghiên cứu có tỷ trọng nhỏ hơn
1, vì vậy không cho xylen vào ống hứng chia độ Việc chưng cất được thực hiện cho đến khi thể tích tinh dầu không tăng nữa Đọc thể tích tinh dầu cất được trong ống hứng chia độ và thu toàn bộ lượng tinh dầu vào ống vial (Bảng 2.2) Thêm một lượng nhỏ natri sulfat khan để làm khan tinh dầu
Tỷ lệ phần trăm tinh dầu tính theo dược liệu khô được tính theo công thức sau:
X: hàm lượng phần trăm tinh dầu theo dược liệu khô (tt/kl)
V: thể tích tinh dầu thu được (ml) m: khối lượng mẫu đem cất tinh dầu (g) a: Mất khối lượng do làm khô của dược liệu đem cất tinh dầu (%)
Bảng 2.2 Thông số quá trình cất kéo tinh dầu sáu loài Apiaceae
Ký hiệu Loài Bộ phận dùng m (g) a (%) Thể tích nước
Aa Đương quy di thực Rễ 350 36,05 1600 2,0 0,11 0,05
Cj Áp nhĩ cần Phần trên mặt đất 280 19,23 3000 2,0 0,36 0,16
HbA Cần dại Phần trên mặt đất 320 32,87 1500 2,5 0,09 0,04
XlA Thì là thân gỗ leonid
XvS Thì là thân gỗ việt
17 b Sắc ký lớp mỏng tinh dầu
Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao được thực hiện trên bản mỏng TLC silica gel 60 (Merck, Đức) Bản mỏng được hoạt hóa ở 110°C trong 1 giờ Các mẫu tinh dầu được pha loãng trong cloroform theo tỷ lệ 1:20 (tt/tt) Việc đưa mẫu lên bản mỏng được thực hiện bằng thiết bị phun mẫu bán tự động CAMAG Linomat 5 (CAMAG, Thụy Sĩ) và kim tiêm mẫu thể tích 100 μL Sau đó, bản mỏng được khai triển với hệ dung môi toluen – ethyl acetat (95:5, tt/tt) trong bình đôi (CAMAG, Thụy Sĩ) Quan sát và chụp ảnh bản mỏng ở bước sóng 254 nm và 366 nm bằng buồng chụp ảnh TLC Visualizer (CAMAG, Thụy Sĩ) được liên kết với phần mềm VisionCATs 2.5 Việc đánh giá sắc ký được thực hiện để tính toán số lượng và giá trị hệ số lưu giữ R f của các dải dựa trên sắc ký đồ quan sát được ở ánh sáng trắng và ánh sáng 366 nm sau khi tạo dẫn xuất bằng thuốc thử anisaldehyd/acid sulfuric nhờ phần mềm VisionCATS Điều kiện sắc ký:
- Pha tĩnh: Bản mỏng TLC silicagel 60 F254 hoạt hóa ở nhiệt độ 110°C trong 1 giờ
- Pha động: lựa chọn hệ dung môi Toluen - ethyl acetat (95:5, tt/tt)
- Chấm sắc ký: Pha loãng mẫu trong cloroform nồng độ 1:20 (tt/tt) Đưa mẫu lên bản mỏng bằng thiết bị phun mẫu Linomat 5 Vị trí tiêm mẫu cách mép dưới bản mỏng
10 mm Độ rộng dải chấm là 7,5 mm Thể tích tiêm mẫu nghiên cứu là 5 μl
- Triển khai sắc ký: Đưa bản mỏng đã chấm mẫu vào bình triển khai Sau khi triển khai lấy bản mỏng ra và để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng
- Phát hiện vết: soi đèn UV dưới bước sóng 254 nm, 366 nm trước khi phun TT Hiện vết bằng phun TT anisaldehyd/acid sulfuric rồi gia nhiệt 5 phút ở 105°C Soi dưới ánh sáng trắng và ánh sáng 366 nm sau khi phun thuốc thử c Phân tích thành phần tinh dầu bằng sắc ký khí kết hợp khối phổ GC/MS
Tinh dầu được pha loãng trong n-hexan đến 0,1% (tt/tt) Phân tích sắc ký khí được thực hiện bằng hệ thống GC In tuvo 9000 được kết nối với detector khối phổ MSD 5977B (Agilent, Mỹ), sử dụng cột mao quản silica nung chảy DB-5MS không phân cực (30 m × 0,25 mm x 0,25 μm) Nhiệt độ lò được đặt ở 50°C, sau đó tăng lên đến 200°C với tốc độ 5°C/phút, tiếp tục tăng lên 280°C với tốc độ 8°C/phút và duy trì trong 10 phút, với nhiệt độ inlet là 150°C và tỷ lệ chế độ chia dòng là 300:1 Helium được sử dụng làm khí mang với tốc độ dòng 1 ml/phút Năng lượng ion hóa được đặt ở mức 70 eV và phạm vi quét là từ 45 đến 450 amu d Xác định các thành phần tinh dầu
Tỷ lệ các thành phần tinh dầu tính theo diện tích peak Chỉ số lưu giữ (RI) của các hợp chất dễ bay hơi được xác định bằng cách sử dụng dãy đồng đẳng n-ankan (C8–C20)
18 được phân tích trong cùng điều kiện GC-MS Thành phần của các loại tinh dầu được xác định từ GC-MS bằng cách so sánh chỉ số RI và phổ khối của chúng với thư viện khối phổ NIST 08, NIST Chemistry WebBook và cơ sở dữ liệu Adams [5]
Chỉ số RI được tính toán như sau:
RI: Chỉ số lưu giữ của thành phần cần xác định n: Số nguyên tử C của alkan Cn liền trước thành phần cần xác định
RT(x): Thời gian lưu của thành phần cần xác định
RT(n): Thời gian lưu của alkan Cn liền trước thành phần cần xác định
RT(n+1): Thời gian lưu của alkan Cn+1 liền sau thành phần cần xác định e Phân tích thống kê
Phân tích đa biến được sử dụng để đo khoảng cách giữa các nhóm dựa trên thành phần của các tinh dầu Apiaceae nói trên Sự giống nhau tổng thể giữa các đơn vị đo lường được đánh giá bằng cách sử dụng khoảng cách Pearson trong phương pháp phân cụm UPGMA (Phương pháp nhóm cặp không trọng số với giá trị trung bình), xem xét tất cả các thành phần được xác định trong các tinh dầu Apiaceae được nghiên cứu Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm R-Studio
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả thực nghiệm
3.1.1.1 Loài Đương quy di thực Đặc điểm vi phẫu rễ (Hình 3.1)
Mặt cắt ngang hình tròn Bần (1) gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật thành dày xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm Mô mềm vỏ (2) gồm những tế bào hình nhiều cạnh, lớp phía ngoài thường bị ép bẹp, méo mó Ống tiết tinh dầu (3) nhiều, nằm rải rác trong libe Gỗ (5) chiếm tâm không liên tục do các dãy tia ruột rộng, mạch gỗ hình tròn hoặc gần tròn, kích thước không đều, sắp xếp lộn xộn Tia ruột gồm 2 đến 3 hàng tế bao xếp theo hướng xuyên tâm Libe (4) tạo thành các chùy xếp xen kẽ với tia libe rộng gồm nhiều dãy tế bào Tầng sinh libe-gỗ tạo thành vòng
Hình 3.1 Đặc điểm vi phẫu rễ loài Đương quy di thực
1 Bần; 2 Mô mềm vỏ; 3 Ống tiết tinh dầu; 4 Libe; 5 Gỗ
3.1.1.2 Loài Độc hoạt Đặc điểm vi phẫu rễ (Hình 3.2)
Mặt cắt ngang hình tròn Bần (1) gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật thành dày xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm Mô mềm vỏ (2) gồm những tế bào hình nhiều cạnh, lớp phía ngoài thường bị ép bẹp, méo mó, với một vài ống tiết tinh dầu Ống tiết tinh dầu (3) bờ có 7-10 tế bào, nằm rải rác trong mô mềm vỏ và libe Tầng sinh libe-gỗ tạo thành vòng tròn liên tục Gỗ (5) chiếm tâm không liên tục do các dãy tia ruột rộng, mạch gỗ hình tròn hoặc gần tròn, kích thước không đều, sắp xếp lộn xộn Libe (4) tạo thành các chùy xếp xen kẽ với tia libe rộng gồm nhiều dãy tế bào Tia ruột gồm 2-4 hàng tế bao xếp theo hướng xuyên tâm
Hình 3.2 Đặc điểm vi phẫu rễ loài Độc hoạt
1 Bần; 2 Mô mềm vỏ; 3 Ống tiết tinh dầu; 4 Libe; 5 Gỗ
3.1.1.3 Loài Áp nhĩ cần a Đặc điểm vi phẫu lá
Gân lá lồi ở cả hai mặt Biểu bì trên (8) và biểu bì dưới (1) là một lớp tế bào hình bầu dục hay hình chữ nhật, xếp sát nhau; lớp cutin dày Biểu bì trên mang nhiều lông che chở (9), đơn bào Mô dày trên (7) gồm 9-10 lớp tế bào Mô dày dưới (2) gồm 11-12 lớp tế bào Mô mềm (3) gồm các tế bào hình nhiều cạnh hoặc hình tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn, thành mỏng, các góc có khoảng gian bào nhỏ Bó libe-gỗ nằm ở chính giữa gân lá, hình tròn Libe (5) gồm 4-5 lớp tế bào hình nhiều cạnh vách uốn lượn, xếp lộn xộn, bao xung quanh gỗ Mạch gỗ (6) nhiều, xếp lộn xộn Ống tiết tinh dầu (4) nằm rải rác xung quanh libe, một số nằm ở sát mô dày (Hình 3.3) b Đặc điểm vi phẫu cuống lá
Mặt cắt ngang là hình tròn với những góc hơi lồi Vi phẫu cuống lá rỗng ở giữa Biểu bì (1) gồm một lớp tế bào hình nhiều cạnh; lớp cutin hơi dày Mô dày (2) từng cụm ở những góc lồi, mỗi cụm gồm 7-9 lớp tế bào không đều, hình gần tròn, vách dày lên ở góc; đoạn giữa hai góc lồi có thể không có hay có mô dày với 1-2 lớp tế bào Mô mềm (3) gồm các tế bào hình nhiều cạnh, vách mỏng, kích thước không đều, các góc có khoảng gian bào nhỏ Các bó dẫn hình tròn nằm cách đều nhau thành vòng, mỗi bó gồm libe ở trên gỗ ở dưới Gỗ (6) gồm mạch gỗ hình tròn, không đều, xếp lộn xộn, bắt màu xanh Libe (5) bắt màu hồng, gồm các lớp tế bào hình nhiều cạnh vách uốn lượn, xếp lộn xộn, bao lấy gỗ Ống tiết tinh dầu (4) nằm rải rác trong mô mềm, mỗi ống tương ứng với 1 bó libe-gỗ (Hình 3.4) c Đặc điểm vi phẫu thân
Mặt cắt ngang là hình tròn với những góc lồi Biểu bì (1) gồm một lớp tế bào hình chữ nhật dài, vách cellulose hơi dày; lớp cutin dày Mô dày (2) từng cụm ở những góc lồi, mỗi cụm gồm 9-10 lớp tế bào vách dày đều xung quanh Mô mềm vỏ (3) gồm các tế bào hình nhiều cạnh vách uốn lượn, dẹt, kích thước không đều, xếp lộn xộn Hệ thống dẫn kiểu hậu thể gián đoạn gồm nhiều bó libe gỗ không đều xếp thành vòng Mỗi bó gồm libe (4) hình tròn hoặc bầu dục, có các lớp tế bào xếp lộn xộn; mạch gỗ (5) nhiều, hình tròn hoặc gần tròn, kích thước to nhỏ không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ gồm các tế bào vách hóa gỗ Mô mềm ruột (6) gồm các tế bào hình nhiều cạnh, vách mỏng, kích thước không đều, càng vào trong tế bào càng to, các góc có khoảng gian bào (Hình 3.5)
Hình 3.3 Đặc điểm vi phẫu lá loài Áp nhĩ cần
1 Biểu bì dưới; 2 Mô dày dưới; 3 Mô mềm; 4 Ống tiết tinh dầu;
5 Libe; 6 Gỗ; 7 Mô dày trên; 8 Biểu bì trên; 9 Lông che chở
Hình 3.4 Đặc điểm vi phẫu cuống lá loài Áp nhĩ cần
1 Biểu bì; 2 Mô dày; 3 Mô mềm;
4 Ống tiết tinh dầu; 5 Libe; 6 Gỗ
Hình 3.5 Đặc điểm vi phẫu thân loài Áp nhĩ cần
1 Biểu bì; 2 Mô dày; 3 Mô mềm vỏ;
4 Libe; 5 Gỗ; 6 Mô mềm ruột
3.1.1.2 Loài Cần dại a Đặc điểm vi phẫu lá
Gân lá lồi ở cả hai mặt Biểu bì trên (9) và biểu bì dưới (2) gồm một lớp tế bào hình chữ nhật Tế bào biểu bì trên có kích thước lớn hơn tế bào biểu bì dưới, cellulose dày ở vách ngoài và vách trong Bên ngoài lớp biểu bì trên và dưới phủ một lớp cutin dày Lông che chở (1) nhiều ở biểu bì dưới, đơn bào hay đa bào Mô dày trên (8) gồm 7-8 lớp tế bào Mô mềm (4) gồm các tế bào hình tròn hoặc hình nhiều cạnh, kích thước không đều, thành mỏng Hệ thống dẫn gồm nhiều bó libe-gỗ kích thước không đều phân bố trong vùng mô mềm Mỗi bó gồm libe (6) ở dưới và gỗ (7) ở trên Mô dày dưới (3) gồm 3-5 lớp tế bào Ống tiết tinh dầu (5) nằm rải rác trong vùng mô mềm, mỗi bó libe- gỗ có một ống tiết tinh dầu tương ứng Mô giậu (10) gồm các tế bào xếp sít nhau và song song với nhau, nằm ngay bên dưới lớp tế bào biểu bì trên của phiến lá Mô xốp (11) chiếm phần lớn diện tích ngang của phiến lá, được cấu tạo bởi các tế bào sắp xếp lỏng lẻo, tạo ra nhiều khoảng trống giữa các tế bào (Hình 3.6) b Đặc điểm vi phẫu cuống lá
Mặt cắt ngang là hình tròn với những góc hơi lồi Biểu bì (1) gồm một lớp tế bào hình chữ nhật, góc tròn, vách cellulose dày ở mặt ngoài và mặt trong, lớp cutin dày Mô dày (2) từng cụm ở những góc lồi, mỗi cụm gồm 7-9 lớp tế bào vách dày đều xung quanh; đoạn giữa hai góc lồi không có mô dày Mô mềm (3), (7) gồm các tế bào hình nhiều cạnh gần tròn, vách mỏng, kích thước không đều, xếp lộn xộn Các bó dẫn hình bầu dục, xếp gần như trên 3 cung, cung ngoài nằm dưới các cụm mô dày Gỗ (5) gồm mạch gỗ hình tròn, không đều, xếp lộn xộn Libe (4) gồm các tế bào hình nhiều cạnh vách uốn lượn, xếp lộn xộn Mô cứng (6) gồm 1-2 lớp tế bào xếp thành hình cung bao lấy gỗ Ống tiết tinh dầu (8) nằm rải rác trong mô mềm, mỗi ống tương ứng với 1 bó libe-gỗ (Hình 3.7) c Đặc điểm vi phẫu thân
Mặt cắt ngang là hình tròn với những góc lồi Biểu bì (1) gồm một lớp tế bào hình tròn hoặc hình nhiều cạnh gần tròn, cellulose dày ở vách ngoài và vách trong, lớp cutin dày Mô dày (2) gồm 4-7 lớp tế bào vách dày đều xung quanh, xếp thành từng cụm ở những góc lồi; đoạn giữa hai góc lồi không có mô dày Mô mềm vỏ (4) gồm các tế bào hình nhiều cạnh gần tròn, vách mỏng, xếp lộn xộn Hệ thống dẫn kiểu hậu thể gián đoạn gồm nhiều bó libe-gỗ không đều xếp thành vòng Mỗi bó gồm libe (5) hình bầu dục, có các lớp tế bào nhỏ, xếp lộn xộn; mạch gỗ (6) hình tròn hoặc gần tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn Mô mềm ruột (7) gồm các tế bào hình nhiều cạnh, vách mỏng, kích thước không đều, càng vào trong tế bào càng to, các góc có khoảng gian bào Ống tiết
24 tinh dầu (3) nằm trong vùng mô mềm vỏ, mỗi bó libe-gỗ có 1 ống tiết tinh dầu tương ứng (Hình 3.8) d Đặc điểm vi phẫu rễ
Vi phẫu mặt cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/5 bán kính vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 4/5 Bần (1) gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, vách dày, xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm, các tế bào ngoài thường bị rách Mô mềm vỏ (2) gồm nhiều lớp tế bào hình nhiều cạnh, lớp phía ngoài thường bị ép bẹp, méo mó Gỗ (5) chiếm tâm, mạch gỗ hình tròn hoặc gần tròn, kích thước không đều, sắp xếp lộn xộn Libe (4) tạo thành cụm dài xếp xen kẽ với tia libe rộng gồm nhiều dãy tế bào Ống tiết tinh dầu (3) nhiều, nằm rải rác trong mô mềm vỏ và libe (Hình 3.9)
Hình 3.6 Đặc điểm vi phẫu lá loài Cần dại
1 Lông che chở; 2 Biểu bì dưới; 3 Mô dày dưới;
4 Mô mềm; 5 Ống tiết tinh dầu; 6 Libe; 7 Gỗ;
8 Mô dày trên; 9 Biểu bì trên; 10 Mô giậu;
Hình 3.7 Đặc điểm vi phẫu cuống lá loài Cần dại
1 Biểu bì; 2 Mô dày; 3 Mô mềm vỏ; 4 Libe; 5 Gỗ; 6 Mô cứng;
7 Mô mềm ruột; 8 Ống tiết tinh dầu
Hình 3.8 Đặc điểm vi phẫu thân loài Cần dại
1 Biểu bì; 2 Mô dày; 3 Ống tiết tinh dầu;
4 Mô mềm vỏ; 5 Libe; 6 Gỗ; 7 Mô mềm ruột
Hình 3.9 Đặc điểm vi phẫu rễ loài Cần dại
1 Bần; 2 Mô mềm vỏ; 3 Ống tiết tinh dầu; 4 Libe; 5 Gỗ
3.1.1.3 Loài Thì là thân gỗ việt a Đặc điểm vi phẫu lá
Gân lá lồi ở cả hai mặt Biểu bì trên (9) gồm một lớp tế bào hình nhiều cạnh, mang một vài lông che chở (10) Biểu bì dưới (1) gồm một lớp tế bào hình chữ nhật Tế bào biểu bì dưới có kích thước nhỏ hơn tế bào biểu bì trên, cellulose dày ở vách ngoài và trong, lớp cutin dày Mô dày trên (8) gồm nhiều lớp tế bào vách dày lên ở góc Mô dày dưới (2) gồm 4-5 lớp các tế bào vách dày đều xung quanh Mô mềm gồm các tế bào hình nhiều cạnh, đôi khi dẹt, xếp lộn xộn, các góc có khoảng gian bào nhỏ Bó libe-gỗ có hình bầu dục, gồm gỗ (6) ở trên, libe (5) ở dưới bao lấy gỗ Mô cứng (4) gồm 2-4 lớp tế bào, xếp thành hình cung, nằm bên dưới bao lấy libe Ống tiết tinh dầu (3) nằm trong vùng mô mềm, mỗi bó libe-gỗ có 2 ống tiết tinh dầu tương ứng Mô giậu (7) gồm các tế bào xếp sít nhau và song song với nhau, nằm ngay bên dưới lớp tế bào biểu bì trên của phiến lá (Hình 3.10) b Đặc điểm vi phẫu cuống lá
Mặt cắt ngang là hình tròn với những góc hơi lồi Biểu bì (1) gồm một lớp tế bào hình nhiều cạnh; lớp cutin dày Mô dày (2) gồm 2-4 lớp tế bào vách dày đều xung quanh
Mô mềm (3), (9) gồm các tế bào hình tròn hoặc gần tròn, vách mỏng, các góc có khoảng gian bào Mô cứng (5), (8) gồm những tế bào hình gần tròn, kích thước khá đều, bao lấy
26 bó libe-gỗ Gỗ (7) gồm mạch gỗ hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước không đều, xếp lộn xộn Libe (6) xếp thành từng cụm trên đầu cụm mạch gỗ Ống tiết tinh dầu (4) nằm rải rác ở vùng mô mềm, mỗi bó libe-gỗ có 2 ống tiết tinh dầu tương ứng (Hình 3.11) c Đặc điểm vi phẫu thân
Mặt cắt ngang là hình tròn với những góc hơi lồi Biểu bì (1) gồm một lớp tế bào hình hình nhiều cạnh, lớp cutin mỏng Mô dày (2) từng cụm ở những góc lồi, mỗi cụm gồm nhiều lớp tế bào vách dày đều xung quanh; đoạn giữa hai góc lồi không có mô dày
Mô mềm vỏ (4) gồm các tế bào hình nhiều cạnh, dẹt, kích thước không đều, xếp thành hàng Mô cứng (5) gồm nhiều lớp tế bào vách dày đều xung quanh, xếp thành từng cụm, nằm trên các cụm libe Hệ thống dẫn kiểu hậu thể gián đoạn gồm nhiều bó libe-gỗ không đều xếp thành vòng Mỗi bó gồm libe (6) ở trên và gỗ (7) ở dưới Mô mềm ruột (8) gồm các tế bào hình nhiều cạnh, vách mỏng, kích thước không đều, càng vào trong tế bào càng to, các góc có khoảng gian bào Ống tiết tinh dầu (3) nằm rải rác trong vùng mô mềm vỏ và mô mềm ruột, mỗi bó libe-gỗ có 2 ống tiết tinh dầu tương ứng (Hình 3.12)
Hình 3.10 Đặc điểm vi phẫu lá loài Thì là thân gỗ việt
1 Biểu bì dưới; 2 Mô dày dưới; 3 Ống tiết tinh dầu; 4 Mô cứng; 5 Libe; 6 Gỗ; 7 Mô giậu; 8 Mô dày trên; 9 Biểu bì trên; 10 Lông che chở
Hình 3.11 Đặc điểm vi phẫu cuống lá loài Thì là thân gỗ việt
1 Biểu bì; 2 Mô dày; 3 Mô mềm vỏ; 4 Ống tiết tinh dầu; 5 Mô cứng; 6 Libe; 7 Gỗ; 8 Mô cứng;
Hình 3.12 Đặc điểm vi phẫu thân loài Thì là thân gỗ việt
1 Biểu bì; 2 Mô dày; 3 Ống tiết tinh dầu; 4 Mô mềm vỏ;
3.1.1.4 Loài Thì là thân gỗ leonid a Đặc điểm vi phẫu lá
Bàn luận
3.2.1 Đặc điểm vi phẫu Đặc điểm vi phẫu lá bốn loài Áp nhĩ cần, Cần dại, Thì là thân gỗ việt và Thì là thân gỗ leonid được so sánh trong bảng 3.3
Bảng 3.3 So sánh đặc điểm vi phẫu lá của các loài Apiaceae nghiên cứu
Loài Áp nhĩ cần Cần dại Thì là thân gỗ việt
Thì là thân gỗ leonid
Mặt trên lồi nhiều hơn mặt dưới
Mặt trên lồi ít hơn mặt dưới
Mặt trên lồi nhiều hơn mặt dưới
Mặt trên lồi nhiều hơn mặt dưới
1 bó hình tròn ở chính giữa vi phẫu lá
5 bó hình chuông xếp thành hình cung và 2 bó nhỏ hơn nằm bên trên
1 bó hình bầu dục kích thước lớn nằm ở trung tâm gân lá
1 bó hình bầu dục kích thước lớn nằm giữa, 2 bó nhỏ hơn nằm hai bên phía trên
Mô cứng Không có Không có 1 cung mô cứng bao lấy libe
1 cung mô cứng bao lấy libe và 1 cụm mô cứng nằm sát gỗ
Nằm rải rác xung quanh libe, một số nằm sát mô dày
Mỗi bó libe-gỗ có 1 ống tiết tinh dầu tương ứng
Mỗi bó libe-gỗ có 2 ống tiết tinh dầu tương ứng
Mỗi bó libe-gỗ có 2 ống tiết tinh dầu tương ứng Đặc điểm vi phẫu cuống lá bốn loài Áp nhĩ cần, Cần dại, Thì là thân gỗ việt và Thì là thân gỗ leonid được so sánh trong bảng 3.4
Bảng 3.4 So sánh đặc điểm vi phẫu cuống lá của các loài Apiaceae nghiên cứu
Loài Áp nhĩ cần Cần dại Thì là thân gỗ việt
Thì là thân gỗ leonid
Hình dạng Mặt cắt ngang hình tròn có nhiều góc lồi
Các bó hình tròn, nằm cách đều nhau thành vòng
Các bó hình bầu dục, kích thước không đều, xếp thành 3 cung
Các bó hình nón, kích thước không đều, sắp xếp thành vòng
Các bó hình nón, kích thước không đều, sắp xếp thành vòng
Mô cứng Không có 1 cụm mô cứng bao lấy gỗ
1 cung mô cứng bao lấy libe và 1 cụm mô cứng nằm sát gỗ
1 cung mô cứng bao lấy libe và 1 cụm mô cứng nằm sát gỗ Ống tiết tinh dầu
Mỗi bó libe-gỗ có
1 ống tiết tinh dầu tương ứng
Mỗi bó libe- gỗ có 1 ống tiết tinh dầu tương ứng
Mỗi bó libe-gỗ có 2 ống tiết tinh dầu tương ứng
Mỗi bó libe-gỗ có 2 ống tiết tinh dầu tương ứng Đặc điểm vi phẫu thân bốn loài Áp nhĩ cần, Cần dại, Thì là thân gỗ việt và Thì là thân gỗ leonid được so sánh trong bảng 3.5
Bảng 3.5 So sánh đặc điểm vi phẫu thân của các loài Apiaceae nghiên cứu
Loài Áp nhĩ cần Cần dại Thì là thân gỗ việt
Thì là thân gỗ leonid
Hình dạng Mặt cắt ngang hình tròn có nhiều góc lồi
Hệ thống dẫn Kiểu hậu thể gián đoạn
Gồm các tế bào vách uốn lượn, xếp lộn xộn
Gồm các tế bào vách thẳng, xếp lộn xộn
Gồm các tế bào vách thẳng, xếp thành hàng
Gồm các tế bào vách thẳng, xếp lộn xộn
Mô cứng Không có Không có Cụm mô cứng trên đầu mỗi cụm libe
Cụm mô cứng trên đầu mỗi cụm libe Ống tiết tinh dầu
Nằm rải rác trong vùng mô mềm ruột
Mỗi bó libe-gỗ có 1 ống tiết tinh dầu tương ứng
Mỗi bó libe-gỗ có 2 ống tiết tinh dầu tương ứng
Nằm trên đầu các cụm mô cứng và nằm rải rác trong vùng mô mềm ruột Đặc điểm vi phẫu rễ bốn loài Đương quy di thực, Độc hoạt, Cần dại và Thì là thân gỗ leonid được so sánh trong bảng 3.6
Bảng 3.6 So sánh đặc điểm vi phẫu rễ của các loài Apiaceae nghiên cứu
Loài Đương quy di thực Độc hoạt Cần dại Thì là thân gỗ leonid
Libe-gỗ bị phân cách bởi các tia ruột tạo thành các bó dài riêng biệt Tia ruột gồm vài hàng tế bào xếp theo hướng xuyên tâm Tầng sinh libe-gỗ tạo thành vòng liên tục Ống tiết tinh dầu
Kích thước lớn, nằm rải rác trong libe
Kích thước nhỏ, nằm rải rác trong mô mềm vỏ và libe
Kích thước khá lớn, nằm rải rác trong mô mềm vỏ và libe
Kích thước nhỏ, nằm rải rác trong libe
3.2.2 Thành phần hóa học tinh dầu
Khi tiến hành tra cứu các nghiên cứu khoa học đã được tiến hành trước đó về thành phần hóa học tinh dầu của sáu loài Apiaceae trong đề tài này, nhận thấy tại Việt Nam chưa có nhiều báo cáo nghiên cứu, chủ yếu là một số báo cáo bởi các tác giả ngoài nước
Về loài Đương quy di thực, (Z)-ligustilid là thành phần chủ đạo trong tinh dầu, tiếp đó là (Z)-butylidenephthalid Kết quả này giống với hai nghiên cứu trước đó về tinh dầu Đương quy di thực [30], [42] (Z)-ligustilid được biết đến với tác dụng chống oxy hóa
42 và chống viêm [32] Ngoài ra, nó có thể mang lại lợi ích tiềm năng trong điều trị ung thư [39] Tuy nhiên, các ứng dụng thực tế của (Z)-ligustilid bị hạn chế do các đặc tính hóa lý của nó, bao gồm độ hòa tan trong nước kém, khả năng chịu nhiệt và khả năng ổn định về quang học yếu [32] Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng và năng suất của Đương quy di thực được trồng ở Hokkaido thay đổi với các lượng nitơ cung cấp khác nhau Hàm lượng (Z)-ligustilid tăng khi lượng nitơ cung cấp tăng Vì vậy, cần sử dụng mức nitơ tối ưu để Đương quy di thực phát triển khỏe mạnh [19]
Thành phần chính trong tinh dầu Độc hoạt gồm năm monoterpen: α-pinen, β- phellandren, p-cymen, m-cymen, D-sylvestren và hai alkan: 3-methylnonan, nonan
Những kết quả này khác với các nghiên cứu trước đây ở Trung Quốc, trong đó osthol là thành phần chiếm ưu thế trong tinh dầu của Độc hoạt (44,6%) [10], [22] Điều này có thể dẫn đến kết quả rằng tác dụng sinh học của tinh dầu Độc hoạt trồng ở Việt Nam có thể khác với tác dụng sinh học của Độc hoạt trồng ở Trung Quốc
Tinh dầu từ Áp nhĩ cần được đặc trưng bởi α-selinen, β-selinen và trans-β-farnesen Hàm lượng của 3 thành phần nêu trên khá giống với nghiên cứu trước đó Trong đó α- selinen (13,2-39,1%), β-selinen (4,8-15,5%) và trans-β-farnesen (9,0-11,1%) là thành phần chính trong tinh dầu từ ba loài Áp nhĩ cần được sử dụng ở Nhật Bản [27] Điều này có nghĩa là không có nhiều sự khác biệt giữa thành phần tinh dầu của loài Áp nhĩ cần trồng ở Việt Nam và ba loài Áp nhĩ cần được sử dụng trong thực phẩm Nhật Bản Tinh dầu từ lá và thân của Thì là thân gỗ việt trong nghiên cứu này khá giống với nghiên cứu được báo cáo năm 2012 bởi tác giả Trần Huy Thái và cộng sự [36], với sabinen là hợp chất chính Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, 4-terpineol được phát hiện với hàm lượng tương đối cao trong cả tinh dầu thân và tinh dầu lá trong khi hợp chất này chỉ xuất hiện trong tinh dầu thân (10,3%) trong nghiên cứu trước đây [36] Ngoài ra, một số thành phần có hàm lượng cao trong tinh dầu thân như β-pinen, α-selinen, γ- elemen, daucen, α-pinen và β-elemen Trong nghiên cứu trước đây, các thành phần này có nồng độ thấp hơn nhiều (0-0,8%) [36] Đối với tinh dầu chưng cất từ lá Thì là thân gỗ việt, nghiên cứu này cho thấy β-pinen, γ-terpinen và β-elemen là các thành phần có hàm lượng cao hơn tương đối so với nghiên cứu trước đây (1,9-2,5%) [36] Mặt khác, santalon với tỷ lệ 5,1% là một trong những thành phần chính trong tinh dầu từ lá Thì là thân gỗ việt trong nghiên cứu trước đây [36] nhưng lại không có mặt trong nghiên cứu này
Tác giả Trần Huy Thái và cộng sự cũng đã báo cáo về thành phần tinh dầu của các bộ phận trên mặt đất loài Thì là thân gỗ leonid [36] Trong nghiên cứu đó, α-pinen (7,6- 9,8%), sabinen (10,0-29,3%), β-pinen (2,5-13,7%) và β-phellandren (9,5-17,8%) cũng là những monoterpen chính, tương tự với nghiên cứu này Ngoài ra còn có thêm các
43 thành phần đặc trưng khác như β-myrcen (2,2-12,9%), (Z)-β-ocimen (2,5-12,9%) và terpinen-4-ol (3,5-4,1%) trong tinh dầu của phần trên mặt đất loài Thì là thân gỗ leonid [36]
Thông qua phân tích cụm sử dụng hàm lượng của tất cả các thành phần, các nhóm tinh dầu riêng biệt đã được xác định, như minh họa trong hình 3.18 Thành phần hóa học của tinh dầu từ các bộ phận trên mặt đất của Thì là thân gỗ leonid và tinh dầu rễ của Độc hoạt khá giống nhau, với α-pinen, β-phellandren và crypton là các thành phần chính chung Do đó, hai tinh dầu này tạo thành một cụm riêng biệt Tinh dầu phần trên mặt đất của Cần dại khá giống cụm hai tinh dầu Thì là thân gỗ leonid và Độc hoạt ở trên Tinh dầu rễ của hai loài Cần dại và Thì là thân gỗ leonid cũng khá giống nhau và tạo thành một cụm, với các thành phần chính giống nhau như α-pinen, sabinen và β-pinen Cụm hai tinh dầu rễ này tạo thành một nhóm với cụm ba tinh dầu nêu trên tạo thành cụm năm tinh dầu Mặt khác, các tinh dầu từ lá và thân của Thì là thân gỗ việt tạo thành một cụm riêng biệt do có chung một số thành phần chính như sabinen, 4-terpineol, β-pinen và β- elemen Thành phần tinh dầu của Áp nhĩ cần khá giống cụm gồm hai bộ phận của Thì là thân gỗ việt, do đó hình thành một cụm gồm ba tinh dầu Cụm ba tinh dầu này khác với cụm năm tinh dầu được đề cập ở trên Cuối cùng, tinh dầu của Đương quy di thực khác biệt nhất so với các loài khác, với thành phần chính là (Z)-ligustilid
Hình 3.18 Phân tích cụm UPGMA dựa trên khoảng cách Pearson của tất cả các thành phần tinh dầu từ các loài Apiaceae
Phân tích cụm đã giúp xác định tính đa dạng và tương đồng về thành phần hóa học của tinh dầu giữa các loài Apiaceae Các cụm tinh dầu có thể phản ánh mối tương quan giữa thành phần hóa học và các yếu tố môi trường như điều kiện khí hậu, địa lý và môi trường sống Hơn nữa, phân tích cụm có thể hỗ trợ xác định các nhóm tinh dầu có đặc
44 tính và tác dụng sinh học tương tự Điều này giúp hiểu và tối ưu hóa hoàn toàn việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên này Bằng cách sử dụng phương pháp phân cụm UPGMA, ta nhận thấy rằng các tinh dầu được nghiên cứu được chia thành ba nhóm riêng biệt Đương quy di thực có thành phần tinh dầu khác biệt nhất so với các loài khác Tinh dầu rễ Độc hoạt, tinh dầu từ các bộ phận trên mặt đất và rễ của Cần dại, và tinh dầu từ các bộ phận trên mặt đất và rễ của Thì là thân gỗ leonid tạo thành một cụm riêng biệt, tách biệt với một cụm khác bao gồm tinh dầu từ các bộ phận trên mặt đất của Áp nhĩ cần và tinh dầu từ thân và lá của Thì là thân gỗ việt
Thành phần hóa học tinh dầu loài Cần dại chưa từng được báo cáo trước đây Tuy nhiên, một số loài khác thuộc chi Heracleum L đã được nghiên cứu về thành phần tinh dầu như H pastinacifolium C Koch, H persicum Desf Ex Fischer, H rechingeri
Manden, H transcaucasicum Manden, H sphondylium L và H rawianum C.C.Towns
Sự so sánh giữa thành phần chính của tinh dầu Cần dại với tinh dầu của các loài kể trên được thể hiện trong bảng 3.7