1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam: Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Tác giả Nguyễn Việt Trinh
Người hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Việt Dũng
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,15 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG VÀ (15)
    • 1.1 Giới thiệu chung về hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech (15)
      • 1.1.1 Khái niệm, các hoạt động và quá trình phát triển ngân hàng (15)
        • 1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng (15)
        • 1.1.1.2 Các hoạt động ngân hàng cung cấp (16)
        • 1.1.1.3 Quá trình phát triển của ngân hàng (16)
      • 1.1.2 Khái niệm, hoạt động và quá trình phát triển của doanh nghiệp fintech 6 (17)
        • 1.1.2.1 Khái niệm của doanh nghiệp fintech (17)
        • 1.1.2.2 Các hoạt động của doanh nghiệp fintech (18)
        • 1.1.2.3 Quá trình phát triển của doanh nghiệp fintech (19)
      • 1.1.3 Hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech (21)
        • 1.1.3.1 Khái niệm hợp tác (21)
        • 1.1.3.2 Vì sao có sự hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech? (21)
        • 1.1.3.3 Các mô hình hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech (25)
    • 1.2 Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp (27)
      • 1.2.1 Những vấn đề cơ bản trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech 16 (27)
        • 1.2.1.1 Quan điểm của Nhà nước trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech 16 (27)
        • 1.2.1.2 Tư duy quản lý và kinh doanh dịch vụ ngân hàng (29)
        • 1.2.1.3 Những thế mạnh nhất định của ngân hàng (30)
        • 1.2.2.1 Cơ hội trong hợp tác đối với ngân hàng (33)
        • 1.2.2.2 Cơ hội trong sự hợp tác đối với doanh nghiệp fintech (34)
      • 1.2.3 Thách 3 thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech 24 (0)
        • 1.2.3.1 Thách thức trong hợp tác đối với ngân hàng (35)
        • 1.2.3.2 Thách thức đối với doanh nghiệp fintech (39)
    • 1.3 Hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam (40)
      • 1.3.2 Kinh nghiệm trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech (42)
  • CHƯƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VÀ NGÂN HÀNG SỐ TIMO (44)
    • 2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và ngân hàng số (44)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của ngân hàng (44)
        • 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 33 (44)
        • 2.1.1.2 Các sản phẩm, dịch vụ VPBank cung cấp (46)
      • 2.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của ngân hàng số (46)
    • Timo 35 (0)
      • 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển (46)
      • 2.1.2.2 Các hoạt động của Timo (47)
      • 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh (47)
        • 2.1.3.1 Kết quả kinh doanh ngân hàng VPBank (47)
        • 2.1.3.2 Kết quả kinh doanh từ dịch vụ ngân hàng công nghệ số (49)
      • 2.2 Hợp tác giữa ngân hàng VPBank và ngân hàng số Timo (49)
        • 2.2.1 Vì sao ngân hàng số Timo ra đời? (49)
          • 2.2.1.1 Chiến lược số hóa hoạt động ngân hàng của VPBank (49)
          • 2.2.1.2 Tăng tập khách hàng mới (50)
      • 2.3 Cơ hội trong hợp tác giữa VPBank và Timo (57)
        • 2.3.1. Cơ hội trong hợp tác (57)
          • 2.3.1.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam (57)
          • 2.3.1.2 Internet và điện thoại di động phát triển tại Việt Nam (58)
          • 2.3.1.3 Sự thay đổi trong hành vi khách hàng (60)
          • 2.3.1.4 Cơ hội đi trước đối thủ cạnh tranh (60)
          • 2.3.1.5 Chủ trương và đề án thanh toán không dùng tiền mặt (61)
        • 2.3.2 Cơ hội trong hợp tác đối với VPBank (62)
          • 2.3.2.1 Cơ hội kinh doanh “Ngân hàng số” (62)
          • 2.3.2.2 Cơ hội giảm chi phí giao dịch và chi phí quản lý (66)
          • 2.3.2.3 Cơ hội học hỏi trong chuỗi giá trị kinh doanh Timo (66)
        • 2.3.3 Cơ hội trong hợp tác với VPBank của Timo (66)
          • 2.3.3.1 Cơ hội về uy tín (66)
          • 2.3.3.2 Cơ hội về vốn (66)
          • 2.3.3.3 Học hỏi trong chuỗi giá trị kinh doanh Timo (67)
      • 2.4 Thách thức trong hợp tác giữa VPBank và Timo (67)
        • 2.4.1 Thách thức trong hợp tác (67)
          • 2.4.1.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam (67)
          • 2.4.1.2 Thị trường cung cấp dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam (68)
          • 2.4.1.3 Thách thức từ Khách hàng (71)
          • 2.4.1.4 Chi phí đầu tư công nghệ (71)
          • 2.4.1.5 Thách thức về vấn đề pháp lý (72)
          • 2.4.1.6 Thách thức từ sự khác biệt về mô hình kinh doanh (72)
        • 2.4.2 Thách thức trong hợp tác với Timo của VPBank (72)
          • 2.4.2.1 An ninh công nghệ thông tin (73)
          • 2.4.2.2 Thách thức trong quá trình vận hành Timo (74)
          • 2.4.2.3 Thách thức trong chiến lược kinh doanh Timo (74)
          • 2.4.2.4 Thách thức chia sẻ thông tin KH (75)
        • 2.4.3 Thách thức trong hợp tác với VPBank của Timo (75)
          • 2.4.3.3. Quy định pháp lý không rõ ràng (76)
  • CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VÀ NGÂN HÀNG SỐ TIMO (77)
    • 3.1 Định hướng trong hợp tác với các doanh nghiệp Fintech của VPBank (77)
      • 3.1.1 Mục tiêu số hóa các hoạt động ngân hàng (77)
      • 3.1.2 Tạo hệ sinh thái ngân hàng – doanh nghiệp fintech trong đó VPBank là trọng tâm 68 (79)
    • 3.2 Giải pháp tăng cường hợp tác giữa VPBank và Timo (80)
    • 3.3 Kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp (85)
      • 3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (89)
      • 3.3.2 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước (91)
        • 3.3.2.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách (91)
        • 3.3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực (93)
        • 3.3.2.3 Tăng cường hợp tác và gia tăng đầu tư (94)
        • 3.3.2.4 Thu hút khách hàng (95)
  • KẾT LUẬN (96)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (97)

Nội dung

Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam:Trường hợp của Timo với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG VÀ

Giới thiệu chung về hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech

1.1.1 Khái niệm, các hoạt động và quá trình phát triển ngân hàng

1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng

Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng Cho đến ngay, các học giả vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc thống nhất khái niệm ngân hàng Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (Luật số: 47/2010/QH12) có đưa ra khái niệm ngân hàng theo mục 2 điều 4 như sau:“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” Hoạt động ngân hàng được quy định tại mục 12 điều 4 Luật này như sau: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.

Thông qua các hoạt động của mình, ngân hàng thực hiện 3 chức năng chủ yếu: Thứ nhất, chức năng trung gian tín dụng; thứ hai, chức năng trung gian thanh toán và thứ ba, chức năng tạo tiền.

Trong các phần tiếp theo, tôi sẽ tập trung nghiên cứu về ngân hàng thương mại vì đây là loại hình ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống các ngân hàng Hơn nữa, các ngân hàng thương mại hiện nay hầu như có thể tiến hành tất cả các dịch vụ ngân hàng, ngược lại, các loại hình ngân hàng khác cũng mang nhiều tính chất như là ngân hàng thương mại Ranh giới giữa các loại hình ngân hàng là rất mỏng manh Do vậy, những nguyên lý của ngân hàng thương mại hoàn toàn có thể áp dụng cho các hình thức tổ chức ngân hàng khác.

1.1.1.2 Các hoạt động ngân hàng cung cấp

Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (Luật số: 47/2010/QH12), tại mục

13 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, định nghĩa hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tải khoản như sau: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.”

Tại mục 13, điều 4, quy định về hoạt động cấp tín dụng: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”

Tại mục 15, điều 4, quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản như sau: “Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

1.1.1.3 Quá trình phát triển của ngân hàng

Theo giáo trình Tài chính – Tiền tệ Ngân hàng của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, quá trình hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng và sự ra đời một ngân hàng hoàn chỉnh kéo dài hàng nghìn năm, bắt đầu từ hoạt động ngân hàng sơ khai vào khoảng 3.500 năm trước Công nguyên cùng với sự khởi đầu của các thiết chế tổ chức xã hội Có thể chia quá trình phát triển ngân hàng thành 4 giai đoạn chủ yếu sau:

Giai đoạn thứ nhất, thời kỳ sơ khai, từ 3.500 đến 1800 trước Công nguyên là giai đoạn phát triển của các ngân hàng sơ khai Nghiệp vụ ban đầu của nghề kinh doanh tiền tệ là nhận giữ tiền và các tài sản có giá trị khác được thực hiện bởi các nhà kim hoàn, các lãnh chúa và các nhà thời.

Giai đoạn hai, thời kỳ từ thế kỷ thứ V đến XVII, đây là giai đoạn hoàn thiện các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Cho đến thế kỷ thứ XVII các nghiệp vụ của một ngân hàng kinh doanh đã dần hoàn thiện, bao gồm: nhận tiền gửi, cho vay; phát hành tiền giấy có khả năng đổi ra vàng; chiết khấu thương phiếu; chuyển tiền, thanh toán, bù trừ và bảo lãnh.

Giai đoạn thứ ba, từ thế kỳ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, các ngân hàng thực sự được công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Hệ thống ngân hàng chia thành hai nhóm Nhóm thứ nhất là các ngân hàng được phép phát hành tiền giấy Nhóm thứ hai là những ngân hàng còn lại không được phép phát hành tiền mà chỉ làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán trong niền kinh tế.

Giai đoạn thứ tư, từ đầu thế kỷ XX đến nay, cùng với sự hoàn thiện về chức năng của các ngân hàng trung ương, các ngân hàng trung gian cũng phát triển đa dạng về nghiệp vụ kinh doanh.

Hoạt động của các ngân hàng không chỉ giới hạn ở các dịch vụ truyền thống như: thực hiện trao đổi tiền tệ; chiết khấu thương phiếu và cho vay; nhận tiền gửi; bảo quản vật có giá trị; tài trợ các hoạt động của Chính phủ; cung cấp các tài khoản giao dịch; cung cấp dịch vụ ủy thác Mà ngày nay đã xuất hiện hững dịch vụ ngân hàng mới như sau: cho vay tiêu dùng; tư vấn tài chính; quản lý tiền mặt; dịch vụ cho thuê thiết bị; cho vay tài trợ dự án; bán các dịch vụ bảo hiểm; cung cấp các kế hoạch hưu trí; cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp…

1.1.2 Khái niệm, hoạt động và quá trình phát triển của doanh nghiệp fintech 1.1.2.1 Khái niệm của doanh nghiệp fintech

Fintech là viết tắt của từ tiếng Anh “financial technology” Hiểu một cách đơn giản, fintech là thuật ngữ để chỉ ngành cung cấp các dịch vụ tài chính trên các nền tảng công nghệ Nhìn từ góc độ hoạt động thực tiễn, từ fintech bao hàm các ứng dụng, sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được xây dựng dựa trên nền tảng internet và kỹ thuật số Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến thuật ngữ này, tuy nhiên nhìn chung các khái niệm đều nhìn nhận fintech trong mối quan hệ giữa dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin Theo phân loại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dịch vụ tài chính bao gồm: dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán.

Trên thế giới hiện nay, xu hướng công nghệ tài chính có 2 mục tiêu chính. Thứ nhất là thay thế kênh truyền thống bằng kênh điện tử trực tuyến, giảm chi phí, tăng độ tiện dụng, trải nghiệm của khách hàng Thứ hai là khai thác thị trường mới thông qua công nghệ, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng cá nhân.

Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp

1.2.1 Những vấn đề cơ bản trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech

1.2.1.1 Quan điểm của Nhà nước trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech

Tại một số quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Úc, Singapore, Đức, Hồng Kong, từ lâu đã rất chú trọng phát triển fintech nói chung và thúc đẩy hợp tác giữa ngân hàng và fintech nói riêng Các công ty fintech có tối đa lợi thế về công nghệ, cung cấp dịch vụ tài chính nhanh, thuận tiện hơn, chi phí cũng thấp hơn Điều này, đặt ra những thách thức không nhỏ đối với dịch vụ tài chính truyền thống, cả về mô hình kinh doanh và mô hình quản trị, về thị phần/doanh thu và khách hàng cũng như kênh phân phối và sản phẩm dịch vụ mới Nhìn chung, fintech và ngân hàng đều có những ưu điểm riêng biệt mang tính cộng sinh, tương hỗ: fintech có thế mạnh nổi trội về công nghệ hiện đại và làm tốt hơn ngân hàng trong việc thiết kế sản phẩm ưu việt nhờ nắm bắt các giá trị cốt lõi của khách hàng từ khai thác dữ liệu lớn; trong khi đó ngân hàng có lợi thế cạnh tranh nhất định về uy tín, tiềm lực tài chính, số lượng khách hàng đông đảo và năng lực/hệ thống quản trị rủi ro Do đó, nhìn chung, Chính phủ các nước đều cố gắng thiết lập những điều kiện thuận lợi để ngân hàng và fintech hợp tác phát triển.

Tại Việt Nam cũng không nằm ngoài quan điểm đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 382 thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc về lĩnh vực Fintech của NHNN nhằm xây dựng cơ chế quản lý, hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech của Việt Nam ra đời và phát triển… Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” nhằm: (i) Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và (ii) Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Để triển khai Đề án này, Thủ tướng Chính phủ giao “Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” Để triển khai thực hiện Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều có những cách tiếp cận khác nhau trong việc hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Fintech, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo (Steering Committee) và Tổ giúp việc (Working Group) về lĩnh vực Fintech của Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/2017) Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu đề xuất tới Thống đốc các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái (trong đó, khuôn khổ pháp lý là một ưu tiên hàng đầu), tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam phát triển; đồng thời, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển lĩnh vực Fintech tại Việt Nam phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ Về phía NHNN, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết, NHNN đã chủ động tiếp cận các vấn đề liên quan đến Fintech trong lĩnh vực ngân hàng thông qua việc thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực Fintech với nhiệm vụ nghiên cứu và xử lý những vấn đề liên quan đến khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam, bảo đảm sự phát triển lành mạnh, hài hòa của hệ thông ngân hàng, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech, phù hợp với chủ trương và định hướng của Chính phủ.

Bên cạnh những động thái tích cực của Nhà nước thì Lãnh đạo NHNN phân tích các công ty Fintech mặc dù có ưu thế về công nghệ, mô hình kinh doanh sáng tạo nhưng lại ít kinh nghiệm trong hoạt động tài chính-ngân hàng Hệ thống kiểm soát, tuân thủ nội bộ chưa đầy đủ Mạng lưới tiếp cận khách hàng còn nhiều hạn chế… Trong khi, các ngân hàng truyền thống lại có thể mạnh về mạng lưới khách hàng, nguồn nhân lực, bộ máy kiểm soát tuân thủ pháp lý chắc chắn hơn Chính vì vậy, ngân hàng và fintech nên thay đổi tư duy, không nên coi nhau là đối thủ cạnh tranh mà cần hướng tới sự hợp tác cùng có lợi, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho thị trường dịch vụ ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

1.2.1.2 Tư duy quản lý và kinh doanh dịch vụ ngân hàng

Làn sóng fintech đã thay đổi hoàn toàn cách ngân hàng kinh doanh dịch vụ ngân hàng với việc từ bỏ mô hình kết nối truyền thống doanh nghiệp - ngân hàng, tạo nhiều lựa chọn cho hoạt động huy động quỹ, thanh toán, mua bán với chi phí ít tốn kém nhất fintech len lỏi đến lĩnh vực tài trợ tiền, cho vay, thanh toán, quản lý tài sản và đầu tư, thu thập dữ liệu, đánh giá và xếp hạng tín dụng, cho vay, tiền điện tử, quản lý vốn lưu động… Đặc tính chung trong hoạt động của fintech là xây dựng và triển khai công nghệ giúp thị trường tài chính và các hệ thống trên đó hoạt động hiệu quả hơn, ví dụ gây quỹ nhờ fintech giúp kết nối các mạnh thường quân chưa bao giờ gặp mặt hay chỉ thông qua một cú click chuột - không cần thông qua các nhà đầu tư - có thể thấy dòng tiền chảy đến rất nhanh Fintech không chỉ đơn thuần dừng ở việc kiểm tra tài khoản trực tuyến hay thiết lập danh mục đầu tư qua mạng mà còn giúp xử lý các hoạt động tài chính mau lẹ và thuận tiện Nhờ đó, doanh nghiệp fintech có thể thu về các khoản tiết kiệm lớn nhờ hoạt động linh hoạt hơn ngân hàng Với các doanh nghiệp khởi nghiệp và giới trẻ, fintech ảnh hưởng tích cực thông qua việc gia tăng cạnh tranh, giảm chi phí cho khách hàng Fintech cung cấp dịch vụ tài chính cho những người có nhu cầu nhưng chưa được ngân hàng truyền thống hỗ trợ.

Như vậy, fintech với ý nghĩa là việc tận dụng sáng tạo công nghệ trong thiết kế và cung cấp dịch vụ tài chính nhằm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn với chi phí rẻ hơn, nó đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với hệ thống ngân hàng trên một số mặt: Thứ nhất, thách thức trong việc thay đổi mô hình kinh doanh, mô hình quản trị: Các ngân hàng phải xem xét lại cách thức hoạt động kinh doanh của mình, có những điều chỉnh để phù hợp với xu hướng quản trị thông minh, mô hình ngân hàng di động, ngân hàng không giấy, ngân hàng số Thứ hai, thách thức trong việc phát triển các kênh phân phối mới, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang tính tích hợp cao vốn là lợi thế của các doanh nghiệp fintech Thứ ba, thách thức trong xu hướng giảm dần vai trò của các chi nhánh, sa thải lao động Các chi nhánh không còn đóng vai trò quan trọng và cũng sẽ không phải là kênh phân phối mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong tương lai. Ở góc độ lợi ích, sự nở rộ các doanh nghiệp fintech đang đặt ra thách thức cho cả fintech và ngân hàng Mâu thuẫn lợi ích là hiển nhiên trong sự cạnh tranh khốc liệt Ở khía cạnh an toàn tài chính, thị trường sẽ có thêm rủi ro và rất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nếu không có những quy định phù hợp theo kịp xu hướng phát triển Vấn đề luật lệ, sự tuân thủ quy định, các thông lệ và chuẩn mực là điều kiện đủ để đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa Fintech và ngân hàng.

1.2.1.3 Những thế mạnh nhất định của ngân hàng

Liệu các ngân hàng quá lớn để đổi mới và thay đổi? Ngân hàng truyền thống có những thế mạnh riêng như quy mô vốn, khách hàng truyền thống và tiềm năng, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tài chính và cung cấp dịch vụ tiêu dùng tài chính, vay vốn và thẩm định khoản vay, chuyển tiền… Ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng lớn - đã và đang trong xu hướng áp dụng công nghệ số trong thanh toán, giao dịch với khách hàng theo hướng ngân hàng thông minh Cụ thể hơn, báo cáo về xu hướng hợp tác giữa ngân hàng và fintech trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Ngân hàng Quân đội có nêu ra những điểm mạnh sau:

Về uy tín: Ngân hàng có sự bảo đảm vững chắc về uy tín với tiềm lực lớn về tài chính,mạng lưới và hệ thống, có khả năng kiểm soát rủi ro và đảm bảo an toàn cho các giao dịch của khách hàng.

Về vốn: Ngân hàng có nguồn vốn lớn, có thể đầu tư mạnh vào hệ thống công nghệ phục vụ cho các dự án mới, sản phẩm dịch vụ mới.

Về kinh nghiệm: Ngân hàng là chủ thể lâu năm trong lĩnh vực tài chính, một cách rõ ràng Ngân hàng chính là chuyên gia về tài chính và quản lý tài chính.

Về nghiệp vụ: Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp và có hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Do vậy, khi fintech triển khai các dịch vụ và hoạt động của ngân hàng, bên cạnh những lợi thế về công nghệ, doanh nghiệp fintech không thể tránh khỏi thách thức và bị ảnh hưởng ngược lại từ ngân hàng.

1.2.1.4 Quản lý rủi ro trong hợp tác

Thứ nhất, rủi ro hoạt động: Về bảo mật, an toàn và an ninh: Đặc điểm của các giao dịch ngân hàng kỹ thuật số thường qua hệ thống mạng, do đó khách hàng luôn có tâm lý phải đối mặt với những rủi ro như hacker, virus máy tính… Việc thực hiện các giao dịch qua mạng đem đến cho khách hàng sự thuận tiện và nhanh chóng, tuy nhiên, các giao dịch lại phụ thuộc vào công nghệ Bảo mật, an ninh là một trong những vấn đề lớn nhất của ngân hàng kỹ thuật số Cho dù sử dụng hình thức bảo mật nào thì vẫn có khả năng bị đánh cắp thông tin cá nhân bởi máy tính truy cập có thể bị cài những mã độc hại Vấn đề này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng vì bọn tội phạm luôn sử dụng nhiều chiêu thức mới nhằm lấy cắp thông tin khách hàng Tại các máy ATM, những tên trộm vẫn có thể xâm nhập vào hệ thống máy vì vậy mã PIN (mã nhận dạng cá nhân) và mã thẻ của khách hàng có thể bị lấy cắp sau khi sử dụng máy.

Sự cố mạng và vấn đề kỹ thuật: Hệ thống mạng vẫn có những sự cố làm gián đoạn giao dịch hoặc “chập chờn” trong giao dịch; mạng lưới ATM và sự kết nối thanh toán thẻ qua POS của hệ thống ngân hàng chưa có được sự thống nhất Một số vấn đề liên quan đến an toàn kỹ thuật vẫn khiến khách hàng không hài lòng như hiện tượng máy ATM bị rò điện, vấn đề bị ăn cắp thông tin sử dụng máy ATM. Dịch vụ viễn thông ngày càng xuất hiện thêm nhiều nhà cung cấp, nhưng chất lượng sử dụng chưa được bảo đảm Tình trạng mất sóng, nghẽn mạng do quá tải còn thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng của các dịch vụ Dù các rủi ro, tổn thất này mới được ghi nhận ở quy mô và phạm vi nhỏ lẻ nhưng đang phần nào khiến cho một số bộ phận khách hàng có tâm lý hoang mang, lo sợ khi sử dụng dịch vụ Do đó, việc sử dụng dịch vụ đúng cách, thực hiện đúng nguyên tắc về an toàn bảo mật, nắm rõ các chiêu trò lừa đảo của kẻ gian sẽ giúp phòng tránh hiệu quả các rủi ro để an tâm tận hưởng dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số.

Do sơ suất trong kỹ thuật của nhân viên: Những sơ suất trong kỹ thuật của nhân viên như sự nhầm lẫn khi truyền dữ liệu, hay một động tác nhấp chuột vô tình đều có thể làm cho toàn bộ dữ liệu đang giao dịch bị xóa bỏ hoặc những chương trình và tệp dữ liệu đang lưu trữ bị mất gây thiệt hại nặng nề.

Thứ hai, rủi ro gian lận: Sự gian lận: Gian lận là mối lo ngại chung khi sử dụng ngân hàng kỹ thuật số vì tính năng bảo mật, ví dụ như mật khẩu hoặc mã PIN có thể bị đánh cắp và sử dụng mà không thể xác định Mọi người có thể ăn cắp mã PIN và sử dụng nó trực tuyến không cần sự cho phép của chủ sở hữu Việc chuyển tiền cũng có thể xảy ra thông qua các trang web ngân hàng trực tuyến.

Ngày nay cùng với sự bùng nổ của internet, mobile, mạng xã hội… các dịch vụ ngân hàng hiện đại internet banking, mobile banking, SMS banking… bên cạnh những ưu điểm của ngân hàng kỹ thuật số mang lại cho khách hàng vẫn còn một số không ít khách hàng vẫn lo lắng và e ngại bởi do thiếu hiểu biết, sử dụng không đúng cách nên đã bị kẻ gian lợi dụng lừa đảo, gian lận thẻ tín dụng chiếm đoạt tiền.

Hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1 Tình hình hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech trên thế giới

Theo Báo cáo fintech toàn cầu năm 2017 của PricewaterhouseCoopers, 82% các định chế tài chính truyền thống mong muốn gia tăng sự hợp tác với các công ty fintech trong 3-5 năm tới Trên toàn thế giới, các công ty đầu tư mạo hiểm đã rót hơn 17 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp fintech trong năm 2016, tăng gấp 6 lần so với 2012 Năm ngoái, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành điểm đến nóng nhất cho làn sóng đầu tư vào fintech Tại một số nền kinh tế trên thế giới có hệ sinh thái fintech phát triển (như Singapore, Hồng Kông, Ấn Độ, Đức…), các công ty fintech đã và đang sáng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng mới qua các phương thức và kênh phân phối dịch vụ tài chính mới Thêm vào đó, các doanh nghiệp fintech cũng đang cung cấp các dịch vụ tài chính bổ sung cho nhóm khách hàng có yêu cầu đặc thù và nhóm khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đây là sự bổ trợ hữu hiệu cho cả ngân hàng và doanh nghiệp fintech để cung ứng các dịch vụ tài chính đa dạng đến các đối tượng khách hàng khác nhau Dưới đây là mô tả ngắn gọn việc hợp tác cạnh tranh giữa ngân hàng và công ty fintechech điển hình ở khu vực châu Á (Singapore) và châu Âu (Đức):

Singapore là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á được biết đến với hệ sinh thái phát triển hàng đầu trên thế giới (được đánh giá chỉ đứng sau Mỹ, Anh và Trung Quốc) Cuối năm 2017, Singapore có 423 fintech và 1.200 start-up công nghệ. Chính phủ Singapore đầu tư từ 1-1,5 triệu USD cho mỗi trung tâm đổi mới (Innovation Hub)” Trong đó, mô hình fintech hợp tác với ngân hàng có xu hướng thu hút được vốn đầu tư ngày càng nhiều hơn Tại quốc gia này, một số ngân hàng thương mại trong nước như Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS), OCBC, UOB hợp tác với các công ty fintech để lựa chọn các mô hình fintech phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng và cùng “bắt tay” phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo Thực tế ở các nước khu vực châu Á như Hongkong, Thailand, Indonesia, Malaysia, Ngân hàng Trung ương của các nước này đều có xu hướng có các chính sách, hành động hỗ trợ ngày một nhiều hơn cho sự đổi mới và phát triển fintech Singapore, với tư cách một trung tâm tài chính của châu Á, Chính phủ Singapore có những sáng kiến và nỗ lực mạnh mẽ để hỗ trợ cho sự phát triển và đổi mới fintech Từ tháng 8/2016, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã xây dựng phòng thí nghiệm sáng tạo Fintech (Fintech Innovation Lab) và ngay sau đó, tháng 12/2016, MAS đã ban hành Khung pháp lý thử nghiệm cho phép các tổ chức tài chính cũng như phi tài chính được trải nghiệm các giải pháp Fintech trong môi trường thực tiễn có kiểm soát.

Cộng hòa Liên bang Đức, sau Vương quốc Anh, Đức có hệ sinh thái fintech phát triển đứng thứ hai ở khu vực châu Âu Hiện có khoảng 433 công ty fintech đang hoạt động ở Đức, trong đó có 346 công ty được cấp phép, 87 công ty chưa đi vào hoạt động trước năm 2016, hoặc đã đóng cửa Năm 2015, khoảng 87% các tổ chức tài chính/ngân hàng được khảo sát hiện đã hợp tác với một công ty fintech, hoặc dự kiến tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty fintech trong tương lai.

Một số mô hình hợp tác thành công giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech: Standard Chartered đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo eXellerator tại Singapore Phòng thí nghiệm này được sử dụng như một trung tâm để thúc đẩy các ý tưởng đổi mới, sáng tạo, thông qua quy tắc “lấy con người làm trung tâm” Theo đó, ngân hàng đánh giá một vấn đề và xem xét các giải pháp có thể nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, sau đó mời các công ty start-up có tiềm năng trong lĩnh vực fintech tham gia thực hiện nhưng đánh giá nhanh về tính thực tiễn và khả thi của ý tưởng Trong số các công ty hiện đang hợp tác với eXellerator có Instabase, công ty có trụ sở tại San Francisco (Mỹ), chuyên cung cấp nền tảng phần mềm với bộ ứng dụng để tự động hoá các hoạt động dữ liệu phức tạp, qua đó giúp ngân hàng cải thiện quy trình và nâng cao trải nghiệm khách hàng Hay Bambu, một công ty của Singapore, chuyên cung cấp nền tảng tự động giúp ngân hàng xử lý các dữ liệu cũ, cũng như các dữ liệu hiện hữu để đưa ra các giải pháp đầu tư phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng Việc này giúp các giám đốc quan hệ khách hàng của những ngân hàng thuộc khối ngân hàng tư vấn và quản lý tài sản (Private Banking) tìm kiếm được những thông tin cần thiết ngay sau khi nhận được yêu cầu tư vấn đầu tư của khách hàng, qua đó cải thiện hiệu quả công việc và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

1.3.2 Kinh nghiệm trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech

Tại Úc để trở thành một trong những hệ sinh thái fintech phát triển năng động, cạnh tranh và phát triển bền vững trên thế giới như hiện tại, các nhà quản lý và hoạch định chính sách Úc đã chú trọng vào 5 trụ cột: (i) tài năng của người sáng lập và đội ngũ nhân viên; (ii) môi trường (người hướng dẫn, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, môi trường tương tác giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp); (iii) khách hàng (khả năng tiếp cận khách hàng, nhu cầu thị trường, đối tác phân phối, Chính phủ); (iv) vốn; và (v) khuôn khổ pháp lý/chính sách (môi trường chính sách hỗ trợ các công ty Fintech, chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp) Bí quyết thành công của hệ sinh thái Úc chính là khả năng tiếp cận và thu hút, đào tạo nhân tài và chuyên gia am hiểu công nghệ và tài chính, cùng với đó là sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp fintech Úc đã hình thành nên một không gian làm việc chung gắn kết, năng động, hướng tới mục tiêu chung xây dựng một hệ sinh thái Fintech tốt nhất trong khu vực và trên thế giới.

Tại Singapore, để tháo gỡ những rào cản với fintech, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã cho phép những dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính được hoạt động trong môi trường luật thông thoáng hơn với các ưu đãi dành riêng, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn từ các thể chế tài chính Chính phủ còn tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh, với môi trường đầu tư thông thoáng và thu hút. Ngoài ra, MAS cùng các bộ ngành liên quan hiện đã thành lập những trung tâm tài chính thí nghiệm nhằm ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao để cải thiện hiệu quả của ngành này Bên cạnh đó, quốc gia này dự kiến sẽ chi 168 triệu USD trong 5 năm tới nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính phối hợp với những startup để nâng cấp công nghệ kỹ thuật Singapore cũng đã quyết định thành lập trung tâm Fintech Office, chuyên hỗ trợ và phát triển các startup trong ngành tài chính.

Tại Hồng Kông, chìa khóa mang lại thành công cho việc phát triển hệ sinh thái Fintech ở Hông Kông chính là cơ chế hỗ trợ khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ; khả năng duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và khả năng đạt được sự cân bằng giữa việc phát triển thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, nhìn chung, để có được thành công trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech điều quan trọng nhất là cần có sự ủng hộ của Chính phủ,Nhà nước nhằm tạo các tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp fintech tham gia và cung ứng các dịch vụ tài chính đổi mới, cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng tài chính và thu hút, trọng dụng nhân tài, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VÀ NGÂN HÀNG SỐ TIMO

Tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và ngân hàng số

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng a Lịch sử hình thành và phát triển

Sau gần 25 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 219 điểm giao dịch với đội ngũ gần 24.000 cán bộ nhân viên Với những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đưa VPBank hiện trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam Điểm qua về quá hình phát triển của VPBank, các dấu mốc tiêu biểu:

Năm 1993, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 với tên ban đầu là ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND.

Từ năm 1994 đến năm 2011, VPBank tích cực mở rộng mạng lưới, phát triển sản phẩm Với chiến lược tập trung vào phân khúc bán lẻ, năm 2010, VPBank thành bộ phận Tín dụng tiêu dùng với thương hiệu FE Credit và ngày nay là công ty TNHH FE Credit Năm 2011, lần đầu tiên, lợi nhuận trước thuế vượt 1.000 tỷ đồng.

Năm 2012, xây dựng chiến lược phát triển VPBank giai đoạn 2012-2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn McKinsey & Company Lần đầu tiên tổng tài sản vợt

100 nghìn tỷ đồng Tiếp đó, tại các năm tiếp theo, VPBank tập trung xây dựng và triển khai các giao đoạn của chương trình chuyển đổi; xây dựng lộ trình tổng thể cho lĩnh vực quản trị rủi ro và công nghệ thông tin; thành lập và đẩy mạnh các mảng kinh doanh mới như Dịch vụ Tín dụng tiểu thương, Dịch vụ Công nghệ số…

Năm 2017 đã khép lại hành trình 5 năm (2012-2017) chuyển đổi củaVPBank với những dấu mốc rực rỡ Với chiến lược tập trung vào phân khúc bán lẻ trong những năm qua, tới nay tổng tài sản hợp nhất tính đến ngày 31/12/2017 của

VPBank đạt 277.750 tỷ đồng Với việc niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE và phát hành cổ phiếu riêng lẻ vào cuối quý III vừa qua, VPBank đã tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lần lượt lên mức 15.706 tỷ đồng và 29.693 tỷ đồng Bên cạnh đó, hoạt động huy động từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của VPBank đạt hơn 199.655 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 8.125 tỷ đồng Kết quả trên cũng đã đưa VPBank trở thành một trong bốn ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong cùng thời kỳ, chỉ sau Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. b Những dấu mốc số hóa ngân hàng tại VPBank

Năm 2006, VPBank ký hợp đồng mua phần mềm hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking – T24) của Thụy Sĩ Đây là nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại nhất tính tới ngày nay, giúp VPBank triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao phục vụ khách hàng.

Năm 2007, VPBank giới thiệu sản phẩm thẻ VPBank Platinum MasterCard, thẻ chip đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Năm 2009, đánh dấu một dấu mốc phát triển trong lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, VPBank cho ra mắt dịch vụ ngân hàng điện tử lần đầu tiên.

Năm 2013, triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng điện tử (E- banking).

Năm 2015, thành lập và đẩy mạnh mảng kinh doanh Dịch vụ Ngân hàng Công nghệ số Đồng thời, triển khai nhiều dự án nền tảng quan trọng.

Năm 2016, tiên phong triển khai chiến lược ngân hàng số toàn diện tại Việt Nam Với việc thành lập khối Dịch vụ Ngân hàng Công nghệ số vào đầu năm 2016, VPBank đang tiên phong triển khai chiến lược số hóa ngân hàng với ba gọng kìm:

Thứ nhất, số hóa hoạt động ngân hàng số hóa hoạt động truyền thống nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Thứ hai, hợp tác với các công ty fintech để mở rộng các dịch vụ ngân hàng số, xây dựng hệ sinh thái đa dạng.

Timo – Dịch vụ ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam.

Tính đến nay, VPBank có khoảng gần 300 ATM và 60 máy gửi tiền tự động.

2.1.1.2 Các sản phẩm, dịch vụ VPBank cung cấp

Với định hướng phát triển của ngân hàng bán lẻ, vì vậy, VPBank luôn tập trung nghiên cứu, xây dựng và giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, khác biệt, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, từ dịch vụ thẻ, tiền gửi tiết kiệm, vay vốn đến các dịch vụ khác như chuyển tiền trong nước, quốc tế, đổi tiền, giữ hộ vàng… Trong đó, các nghiệp vụ cơ bản như sau: Thứ nhất, nghiệp vụ huy động vốn Thứ hai , nghiệp vụ tín dụng Thứ ba, các hoạt động dịch vụ: dịch vụ thẻ, thanh toán hóa đơn, bảo hiểm, tư vấn tài chính…

2.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của ngân hàng số Timo 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Timo là sản phẩm được hình thành trên cơ sở hợp tác giữa VPBank và Công ty TNHH Global Online Financial Solutions (“GOFS”) và/hoặc các tổ chức khác do GOFS chỉ định (tùy từng thời điểm), trong đó các dịch vụ và/ hoặc hoạt động ngân hàng được ứng dụng công nghệ hiện đại và đơn giản hóa các quy trình, thủ tục so với dịch vụ và/ hoặc hoạt động của ngân hàng truyền thống Hiện tại, công ty TNHH Lifestype Project Management Việt Nam là đơn vị được GOFS chỉ định trong việc xây dựng, thực hiện và vận hành kênh ngân hàng kỹ thuật số Timo cùng VPBank.

Ra đời vào tháng 5/2016 các sản phẩm, dịch vụ được Timo cung cấp đến khách hàng là các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được triển khai thông qua thiết bị điện tử được kết nối Internet và một số dịch vụ không trực tuyến khác được cung cấp cho KH trong từng thời điểm.

Là một trong 3 gọng kìm trong chiến lược số hóa ngân hàng, Timo là kênhDịch vụ Ngân hàng số của VPBank và là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, cho phép khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng trên ứng dụng ngân hàng điện tử Timo sau khi đã được định danh, mở tài khoản thanh toán và phát hành thẻ ghi nợ theo đúng quy định.

Tính đến nay, Timo đã có được hơn 50.000 thành viên và lượt tải ứng dụng trên Android và iOS Con số này vẫn đang có xu hướng tăng theo thời gian Hiện dịch vụ ngân hàng Timo cung cấp hoàn toàn dành cho đối tượng KH cá nhân và hiện Timo đang có kế hoạch cung cấp tài khoản Timo dành cho KH doanh nghiệp.

2.1.2.2 Các hoạt động của Timo

Với mục tiêu nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ ngân hàng cho KH, Timo không có chi nhánh như ngân hàng truyền thống, mọi giao dịch có thể thực hiện trực tuyến Timo được phát triển trên nền tảng sử dụng đường truyền internet để hoạt động thông qua 2 kênh là ứng dụng Mobile Banking và Internet Banking Timo cung cấp cho người dùng hoàn toàn những hoạt động của một ngân hàng như nhưng thực hiện hoàn toàn trực tuyến: Thứ nhất, gửi tiết kiệm trực tuyến với lãi suất cạnh tranh Thứ hai, vay ngân hàng trực tuyến Thứ ba, thanh toán hóa đơn trực tuyến gồm hóa đơn sinh hoạt như tiền điện, tiền nước, Internet,… và hóa đơn mua sắm.

Thứ tư, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống trực tuyến Thứ năm, tham gia các sản phẩm tài chính Thứ sáu, quản lý số dư, tài chính, tiết kiệm linh hoạt ngay trên ứng dụng Timo mà không cần đến chi nhánh ngân hàng.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.3.1 Kết quả kinh doanh ngân hàng VPBank

Thứ nhất, cơ sở khách hàng của VPBank tính đến 31/12/2017.

Bảng 1: Số lượng khách hàng lũy kế (Đơn vị: nghìn khách hàng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank) Thứ hai, số lượng thẻ phát hành mới tính đến 31/12/2017.

Bảng 2: Số lượng thẻ (Đơn vị: nghìn thẻ)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Thẻ tín dụng mở mới 70 100 200

Tổng số thẻ hoạt động 350 630 1.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank)

Thứ ba, tổng dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2017.

Bảng 3: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Cho vay khách hàng cá nhân

Cho vay các thành phần kinh tế khác (*)

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank)

(*): bao gồm các khoản cho vay doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài,…

Thứ tư, nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2017.

Bảng 4: Nguồn vốn huy động theo loại hình khách hàng (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tiền gửi của khách hàng 130.271 76,5% 123.788 61,1% 133.551 56,4%

- Tiền gửi của KH cá nhân 77.290 59,3% 74.115 59,9% 77.464 58,0%

Tiền gửi và vay các TCTD khác

Phát hành giấy tờ có giá 21.860 12,8% 48.650 24,0% 66.105 27,9%

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank)

Bảng 5: Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ (Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.597.313 2.114.834 3.210.071 Chi phí hoạt động dịch vụ (712.646) (1.261.908) (1.748.527)

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank)

Hoạt động dịch vụ thanh toán của VPBank có sự tăng trưởng mạnh trong năm 2016, với tốc độ tăng thu nhập và lãi thuần từ dịch vụ thanh toán so với năm

2.1.3.2 Kết quả kinh doanh từ dịch vụ ngân hàng công nghệ số

Hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng công nghệ số của VPBank chia theo các kênh bán, bao gồm các kênh từ kênh bán dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank, kênh bán ngân hàng số Timo và kênh bán qua các đối tác là danh nghiệp fintech như Momo, Moca, Viettel…

Bảng 6: Một số chỉ tiêu về số lượng người dùng dịch vụ ngân hàng công nghệ số VPBank

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Số lượng KH hoạt động

2 Vay trực tuyến Hợp đồng 0 21.000 80.000

4 Tiết kiệm trực tuyến Tỷ VND 4.000 6.000 9.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank)

2.2 Hợp tác giữa ngân hàng VPBank và ngân hàng số Timo

2.2.1 Vì sao ngân hàng số Timo ra đời?

2.2.1.1 Chiến lược số hóa hoạt động ngân hàng của VPBank

Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ, VPBank xác định chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh của mình và xây dựng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm Do đó, số hóa ngân hàng là một chiến lược quan trọng của VPBank, thể hiện tầm nhìn của Ban lãnh đạo Ngân hàng đối với tương lai của ngành ngân hàng và sự thay đổi trong hành vi khách hàng Tháng 1/2016, VPBank đã thành lập một khối kinh doanh riêng, mang tên Khối Dịch vụ Ngân hàng Công nghệ số, tập trung triển khai các định hướng chủ yếu của chiến lược số hóa:

Thứ nhất, tiếp tục số hóa các dịch vụ của ngân hàng truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí vận hành và đẩy mạnh quá trình thu hút khách hàng;

Thứ hai, hợp tác với các công ty fintech, áp dụng các ý tưởng cách mạng vào dịch vụ ngân hàng, mang lại những trải nghiệm khác biệt, mới mẻ tới khách hàng;

Thứ ba, thiết lập mô hình ngân hàng số độc lập với việc ra mắt thương hiệu

Timo – Dịch vụ ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam.

Timo là một kênh phát triển khách hàng độc lập, kênh thúc đẩy của VPBank cùng với đối tác Mục đích là tạo ra những sự khác biệt so với những ngân hàng truyền thống, song song với đó VPBank cũng đang thúc đẩy các chương trình số hóa hiện đại và có tỷ lệ số hóa cao.

2.2.1.2 Tăng tập khách hàng mới

Tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam lần đầu tiên được đại diện Ngân hàng Nhà nước công bố tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm

2017 Ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, khảo sát của cơ quan này cho thấy, tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng tính đến năm 2017 đã lên tới gần 59% Tỷ lệ này ở thành thị là 70% và nông thôn là 30% Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân sở hữu thẻ thanh toán ngân hàng là 30% và con số này chỉ có 3% với thẻ tín dụng Tuy nhiên, dân số thành thị tại Việt Nam lại chỉ chiếm 34.7% và tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, ĐàNẵng, Cần Thơ…

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC GIỮA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VÀ NGÂN HÀNG SỐ TIMO

Định hướng trong hợp tác với các doanh nghiệp Fintech của VPBank

3.1.1 Mục tiêu số hóa các hoạt động ngân hàng

Với tầm nhìn chiến lược trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017, trong hoạt động của mình, VPBank luôn chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cấp toàn diện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro, vận hành hệ thống.

Số hóa ngân hàng là một chiến lược quan trọng của ngân hàng VPBank, thể hiện tầm nhìn của Ban lãnh đạo Ngân hàng đối với tương lai của ngành ngân hàng và sự thay đổi trong hành vi khách hàng Tháng 1/2016, Khối Dịch vụ Ngân hàng Công nghệ số (DBS) được chính thức thành lập, tập trung triển khai các định hướng chủ yếu của chiến lược số hóa:

Thứ nhất, tiếp tục số hóa các dịch vụ của ngân hàng truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí vận hành và đẩy mạnh quá trình thu hút khách hàng;

Thứ hai, hợp tác với các công ty fintech, áp dụng các ý tưởng cách mạng vào dịch vụ ngân hàng, mang lại những trải nghiệm khác biệt, mới mẻ tới khách hàng.

Việc thành lập một khối riêng tập trung số hóa Ngân hàng khẳng định sự tiên phong của VPBank trong lĩnh vực này Đây là nền tảng quan trọng giúp Ngân hàng chuyển đổi mạnh mẽ, hướng tới tầm nhìn trở thành ngân hàng dẫn đầu về tăng trưởng khách hàng và hiệu quả hoạt động Để hiện thực hóa điều này, trong năm qua, VPBank đã thực hiện các bước đi chiến lược sau:

Thứ nhất, tháng 10/2016: Thành lập “Digital Lab” – một mô hình tiên tiến dưới sự tư vấn của McKinsey, bao gồm nhân viên từ nhiều phòng ban khác nhau, để ươm mầm và phát triển các trải nghiệm số hóa cho khách hàng;

Thứ hai, thiết kế lại các quy trình của VPBank theo hướng tự động và số hóa;

Thứ ba, số hóa các kênh phục vụ khách hàng: Với chiến lược này, việc đăng ký dịch vụ sẽ được triển khai trên Internet và khách hàng cũng có thể tự thực hiện một số giao dịch mà trước đây phải tới chi nhánh.

Song song với đó, VPBank tiếp tục đẩy mạnh số hóa các sản phẩm, quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng qua máy tính và thiết bị di động. Khách hàng VPBank được cung cấp dịch vụ số hoá phong phú nhất ngành ngân hàng Việt Nam, bao gồm hầu hết các dịch vụ tài chính trực tuyến: Chuyển khoản, thanh toán (hơn 300 loại hóa đơn), gửi tiết kiệm, vay, mở thẻ tín dụng.

Cũng trong năm 2016, VPBank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường đã số hóa thành công các sản phẩm thấu chi khách hàng trả lương, thấu chi trên tài khoản thanh toán (Sm@rt OD), thẻ tín dụng phê duyệt trước và thẻ tín dụng Timo Việc hợp tác với các công ty fintech, đặc biệt là Timo, đã cho ra đời các dịch vụ tài chính khác biệt, tạo ra làn gió mới trong ngành ngân hàng về những dịch vụ hiện đại, thuận tiện cho khách hàng

Ban lãnh đạo VPBank đã đề ra chiến lược 2018-2022 với 6 trọng tâm: Tăng trưởng vượt bậc về hiệu suất các kênh bán hàng hiện thời (trong cả kinh doanh và quản trị); Vận hành các động cơ tăng trưởng mới (ngân hàng giao dịch, hệ sinh thái nhà & xe, unbanked) và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược; Tái thiết kế và số hóa các hành trình khách hàng.

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2018, VPBank sẽ tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, trong đó tập trung đẩy mạnh hoạt động số hóa các dịch vụ và sản phẩm tài chính của Ngân hàng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng và tạo động lực tăng trưởng mới cho Ngân hàng Bên cạch việc giới thiệu các sản phẩm tài chính được số hóa, VPBank cũng sẽ tăng cường liên kết với các công ty công nghệ tài chính, các đối tác chiến lược nhằm tạo ra một hệ sinh thái tài chính đa dạng và tiện lợi hơn cho mọi phân khúc khách hàng.

3.1.2 Tạo hệ sinh thái ngân hàng – doanh nghiệp fintech trong đó VPBank là trọng tâm

Trong năm 2016 và 2017, sự hợp của các đối tác fintech với VPBank đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển khách hàng mới và tăng trưởng giá trị cũng như số lượng giao dịch trên các kênh số hóa của VPBank.

Cụ thể, trên 30.000 khách hàng mới là kết quả hợp tác tích cực giữa VPBank và 2 Fintech MOMO và MOCA trong năm 2016; trên 5 triệu giao dịch thanh toán hóa đơn dịch vụ, nạp tiền điện tử và thanh toán thương mại điện tử là con số VPBank ghi nhận được khi tiến hành hợp tác với các Fintech như VNPAY, PAYOO, NAPAS và một số fintech khác, giá trị giao dịch thanh toán lên tới hàng ngàn tỷ đồng (con số trung bình trong năm 2016 và tính đến hết thời điểm quý I/2017) Ngoài ra, Fintech như OnePay; 123Pay; FPT cũng đã và đang có những hợp tác với VPBank trong mối quan hệ cùng hướng tới phát triển tập khách hàng hiện hữu và gia tăng số lượng và giá trị giao dịch trên các kênh trực tuyến, đơn giản hóa quá trình thanh toán, đẩy mạnh tăng trưởng các giao dịch trên kênh thương mại điện tử, thay thế dần cho phương thức thanh toán và hình thức giao dịch thương mại truyền thống đã tồn tại lâu năm tại Việt Nam.

Trong năm 2016 và 2017, VPBank tiếp tục thực hiện chiến lược lược hợp tác với doanh nghiệp fintech, đặc biệt là sự ký kết hợp tác của VPBank và Viettel để xây dựng ứng dụng ngân hàng di động VPBankPlus Nơi mà KH có thể đến các cửa hàng Viettel trên toàn quốc để thực hiện định danh khách hàng, mở tài khoản thanh toán, mở thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng VPBankPlus Mọi giao dịch ngân hàng của KH có thể thực hiện hoàn toàn trực tuyến.

Trong năm 2017 và 2018, VPBank dự kiến hợp tác với Mobilefone để từ đó xây ứng dụng ngân hàng di động MobiPlus Nơi mà KH có thể đến các cửa hàng Mobifone trên toàn quốc để thực hiện định danh khách hàng, mở tài khoản thanh toán, mở thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng như với ứng dụng ngân hàng VPBankPlus.

Tiếp đó, năm 2018, VPBank xây dựng đề án hệ sinh thái đối tác fintech trong đó VPBank là trọng tâm.

Giải pháp tăng cường hợp tác giữa VPBank và Timo

Timo có thể tận dụng các lợi thế công nghệ, từ đó cung cấp dịch vụ ngân hàng thuận tiện hơn, chi phí thấp hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn, từ đó đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mô hình ngân hàng truyền thống.

Tuy nhiên, các Timo mặc dù có ưu thế về công nghệ, mô hình kinh doanh sáng tạo, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tài chính-ngân hàng. Trong một sớm một chiều, các hệ thống kiểm soát, tuân thủ nội bộ trong của Timo chưa thể hoàn thiện, cũng như mạng lưới tiếp cận khách hàng (4 hangout Timo tại các thành phố lơn) chưa thể so sánh được với mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước của VPBank, những nơi mà mạng lưới khách hàng, nguồn nhân lực có nền tảng lâu đời, bộ máy kiểm soát tuân thủ pháp lý chắc chắn hơn Do đó, sự kết hợp giữa Timo và VPBank là bước đi chiến lược và đúng đắng của ban lãnh đạo VPBank Tuy nhiên, hợp tác thôi chưa đủ mà Timo và VPBank cần tăng cường hiệu quả hợp tác bằng một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, tăng cường hợp tác bình đẳng và khăng khít Theo ông Võ Tấn

Long, Giám đốc khối Dịch vụ ngân hàng số VPBank cho rằng, việc hợp tác giữa VPBank và Timo giống như việc kết hợp giữa doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp khởi nghiệp Hai đơn vị kinh doanh này khác nhau về mô hình tổ chức, nhưng vẫn phải tạo được các cơ chế để giải quyết vấn đề chung Timo là một ứng dụng fintech đang kết hợp cùng VPBank cho phép khách hàng VPBank được sử dụng một số sản phẩm dịch vụ như gửi tiết kiệm, mở thẻ tín dụng… Tuy nhiên, việc xây dựng một kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng cho KH hoàn toàn mới đối với hoàn toàn trực tuyến không tránh khỏi việc thiếu những quy trình vận hành, hỗ trợ khách hàng cũng như những quy định nhằm kiểm soát rủi ro Do đó, cần VPBank hỗ trợ, am hiểu và có cái nhìn cởi mở nhiều hơn nữa để cùng Timo dần dần hoàn thiện các nghiệp vụ theo chuẩn ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo là một kênh cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

Bên cạnh đó, trong chiến lược bán các sản phẩm số, VPBank cũng cần hỗ trợ hơn nữa đối với các hoạt động bán hàng của Timo Sử dụng các dữ liệu quá khứ để phân tích hành vi khách hàng, để từ đó, đưa ra các tư vấn nhằm chăm sóc các KH hiện hữu cũng như có những chính sách phù hợp nhằm tiếp cận các KH mới… VPBank có thể sử dụng chính nguồn kinh phí cho hoạt động bán hàng và marketing của mình để hỗ trợ Timo trong việc tìm kiếm và định danh KH mới…

Thứ hai, cởi mở trong tư duy vận hành, tuân thủ pháp luật về fintech trong lĩnh vực ngân hàng Những phòng ban chuyên môn hỗ trợ trong chuỗi kinh doanh Timo cần có một tư duy vận hành, áp dụng luật một cách cởi mở, sẵn sàng tìm ra những phương án vận hành, giải quyết sao cho đơn giản nhất, dễ hiểu nhất nhưng vẫn đảm bảo quản trị rủi ro tốt hoặc sẵn sàng đối thoại với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý về luật để đóng góp và xây dựng những khó khăn, hạn chế trong quá trình vận hành fintech để từ đó các cơ quan chức năng nắm được những khó khăn, thách thức để có những quyết định về tuân thủ được cởi mở, phù hợp với sự phát triển của fintech.

Thứ ba, tăng cường các hoạt động giám sát và hạn chế rủi ro

VPBank cần xây dựng các quy trình giám sát hoạt động Timo, cũng như việc làm này cần được thực hiện thường xuyên, hiệu quả nhằm phát hiện và xử lý kịp thời bất kỳ rủi ro phát sinh hay mọi xâm nhập bất hợp pháp có thể xuất hiện trong các hệ thống ngân hàng kỹ thuật số.

Các quy trình quản lý rủi ro đối với các hoạt động của ngân hàng kỹ thuật số phải được tích hợp trong cơ chế quản lý rủi ro chung của ngân hàng Các chính sách và quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng cần được thường xuyên xem xét đánh giá, chỉnh sửa, nâng cấp kịp thời nhằm đảm bảo tính phù hợp và đủ khả năng xử lý những rủi ro phát sinh trong các hoạt động dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số ở hiện tại cũng như tương lai Những nội dung cần xem xét: Đánh giá rủi ro; Thiết lập cơ chế báo cáo, quy trình, lịch trình công việc bảo đảm công tác an ninh và quản lý các hoạt động ngân hàng được thực hiện một cách hợp lý; Phát hiện các nhân tố tiềm ẩn rủi ro, từ đó đưa ra phương án bảo đảm an ninh;

Hệ thống kiểm soát bảo mật của ngân hàng cần thường xuyên nâng cấp và duy trì liên tục bảo đảm an toàn các hệ thống công nghệ và dữ liệu ngân hàng kỹ thuật số, tránh các rủi ro phát sinh từ nội bộ hoặc bên ngoài Cần thiết lập phân quyền hợp lý, kiểm soát truy cập logic và dữ liệu chặt chẽ, kiểm soát an ninh cơ sở hạ tầng nghiêm ngặt nhằm duy trì giới hạn cho phép đối với cả người sử dụng lẫn bên ngoài Các yếu tố cơ bản của một quy trình bảo mật ngân hàng kỹ thuật số gồm: (1) Phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ trong việc giám sát thiết lập và duy trì chính sách bảo mật; (2) Kiểm soát dữ liệu và giám sát chặt chẽ các quy trình nhằm ngăn chặn truy cập trái phép từ bên trong và ngoài đến cơ sở dữ liệu và các ứng dụng ngân hàng kỹ thuật số; (3) Thường xuyên kiểm tra và đánh giá các giải pháp, các quy trình kiểm soát bảo mật ở các khâu

Thứ tư, số hóa hoàn toàn hành trình khách hàng trong vận hành Timo:

Hiện nay, mặc dù Timo là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, tuy nhiên, vấn đề vận hành còn nhiều bất cập và có xu hướng vận hành giống ngân hàng truyền thống Thực tế mà nói, ngân hàng số Timo không có nhiều khác biệt đối với dịch vụ internet banking của VPBank Sau khi đăng ký thông tin tại website, KH vẫn cần tới Hangout Timo hoặc gặp gỡ cán bộ bán hàng Timo để hoàn thiện các thủ tục định danh KH, ký vào đơn đăng ký mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ Do đó, để sự hợp tác giữa Timo và VPBank đạt được hiệu quả cao như những mục tiêu ban đầu, cả hai bên đều cần cố gắng, nỗ lực trên hành trình số hóa hành trình khác hàng.

Xây dựng công cụ và quy trình vận hành trong việc định danh (khách hàng) số (ID Digital):

Xây dựng công cụ và quy trình vận hành nhận biết khách hàng điện tử (e- KYC): Bàn tới những vấn đề cần tập trung xử lý để có thể thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa NH và Fintech, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) nhận thấy: Thứ nhất, vướng mắc ở các NH hiện nay là eKYC (nhận biết khách hàng điện tử), nếu không làm được sẽ rất khó phát triển Hiện một số ngân hàng ASEAN đang sử dụng hình thức xác thực sinh trắc học qua giọng nói và vân tay Một số hình thức xác thực khác như nhận biết sinh trắc học hành vi, nhịp tim, ven cánh tay, khuôn mặt, mống mắt đang được khai phá Tuy nhiên, việc triển khai ID digital và eKYC cũng có một số thách thức, đó là việc xây dựng một phương pháp tiếp cận hợp nhất với các hệ thống định danh số để nhiều tổ chức cùng sử dụng, đảm bảo tính thống nhất các tương tác trong khi vẫn đảm bảo các định danh được đảm bảo an toàn.

Chữ ký điện tử (e-Signature);

Chứng từ điện tử (e – Document);

Thứ năm, giảm vai trò của các chi nhánh VPBank hỗ trợ Timo xuống tối đa.

Hiện tại, do nhiều quy trình vận hành phức tạp nên bản thân Timo không thể hỗ trợ

KH và lúc này KH cần tới chi nhánh của VPBank để được hỗ trợ Rõ ràng, điều này đang là những hạn chế nhất định của Timo, khiến trả nghiệm về dịch vụ ngân hàng số chưa thực sự đúng như cái tên mà Timo đang có Như vậy, cả VPBank và Timo cần nỗ lực hơn nữa trong việc tối giản các quy trình hỗ trợ KH hoặc xây dựng nhiều hơn nữa những tính năng của Timo để làm sao giảm sự phụ thuộc của Timo vào chi nhánh VPBank cũng như nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng như vậy, mục tiêu hợp tác của VPBank và Timo mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Thứ sáu, tăng cường “đối thoại” với KH để đưa ra chiến lược đúng đắn Như đã nhận định, hành vi của KH đang thay đổi mạnh mẽ, Timo có thể phát triển, đón đầu xu hướng cung cấp dịch vụ ngân hàng số, nhưng đó có phải là thứ KH cần hay không? Hoặc cần trong hiện tại và tương lai hay không? Do đó, VPBank cần tìm hiểu, nghiên cứu KH sâu hơn nữa để đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhắm tới các đối tượng đúng đắn, cung cấp các sản phẩm thu hút và cạnh tranh cao trên thị trường.

Thứ bảy, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, kênh phân phối và đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm Để có thể giữ chân được khách hàng hiện tại, tạo ấn tượng tốt với lượng khách hàng tiềm năng và nâng cao năng lực cạnh tranh với các dịch vụ ngân hàng khác, các ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối, xác định được nhu cầu của từng nhóm khách hàng để đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp Từng bước đưa dịch vụ hiện đại về nông thôn, chủ động xác định nhu cầu theo từng nhóm khách hàng ở các khu vực để đưa ra sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Song song với việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm, ngân hàng cần chú trọng đến việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến khách hàng, lập các chiến lược quảng bá phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Thứ tám, nâng cao trình độ và tư duy cho đội ngũ cán bộ Timo và VPBank: Để có thể duy trì lượng khách hàng hiện tại và có thể thông qua họ để quảng bá sản phẩm đến các đối tượng khách hàng khác, ngân hàng cần củng cố và nâng cao quan hệ với khách hàng Bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng cần phải được đầu tư đầy đủ về trang thiết bị vật chất cũng như huấn luyện một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Tại nhiều quốc gia, một trong những mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý chính sách là phát triển Fintech và thúc đẩy mở rộng hoạt động, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển mô hình kinh doanh Bảng dưới đây dẫn chứng một số chính sách của các nước trong việc thúc đẩy sự phát triển của Fintech, chúng ta có thể học tập từ kinh nghiệm phát triển fintech của một số quốc gia dưới đây:

Bảng 12: Chính sách phát triển Fintech tại các quốc gia

Quốc gia Một số chính sách phát triển Fintech

Hoa Kỳ Fintech thường được quy định ở Hoa Kỳ ở cấp liên bang và tiểu bang Nhìn chung, quan điểm chính sách nhằm điều chỉnh Fintech là thúc đẩy đổi mới, đồng thời đảm bảo cho người tiêu dùng luôn được sự bảo vệ theo luật pháp.

Anh Mục tiêu chủ yếu của chính phủ là đảm bảo sự hỗ trợ cho việc phát triển mô hình kinh doanh mới và công nghệ mới Việc khuyến khích đổi mới dịch vụ tài chính được cho là ưu tiên hàng đầu, chính phủ tạo ra môi trường pháp lý phù hợp để đảm bảo rằng các công ty sáng tạo có thể cạnh tranh và phát triển. Úc Chính phủ cam kết thiết lập trung tâm Fintech thông qua: Tăng đầu tư vào nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM); cấp giấy phép khi hội đủ điều kiện Các doanh nghiệp có thể thử nghiệm và hiệu chỉnh các sản phẩm của mình mà không cần phải đáp ứng được các yêu cầu về giấy phép trong thời gian 12 tháng.

Hồng Kông Chính phủ thúc đẩy phát triển, Cơ quan tiền tệ Hồng Kông đóng vai trò tiên phong thúc đẩy ứng dụng công nghệ DLT/Blockchain

Quốc gia Một số chính sách phát triển Fintech để thanh toán liên ngân hàng, chứng khoán, cho vay và xếp hạng tín dụng và nhận dạng số Tiến hành nhiều chương trình để hỗ trợ việc mở rộng Fintech Tăng cường vốn đầu tư mạo hiểm cho khu vực tư nhân cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech với nguồn tài chính công bổ sung.

Nhật Bản Xây dựng các quy định mới API, đầu tư ngân hàng trong các dự án

Fintech, gọi vốn và tiền kỹ thuật số, cũng như các yêu cầu tài chính để đáp ứng các công nghệ mới Hình thành Bộ phận hỗ trợ Fintech và các ủy ban để thúc đẩy hoạt động Fintech Việc sửa đổi Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản có hiệu lực vào tháng 4/2017 và cho phép các ngân hàng hoặc công ty ngân hàng sở hữu hơn 5% vốn của công ty công nghệ, tạo nhiều thuận lợi cho các ngân hàng tham gia liên kết với các công ty Fintech.

Trung Hoa Đưa ra các yêu cầu cơ bản cho các hoạt động tài chính trên internet như cho vay ngang hàng, thanh toán qua internet/di động, mua tài sản thông qua internet và bảo hiểm internet Vào tháng 11/2016, ban hành Luật An ninh mạng có hiệu lực vào ngày 01/6/2017, đặt ra các quy tắc về xây dựng, vận hành, duy trì và sử dụng mạng, theo dõi và quản lý an ninh mạng cũng như bảo vệ dữ liệu mạng được áp dụng cho tất cả các nhà khai thác mạng, có tác động đáng kể đến hoạt động Fintech của Trung Hoa

Singapore Vào tháng 5/2016 Văn phòng Quỹ Nghiên cứu Quốc gia về Fintech được ra mắt để phục vụ toàn diện cho tất cả các vấn đề liên quan đến Fintech, thúc đẩy Singapore trở thành trung tâm Fintech và Ủy ban tiền tệ Singapore đã cam kết 225 triệu đô la Singapore trong khoảng thời gian 5 năm để hỗ trợ đổi mới Gia tăng hoạt động khởi nghiệp Fintech, tăng cường nghiên cứu và nâng cao học tập, phát triển các nhà đầu tư và kết nối với các thị trường khu vực. Ở cấp độ toàn cầu, tham gia hoạt động thỏa thuận và hợp tác với

Quốc gia Một số chính sách phát triển Fintech các nhà quản lý ở các quốc gia Úc, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Pháp.

Thái Lan Vào tháng 02/2017, quy định cho phép các công ty tham gia thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ tài chính trong thời gian tối đa một năm mà không phải tuân thủ các yêu cầu cấp phép áp dụng cho tư vấn đầu tư, quản lý quỹ tư nhân và môi giới chứng khoán, kinh doanh và tư vấn Để đủ điều kiện, người nộp đơn phải chứng minh có kế hoạch cung cấp "dịch vụ tài chính sáng tạo", có đủ vốn, hệ điều hành và nhân sự để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có liên quan, cũng như chiến lược rút lui rõ ràng khi hết hạn hoạt động Nếu các sản phẩm, dịch vụ thử nghiệm được chứng minh là thành công, sẽ được xem xét cho phép các công ty này có giấy phép để thực hiện việc kinh doanh có liên quan.

Malaysia Vào tháng 12/2015, ban hành hướng dẫn về nhận dạng thị trường, quản lý các quỹ gọi vốn Đến tháng 10/2016 ban hành Khung về Quy tắc Fintech, thử nghiệm các giải pháp Fintech trong một thời gian nhất định Mặt khác, tạo ra môi trường thân thiện với Fintech, Liên minh cộng đồng Fintech lập vào tháng 9/2015 đóng vai trò là trung tâm nâng cao nhận thức, nuôi dưỡng cho sự phát triển của Fintech Nhóm thúc đẩy Công nghệ Tài chính được thành lập vào tháng 6/2016, chịu trách nhiệm xây dựng và tăng cường các chính sách quản lý để tạo thuận lợi cho việc áp dụng các đổi mới công nghệ tài chính Hiệp hội Fintech Malaysia được thành lập vào tháng 11/2016 là tiếng nói của cộng đồng Fintech của Malaysia và liên kết với các ngành, các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.

Nguồn: Baker McKenzie (2017), International Comparative Fintech Overview và Clipford Chance (2017), The Fintech Market in Asia Pasific- An overview

Qua một số bài học ở các nước nói trên, cũng có những đề xuất để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp fintech tại Việt Nam nói chung và sự hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Nam, đặc biệt học tập mô hình Phòng Thí nghiệm Sáng tạo Fintech (Fintech Innovation Lab) của Singapore như sau để đề xuất một mô hình nhằm thúc đẩy hợp tác và phát triển fintech tại Việt Nam như sau như sau:

Về đối tượng gồm: Thứ nhất, doanh nghiệp fintech: không hạn chế đối với các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp fintech và các công ty cung ứng dịch vụ tài chính hoặc cung ứng dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Thứ hai, đơn vị/ cơ quan giám sát việc thực hiện kiểm thử.

Mục tiêu: Thứ nhất, đối với doanh nghiệp fintech: cần hiểu rõ mục tiêu và các nguyên tắc của môi trường thử nghiệm để đảm bảo tuân thủ các quy định về mặt pháp lý Môi trường pháp lý thử nghiệm có thể sẽ không còn phù hợp trong một số trường hợp Dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng tương tự như các dịch vụ hiện đang cung ứng trên thị trường, trừ khi các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể chứng minh được: (i) một công nghệ khác biệt được sử dụng hoặc (ii) cùng một công nghệ nhưng được sử dụng một cách khác biệt.

Thứ hai, Đơn vị/ cơ quan giám sát cũng cũng nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hồ sơ xin cấp phép của các công ty Fintech, chẳng hạn như:

Nội dung 1, dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng có công nghệ mới hoặc sử dụng công nghệ cũ theo phương thức cải tiến.

Nội dung 2, dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng đáp ứng được nhu cầu của thị trường và mang lại những lợi ích cho người tiêu dùng.

Nội dung 3, các doanh nghiệp fintech có khả năng triển khai các dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng trên quy mô rộng sau khi rời khỏi môi trường pháp lý thử nghiệm hay không?

Nội dung 4, các kịch bản kiểm tra và kết quả dự kiến từ việc thí điểm dịch vụ tài chính trong môi trường thử nghiệm cần được xác định rõ ràng và phải thông báo cho đơn vị/ cơ quan giám sát chi tiết quá trình kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Ngày đăng: 22/08/2024, 15:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Brett King, Bank 3.0 Tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên số, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Brett King, "Bank 3.0 Tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên số
Nhà XB: NXB ĐHKinh tế quốc dân
2. Deloitte, The Connecting Global FinTech: Interim Hub Review 2017, https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/uk/Documents/Innovation/deloitte-uk-con necting-global-fintech-hub-federation-innotribe-innovate-finance.pdf, truy cập tháng 4/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Deloitte", The Connecting Global FinTech: Interim Hub Review 2017
3. Hà Văn Dương, Hà Phạm Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Mỹ Lệ, FINTECH:Hệ sinh thái ở các nước và vận dụng tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 1/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Văn Dương, Hà Phạm Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Mỹ Lệ, "FINTECH:"Hệ sinh thái ở các nước và vận dụng tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng
4. Earn & Young, EY FinTech Adoption Index 2017, tại địa chỉ www.ey.com/.../ey-fintech...index.../ey-fintech-adoption-index-2017.pdf,truy cập tháng 4/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Earn & Young, "EY FinTech Adoption Index 2017
5. Earn & Young, The Rise of Fintech in China, tại địa chỉ https://www.ey.com/Publication/vwLUAssets/ey-the-rise-of-fintech-in-china/$FILE/ey-the-rise-of-fintech-in-china.pdf, truy cập tháng 4/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Earn & Young, "The Rise of Fintech in China
6. FinTech News, Vietnam FinTech Startups, tại địa chỉ http://fintechnews.sg/vietnam-fintech-startups/, truy cập tháng 4/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: FinTech News, "Vietnam FinTech Startups", tại địa chỉ"http://fintechnews.sg/vietnam-fintech-startups/
7. Phạm Xuân Hòe & Nguyễn Thị Minh Ngọc, Start-up của FINTECH, cơ hội hợp tác và thách thức cạnh tranh đối với ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, số 14/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Xuân Hòe & Nguyễn Thị Minh Ngọc, "Start-up của FINTECH, cơ hộihợp tác và thách thức cạnh tranh đối với ngân hàng
8. MagnaCarta Commumnications, Innovation, Distributed. Mapping the fintech bridge in the open source era, tại địa chỉ https://www.aciworldwide.com/-/media/files/collateral/trends/2017-fintech-disruptors-report.pdf, truy cập tháng 4/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MagnaCarta Commumnications, "Innovation, Distributed. Mappingthe fintech bridge in the open source era
9. Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Hồng Nhung, Phát triển dịch vụ ngân hàng không chi nhánh ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Tạp chí ngân hàng, số 13/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Hồng Nhung, "Phát triển dịch vụ ngân hàngkhông chi nhánh ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức
10. Ngân hàng Nhà nước, Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, tại địa chỉ https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/hdk/cntt/udptcntt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước, "Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh pháttriển dịch vụ ngân hàng điện tử
11. Pwc, Global FinTech Report 2017, truy cập tại địa chỉ https://ww w.pwc.co m/gx/en/ industries/financial-services/assets/pwc-global-fintech-report-2017.pdf, truy cập tháng 4/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pwc, "Global FinTech Report 2017, "truy cập tại địa chỉhttps://ww w.pwc.co m/gx/en/ industries/financial-services/assets/pwc-global-fintech-report-2017.pdf
12. Vũ Hồng Thanh, Ngân hàng số - hướng phát triển mới cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 21/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Hồng Thanh, "Ngân hàng số - hướng phát triển mới cho các ngân hàngthương mại tại Việt Nam
13. Nguyễn Văn Thuận & Nguyễn Khắc Minh, Xử lý rủi ro trong thời đại ngân hàng kỹ thuật số, Tạp chí ngân hàng, số 22/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Thuận & Nguyễn Khắc Minh, "Xử lý rủi ro trong thời đại ngânhàng kỹ thuật số, Tạp chí ngân hàng
14. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chỉnh – Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Tiến, "Giáo trình Tài chỉnh – Tiền tệ Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thốngkê
15. Tô Huy Vũ, Thống kê ngân hàng trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Tạp chí ngân hàng, số 24/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Huy Vũ, "Thống kê ngân hàng trước tác động của cách mạng công nghiệplần thứ 4

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w