1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT TÂN VIỆT KIM

67 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Chiến LượC Sản Phẩm Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạN Thương Mại Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Tân Việt Kim
Tác giả Lâm Thị Ngọc Vàng
Người hướng dẫn Th.s Nghiêm Phúc Hiếu
Trường học Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Báo cáo thực tập chuyên ngành
Năm xuất bản 2018
Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 3,11 MB

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo là : Chiến lược sản phẩm củaCông ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Kĩ Thuật Tân Việt Kim  Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU VIỆN QUẢN LÝ – KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Đề tài: TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ

THUẬT TÂN VIỆT KIM

Trình độ đào tạo : Đại học

Hệ đào tạo : Đại học chính quy Ngành : Quản trị kinh doanh Chuyên ngành : Quản trị doanh nghiệp

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

………., ngày…… tháng ……năm 20…

Xác nhận của đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Trang 3

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1 Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:

2 Kiến thức chuyên môn:

3 Nhận thức thực tế:

4 Đánh giá khác:

5 Đánh giá kết quả thực tập:

Giảng viên hướng dẫn

(Ký ghi rõ họ tên)

Trang 4

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 1.Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:

2.Kiến thức chuyên môn:

3.Nhận thức thực tế:

4.Đánh giá khác:

Trang 5

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nghiêm Phúc Hiếu, người đãtrực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài thực tập này Cảm ơn anh chị phòngmarketing và dịch vụ kỹ thuật công ty TNHH TMDV KT Tân Việt Kim đã tậntình truyền đạt, góp ý, hỗ trợ và cung cấp các kiến thức chuyên môn để em thựchiên tốt bài viết này.

Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc công ty TNHH TMDV KT Tân ViệtKim, đặc biệt anh Trần Công Hiếu – Giám Đốc công ty TNHH TMDV KT TânViệt Kim đã tạo điều kiện để cho em có cơ hội thực tập tại công ty Cảm ơn tất

cả các cô chú, anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kinhnghiệm thực tế để em được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp vàthân thiện nhất

Cuối cùng, em xin dành tình cảm sâu sắc tới gia đình, bạn bè và mọi ngườixung quanh đã luôn yêu thương, giúp đỡ, góp ý kiến để em có thể hoàn thành tốt

đề tài này

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Trang 6

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Đề tài :

TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ

KĨ THUẬT TÂN VIỆT KIM

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH

Trang 7

1.1.Thông tin chung về công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Kĩ Thuật

12 1.2 Quá trình hình thành phát triển và các hạng mục của công ty 13

1.3 Chức năng, lĩnh vực hoạt động .13

1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Tân Việt Kim 15

1.5 Chức năng và nhiệm vụ của các vị trí .15

1.6 Một vài thông tin của công ty .17

1.7 Một vài đặc điểm của công ty 18

1.7.1 Đặc điểm kỹ thuật: 18

1.7.2 Đặc điểm của con người: 18

1.7.3 Kết quả hoạt động gần đây của công ty trong những năm gần đây 19

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM .22

2.1 Khái niệm về sản phẩm .22

2.1.1 Định nghĩa chiến lược sản phẩm .22

2.1.2 Các cấp độ của sản phẩm .23

2.1.3 Hệ thống thứ bậc của sản phẩm: .24

2.1.4 Phân loại sản phẩm 25

2.3.1 Quyết định về loại sản phẩm .25

2.3.2 Phân tích loại sản phẩm 25

2.3.3 Chiều dài của loại sản phẩm .26

2.3.4 Quyết định bổ sung loại sản phẩm .26

2.3.5 Quyết định hiện đại hóa sản phẩm .27

2.3.6 Quyết định làm nổi bật sản phẩm .27

2.3.7 Quản lý thanh lọc sản phẩm .27

2.4 Marketing – mix 27

2.5 Mô hình P.E.S.T 28

2.6 Ma trận Swot 29

2.7 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TÂN VIỆT KIM 34

Trang 8

3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động Marketing nói

chung và chiến lược sản phẩm nói riêng của công ty TNHH Tân Việt Kim

34 3.1.1 Môi trường luật pháp: 34

3.1.2 Môi trường kinh tế 35

3.1.3 Môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội .36

3.1.4 Môi trường công nghệ 36

3.1.5 Đối thủ cạnh tranh 37

3.1.6 Khách hàng 37

3.1.7 Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp .38

3.1.8 Sản phẩm 39

3.2 Các chính sách của công ty TNHH Tân Việt Kim .42

3.2.1 Chính sách sản phẩm 42

3.2.2 Chính sách giá 42

3.2.3 Chính sách phân phối 43

3.2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp .44

Biểu đồ 3 Biểu đồ thể hiện động và trình độ lao động 46

3.3 Thực trạng chiến lược sản phẩm của công ty TNHH TÂN VIỆT KIM

47 3.3.1 Sản phẩm và các mức độ của sản phẩm 47

3.3.2 Những quyết định danh mục sản phẩm .50

3.3.3 Quyết định hiện đại hóa sản phẩm và cho ra sản phẩm mới .53

3.3.4 Chú trọng chất lượng sản phẩm .53

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 57

4.1 Nhận xét 57

4.2 Kiến Nghị 58

4.2.1 Kiến nghị về chiến lược sản phẩm của công ty dịch vụ công nghệ kĩ thuật TNHH Tân Việt Kim 58

4.2.2 Kiến nghị về một số chính sách khác .59

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG BIỂU, VIẾT TẮT

Bảo hiểm xã hộiKhu công nghiệpSản phẩm

Quan hệ công chúngThành phố Hồ Chí Minh

Thể hiện tình hình doanh thu & lợi nhuận công ty

Sơ đồ ma trận Swot

Hệ thống xử lý nước thải mà công ty TNHH Tân Việt Kim xây dựng

Phòng nghiên cứu marketing

Cơ cấu lao động phân theo giới tính và trình độ lao động

Biểu đồ thể hiện động và trình độ lao động

Cơ cấu sản phẩm mà công ty lắp đặt năm 2016-2017Tình hình sản phẩm mà công ty lắp đặt năm 2016-2017Danh mục Sp

Hệ thống cột lọc nước của Tân Việt Kim

1519

203242

4346

4749505152

MỞ ĐẦU

Trang 10

1.Lý do chọn đề tài

Xã hội, khoa học - công nghệ ngày càng phát triển, con người ngày càngnhận thức rõ về các sự thay đổi bên trong và bên ngoài thị trường Các doanhnghiệp muốn tồn tại lâu dài và lớn mạnh phải chú trọng đến việc xây dựng chomình một chiến lược Marketing phù hợp Marketing có vai trò là cầu nối trunggian giữa hoạt động của DN và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của DNhướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh Vì thế, Marketing

có nhiệm vụ tạo ra Khách hàng cho DN, tạo nguồn thu cho DN Đóng vai trògần như là quan trọng nhất trong 4 yếu tố của chiến lược Marketing căn bản thìsản phẩm và chiến lược sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất, là cơ sở để thựchiện và triển khai các chiến lược khác Nhận thấy tầm quan trọng đó, em đã

mạnh dạn chọn đề tài “ TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG

TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ KĨ THUẬT TÂN VIỆT KIM”

làm đề tài nghiên cứu thực tập chuyên ngành của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính : Thông qua đề tài em muốn tìm hiểu kĩ hơn về chiến lượcsản phẩm của Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Kĩ Thuật Tân Việt Kim,từ đó rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu để trao dồi cho bảnthân sau này khi là một nhà quản trị tương lai

Mục tiêu cụ thể : Hệ thống lại kiến thức về chiến lược sản phẩm trongMarketing

3 Đối tượng nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo là : Chiến lược sản phẩm củaCông ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Kĩ Thuật Tân Việt Kim

 Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu tại địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu

 Địa chỉ hiện tại : Số 10 Trương Công Định, phường 2, thành phố VũngTàu

 Loại hình công ty : Công ty TNHH thương mại và dịch vụ - kĩ thuật

 Ngành nghề kinh doanh : Cung cấp đồ dung gia đình, thiết bị văn phòng,máy móc trang thiết bị – lắp đặt, xây dựng hệ thống

Trang 11

 Sản phẩm dịch vụ : Lắp đặt, xây dựng hệ thống

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu lý luận

và thực tiễn dùng số liệu thực tế để phân tích tổng hợp, từ đó đưa ra những kếtluận sát thực Nguồn số liệu chủ yếu là số liệu thứ cấp (Tài liệu của công ty, cáctài liệu được công bố…)

Sử dụng phương pháp phỏng vấn : Là đưa ra những câu hỏi với người đốithoại để thu thập thông tin

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính gồm

4 chương :

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và KĩThuật Tân Việt Kim

Chương 2 : Cơ sở lý luận về chiến lược sản phẩm

Chương 3 : Thực trạng và chiến lược sản phẩm của công ty TNHH Thương MạiDịch Vụ và Kĩ Thuật Tân Việt Kim

Chương 4 : Nhận xét và kiến nghị

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ KĨ THUẬT TÂN VIỆT KIM

1.1.Thông tin chung về công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Kĩ Thuật

- Tên doanh nghiệp( tiếng Việt ): Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ và

Kĩ Thuật Tân Việt Kim

- Tên doanh nghiệp( tiếng Anh ): Tân Việt Kim Company Limited

- Tên viết tắt: Tân Việt Kim Co.,Ltd

- Địa chỉ:Số 10 Trương Công Định, Phường 2, Thành phố Vũng Tàu, BàRịa Vũng Tàu

- Mã số thuế: 3502303719

- Người đại diện: Giám đốc Trần Công Hiếu

- Lĩnh vực:Hoạt động chuyên môn,khoa học,công nghệ

Trang 13

1.2 Quá trình hình thành phát triển và các hạng mục của công ty

- Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ và Kĩ Thuật Tân Việt Kim bước đầuchỉ là một doanh nghiệp tư nhân với cơ cấu nguồn lưu: vốn cố định7.000.000.000 (bảy tỉ đồng)

Vốn cổ phần: do các cổ đông đóng góp theo hình thức kinh doanh lợi nhuậnthỏa thuận của hội đồng thành viên

Đến năm 2016 thì đổi thành Công ty TNHH Thương Mại Tân Việt Kim.Công

ty kinh doanh đa mặt hàng đã đăng kí kinh doanh theo giấy phép đăng kí kinhdoanh do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp Hiện nay, Công ty đãnhanh chóng phát triển rộng lớn không chỉ về quy mô về sản phẩm, nguồn nhânlực, mà còn là một trong những doanh nghiệp phân phối có uy tín trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu

Để đạt được những thành tựu đó, ngay từ đầu Tân Việt Kim đã xác địnhcho mình định hướng cụ thể, bằng những mục tiêu và triết lý kinh doanh mộtcách xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.3 Chức năng, lĩnh vực hoạt động.

Công ty Tân Việt Kim hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là, thi côngxay dựng hệ thống xử lý nước thải, lắp ráp, thi công một số mảng khác, cungcấp dụng cụ dành cho gia đình …

Mục tiêu tổng quát là:

- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và điều kiện thuận lợi đểmỗi thành viên tự phát huy khả năng tư duy sáng tạo của bản thân

- Chú trọng đến công tác đào tạo - phát triển đội ngũ nhân viên có trình độ để họ

có thể hòa nhập với khu vực và quốc tế

- Xây dựng kênh phân phối, quản lý và chăm sóc hệ thống khách hang một cáchchuyên nghiệp

- Thực hiện tài trợ các hoạt động cộng đồng mang tính xã hội với phương châm

“ Vì lợi ích người Việt” nhằm phát triển và quảng bá thương hiệu

Triết lý kinh doanh:

Trang 14

Có thể nói những giá trị này đã và sẽ trở thành những nguyên tắc quan trọngđược toàn thể nhân viên Tân Việt Kim xây dựng và phát huy Đây là những giátrị nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty

- Khách hàng là trọng tâm

- Uy tín, chất lượng để trường tồn

- Hợp tác để thành công

- Phát triển nguồn lực con người

Văn hóa doanh nghiệp.

Với mục tiêu nâng cao tính chuyên nghiệp thông qua cử chỉ, lời nói, lấy sự trungthực, thân thiện và cầu tiến làm nền tảng để thiết lập mối quan hệ trong nội bộcông ty.Tân Việt Kim đã và đang xây dựng cho mình một nét văn hóa riêng Đó

là văn hóa ứng xử, là sự đoàn kết- giúp đỡ, chia sẻ, hợp tác giữa các thànhviên.Cao hơn nữa là xây dựng niềm tin, nhiệt huyết và niềm tự hào của nhânviên đối với công ty tạo ra một tổ chức như đại gia đình Tân Việt Kim thân thiện

và hòa đồng

Trang 15

1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Tân Việt Kim

1.5 Chức năng và nhiệm vụ của các vị trí

Công ty TNHH Thương Mại Tân Việt Kim bao gồm 4 phòng Cụ thể là:

Phòng nhân sự, xúc tiến:

Phòng Nhân sự là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tổchức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR)của Công ty Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trongnhiệm vụ, thẩm quyền được giao.Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngânsách hàng năm, kế hoạch công việc của Phòng từng tháng để trình Tổng giámđốc phê duyệt.Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng đểhoàn thành kế hoạch ngân sách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã đượcphê duyệt từng thời kỳ.Thực hiện các báo cáo nội bộ theo Quy định của Công ty

và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban điều hành.Xây dựng các quy trình,quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Phòng; đánh giá hiệu quả các quy trình,quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của

Giám đốc

Phòng nhân

sự, xúc tiến

Phòng kế toán, tài chính

Phòng kinh doanh

Phòng kỹ thuật

P Giám đốc

Trang 16

Công ty.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban điều hành phâncông.

Phòng kế toán, tài chính:

Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán - thống kê; Quản lý tàichính, tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước, Điều lệ và quy chế tài chính củaCông ty; Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty theo kế hoạch; Giúp Giám đốc về công tác kế toán thống kê, thôngtin kinh tế, các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính; Xây dựng trình Giámđốc và Hội đồng quản trị ban hành quy chế quản lý quản lý tài chính của Công

ty, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế, đồng thời xây dựng kế hoạch tàichính hàng tháng, quý, năm của Công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinhdoanh; Đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Công ty

Phòng kinh doanh:

Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về côngtác bán các sản phẩm & dịch vụ của Công ty (cho vay, bảo lãnh, các hình thứccấp tín dụng khác, huy động vốn trên thị trường 1, dịch vụ tư vấn thanh toánquốc tế, dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết, chào bánsản phẩm kinh doanh ngoại tệ trừ trên thị trường liên ngân hàng); công tácnghiên cứu & phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng &phát triển mối quan hệ khách hàng Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc vềcác hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao

Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch côngviệc của Phòng từng tháng để trình Tổng giám đốc phê duyệt

Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thành ngânsách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã được phê duyệt từng thời kỳ.Thực hiện các báo cáo nội bộ theo Quy định của Công ty và các báo cáo kháctheo yêu cầu của Ban điều hành

Trang 17

Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Phòng; đánh giáhiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nângcao hoạt động của Công ty.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban điều hành phân công

và đạt hiệu quả cao; Các nhiệm vụ đột xuất khác do Ban tổng giám đốc phâncông

1.6 Một vài thông tin của công ty.

Tổng cán bộ công nhân viên trong công ty hiện tại là 65 người trong đólao động chính thức là 15 người, lao động thời vụ là 60 người Trong đó:

- Trình độ trên đại học: 2 người

- Trình độ đại học: 8 người

- Trình độ cao đẳng: 3 người

- Trình độ trung cấp: 2 người

- Lao động phổ thông: 50 người

Công ty luôn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và của

bộ lao động hiện hành.Các nhân viên trong công ty được ký hợp đông lao

Trang 18

động và được hưởng chế độ lượng, phụ cấp BHXH, BHYT Riêng các nhânviên,các kỹ sư làm ngoài công trình sẽ được hưởng thêm chế độ bảo hiểm laođộng.

- Các nhân viên trong công ty luôn hòa đồng và chung sức làm tốt côngviệc,ngoài ra Tân Việt Kim luôn làm hết sức có thể để không ngừng cải thiệnđời sống của nhân viên

1.7 Một vài đặc điểm của công ty.

1.7.1 Đặc điểm kỹ thuật:

Công ty TNHH Tân Việt Kim đầu tư gần 5 tỷ đồng vào việc mua máymóc, thiết bị phục vụ các hạng mục của mình gồm :

+Máy bơm chìm nước thải 0,5HP để phục vụ công trình xử lý hệ thốngnước thải ở các doanh nghiệp thủy hải sản

+Máy thổi khí 3 thì

+Đĩa phân phối khí

+Máy bơm li tâm trục ngang

+Ô tô giảm tốc

+ Máy bơm định lượng

+Quạt khắc phục mùi

+Tháp đuổi khí

+Cột leo áp lực

+Máy nén khí

+Hệ thống tỏa điện điều khiển vvv

1.7.2 Đặc điểm của con người:

Công ty có hơn 15 cán bộ làm việc trong đó gồm:

- 5 kỹ sư đạt trình độ đại học và trên đại học 100%

- 2 kế toán đạt trình độ cao đẳng và đại học

- Số còn lại là lao động do công ty tự tạo

- Công ty thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và của bộlao động hiện hành Các nhân viên trong công ty được ký hợp đông lao động

Trang 19

và được hưởng chế độ lượng, phụ cấp BHXH, BHYT Riêng các nhân viên,các kỹ sư làm ngoài công trình sẽ được hưởng thêm chế độ bảo hiểm laođộng.

1.7.3 Kết quả hoạt động gần đây của công ty trong những năm gần đây

Bảng 1.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ

2016 - 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn:Số liệu trên lấy từ một số báo cáo kinh doanh qua các năm 2016 đến

2017 và được lấy từ phòng kế toán tài chính của công ty TNHH Tân Việt Kim

Biểu đồ 1.1 Thể hiện tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty

Trang 20

Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy tình hình hoạt động của công ty có sựphát triển cao, từ 12,5 tỷ đồng năm 2016 đến năm 2017 doanh thu tăng lên 17tỷ tăng 4,5 tỷ đồng, doanh thu hằng năm tăng lên một cách rõ ràng do nhucầu xử lý môi trường tăng cao Các doanh nghiệp cũng như khách hàng ngàycàng nhiều, hoạt động công ty ngày càng phát triển là yếu tố cốt lõi làm nênnhững con số tăng theo hằng năm.

Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng có xu hướng tăng từ 0,3 tỷ đồnglên đến 0,45 tỷ đồng (tăng 0,15 tỷ đồng) theo các năm từ 2016 đến 2017 vàhình dung rằng sẽ có chiều hướng tiếp tục tăng do doanh thu tăng và công ty

là một công ty về lĩnh vực môi trường nên được hưởng các hình thức miễngiảm thuê của nhà nước Việc này giúp cho Tân Việt Kim thoải mái trongviệc thực hiện các chính sách cũng như sử dụng các nguồn vốn cho các hoạtđộng của công ty như quảng cáo, ngoại giao, tiếp thị…vvv

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tổng doanh thu EAT EBT

Trang 21

Công ty tuy không quy mô lớn mạnh nhưng hoạt động khá hiệu quảtrong những năm vừa qua, tình hình hoạt động cũng như tài chính của doanhnghiệp vừa qua có một số biểu hiện khả quan, khả năng sinh lời của công tyTân Việt Kim cao, doanh thu ổn định biểu hiện qua danh mục các dự án cũngnhư số lượng đơn hàng mà khách hàng yêu cầu.

Lợi nhuận sau thuế của công ty cao nhưng chi phí của công ty ban đầuvẫn còn khá nhiều, vì vậy công ty muốn mở rộng kinh doanh sang các lĩnhvực khác thì cần phải giảm chi phí ở những dự án không cần thiết làm ảnhhưởng đến ngân sách của công ty

Được làm việc với doanh nghiệp trong khoảng thời gian ngắn em vàđược biết doanh nghiệp khi vừa mới thành lập cũng gặp rất nhiều khó khăn

về tài chính nhưng đến nay công ty đã và đang trên đà phát triển, bước vàomột khuôn khổ mới Điều này cho thấy ban lãnh đạo công ty đã có nhữngbước đi cũng như những chính sách thành công trong ngành nghề mà họ đãchọn

Trang 22

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

2.1 Khái niệm về sản phẩm

Sản phẩm – hàng hóa là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãnnhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ vàkhả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý muasắm, sử dụng hay tiêu dùng

Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống chiến lượcMarketing hỗn hợp DN phải quan tâm tới chu kỳ sống của sản phẩm để đưa

ra các chiến lược phù hợp với từng thời kỳ giai đoạn sống của một sản phẩm.Bên cạnh đó là quy trình nghiên cứu để đưa ra sản phẩm mới nhằm thay thếsản phẩm cũ khi đã bước vào giai đoạn suy thoái Mục tiêu của chiến lượcsản phẩm bao gồm:

-Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

-Tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm

-Đa dạng hóa danh mục sản phẩm mới

-Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

-Tạo sự khách biệt, nâng cao vị thế, hình ảnh, uy tín, tăng sức mạnhcạnh tranh của sản phẩm

2.1.1 Định nghĩa chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là một nghệ thuật kết hợp các nguồn lực của doanhnghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn chotừng sản phẩm trong môi trường biến đổi cạnh tranh

Chiến lược sản phẩm đòi hỏi giải quyết ba vấn đề:

Mục tiêu cần đạt là gì?

Đối thủ cạnh tranh là ai?

Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh là gì?

Vị trí và vai trò chiến lược sản phẩm trong chiến lược Marketing chungcủa công ty:

Trang 23

Tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trước đối thủcạnh tranh nhờ sự phối hợp điều hòa của hệ thống Marketing – Mix

Chiến lược sản phẩm giúp hoàn thành mục tiêu của công ty,

Chiến lược sản phẩm thể hiện vai trò dẫn đường đối với các chiến lượcchức năng

2.1.2 Các cấp độ của sản phẩm

Năm mức độ sản phẩm của mình mà nhà kinh doanh cần suy nghĩ đầyđủ về năm mức độ của sản phẩm Mức cơ bản nhất là lợi ích cốt lõi, chính làdịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua

Mức độ thứ hai là sản phẩm chung : Là dạng cơ bản của sản phẩm đó Mức độ thứ ba là sản phẩm mong đợi: Tức là tập hợp những thuộc tính

và điều kiện mà người mua mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó

Mức độ thứ tư là sản phẩm hoàn thiện: Là sản phẩm bao gồm những

dịch vụ và lợi ích phụ them là cho sản phẩm của công ty khác với đối thủcạnh tranh Cuộc canh tranh gay gắt diễn ra ở mức độ sản phẩm mong đợi.Việc hoàn thiện sản phẩm đòi hỏi người kinh doanh phải xem xét toàn bộ hệthống tiêu thụ “cách thứ người mua sản phẩm thực hiện toàn bộ nhiệm vụ bất

kỳ nào đó mà họ đang cố gắng hoàn tất khi sử dụng sản phẩm đó” Bằng cáchnhư vậy người kinh doanh sẽ nhận ra nhiều cơ hội hoàn thiện sản phẩm củamình để cạnh tranh có hiệu quả Theo Levitt:

Cuộc cạnh tranh mới không phải là giữa những gì công ty sản xuất ra ởnhà máy của mình, mà là giữa những thứ mà họ bổ sung cho sản phẩm củanhà máy dưới hình thức chất lượng, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn cho kháchhàng, tài trợ, thỏa thuận giao hàng, lưu kho, và những thứ mà mọi người coitrọng

Tuy nhiên cần phải lưu ý về một số điểm chiến lược hoàn thiện sảnphẩm

Thứ nhất: là mỗi điểm hoàn thiện đều tiêu tốn tiền của công ty Ngườikinh doanh phải đặt vấn đề liệu khách hàng có đủ tiền để trang trải chi phíphụ thêm

Trang 24

Thứ hai: là những lợi ích hoàn thiện thêm sẽ nhanh chóng trở thành lợiích mong đợi.

Ở mức độ thứ năm là sản phẩm tiềm ẩn, tức là những sự hoàn thiện vàbiến đổi mà sản phẩm đó cuối cùng có thể nhận được trong tương lai Trongkhi sản phảm hoàn thiện thể hiện những gì sản phẩm được đưa vào ngày hômnay, thì sản phẩm tiềm ẩn lại chỉ nêu ra hướng phát triển khả dĩ của nó Đâychính là nơi công ty tìm kiếm tích cực những cách thức mới để thỏa mãnkhách hàng và tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình Sự xuất hiện gầnđây của một số khách sạn thượng hạng mà ở khách có thể có nhiều phòng ở

là một sự đổi mới của sản phẩm khách sạn truyền thống

2.1.3 Hệ thống thứ bậc của sản phẩm:

Mỗi sản phẩm đều có một quan hệ nhất định với các sản phẩm khác.Các hệ thống thứ bật sản phẩm trải ra từ những nhu cầu cơ bản đến nhữngmặt hàng cụ thể thỏa mãn những nhu cầu đó Ta có thể xác định bảy thứ bậccủa san phẩm, ở đây các bậc đó được định nghĩa và minh họa cho trường hợpbảo hiểm nhân thọ:

1.Họ nhu cầu: Nhu cầu cốt lõi là nền tảng của sản phẩm, ví dụ : an toàn 2.Họ sản phẩm: Tất cả các lớp sản phẩm đề có thể thỏa mãn một nhu

cầu cốt lõi với hiệu quả vừa phải, ví dụ tiền tiết kiệm và thu nhập

3.Lớp sản phẩm: Một nhóm sản phẩm trong một họ sản phẩm được thừa

nhận là có quan hệ gắn bó nhất định về mặt chức năng, ví dụ các phương tiệntài chính

4.Loại sản phẩm: Một nhóm sản phẩm trong cùng một lơp có quan hệ

chặt chẽ với nhau vì chúng hoạt động giống nhau hay cùng được bán chocùng một nhóm khách hàng hoặc bán tại cùng một kiểu thị trường hay rơivào một thang giá, ví dụ bảo hiểm nhân thọ

5.Kiểu sản phẩm: Những mặt hàng trong cùng một loại sản phẩm có một

trong số những dạng có thể có của sản phẩm Ví dụ: tuổi thọ

Trang 25

6.Nhãn hiệu: Tên gắn liền với một hay nhiều mặt hàng trong cùng một

loại sản phẩm, được sử dụng để nhận biết nguồn gốc hay tính chất của cùngmột mặt hàng, ví dụ : Frudential

7.Mặt hàng : một đơn vị riêng biệt trong cùng một nhãn hay loại sản

phẩm có thể phân biệt được theo kích thước, giá cả, vẻ ngoài hay thuộc tínhnào đó Mặt hàng được gọi là một đơn vị lưu kho hay một phương án sảnphảm, ví dụ : bảo hiểm nhân thọ có thể gia hạn được của Frudential

Có hai thuật ngữ nữa cũng hay gặp Hệ sản phẩm là một nhóm các mặthàng khác nhau nhưng có liên quan với nhau, được sử dụng ghép lại vớinhau

2.1.4 Phân loại sản phẩm

Các nhà tiếp thị có những cách phân loại sản phẩm theo truyền thốngdựa trên cơ sở những đặc tính khác nhau của sản phẩm Thiết nghĩ là mỗikiểu sản phẩm có một chiến lược marketing mix thích hợp

2.3.1 Quyết định về loại sản phẩm

Một doanh mục sản phẩm bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau

Loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi vìchúng thực hiện một chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhómkhách hàng, qua cùng một kênh như nhau tạo nên một khung giá cụ thể

2.3.2 Phân tích loại sản phẩm

Những người quản lý loại sản phẩm cần biết doanh số và lợi nhuận củatừng sản phẩm mà mình phụ trách và tình trạng của loại sản phẩm đó so vớicác loại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

-Doanh số bán và lợi nhuận của một loại sản phẩm

Người quản lý loại sản phẩm cần biết doanh số bán và lợi nhuận củatừng mặt hàng trong loại sản phẩm mà mình phụ trách và tình trạng của loạisản phẩm đó so với các loại sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh

-Đặc điểm thị trường của loại sản phẩm

Trang 26

Người quản lý sản phẩm cũng cần kiểm tra lại xem sản phẩm của mình

có vị thế như thế nào so với loại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

2.3.3 Chiều dài của loại sản phẩm

Một vấn đề được đặt ra đối với người quản lý loại sản phẩm là chiềudài tối ưu của loại sản phẩm Một loại sản phẩm được xem là có chiều dàiquá ngắn, nếu người quản lý có thể tăng lợi nhuận bằng cách bổ sung themcác mặt hàng Một loại sản phẩm được coi là chiều dài quá lớn nếu ngườiquản lý loại sản phẩm có thể tăng lợi nhuận bằng cách loại bớt một số mặthàng

Các loại sản phẩm đều có xu hướng phát triển dài thêm sau một thờigian Năng lực sản xuất dư thừa gây sức ép đối với những người quản lý sảnphẩm để phát triển thêm những mặt hàng mới Lực lượng bán hàng và nhữngngười phân phối cũng gây sức ép để có được một loại sản phẩm đầy đủ hơn

để thỏa mãn các khách hàng của mình, người quản lý sản phẩm sẽ bổ sungthêm các mặt hàng để tăng doanh số và lợi nhuận

Thế nhưng khi bổ sung thêm mặt hàng thì một số chi phí sẽ tăng lên:chi phí thi công và thiết kế, chi phí vận chuyển lưu kho, chi phí thay đổi quytrình xây dựng, chi phí xử lý đơn hàng, chi phí khuyến mãi dịch vụ mặt hàngmới Cuối cùng một cái gì đó sẽ ngưng sự phát triển của loại sản phẩm lại.Ban lãnh đạo cần xem xét để xử lý tốt tình huống này 

Một công ty có thể tăng chiều dài của sản phẩm của mình theo haicách: kéo dài loại sản phẩm hay bổ sung loại sản phẩm,

2.3.4 Quyết định bổ sung loại sản phẩm

Một số sản phẩm có thể được kéo dài bằng cách bổ sung thêm mặthàng mới trong phạm vi hiện tại của loại đó Có một số động lực đã thúc đẩyviệc bổ sung loại sản phẩm: tìm kiếm lợi nhuận tặng thêm, cố gắng thỏa mãnnhững khách hàng đã than phiền về thiệt hại do loại sản phẩm thiếu một sốchức năng, cố gắng sử dụng năng lực dư thừa trở thành công ty luôn luôn dẫnđầu và cố gắng lấp kín những lỗ hổng để ngăn ngừa các đối thủ cạnh tranh

Trang 27

Một khách hàng bối rối, công ty cần phải làm thế nào để khách hàng dễphân biệt được từng mặt hàng Mỗi mặt hàng phải có điểm khác biệt có thểdễ dàng nhận biết.

2.3.5 Quyết định hiện đại hóa sản phẩm

Ngay cả khi chiều dài sản phẩm của loại sản phẩm đã thỏa đáng thì loạisản phẩm ấy vẫn có thể cần được hiện đại hóa từng phần sẽ đỡ thất thoát lưukim của công ty, điểm bất lợi chủ yếu của việc hiện đại hóa từng phần là nócho phép các đối thủ cạnh tranh thấy được những thay đổi đó và cũng bắt đầuthiết kế lại sản phẩm của mình

Trên thị trường sản phẩm thay đổi nhanh chóng việc hiện đại hóa sảnphẩm diễn ra liên tục các công ty đều có kế hoạch cải tiến sản phẩm, khuyếnkhích khách hàng chuyển sang những mặt hàng được đánh giá cao hơn vàcũng được định giá cao hơn Vấn đề chính là xác định thời điểm sản phẩmsao cho việc cả tiến sản phẩm không qua sớm hay quá muộn

2.3.6 Quyết định làm nổi bật sản phẩm

Người quản lý loại sản phẩm thường lựa chọn một hay vài mặt hàngtrong loại sản phẩm của mình để làm nổi bật lên những sản phẩm mới củamình nhằm phục vụ cho khách hàng với mong muốn nhu cầu của họ Lên cácphương án hỗ trợ, khuyến mãi cho sản phẩm cần làm nổi bật

2.3.7 Quản lý thanh lọc sản phẩm

Người quản lý loại sản phẩm định kỳ phải rà soát những mặt hàng củamình để thanh lọc bớt chúng Có hai trường hợp cần phải thanh lọc, Thứ nhất

là khi loại sản phẩm có mặt hàng đã chết, nghĩa là không đem lại lợi nhuận.Những mặt hàng yếu kém có thể phân tích thông qua doanh số bán và chi phí.Thứ hai là sản phẩm cần thanh lọc khi công ty thiếu năng lực sản xuất Nhàquản trị phải tập trung vào xuất những mặt hàng đem lại lợi nhuận nhiều hơn.Các công ty thường rút ngắn các loại sản phẩm khi nhu cầu căng thẳng vàkéo dài các loại sản phẩm của mình khi có nhu cầu thấp

2.4 Marketing – mix

Trang 28

Marketing- mix còn gọi là marketing hỗn hợp là sự phối hợp các hoạt

động, bố trí, sắp xếp các thành phần của Marketing một cách tối ưu nhất, sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế nhằm tăng cường, củng cố vị trí của công ty trên thương trường cả trong ngắn hạn và dài hạn Những lợi ích bằng cách phối hợp tốt các thành phần của marketing: - Giúp hạn chế rủi ro trong kinh doanh - Tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi, có nhiều cơ hội phát triển - Thu được lợi nhuận tối đa và ổn định

4P: - Product (sản phẩm), Price (Giá cả), Place (phân phối), Promotion (Chiêu

thị hoặc xúc tiến bán hàng)

2.5 Mô hình P.E.S.T

Mô hình P.E.S.T hiện nay đã được mở rộng thành các ma trận P.E.S.L.T(bao gồm yếu tố Legal - pháp luật) và S.T.E.E.P.L.E (Social/ Democgraphic-Nhân khẩu học, Technogical, Economics, Envirnomental, Polcy, Legal, Ethical-Đạo đức) và ngày càng hoàn thiện trở thành một chuẩn mực không thể thiếu khinghiên cứu môi trường bên ngoài của doanh nghiệp

Trong khi mô hình 5 áp lực của M-Porter đi sâu vào việc phân tích các yếu

tố trong môi trường ngành kinh doanh thì PEST lại nghiên cứu các tác động củacác yếu tố trong môi trường vĩ mô Các yếu tố đó là

Trang 29

2.6 Ma trận Swot

Ma trận swot là phương pháp và công cụ để phục vụ cho nhận thức vềquản trị chiến lược, bốn điểm liên quan để nhận diện hiện trạng và cơ hội củacông ty là:

- Điểm mạnh: Lợi thế của công ty là gì? Công việc nào công ty làm tốtnhất? Nguồn lực nào cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ởcông ty là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân công ty và củangười xung quanh Cần thực tế chứ không khiêm tốn Các ưu thế thường đượchình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủcạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuấtvới chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồntại trên thị trường

- Điểm yếu: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào công ty làm tồi nhất?Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài.Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân công ty không thấy Vì saođối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn? Lúc này phải nhận định một cách thực tế

và đối mặt với sự thật

- Cơ hội: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào đã biết? Cơhội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế haytrong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới

Trang 30

lĩnh vự hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân sốhay cấu trúc thời trang , từ các sự kiện diễn ra trong khu vực Phương thức tìmkiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưuthế ấy có mở ra cơ hội mới nào không Cũng có thể làm ngược lại, rà soát cácyếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏđược chúng

- Thách thức: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đanglàm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thayđổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn

đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty?Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểmthành triển vọng Mục đích của phân tích Swot dùng để xác định các chiến lượckhả thi làm tiền đề cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược, chương trình hànhđộng thích hợp; dựa trên việc phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh Mô hình phân tích Swot thường đưa ra 4chiến lược cơ bản:

Bảng 2 : Sơ đồ ma trận Swot

MA TRẬN SWOT

OPPORTUNITIES (Cơ hội)

THREATS (Thách thức)

STRENGTHS

(Điểm mạnh)

Chiến lược S-O: dựa trên

ưu thế của công ty, tậndụng các cơ hội của thịtrường

Chiến lược S-T: dựa trên

ưu thế của công ty để tránhcác nguy cơ của thị trường

WEAKNESSES

(Điểm yếu)

Chiến lược W-O: vượt quacác yếu điểm của công tybằng cách phát huy tối đacác điểm mạnh

W-T: xây dựng kế hoạchphòng thủ nhằm chống cácrủi ro, tránh các tác hại củađiểm yếu

Trang 31

2.7 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình cạnh tranh hoàn hảo ngụ ý rằng tốc độ điều chỉnh lợi nhuận theomức rủi ro là tương đương nhau giữa các doanh nghiệp và ngành kinh doanh.Tuy nhiên, vô số nghiên cứu kinh tế đã khẳng định rằng các ngành khác nhau cóthể duy trì các mức lợi nhuận khác nhau và sự khác biệt này phần nào được giảithích bởi cấu trúc khác nhau của các ngành

Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sảnxuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:

a Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:

- Mức độ tập trung của các nhà cung cấp,

- Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp,

- Sự khác biệt của các nhà cung cấp,

Trang 32

- Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sảnphẩm,

- Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành,

- Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế,

- Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp,

- Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành

b Nguy cơ thay thế thể hiện ở:

- Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm,

- Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng,

- Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế

c Các rào cản gia nhập thể hiện ở:

- Các lợi thế chi phí tuyệt đối,

- Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường,

- Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào,

- Chính sách của chính phủ,

- Tính kinh tế theo quy mô,

- Các yêu cầu về vốn,

- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,

- Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh,

- Khả năng tiếp cận với kênh phân phối,

- Khả năng bị trả đũa,

- Các sản phẩm độc quyền

d Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:

- Vị thế mặc cả,

- Số lượng người mua,

- Thông tin mà người mua có được,

- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,

- Tính nhạy cảm đối với giá,

- Sự khác biệt hóa sản phẩm,

Trang 33

- Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành,

- Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế,

- Động cơ của khách hàng

e Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:

- Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành,

- Mức độ tập trung của ngành,

- Chi phí cố định/giá trị gia tăng,

- Tình trạng tăng trưởng của ngành,

- Tình trạng dư thừa công suất,

- Khác biệt giữa các sản phẩm,

- Các chi phí chuyển đổi,

- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,

- Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh,

- Tình trạng sàng lọc trong ngành

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Một chiến lược sản phẩm tốt sẽ đảm bảo nâng cao khả năng bán chosản phẩm Mà với một doanh nghiệp làm ăn kinh doanh; bán sản phẩm dịchvụ của mình chỉ cần vài đường cơ bản để có được doanh thu và lợi nhuận.Mục tiêu lợi nhuận luôn là động lực thúc đẩy doanh nghiệp đưa ra nhữngchiến lược, chính sách để thúc đẩy công việc kinh doanh, có thêm doanh số.Chiến lược sản phẩm cũng không nằm ngoài mục tiêu đó

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đưa

ra được một chính sách đúng đắn và phù hợp Công ty TNHH Tân Việt Kim

đã đưa ra cho mình những chiến lược sản phẩm thích hợp để duy trì và pháttriển công ty Ngoài ra công ty có những nhân viên đủ năng lực để nhận biết

và bắt kịp xu hướng thị trường để từ đó có những quyết định về chiến lượcsản phẩm phù hợp với công ty

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w