TỔNG QUAN
Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, dược sĩ cộng đồng
Theo Luật Dược, thuốc không kê đơn (Over-The-Counter Drugs – OTC) là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành [1]
Theo Luật Dược, thuốc kê đơn (Ethical Drugs – ETC) là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe [1]
Trong nghiên cứu này, dược sĩ cộng đồng (community pharmacist) được khái niệm là những người bán lẻ thuốc tại nhà thuốc Dược sĩ cộng đồng có nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc và sức khỏe cho cộng đồng bằng việc cung cấp thuốc, các sản phẩm và dịch vụ y tế có chất lượng
1.1.2 Khái niệm giao thuốc tận nhà (home drug delivery/ home delivery of medications)
Trên thế giới, giao thuốc tận nhà (home drug delivery/home delivery of medications) là dịch vụ đi kèm trong các hình thức khám chữa bệnh từ xa (telemedicine/telehealth), dịch vụ dược từ xa (telepharmacy), nhà thuốc trực tuyến (online pharmacy/e-pharmacy) [13], [14], [15], [34], [36]
Bảng 1.1 Tóm tắt sự khác biệt giữa telemedicine/telehealth, telepharmacy, online pharmacy/e-pharmacy Đặc điểm Dịch vụ cung cấp Cán bộ y tế thực hiện/ ứng dụng Khám chữa bệnh từ xa (Telehealth)
Dịch vụ lâm sàng và phi lâm sàng từ xa
Giáo dục y tế, theo dõi người bệnh điện tử, tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh qua hội nghị truyền hình, ứng dụng không dây y tế, truyền báo cáo hình ảnh y tế
Bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên…
Khám chữa bệnh từ xa
Dịch vụ lâm sàng từ xa
Chẩn đoán và giám sát lâm sàng truyền thống do công nghệ cung cấp
Bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên…
Dịch vụ dược từ xa
Dịch vụ chăm sóc dược từ xa thông qua công nghệ.
Một số quy định đối với dịch vụ giao thuốc tận nhà (home drug delivery/
Dược sĩ, bên thứ ba vận chuyển thuốc
Nhà thuốc trực tuyến (Online pharmacy/E- pharmacy) [13],
- Nhà thuốc trực tuyến chỉ hoạt động trực tuyến
- Nhà thuốc truyền thống có hoạt động trực tuyến
Bán thuốc trực tuyến, cung cấp thông tin và tư vấn sử dụng thuốc, giao thuốc tận nhà (home drug delivery/home delivery of medications)
Dược sĩ (đa số là dược sĩ tại nhà thuốc/cơ sở bán thuốc trực tuyến), bên thứ ba vận chuyển thuốc
Với bối cảnh tại Việt Nam, trong nghiên cứu này, giao thuốc tận nhà (home drug delivery/home delivery of medications) được định nghĩa là việc các nhà thuốc cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Thay vì phải đến trực tiếp nhà thuốc, khách hàng có thể mua thuốc trực tuyến trên các website, trang thương mại điện tử, các ứng dụng điện thoại (apps) hoặc gọi điện thoại đến nhà thuốc Sau đó, thuốc sẽ được giao đến địa chỉ mà khách hàng cần
1.2 Một số quy định đối với dịch vụ giao thuốc tận nhà (home drug delivery/ home delivery of medications)
1.2.1 Quy định về các loại thuốc được cung cấp gián tiếp thông qua dịch vụ giao thuốc tận nhà
Tại Nga, theo Nghị quyết của Chính phủ Liên Bang Nga ngày 16 tháng 5 năm
2020 quy định về việc bán lẻ thuốc dùng trong y tế: tất cả các loại thuốc có thể được cung cấp từ xa hoặc giao thuốc tận nhà trừ thuốc kê đơn, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và các sản phẩm thuốc có chứa cồn với hàm lượng cồn etylic trên 25% [12]
Tại Châu Âu, theo Chỉ thị EU 2011/62/EU, hầu hết các Quốc gia Thành viên EU cho phép các nhà thuốc bán thuốc không kê đơn trực tuyến sử dụng giao thuốc tận nhà và thường xác định các quy tắc cụ thể để bảo vệ sự an toàn của khách hàng/người bệnh Một số quốc gia đã cho phép bán thuốc kê đơn qua Internet, như ở Estonia, Phần Lan, Đức, Thụy Điển và Thụy Sĩ nhưng cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng [18]
5 Tại Malaysia, dịch vụ giao thuốc tận nhà chỉ bán các loại thuốc không kê đơn (OTC), thuốc cổ truyền và thực phẩm chức năng Thuốc kê đơn bị cấm bán qua Internet và sử dụng dịch vụ giao thuốc tận nhà [35]
Bảng 1.2 Tổng hợp quy định về loại thuốc được cung cấp gián tiếp thông qua dịch vụ giao thuốc tận nhà tại một số quốc gia trên thế giới
STT Quốc gia Loại thuốc được cung cấp gián tiếp thông qua dịch vụ giao thuốc tận nhà
Các sản phẩm thuốc có chứa cồn với hàm lượng cồn etylic trên 25%
4 Phần Lan + + Không đề cập
7 Thụy Điển + + Không đề cập
8 Thụy Sĩ + + Không đề cập
(+: cho phép, -: không cho phép)
Như vậy, hầu hết các quốc gia cho phép dịch vụ giao thuốc tận nhà cung cấp thuốc không kê đơn [12], [18] Một số quốc gia không cho phép dịch vụ giao thuốc tận nhà cung cấp thuốc kê đơn và các loại thuốc kiểm soát đặc biệt như tại Malaysia, Nga [12], [35]
1.2.2 Quy định về người chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện dịch vụ giao thuốc tận nhà
Tại Mỹ, theo quy định giao hàng thuốc kê đơn qua bưu điện hoặc vận chuyển của quận Columbia, dược sĩ sẽ giám sát việc phân phát thuốc hoặc thiết bị y tế theo đơn qua đường bưu điện, nhà vận chuyển thông thường, nhân viên hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh [17]
Tại Ireland, dược sĩ chịu trách nhiệm về tất cả các bước trong quy trình bán thuốc trực tuyến kèm giao thuốc tận nhà bao gồm chuẩn bị thuốc, dán nhãn, đóng gói đảm bảo điều kiện bảo quản và giao thuốc cho khách hàng/người bệnh Việc kiểm tra kỹ lưỡng có sự tham gia của dược sĩ phải được thực hiện trong suốt quá trình và đặc biệt là tất cả các gói đã được chuẩn bị để giao cho khách hàng/người bệnh [16]
6 Tại Singapore, theo Cơ quan Y tế Khoa học (The Health Sciences Authority – HAS), dược sĩ chịu trách nhiệm chung về các dịch vụ của nhà thuốc, bao gồm bảo quản, đóng gói và giao hàng các sản phẩm chữa bệnh nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng của các sản phẩm này Dược sĩ phải đảm bảo cung cấp hợp pháp các sản phẩm chữa bệnh, bao gồm việc xác thực đơn thuốc, xử lý và cung cấp thuốc theo đơn và các hướng dẫn sử dụng đi kèm Với tất cả các lần phát thuốc, dược sĩ phải thực hiện các công việc chuyên môn như đánh giá về tình trạng của khách hàng/người bệnh và tư vấn sử dụng thuốc phù hợp cho họ [15]
Tại Dubai, Cơ quan Y tế Dubai (Dubai Health Authority – DHA) quy định việc giao thuốc tận nhà trong khi tiến hành dịch vụ dược từ xa (telepharmacy): Nhà thuốc được Cơ quan Y tế Dubai DHA cấp phép có thể thỏa thuận của bên thứ ba về việc giao thuốc và phải có trách nhiệm đảm bảo tất cả các hoạt động liên quan đúng theo luật pháp và quy định của liên bang và địa về việc cung cấp thuốc và sản phẩm y tế Nhà thuốc được DHA cấp phép và dược sĩ phụ trách phải chịu trách nhiệm đầy đủ chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót hoặc tác dụng phụ nào của thuốc gây ra về việc cung cấp thuốc không phù hợp hoặc không an toàn [14]
Như vậy, ở hầu hết các quốc gia như Ireland, Singapore, Dubai, Mỹ, việc quản lý dịch vụ thuốc giao tận nhà thuộc trách nhiệm của dược sĩ tại nhà thuốc [14], [15], [16] Việc vận chuyển thuốc có thể được ủy quyền cho bên thứ ba như ở Mỹ, Nga và Dubai [12], [14], [17]
1.2.3 Quy định về việc đóng gói, bảo quản khi giao thuốc tận nhà
Tại Bỉ quy định các thông tin sau phải được đưa vào thuốc và kèm theo trong bưu kiện: nhãn thuốc, thông tin về nhà thuốc, thông báo rằng thuốc không được gửi lại (trừ khi bị lỗi), danh sách các dịch vụ chăm sóc dược phẩm được cung cấp sau khi cấp phát và mọi thông tin cần thiết để sử dụng có trách nhiệm [18]
Tại Estonia, quy định chứng từ vận chuyển phải được đính kèm với bưu kiện và bao gồm các thông tin sau: tên của người đặt mua thuốc, số đơn đặt hàng, tên và chi tiết liên hệ của nhà thuốc, tên người xác minh nội dung gói hàng và số đơn thuốc đối với trường hợp thuốc phải kê Bưu kiện phải có ghi chú khuyến cáo người nhận đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, không được sử dụng (các) thuốc nếu bưu kiện không khớp với đơn đặt hàng, bị mở hoặc bị hư hỏng Ngoài ra, thông tin liên quan đến điều kiện bảo quản, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng muộn nhất và số đơn đặt hàng phải được ghi trên bưu kiện để người giao thuốc có thể hiểu và giao thuốc chính xác và an toàn [18]
Tại Dubai, Cơ quan Y tế Dubai (Dubai Health Authority – DHA) quy định việc giao thuốc tận nhà phải được thực hiện thông qua các phương tiện an toàn và có thể truy xuất nguồn gốc Việc giao thuốc và sản phẩm y tế phải được vận chuyển bằng bao bì
7 hoặc thiết bị đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn thích hợp liên quan đến nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm như được mô tả trong thông số kỹ thuật của nhà sản xuất Nhà thuốc phải cung cấp một hộp đựng đặc biệt được thiết kế để đựng thuốc bảo quản lạnh trong quá trình vận chuyển nằm trong phạm vi nhiệt độ khuyến nghị từ +2 đến +8 độ C (°C) [14]
Tại Nga, theo theo Nghị quyết của Chính phủ Liên Bang Nga ngày 16 tháng 5 năm 2020 quy định về việc bán lẻ thuốc dùng trong y tế: Khi giao các đơn đặt hàng có chứa thuốc không bền với nhiệt, các phương tiện được sử dụng để đảm bảo duy trì các điều kiện nhiệt độ cần thiết hoặc các thiết bị thích hợp khác (bao bì đẳng nhiệt, thùng chứa nhiệt, v.v.) [12]
Tổng hợp một số nghiên cứu liên quan đến dịch vụ giao thuốc tận nhà (home drug delivery/home delivery of medications)
Tổng hợp một số nghiên cứu cho kết quả về quan điểm chung của dược sĩ đối với dịch vụ giao thuốc tận nhà được trình bày cụ thể trong bảng 1.3
Bảng 1.3.Tổng hợp quan điểm chung của dược sĩ về dịch vụ giao thuốc tận nhà trong một số nghiên cứu trước đây
Tác giả, năm Địa điểm nghiên cứu, cỡ mẫu
Thông tin chung Quan điểm chung
93,5% dược sĩ đã biết về dịch vụ giao thuốc tận nhà
39,8% dược sĩ đồng ý với quan điểm “giao thuốc tận nhà chỉ phù hợp với thuốc không kê đơn mà không phù hợp với thuốc kê đơn”
Ahmed và Ả Rập Xê Út (N5)
71,3% dược sĩ cho rằng người có đủ năng lực
(2022) [24] nhất để giao thuốc tận nhà là dược sĩ
76,73% dược sĩ đã từng cung cấp dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) có đi kèm giao thuốc tận nhà
- 52,6% dược sĩ đã từng cung cấp dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) kèm giao thuốc tận nhà
- Dược sĩ sử dụng phổ biến nhất là điện thoại (61,9%), video (31,0%) và các công cụ khác (7,1%) bao gồm nhắn tin Nền tảng Zoom được sử dụng thường xuyên (28,6%), 41,4% dược sĩ sử dụng các nền tảng
"Khác" (ví dụ: ScriptPro, FaceTime, WhatsApp, Ask your pharmacist, Webex) để cung cấp các dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) kèm giao thuốc tận nhà
Văn Đạt và cộng sự
- 86,7% dược sĩ đã cung cấp dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) kèm giao thuốc tận nhà
- Các kênh để cung cấp telepharmacy đa dạng, trong đó gọi điện thoại và Zalo là hình thức phổ biến nhất (lần lượt là 83,6% và 72,7%)
10 Như vậy, đa số dược sĩ trong các nghiên cứu đều đã từng cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà với tỷ lệ trên 50% Các kênh bán thuốc kèm dịch vụ giao thuốc tận nhà phổ biến nhất là gọi điện thoại và nhắn tin qua Zalo [27], [31] Nghiên cứu tại Jordan của Abu-Farha và cộng sự đã chỉ ra 39,8% dược sĩ đồng ý loại thuốc phù hợp để giao tận nhà là thuốc không kê đơn [19] Nghiên cứu tại Ả Rập Xê Út của Algarni Majed và cộng sự cho thấy 71,3% dược sĩ lựa chọn người có đủ năng lực nhất để giao thuốc tận nhà là dược sĩ [24]
Tổng hợp một số nghiên cứu cho kết quả về quan điểm lợi ích và lo ngại của dược sĩ cộng đồng đối với dịch vụ giao thuốc tận nhà được trình bày cụ thể trong bảng 1.4 dưới đây
Bảng 1.4.Tổng hợp quan điểm về lợi ích và lo ngại của dược sĩ cộng đồng đối với dịch vụ giao thuốc tận nhà trong một số nghiên cứu trước đây
Tác giả, năm Địa điểm nghiên cứu và cỡ mẫu
Quan điểm về lợi ích Quan điểm về lo ngại
- 84,6% dược sĩ đồng ý với lợi ích “giúp nhà thuốc hoạt động hiệu quả hơn”
- 76,9% dược sĩ đồng ý với lợi ích “giảm nguy cơ gặp rủi ro phơi nhiễm trong đại dịch”
- 74,4% dược sĩ đồng ý với lợi ích “Phục vụ người bệnh ốm, người già, người khuyết tật”
“Giảm ùn tắc tại các cơ sở y tế”
- 62,7% dược sĩ đồng ý với lợi ích “Tiết kiệm chi phí đi lại”
- 64,8 % dược sĩ lo ngại có thể ít sẵn sàng trả lời các câu hỏi của người bệnh
- 50,3% dược sĩ lo ngại không thể giải thích những điểm quan trọng về đơn thuốc
- 62,7% dược sĩ lo ngại không xây dựng được mối quan hệ với người bệnh
- 93% dược sĩ đồng ý với lợi ích “Cung cấp khả năng thâm nhập thị
Chỉ có 1 dược sĩ lo ngại về nguy cơ sai sót trong cung cấp thuốc
(2019) [30] trường lớn hơn cho nhà thuốc”
- 68% dược sĩ cho rằng dịch vụ này thuận tiện hơn cho khách hàng
Các nghiên cứu trước đây cho thấy hầu hết các dược sĩ cộng đồng có quan điểm lợi ích lớn nhất về dịch vụ giao thuốc tận nhà là giúp cho nhà thuốc tăng được khả năng tiếp cận thị trường và hoạt động hiệu quả hơn Ngoài ra còn có một số lợi ích khác như phục vụ được các đối tượng đặc biệt, giảm thời gian và chi phí đi lại để mua thuốc trực tiếp Các lo ngại được chỉ ra là không xây dựng được mối quan hệ với khách hàng/ người bệnh, giảm khả năng giao tiếp và tư vấn sử dụng thuốc giữa dược sĩ và khách hàng, sai sót trong cung cấp thuốc Các lo ngại kể trên có tỷ lệ đồng ý ở mức trung bình (50-60%), thậm chí là thấp (20%)
Tổng hợp một số nghiên cứu cho kết quả về sự sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng được trình bày cụ thể trong bảng 1.5 dưới đây
Bảng 1.5.Tổng hợp sự sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà và các yếu tố liên quan của dược sĩ cộng đồng trong một số nghiên cứu trước đây
Tác giả, năm Địa điểm nghiên cứu và cỡ mẫu
Dược sĩ đồng ý sẵn sàng ủng hộ việc triển khai
Những yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng
75,3% dược sĩ sẵn sàng cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà tại các nhà thuốc của họ
50 người bệnh trở lên mỗi ngày sẵn sàng sử dụng dịch vụ hơn những dược sĩ phục vụ dưới 50 người bệnh mỗi ngày
91,7% dược sĩ đồng ý rằng nhà thuốc trực tuyến (online pharmacy) kèm giao thuốc tận nhà là cần thiết và cho biết họ sẽ sẵn
[30] sàng cung cấp dịch vụ này cho khách hàng trong tương lai
- 74,26% dược sĩ sẵn sàng làm việc ngoài giờ nếu cần thiết
- Khoảng 79,0% dược sĩ sẵn sàng cung cấp tư vấn về thuốc thông qua tư vấn video hai chiều, (ví dụ: cuộc gọi điện thoại, tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi thoại bằng thiết bị di động)
- 82,42% dược sĩ sẵn sàng gánh vác khối lượng công việc ngày càng tăng khi cung cấp dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) kèm giam thuốc tận nhà
- 85,14% dược sĩ sẵn sàng tham gia đào tạo về đạo đức và các vấn đề pháp lý liên quan đến dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) kèm giao thuốc tận nhà
Giới tính nữ (giá trị p=0,003) và có bằng cử nhân (giá trị p=0,046) có liên quan đến điểm sẵn sàng cao hơn
- 81,75% dược sĩ sẵn sàng tham gia đào tạo về đạo đức và pháp lý liên quan đến dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) kèm giao thuốc tận nhà
- 70,1% dược sĩ sẵn sàng thực hiện tư vấn thuốc thông qua video hai chiều như gọi điện thoại, nhắn tin hoặc gọi thoại qua ứng dụng di động
- 55,03% dược sĩ sẵn sàng gánh vác khối lượng công việc ngày càng tăng khi cung cấp dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) kèm giao thuốc tận nhà
- 48,68% dược sĩ sẵn sàng làm việc ngoài giờ hành chính nếu cần
Văn Đạt và cộng sự (2022)
Hơn 87,0% dược sĩ sẵn sàng cung cấp dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) kèm giao thuốc tận nhà
Về sự sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà, các nghiên cứu cho thấy mức độ ủng hộ của các dược sĩ là rất cao (trên 70%) Sự sẵn sàng cao nhất được chỉ ra là việc tham gia các khóa học liên quan và thấp nhất là làm thêm và đảm nhận khối công việc gia tăng khi cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà [20], [33] Về các yếu tố liên quan, các nghiên cứu trước đây cho thấy dược sĩ phục vụ 50 khách hàng/người bệnh trở lên mỗi ngày, giới tính nữ và có bằng cử nhân sẵn sàng sử dụng dịch vụ cao hơn.
Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai với 8,33 triệu người (thống kê năm 2022) của Việt Nam Hà Nội, tính đến năm 2021, có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn Hà Nội là rất lớn Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến tháng 1/2022, Hà Nội có 4.500 nhà thuốc, 3.000 quầy thuốc, 120 nhà thuốc bệnh viện và khoảng 150 tủ thuốc trạm y tế xã [11] Hiện nay, mạng lưới cung ứng thuốc trên địa bàn Hà Nội đang ngày càng được mở rộng và phát triển, nhà thuốc thường là điểm đầu tiên mà khách hàng/người bệnh tiếp cận khi gặp các vấn đề sức khỏe
Nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, mô hình bệnh tật thay đổi, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng trong đời sống cũng như sự xuất hiện phức tạp của các dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp điển hình là COVID-
19 đã tạo thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà từng bước phát triển Mặc dù chưa có văn bản pháp luật quy định về việc giao thuốc tận nhà nhưng theo ghi nhận thực tế, dịch vụ này đang được triển khai ở một số nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội
Tìm kiếm thông tin trên nền tảng internet thông qua các website của một số chuỗi nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội cho thấy hình thức bán lẻ thuốc trên nền tảng thương mại điện tử kèm dịch vụ giao thuốc tận nhà đã và đang được thực hiện
Bảng 1.6 Tổng hợp dịch vụ giao thuốc tận nhà ở một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chuỗi hệ thống nhà thuốc
Loại thuốc áp dụng Hình thức đặt hàng Đơn vị vận chuyển
Thuốc không kê đơn chỉ bán trực tuyến theo đơn vị hộp/lọ/chai
- Tổng đài đặt hàng miễn cước
Thuốc không kê đơn - Website
- Ứng dụng "Long Châu – Chuyên gia thuốc
- Hotline của Hệ thống Nhà Thuốc Việt
Hệ thống Nhà Thuốc Việt
Thuốc không kê đơn - Website
- Tổng đài chăm sóc sức khỏe của Omi Pharma
- Thuốc kê đơn (Dược sĩ trực chat tư vấn, báo giá thuốc và lên đơn thuốc)
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Giao thuốc tận nhà ngày càng trở thành một dịch vụ phổ biến đáp ứng nhu cầu phát triển của các dịch vụ dược Bên cạnh điểm mạnh là sự tiện lợi, dịch vụ này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về thuốc giả, lạm dụng thuốc, không tuân thủ điều trị, tự điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh nếu không được kiểm soát một cách chặt chẽ Việc khảo sát quan điểm về dịch vụ giao thuốc tận nhà có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở căn cứ để các nhà quản lý có những quy định, biện pháp giúp việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà trong tương lai trở nên an toàn, hiệu quả và có kiểm soát hơn
Dược sĩ cộng đồng tại nhà thuốc là những người đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu trong y văn đánh giá nhận thức của dược sĩ và người tiêu dùng về dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) và mua bán thuốc và thực phẩm chức năng trực tuyến (hai hình thức bao gồm hoạt động giao thuốc tận nhà), nhưng hiện tại chưa có thông tin nào đề cập đến quan điểm về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng [4], [27] Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn quan điểm của dược sĩ cộng đồng về việc cung cấp dịch vụ thuốc tận nhà trước khi dịch vụ này được đưa vào quy định và luật chính thức trong tương lai
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Dược sĩ cộng đồng tại nhà thuốc đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2024
- Địa điểm: một số nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội tại quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, Tây Hồ, Long Biên,
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
Hình 2.1 Nội dung nghiên cứu của đề tài
17 Các giai đoạn nghiên cứu được thực hiện như sau:
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
* Tổng quan tài liệu và xây dựng bộ công cụ dự thảo
Tổng quan tài liệu của các nghiên cứu trước đây, xây dựng bộ công cụ dự thảo gồm các nội dung sau (Bộ công cụ dự thảo – chi tiết tại Phụ lục 1):
• Thông tin nhân khẩu học (của người tham gia khảo sát và nhà thuốc nơi dược sĩ cộng đồng làm việc)
• Quan điểm chung về dịch vụ giao thuốc tận nhà
• Quan điểm lợi ích về dịch vụ giao thuốc tận nhà
• Quan điểm lo ngại về dịch vụ giao thuốc tận nhà
• Sự sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà
* Tham khảo ý kiến hoàn thiện bộ công cụ
Bộ công cụ dự thảo được thử nghiệm 05 dược sĩ cộng đồng tại 05 nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội, được điều chỉnh và tiếp tục xin ý kiến của 02 chuyên gia (01 giảng viên Khoa Quản lý và Kinh tế Dược – trường Đại học Dược Hà Nội, 01 dược sĩ tại nhà thuốc có cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà) để chỉnh sửa một số từ ngữ, cách diễn đạt đảm bảo dễ hiểu và phù hợp (Bộ công cụ khảo sát chuyên gia – chi tiết tại Phụ lục 2)
* Tiến hành thu thập số liệu
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát với 397 dược sĩ cộng đồng (Bộ công cụ khảo sát – chi tiết tại Phụ lục 3)
Xây dựng BCC dự thảo
Thao khảo ý kiến hoàn thiện BCC
Phân tích và xử lý số liệu
* Phân tích số liệu: Mô tả quan điểm của dược sĩ cộng đồng và xác định các yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà
Cỡ mẫu được tính toán theo công thức sau: N = 𝑍 2 x 𝑝(1−𝑝)
Trong đó: - N: kích thước mẫu cần xác định
- Z: giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Lấy α
= 0,05 ứng với độ tin cậy là 95% tương ứng với Z = 1,96
- p: tỷ lệ dược sĩ cộng đồng sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà Vì đây là nghiên cứu mới nên chọn p = 0,5 để tích số p(1-p) là lớn nhất
- e: sai số cho phép, khoảng sai lệch của tỷ lệ thực tế so với tỷ lệ ước đoán trên Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là: ± 0,01 (1%), ± 0,05 (5%), ± 0,1 (10%), trong đó mức phổ biến nhất là ± 0,05
0,05 2 = 384,6 Vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 385 người
- Là dược sĩ cộng đồng đang làm việc tại các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội
- Có mặt tại nhà thuốc vào thời điểm khảo sát
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Là sinh viên, người đang học việc tại nhà thuốc
- Dược sĩ tại nhà thuốc ở trong bệnh viện, phòng khám
Sử dụng kĩ thuật chọn mẫu thuận tiện, nghiên cứu đã tiếp cận 508 dược sĩ cộng đồng tại các nhà thuốc trên địa bàn 10 quận thành phố Hà Nội bao gồm: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, Tây Hồ, Long Biên, Hà Đông Trong đó có 397 dược sĩ cộng đồng đạt tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia khảo sát, đạt tỷ lệ 78,15%
2.2.3.1 Biến số mô tả đặc điểm dược sĩ cộng đồng và nhà thuốc
Các biến mô tả đặc điểm nhân khẩu học của dược sĩ cộng đồng và đặc điểm nhà thuốc nơi dược sĩ cộng đồng làm việc được trình bày cụ thể trong bảng 2.7 và 2.8 dưới đây
Bảng 2.7 Các biến mô tả đặc điểm của dược sĩ cộng đồng
STT Tên biến quan sát
Phân loại biến Cách thu thập
1 Giới tính Giới tính của DSCĐ tham gia khảo sát
2 Tuổi Năm 2024 trừ đi năm sinh của DSCĐ
Dạng số Đơn vị: tuổi
3 Số năm kinh nghiệm hành nghề
Số năm kinh nghiệm bán lẻ thuốc
Dạng số Đơn vị: năm
4 Vị trí công việc Vị trí công việc được giao tại nhà thuốc
Phân loại 1: NTTQLĐHNT 2: Nhân viên
5 Trình độ chuyên môn cao nhất về dược
Trình độ chuyên môn về dược cao nhất của DSCĐ
Phân loại 1: Trung cấp 2: Cao đẳng 3: Đại học 4: Sau đại học
6 Mức thu nhập Mức thu nhập trung bình hàng tháng của DSCĐ (triệu VNĐ)
Bảng 2.8 Các biến mô tả đặc điểm của nhà thuốc nơi dược sĩ cộng đồng làm việc
STT Tên biến quan sát Khái niệm/ Cách tính Phân loại biến Cách thu thập
1 Thời gian nhà thuốc hoạt động
Số năm hoạt động của nhà thuốc
2 Tổng số nhân viên làm việc tại nhà thuốc
Số lượng nhân viên làm việc tại nhà thuốc
Dạng số Đơn vị: người
STT Tên biến quan sát Khái niệm/ Cách tính Phân loại biến Cách thu thập
3 Lượng khách hàng trung bình trong ngày Ước tính số khách hàng trung bình đến nhà thuốc trong một ngày (lượt)
Mô hình của nhà thuốc Phân loại
1: Nhà thuốc độc lập (cá thể) 2: Chuỗi hệ thống nhà thuốc
2.2.3.2 Biến số mô tả quan điểm về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng
Các biến mô tả quan điểm về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng được trình bày cụ thể trong bảng 2.9 dưới đây
Bảng 2.9 Các biến số mô tả quan điểm về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng STT
Tên biến quan sát Khái niệm/ Cách tính
1 A1 Đã từng cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà cho khách hàng Đã từng/ Chưa từng
2 A2 Nếu đã từng cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà, tần suất và cách thức để khách hàng mua thuốc kèm dịch vụ này
Các cách thức và tần suất sử dụng cách thức đó Định danh
3 B1 Loại thuốc phù hợp để bán kèm dịch vụ giao thuốc tận nhà
Lựa chọn (có thể chọn nhiều đáp án)
- Thuốc kê đơn trừ các thuốc gây nghiện, hướng thần
Tên biến quan sát Khái niệm/ Cách tính
4 B2 Người phù hợp để thực hiện quản lý vận chuyển thuốc
Lựa chọn (có thể chọn nhiều đáp án)
- Bất kỳ ai kể cả không có trình độ chuyên môn dược Định danh
3 Quan điểm về lợi ích
5 C1 Dược sĩ thuận tiện trong việc cung cấp thuốc cho những đối tượng đặc biệt (ví dụ: những người bận rộn, người già, người khuyết tật, những người có khó khăn trong việc di chuyển hoặc không thể ra ngoài do sức khỏe yếu)
Thang đo Likert 5 mức độ
6 C2 Dược sĩ tránh được rủi ro phơi nhiễm dịch bệnh khi cung cấp thuốc cho khách hàng/người bệnh
Thang đo Likert 5 mức độ
7 C3 Giảm bớt tình trạng người bệnh/ khách hàng phải chờ đợi mua hàng trực tiếp tại các nhà thuốc
Thang đo Likert 5 mức độ
8 C4 Giúp khách hàng/người bệnh tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển để đến các nhà thuốc
Thang đo Likert 5 mức độ
9 C5 Giúp nhà thuốc gia tăng số lượng khách hàng và doanh thu
Thang đo Likert 5 mức độ
4 Quan điểm về khó khăn/ lo ngại
10 D1 Dược sĩ khó khăn trong việc khai thác thông tin để xác định người sử dụng thuốc
Thang đo Likert 5 mức độ
11 D2 Góp phần gây ra sai sót trong việc cung cấp thuốc cho khách hàng
Thang đo Likert 5 mức độ
Tên biến quan sát Khái niệm/ Cách tính
(ví dụ: giao nhầm thuốc, nhầm đơn, nhầm khách hàng…)
12 D3 Dược sĩ không thuận tiện trong việc cung cấp thông tin và tư vấn sử dụng bảo quản thuốc cho khách hàng
Thang đo Likert 5 mức độ
13 D4 Dược sĩ cung cấp thông tin và tư vấn sử dụng thuốc kém hiệu quả so với tư vấn trực tiếp
Thang đo Likert 5 mức độ
14 D5 Tính kịp thời của các đơn thuốc khó đảm bảo (ví dụ: chậm có thuốc để người bệnh sử dụng)
Thang đo Likert 5 mức độ
15 D6 Trẻ em dưới 18 tuổi có thể dễ dàng mua thuốc
Thang đo Likert 5 mức độ
16 D7 Tăng nguy cơ người bệnh tự điều trị, không tuân thủ điều trị, lạm dụng thuốc
Thang đo Likert 5 mức độ
17 D8 Khách hàng ít có cơ hội được thắc mắc/trao đổi về đơn thuốc
Thang đo Likert 5 mức độ
18 D9 Nhà thuốc chưa có đủ điều kiện về nhân lực, công nghệ và kỹ năng để cung cấp dịch vụ
Thang đo Likert 5 mức độ
19 E1 Anh/chị sẵn sàng làm thêm giờ nếu cần khi triển khai dịch vụ
Thang đo Likert 5 mức độ
20 E2 Anh/chị sẵn sàng tiến hành tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc bằng video call, tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi thoại khi cung cấp dịch vụ
Thang đo Likert 5 mức độ
21 E3 Anh/chị sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo về đạo đức, kỹ năng thực hành và các vấn đề pháp lý liên quan đến dịch vụ giao thuốc tận nhà
Thang đo Likert 5 mức độ
Tên biến quan sát Khái niệm/ Cách tính
22 E4 Anh/chị sẵn sàng đảm nhận khối lượng công việc gia tăng khi cung cấp dịch vụ
Thang đo Likert 5 mức độ
23 E5 Anh/chị sẵn sàng ủng hộ việc mua bán thuốc trên thương mại điện tử kèm dịch vụ giao thuốc tại nhà
Thang đo Likert 5 mức độ
24 E6 Nhìn chung, anh/chị sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà
Thang đo Likert 5 mức độ
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.4.1 Cách thức thu thập số liệu
Tiếp cận dược sĩ cộng đồng tại các nhà thuốc đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua bộ câu hỏi cấu trúc, dược sĩ cộng đồng điền thông tin khảo sát trên điện thoại thông minh Nếu dược sĩ cộng đồng không thể điền trực tiếp, điều tra viên sẽ hỗ trợ bằng cách phỏng vấn bộ câu hỏi kết hợp điền câu trả lời vào phiếu khảo sát trên điện thoại di động cá nhân
2.2.4.2 Bộ công cụ khảo sát
Bộ công cụ khảo sát gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu nghiên cứu và điền thông tin đồng ý/không đồng ý tham gia nghiên cứu
Phần 2: Thông tin chung và quan điểm về dịch vụ giao thuốc tận nhà
Phần 3: Thông tin nhân khẩu học về đối tượng tham gia nghiên cứu và nhà thuốc nơi đối tượng làm việc
Bộ câu hỏi có cấu trúc được trình bày theo hình thức trực tuyến trên nền tảng biểu mẫu khảo sát của Microsoft Form Có 03 điều tra viên tiếp cận nhà thuốc và thu thập số liệu trên điện thoại thông minh Các điều tra viên được tập huấn trước khi tiến hành khảo sát
Tập huấn thu thập số liệu cho điều tra viên:
- Tập huấn về cách giới thiệu, chào hỏi
- Cách thu thập số liệu bằng điện thoại thông minh
- Phân chia địa bàn thu thập số liệu theo từng quận
- Báo cáo tiến độ cũng như khó khăn, tổng kết từng ngày khảo sát địa bàn
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi dược sĩ cộng đồng hoàn thành khảo sát trên Microsoft form được ghi nhận ở phần mềm Excel, được làm sạch (Kiểm tra sai sót trong quá trình thu thập số liệu; Loại bỏ 2 phiếu có giá trị trống - không đồng ý tham gia khảo sát) Sau đó được chuyển sang phần mềm SPSS (Computer Statistic Package for Social Science) phiên bản 20.0 để phân tích số liệu
2.2.5.1 Thống kê mô tả kết quả quan điểm về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng
Sử dụng thống kê mô tả để biểu diễn đặc điểm về thông tin chung, quan điểm và đặc điểm nhân khẩu học của người tham gia nghiên cứu Các biến dạng số được chuyển thành các biến phân loại Các biến thứ bậc Likert được tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn, sau đó được chuyển thành biến phân loại với tiêu chuẩn: 1-2 tương ứng với Không đồng ý, 3 tương ứng với Trung lập, 4-5 tương ứng với Đồng ý Tất cả các biến được mô tả thông qua tần số và tỷ lệ %
2.2.5.2 Xác định các yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng
So sánh 2 nhóm độc lập bằng kiểm định Chi-square hoặc kiểm định chính xác của Fisher’s exact test (tần số mong đợi 30 chỉ chiếm 29,2% Hơn nửa số dược sĩ cộng đồng có trình độ dưới đại học với tỷ lệ 53,9% Trình độ từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp hơn chỉ với 46,1% Số lượng dược sĩ cộng đồng có dưới 5 năm kinh nghiệm chiếm tỷ lệ cao hơn với tỷ lệ 66,2% Kết quả cũng cho thấy 67,5% dược sĩ cộng đồng tham gia nghiên cứu ở vị trí nhân viên, gấp 2 lần số lượng dược sĩ cộng đồng là người trực tiếp quản lý điều hành nhà thuốc Đa số dược sĩ cộng đồng có thu nhập hàng tháng được báo cáo ở mức dưới 8 triệu/tháng với 62,2% Hầu hết dược sĩ cộng đồng được hỏi đã từng cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà với tỷ lệ 90,4%
27 Trong số 359 dược sĩ cộng đồng đã từng cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà, cách thức và tần suất để cung cấp dịch vụ được trình bày tại bảng 3.13 dưới đây
Bảng 3.13 Tần suất và cách thức để khách hàng/người bệnh liên hệ mua thuốc kèm dịch vụ giao thuốc tận nhà (N59)
Cách thức Không thực hiện (n,%)
Liên hệ mua thuốc qua
Liên hệ mua thuốc qua Zalo 54 (15,0) 69 (19,2) 130
Gọi điện thoại mua hàng 25 (7,0) 176 (49,0) 129
Yêu cầu trực tiếp tại nhà thuốc
Website bán hàng của nhà thuốc/hệ thống nhà thuốc
27 (7,5) Ứng dụng bán hàng của nhà thuốc trên điện thoại di động
Sàn thương mại điện tử (ví dụ: shopee, tiki, lazada…)
Theo phản ánh của 359 dược sĩ cộng đồng đã cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà cho thấy khách hàng/người bệnh có cách thức mua thuốc kèm dịch vụ giao thuốc tận nhà rất đa dạng, bao gồm liên hệ mua thuốc qua Facebook, liên hệ mua thuốc qua Zalo, gọi điện thoại mua hàng, yêu cầu trực tiếp tại nhà thuốc, website bán hàng của nhà thuốc/hệ thống nhà thuốc, ứng dụng bán hàng của nhà thuốc trên điện thoại di động, Sàn thương mại điện tử (ví dụ: shopee, tiki, lazada…) Đáng chú ý, liên hệ mua thuốc qua Zalo được sử dụng ở mức cao nhất với tỷ lệ thường xuyên chiếm 36,2% và tỷ lệ luôn luôn chiếm 29,5% Đứng thứ hai là hình thức gọi điện thoại đặt hàng với tỷ lệ thường
28 xuyên chiếm 35,9% và luôn luôn là 8,1% Sàn thương mại điện tử là kênh được sử dụng ít nhất với tỷ lệ thường xuyên là 6,1% và luôn luôn là 1,7%
3.1.1.2 Quan điểm chung của dược sĩ cộng đồng về dịch vụ giao thuốc tận nhà
Kết quả quan điểm về loại thuốc phù hợp với dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng được trình bày cụ thể trong bảng 3.14 dưới đây
Bảng 3.14 Quan điểm về loại thuốc phù hợp với dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng (N97)
STT Loại thuốc Tần số (n) Tỷ lệ (%)
2 Thuốc kê đơn trừ các thuốc gây nghiện, hướng thần 113 28,5
3 Khác (thuốc đông y, thực phẩm chức năng…) 16 4,0
Kết quả cho thấy theo quan điểm của các dược sĩ cộng đồng: thuốc không kê đơn là loại thuốc phù hợp nhất với dịch vụ giao thuốc tận nhà chiếm tỷ lệ đồng ý là 90,2%, gấp ba lần tỷ lệ lựa chọn của thuốc kê đơn trừ các thuốc gây nghiện, hướng thần chiếm tỷ lệ 28,5%
Kết quả quan điểm người phù hợp để quản lý vận chuyển thuốc khi triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng được trình bày cụ thể trong bảng 3.15
Bảng 3.15 Quan điểm về người phù hợp để quản lý vận chuyển thuốc khi triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng (N97)
STT Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1 Bất kỳ ai kể cả không có chuyên môn dược 171 43,1
2 Dược sĩ trung cấp trở lên 130 32,7
3 Dược sĩ cao đẳng trở lên 39 9,8
4 Dược sĩ đại học trở lên 57 14,4
Kết quả cho thấy 43,1% dược sĩ cộng đồng cho rằng bất cứ ai có thể quản lý việc vận chuyển thuốc khi triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà Bên cạnh đó, có 32,7% dược sĩ lựa chọn người phù hợp để quản lý việc vận chuyển thuốc khi cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà là dược sĩ trung cấp trở lên
3.1.1.3 Quan điểm lợi ích về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng
Kết quả quan điểm lợi ích về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng được trình bày cụ thể trong bảng 3.16 dưới đây
Bảng 3.16 Quan điểm lợi ích về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng
Tên biến Các biến quan sát
C1 Dược sĩ thuận tiện trong việc cung cấp thuốc cho những đối tượng đặc biệt (ví dụ: những người bận rộn, người già, người khuyết tật, những người có khó khăn trong việc di chuyển hoặc không thể ra ngoài do sức khỏe yếu).
C2 Dược sĩ tránh được rủi ro phơi nhiễm dịch bệnh khi cung cấp thuốc cho khách hàng/người bệnh.
C3 Giảm bớt tình trạng người bệnh/khách hàng phải chờ đợi mua hàng trực tiếp tại các nhà thuốc.
C4 Giúp khách hàng/người bệnh tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển để đến các nhà thuốc.
C5 Giúp nhà thuốc gia tăng số lượng khách hàng và doanh thu.
4,03 ± 0,745 Đa số dược sĩ cộng đồng đều đồng ý với các lợi ích được khảo sát về dịch vụ giao thuốc tận nhà với tỷ lệ đồng ý dao động từ 58,9%-87,4% Trong đó, lợi ích có tỷ lệ đồng ý cao nhất là “giúp nhà thuốc gia tăng số lượng khách hàng và doanh thu” và “thuận tiện trong việc cung cấp thuốc cho những đối tượng đặc biệt” với 87,4% Tuy nhiên, “giúp nhà thuốc gia tăng số lượng khách hàng và doanh thu” có điểm trung bình cao nhất (4,03/5 điểm tối đa), tiếp theo là “thuận tiện trong việc cung cấp thuốc cho những đối tượng đặc biệt” (3,97/5 điểm tối đa) “Tránh được rủi ro phơi nhiễm dịch bệnh” có tỷ lệ đồng ý thấp nhất với 58,9% và điểm trung bình chỉ đạt 3,49/5 điểm tối đa
3.1.1.4 Quan điểm lo ngại về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng
Kết quả quan điểm lo ngại về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng được trình bày cụ thể trong bảng 3.17 dưới đây
Bảng 3.17 Quan điểm lo ngại về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng (N97)
Tên biến Các biến quan sát
D1 Dược sĩ khó khăn trong việc khai thác thông tin để xác định người sử dụng thuốc
D2 Góp phần gây ra sai sót trong việc cung cấp thuốc cho khách hàng (ví dụ: giao nhầm thuốc, nhầm đơn, nhầm khách hàng…)
D3 Dược sĩ không thuận tiện trong việc cung cấp thông tin và tư vấn sử dụng bảo quản thuốc cho khách hàng
D4 Dược sĩ cung cấp thông tin và tư vấn sử dụng thuốc kém hiệu quả so với tư vấn trực tiếp
D5 Tính kịp thời của các đơn thuốc khó đảm bảo (ví dụ: chậm có thuốc để người bệnh sử dụng)
D6 Trẻ em dưới 18 tuổi có thể dễ dàng mua thuốc
D7 Tăng nguy cơ người bệnh tự điều trị, không tuân thủ điều trị, lạm dụng thuốc
D8 Khách hàng ít có cơ hội được thắc mắc/trao đổi về đơn thuốc
31 D9 Nhà thuốc chưa có đủ điều kiện về nhân lực, công nghệ và kỹ năng để cung cấp dịch vụ
Dược sĩ cộng đồng cảm thấy lo ngại nhất về việc “Tăng nguy cơ người bệnh tự điều trị, không tuân thủ điều trị, lạm dụng thuốc” với tỷ lệ đồng ý chiếm 71,8% và đạt điểm trung bình là 3,7/5 điểm tối đa “Gây ra sai sót trong việc cung cấp thuốc” và “cung cấp thông tin và tư vấn sử dụng thuốc kém hiệu quả” đạt điểm thấp nhất với lần lượt là 3,22 điểm và 3,23 điểm Tuy nhiên, “gây ra sai sót trong việc cung cấp thuốc” chiếm tỷ lệ đồng ý thấp nhất với chỉ 48,4%, còn “cung cấp thông tin và tư vấn sử dụng thuốc kém hiệu quả” chiếm tỷ lệ đồng ý là 50,6%
3.1.1.5 Sự sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng
Kết quả quan điểm về sự sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng được trình bày cụ thể trong bảng 3.18 dưới đây
Bảng 3.18 Quan điểm về sự sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng (N97)
Tên biến Các biến quan sát
E1 Anh/chị sẵn sàng làm thêm giờ nếu cần khi triển khai dịch vụ.
E2 Anh/chị sẵn sàng tiến hành tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc từ xa bằng video call/ tin nhắn văn bản/ cuộc gọi thoại khi cung cấp dịch vụ.
Bàn luận
Đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát quan điểm về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng tại Việt Nam Tỷ lệ phản hồi ở mức chấp nhận được là 78,15% Cụ thể có 397/508 dược sĩ cộng đồng trên địa bàn Hà Nội tham gia trả lời khảo sát
3.2.1 Mô tả quan điểm về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng tại một số nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội năm 2024
3.2.1.1 Đặc điểm của dược sĩ cộng đồng
Giao thuốc tận nhà là một hoạt động dần trở lên phổ biến tại các nhà thuốc trong thời gian gần đây Tại Việt Nam, chưa từng có nghiên cứu nào trước đây được thực hiện để khảo sát quan điểm về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng Việt Nam Chính vì thế, trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã cố gắng khai thác các nhận thức và thông tin chung ban đầu của dược sĩ cộng đồng về dịch vụ này
Nghiên cứu đã chỉ ra một con số đáng kinh ngạc trong khi chưa có luật hay quy định nào chính thức áp dụng tại Việt Nam nhưng đã có đến 90,4% dược sĩ cộng đồng tham gia nghiên cứu đã từng cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà Điều này có sự tương đồng với một số nghiên cứu liên quan đến dịch vụ giao thuốc tận nhà ở Việt Nam và trên thế giới Ví dụ, nghiên cứu của Abu-Farha Rana và cộng sự ở Jordan [19] đã chỉ ra
36 93,5% dược sĩ đã biết về dịch vụ giao thuốc tận nhà; nghiên cứu của Park Jamie Y và cộng sự tại Canada [31] cho kết quả là 52,6% dược sĩ đã từng cung cấp dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) kèm giao thuốc tận nhà; nghiên cứu của Trương Văn Đạt và cộng sự tại Việt Nam [27] cũng cho kết quả là có đến 86,7% dược sĩ tham gia đã cung cấp dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) kèm giao thuốc tận nhà Như vậy, đối với các dược sĩ, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, giao thuốc tận nhà và các dịch vụ liên quan đã trở thành một trong những dịch vụ quen thuộc tại nhà thuốc
Về các kênh bán thuốc đi kèm dịch vụ giao thuốc tận nhà, Zalo và gọi điện thoại trực tiếp được xem là những kênh phổ biến và thông dụng nhất Điều này cũng cho thấy sự tương đồng với một số nghiên cứu trên thế giới Ví dụ: nghiên cứu của Park Jamie Y và cộng sự tại Canada [31] cho thấy kênh được dược sĩ sử dụng thường xuyên nhất để cung cấp dịch vụ dược từ xa (telepharmacy) kèm giao thuốc tận nhà là điện thoại (61,9%); nghiên cứu của Trương Văn Đạt và cộng sự tại Việt Nam [27] cho kết quả các loại ứng dụng để cung cấp telepharmacy rất đa dạng, trong đó gọi điện thoại và Zalo là phổ biến nhất (lần lượt chiếm 83,6% và 72,7%) Điều này có thể lý giải là do gọi điện và Zalo là hai phương tiện liên lạc phổ biến nhất ở Việt Nam thời gian gần đây Zalo là ứng dụng đa chức năng được Việt Nam xây dựng và phát triển, ra mắt năm 2012, hoạt động trên nền tảng di động và máy tính Ưu điểm của hai ứng dụng này là dễ sử dụng và có thể cài đặt trên mọi thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop với tính năng đơn giản, thân thiện với người dùng, kể cả với người lớn tuổi
3.2.1.2 Quan điểm chung của dược sĩ cộng đồng về dịch vụ giao thuốc tận nhà
Về loại thuốc phù hợp với dịch vụ giao thuốc tận nhà, hầu hết các dược sĩ cộng đồng đều ủng hộ thuốc không kê đơn với tỷ lệ lớn là 90,2%, thuốc kê đơn trừ các thuốc gây nghiện, hướng thần nhận được sự ủng hộ thấp với tỷ lệ 28,5% Điều này có sự khác biệt với một số nghiên cứu trên thế giới Ví dụ: nghiên cứu của Abu-Farha Rana và cộng sự tại Jordan [19] cho kết quả chỉ 39,8% dược sĩ đồng ý giao thuốc tận nhà chỉ phù hợp với thuốc không kê đơn mà không phù hợp với thuốc kê đơn Sự khác biệt này có thể được lý giải là do bối cảnh ở Việt Nam và Jordan là khác nhau Hiện nay tại Việt Nam, các thuốc kê đơn cần được kiểm soát về đơn và tư vấn sử dụng một cách chặt chẽ nên ít được lựa chọn để bán gián tiếp kèm dịch vụ giao thuốc tận nhà
Về người phù hợp để quản lý vận chuyển thuốc, “bất kỳ ai kể cả không có chuyên môn dược được” được lựa chọn nhiều nhất với 43,1%, trong khi tỷ lệ lựa chọn người phải có bằng dược sĩ trở lên chỉ chiếm 32,7% Điều này trái ngược với nghiên cứu của Algarni Majed Ahmed và cộng sự tại Ả Rập Xê Út [24] khi cho kết quả tỷ lệ lựa chọn người có đủ năng lực để giao thuốc tận nhà cao nhất là dược sĩ với 71,3% Điều này có thể được lý giải là do mạng lưới vận chuyển ở Việt Nam phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thuốc an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn ở nước ngoài nên
37 có thể ủy quyền cho một bên thứ ba quản lý việc vận chuyển thuốc khi triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà
3.2.1.3 Quan điểm lợi ích về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng
“Giúp nhà thuốc gia tăng số lượng khách hàng và doanh thu” là lợi ích được đồng ý nhiều nhất với tỷ lệ 87,4% và đạt 4,03/5 điểm tối đa Đây cũng là một trong những lợi ích được ủng hộ nhiều nhất ở các nghiên cứu của Abu-Farha Rana và cộng sự tại Jordan [19], nghiên cứu của Ndem Ekpedeme và cộng sự tại Nigeria [30] Điều này có thể được lý giải là do dịch vụ giao thuốc tận nhà tạo ra sự tiện lợi trong việc cung cấp thuốc cho người bệnh, là lợi thế để thu hút, giữ chân khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc có triển khai dịch vụ này Do đó, các nhà thuốc sẽ có được nhiều khách hàng và mang lại doanh thu nhiều hơn, giúp nhà thuốc hoạt động hiệu quả hơn
“Thuận tiện trong việc cung cấp thuốc cho những đối tượng đặc biệt” cũng là lợi ích có tỷ lệ đồng ý cao nhất, chiếm 87,4% và đạt 3,97/5 điểm tối đa Nghiên cứu của Abu-Farha Rana và cộng sự tại Jordan [19] cũng cho kết quả đánh giá cao lợi ích này
Do có thể đặt và nhận thuốc tại nhà mà không cần đến trực tiếp nhà thuốc nên dịch vụ giao thuốc tận nhà tiện lợi hơn trong việc cung cấp thuốc cho người bệnh/khách hàng
Các lợi ích khác như “giảm tình trạng chờ đợi khi mua thuốc trực tiếp”, “tiết kiệm chi phí di chuyển”, “giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho dược sĩ” đều có tỷ lệ đồng ý trên 50% Những lợi ích này cũng được nhắc đến trong nghiên cứu của Abu-Farha Rana và cộng sự tại Jordan [19] Điều này cho thấy lợi ích của dịch vụ giao thuốc tận nhà nhận được sự công nhận cao từ các dược sĩ tại Việt Nam cũng như trên thế giới
3.2.1.4 Quan điểm lo ngại về dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng
“Tăng nguy cơ người bệnh tự điều trị, không tuân thủ điều trị, lạm dụng thuốc” là lo ngại lớn nhất theo quan điểm của các dược sĩ cộng đồng với tỷ lệ đồng ý chiếm 71,8% và đạt 3,7/5 điểm tối đa Điều này cho thấy đứng trên phương diện của dược sĩ cộng đồng tại Việt Nam, có một lo ngại lớn nhất khi triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà là người dân có thể dễ dàng mua và sử dụng thuốc mà không cần tư vấn của nhân viên y tế, dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc và không tuân thủ điều trị
“Dược sĩ khó khăn trong việc khai thác thông tin để xác định người sử dụng thuốc” là lo ngại lớn thứ hai với tỷ lệ đồng ý chiếm 65% và đạt 3,53/5 điểm tối đa Điều này là do tính chất tương tác từ xa của dịch vụ giao thuốc tận nhà tạo khoảng trống giao tiếp giữa dược sĩ và khách hàng, từ đó dẫn đến khó khăn cho dược sĩ trong việc xác định người sử dụng thuốc thực sự là ai
Các yếu tố lo ngại còn lại chiếm tỷ lệ đồng ý thấp hơn 60% và đạt điểm dưới 3,5/5 điểm tối đa, thấp nhất là lo ngại về sai sót khi cung cấp thuốc chiếm tỷ lệ đồng ý là 48,4% và chỉ đạt 3,22/5 điểm tối đa Đây cũng là nhân tố có tỷ lệ đồng ý thấp nhất trong nghiên cứu của Ndem Ekpedeme và cộng sự tại Nigeria [30] Điều này có thể
38 được lý giải do dịch vụ giao thuốc tận nhà được triển khai với sự giám sát chặt chẽ của dược sĩ cộng đồng và hệ thống công nghệ thông tin nên tình trạng sai sót khi cung cấp thuốc sẽ ít khi xảy ra
3.2.1.5 Sự sẵn sàng ủng hộ việc triển khai dịch vụ giao thuốc tận nhà của dược sĩ cộng đồng