Tỷ lệ lớn mua kháng sinh tự điều trị khi không có đơn của bác sỹ [3], sử dụng kháng sinh để điều trị đối với trường hợp không do bệnh lý nhiễm khuẩn gây ra làm tăng nguy cơ không tuân th
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
VŨ THỊ MAI
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGƯỜI BỆNH TUÂN THỦ SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐÃ MUA TẠI MỘT SỐ NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI - 2019
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1 ThS Nguyễn Thị Phương Thúy
2 ThS Lê Thị Minh Chính
Nơi thực hiện:
1 Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược
2 Các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn người thầy là
Ths Nguyễn Thị Phương Thúy - đã dành rất nhiều thời gian, công sức trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths Lê Thị Minh Chính – Chủ tịch Hội nhà thuốc
Hà Nội là người cô đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thu thập dữ liệu nghiên cứu tại các nhà thuốc
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị làm việc tại các nhà thực hiện nghiên cứu
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược – Trường Đại học Dược Hà Nội đã chia sẻ, hỗ trợ nhiệt tình, đưa ra những lời
khuyên quý báu trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài này Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên và khích lệ tôi trong lúc khó khăn cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Vũ Thị Mai
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 3
1.2 Tuân thủ sử dụng thuốc 3
1.2.1 Phương pháp đánh giá 3
1.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc của người bệnh 6
1.3 Tuân thủ sử dụng kháng sinh 8
1.3.1 Phương pháp đánh giá tuân thủ sử dụng kháng sinh 8
1.3.2 Tỷ lệ tuân thủ và yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng kháng sinh 9
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 12
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 12
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu 12
2.2.1 Các biến số nghiên cứu 12
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 14
2.2.3 Mẫu nghiên cứu 15
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 18
2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, các tiêu chuẩn đánh giá 20
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1 Mô tả thực trạng người bệnh tuân thủ sử dụng kháng sinh đã mua tại nhà thuốc cộng đồng 24
3.1.1 Thực trạng tuân thủ sử dụng kháng sinh 24
3.1.2 Kết quả sau sử dụng thuốc 27
3.2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng kháng sinh của người bệnh 29
3.2.1 Yếu tố liên quan đến khách hàng 29
Trang 53.2.2 Yếu tố liên quan đến thuốc 31
3.2.3 Yếu tố liên quan đến mối quan hệ của người bệnh với cán bộ y tế 33
3.3 Bàn luận 34
3.3.1 Thực trạng người bệnh tuân thủ sử dụng kháng sinh đã mua tại nhà thuốc cộng đồng 35
3.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ sử dụng kháng sinh của người bệnh 38
3.3.3 Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 1 PHIẾU QUAN SÁT MUA KHÁNG SINH VÀ PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG TẠI NHÀ THUỐC
PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN QUA ĐIỆN THOẠI KHÁCH HÀNG MUA KHÁNG SINH TẠI NHÀ THUỐC
PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
Trang 6Bộ câu hỏi tuân thủ ngắn gọn
(Brief Medication Questionnaire)
SEAMS
Thang đánh giá sử dụng thuốc hợp lý
(The Self – Efficacy for Appropriciate Medication Use Scale)
MARS
Thang báo cáo tuân thủ sử dụng thuốc
(Medication Adherence Report Scale)
MEMS
Hệ thống giám sát thuốc điện tử
(Medication Events Monitoring System)
MMAS – 8
Thang tuân thủ sử dụng thuốc Morisky - 8
(Eigh-Item Morisky Medication Adherence Scale)
MQA
Bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc
(Medication Adherence Questionnaire)
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tỷ lệ các trường hợp không tuân thủ theo thang Morisky trong nghiên
cứu tại Bồ Đào Nha năm 2014 9
Hình 1.2 Yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng kháng sinh 11
Hình 2.3 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 15
Hình 2.4 Nội dung nghiên cứu 15
Hình 2.5 Sơ đồ tiến hành nghiên cứu 16
Hình 2.6 Xác định ngày phỏng vấn qua điện thoại 19
Hình 3.7 Tỷ lệ tuân thủ sử dụng kháng sinh theo thang Morisky 24
Hình 3.8 Phân bố tổng điểm trong thang Morisky 26
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu 12
Bảng 2.2 Đặc điểm khách hàng trong mẫu nghiên cứu 17
Bảng 2.3 Thang đánh giá tuân thủ sử dụng kháng sinh Morisky 22
Bảng 3.4.Tỷ lệ tuân thủ sử dụng kháng sinhtheo thang Morisky 24
Bảng 3.5 Tỷ lệ các trường hợp không tuân thủ sử dụng kháng sinh 25
Bảng 3.6 Phân bố tổng điểm trong thang Morisky 26
Bảng 3.7 Kết quả điều trị sau khi sử dụng thuốc 27
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tuân thủ sử dụng kháng sinh và kết quả điều trị 28
Bảng 3.9 Xử trí khi không hết hoàn toàn triệu chứng 28
Bảng 3.10 Xử trí kháng sinh còn dư 29
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa đặc điểm khách hàng 29
và tuân thủ sử dụng kháng sinh 29
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa nhận thức khách hàng vế sử dụng kháng sinh đã mua với tuân thủ sử dụng kháng sinh 31
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa đặc điểm các thuốc được mua 31
và tuân thủ sử dụng kháng sinh 31
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa đặc điểm kháng sinh 32
và tuân thủ sử dụng kháng sinh 32
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa đặc điểm sử dụng kháng sinh 33
và tuân thủ sử dụng kháng sinh 33
Bảng 3.16 Mối liên quan của hướng dẫn sử dụng kháng sinh đến tuân thủ sử dụng kháng sinh 34
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa mức độ hài lòng của khách hàng với cán bộ y tế và tuân thủ sử dụng kháng sinh 34
Trang 91
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), thực trạng sử dụng thuốc bất hợp lý đang là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là kháng sinh – nhóm thuốc dễ bị lạm dụng nhất được dùng bất hợp lý trong hệ thống y tế tại tất cả các khu vực [30] Kháng kháng sinh đang gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển kéo theo gánh nặng kinh tế đối với các bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay thế kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới Các kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, thậm chí một số thuốc thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực Tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới hiện không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc
WHO xếp Việt Nam vào nhóm nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới Hiện tại, Việt Nam cũng như nhiều nước đã xuât hiện vi khuẩn đa kháng (kháng
2 nhóm kháng sinh) và toàn kháng (kháng với tất cả kháng sinh) [2] Hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ta đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh, mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng, đang ở mức báo động Kháng kháng sinh là hệ quả tất yếu của quá trình sử dụng thuốc trong điều trị và đặc biệt gia tăng khi việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến hơn Tỷ lệ lớn mua kháng sinh tự điều trị khi không có đơn của bác sỹ [3], sử dụng kháng sinh để điều trị đối với trường hợp không do bệnh lý nhiễm khuẩn gây ra làm tăng nguy cơ không tuân thủ dùng thuốc của người bệnh, dẫn đến gây hại cho người bệnh cũng như lãng phí về mặt kinh tế [10]
Tuân thủ dùng thuốc được quan tâm nhiều trong các bệnh mạn tính, nhưng cũng có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân không hoàn toàn tuân thủ sử dụng thuốc điều trị các bệnh cấp tính, trong đó có kháng sinh [12] Khác với các loại thuốc khác nếu không tuân thủ chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bệnh nhân, kém tuân thủ hoặc sử dụng sai kháng sinh làm tăng nguy cơ kháng thuốc toàn cầu, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị [23] Tuân thủ kém là một trong những nguyên nhân chính của thất bại điều trị, mắc lại các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm tăng chi phí điều trị cả chi phí trực tiếp cho y tế
và chi phí gián tiếp [21] Một số nghiên cứu về tuân thủ sử dụng kháng sinh trên thế giới cho thấy tỷ lệ không tuân thủ sử dụng kháng sinh trong cộng đồng cao từ 37.8 % đến 70 % Ở Việt Nam, phần lớn kháng sinh tự mua mà không có đơn của bác sỹ, sử dụng kháng sinh khi không cần thiết dễ dẫn đến việc dùng không đủ liệu trình điều trị
Trang 102
[9] Theo một khảo sát ở huyện Ba Vì năm 2011, một đợt điều trị kháng sinh được bán không đơn từ 2-3 ngày cho bệnh nhi mắc bệnh đường hô hấp hoặc tiêu chảy, cha mẹ tự thay đổi liều cho con cái họ khi cảm thấy cần thiết mà không cần xin ý kiến của dược
sỹ [18] Với bối cảnh kháng sinh được kê không phù hợp ở nước ta hiện nay, không tuân thủ sử dụng lại càng làm trầm trọng thêm tình trạng kháng thuốc, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách phải có những can thiệp để nâng cao tuân thủ
sử dụng kháng sinh
Can thiệp để tăng cường tuân thủ sử dụng phải thực hiện đối với cả bệnh nhân, dược sỹ và bác sĩ, những người liên quan đến quá trình kê đơn và dùng thuốc Tuy nhiên, trước khi bắt đầu một kế hoạch can thiệp chúng ta cần biết được thực trạng, tuân thủ dùng kháng sinh trong cộng đồng, các yếu tố liên quan đến hành vi không tuân thủ để từ đó có những can thiệp phù hợp Theo tổng quan y văn của chúng tôi tại thời điểm nghiên cứu, chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu thực trạng sử dụng kháng sinh của người bệnh trong cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh kháng sinh cung cấp không đơn rất phổ biến tại các nhà thuốc Nghiên cứu “Phân tích thực trạng người bệnh tuân thủ sử dụng kháng sinh đã mua tại một số nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội” với mục tiêu như sau:
1 Mô tả thực trạng người bệnh tuân thủ sử dụng kháng sinh đã mua tại một số nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội năm 2019
2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng kháng sinh của người bệnh mua thuốc tại một số nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội
Trang 113
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Không có sự phân biệt rạch ròi khi sử dụng hai thuật ngữ tuân thủ điều trị và tuân thủ dùng thuốc, có những nghiên cứu sử dụng tuân thủ điều trị là tuân thủ dùng thuốc khi việc dùng thuốc là yếu tố chính quyết định hiệu quả điều trị [4]
Trong phạm vi nghiên cứu này, tuân thủ sử dụng kháng sinh là việc sử dụng kháng sinh tuân theo chỉ định của bác sỹ và hướng dẫn của dược sỹ tại nhà thuốc
1.2 Tuân thủ sử dụng thuốc
1.2.1 Phương pháp đánh giá
Có nhiều phương pháp đánh giá tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng không có phương pháp nào được coi là “tiêu chuẩn vàng” [17] Trên thực tế, người ta áp dụng một số phương pháp để đánh giá một cách tương đối tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân, các phương pháp được chia
thành hai nhóm chính:
1.2.1.1 Phương pháp đánh giá trực tiếp
Phương pháp đánh giá trực tiếp tuân thủ bao gồm quan sát trực tiếp việc dùng thuốc của bệnh nhân, định lượng nồng độ thuốc hoặc các chất chuyển hóa trong dịch
Trang 124
sinh học Đánh giá trực tiếp được coi là phương pháp chính xác nhất và có thể sử dụng như một bằng chứng để chứng minh bệnh nhân có sử dụng thuốc hay không Kết quả thu được từ phương pháp định lượng các chất trong dịch sinh học chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ ăn, sự hấp thu và tốc độ thải trừ thuốc của bệnh nhân, tuy nhiên với một số loại thuốc phương pháp này được ưu tiên sử dụng trên lâm sàng để đánh giá tuân thủ [17] Ví dụ như đo nồng độ thuốc trong máu của các thuốc động kinh như phenytoin hoặc acid valproic, khi nồng độ thuốc trong máu dưới ngưỡng điều trị cho thấy tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân kém hoặc điều trị chưa được tối ưu [11] Hạn chế của phương pháp đo lường trực tiếp là chỉ đưa ra được câu trả lời bệnh nhân
có hoặc không sử dụng thuốc mà không đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ, thực hiện tốn nhiều chi phí và nguồn lực Những lý do này khiến ít có các nghiên cứu thực tế sử dụng phương pháp đánh giá trực tiếp
1.2.1.2 Phương pháp đánh giá gián tiếp
a Phương pháp đánh giá thông qua hệ thống giám sát thuốc điện tử MEMS (Medication Events Monitoring System)
MEMS là phương pháp đánh giá chính xác nhờ ghi lại ngày và thời gian mở hộp thuốc nhờ công nghệ vi xử lý gắn ở nắp hộp, có thể không chính xác trong trường hợp bệnh nhân lấy nhiều hơn một liều trong một lần mở hộp hoặc mở hộp mà không lấy thuốc Phương pháp này có chi phí cao và mỗi thuốc cần một thiết bị riêng, do đó hạn chế sử dụng trên thực hành lâm sàng [17] Trong các phương pháp đo lường gián tiếp MEMS được coi là phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị chính xác nhất
b Phương pháp đếm số lượng thuốc (pill count)
Phương pháp này tiến hành kiểm tra số đơn vị thuốc còn lại thực tế của bệnh nhân so với số đơn vị thuốc bệnh nhân còn lại trong trường hợp tuân thủ sử dụng Chi phí thực hiện không lớn, tính đơn giản và khả năng áp dựng trên thực tế cao là những
ưu điểm chính Tuy vậy độ chính xác phụ thuộc nhiều vào bệnh nhân, bệnh nhân đôi khi làm mất số thuốc còn lại hay bỏ bớt thuốc đi cho phù hợp với liệu trình điều trị khi được khảo sát [26] Phương pháp này thường xuyên đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc thấp hơn thực tế ở các bệnh nhân điều trị mạn tính, ngưỡng phát hiện bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc còn chưa thống nhất, điều này dẫn tới sự khác biệt về đánh giá giữa các nghiên cứu [16]
c Nhật ký bệnh nhân (Patient diaries)
Trang 13d Bộ câu hỏi và thang đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc (Questionnaires and Scales)
Phương pháp này được thiết kế để giải quyết hạn chế của việc đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc chỉ dựa trên báo cáo từ bệnh nhân Bộ câu hỏi, thang đánh giá được thiết kế với các câu hỏi có mục đích riêng và giảm sai số do chủ quan của bệnh nhân
Các thang đánh giá này được phân thành 5 nhóm chính đánh giá các yếu tố: (i) chỉ có tuân thủ sử dụng thuốc, (ii) tuân thủ sử dụng thuốc và rào cản đối với tuân thủ, (iii) chỉ có rào cản đối với tuân thủ, (iv) niềm tin liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc, (v) niềm tin và rào cản đối với tuân thủ [15] Dưới đây là một số bộ câu hỏi sử dụng để đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc:
Bộ câu hỏi tuân thủ ngắn gọn BMQ
Bộ câu hỏi cho phép đánh giá cả hành vi cũng như các rào cản đổi với tuân thủ
sử dụng thuốc của bệnh nhân Bộ câu hỏi gồm 3 phần, trong đó: 5 câu hỏi về phác đồ (tiền sử dùng thuốc trong một tuần gần đây), hai câu về niềm tin (tác dụng của thuốc, tác dụng bất lợi) và 2 câu về khả năng nhớ các thuốc cần uống (Phụ lục 4)
Bộ câu hỏi này thường được áp dụng với các bệnh: đái tháo đường, trầm cảm Nhược điểm là quá trình thu thập số liệu có thể tốn nhiều thời gian hơn so với các bộ câu hỏi khác [17]
Bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc MQA
Bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc MQA hay còn được gọi là bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc Morisky - 4 Đây là bộ câu hỏi cho phép đánh giá nhanh nhất điểm tuân thủ sử dụng thuốc Bộ câu hỏi gồm 4 câu hỏi đóng được thiết kế để tránh sai số trả lời “có” của bệnh nhân (Phụ lục 4)
Thang tuân thủ sử dụng thuốc MMAS - 8
Dựa trên bộ câu hỏi MQA, Morisky và các cộng sự đã phát triển thang tuân thủ MMAS – 8 hay còn gọi là Morisky – 8 bao gồm 7 câu hỏi đóng “có/không” và 1
Trang 146
câu hỏi có 5 mức độ trả lời Các câu hỏi được thêm vào tập trung vào hành vi tuân thủ
sử dụng thuốc của bệnh nhân, đặc biệt liên quan đến liều, để phát hiện các rào cản đối với tuân thủ sử dụng thuốc (Phụ lục 4)
Thang đánh giá sử dụng thuốc hợp lý SEAMS
SEAMS bao gồm 13 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 3 mức độ trả lời tập trung vào hiệu quả sử dụng thuốc trong các bệnh mạn tính cùng với đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc (Phụ lục 4) Thang SEAMS đã được áp dụng cho nhiều bệnh khác nhau
Độ tin cậy alpha của SEAMS trên quần thể bệnh nhân dân trí thấp và cao lần lượt là 89 và 88% [17] Do đó, đây có thể xem là một công cụ đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc tốt trên các bệnh lý mạn tính
Thang báo cáo tuân thủ sử dụng thuốc MARS
Thang này đánh giá cả niềm tin và các rào cản trong tuân thủ sử dụng thuốc, MARS bao gồm 10 câu hỏi liên quan đến hành vi tuân thủ sử dụng thuốc, thái độ sử dụng thuốc và kiểm soát bệnh nói chung trong 1 tuần trước đó (Phụ lục 4)
Tính đồng nhất của thang MARS là chưa rõ ràng Tác giả Thompson và cộng
sự đã chỉ ra mối tương quan cao khi áp dụng trên bệnh nhân tâm thần phân liệt [17]
Do vậy nó mới được sử dụng hạn chế trong các bệnh tâm thần mạn tính
1.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc của người bệnh
Việc dùng thuốc của người bệnh chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, quan niệm cho rằng chỉ có bệnh nhân là người chịu trách nhiệm, quyết định tuân thủ dùng thuốc của mình là hoàn toàn sai lầm Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra năm nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ sử dụng thuốc [27]:
- Yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội
Còn nhiều tranh cãi liệu rằng tình trạng kinh tế xã hội có phải là một nhóm yếu tố độc lập ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị Ở các nước đang phát triển, điều kiện kinh tế xã hội thấp buộc bệnh nhân phải đưa ra những lựa chọn ưu tiên do nguồn lực hạn chế Giả sử trong một gia đình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe chỉ được đáp ứng cho trẻ em, người già, trong khi các thành viên khác ít quan tâm hoặc không có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu này [27]
Theo nhiều nghiên cứu, một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tuân thủ là: điều kiện kinh tế xã hội kém, chủ quyền, mù chữ, trình độ học vấn thấp, thất nghiệp, thiếu trợ cấp xã hội, điều kiện sống không ổn định, cách xa các trung tâm y tế,
Trang 157
chi phí đi lại đắt đỏ, chi phí tiền thuốc lớn, điều kiên môi trường thay đổi, văn hóa, niềm tin về bệnh tật và điều trị [27]
- Yếu tố liên quan đến nhân viên y tế và hệ thông chăm sóc sức khỏe
Có rất ít nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của nhân viên y tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe đến tuân thủ điều trị, trong khi nếu được cung cấp một dịch vụ y tế tốt sẽ làm tăng tuân thủ của bệnh nhân Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tuân thủ như là dịch vụ y tế kém phát triển, bảo hiểm chi trả không đầy đủ, hệ thống phân phối thuốc kém, nhân viên y tế thiếu kiến thức và không được đào tạo trong việc quản lý các bệnh mạn tính Hệ thống chăm sóc sức khỏe phải hoạt động quá công suất, người bệnh không được khuyến khích đưa ra phản hồi, thời gian tư vấn ngắn, giáo dục và theo dõi bệnh nhân kém, thiếu kiến thức và các can thiệp hiệu quả nâng cao tuân thủ sử dụng thuốc [27]
- Yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh
Các yếu tố thuộc tình trạng bệnh cũng như những vấn đề liên quan đến bệnh
mà mỗi bệnh nhân phải đối mặt quyết định lớn đến việc tuân thủ Đó là mức độ trầm trọng của triệu chứng, mức độ suy giảm thể chất, tâm lý, tốc độ tiến triển, mức độ nghiêm trọng của bệnh, các phương pháp điều trị hiệu quả đã có Tác động của các yếu
tố này phụ thuộc và chúng ảnh hưởng đến nhận thức của bệnh nhân như thế nào về rủi
ro có thể xảy ra và tầm quan trọng của tuân thủ Các bệnh mắc kèm, lạm dụng thuốc, rượu cũng ảnh hưởng lớn đến việc tuân theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc [27]
- Yếu tố liên quan đến điều trị
Có nhiều yếu tố liên quan đến quá trình điều trị ảnh hưởng đến tuân thủ, đáng chú ý nhất là những yếu tố thuộc về sự phức tạp của chế độ dùng thuốc, khoảng thời gian điều trị, thất bại điều trị trong quá khứ, tần suất thay đổi điều trị, nhận biết được hiệu quả sớm, xuât hiện tác dụng phụ và sự hỗ trợ y tế trong điều trị Đặc trưng liệu trình điều trị mỗi bệnh trên từng bệnh nhân là khác nhau, can thiệp nâng cao tuân thủ liên quan đến điều trị phải được cá thể hóa để đạt được tác động tối đa [27]
- Yếu tố liên quan đến đặc điểm bệnh nhân
Các yếu tố tác động mạnh mẽ đến tuân thủ bao gồm tài chính, kiến thức, thái
độ, niềm tin, nhận thức và mong muốn của bệnh nhân Kiến thức và niềm tin của bệnh nhân về bệnh tật, kết quả điều trị kỳ vọng, hậu quả của việc không tuân thủ điều trị là
Trang 161.3.1 Phương pháp đánh giá tuân thủ sử dụng kháng sinh
Các nghiên cứu đánh giá tuân thủ kháng sinh tại cộng đồng chủ yếu là nghiên cứu hồi cứu, sử dụng các phương pháp đánh giá gián tiếp đa dạng, có thể kết hợp hai hoặc nhiều hơn các phương pháp đánh giá tuân thủ gián tiếp giúp làm tăng tính phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu tuân thủ [13]
Phương pháp đánh giá khách quan đã được sử dụng là MEMS và đếm thuốc, MEMS có độ chính xác cao nhất nhưng không phổ biến vì chi phí cao [19], đếm thuốc hay được sử dụng vì tiến hành đơn giản [14], người ta kết hợp đếm thuốc với các phương pháp khác để tăng độ chính xác [23]
Phương pháp đánh giá chủ quan dựa vào thông tin mà bệnh nhân tự cung cấp, thông qua phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại hoặc để bệnh nhân
Trang 17Hình 1.1 Tỷ lệ các trường hợp không tuân thủ theo thang Morisky trong nghiên
cứu tại Bồ Đào Nha năm 2014
Nghiên cứu này thực hiện phỏng vấn bệnh nhân qua điện thoại bộ câu hỏi Morisky sau khi kết thúc đợt điều trị để đánh giá tuân thủ [10] Trên thực tế, sử dụng
bộ câu hỏi Morisky thuận tiện, chi phí thấp và độ tin cậy chấp nhận được Số lượng câu hỏi không quá nhiều nên dễ áp dụng trên số lượng bệnh nhân lớn, có thể sử dụng nhiều hình thức thu thập số liệu như phát phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp
1.3.2 Tỷ lệ tuân thủ và yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng kháng sinh
Tổng hợp các nghiên cứu tìm kiếm được cho thấy tỷ lệ không tuân thủ sử dụng kháng sinh dao động từ 37,8 % đến 70,0 % Mặc dù kết quả tuân thủ chênh lệch khá lớn giữa các nghiên cứu nhưng việc so sánh không có nhiều ý nghĩa do sự khác biệt phương pháp đo lường [5]
Tuân thủ sử dụng kháng sinh cũng chịu ảnh hưởng của năm nhóm yếu tố như tuân thủ sử dụng các thuốc khác Tuy nhiên, khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
Ông/bà có dùng kháng sinh cao hơn liều kháng
sinh được kê không?
Ông/bà có ngừng thuốc kháng sinh khi cảm
thấy tình trạng bệnh nặng hơn không?
Ông/bà có ngừng thuốc kháng sinh khi cảm
thấy tình trạng bệnh cải thiện hơn không?
Ông/bà có từng dùng thuốc kháng sinh ngoài
thời điểm dùng được kê không?
Ông/bà có từng quên dùng thuốc kháng sinh
không?
Morisky cập nhật Sau khi điều chỉnh tuân thủ theo thời điểm dùng
Trang 1810
tuân thủ sử dụng kháng sinh tại cộng đồng, người ta thường chia làm ba nhóm yếu tố
để dễ dàng đưa ra những can thiệp cụ thể nâng cao tuân thủ sử dụng
Yếu tố liên quan đến người bệnh
- Giới tính: nam có tỷ lệ không tuân thủ cao hơn nữ [21]
- Tuổi: người trẻ tuổi khả năng tuân thủ kém hơn [10] [12] [20]
- Tình trạng hôn nhân: Độc thân làm tăng khả năng không tuân thủ [10]
- Trình độ học vấn: trình độ học vấn cao nhiều khả năng không tuân thủ hơn [21]
- Mua kháng sinh có đơn/ không đơn: mua kháng sinh không đơn khả năng
không tuân thủ cao hơn mua kháng sinh có đơn [12]
- Nhận thức về sử dụng kháng sinh đã mua: nhận thức tốt hơn về sử dụng làm tăng tuân thủ [20]
- Nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh: nhận thức đúng về kháng sinh
và kháng kháng sinh làm tăng tuân thủ [20] [25] [23]
- Gặp khó khăn khi dùng kháng sinh: gặp khó khăn trong quá trình sử dụng kháng sinh làm giảm tuân thủ [10] [13] [25]
Yếu tố liên quan đến thuốc
- Số lần dùng kháng sinh trong ngày: số lần dùng trong ngày tăng làm giảm tuân thủ [19]
- Độ dài đợt điều trị kháng sinh: độ dài đợt điều trị kéo dài làm giảm tuân thủ [10] [13] [25]
- Nhóm kháng sinh: sử dụng nhóm kháng sinh beta- lactam làm giảm tuân thủ [23]
- Chi phí thuốc: chi phí cao hơn tăng tỷ lệ tuân thủ [10]
Yếu tố liên quan đến mối quan hệ giữa người bệnh và cán bộ y tế
- Hình thức hướng dẫn của dược sỹ: người bệnh được dược sỹ ghi lại hướng dẫn
sử dụng thuốc tuân thủ tốt hơn [25] [13]
- Giao tiếp giữa bác sỹ và người bệnh: bác sỹ giao tiếp tốt với người bệnh làm tăng tỷ lệ tuân thủ [13]
- Mức độ hài lòng của người bệnh với thông tin được tư vấn: người bệnh hài lòng với thông tin được tư vấn khả năng tuân thủ tốt hơn [10]
Trang 19- Giao tiếp với bác sỹ [13]
- Mức độ hài lòng với thông tin được tư vấn[10]
Yếu tố liên quan
người bệnh
Yếu tố liên quan đến
thuốc
Yếu tố liên quan đến quan
hệ của người bệnh với cán
bộ y tế
Trang 2012
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh/ người chăm sóc trẻ mua kháng sinh tại 4 nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2019 đến tháng
5/2019, trong đó thời gian thu thập số liệu cụ thể:
- Thu thập số liệu tại các nhà thuốc và phỏng vấn khách hàng qua điện thoại từ tháng 2/2019 đến tháng 4/2019
Địa điểm nghiên cứu tại 4 nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội:
- Nhà thuốc Ngọc H: OCT1A, khu đô thị Handi Resco, Phạm Văn Đồng
- Nhà thuốc N: Tầng 1 toàn nhà Hateco, Hoàng Mai
- Nhà thuốc Minh T: 61 Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng
- Nhà thuốc Minh C: 42 Quang Trung, Hoàn Kiếm
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu
thu thập
Mục tiêu 1: Khảo sát thực trạng tuân thủ sử dụng kháng sinh được mua tại một số nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội năm 2019
1.1 Tỷ lệ tuân thủ và mức độ tuân thủ sử dụng kháng sinh
1 Câu hỏi Morisky
1- quên dùng
Trong đợt điều trị, NB có quên dùng KS
Phân loại (Có / Không)
Trong đợt điều trị này, NB
có dùng KS sai thời điểm dùng
Phân loại (Có / Không)
Phân loại (Có / Không)
Phân loại (Có / Không)
Trang 21Trong đợt điều trị này, NB
có dùng kháng với liều cao hơn hướng dẫn
Phân loại (Có / Không)
1.2 Kết quả sau khi sử dụng thuốc
6 Triệu chứng sau
dùng thuốc
Triệu chứng của NB sau khi
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng kháng sinh của người bệnh mua thuốc tại một số nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội
2.1 Yếu tố liên quan đến khách hàng mua thuốc kháng sinh
10 Triệu chứng/
bệnh
Mua thuốc điều trị bệnh/
Phân loại (Độc thân / Đã lập gia đình)
PVTT
14 Trình độ học vấn Trình độ học vấn của KH Phân loại
15 Thu nhập Thu nhập trung bình một
16 Đối tượng dùng
kháng sinh KS mua cho ai sử dụng
Phân loại (Bản thân/ trẻ)
PVTT
18 Nhận thức về
liều dùng
KH có biết liều dùng KS đã mua
Phân loại (Có / Không)
Trang 2214
20 Nhận thức về độ
dài đợt điều trị
KH có biết về độ dài đợt điều trị KS đã mua
Phân loại (Có / Không)
2.2 Yếu tố liên quan đến thuốc được mua
21 Tổng số thuốc Tổng số thuốc mua để điều
trị bệnh/ triệu chứng Biến rời rạc
QS
22 Tổng số KS Tổng số KS mua điều trị
bệnh/ triệu chứng Biến rời rạc
23 Chi phí thuốc Tổng số tiền mua thuốc điều
trị bệnh/ triệu chứng Biến rời rạc
24 Chi phí KS Tổng số tiền mua KS điều trị
bệnh/ triệu chứng Biến rời rạc
QS + Hỏi NBT
26 Số lần dùng Số lần dùng KS trong ngày Biến rời rạc
QS + PVTT
27 Tổng số ngày
điều trị KS
Tổng số ngày điều trị KS đã
2.3 Yếu tố liên quan đến mối quan hệ của khách hàng và cán bộ y tế
28 Tư vấn độ dài
đợt điều trị
NBT có tư vấn độ dài đợt điều trị KS
Phân loại (Có / Không)
30 Hướng dẫn liều
dùng
NBT có hướng dẫn liều dùng
Phân loại (Có / Không)
QS
31 Hướng dẫn thời
điểm dùng
NBT có hướng dẫn thời điểm dùng
Phân loại (Có / Không)
29 Hình thức hướng
dẫn
Hình thức NBT hướng dẫn
30 Mức độ hài lòng Mức độ hài lòng của KH với
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: quan sát, thuần tập (observational cohort)
Trang 2315
Hình 2.3 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được tóm tắt trong hình 2.4
Hình 2.4 Nội dung nghiên cứu 2.2.3 Mẫu nghiên cứu
2.2.3.1 Lựa chọn mẫu nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Khách hàng từ 18 tuổi trở lên, mua kháng sinh cho bản thân hoặc cho trẻ em dưới 12 tuổi [24] Kháng sinh được bán là kháng sinh đường uống, có khoảng thời gian điều trị dưới 10 ngày
- Khách hàng đồng ý tham gia phỏng vấn theo phiếu khảo sát tại nhà thuốc và đồng ý trao đổi qua điện thoại sau khi kết thúc đợt điều trị kháng sinh
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Khách hàng mua kháng sinh tiếp tục cho đợt kháng sinh đang điều trị
- Khách hàng mua thuốc cho trẻ em 12 tuổi nhưng không tham gia vào quá trình dùng thuốc của trẻ
Chọn mẫu thuận tiện, thu nhận các khách hàng thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ vào nghiên cứu Với mục đích quan sát tỷ lệ tuân thủ sử dụng kháng sinh được mua có đơn thuốc của bác sĩ và kháng sinh được mua không có đơn, cỡ mẫu
Tuân thủ sử kháng sinh Thực trạng tuân thủ
Tỷ lệ và mức độ
tuân thủ Kết quả sau sử dụng thuốc
Yếu tố liên quan Khách hàng Thuốc Mối quan hệ của khách
hàng với cán bộ y tế
Trang 2416
chỉ tiêu là 40 khách hàng mua kháng sinh không đơn, 40 khách hàng mua kháng sinh
có đơn Ước tính khả năng mất mẫu do không liên lạc được với khách hàng qua điện thoại, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn tại nhà thuốc số lượng dư 10%, cụ thể cỡ mẫu theo chỉ tiêu 45 khách hàng mua kháng sinh không đơn, 45 khách hàng mua kháng sinh có đơn được phỏng vấn tại nhà thuốc
Hình 2.5 Sơ đồ tiến hành nghiên cứu
2.2.3.2 Cỡ mẫu
Cỡ mẫu chỉ tiêu: 40 khách hàng mua kháng sinh không đơn, 40 khách hàng mua kháng sinh có đơn
Cỡ mẫu thực tế đưa vào phân tích: 41 khách hàng mua kháng sinh không đơn,
40 khách hàng mua kháng sinh có đơn
Trang 2517
2.2.3.3 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Điều tra viên đã tiếp cận phỏng vấn 61 khách hàng mua kháng sinh không đơn, 54 khách hàng mua kháng sinh có đơn Có tổng số 35 trường hợp từ chối tham gia nghiên cứu với lý do không có thời gian, không quan tâm đến nghiên cứu, không muốn cung cấp thông tin cá nhân Phỏng vấn trực tiếp tại nhà thuốc 45 khách hàng mua kháng sinh không đơn 45 khách hàng mua kháng sinh có đơn Nghiên cứu thực hiện liên lạc phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại với tổng số 41 khách hàng mua kháng sinh không đơn và 40 khách hàng mua kháng sinh có đơn
Mẫu nghiên cứu thực tế gồm 41 khách hàng mua kháng sinh không đơn, 40 khách hàng mua kháng sinh có đơn Nhóm khách hàng mua kháng sinh không đơn tất
cả đều là kháng sinh điều trị, nhóm khách hàng mua kháng sinh có đơn, 28 trường hợp
là kháng sinh điều trị, 12 trường hợp là kháng sinh điều trị dự phòng sau can thiệp về thẩm mỹ, răng miệng và phụ khoa
Khách hàng tham gia phỏng vấn tại nhà thuốc được hỏi: “Ông/bà có biết trong thuốc vừa mua có kháng sinh không?” Nếu khách hàng có biết thì yêu cầu
khách hàng chỉ ra thuốc kháng sinh trong số các thuốc đã mua, nếu khách hàng không biết thì chỉ ra cho khách hàng thuốc kháng sinh trong số thuốc đã mua để chắc chắn khách hàng xác định đúng thuốc kháng sinh Nhóm khách hàng mua kháng sinh có đơn, có 38 khách hàng (95,0%) được hỏi biết trong thuốc vừa mua có kháng sinh nhiều hơn nhóm khách hàng mua kháng sinh không đơn 28 (68,3%) Các đặc điểm của khách hàng được trình bày trong bảng 2.2
Bảng 2.2 Đặc điểm khách hàng trong mẫu nghiên cứu
Trang 262.2.4 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp quan sát trực tiếp kết hợp phỏng vấn trực tiếp để hoàn thành Phiếu số 1 (Phụ lục 1) và phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại để hoàn thành Phiếu số 2 (Phụ lục 2)
2.2.4.1 Phương pháp quan sát trực tiếp
Các số liệu được thu thập qua Phiếu số 1 (Phụ lục 1 – mục I, II) để lấy được thông tin về tình huống bán kháng sinh và các thuốc vừa mua
Cách thức tiến hành: Điều tra viên liên hệ với nhà thuốc giới thiệu về mục đích và nội dung thu thập số liệu của đề tài và xin phép được tiến hành nghiên cứu tại nhà thuốc Sau khi được sự đồng ý của nhà thuốc, điều tra viên đến nhà thuốc xin được quan sát trực tiếp quá trình bán kháng sinh tại nhà thuốc, đối với khách hàng mua kháng sinh có đơn xin phép được chụp ảnh đơn thuốc (sử dụng smartphone) Với biến
số “Chi phí kháng sinh” trong trường hợp không quan sát được có thể hỏi người bán thuốc
Trang 2719
2.2.4.2 Phỏng vấn trực tiếp
Các số liệu thu thập qua Phiếu số 1 (Phụ lục 1- mục III) để lấy được thông tin
về tình huống bán kháng sinh, các thuốc vừa mua, nhận thức của khách hàng về sử dụng kháng sinh đã mua, đặc điểm của khách hàng
Cách tiến hành: Sau khi kết thúc quá trình bán thuốc, nghiên cứu viên xin phép phỏng vấn khách hàng theo Phiếu số 1 (Phụ lục 1 – mục III) và xin phép gọi điện thoại cho khách hàng sau khi người bệnh kết thúc đợt điều trị kháng sinh, tặng quà khách hàng sau khi kết thúc phỏng vấn
2.2.4.3 Phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại
Các số liệu thu thập qua Phiếu số 2 (Phụ lục 2) để lấy được thông tin về quá trình sử dụng kháng sinh của khách hàng, kết quả điều trị và xử trí Gọi điện phỏng vấn khách hàng sau khi kết thúc đợt điều trị kháng sinh một ngày
Xác định ngày phỏng vấn qua điện thoại: Ngày phỏng vấn tại nhà thuốc được coi là ngày bắt đầu đợt điều trị, dựa vào độ dài đợt điều trị kháng sinh đã mua xác định được ngày kết thúc đợt điều trị, ngày phỏng vấn qua điện thoại ngay sau ngày kết thúc đợt điều trị Sau khi phỏng vấn khách hàng tại nhà thuốc, Phiếu số 1 sẽ được đánh số,
dữ liệu về mã phiếu, ngày bắt đầu đợt điều trị, ngày kết thúc đợt điều trị, ngày phỏng vấn qua điện thoại được nhập vào file excel để tiện theo dõi và tiến hành liên lạc với khách hàng
Hình 2.6 Xác định ngày phỏng vấn qua điện thoại
Cách tiến hành: Một ngày sau khi kết thúc đợt điều trị kháng sinh của người bệnh, điều tra viên gọi điện thoại cho khách trao đổi thông tin về lần dùng thuốc theo Phiếu số 2 (Phụ lục 2) Cuộc gọi được ghi âm, sau đó điều tra viên có thể gỡ băng để
Trang 28- % Người bệnh không tuân thử sử dụng kháng sinh trong trường hợp ngừng
dùng khi tình trạng cải thiện
- % Người bệnh không tuân thử sử dụng kháng sinh trong trường hợp ngừng
dùng khi tình trạng nặng hơn
- % Người bệnh không tuân thử sử dụng kháng sinh trong trường hợp ngừng
dùng khi tình trạng nặng hơn
- % Người bệnh không tuân thử sử dụng kháng sinh trong trường hợp ngừng
dùng kháng sinh với liều cao hơn hướng dẫn
Trang 2921
- % Người bệnh không tuân thủ theo tổng điểm thang Morisky
Kết quả sau sử dụng thuốc
- % Người bệnh hết triệu chứng, triệu chứng cải thiện, triệu chứng không thay đổi, triệu chứng xấu hơn sau khi dùng thuốc
- % Người bệnh không làm gì thêm, đến nhà thuốc cũ lấy thuốc, đến nhà thuốc khác lấy thuốc, đến khám bác sỹ khi dùng thuốc mà không hết triệu chứng
- % Khách hàng bỏ đi, giữ lại kháng sinh còn dư
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng kháng sinh của người bệnh mua thuốc tại một số nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội
Yếu tố liên quan đến khách hàng
- % Khách hàng tuân thủ và không tuân thủ sử dụng kháng sinh phân loại theo đặc điểm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thu nhập, đối tượng dùng thuốc
- % Khách hàng tuân thủ và không tuân thủ sử dụng kháng sinh phân loại theo nhận thức khách hàng về sử dụng kháng sinh đã mua
Yếu tố liên quan đến thuốc
- % Người bệnh tuân thủ sử dụng kháng sinh phân loại theo tổng số thuốc đã mua, chi phí thuốc
- % Người bệnh tuân thủ và không tuân thủ sử dụng kháng sinh phân loại theo đặc điểm về số thuốc kháng sinh, nhóm kháng sinh, chi phí kháng sinh, số lần dùng kháng sinh trong ngày, độ dài đợt điều trị, mục đích sử dụng kháng sinh
Yếu tố liên quan đến mối quan hệ của khách hàng với cán bộ y tế
- % Khách hàng tuân thủ và không tuân thủ sử dụng kháng sinh phân loại việc người bán thuốc hướng dẫn đầy đủ nội dung, hình thức hướng dẫn của người bán thuốc
- % Khách hàng tuân thủ và không tuân thủ sử dụng kháng sinh phân loại theo mức độ hài lòng với cán bộ y tế
2.2.5.3 Đánh giá tuân thủ sử dụng kháng sinh
Tuân thủ sử dụng kháng sinh của người bệnh được đánh giá theo thang Morisky cập nhật đã được sử dụng trong nghiên cứu của tác giả Milene Fernandes bao gồm 5 câu hỏi [10] Bộ câu hỏi được thêm một câu hỏi so với so với thang Morisky - 4
Trang 30- Người bệnh 0 điểm: tuân thủ
- Người bệnh ≥ 1 điểm: không tuân thủ
Điểm tuân thủ sử dụng kháng sinh đánh giá mức độ không tuân thủ, điểm càng cao thì mức độ không tuân thủ sử dụng kháng sinh càng cao [22]
Bảng 2.3 Thang đánh giá tuân thủ sử dụng kháng sinh Morisky
1 Trong đợt dùng thuốc này, ông/bà có từng quên dùng thuốc
kháng sinh không?
2 Trong đợt dùng thuốc này, ông/bà có từng dùng thuốc kháng
sinh ngoài thời điểm dùng được kê hoặc hướng dẫn không?
3 Trong đợt dùng thuốc này, ông/bà có ngừng thuốc kháng
sinh khi cảm thấy tình trạng bệnh cải thiện hơn không?
4 Trong đợt dùng thuốc này, ông/bà có ngừng thuốc kháng
sinh khi cảm thấy tình trạng bệnh nặng hơn không?
5 Trong đợt dùng thuốc này, ông/bà có dùng kháng sinh cao
hơn liều kháng sinh được kê hoặc hướng dẫn không?
2.2.5.4 Đánh giá kết quả điều trị
Với người bệnh dùng kháng sinh điều tri, kết quả điều trị sẽ được đánh giá qua
câu trả lời của bệnh nhân với câu hỏi: “Sau khi dùng thuốc thì triệu chứng của ông/bà
như thế nào?” Câu trả lời của khách hàng sẽ được phân thành 4 trường hợp hết hoàn
toàn triệu chứng, triệu chứng cải thiện, triệu chứng không thay đổi, triệu chứng xấu hơn
2.2.5.5 Đánh giá nhận thức của khách hàng về sử dụng kháng sinh đã mua
Đánh giá nhận thức của khách hàng về sử dụng thuốc kháng sinh đã mua thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng sau khi mua thuốc (Phụ lục 1) Khách hàng được hỏi về 3 nội dung liều dùng, thời điểm dùng, độ dài đợt điều trị kháng sinh vừa mua, mỗi nội dung trả lời đúng được tính 1 điểm Liều dùng, thời điểm dùng được đánh giá dựa trên hướng dẫn của cán bộ y tế
Trang 3123
2.2.5.6 Đánh giá hướng dẫn sử dụng kháng sinh của người bán thuốc
Nội dung hướng dẫn sử dụng kháng sinh đầy đủ khi hướng dẫn cả 3 nội dung: liều dùng, thời điểm dùng và độ dài đợt điều trị Nội dung hướng dẫn sử dụng kháng sinh không đầy đủ khi thiếu bất cứ nội dung nào trong 3 nội dung trên
Hình thức hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán thuốc chia thành hai hình thức người bán thuốc có viết lai hướng dẫn cho khách hàng và người bán thuốc không viết lai hướng dẫn cho khách hàng