PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài An sinh xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chế độ an sinh xã hội có liên quan đến quyền lợi và sự phát triển của con người, bởi con người chính là mục tiêu “hạt nhân” của phát triển bền vững. Ngày nay, an sinh xã hội được coi là công cụ để xây dựng một xã hội phát triển, công bằng và văn minh. Nó cũng thể hiện quyền của con người, có thể đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất và tương trợ cộng đồng đối với những rủi do trong cuộc sống. Giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển. Ở Việt Nam, Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. BHXH đóng vai trò là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách BHXH, chăm sóc tốt cho người dân sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, từ đó đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ở nước ta, hoạt động BHXH là hoạt động do nhà nước tổ chức thực hiện và quản lý, không vì mục đích sinh lợi. Vì vậy quản lý thu BHXH là một nội dung quan trọng trong quá trình thực thi chính sách BHXH, có thể nói đây là xương sống của ngành BHXH. Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH tốt là cơ sở để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Thực tiễn công tác thu của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH các tỉnh, địa phương nói riêng, trong thời gian qua cho thấy mặc dù chính sách BHXH đã có nhiều sửa đổi, bổ sung. Quy trình tổ chức thực hiện thu BHXH đã có nhiều cải cách, cải tiến rõ rệt, song hiệu quả công tác thu BHXH chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, cần phải có sự nỗ lực hơn nữa. Là một bộ phận trong hệ thống BHXH Việt Nam, BHXH huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đang từng bước cố gắng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình để góp phần vào sự nghiệp chung của ngành BHXH. Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Ba nói riêng đang có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn phát triển, vì vậy số đơn vị và số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng, điều này làm cho công tác quản lý thu BHXH ở huyện Thanh Ba gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách để trốn đóng BHXH hoặc tham gia không đầy đủ cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp tham gia mang tính đối phó với tổ chức BHXH, đóng BHXH cho người lao động ở mức thấp (bằng mức lương tối thiểu vùng). bên cạnh đó một số đơn vị cố tình trây ỳ, không nộp tiền BHXH để lạm dụng quỹ BHXH, số tiền nộp BHXH được để lại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Điều này đã ảnh hưởng đến nguồn thu của cơ quan BHXH qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ BHXH cho người lao động. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về thu BHXH và thực tiễn thực hiện tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ” là luận văn thạc sỹ của mình. 2.Tình hình nghiên cứu
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iLỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vDANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
1.1.3 Đặc điểm chế độ của hệ thống bảo hiểm xã hội 211.2 Nội dung pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội
1.2.1 Đối tượng áp dụng
1.2.2 Nguồn hình thành
1.2.3 Các chế độ Bảo hiểm xã hội
1.3 Vai trò của Pháp luật về chế độ Bảo hiểm xã hội
1.4 Cơ sở hình thành chế độ Bảo hiểm xã hội
1.5 Nguyên tắc pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠIBẢO XÃ HỘI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ 30
2.1 Giới thiệu chung về cơ quan bảo hiểm huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 302.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Thanh Ba 302.1.2 Khái quát chung về BHXH huyện Thanh Ba 302.2 Pháp luật về Bảo hiểm xã hội từ thực tiễn thực hiện tại huyện Thanh Ba, tỉnhPhú Thọ
2.2.1 Thực trạng thực hiện các chế độ Bảo hiểm xã hội
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý thu
2.2.3 Thực trạng công tác quản lý quỹ
2.2.4 Công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm
2.3 Đánh giá chung tình hình thực hiện thu bảo hiểm tại BHXH huyện Thanh Batỉnh Phú Thọ 68
Trang 22.3.1 Những mặt đạt được 682.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 71Kết luận chương 2 76
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠIHUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ 77
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội 773.2 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật BHXH tại BHXH huyệnThanh Ba tỉnh Phú Thọ 783.2.1 Hoàn thiện pháp luật phù hợp với chính sách và định hướng phát triểnBHXH của Đảng và Nhà nước
3.2.2 Cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện quy trình thu bảo hiểm xã hội813.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hậu kiểm
3.2.4 Tăng cường tuyên truyền, phát triển người tham gia BHXH hướng tớibao phủ BHXH
3.2.5 Tăng tính hấp dẫn của chính sách BHXH tự nguyện 843.2.6 Kiện toàn bộ máy quản lý thu, nâng cao trình độ nguồn nhân lực 903.2.7 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác thu, ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý thu BHXH 94Kết luận chương 3 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 3DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1 1 Sơ đồ mô hình tổng quan về phân cấp quản lý thu BHXH
Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Thanh Ba 35
Hình 2 2 Cơ cấu đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại BHXH huyện Thanh Ba năm 2018-2020 47
Hình 2 3 Cơ cấu lao động tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Thanh Ba năm 2018-2020 51
Hình 2 4 Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thanh Ba giai đoạn 2018-2020 62
Hình 2 5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý thu của BHXH 64
Hình 2 6 Quy trình thu tại BHXH huyện
Hình 2 7 Tình hình nợ đọng tiền BHXH giai đoạn 2014-2018 66
Trang 4CHƯƠNG 1DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2 1 Kết quả hoạt động của BHXH huyện Thanh Ba giai đoạn 2018-2020 Bảng 2 2 Tổng hợp đơn vị tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại huyện Thanh Bagiai đoạn 2018-2020 46Bảng 2 3 Tổng hợp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại huyện Thanh Bagiai đoạn 2018-2020 50Bảng 2 4 Tổng quỹ tiền lương đóng BHXH bắt buộc (2018-2020) 57Bảng 2 5 Số thu BHXH bắt buộc trong các lĩnh vực (2018-2020) 60Bảng 2 6 Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thanh
Ba giai đoạn 2018-2020 62Bảng 2 7 Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm giai đoạn 2018-2020 67
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
An sinh xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia Chế độ an sinh xã hội có liên quan đến quyền lợi và sự phát triển của con người, bởi con người chính là mục tiêu “hạt nhân” của phát triển bền vững Ngày nay, an sinh xã hội được coi là công cụ để xây dựng một
xã hội phát triển, công bằng và văn minh Nó cũng thể hiện quyền của con người, có thể đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất và tương trợ cộng đồng đối với những rủi do trong cuộc sống Giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển.
Ở Việt Nam, Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách quan trọng trong hệ
thống các chính sách của Đảng và Nhà nước ta BHXH đóng vai trò là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội Thực hiện tốt chính sách BHXH, chăm sóc tốt cho người dân sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, từ đó đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ở nước ta, hoạt động BHXH là hoạt động do nhà nước tổ chức thực hiện và quản lý, không vì mục đích sinh lợi Vì vậy quản lý thu BHXH là một nội dung quan trọng trong quá trình thực thi chính sách BHXH, có thể nói đây là xương sống của ngành BHXH Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH tốt là cơ sở để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.
Thực tiễn công tác thu của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH các tỉnh, địa phương nói riêng, trong thời gian qua cho thấy mặc dù chính sách BHXH đã
có nhiều sửa đổi, bổ sung Quy trình tổ chức thực hiện thu BHXH đã có nhiều cải cách, cải tiến rõ rệt, song hiệu quả công tác thu BHXH chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, cần phải có sự nỗ lực hơn nữa.
Là một bộ phận trong hệ thống BHXH Việt Nam, BHXH huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đang từng bước cố gắng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của
Trang 7mình để góp phần vào sự nghiệp chung của ngành BHXH Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Ba nói riêng đang có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn phát triển, vì vậy số đơn vị và số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng, điều này làm cho công tác quản lý thu BHXH ở huyện Thanh Ba gặp không ít khó khăn, thách thức Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách
để trốn đóng BHXH hoặc tham gia không đầy đủ cho người lao động Nhiều doanh nghiệp tham gia mang tính đối phó với tổ chức BHXH, đóng BHXH cho người lao động ở mức thấp (bằng mức lương tối thiểu vùng) bên cạnh đó một số đơn vị cố tình trây ỳ, không nộp tiền BHXH để lạm dụng quỹ BHXH, số tiền nộp BHXH được để lại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ Điều này đã ảnh hưởng đến nguồn thu của cơ quan BHXH qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ BHXH cho người lao động.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về thu
BHXH và thực tiễn thực hiện tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ” là luận văn
thạc sỹ của mình.
2.Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan lĩnh vực công tác quản lý thu BHXH tại một số địa phương, có thể đưa ra một số công trình tiêu biểu:
Tác giả Nguyễn Quốc Cương đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Luật
kinh tế với đề tài: “Pháp luật về chế độ Bảo hiểm xã hội” tại Trường Đại học
Luật thuộc Đại học Huế năm 2018 Đề tài luận văn nghiên cứu những cơ sở lý luận về pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam nói chung và quy định cụ thể về chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam nói riêng Qua đó, nhận xét, phân tích, hướng đến việc áp dụng trên thực tiễn các quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội và nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
Trang 8Tác giả Nguyễn Thị La Giang đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Luật
học với đề tài: “ Pháp luật về Bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại Hà Nội”
tại Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2015 Luận văn bám sát các chính sách an sinh xã hội, Bảo hiểm xã hội trong các văn kiện của Đảng, hiến pháp mới để luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn về Luật Bảo hiểm xã hội Phân tích thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Hà Nội, qua đó tìm
ra những mặt đạt được và tồn tại cũng như các nguyên nhân của những tồn tại
đó, Từ đó đề ra phương hướng, giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung đã bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ
chuyên ngành luật hiến pháp và luật hành chính với đề tài: “Pháp luật về Bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên” tại Học viện
hành chính Quốc gia năm 2017 Luận văn phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, nhắm đưa ra những nhận định, đánh giá thực trạng của Pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã, so sánh về đối tượng Bảo hiểm xã hội, tình hình quản lý Thu, chi Bảo hiểm xã hội, chấp hành, áp dụng, sử dụng pháp luật Bảo hiểm xã hội qua các năm để có phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Có thể nói đã có nhiều đề tài luận án, luận văn nghiên cứu về Pháp luật bảo hiểm xã hội, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định của Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và tổ chức thực hiện Pháp luật về Bảo hiểm
xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Trang 93.2 Câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Một là, làm rõ khái niệm, phân tích các đặc điểm, cơ chế, nội dung, chủ
thể, biện pháp thực hiện các quy định của Pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Hai là, phân tích, đánh giá kết quả đã đạt được, những hạn chế của việc
thực hiện các quy định của Pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Ba là, nghiên cứu phân tích các quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ
thể có tính khả thi nhằm thực hiện các quy định của Pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: Thực tiễn thực hiện pháp luật BHXH tại huyện Thanh Ba và những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện.
Giải pháp thực hiện pháp luật BHXH tại BHXH huyện Thanh Ba
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật BHXH.
Đề tài nghiên cứu pháp luật bảo hiểm và những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của công tác này.
Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện pháp luật BHXH tại BHXH huyện Thanh Ba.
Về mặt thời gian: Đề tài khảo sát thực trạng thực hiện pháp luật bảo hiểm trong giai đoạn 2018-2020 tại BHXH huyện Thanh Ba để phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp cho giai đoạn 2021-2026.
5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
5.1 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu khảo sát
Trang 10Thông qua số liệu về thực trạng thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội trong giai đoạn 2018-2020 tại BHXH huyện Thanh Ba, đề tài đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện pháp luật về BHXH.
5.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin, số liệu
Với thời gian nghiên cứu trong 3 năm, số liệu cần phân tích, đánh giá lớn, trên nhiều khía cạnh về pháp luật BHXH Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để có cái nhìn tổng quát về việc thực hiện pháp luật BHXH trên địa bàn huyện Thanh Ba, từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện đó.
a) Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu của đề tài là báo cáo tình hình thu, chi, giải quyết chế độ chính sách trong 3 năm 2018, 2019, 2020 của bảo hiểm xã hội huyện Thanh Ba Trong đó bao gồm toàn bộ số liệu thu của tất cả các đơn vị trên địa bàn Do đề tài nghiên cứu về pháp luật BHXH và việc thực hiện pháp luật BHXH nên số liệu cần phải là số liệu chi tiết đến từng đơn vị để có cái nhìn tổng thể, cũng như chi tiết nhất đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan.
Ngoài ra luận văn tham khảo một số tài liệu hội nghị và báo cáo của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Phú Thọ.
b) Công cụ nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng công cụ nghiên cứu là các phần mềm EXCEL,
để phân tích số liệu và đưa ra đánh giá.
Trang 11+ Các tài liệu hội nghị, báo cáo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Phú Thọ và các ban ngành liên quan.
Sau khi thu thập số liệu, tác giả xử dụng công cụ Excel để tiến hành xử lý
và phân tích dữ liệu Dữ liệu thu thập là báo cáo năm của cơ quan BHXH huyện
đã quyết toán tài chính nên có thể khẳng định về độ sạch và mức độ tin cậy cao của dữ liệu thu thập.
Đối với thông tin định lượng, tác giả sử dụng các phương pháp toán học
để xác định các tỷ trọng của từng lĩnh vực trong tổng mức độ ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật BHXH, xác định biến động tăng, giảm qua từng năm để đánh giá xu hướng.
Do đề tài nghiên cứu lĩnh vực về chính sách luật nên sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê kinh tế, phân tích kinh tế để phân loại, so sánh, phân tích mức độ, động thái của thông tin, các chỉ tiêu đưa ra đánh giá như: số tuyệt đối,
số tương đối, số bình quân, tỷ số
Căn cứ dữ liệu đã xử lý tác giả sử dụng các phương pháp như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp đánh giá để đưa ra các nhận định, đánh giá về bản chất việc thực hiện pháp luật trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về chính sách pháp luật BHXH cũng như việc thực hiện chính sách đó.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Về phương diện lý luận
Góp phần hệ thống hóa và cập nhật những cơ sở lý luận về BHXH và thực hiện
Trang 12pháp luật BHXH Những nghiên cứu này có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu chuyên sâu, giảng dạy về pháp luật BHXH trong giai đoạn hiện nay.
6.2.Về phương diện thực tiễn
Những phân tích đánh giá và giải pháp đề xuất là những tham khảo hữu ích, có giá trị gợi mở trong thực hiện pháp luật BHXH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
7 Cấu trúc dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc với 3 chương nội dung chính sau:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ.
Trang 13CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI
2.1 Khái niệm pháp luật bảo hiểm xã hội
2.1.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội
2.1.1.1 Khái niệm
Mầm móng BHXH đã xuất phát từ rất lâu, nhất là khi nền kinh tế hàng hóa bắtđầu phát triển, việc thuê mướn nhân công trở lên phổ biến Thời kỳ đầu, các ông chủ,người sử dụng lao động chỉ cam kết trả tiền lương, tiền công, thù lao cho người laođộng chứ không chịu bất kỳ trách nhiệm gì liên quan đến các rủi ro trong cuộc sốngcũng như trong lao động đối với người lao động Hiện tượng bóc lột sức lao động vàđối xử mất công bằng diễn ra thường xuyên như: kéo dài thời gian làm việc, cường độlao động tăng cao nhưng tiền công trả cho người lao động, người thợ lại rất thấp; Hiệntượng ốm đau, tai nạn lao động xảy ra phổ biến Với mức tiền công nhận được như vậyngười lao động không đủ đảm bảo trang trải cho cuộc sống của họ cũng như gia đình
họ, đặc biệt khi gặp phải các rủi ro trong cuộc sống Thêm vào đó, nhà nước cũng nhưgiới chủ, người sử dụng lao động không hề quan tâm hay giúp đỡ họ Đứng trước tìnhcảnh đó, giai cấp công nhân đã liên hợp lại với nhau để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau;lập ra các quỹ cứu trợ người ốm, người bị tai nạn; lập các tổ chức tương tế và vậnđộng mọi người tham gia; đấu tranh tự phát với giới chủ, người sử dụng lao động để:đòi tăng lương giảm giờ làm; thành lập các tổ chức công đoàn và sau này là đấu tranh
có tổ chức Mâu thuẫn giữa giới chủ và thợ ngày càng trầm trọng và sâu sắc Các cuộcđấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặtđến đời sống kinh tế xã hội Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp điều hòa mâuthuẫn và thành lập một quỹ chung bắt buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp mộtkhoản tiền nhất định hàng tháng khi tham gia vào quá trình lao động Ngoài nguồnđóng góp của người sử dụng lao động và người lao động Quỹ còn có sự tham gia đónggóp bổ sung từ ngân sách Nhà nứơc (đây được coi là cơ chế 3 bên) Nguồn quỹ nàynhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi không may gặp phải những rủi ro,biến cố bất lợi trong cuộc sống Chính nhờ nguồn quỹ và các chính sách an sinh xã hộinày mà cuộc sống của người lao động ngày càng được đảm bảo ổn định, giới chủ,
Trang 14người sử dụng lao động cũng có lợi và được bảo vệ, tránh được những xáo trộn trongsản xuất kinh doanh Mục đích thành lập và sử dụng quỹ này mang tính chất nhân văncao cả, tạo sự đoàn kết, gắn bó, san sẻ trong cộng đồng vì mục đích chung của toàn xãhội Vì vậy, nguồn quỹ an sinh xã hội được tạo lập và ngày càng phát triển một cáchnhanh chóng trên toàn thế giới Đó chính là nguồn gốc sự ra đời của bảo hiểm xã hội.
Ở nước ta, BHXH được tạo lập ngay từ những ngày đầu thành lập nước và luônđược Đảng và Nhà nước quan tâm Sau cuộc chiến tranh chống đế quốc, thực dân gầnmột thế kỷ giành độc lập giải phóng dân tộc, khi bắt tay vào công cuộc xây dựng lạiđất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiềulần đề cập đến vấn đề BHXH và khẳng định BHXH là một trong những chính sách cơbản đối với NLĐ Năm 1941, chính sách BHXH đã được Bác đề cập một cách khátoàn diện, với việc ký các Sắc lệnh: số 54 (03/11/1945) quy định điều kiện về hưu chocông chức các ngạch; số 58 (10/11/1945) về việc nghỉ gia hạn không lương cho côngchức tất cả các ngạch; số 74(17/12/1945) quy định chế độ hưu cho các nhân viên, côngchức mắc bệnh lao, bệnh phong phải nghỉ việc dài ngày Quan điểm về BHXH cũng đãđược Đảng và Nhà nước xây dựng đưa vào Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 Tại Điều
32 Hiến pháp 1959 quy định: "Người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu,
bệnh tật hoặc mất sức lao động Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để đảm bảo cho mọi người được hưởng quyền đó".
Từ năm 1995, cơ chế quản lý BHXH được đổi mới toàn diện bằng việc Chínhphủ ra Nghị định số 12/CP ban hành Điều lệ BHXH và đến năm 2006 Luật BHXH số71/2006/QH11 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 khóa 11 ngày 29/06/2006,
có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 Sau nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi Luật BHXH chophù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngày 20 tháng 11 năm
2014, tại kỳ họp thứ 8 khóa 13, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH số 58/2014/QH13,
có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2016 Đây là Luật BHXH chính thức hiện nayđang được Nhà nước áp dụng và thực hiện các chế độ chính sách liên quan người laođộng
Ở các khía cạnh khác nhau, khái niệm về BHXH được tiếp cận dưới những góc
độ khác nhau:
Trang 15Dưới góc độ Pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ quyền lợi ngườilao động, sử dụng tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và được sựtài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đìnhtrong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động,thai sản, hết tuổi lao động (hưu) hoặc chết theo quy định của pháp luật.
Dưới góc độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách an sinh xã hội nhằmđảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các “rủi ro
xã hội”, góp phần đảm bảo an toàn xã hội, ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển bềnvững của một quốc gia
Dưới góc độ quản lý: BHXH là công cụ quản lý của Nhà nước để điều chỉnhmối quan hệ kinh tế giữa NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và Nhà nước; thựchiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên, thành phầntrong xã hội
Dưới góc độ tài chính: BHXH được định nghĩa là quá trình thành lập và sửdụng quỹ tiền tệ dự trữ của cộng đồng những NLĐ, có sự bảo trợ, hỗ trợ của Nhànước, để san sẻ rủi ro, đảm bảo thu nhập cho họ và gia đình trong những trường hợpcần thiết theo quy định của pháp luật.[1]
Như đã nêu ở trên, BHXH là một khía cạnh của xã hội có lịch sử lâu đời, quaquá trình phát triển đã có rất nhiều sự thay đổi về chất với nhiều mô hình phong phú,được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới Ở những giác độ khác nhau với nhữngquan điểm khác nhau, khái niệm về BHXH cũng như cách triển khai thực hiện các chế
độ, chính sách liên quan đến BHXH sẽ khác nhau Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng
quát và chung nhất, khái niệm về BHXH được hiểu là: BHXH là sự tổ chức bảo đảm
bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội.[2]
Trang 16Ở Việt Nam, khái niệm BHXH cũng được khái quát một cách đầy đủ và rõ nét
trong Luật BHXH số 58/2014/QH13 được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 20 tháng 11 năm 2014 như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.[3]
- Bảo hiểm thất nghiệp: Là loại hình áp dụng bắt buộc đối với người lao động là côngdân việt nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc nhằm
bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người laođộng học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thấtnghiệp
2.1.1.3 Bản chất của bảo hiểm xã hội.
BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa Khi trình độ phát triểnkinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có điều kiện
ra đời phát triển Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng, sự ra đời và phát triển của BHXHphản ánh sự phát triển của nền kinh tế Một nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhândân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh được Kinh tế càng pháttriển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH ngày càng mở rộng, các hìnhthức BHXH ngày càng phong phú
Trang 17Thực chất BHXH là sự tổ chức “đền bù” hậu quả của những “rủi ro xã hội”hoặc các sự kiện bảo hiểm Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức
và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham giaBHXH và các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH Như vậy, BHXH cũng là quátrình phân phối lại thu nhập Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận củaGDP, được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu BHXHnhư ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, già yếu, chết… Xét trongnội tại BHXH, sự phân phối của BHXH được thực hiện cả theo chiều dọc và chiềungang Phân phối theo chiều ngang là sự phân phối của chính bản thân người lao độngtheo thời gian (nghĩa là sự phân phối lại thu nhập của quá trình làm việc và quá trìnhkhông làm việc) Phân phối theo chiều dọc là sự phân phối giữa những người khỏemạnh cho người ốm đau, bệnh tật; giữa những người trẻ cho người già; giữa nhữngngười không sinh đẻ (nam giới) và người sinh đẻ (nữ giới); giữa những người có thunhập cao và người có thu nhập thấp…
Qua đây có thể thấy, BHXH góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn kinh
tế cho người lao động và gia đình họ BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cánhân và tổng sản phẩm trong nước (GDP) để thoả mãn nhu cầu an toàn kinh tế củangười lao động và an toàn xã hội nên BHXH mang cả bản chất kinh tế và cả bản chất
xã hội Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người laođộng và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những bất trắc, rủi ro xã hội Về mặt xãhội, do có sự “san sẻ rủi ro” của BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một khoảnnhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất
đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra ở đây, BHXH đã thực hiện nguyên tắc “lấy của
số đông bù cho số ít”
Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của BHXH không tách rời mà đan xen lẫnnhau Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ là đã nói đếntính xã hội của BHXH, ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải mọirủi ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH
Như vậy BHXH không phải là loại hình bảo hiểm cá nhân hay cá nhân tự bảohiểm mà nó là sự bảo hiểm đặt trong những mối quan hệ nhất định trong cộng đồng,
Trang 18BHXH không thể tách khỏi một chế độ chính trị nhất định và phải dựa trên nền kinh tế
cụ thể Nó thể hiện những bản chất cơ bản sau:
Bản chất kinh tế của BHXH: Sự tồn tại của rủi ro đối với thu nhập của NLĐ là
khó lường trước Để bù đắp những khoản thu nhập bị mất đi khi sự cố xảy ra nếukhông tham gia BHXH thì cách cơ bản nhất là phải tích luỹ cá nhân Tuy nhiên, cách
dự trữ cá nhân có nhiều hạn chế, bởi vì nếu đòi hỏi phải dự trữ lớn ngay một lúc thì sẽrất khó khăn, hơn nữa nhiều lao động không có khả năng Còn nếu tích luỹ dần thì khirủi ro xảy ra sớm, mức độ thiệt hại lớn thì không đủ nguồn tài chính để bù đắp, trangtrải phần thu nhập bị mất Nhưng nếu thông qua BHXH, người lao động chỉ cần đónggóp hàng tháng một tỷ lệ nhỏ phần trăm so với tiền lương của mình cùng với sự hỗ trợcủa Ngân sách Nhà nước để tạo ra một quỹ BHXH, quỹ này là tập hợp của số đôngngười lao động tham gia BHXH để bù đắp cho số ít người tham gia bị rủi ro
Như vậy BHXH không phải là dịch vụ sản xuất mà nó là dịch vụ tài chính nhằmphân phối lại những khoản thu nhập bị mất của NLĐ khi gặp sự cố rủi ro trong cuộcsống
Bản chất xã hội của BHXH: BHXH là lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất tính chất
xã hội hoá: Nhờ có BHXH khi NLĐ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghềnghiệp, già yếu, chết làm cho thu nhập của họ bị mất hẳn hoặc giảm sút, họ sẽ được bùđắp lại một phần hoặc tất cả từ quỹ BHXH, mà quỹ này là do số đông NLĐ đóng góp,cùng trách nhiệm của người SDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước Khi rủi ro xảy ra bằnghình thức lấy số đông bù số ít người bị rủi ro sẽ giúp khắc phục những khó khăn trongđời sống cá nhân của từng lao động
Vậy có thể thấy rằng bản chất của BHXH là sự san sẻ rủi ro giữa tập thể NLĐ.Qua đó cũng thể hiện rõ trách nhiệm xã hội giữa người SDLĐ với NLĐ, giữa nhữngNLĐ với nhau và sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền hướng tới mục tiêu pháttriển bền vững của mỗi quốc gia
Bản chất pháp lý của BHXH: Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH được
quy định, điều chỉnh thông qua bộ luật BHXH, các văn bản BHXH dưới luật hoặcphần quy định về BHXH ở bộ luật khác, do đó nó rằng buộc chặt chẽ trách nhiệm và
Trang 19quyền lợi của các bên có liên quan và ở đây trách nhiệm lớn nhất của NLĐ và ngườiSDLĐ là đóng phí BHXH cho cơ quan BHXH, quyền lợi lớn nhất của NLĐ là đượcchi trả BHXH khi có sự cố hoặc rủi ro xảy ra theo quy định của pháp luật.
Vậy, thực chất BHXH là bản cam kết giữa cơ quan BHXH, NSDLĐ và NLĐ vềtrách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên thông qua các quy định của pháp luật điều chỉnhmối quan hệ về BHXH Ở nước ta, ngoài các chính sách cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội,chính sách xoá đói, giảm nghèo… BHXH được coi là một trong những bộ phận quantrọng nhất trong chính sách an sinh xã hội của Nhà nước
2.1.1.4 Chức năng của bảo hiểm xã hội.
BHXH được xem như là hoạt động mang tính xã hội nhằm đảm bảo đời sốngcho người lao động, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội nóichung do vậy BHXH có chức năng:
- Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động đượcbảo hiểm khi họ bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động hoặc mất việc làm trongnhững điều kiện xác định Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì
sở dĩ sức lao động của con người bị giới hạn bởi sức khoẻ và tuổi tác Khi hội tụ đủnhững điều kiện cần thiết họ sẽ được trợ cấp BHXH với mức hưởng, thời điểm và thờihạn hưởng theo quy định Chức năng này quyết định việc xây dựng nhiệm vụ, tínhchất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của ngành BHXH
- Phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm góp phần thựchiện công bằng xã hội: Các bên tham gia BHXH phải đóng góp vào quỹ BHXH đểhình thành quỹ tài chính tập trung Trên cơ sở sử dụng quỹ BHXH tiến hành phân phốilại thu nhập giữa những người tham gia BHXH Việc phân phối thu nhập dựa trên quyluật lấy số đông bù số ít, lấy thời gian đi làm trong độ tuổi lao động bù đắp cho thờigian nghỉ việc khi hết độ tuổi lao động, giữa những người thu nhập cao và thấp, giữangười khoẻ mạnh và người ốm yêu Như vậy BHXH đã thực hiện được chức năngphân phối lại thu nhập theo cả chiều ngang và chiều dọc Tuy nhiên, việc phân phối lạithu nhập này phải được Nhà nước tính toán, xác định cho hợp lý để đảm bảo công
Trang 20bằng, an sinh xã hội Do vậy, BHXH mang tính chất xã hội hóa cao hơn hẳn các loạihình BHXH khác đồng thời cũng thể hiện tính công bằng xã hội cao.
- Kích thích người lao động hăng hái tham gia lao động sản xuất nâng cao năngsuất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội Với tâm lý khi còn khoẻ mạnhngười lao động làm việc để được hưởng tiền lương, tiền công với sức lao động họ bỏ
ra Lúc bị ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động hoặc khi tuổi già đã có BHXHtrợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất Nên BHXH chính là chỗ dựa đáng tin cậy đểngười lao động yên tâm gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc Từ đó, họ tíchcực tham gia lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế Với chức năng này BHXHđược ví như một chiếc đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suấtlao động cá nhân, cũng như năng suất lao động của xã hội
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó lợi ích giữa người lao động, người sử dụnglao động và Nhà nước Trong lao động sản xuất, mối quan hệ giữa người lao động vàngười sử dụng lao động luôn tồn tại các mâu thuẫn nội tại về tiền lương, tiền công,thời gian làm việc, chế độ nghỉ ngơi Chính vì vậy BHXH thực hiện chức năng điềuhoà lợi ích giữa ba bên: NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước Nhờ có BHXH mà các bên thamgia đều cảm thấy mình có lợi và được bảo vệ nên họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi íchđược với nhau Từ đó làm giảm mâu thuẫn xã hội góp phần ổn định sản xuất, chính trị
và phát triển kinh tế đất nước
- BHXH còn thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc tham gia thực hiện cácchính sách BHXH của NLĐ, NSDLĐ theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảoquyền lợi cho NLĐ, góp phần ổn định xã hội
2.1.1.5 Vai trò của bảo hiểm xã hội
BHXH ra đời và phát triển đã ngày càng khẳng định được vai trò của mình trên nhiềuphương diện khác nhau trong thực tế cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế Cóthể khái quát vai trò của BHXH như sau:
Một là, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động tham gia BHXH, nhữngngười tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suygiảm, mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp
Trang 21thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất vềvật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt độngbình thường.
Hai là, BHXH góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế xãhội Để phòng ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ra các quy định chặtchẽ về an toàn lao động buộc mọi người phải tuân thủ Khi có rủi ro xảy ra với ngườilao động, quỹ BHXH kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động nhanh ổn địnhcuộc sống và sản xuất… Tất cả những yếu tố đó góp phần quan trọng làm ổn định nềnkinh tế xã hội
Ba là, BHXH làm tăng mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụnglao động và Nhà nước Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều thamgia đóng góp vào quỹ BHXH, điều đó làm cho:
▪ Người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao động sản xuất
▪ Người sử dụng lao động tham gia đóng góp vào quỹ BHXH cho người laođộng được hưởng các chế độ BHXH cũng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với ngườilao động Ngược lại khi cuộc sống của người lao động được đảm bảo, NLĐ sẽ yên tâmcông tác, năng suất lao động sẽ cao hơn và giúp cho người sử dụng lao động phát triểndoanh nghiệp một cách bền vững, tránh được những xáo trộn trọng sản xuất
▪ Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động của quỹ BHXH,đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, cho mọi đối tượng thụ hưởng…
Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước- người sử dụng laođộng- người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế xã hội
Bốn là, BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội QũyBHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và gia đình họ,phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăngtrưởng quỹ Như vậy, xét trên cả phương diện, chi trả các chế độ BHXH cũng như đầu
tư tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ BHXH đều góp phần thúc đẩy sự tăng trưởngkinh tế Mặt khác, phân phối trong BHXH là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho
Trang 22những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏemạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến
cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống Vì vậy, BHXH góp phần làmgiảm bớt gánh khoảng cách giữa những người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm
sự công bằng xã hội
Năm là, BHXH là trụ cột của hệ thống ASXH, góp phần điều tiết các chínhsách, các chương trình ASXH của mỗi quốc gia Khi BHXH phát triển, số đối tượngtham gia và hưởng BHXH được mở rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống của người laođộng nói riêng và dân cư nói chung, từ đó sẽ góp phần làm giảm số đối tượng đượchưởng các chính sách ASXH khác như ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội và làm giảm gánhnặng cho ngân sách Nhà nước
Sáu là, ở Việt Nam, BHXH trực tiếp thể hiện vai trò, mục tiêu, lý tưởng, bản
chất tốt đẹp của nền chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã vàđang phấn đấu, xây dựng một đất nước Việt nam dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh
2.1.1.6 Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội hình thành và hoạt động với mục đích là an sinh xã hội không
vì mục tiêu lợi nhuận nên BHXH hoạt động dựa theo những nguyên tắc cơ bản sau:
a Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng trợ cấp BHXH:
Đây là nguyên tắc góp phần tạo nên sự bình đẳng giữa những người lao độngthuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội và được Nhà nước bảo trợ Vì vậyBHXH dần dần trở thành quyền cơ bản của người lao động, xét trên cả bình diện quốcgia và quốc tế Ở Việt Nam, quyền tham gia và hưởng BHXH của người lao động đãđược ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 56) và Bộ luật lao động (Điều 7) Mọi người laođộng làm việc ở các thành phần kinh tế, các ngành nghề, địa bàn khác nhau, theo cáchình thức khác nhau đều được tham gia và hưởng các chính sách BHXH Phạm vi đốitượng tham gia BHXH không ngừng được mở rộng với các hình thức tham gia ngàycàng phong phú, đa dạng đã thu hút hàng triệu người lao động làm việc trong cácthành phần kinh tế khác nhau, khuyến khích họ tự giác tham gia thực hiện quyền và
Trang 23nghĩa vụ BHXH, tạo sự an tâm, tin tưởng trong cuộc sống và trong lao động, sản xuất,kinh doanh.
b Mức hưởng trợ cấp BHXH phải tương quan với mức đóng góp
Bản chất của BHXH chính là hình thức phân phối lại thu nhập giữa nhữngngười tham gia bảo hiểm nên khi xác định mức hưởng trợ cấp BHXH cần phải có sựtính toán một cách công bằng, hợp lý Mức đóng khi tham gia BHXH sẽ là cơ sở quyếtđịnh trong việc xác định mức hưởng BHXH Nếu người lao động đóng BHXH ở mứccao thì họ được hưởng ở mức cao, nếu người lao động đóng BHXH ở mức thấp thì sẽhưởng ở mức thấp hơn Tuy nhiên, do quỹ BHXH được thiết lập có sự can thiệp vàbảo trợ của Nhà nước nên mức đóng BHXH bị khống chế ở mức trần nhất định Điềunày nhằm đảm bảo công bằng và không gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Ngânsách nhà nước Ngoài ra, mức hưởng BHXH còn phải dựa trên thời gian đóng bảohiểm, đặc biệt là đối với các chế độ bảo hiểm dài hạn Nhưng không phải người laođộng đóng bảo hiểm bao nhiêu thì họ sẽ được hưởng bấy nhiêu mà BHXH còn thựchiện chức năng chia sẻ rủi ro trong cộng đồng nên trong tương quan với tiền lương, hệthống BHXH thường phải thiết kế sao cho mức thu nhập được bảo hiểm trả khôngvượt quá, thậm chí phải thấp hơn mức lương khi người lao động đang làm việc Mặtkhác, sự chênh lệch đáng kể về thu nhập và mức hưởng BHXH sẽ khuyến khích ngườilao động tích cực lao động sản xuất, không ỷ lại hay lạm dụng chế độ bảo hiểm để
nghỉ việc.
Mức trợ cấp bảo hiểm cho người lao động phải được tính toán, xác định mộtcách hợp lý trên cơ sở tương quan với rất nhiều yếu tố, trong đó mức đóng, thời gianđóng BHXH và sự chia sẻ là những yếu tố chủ chốt Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ làtiền đề đảm bảo cho tính hấp dẫn và phát triển bền vững của BHXH
Trang 24cơ sở để BHXH áp dụng nguyên tắc Lấy số đông bù số ít khi tổ chức hoạt động Nhờ
có nguyên tắc này mà những người lao động không may gặp rủi ro có thể nhận đượcnhững khoản bồi hoàn để khắc phục khó khăn lớn hơn rất nhiều so với những khoảnphí mà họ đã đóng góp Cũng nhờ có nguyên tắc này mà tính xã hội của BHXH đượcthể hiện rõ nét nhất, đó là xã hội, cộng đồng cùng chung tay đóng góp chia sẻ khókhăn, rủi ro cùng nhau
Theo nguyên tắc này, BHXH muốn thực sự thành công, đòi hỏi phải thu hútđược đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động tham gia Càng đông người tham giaBHXH, mở rộng nhiều nội dung BHXH, thì gánh nặng đóng góp phí đối với từngngười càng có cơ hội để giảm xuống Ngược lại, khi người lao động gặp rủi ro, phầnbồi hoàn từ đó mà có điều kiện để tăng lên
Có nhiều nguyên tắc để tổ chức hoạt động BHXH Nhưng với hai nguyên tắc cơbản nhất là bồi hoàn và lấy số đông bù số ít đã tạo ra sự khác biệt và sức sống mãnhliệt của BHXH để người lao động hoàn toàn yên tâm, nhờ cậy
d Nhà nước thống nhất quản lý BHXH:
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở việc Nhà nước trực tiếp tổ chức, chỉđạo và quản lý toàn bộ sự nghiệp bảo hiểm xã hội thông qua việc ban hành pháp luậtquy định các chế độ bảo hiểm xã hội, và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn, nó ảnh hưởng đến nhiều mặt của đờisống xã hội Do vậy, Nhà nước luôn dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nướctrong từng giai đoạn mà quy định chính sách quốc gia về bảo hiểm xã hội cho phù hợpvới thực tiễn của đất nước Bên cạnh việc quy định chế độ bảo hiểm xã hội đối vớiviên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương, Nhà nước khuyến khích pháttriển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động
Việc Nhà nước thống nhất tổ chức và quản lý toàn bộ sự nghiệp bảo hiểm xãhội không phải là loại bỏ sự tham gia của quần chúng lao động với tư cách là ngườiđại diện cho tập thể những người lao động, công đoàn trung ương được quyền thamgia với chính phủ trong các vấn đề : xây dựng điều lệ, thành lập hệ thống tổ chức bảo
Trang 25hiểm xã hội, ban hành quy chế về tổ chức, hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội Cáccông đoàn địa phương và cơ sở tham gia cùng với các cấp chính quyền và người sửdụng lao động trong việc thực hiện và giám sát việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xãhội.
e Kết hợp hài hoà các lợi ích, các mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước:
BHXH là loại hình đặc biệt khác với các loại hình bảo hiểm thương mại,BHXH được xây dựng ngoài mục đích đảm bảo cuộc sống cũng như thu nhập chongười lao động còn phải tính đến cả lợi ích chung, lợi ích cho người sử dụng lao động,phải kết hợp được với các mục tiêu phát triển chung của cả đất nước và phải phù hợpvới điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia
Nếu kết hợp được hài hoà các lợi ích, mục tiêu đó sẽ giúp cho BHXH có điềukiện để tổ chức và phát triển thành công
2.1.2 Khái niệm chế độ bảo hiểm xã hội
Các chế độ, chính sách BHXH, cũng như quyền và nghĩa vụ đối với người laođộng đều được cụ thể hoá, chi tiết hoá thành các chế định, quy định, luật định nhưngphải đảm bảo tính chất nhất quán và khách quan, có như vậy mới thoả mãn mối quan
hệ giữa ba bên: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã nêu công ước số 102 tháng 6 năm
1952 tại Giơnevơ, hệ thống chế độ BHXH gồm chín chế độ sau:
Trang 26▪ Trợ cấp sinh đẻ (7)
▪ Trợ cấp khi tàn phế (8)
▪ Trợ cấp tiền tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) (9)
Tuỳ vào điều kiện kinh tế xã hội, mỗi quốc gia có thể xây dựng cho mình một
hệ thống chế độ BHXH riêng, tuy nhiên phải đảm bảo thực hiện được ít nhất 03 trong
09 chế độ nêu trên Trong đó bắt buộc phải có một trong năm chế độ sau: (3); (4); (5);(8) và (9)
2.1.3 Đặc điểm hệ thống của chế độ bảo hiểm xã hội
Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn triển khai BHXH ở các nước trênthế giới cho thấy, hệ thống chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau:
Hệ thống các chế độ BHXH được xây dựng và hoàn thiện theo các văn bảnpháp luật của mỗi nước Mặc dù các công ước quốc tế đã quy định những nội dung cơbản cho từng chế độ song để đi vào thực tế cuộc sống thì nội dung mỗi chế độ cần phảiđược cụ thể hoá chi tiết cả về mục đích, đối tượng, điều kiện, mức trợ cấp và thời giantrợ cấp BHXH
Hệ thống chế độ BHXH đảm bảo phân tán rủi ro, san sẻ tài chính giữa ngườilao động với người lao động, giữa người lao động với ngời sử dụng lao động và giữanhững người sử dụng lao động với nhau Đặc điểm này biểu hiện khá rõ giữa nhữngngười khoẻ mạnh với những người lao động bị ốm đau; giữa nam và nữ; giữa nhữngngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghềnghiệp với những ngành nghề hoặc công việc bình thường; giữa những người lao động
có công ăn việc làm và thu nhập cao với những người lao động không may bị thấtnghiệp
1.2 Nội dung pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội
1.2.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội:
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là công dân Việt Nam bao gồm: Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn,HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến
Trang 27dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luậtcủa người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thựchiện từ 01/01/2018);
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
và viên chức;
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổchức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giaocho BHXH các tỉnh);
Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiềnlương;
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắtbuộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);
Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ởnước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phéplao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩmquyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018)
Người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạtđộng trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợptác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.[5]
Trang 28Quản lý đối tượng tham gia BHXH là quản lý các đơn vị sử dụng lao động(người sử dụng lao động) thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo địa bàn chínhquyền địa phương và thực hiện quản lý trên các phương diện sau:
- Quản lý danh sách lao động của từng đơn vị đủ điều kiện tham gia BHXH, danhsách được lập theo biểu mẫu của cơ quan BHXH và hàng năm phải theo dõi báo cáotình hình tăng, giảm lao động của đơn vị
- Quản lý mức lương, mức tiền công làm căn cứ đóng BHXH của người lao độngtheo HĐLĐ, mức lương này luôn có sự thay đổi theo thời gian
Quản lý mức thu của đơn vị sử dụng lao động đối với người lao động có đúng quyđịnh không, tình hình nộp tiền đóng BHXH của đơn vị sử dụng lao động hàng tháng,quý, năm có đủ và đúng hạn không
1.2.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH
Có 5 nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội chính bao gồm: nguồn do người sửdụng lao động đóng; nguồn do người lao động đóng; nguồn do tiền sinh lời của hoạtđộng đầu tư từ quỹ; hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác:
2.1.3.1 Nguồn do người sử dụng lao động đóng
Người sử dụng lao động là lực lượng đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội chiếm tỷtrọng tương đối lớn và được thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội Mứcđóng góp được tính dựa trên tỉ lệ % quỹ lương của doanh nghiệp, đơn vị chi cho ngườilao động
Người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH sẽ bớt đi gánh nặng khi khôngmay người lao động của mình gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau đồng thời góp phần xây dựng
hệ thống an sinh xã hội
1.2.2.1 Người lao động đóng
Thông qua việc đóng góp một phần thu nhập vào quỹ bảo hiểm xã hội người laođộng sẽ giúp giảm đi gánh nặng khi rủi ro xảy ra và đảm bảo khi về già có một nguồnthu nhập ổn định giúp trang trải cuộc sống
Người lao động có đóng mới có hưởng, các chính sách lương hưu hoặc trợ cấpmai táng, thai sản… được hoạt động dựa trên nguồn quỹ BHXH
Trang 292.1.3.2Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ
Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ là một trong những mục quan trọnggiúp gia tăng quỹ bảo hiểm xã hội
Đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu:
- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nguồn quỹ, có khả năng thanh khoản cao
2.1.3.4Các nguồn thu hợp pháp khác
Các nguồn thu khác của quỹ bảo hiểm xã hội như:
- Đóng góp ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước
- Khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH
- Khoản tiền phạt từ các đơn vị, cá nhân làm sai luật BHXH
Theo quy định hiện nay người lao động sẽ đóng 5% lương tháng cho BHXH,1% lương tháng cho bảo hiểm y tế Người sử dụng lao động đóng 15% quỹ lươngtháng cho BHXH và 2% quỹ lương tháng cho bảo hiểm y tế
1.2.3. Các chế độ Bảo hiểm xã hội
Ở Việt Nam, Theo Luật BHXH hiện hành, nước ta thực hiện cả loại hình BHXHbắt buộc, BHXH tự nguyện Trong đó:
- BHXH bắt buộc thực hiện với 5 chế độ sau đây:
Trang 30số vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu xem xét như: danh mục các bệnh dài hạn quyđịnh đã lâu, cần phải bổ sung một số bệnh mới
b Chế độ trợ cấp thai sản
Thiết kế chế độ này như hiện nay đã giúp lao động nữ có được khoản trợ cấpthay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm việc vì sinh con Hơn nữa, việc quyđịnh thời gian nghỉ đã tính đến yếu tố điều kiện và môi trường lao động nhằm đảm bảosức khỏe cho sản phụ thuộc các nhóm lao động khác nhau Qua thực tiễn, chế độ nàycòn một số điểm cần phải khắc phục như: còn đan xen giữa chính sách BHXH vớichính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
c Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Thực tiễn triển khai chế độ này ở nước ta trong những năm vừa qua đã gópphần không nhỏ đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may
bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp Đồng thời chế độ này còn quy định rõ tráchnhiệm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp xảy ra tai nạn lao động vàbệnh nghề nghiệp Mức trợ cấp của chế độ này dựa trên cơ sở tỷ lệ suy giảm khả nănglao động là hợp lý Tuy vậy, cần phải xác định rõ hơn tai nạn lao động xảy ra trênđường đi từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại, danh mục bệnh nghề nghiệp cần phảiđược bổ sung vì có một số loại bệnh mới phát sinh nhưng chưa được xếp vào bệnhnghề nghiệp
Trang 31d Chế độ hưu trí
Đây là chế độ nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhậpkhông được nhận nữa từ nghề nghiệp do nghỉ hưu Nội dung chế độ này đã khắc phụcnhững hạn chế trước đây như: việc quy đổi thời gian công tác; bóc tách được phần lớncác chế độ ưu đãi xã hội ra khỏi chế độ hưu trí Vì thế đã đảm bảo được sự côngbằng, bình đẳng giữa người đóng và hưởng BHXH; giữa các nhóm lao động khácnhau Tuy vậy, chế độ này vẫn còn nhiều điểm nổi cộm cần khắc phục như: tuổi đời vềhưu giữa các ngành, các nhóm lao động; những người hưởng trợ cấp một lần đưa vàochế độ là chưa hợp lý, vì những người này vừa chưa đủ tuổi, và không đủ tích lũy cầnthiết để hưởng trợ cấp Đây chỉ là sự trả lại một phần số tiền cho người lao động khi họkhông còn quan hệ lao động nữa, do quỹ BHXH đảm nhận
e Chế độ tử tuất
Một trong những chế độ BHXH mang tính nhân đạo nhất đó là chế độ tử tuất.Chế độ này đã giúp cho thân nhân người chết có khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếuhụt thu nhập của gia đình do người lao động bị chết; khi xây dựng chế độ này, đã tínhđến yếu tố đóng góp của người tham gia bảo hiểm và yếu tố xã hội giữa người sống vàngười chết Đặc biệt là tính đến yếu tố kế thừa đối với thân nhân của người chết Songviệc quy định đối tượng được hưởng bao gồm cả bố mẹ bên vợ, bên chồng là chưa hợp
lý Vì bố mẹ bên vợ, bên chồng còn có thân nhân của cả 2 bên chịu trách nhiệm, điềunày cần phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để thống nhất quy định
1.3 Vai trò của Pháp luật về chế độ Bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sốngngười lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau và các rủi ro tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp và thất nghiệp… sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũngnhư sớm có việc làm
Thứ hai, Với thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội nhất là chế độ hưu tríBảo hiểm xã hội góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao độnghoặc không còn khả năng lao động Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, ngườilao động tham gia đóng BHXH từ 20 năm trở lên khi hết tuổi lao động hoặc mất sứclao động thì được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hằng tháng Với nguồn lương hưu và
Trang 32trợ cấp BHXH, người cao tuổi có thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống sinh hoạt hằngngày Hiện nay, cả nước đã có khoảng 2,5 triệu người hết tuổi lao động đang hưởnglương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng với số tiền chi trả từ quỹ BHXH hàng nghìn tỉđồng mỗi tháng.
Thứ ba, Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định và nângcao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao độngtrong các thành phần kinh tế khác nhau và thúc đẩy sản xuất phát triển
Thứ tư, Việc tham gia Bảo hiểm xã hội là một công cụ đắc lực của Nhà nước vàgóp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữacác tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xãhội bền vững của xã hội Trên thị trường lao động, “tiền lương là giá cả sức lao động”được hình thành tự phát căn cứ vào quan hệ cung cầu, vào chất lượng lao động cũngnhư các điều kiện khung mà trong đó Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý thông quanhững quy định về mức lương tối thiểu và những điều kiện lao động cần thiết
1.4 Cơ sở hình thành chế độ Bảo hiểm xã hội.
1.4.2. Điều kiện và môi trường lao động
Điều kiện lao động và môi trường lao động giữa các ngành nghề, công việc vàcác vùng, miền khác nhau đôi khi có sự khác nhau rất lớn Chẳng hạn, cùng làm việctrong ngành khai khoáng, nhưng những người làm các công việc gián tiếp như: thống
kê, kế toán, cung ứng vật tư sẽ ít chịu sự tác động của độ bụi của tiếng ồn và xác suấtxảy ra TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cũng thấp hơn so với những người công nhân trựctiếp làm việc dưới hầm
1.4.3. Cơ sở kinh tế - xã hội
Khi ban hành chính sách BHXH và đặc biệt là khi thiết lập hệ thống các chế độBHXH, cơ sở kinh tế - xã hội có tác động rất lớn và đôi khi đóng vai trò quyết định
Trang 33Cơ sở kinh tế - xã hội biểu hiện ở trình độ dân trí và nhận thức xã hội của người laođộng cũng như người sử dụng lao động, ở tiềm lực và sức mạnh kinh tế của đất nướccũng như người sử dụng lao động, ở khả năng tổ chức và quản lý xã hội của mỗi quốcgia v.v.
1.4.4 Luật pháp và thể chế chính trị
Hệ thống các chế độ BHXH phải được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật vềBHXH Các văn bản này phải nằm trong mối quan hệ với các bộ luật khác có liên quancủa từng nước cụ thể như: Luật lao động, Luật sỹ quan quân đội; Luật công chức; Luậtdoanh nghiệp v.v… Vì vậy, tính thống nhất, tính đồng bộ giữa các văn bản pháp luật,
mà trong đó các văn bản pháp luật về BHXH chỉ là một bộ phận phải được đảm bảo
1.5 Nguyên tắc pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội
Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảohiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng củangười lao động Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thunhập tháng do người lao động lựa chọn
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gianđóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ
sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tínhhưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng cácchế độ bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch;được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, cácnhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiềnlương do người sử dụng lao động quyết định
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịpthời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội
Kết luận chương 1
Toàn bộ nội dung nghiên cứu của Chương 1 cho chúng ta cái nhìn khái quát vềtổng quan lý luận liên quan đến lĩnh vực BHXH và Pháp luật về BHXH Qua cácnghiên cứu, ta có thể thấy BHXH là một loại hình bảo hiểm đặc biệt, mang nét đặc
Trang 34trưng riêng khác với các loại hình bảo hiểm thương mại BHXH được xây dựng vàhoạt động không phải vì mục đích lợi nhuận mà mục tiêu chính là đảm bảo an sinh xãhội, giữ gìn ổn định, bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của người dân
Đối với lĩnh vực BHXH, pháp luật về BHXH là tiền đề quan trọng quyết địnhđến sự tồn tại và phát triển của lĩnh vực BHXH Các chế độ BHXH là các loại hìnhBHXH do người lao động và người sử dụng lao động tham gia, dựa trên sự tự do ý chícủa họ và người tham gia có quyền lựa chọn mức phí, cách thức đóng phí phù hợp trên
cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và được hưởng một số chế độ bảo hiểm nhấtđịnh Chế độ BHXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động nói riêng
và xã hội nói chung, góp phần phát triển bền vững các chế độ an sinh xã hội
Hiện nay BHXH được triển khai thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, tuỳvào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mà mỗi nước thực thi chế độ, chính sách BHXHkhác nhau Tuy nhiên xu hướng chung hiện nay các chế độ, chính sách BHXH ngàycàng được thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn, cuộc sống của người dân, người lao độngngày càng được đảm bảo hơn Các chính sách, quyết định của Nhà nước sẽ có tác độngtrực tiếp, ảnh hưởng lớn tới các hoạt động quản lý thu BHXH, vậy nên nhà lãnh đạo,người quản lý phải chọn lựa, xác định và đưa ra các chính sách, chế độ, quy chế quản
lý tài chính BHXH một cách hợp lý và lấy đó làm căn cứ để ra các quyết định cụ thểliên quan đến công tác thu BHXH, đảm bảo thực hiện các mục tiêu Nhà nước đặt ra.Như vậy, chúng ta có thể thấy sự phát triển của nghành BHXH gắn liền với sựphát triển của nền kinh tế - xã hội, nó giống như một chiếc gương phản chiếu cho sựphát triển bền vững của mỗi Quốc gia
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
2.2 Giới thiệu chung về cơ quan bảo hiểm huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
2.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Thanh Ba
Thanh Ba là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, có diệntích tự nhiên là 19.503 ha, dân số toàn huyện là 114.343 người, mật độ dân số bìnhquân 592 người/1 km2, trong đó có 58.232 người trong độ tuổi lao động Cơ cấu laođộng nông nghiệp chiếm 75,69%, lao động công nghiệp 16,26%, lao động dịch vụ8,05% Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 26 xã và 1 thị trấn.Tuy là một huyện miền núi nhưng lại có đặc trưng của cả 3 vùng: đồng bằng, trung du
và miền núi Điều kiện đất đai, tài nguyên cho phép huyện có khả năng phát triển nôngnghiệp đa dạng, phong phú Xuất phát từ tiềm năng đất đai và tài nguyên, Thanh Ba lại
là huyện có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc các ngànhchế biến chè, xi măng, rượu bia với lịch sử phát triển khá lâu đời Tuy vậy, trong thờigian qua quá trình phát triển còn bộc lộ nhiều yếu tố tự phát, không phát huy triệt đểđược lợi thế, đặc trưng của từng vùng, làm cho kinh tế phát triển chưa mạnh, Thanh Bavẫn là huyện được đánh giá là phát triển không hết tiềm năng
2.2.2 Khái quát chung về BHXH huyện Thanh Ba
2.2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thời gian trước NĐ 19/CP, BHXH trên địa bàn huyện do Phòng lao độngThương binh – Xã hội và Liên đoàn Lao động quản lý Hai cơ quan này đều thuộcngành dọc được phân cấp từ Trung ương đến địa phương
Trong thời kỳ này do sự sắp xếp lại tổ chức và địa giới nên huyện Thanh Bađược nhập vào và tách ra nhiều lần, do đó cơ quan quản lý về BHXH cũng được tách
ra và nhập theo phân chia địa giới hành chính
Tháng 1 năm 1981 huyện Sông lô được chia tách làm 2 huyện Đoan Hùng vàThanh Hòa Thời kỳ này cơ quan quản lý BHXH là 59 xã, 7 nhà máy, 3 nông trường
và 1 Viện nghiên cứu chè
Trang 36Tháng 10 năm 1995, BHXH huyện Thanh Hòa chính thức đi vào hoạt động.Đến ngày 01 tháng 6 năm 1996 huyện Thanh Hòa tách ra làm 2 huyện Thanh
Ba và Hạ Hòa Huyện Thanh Ba được thành lập bao gồm 26 xã thị trấn, 24 đơn vịhành chính sự nghiệp, 7 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.BHXH huyện Thanh Ba được thành lập theo Quyết định số 1623 BHXH/QĐ-TCCVngày 18 tháng 9 năm 1997 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở tách từBảo hiểm xã hội huyện Thanh Hòa, có trụ sở tại Khu 9, Thị trấn Thanh Ba, huyệnThanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Ba là một đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hộitỉnh Phú Thọ, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có trụ sở, tài khoản và con dấu riêng Chịu
sự quản lư trực tiếp và toàn diện của Bảo hiểm xă hội tỉnh Phú Thọ, chịu sự quản lýhành chính của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Ba
Trong quá trình hình thành và phát triển, Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Ba luônhoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn là lá cờ đầucủa Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ và được Nhà nước, BHXH Việt Nam, UBND tỉnhtặng nhiều phần thưởng cao quý Đặc biệt, BHXH huyện Thanh Ba đang phấn đấu đểđược chính phủ tặng Huân Chương lao động hạng 3
2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện Thanh Ba được quyđịnh theo quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 của Tổng giám đốc BHXHViệt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảohiểm xã hội địa phương như sau:
2.1.2.2.1 Vị trí, chức năng của BHXH huyện Thanh Ba
Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tạihuyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ,chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểmthất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định
Trang 37Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảohiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhândân huyện.
Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sởriêng
2.1.2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện
- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm
xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện
kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách,pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
a Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
b Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảohiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Thu các khoản đóng bảo hiểm xãhội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từchối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khôngđúng quy định Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểmthất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
c Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vàđại lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
d Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếpnhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế “mộtcửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;
Trang 38đ Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từchối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khôngđúng quy định;
e Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗtrợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
g Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảohiểm xã hội huyện theo phân cấp;
h Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sởkhám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp
- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chínhsách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhântham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định
- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướngdẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theoTiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện
- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểmthất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định
- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tếcho các tổ chức, cá nhân tham gia
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trênđịa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảohiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định
Trang 39- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra,kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảohiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng,lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tếtrên địa bàn
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng cácchế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y
tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cungcấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền
- Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địaphương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn Phối hợp cơquan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thôngtin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc
tổ chức
- Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của Bảo hiểm xã hội huyện
- Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo,thi đua
- khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao ”[7]
2.1.2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện Thanh Ba
Là cơ quan BHXH huyện, BHXH huyện Thanh Ba là đơn vị có tư cách phápnhân, không có tổ chức phòng ban mà nó được chia thành 3 tổ nghiệp vụ Được biênchế chính thức 15 cán bộ trong đó có 9 nam và 6 nữ, có 15 cán bộ là Đảng viên Vềtrình độ chuyên môn có 13 đồng chí có trình độ đại học, 02 đồng chí có trình độ trungcấp (là các đồng chí nữ cao tuổi đã gắn bó với ngành BHXH từ những ngày mới thành
Trang 40lập), về trình độ lý luận chính trị có 01 đồng chí cao cấp lý luận chính trị, 7 đồng chítrung cấp lý luận chính trị Tổ chức Đảng, các đoàn thể: là chi bộ cơ sở, trực thuộcHuyện uỷ Thanh Ba; Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn lao động huyện Thanh Ba;Đoàn thanh niên sinh hoạt trực thuộc chi đoàn cơ quan UBND huyện Thanh Ba.
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Ba được hệ thống hóa qua sơ
đồ 2.1 sau
Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Thanh Ba
Nguồn: BHXH huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc quản lý và điều hành; giúp Giám đốc cócác Phó Giám đốc Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo
Bộ phận
Kế hoạch Tài chính
Bộ phậngiám định BHYT
Bộ phận Thực hiện CS BHXH
Bộ phận tiếp nhận, quản lý