1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra và thực tiễn thực hiện tại tỉnh phú thọ

81 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Phú Thọ
Tác giả Lê Thị Phương
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 501 KB

Nội dung

Trên cơ sở tiếp thu các luận giải của các nhà khoa học về khái niệm xử lý,xử phạt VPHC như vừa trình bày, cũng như những phân tích của cá nhân, có thể đưa ra khái niệm XLVPHC như sau: Xử

Trang 1

DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 582.1 Quy định của pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm

2.2 Thực tiễn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm

VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO VI PHẠM

3.1 Quan điểm về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng

biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính 653.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả

3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về biện pháp

Trang 3

TNHC : Trách nhiệm hành chínhVPHC : Vi phạm hành chínhVPPL : Vi phạm pháp luật

UBND : Ủy ban nhân dân

XLVPHC : Xử lý vi phạm hành chính

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật (VPPL) nói chung và VPPLhành chính nói riêng luôn là nhiệm vụ trọng yếu của Nhà nước ta Trong bối cảnhhiện nay, hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) chưa đáp ứngyêu cầu của thực tiễn Tính hiệu quả của các biện pháp xử phạt chưa cao; thủ tục xửphạt còn rườm rà; tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản… là nhữngđiều bức xúc của người dân cũng như bộ máy hành chính

Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) nói chung và xử phạt VPHC nóiriêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự,

kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước Đây cũng là vấn đề trực tiếp liênquan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm

Luật XLVPHC được ban hành với mục tiêu nhằm khắc phục những hạnchế, bất cập của Pháp lệnh XLVPHC; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lýhành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với VPHC, tội phạm trong thời kỳmới; khắc phục tối đa tình trạng thiếu thống nhất và chồng chéo trong hệ thốngpháp luật về XLVPHC; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện cácnghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế; đáp ứng đòi hỏi ngàycàng cao của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển mới

Thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách hệ thống phápluật, cải cách tư pháp và cải cách hành chính được xác định trong các nghị quyếtĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của

Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Namđến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, theo

hướng: “Hình thành cơ chế pháp lý để Chính phủ thực hiện quyền yêu cầu xem xét,

xử lý bằng thủ tục tư pháp đối với mọi vi phạm nghiêm trọng được phát hiện trong

Trang 5

quá trình quản lý, tổ chức thi hành pháp luật”, “tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng của công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”.

Việc XLVPHC chỉ đạt được kết quả nếu như các biện pháp xử phạt phải đikèm với các biện pháp khắc phục hậu quả trong giải quyết hành vi VPHC Tuynhiên, trên thực tế trong giai đoạn vừa qua, hành vi VPPL hành chính, và hiệu quả

xử phạt vẫn đang còn nhiều hạn chế, tồn tại nhất định Hiệu quả xử phạt chưa cao,các biện pháp khắc phục hậu quả chưa mang lại kết quả cao Nhiều biện pháp khi ápdụng trên thực tế còn nhiều vướng mắc, khó khăn nhất định Chính vì vậy, việc

nghiên cứu đề tài “Pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Phú Thọ” có ý nghĩa quan trọng trong

giai đoạn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Học viên đã tiếp cận một số công trình khoa học về vấn đề xử phạt VPHC

và biện pháp khắc phục hậu quả trong XLVPHC đã có một số công trình nghiêncứu đặt ra, ví dụ:

Công trình khoa học nghiên cứu liên quan nhiều tới đề tài luận văn:

Nguyễn Văn Thạch (1997), Trách nhiệm hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học,

Viện Nhà nước và Pháp luật Luận văn này nghiên cứu về chế định trách nhiệm hànhchính (TNHC) - một cách tiếp cận gần gũi nhưng vẫn có nhiều điểm khác biệt vớivấn đề pháp luật về xử phạt VPHC Hơn nữa, luận văn này được nghiên cứu hơn 10năm trước đây nên cần có sự nghiên cứu cập nhật với hiện tại

Các công trình khoa học nghiên cứu một vấn đề nhỏ trong việc xử phạt

vi phạm hành chính hoặc pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Vũ Thư (2000), Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

Đỗ Hoàng Yến (2002), “Tăng cường và đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát

trong xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8.

Bùi Xuân Đức (2006), “Về vi phạm hành chính và hình thức xử phạt hành

chính: những hạn chế và giải pháp đổi mới”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2.

Trang 6

Đỗ Hoàng Yến (2007), “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và việc

xây dựng Bộ luật Xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5.

Nguyễn Ngọc Bích (2007), “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và

những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành”, Tạp chí Luật học, số 8.

Trương Khánh Hoàn (2008), “Bất cập của các quy định về biện pháp khắc phục

hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 31, 32.

Các công trình khoa học nghiên cứu về việc xử phạt VPHC trong một lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể

Đàm Đức Tuyền (2006), Vi phạm hành chính và áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học,

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Kim Long Biên (2007), Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Nhà

nước và Pháp luật phối hợp đào tạo với Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Bùi Huy Tùng (2007), Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia

Hà Nội

Các công trình khoa học nghiên cứu tổng thể về pháp luật về XLVPHC (bao gồm cả pháp luật về xử phạt VPHC)

Đỗ Hoàng Yến (2007), “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở một số

nước trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10.

Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), Bình luận khoa học Pháp lệnh

Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

Bộ Tư pháp (2007), Báo cáo đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Bộ Tư pháp, Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) - Dự án

VIE/02/015 (2008), Kỷ yếu Hội thảo Định hướng xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính, Quảng Ninh, 08-09/5/2008.

Các công trình khoa học trên hoặc đã cũ hoặc chỉ đề cập đến một tiểu vấn

đề hoặc chưa trực diện nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về pháp luật về xử phạt

Trang 7

VPHC Do đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn này vừa là sự kế thừa, phát triển cáccông trình trên nhưng cũng là cách tiếp cận mới về mặt khoa học và có ý nghĩa vềmặt thực tiễn Các công trình trên là tài liệu tham khảo quan trọng cho luận văn thạc

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả doVPPL hành chính

Phân tích thực trạng quy định và thực hiện pháp luật về biện pháp khắcphục hậu quả do VPPL hành chính; chỉ ra những hạn chế, bất cập của hệ thống phápluật này

Đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về biện pháp khắcphục hậu quả do xử phạt VPHC đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạnhiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về biệnpháp khắc phục hậu quả do xử phạt VPHC trong tố tụng hành chính hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài đi sâu nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và nộidung các quy định pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt VPHC.Vấn đề thực hiện pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt VPHCtrên cơ sở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ 2016 đến năm 2020

Trang 8

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa; về xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn kế thừa, tổng kết lại những

kết quả của các công trình nghiên cứu về biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC.Tuy nhiên, đây không phải là sự sao chép vì đã có sự sắp xếp theo kết cấu khác theogóc nhìn của tác giả

- Phương pháp so sánh: So sánh pháp luật biện pháp khắc phục hậu quả do

VPHC của nước ta trong từng giai đoạn; So sánh pháp luật xử phạt VPHC của nước

ta với các nước trên thế giới

- Phương pháp lịch sử: Xem xét pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả

do VPHC theo từng thời kỳ Mỗi giai đoạn sẽ có pháp luật phù hợp Từ đó tìm raquy luật của sự phát triển pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC

- Phương pháp thống kê xã hội học: Từ những kết quả thống kê, điều tra,

khảo sát về thực trạng VPHC và biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC để đề ranhững giải pháp hợp lý

- Các phương pháp của xã hội học pháp luật: Phân tích cơ sở xã hội của

việc biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về phápluật biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC Do đó, luận văn sẽ là tài liệu thamkhảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, sinh viên

- Luận văn đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật vềbiện pháp khắc phục hậu quả do VPHC Do đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảocho các nhà lập pháp

Trang 9

- Những điểm mới nhất của luận văn là: đưa ra triết lý về về VPHC và phápluật về biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC; đưa ra cấu trúc mới của hệ thốngpháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC; đưa ra các giải pháp dựa trênyêu cầu hoàn thiện pháp luật hiện nay cũng như kinh nghiệm trên thế giới.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính và biện pháp

khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính

Chương 2: Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các biện pháp khắc

phục hậu quả do vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

áp dụng pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1.1 Khái quát chung về xử lý vi phạm hành chính

1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính

Là một dạng cụ thể của VPPL, xảy ra nhiều trong đời sống xã hội và nhậnđược nhiều sự quan tâm của cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách cũng nhưcác nhà nghiên cứu; điều này được thể hiện thông qua các công trình nghiên cứucủa các nhà khoa học, thể hiện ở các sách chuyên khảo; giáo trình; luận văn; luận áncũng như các bài viết có liên quan

Khái niệm VPHC cũng đã được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật ởViệt Nam từ rất sớm; văn bản pháp luật đầu tiên thể hiện khái niệm này là Pháp

lệnh xử phạt VPHC năm 1989, theo đó VPHC được hiểu là: “hành vi do cá nhân,

tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”1; hiện nay khái niệm này được thể hiện rõ tại Khoản 1, Điều 2, Luật

XLVPHC năm 2012, cụ thể như sau: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”2.

Bên cạnh một số bài viết, giáo trình khi trình bày và phân tích khái niệmVPHC đồng tình với khái niệm đã được “luật định” như giáo trình Luật Hành chínhViệt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội; Trường Đại học Cảnh sát nhân dân ,thì cũng có những ý kiến không hoàn toàn đồng tình với khái niệm đã được thể hiệntrong các văn bản pháp luật Ví dụ: Trong Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam doPGS.TS Nguyễn Cửu Việt biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuấtbản năm 2013; trong phần trình bày về khái niệm VPHC, tác giả quan niệm như

1 Hội đồng Nhà nước (1989), số 28-LCT/HĐNN8 ngày 07/12/1989, Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội.

2 Quốc hội (2013), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

Trang 11

sau: VPHC là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố

ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính3

Để có được khái niệm trên, tác giả đã chỉ ra những điểm chưa phù hợp củakhái niệm được đề cập tại các văn bản pháp luật, tác giả phân tích: Việc Luật

XLVPHC sử dụng cụm từ “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước” chỉ nói lên được tính trái luật của hành vi Hơn thế, theo tác giả dùng cụm từ “quản

lý nhà nước” ở đây cũng thực sự chưa phù hợp, bởi “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước” có thể xảy ra trong bất kỳ lĩnh vực nào, do đó theo tác giả

ở nội dung này chỉ cần dùng cụm từ “trái pháp luật” là đủ Bên cạnh đó cũng theo tác

giả, trong khái niệm về VPHC được thể hiện tại Khoản 1, Điều 2, Luật XLVPHC dùng

cụm từ “mà không phải là tội phạm” để mô tả về hành vi VPHC cũng chưa thực sự

chính xác, bởi nếu sử dụng cụm từ này dễ làm cho các chủ thể có thẩm quyềnXLVPHC lầm tưởng mình có quyền đánh giá hành vi nào là VPHC hay tội phạm màxem nhẹ đi việc tuân thủ các căn cứ của pháp luật Tiếp tục phân tích khái niệm VPHC

đã được thể hiện trong Luật XLVPHC năm 2012, tác giả nhấn mạnh: Việc quy địnhcác hành vi VPHC thì phải bị xử phạt VPHC cũng không chính xác về mặt khoahọc, bởi thực tế khi một chủ thể có hành vi VPPL thì không những họ phải chịunhững hình thức “xử phạt” mang tính trừng phạt của nhà nước mà họ còn phải thựchiện các biện pháp “khắc phục hậu quả”, tức buộc chủ thể vi phạm phải khôi phụclại trật tự ban đầu đã bị thay đổi vi phạm của họ gây ra (biện pháp khôi phục)4

Trong Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do GS.TS Phạm Hồng Thái và

TS Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bảnnăm 2017; trong phần trình bày về khái niệm VPHC (phần do TS Bùi Tiến Đạtviết), tác giả nhấn mạnh sự cần thiết của việc phải xây dựng được khái niệm VPHC

3 Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 504.

4 Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 496-497.

Trang 12

một cách chính xác và khoa học Tác giả đã hệ thống lại những vấn đề có liên quanđến khái niệm VPHC được thể hiện trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ta (từĐiều lệ xử phạt vi cảnh ban hành theo Nghị định số 143/CP ngày 27/05/1977 của Hộiđồng Chính phủ cho đến Luật XLVPHC hiện hành); trên cơ sở đó, tác giả kết luận:

“có thể thấy định nghĩa về vi phạm hành chính trong các Pháp lệnh về xử phạt/xử

lý vi phạm hành chính 1989, 1995, 2002 và Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 khác nhau về ngôn ngữ thể hiện nhưng giống nhau về bản chất” 5, sau đó tác giả dẫnlại khái niệm VPHC đã được trình bày tại Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam doPGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 2008

Trong một số Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạokhác như Trường Đại học Luật Hà Nội; Trường Đại học Cảnh sát nhân dân , đãnêu được sự cần thiết phải đưa ra được một khái niệm chính thức về VPHC, bởi nóchính là cơ sở, căn cứ để đưa ra các quy định, xử lý cũng như đấu tranh phòng,chống có hiệu quả đối với các VPHC Trên cơ sở các khái niệm VPHC đã được thểhiện tại các văn bản pháp luật từ trước tới nay, các giáo trình này đều đồng tình vớikhái niệm đã được “luật định” mà không có luận giải gì thêm

Từ việc phân tích các khái niệm về VPHC được luận giải, thể hiện trongcác tài liệu nêu trên, nhận thấy xây dựng khái niệm về XLVPHC là cần thiết; việc

có các lập luận, quan điểm chưa hoàn toàn đồng nhất về khái niệm VPHC thể hiệntại các bài viết, giáo trình , xuất phát từ nhiều lý do khác nhau Ví dụ như đối vớiđối tượng đào tạo của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân là những người sau nàychủ yếu sẽ làm việc tại các cơ quan thuộc khối hành pháp, vì vậy yêu cầu cao nhấtđối với nhóm đối tượng này là nắm và hiểu ở mức tốt nhất các quy định của phápluật về vấn đề đó, để trong quá trình áp dụng pháp luật không bị lúng túng

Trên cơ sở phân tích, luận giải những khái niệm VPHC được thể hiện trongmột số công trình khoa học, tác giả luận văn hoàn toàn đồng tình với khái niệm vềVPHC được trình bày tại Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do PGS.TS NguyễnCửu Việt chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2013 Như vậy:

5 GS.TS Phạm Hồng Thái - TS Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 462-463.

Trang 13

Vi phạm hành chính là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính6.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính

1.1.2.1 Khái niệm xử lý vi phạm hành chính

Trong tóm tắt bài giảng Luật Hành chính của tác giả tác giả V.T.Batychko,

nhà xuất bản ТТИ ЮФУ ấn hành năm 2008 thì quan niệm XLVPHC là việc “áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với những hành vi vi phạm những quy định của pháp luật hành chính” Cũng với quan điểm gần giống như của tác giả

V.T.Batychko, trong chuyên đề “Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính “

do ThS Đặng Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ

Tư pháp và nhóm chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ Pháp luật Hình sự - Hànhchính, Bộ Tư pháp biên soạn quan niệm bản chất của xử lý hành chính là áp dụngmột số biện pháp cưỡng chế hành chính do pháp luật quy định7; trên tinh thần đó tác

giả đưa ra khái niệm XLVPHC như sau: “Xử lý vi phạm hành chính là việc áp dụng các biện pháp chế tài mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính”8

Trong một số giáo trình giảng dạy môn Luật Hành chính Việt Nam của các

cơ sở đào tạo như: Đại học Luật Hà Nôi; Đại học Cảnh sát nhân dân thì khái niệmXLVPHC không được đề cập tới mà chỉ trình bày về khái niệm xử phạt Ví dụ nhưtại giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội thì xử phạt VPHC được hiểu là:

Hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp

6 Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 504.

7 Đặng Thanh Sơn (2008), Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội tr 7.

8 Đặng Thanh Sơn (2008), Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội tr 7.

Trang 14

cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính9.

Như vậy theo khái niệm trên có thể thấy xử phạt VPHC không chỉ thuần túy

là việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với chủ thể có hành vi VPHC, mà còn có

thể bị áp dụng các biện pháp “cưỡng chế hành chính khác”, tuy nhiên trong giáo trình lại không phân tích cụ thể biện pháp “cưỡng chế hành chính khác” ở đây bao

gồm những biện pháp nào Bởi trong XLVPHC, các chủ thể có thẩm quyền có thể

áp dụng rất nhiều biện pháp hành chính mang tính cưỡng chế; các biện pháp nàythậm chí có thể áp dụng các biện pháp này ngay cả khi VPHC chưa diễn ra (cácbiện pháp ngăn chặn) Chính bởi không có một sự giải thích cụ thể về các biện pháp

“cưỡng chế hành chính khác”, nên khái niệm phần nào gây lúng túng trong quá

TNHC chính là “hậu quả của vi phạm hành chính, thể hiện ở việc cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính theo thủ tục do Luật Hành chính quy định”10; các tác giảđồng tình với quan điểm về TNHC của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt đó là: TNHCkhông chỉ thuần túy là các biện pháp xử phạt hành chính mà nó còn bao gồm cả cácbiện pháp khôi phục các quyền và lợi ích đã bị VPHC xâm hại Giáo trình đã đưa ra

9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,

tr 349.

10 GS.TS Phạm Hồng Thái - TS Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 473.

Trang 15

khái niệm về xử phạt VPHC như sau: Xử phạt VPHC là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính (gồm các hình thức xử phạt VPHC; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử phạt VPHC) đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước11.

Cũng tiếp cận khái niệm XLVPHC theo hướng rộng, trong Giáo trình LuậtHành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên; tác giả quan niệmVPHC thì phải chịu TNHC Mặc dù không đưa ra một khái niệm chính thức nào vềXLVPHC, tuy nhiên căn cứ vào các luận giải của tác giả được thể hiện trong phầntrình bày về VPHC và TNHC (từ trang 494 đến trang 547), có thể hiểu XLVPHCchính là việc chủ thể có thẩm quyền ấn định TNHC đối với cá nhân, tổ chức khi cóhành vi VPHC

Trên cơ sở tiếp thu các luận giải của các nhà khoa học về khái niệm xử lý,

xử phạt VPHC như vừa trình bày, cũng như những phân tích của cá nhân, có thể

đưa ra khái niệm XLVPHC như sau: Xử lý VPHC là hoạt động của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt VPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc XLVPHC đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước.

1.1.2.2 Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính

Thứ nhất, XLVPHC là hoạt của các chủ thể có thẩm quyền nhằm áp dụng

các biện pháp xử phạt VPHC; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngănchặn VPHC và đảm bảo việc xử phạt, thi hành các quyết định XLVPHC đối với cácchủ thể có hành vi VPHC theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, quyền XLVPHC được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền

theo quy định của pháp luật;

Thứ ba, XLVPHC được tiến hành theo những trình tự, thủ tục được quy

định cụ thể trong Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành;

11 GS.TS Phạm Hồng Thái - TS Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 474- 475.

Trang 16

Thứ tư, kết quả pháp lý của hoạt động XLVPHC do các chủ thể có thẩm

quyền tiến hành được thể hiện bằng quyết định hành chính cá biệt, trong đó ghinhận các hình thức, biện pháp xử lý cụ thể được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã

có hành vi VPHC Đây chính là sự phản ứng của nhà nước đối với những VPHC cụthể, nó vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính răn đe, phòng ngừa nhằm mục đíchthiết lập trật tự trong quản lý hành chính nhà nước

1.2 Những vấn đề chung về các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính

1.2.1 Khái niệm về các biện pháp khắc phục hậu quả

do vi phạm hành chính

Thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách hệ thống phápluật, cải cách tư pháp và cải cách hành chính được xác định trong các nghị quyếtĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của

Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Namđến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, theo

hướng: “Hình thành cơ chế pháp lý để Chính phủ thực hiện quyền yêu cầu xem xét,

xử lý bằng thủ tục tư pháp đối với mọi vi phạm nghiêm trọng được phát hiện trong quá trình quản lý, tổ chức thi hành pháp luật”, “tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng của công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”.

Luật XLVPHC năm 2012 đã tách biện pháp buộc khôi phục lại tình trạngban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng tráiphép từ Pháp lệnh XLVPHC thành hai biện pháp là buộc khôi phục tình trạng banđầu và buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặcxây dựng không đúng với giấy phép

Trên cơ sở rà soát các biện pháp khắc phục hậu quả chưa được Pháp lệnhXLVPHC quy định, Luật đã bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả mới sau đây:

- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn

Trang 17

- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiệnkinh doanh, vật phẩm.

- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện VPHC hoặc buộcnộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện VPHC đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêuhủy trái quy định của pháp luật;

Kế thừa quy định của Pháp lệnh XLVPHC, Luật vẫn giao Chính phủ có thểquy định các biện pháp khắc phục hậu quả khác đối từng hành vi vi phạm để đápứng sự đa dạng của thực tiễn

Nghiên cứu về “xử lý vi phạm hành chính”, có hai nội dung cơ bản là: quyđịnh pháp luật về XLVPHC (hệ thống thể chế) và công tác XLVPHC (hoạt độngquản lý hành chính nhà nước) Hai nội dung này có mối quan hệ với nhau cần đượcquán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, cũng như cần xem xét cả nhữngvấn đề liên quan

Trách nhiệm hành chính là vấn đề lý luận cơ bản của XLVPHC Theo lýluận chung về nhà nước và pháp luật, TNHC là một loại trách nhiệm pháp lý Nó cónhững nét chung, đồng thời cũng có những điểm khác biệt với các loại trách nhiệmpháp lý khác như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm kỷ luật

Về khái niệm TNHC, trong giới khoa học pháp lý có những quan điểm khácnhau; gồm hai nhóm chính: quan điểm theo nghĩa tích cực, quan điểm theo nghĩatiêu cực Trong phạm vi môn học luật hành chính, khái niệm TNHC được xem xéttheo nghĩa hẹp của khái niệm trách nhiệm pháp lý, tức chỉ xem TNHC theo quanđiểm truyền thống hay TNHC theo nghĩa tiêu cực Theo đó, TNHC là hậu quả pháp

lý bất lợi mà nhà nước buộc các tổ chức cá nhân VPHC phải gánh chịu

Có thể thấy rằng, TNHC có cơ sở là VPHC, khi đó cơ quan nhà nước,người có thẩm quyền thực hiện áp dụng những chế tài pháp luật hành chính đối vớichủ thể VPHC theo thủ tục do luật hành chính quy định Kết quả là chủ thể thựchiện VPHC phải gánh chịu những hậu quả bất lợi so với tình trạng ban đầu của họ

- Cơ sở TNHC là VPHC

Trang 18

Không có VPHC thì không có TNHC, cũng như cơ sở của trách nhiệm hình

sự là tội phạm, của trách nhiệm dân sự - vi phạm quan hệ dân sự, của trách nhiệm

kỷ luật - vi phạm kỷ luật,…TNHC được áp dụng đối với các hành vi được pháp luậthành chính coi là VPHC

Vi phạm hành chính được quy định trong Luật XLVPHC và các nghị địnhcủa Chính phủ

- Trách nhiệm hành chính chủ yếu được áp dụng theo thủ tục hành chínhCác hình thức TNHC, cũng như các biện pháp cưỡng chế hành chính nóichung, được áp dụng chủ yếu bởi các cơ quan hành chính, người có thẩm quyềntheo thủ tục hành chính, tức là được áp dụng ngoài trình tự xét xử của Tòa án Còncác biện pháp trách nhiệm hình sự, dân sự được thực hiện theo trình tự xét xử củaTòa án Theo pháp luật hiện hành, TNHC chỉ được Tòa án áp dụng trong trườnghợp đặc biệt đối với người có hành vi cản trở hoạt động xét xử, tức là chỉ áp dụngđối với hành vi vi phạm trật tự hoạt động tư pháp Điều này khác với pháp luậtnhiều nước, nơi mà Tòa án cũng có quyền xử phạt đối với nhiều VPHC Việc thànhlập và đi vào hoạt động của Tòa hành chính (nằm trong Tòa án nhân dân tỉnh vàTòa án nhân dân tối cao) hiện nay không làm tăng lên số trường hợp áp dụng TNHCbởi Tòa án Vì Tòa hành chính, về nguyên tắc chung, không áp dụng các biện phápTNHC, mà chỉ phán quyết về sự đúng sai của các quyết định hành chính, hành vihành chính bị khiếu kiện mà thôi

- Trách nhiệm hành chính được áp dụng ngoài quan hệ công vụ

Đặc điểm này khác với trách nhiệm kỷ luật Người bị áp dụng trách nhiệm

kỷ luật bao giờ cũng có quan hệ trực thuộc về công vụ với cơ quan, người có thẩmquyền áp dụng trách nhiệm kỷ luật Còn giữa đối tượng bị XLVPHC, cũng như đốitượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nói chung, với cơ quan,người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp đó không tồn tại quan hệ trực thuộc Vìvậy, TNHC áp dụng đối với mọi công dân, mọi tổ chức nhưng trách nhiệm kỷ luậtthì không như vậy

Trang 19

Khi nghiên cứu về TNHC, cần lưu ý rằng, khái niệm TNHC hẹp hơn kháiniệm cưỡng chế hành chính12 Không phải vì bất kỳ biện pháp cưỡng chế hànhchính nào cũng là TNHC Sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính trongcác trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh không phải là TNHC.

Ngoài những hình thức xử phạt nói trên, đối với mỗi VPHC, cá nhân hoặc

tổ chức còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây(Điều 28 Luật XLVPHC năm 2012):

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phéphoặc xây dựng không đúng với giấy phép

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lâylan dịch bệnh

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namhoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện

đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vậtnuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại

e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn

g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiệnkinh doanh, vật phẩm

h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng

i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện VPHC hoặc buộcnộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện VPHC đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêuhủy trái quy định của pháp luật

k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định

Các biện pháp khắc phục hậu quả trên đây được quy định cụ thể từ Điều 29đến Điều 37 Luật XLVPHC năm 2012 Đây là những biện pháp TNHC được đưa ratrong quá trình XLVPHC mang tính chất cưỡng chế nhà nước đi kèm theo các hìnhthức xử phạt hành chính Các biện pháp khắc phục hậu quả trên có thể được áp

12 Xem thêm về cưỡng chế nhà nước, các loại cưỡng chế hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành chính Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr 206-212.

Trang 20

dụng độc lập trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật XLVPHCnăm 2012 Theo đó, đối với những trường hợp không xử phạt VPHC (tình thế cấpthiết, sự kiện bất ngờ…); không xác định đối tượng VPHC; hết thời hiệu xử phạtVPHC hoặc cá nhân VPHC chết, mất tích, tổ chức VPHC đã giải thể, phá sản trongthời gian xem xét ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền không ra quyếtđịnh xử phạt VPHC nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhànước hoặc tiêu hủy tang vật VPHC thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện phápkhắc phục hậu quả trên

Như vậy có thể hiểu các biện pháp khắc phục hậu quả là các biện pháp đikèm theo biện pháp xử phạt VPHC, nhằm mục đích hỗ trợ thêm cho biện pháp xửphạt nhằm đảm bảo hiệu quả xử phạt hoặc ngăn chặn hành vi VPHC

1.2.2 Các nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính

Khi nghiên cứu về nguyên tắc XLVPHC nói chung và biện pháp khắc phụchậu quả do VPHC, học viên nhận thấy có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhauđược thể hiện qua các giáo trình, bài viết của các nhà khoa học Ví dụ như tronggiáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội do nhà xuấtbản Công An nhân dân ấn hành năm 2017, tại chương XI (VPHC và TNHC), từtrang 335 đến 381, thì chỉ trình bày về nguyên tắc xử phạt VPHC từ trang 350 đếntrang 351 chứ không hề đề cập tới nguyên tắc XLVPHC Và trong nội dung nàygiáo trình cũng chỉ trích nguyên văn các nguyên tắc xử phạt đã được quy định tạikhoản 1, điều 3, Luật XLVPHC 2012 Hay trong Giáo trình Luật Hành chính ViệtNam của Học viện Cảnh sát nhân dân xuất bản năm 2013; trong nội dung trình bày

về nguyên tắc XLVPHC thì chia thành hai phần: Phần thứ nhất là nguyên tắc xửphạt VPHC và phần thứ hai là nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý hành chính; việctrình bày theo mô tuýp như trên thực chất chỉ là diễn giải lại các quy định của phápluật, mà chưa thực sự nói lên được đầy đủ các nguyên tắc của XLVPHC

Bên cạnh cách tiếp cận nguyên tắc khắc phục hậu quả do VPHC theo nghĩahẹp (thậm chí rất hẹp) như trong các tài liệu như đã trình bày ở trên, thì cũng cónhững nghiên cứu tiếp cận khái niệm này theo nghĩa rộng hơn rất nhiều Ví dụ như

Trang 21

tại giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấnhành năm 2013, PGS.TS Nguyễn Cửu Việt cho rằng nguyên tắc XLVPHC khôngthể chỉ là các nguyên tắc như đã được nêu tại Điều 3 của luật XLVPHC năm 2012,bởi thực chất đây chỉ là những nguyên tắc áp dụng các biện pháp TNHC và biệnpháp xử lý hành chính mà thôi Vì vậy khái niệm nguyên tắc XLVPHC phải baogồm những nguyên tắc chung của TNHC (bao gồm những nguyên tắc của pháp luật

về TNHC và nguyên tắc của hoạt động XLVPHC) và những nguyên tắc riêng củahoạt động XLVPHC 13 Hay như tại Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của KhoaLuật - Đại học Quốc gia Hà Nội, do GS.TS Phạm Hồng Thái và TS Nguyễn ThịMinh Hà đồng chủ biên lại không trình bày về nguyên tắc XLVPHC mà chỉ trìnhbày về nguyên tắc xử phạt VPHC; trong nội dung trình bày về nguyên tắc xử phạtthì các tác giả (dù không phê phán) cũng không phân tích nguyên tắc theo hướngđiều luật quy định mà chia thành hai nhóm nguyên tắc đó là: Nhóm nguyên tắcchung và nhóm các nguyên tắc kỹ thuật14 Theo quan điểm của tác giả nếu tiếp cậnnguyên tắc XLVPHC ở góc độ hẹp, thì cách tiếp cận được thể hiện trong giáo trìnhcủa Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội là phù hợp và chính xác hơn Như vậy có

thể hiểu: Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC là những tư tưởng chủ đạo, định hướng cho hoạt động XLVPHC.

Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế

Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật do PGS.TS Hoàng

Thị Kim Quế chủ biên thì: Pháp chế là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần

và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật; là sự tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, tổ chức và mọi công dân15

Tuy nhiên, đây là khái niệm pháp chế được tiếp cận ở góc độ rộng (baogồm cả xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật), trong khi đó luận văn chỉ tiếp

13 Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 510.

14 Phạm Hồng Thái - Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr 478-480.

15 Hoàng Thị Kim Quế (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội, tr 526.

Trang 22

cận vấn đề áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC (chỉ thuần túy là nhữngnguyên tắc trong áp dụng pháp luật); vì vậy nội dung của pháp chế trong áp dụngbiện pháp khắc phục hậu quả do VPHC đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụngbiện pháp khắc phục hậu quả do VPHC phải tuân thủ pháp luật áp dụng biện phápkhắc phục hậu quả do VPHC một cách nghiêm minh, thống nhất và bất di bất dịch.Nội dung của nguyên tắc thể hiện thông qua việc xử lý các hành vi áp dụng biệnpháp khắc phục hậu quả do VPHC đối với đối tượng vi phạm chỉ có thể được thựchiện bởi các chủ thể có thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục luật định; và chỉ xử

lý với những hành vi đã được mô tả trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhànước có thẩm quyền ban hành đối với những cá nhân (có năng lực hành vi hànhchính) và tổ chức có hành vi vi phạm Mục đích của nguyên tắc này là phòng ngừa

sự tùy tiện trong áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC; đồng thời, đòi hỏicác cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản quyphạm pháp luật về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC nhằm đáp ứngyêu cầu của nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế

Thứ hai, nguyên tắc nghiêm minh, kịp thời

Không chỉ trong xử lý các VPHC mà trong hoạt động xử lý các hành viVPPL, thì yếu tố nghiêm minh luôn được coi là một yêu cầu quan trọng Để thựchiện tốt được yêu cầu này, đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện phápkhắc phục hậu quả do VPHC phải đề cao trách nhiệm trong hoạt động xử lý; bêncạnh đó họ phải là những “nhà hành chính chuyên nghiệp” Nội dung này có liên

quan chặt chẽ đến tính khách quan, toàn diện của hoạt động xử lý; yêu cầu các chủ

thể khi áp dụng pháp luật không chỉ dừng lại ở chỗ áp dụng đúng các quy định củapháp luật mà còn phải chú ý đến các yếu tố khác như nhân thân, điều kiện, hoàncảnh của người vi phạm để từ đó có được quyết định xử lý phù hợp Trong điềukiện hiện nay, để thực hiện được đầy đủ yêu cầu là không hề dễ dàng, tuy nhiêncùng với quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, Chính phủ đang từng bướctập hợp và xây dựng dữ liệu dân cư quốc gia, thì yêu cầu trên hoàn toàn có thể đượcthực hiện trong tương lai gần Vì vậy trong các quy định của pháp luật về áp dụngbiện pháp khắc phục hậu quả do VPHC nói riêng và xử lý VPPL nói chung, cần lưu

Trang 23

ý vấn đề này.

Thứ ba, nguyên tắc công bằng

Là nguyên tắc chủ đạo trong ban hành và thực thi pháp luật, nguyên tắccông bằng từ lâu đã được các nhà triết học, chính trị học , coi như là một trongnhững chuẩn mực để xây dựng một xã hội tốt đẹp Trong thần học, công bằng đượccoi như là một trong bốn đức hạnh cơ bản và quan trọng của con người (bên cạnh sựthông minh, dũng cảm và chừng mực) Trong hoạt động áp dụng pháp luật nóichung, áp dụng pháp luật trong áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC thìcông bằng được hiểu là sự tuân thủ một cách chính xác nhất các quy định của phápluật đối với những hành vi vi phạm Trong khoa học pháp lý nguyên tắc này vốnchủ yếu được phân tích thông qua “quyền xét xử công bằng” (the right to a fairtrial), tuy nhiên trong xã hội hiện đại vấn đề công bằng (đặc biệt công bằng trướcpháp luật), thì không chỉ là yêu cầu được đặt ra đối với hoạt động xét xử mà trongcác lĩnh vực khác của đời sống xã hội, nguyên tắc công bằng luôn là một nguyên tắcquan trọng cần được quán triệt trong tất cả cả các hoạt động của nhà nước và xã hộitrong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC

Thứ tư, nguyên tắc tương xứng

Để bảo đảm việc xử lý các hành vi VPPL nói chung được tiến hành chínhxác, trước khi ban hành các quyết định xử lý đối với các hành vi đó các chủ thể cóthẩm quyền phải xem xét hành vi vi phạm một cách toàn diện, khách quan; phải căn

cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm đó, căn cứ vào đối tượng viphạm cũng như những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ của đối tượng thực hiệnhành vi vi phạm để lựa chọn hình thức, mức xử lý tương xứng, phù hợp

Đối với các áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC việc bảo đảmnguyên tắc tương xứng là một yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên để thực hiện một cáchthực sự chính xác nguyên tắc này cần phải có một sự nỗ lực từ phía các chủ thể cóthẩm quyền xử lý và cả sự đồng bộ, khoa học trong quản lý dữ liệu đối với các ápdụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC của các cơ quan chức năng Nguyêntắc này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách trongđiều chỉnh các chính sách, quy định cũng như cung cấp trang thiết bị phục vụ cho

Trang 24

hoạt động áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC.

Thứ năm, nguyên tắc trách nhiệm chứng minh

Đối với hoạt động áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC, thìtrách nhiệm chứng minh VPHC rất quan trọng; điều này sẽ tăng tính trách nhiệmcủa các chủ thể có thẩm quyền đối với hoạt động XLVPHC Hạn chế đến mức caonhất sự lạm quyền và lộng quyền của các chủ thể khi thực thi công vụ Pháp luật ápdụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC cũng đã quy định rõ người có thẩmquyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm; nhưng do hiện nay các chủ thể

có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC , chưa được trang

bị đầy đủ các công cụ cần thiết để thực hiện tốt trách nhiệm chứng minh vi phạmnhư camera, cân kiểm tra tải trọng, súng bắn tốc độ , vì vậy để có cơ sở tiến hànhhoạt động xử lý, đôi lúc phải dựa vào sự “tự giác” của người vi phạm (thể hiện ởviệc thừa nhận hành vi vi phạm và ký vào biên bản), còn đối với những đối tượng viphạm kiên quyết không chịu thừa nhận vi phạm và người có thẩm quyền nếu không

có tài liệu, chứng cứ để chứng minh vi phạm, thì không thể xử lý (và thông thường

là không có)

Thứ sáu, nguyên tắc bảo đảm thời hiệu, thời hạn

Thời hiệu XLVPHC được hiểu là một khoảng thời gian cụ thể đã được luậtđịnh để các chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp xử lý đối với mộthành vi vi phạm cụ thể; hết thời hiệu thì không được phép xử lý đối với hành vi đónữa Đối với các VPHC vấn đề thời hiệu chỉ được áp dụng khi áp dụng các biệnpháp xử phạt hành chính, còn đối với một số biện pháp xử lý mang tính khôi phụcnhư: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây rahoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép , thì không áp dụng thời hiệu.Việc quy định thời hiệu, thời hạn trong xử lý các VPHC giúp tạo ra cơ sở pháp lýthống nhất trong việc XLVPHC, góp phần đề cao trách nhiệm của cơ quan, củangười có thẩm quyền trong XLVPHC; đảm bảo các VPHC được phát hiện kịp thời;

xử lý nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật Bảo đảm hiệu lực thi hành của cácquyết định cũng như đảm bảo tính giáo dục thông qua hoạt động xử lý cũng nhưphòng ngừa các VPHC khác

Trang 25

Thứ bảy, nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, khởi kiện

Khoản 1, Điều 30, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” Như vậy có thể thấy quyền khiếu nại

là một trong những quyền cơ bản của con người; với những áp dụng biện pháp khắcphục hậu quả do VPHC, khi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm bị các cơ quan, tổchức có thẩm quyền ra quyết định xử lý đều có quyền khiếu nại, khởi kiện quyếtđịnh hành chính đó theo những trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định

Hiện nay theo các biểu mẫu về quyết định XLVPHC được ban hành đều cóghi rõ quyền khiếu nại, khởi kiện đối với cá nhân, tổ chức vi phạm Tuy nhiên đểquyền này được thực hiện một cách thực chất, cần phải có những quy định nhằmtăng cường tính công khai, minh bạch hoạt động áp dụng biện pháp khắc phục hậuquả do VPHC của các chủ thể có thẩm quyền cũng như những biện pháp nhằm nângcao kiến thức pháp luật; từ đó cá nhân, tổ chức vi phạm mới có được sự đánh giámột cách chính xác nhất về hoạt động xử lý của các chủ thể có thẩm quyền Trên cơ

sở đó, quyền khiếu nại, khởi kiện của cá nhân, tổ chức vi phạm mới thực sự đượcbảo đảm Các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khiếu nại, khởikiện phải ý thức được đây là quyền cơ bản của con người; là một kênh giám sátquan trọng đối với hoạt động XLVPHC, vì vậy phải tạo điều kiện để mọi người cóthể thực hiện tốt quyền này

1.2.3 Mục đích của pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính

Các biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC là các biện pháp nằm trong chếtài hành chính nói chung, do đó các biện pháp này đảm bảo các mục đích sau đây:

Trách nhiệm hành chính được thể hiện ở chỗ: cơ quan nhà nước, người cóthẩm quyền áp dụng và ấn định đối với cá nhân, tổ chức VPPL các biện pháp xử lýhành chính tương ứng với hành vi vi phạm Như vậy, về thực chất, quá trìnhXLVPHC dẫn đến việc cá nhân, tổ chức VPHC phải chịu TNHC, do đó mà mụcđích của XLVPHC là thống nhất với mục đích của TNHC về cả lý luận và nguyêntắc xây dựng, áp dụng luật XLVPHC

Trang 26

Xuất phát từ mục đích chung của trách nhiệm pháp lý là loại trừ dần nhữngbiểu hiện chống đối xã hội, cho nên, mục đích chung của TNHC là loại trừ nhữngVPPL trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật C.Mác

đã chỉ rõ một hình phạt bất kỳ, không gì khác là phương tiện tự vệ của xã hội chốnglại những vi phạm đối với điều kiện tồn tại của chúng, bất luận đó là như thế nào Ởnhà nước ta, TNHC là phương tiện bảo vệ những quan hệ xã hội trước hành vichống đối pháp luật, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến trật tự xã hội, trật tựquản lý, góp phần bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước

Trách nhiệm hành chính có mục đích trực tiếp là: giáo dục người vi phạm

và phòng ngừa các VPPL Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khôngphải là mục đích tự thân của biện pháp trách nhiệm đó, mà nó là phương tiện giáodục con người ý thức tôn trọng pháp luật Nhà nước ta khi thực hiện cuộc đấu tranhvới những VPPL, không xuất phát từ mục đích đàn áp mà nhằm khôi phục nhữnggiá trị đạo đức tốt đẹp, tạo ra thói quen tự giác thực hiện những quyền và nghĩa vụcủa mình

Mục đích phòng ngừa VPPL của TNHC bao gồm phòng ngừa riêng vàphòng ngừa chung Ở đây, phòng ngừa riêng được hiểu là phòng ngừa sự tái phạm

và thực hiện VPPL mới từ phía người VPHC và bị xử phạt hành chính, còn phòngngừa chung là phòng ngừa các VPPL từ những cá nhân khác

1.3 Các yếu tố tác động đến việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính

1.3.1 Yếu tố về nhận thức

Nhận thức của người dân ở Việt Nam về các yêu cầu, điều kiện cần thiếtkhi thực hiện các yêu cầu của pháp luật hành chính nhìn chung còn thấp; chính bởinhận thức của người dân không cao, vì vậy dẫn đến những sai lệch hành vi củangười dân khi sống trong xã hội ở Việt Nam còn diễn ra ở mức độ phổ biến, điều nàyđược thể hiện thông qua tình hình VPHC trong các lĩnh vực khác nhau của ngườitham gia giao thông vẫn còn ở mức cao Trong các hành vi sai lệch của nhóm đốitượng ngày một nhiều Cũng từ sự yếu kém về ý thức của các chủ thể trong đời sống

xã hội, vì vậy khi tiến hành áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này đối với các vi

Trang 27

phạm của các chủ thể này, đã gặp nhiều khó khăn, bởi nhiều người vi phạm nhậnthấy vi phạm của mình chưa đến mức phải xử lý và các lực lượng chức năng hoàntoàn có thể “thông cảm” và “bỏ qua”; khi không được “thông cảm” hay “bỏ qua” thìxuất hiện xung đột thậm chí va chạm giữa người vi phạm và các lực lượng chức năng.

Bên cạnh đó cũng xuất phát từ ý thức pháp luật của một bộ phận người viphạm, vì lợi ích cá nhân (đặc biệt lợi ích về kinh tế), nên tâm lý muốn giảm bớt cácthiệt hại cho bản thân mà sẵn sàng “làm luật” còn phổ biến, dẫn đến tình trạng

“chung chi” cho lực lượng thi hành công vụ còn diễn ra; cũng như việc một sốngười có thẩm quyền XLVPHC các lĩnh vực lợi dụng quyền hạn của mình để nhũngnhiễu, đòi người vi phạm “chung chi”

Nhận thức của chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quảcũng còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục Do nhận thức của chủ thể áp dụng biệnpháp khắc phục hậu quả chỉ vì vậy lực lượng này chỉ chú ý vào việc là phải cố gắng

để hoàn thành nhiệm vụ xử phạt mà không chú ý đến những hoạt động khác Trongkhi đó rõ ràng XLVPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ không chỉ thuần túy làhoạt động xử phạt mà còn bao gồm cả những biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậuquả Hơn thế thông qua hoạt động XLVPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộcác chủ thể có thẩm quyền còn phải làm tốt nhiệm vụ tuyên truyện

1.3.2 Yếu tố công khai, minh bạch

Theo Từ điển tiếng Việt, công khai “là việc không giữ kín, mà để cho mọingười đều có thể biết” Minh bạch là “rõ ràng, rành mạch” Trong xã hội hiện nay,công khai, minh bạch được coi là một trong những thước đo quan trọng để đánhgiá sự phát triển Công khai, minh bạch vừa là đích phấn đấu, và động lực của sựphát triển Những xã hội, quốc gia nào thực sự đề cao nó thì đều, đã hoặc sẽ hứahẹn phát triển hướng đến văn minh; đối với Việt Nam, chúng ta đang ở trong giaiđoạn hội nhập, phát triển vì vậy bảo đảm được yếu tố công khai, minh bạch trongmọi mặt hoạt động của bộ máy nhà nước là một yêu cầu cấp thiết; là tiền đề đểtiến đến xây dựng một chế độ nhà nước, chế độ xã hội thực sự dân chủ tiến bộ.Phải coi công khai, minh bạch như là một chìa khóa dẫn đến dân chủ, và cần phải

có những quy định cụ thể được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật để

Trang 28

bảo đảm mọi hoạt động của bộ máy đang được diễn ra một cách thực sự côngkhai, minh bạch Công khai, minh bạch không những làm tăng thêm niềm tin củanhân dân vào bộ máy công quyền mà còn làm gia tăng uy tín của Việt Nam đốivới bạn bè quốc tế.

Công khai, minh bạch trong hoạt động XLVPHC đối với những vi phạm là

sự rõ ràng của các chủ thể có thẩm quyền trong áp dụng pháp luật khi xử lý cácVPHC trong lĩnh vực này Sự rõ ràng này không chỉ dừng lại ở yêu cầu cần phảicông khai các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, mà

đó còn là sự công khai về quy trình, thẩm quyền cũng như nội dung của XLVPHCđối các vi phạm Bên cạnh đó công khai, minh bạch còn đòi hỏi cần phải tạo ranhững quy định để các quyền con người, quyền công dân được thực hiện một cáchchính xác, đầy đủ và phù hợp nhất (như quyền khiếu nại, khởi kiện đối với cácquyết định XLVPHC); công khai, minh bạch trong sử dụng nguồn tiền thu đượcthông qua hoạt động xử lý của các cơ quan chức năng

Khi có hành vi VPHC, đối tượng vi phạm có thể phải chịu một hoặc một sốbiện pháp xử lý của chủ thể có thẩm quyền; trong trường hợp này đối tượng viphạm có thể bị tước bỏ (hoặc hạn chế) một lợi ích về vật chất (hoặc tinh thần) Vìvậy để đảm bảo tính công khai, minh bạch của hoạt động này, cần có sự giám sát từphía các cơ quan, tổ chức khác Hiện nay hoạt động XLVPHC ở nước ta hiện đangdiễn ra theo một chu trình khép kín, vì vậy khó có thể đảm bảo được sự minh bạchtrong hoạt động xử lý cũng như sự lạm quyền trong hoạt động xử lý

Trên thế giới đa phần các hoạt động liên quan đến hạn chế hoặc tước bỏquyền con người thông thường đều được tiến hành theo các thủ tục tư pháp, nhiềukhi có thể do một thẩm phán thực hiện, điều này tạo ra sự khách quan, chính xác vàcông bằng của các quyết định XLVPHC của các chủ thể có thẩm quyền Ví dụ nhưtheo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, trước khi các cơ quan nhà nước đưa ra các quyếtđịnh có ảnh hưởng bất lợi đến cá nhân, thì cá nhân đó được quyền có một phiên điềutrần toàn diện về bằng chứng và phiên điều trần này gần giống như một phiên xét xửcủa tòa án Tại phiên điều trần này, cá nhân có một số quyền như: (1) Được thôngbáo cả danh sách cụ thể các đối tượng và vấn đề liên quan đến vụ việc; (2) Trình

Trang 29

bày các bằng chứng, lời khai, tài liệu và lập luận; (3) Bác bỏ các bằng chứng củađối phương thông qua việc thẩm tra chéo và các biện pháp thích hợp khác; (4) Xuấthiện cùng với luật sư; (5) Phán quyết đưa ra dựa trên các bằng chứng được ghi vào

hồ sơ của phiên điều trần; (6) Có đầy đủ hồ sơ của phiên điều trần, bao gồm bản tốc

ký lời khai và các lý lẽ nêu ra cùng các bằng chứng, tài liệu, các giấy tờ khác được

đệ trình trong quá trình xét xử; (7) Được cơ quan giải thích cơ sở đưa ra quyết định một biện pháp quan trọng để bảo đảm rằng, cơ quan đã tuân thủ luật pháp, trongphạm vi quyền tự quyết rộng rãi dựa trên sự việc, chính sách và thậm chí, cả trêncác vấn đề pháp lý Tất nhiên trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc áp dụngnhững quy trình giải quyết như của Hoa Kỳ về vấn đề nêu trên là một điều chưa thểthực hiện, nhưng đây cũng là một gợi ý quan trọng cho quá trình thúc đẩy tính côngkhai, minh bạch trong hoạt động XLVPHC nói chung

-Đối với hoạt động xử lý các hành vi VPHC các lĩnh vực, yếu tố công khai,minh bạch là một yêu cầu cần phải đạt được Bởi như đã phân tích ở trên, việc chủthể có thẩm quyền có thể ra một quyết định hành chính mang tính đơn phương vàgần như có hiệu lực thi hành ngay (hiện thời hạn quy định để thực hiện quyết định

là 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định), chính vì vậy có thể nói quyết định này sẽtác động gần như là ngay lập tức tới đối tượng có hành vi vi phạm, thậm chí còn tácđộng đến các chủ thể khác có liên quan (ví dụ như người điều khiển phương tiện viphạm, nhưng người chủ sở hữu phương tiện hoàn toàn có thể cũng phải chịu tráchnhiệm theo quy định của pháp luật), chính vì vậy tính công khai, minh bạch tronghoạt động XLVPHC sẽ bảo đảm tính pháp lý, tính khoa học cũng như tính phù hợpvới thực tiễn, từ đó tạo được sự đồng thuận của những đối tượng bị xử lý cũng nhưcủa toàn xã hội

Hiện nay trong lĩnh vực tố tụng hình sự, việc công khai các bản án đã cóhiệu lực pháp luật (trừ những bản án được xét xử kín; hoặc nội dung bản án có chứađựng nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước ) trên cổng thông tin điện tử củaTòa án là một yêu cầu bắt buộc; tất nhiên trong lĩnh vực xử lý hành chính thì trongthời gian ngắn tới đây, việc công khai được các quyết định là một điều khó thựchiện, tuy nhiên trong thời gian dài, thì đây cũng cần được xem như là một giải pháp

Trang 30

cần có sự quan tâm nghiên cứu.

Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, cần phải làm tốt những vấn đề sau:

Một là, rà soát toàn bộ các quy định của pháp luật về; loại bỏ các quy định

không phù hợp và công khai các quy định này trên các phương tiện thông tin đạichúng, cũng như có những biện pháp tuyên truyền phù hợp để mọi người có thể tiếpcận và hiểu rõ các quy định này

Hai là, kiện toàn lại thủ tục về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do

VPHC theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ thể có hành vi vi phạm

có thể thực hiện nghĩa vụ của mình;

Ba là, quán triệt nguyên tắc tôn trọng quyền con người, quyền công dân khi

thực hiện pháp luật về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC;

Bốn là, gấp rút xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát (cả trong lẫn ngoài) đối

với hoạt động áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC của các lực lượngchức năng

3.1.3 Năng lực lập pháp, lập quy và thực thi pháp luật

Cơ sở quan trọng của hoạt động áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả doVPHC đó chính là các quy định của pháp luật về vấn đề này Có thể khẳng định cácquy định pháp luật hiện hành có liên quan đến vấn đề này là nhiều, tuy nhiên quathực tiễn áp dụng pháp luật của các lực lượng chức năng nhận thấy mặc dù có rấtnhiều quy định, nhưng do trình độ, năng lực lập pháp của chúng ta chưa thực sự tốtnên một số quy định đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động áp dụng biện pháp khắcphục hậu quả do VPHC của các lực lượng chức năng Việc hoàn thiện các quy định

có liên quan đến vấn đề này là một yêu cầu cấp bách, mà muốn hoàn thiện đượcpháp luật thì điều đương nhiên là phải nâng cao năng lực lập pháp, lập quy của cácchủ thể có thẩm quyền Năng lực này đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền lập pháp,lập quy phải có một nền tảng kiến thức lý luận vững chắc, phải nắm bắt chính xáccác yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn để từ đó kịp thời ban hành hoặc sửa đổi bổ sungnhững văn bản quy định về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC mộtcách nhanh chóng, kịp thời; đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của hoạt độngnày trên thực tế

Trang 31

Bên cạnh yếu tố năng lực lập pháp, lập quy, thì năng lực thực thi pháp luậtcủa các lực lượng chức năng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động áp dụng biệnpháp khắc phục hậu quả do VPHC Trong thực tiễn vẫn còn tình trạng cán bộ đượcgiao thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC còn yếu vềchuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật về áp dụng biện pháp khắc phục hậuquả do VPHC còn chưa đầy đủ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn lúng túngkhi áp dụng pháp luật vào xử lý những tình huống cụ thể; có trường hợp người làmcông tác xử lý không nắm được đầy đủ những kiến thức liên quan đến hoạt độngnày Điều này đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác áp dụng biện pháp khắc phụchậu quả do VPHC Bên cạnh sự yếu kém về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ làmảnh hưởng đến năng lực thực thi pháp luật về x áp dụng biện pháp khắc phục hậuquả do VPHC thì kỹ năng xử lý tình huống cũng là một vấn đề cần phải lưu ý.

1.3.4 Yếu tố kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế

Sự phát triển mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước cóảnh hưởng lớn đến hoạt động áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC của

các lực lượng chức năng C.Mác đã viết: Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được Chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị, cũng như về dân sự chỉ là cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế.

Thực tiễn cho thấy khi chúng ta có được nguồn lực kinh tế đủ mạnh thìchúng ta mới có điều kiện để đầu tư cho các hoạt động hoàn thiện pháp luật cũngnhư có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức có thẩmquyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC, từ đó hạn chế những hành

vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ của nhóm chủ thể này

Trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

do VPHC, có một yếu tố không thể không nhắc tới (đặc biệt trong bối cảnh hội nhập

và phát triển của đất nước), đó chính là yếu tố hội nhập khu vực và thế giới Chúng

ta đều biết rằng trong thời đại ngày nay, hội nhập khu vực và thế giới là một xu thếtất yếu của bất kỳ quốc gia nào

Trang 32

Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

2.1 Quy định của pháp luật về biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính

2.1.1 Quy định về nội dung các biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài những hình thức xử phạt nói trên, đối với mỗi VPHC, cá nhân hoặc

tổ chức còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây(Điều 28 Luật XLVPHC năm 2012):

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phéphoặc xây dựng không đúng với giấy phép

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lâylan dịch bệnh

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namhoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện

đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vậtnuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại

e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn

g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiệnkinh doanh, vật phẩm

h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng

i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện VPHC hoặc buộcnộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện VPHC đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêuhủy trái quy định của pháp luật

k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định

Các biện pháp khắc phục hậu quả trên đây được quy định cụ thể từ Điều 29đến Điều 37 Luật XLVPHC năm 2012 Đây là những biện pháp TNHC được đưa ra

Trang 33

trong quá trình XLVPHC mang tính chất cưỡng chế nhà nước đi kèm theo các hìnhthức xử phạt hành chính Các biện pháp khắc phục hậu quả trên có thể được ápdụng độc lập trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật XLVPHCnăm 2012 Theo đó, đối với những trường hợp không xử phạt VPHC (tình thế cấpthiết, sự kiện bất ngờ…); không xác định đối tượng VPHC; hết thời hiệu xử phạtVPHC hoặc cá nhân VPHC chết, mất tích, tổ chức VPHC đã giải thể, phá sản trongthời gian xem xét ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền không ra quyếtđịnh xử phạt VPHC nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhànước hoặc tiêu hủy tang vật VPHC thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện phápkhắc phục hậu quả trên

2.1.1.1 Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

“Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” là một biện pháp khắc phục hậuquả được áp dụng nhằm buộc chủ thể VPHC khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bịthay đổi do VPHC gây ra Chẳng hạn, hành vi “đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc cácchất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanhcủa người khác” làm thay đổi hiện trạng ban đầu của đối tượng bị vi phạm theohướng tiêu cực Do đó, khi xử phạt VPHC đối với hành vi này, biện pháp buộc khôiphục lại tình trạng ban đầu được áp dụng nhằm khắc phục hậu quả của đối tượng bịxâm hại như hiện trạng trước khi có VPHC

Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do VPHC gây ra có xuấtphát điểm từ Pháp lệnh Xử phạt VPHC năm 1989 với vai trò là một biện pháp hànhchính khác Pháp lệnh XLVPHC năm 1995 tiếp tục kế thừa nội dung này qua quyđịnh “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặcbuộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép” là một biện pháp trong xử phạt VPHC

Đến Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008),buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu mới chính thức được quy định là một biệnpháp khắc phục hậu quả Điểm a khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh XLVPHC năm 2002(sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) quy định: “Ngoài các hình thức xử phạt đượcquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức VPHC còn có thể bị ápdụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc khôi phục lại tình

Trang 34

trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xâydựng trái phép”.

Hiện nay, Luật XLVPHC năm 2012 đã tách biện pháp khắc phục hậu quả

“buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặc buộctháo dỡ công trình xây dựng trái phép” thành hai biện pháp riêng biệt, bao gồm:

“buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” và “buộc tháo dỡ công trình, phần côngtrình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép”(điểm a, điểm b khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC năm 2012) Sở dĩ, có sự tách ranhư vậy vì bản chất pháp lý cũng như thẩm quyền áp dụng hai biện pháp này làkhác nhau

Cụ thể, theo khoản 4 Điều 28 Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sửa đổi, bổsung năm 2007, 2008) thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã chỉ có quyền

áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bịthay đổi do VPHC gây ra” mà không có quyền áp dụng biện pháp “buộc tháo dỡcông trình xây dựng trái phép” Thẩm quyền áp dụng biện pháp “buộc tháo dỡ côngtrình xây dựng trái phép” thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện Tuy nhiên, do đượcquy định trong cùng một điều khoản nên dẫn đến cách hiểu và áp dụng không thốngnhất về hai biện pháp này Các chủ thể áp dụng pháp luật cho rằng khi khôi phục lạitình trạng ban đầu do VPHC gây ra thì đồng nghĩa với việc phải buộc tháo dỡ côngtrình xây dựng trái phép Do đó, Chủ tịch UBND cấp xã có thể ban hành quyết định

“buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép” nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu

do VPHC gây ra Tuy nhiên, như đã trình bày, thẩm quyền áp dụng biện pháp “buộctháo dỡ công trình xây dựng trái phép” không thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã Vìvậy, dẫn đến tình trạng phải hủy quyết định xử phạt VPHC để ban hành quyết địnhkhác phù hợp với thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tháo dỡcông trình xây dựng trái phép” của Chủ tịch UBND cấp huyện

Như vậy, theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, buộc khôi phục lạitình trạng ban đầu là một biện pháp khắc phục hậu quả được quy định độc lập sovới biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấyphép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép Các nghị định về xử phạt VPHC

Trang 35

trong các lĩnh vực cũng đã quy định về biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng banđầu đối với từng VPHC tạo cơ sở pháp lý cụ thể cho việc áp dụng biện pháp nàytrong thực tế.

2.1.1.2 Biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép

Theo quy định tại Điều 30 Luật XLVPHC 2012 thì việc áp dụng biện phápbuộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xâydựng không đúng với giấy phép trong XLVPHC được quy định cụ thể như sau: Cánhân, tổ chức VPHC phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không cógiấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức VPHCkhông tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện

Trên đây là nội dung tư vấn về việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ côngtrình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng vớigiấy phép trong XLVPHC

* Trình tự, thủ tục cưỡng chế tháo dỡ, phá dỡ công trình xây dựng vi phạm

Khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm

cấm như sau: Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp

có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

Trình tự, thủ tục xử phạt và cưỡng chế thực hiện theo quy định của LuậtXLVPHC năm 2012, và Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:

- Người có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm đang diễn ra buộcphải chấm dứt hành vi vi phạm và lập biên bản VPHC thành 02 bản, giao cho người

vi phạm hoặc tổ chức vi phạm giữ 01 bản; nếu hành vi vi phạm vượt quá thẩmquyền xử phạt thì người lập biên bản chuyển biên bản đến người có thẩm quyền raquyết định xử phạt

- Tiến hành xác minh hành vi vi phạm

- Ra quyết định xử phạt VPHC

- Thi hành quyết định xử phạt VPHC: Trong thời gian 02 ngày làm việc từngày ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền phải gửi quyết định cho cá

Trang 36

nhân, tổ chức, bị xử phạt, cơ quan khác có liên quan để thi hành Người vi phạm phảichấp hành xong quyết định trong thời gian 10 ngày từ ngày nhận quyết định xử phạt

- Nếu người vi phạm không tự nguyện chấp hành thì tiến hành cưỡng chế.Trước khi tổ chức cưỡng chế thì phải ra quyết định cưỡng chế gửi đến người viphạm và các cơ quan cấp trên để thực hiện

- Trong trường hợp phá dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc không cógiấy phép thì phải gửi đến người bị cưỡng chế, UBND cấp xã nơi tiến hành các biệnpháp cưỡng chế trước ít nhất 05 ngày để phối hợp

- Nếu trước khi tiến hành cưỡng chế, người bị cưỡng chế tự nguyện thihành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành;nếu cố tình vắng mặt thì cần phải có đại diện chính quyền địa phương và ngườichứng kiến để cưỡng chế

* Thẩm quyền cưỡng chế tháo dỡ, phá dỡ công trình xây dựng vi phạm

Về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng viphạm: Điều 3 và Điều 76 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định Chủ tịch UBNDcấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình, phần xây dựng công trình vi phạm

Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng củaUBND cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơđến Chủ tịch UBND cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế Trong thời hạn

02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyếtđịnh cưỡng chế phá dỡ

2.1.1.3 Biện pháp buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh

Theo quy định tại Điều 31 Luật XLVPHC 2012 thì việc áp dụng biện phápbuộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh trong XLVPHCđược quy định cụ thể như sau:

Cá nhân, tổ chức VPHC phải thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ônhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; nếu cá nhân, tổ chức VPHC không tự nguyệnthực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện

Trang 37

Trên đây là nội dung tư vấn về việc áp dụng biện pháp buộc khắc phục tìnhtrạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh trong XLVPHC

Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhànước tiến hành, buộc người có hành vi VPHC phải thực hiện những nghĩa vụ pháp

lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do VPHC gây ra.Biện pháp này có các đặc điểm cơ bản sau: (i) là một hình thức cưỡng chế hànhchính; (ii) do chủ thể có thẩm quyền áp dụng; (iii) được áp dụng nhằm mục đíchhạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do VPHC gây ra; (iv) áp dụng theothủ tục hành chính

Đối với xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế, Điều 3 Nghị định số176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định, VPHC trong lĩnh vực y

tế ngoài việc bị áp dụng các hình thức xử phạt còn có thể bị áp dụng các biện phápkhắc phục hậu quả sau:

- Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h

và i khoản 1 Điều 28 của Luật XLVPHC;

- Buộc tổ chức thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần

áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người bệnh;

- Buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

- Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối vớingười, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộcnhóm A;

- Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV, tiếp nhận và thực hiện việc mai táng,hỏa táng đối với thi hài, hài cốt người nhiễm HIV;

- Buộc xin lỗi trực tiếp hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tếhoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Buộc hoàn trả số tiền lãi của số tiền bảo hiểm y tế chưa đóng, chậm đóngvào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế;

- Buộc hoàn trả số tiền lãi cho khoản tiền chênh lệch do kê khai sai hoặckhoản tiền nộp chậm;

Trang 38

- Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi vàmức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả Trường hợp không hoàntrả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;

- Buộc xóa bỏ, gỡ bỏ nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhitheo ý muốn;

- Buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai;

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ nhân viên tiếpcận cộng đồng, thẻ bảo hiểm y tế, số tiếp nhận phiếu công bố, rút số đăng ký lưuhành thuốc

Quy định trên cho thấy, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định khá rõràng các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng trong xử phạt VPHC trong lĩnhvực y tế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình

xử phạt VPHC Việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sẽ góp phần khắcphục hậu quả do VPHC trong lĩnh vực y tế gây ra, đồng thời duy trì trật tự quản lýnhà nước trong lĩnh vực này Tuy nhiên, quy định của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP

về các biện pháp khắc phục hậu quả vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định, gâyảnh hưởng đến hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế

2.1.1.4 Biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện

Theo quy định tại Điều 32 Luật XLVPHC năm 2012 thì việc áp dụng biệnpháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phươngtiện trong XLVPHC được quy định cụ thể như sau:

Cá nhân, tổ chức VPHC phải đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vàolãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy địnhcủa pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quyđịnh của pháp luật

Biện pháp khắc phục hậu quả này cũng được áp dụng đối với hàng hóa nhậpkhẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trítuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất,

Trang 39

kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;nếu cá nhân, tổ chức VPHC không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc áp dụng biện pháp buộc đưa ra khỏilãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện trong XLVPHC

2.1.1.5 Biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại

Theo quy định tại Điều 33 Luật XLVPHC 2012 thì việc áp dụng biện phápbuộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, câytrồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại trong XLVPHC được quyđịnh cụ thể như sau:

Cá nhân, tổ chức VPHC phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sứckhỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độchại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu

cá nhân, tổ chức VPHC không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện

Trên đây là nội dung tư vấn về việc áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy hànghóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường,văn hóa phẩm có nội dung độc hại trong XLVPHC

2.1.1.6 Biện pháp buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn

Biện pháp “buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn” là mộtbiện pháp khắc phục hậu quả đặc biệt lần đầu tiên được quy định trong LuậtXLVPHC năm 2012, sự ra đời của biện pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho cácchủ thể có thẩm quyền có thêm lựa chọn trong quá trình xử phạt VPHC, nhất làtrong bối cảnh các VPHC diễn ra trong các lĩnh vực ngày càng đa dạng và gây ranhững thiệt hại nhất định, đặc biệt là các VPHC liên quan đến hoạt động báo chí,xuất bản, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh Để hướng dẫn cụ thể hơn việc áp dụng biệnpháp buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, Điều 34 LuậtXLVPHC năm 2012 quy định cá nhân, tổ chức VPHC phải cải chính thông tin sai

sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã được công bố, đưa tin trên chính phương tiện thôngtin đại chúng, trang thông tin điện tử đã công bố, đưa tin; nếu cá nhân, tổ chứcVPHC không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện

Trang 40

Dựa vào quy định trên có thể rút ra 2 kết luận về biện pháp buộc cải chínhthông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn như sau:

Một là, Luật XLVPHC năm 2012 quy định nội dung cá nhân, tổ chức

VPHC phải cải chính là “thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn”

Hai là, nội dung cải chính phải được thể hiện “trên chính phương tiện thông

tin đại chúng, trang thông tin điện tử đã công bố, đưa tin”

Qua phân tích trên có thể thấy Luật XLVPHC năm 2012 đã xây dựng đượcmột khung pháp lý cơ bản cho việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc cảichính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn”

2.1.1.7 Biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm

Theo quy định tại Điều 35 Luật XLVPHC năm 2012 thì việc áp dụng biệnpháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinhdoanh, vật phẩm trong XLVPHC được quy định cụ thể như sau:

Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc sử dụng phương tiệnkinh doanh, vật phẩm chứa yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phươngtiện kinh doanh, vật phẩm thì phải loại bỏ các yếu tố vi phạm đó; nếu cá nhân, tổchức VPHC không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện

Trên đây là nội dung tư vấn về việc áp dụng biện pháp buộc loại bỏ yếu tố viphạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm trong XLVPHC

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì ngoài các hình thức xửphạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đíchthương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu vàphương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sởhữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền củachủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ,

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Mai hữu Khuê (2002), Từ điển Giải thích thuật ngữ hành chính, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Giải thích thuật ngữ hành chính
Tác giả: Mai hữu Khuê
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2002
16. Đinh Văn Mậu - Phạm Hồng Thái (2005), Giáo trình Lý Luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Tổng hợp, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý Luận chung về Nhànước và pháp luật
Tác giả: Đinh Văn Mậu - Phạm Hồng Thái
Nhà XB: Nxb Tổng hợp
Năm: 2005
17. Nguyễn Văn Minh (2012), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thôngđường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Năm: 2012
18. Hoàng Phê (Chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1997
19. Hoàng Thị Kim Quế (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và phápluật
Tác giả: Hoàng Thị Kim Quế
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
20. Quốc hội (2007), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2007
21. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giao thông đường bộ
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2008
23. Quốc hội (2013), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật xử lý vi phạm hành chính
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2013
24. Nguyễn Văn Thạch (1997), Trách nhiệm hành chính, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hành chính
Tác giả: Nguyễn Văn Thạch
Năm: 1997
25. Phạm Hồng Thái - Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hành chínhViệt Nam
Tác giả: Phạm Hồng Thái - Nguyễn Thị Minh Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2017
26. Vũ Thư (2011), “Mấy vấn đề về trách nhiệm hành chính trong pháp luật Việt Nam hiện nay”, Nhà nước và pháp luật, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về trách nhiệm hành chính trong pháp luật ViệtNam hiện nay”," Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Vũ Thư
Năm: 2011
27. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Luật học, Nxb Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Luật học
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Bách khoa
Năm: 1999
28. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1999
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2002
30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2008
32. Bùi Huy Tùng (2007), Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực giáo dục
Tác giả: Bùi Huy Tùng
Năm: 2007
33. Ủy ban Pháp luật (2012), Báo cáo về kết quả giám sát về việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về kết quả giám sát về việc thực hiện pháp luậtvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải
Tác giả: Ủy ban Pháp luật
Năm: 2012
34. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Tác giả: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Năm: 2002
35. Nguyễn Cửu Việt (2005), “Cải cách hành chính: Về khái niệm thẩm quyền”, Nghiên cứu lập pháp, 8 (57) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách hành chính: Về khái niệm thẩm quyền”,"Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Nguyễn Cửu Việt
Năm: 2005
36. Nguyễn Cửu Việt (2005), “Tính hệ thống của thẩm quyền”, Nghiên cứu lập pháp, 9 (59) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính hệ thống của thẩm quyền”, "Nghiên cứu lậppháp
Tác giả: Nguyễn Cửu Việt
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w