1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf

74 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Linh, Phạm Thị Ngọc Tâm Loan, Võ Thị Bích Ngọc, Lý Thị Nhung, Nguyễn Nhã Trúc
Người hướng dẫn Châu Văn Ninh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Bài Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 5,74 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (8)
    • 2.1. Tình hình trên thế giới (8)
    • 2.2. Tình hình trong nước (8)
  • 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu (9)
    • 3.1. Mục tiêu (9)
    • 3.2. Nhiệm vụ (9)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • 5. Câu hỏi nghiên cứu (10)
    • 5.1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quát (10)
    • 5.2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể (10)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (11)
    • 6.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát (11)
    • 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể (11)
  • 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (11)
    • 7.1. Ý nghĩa khoa học (11)
    • 7.2. Ý nghĩa thực tiễn (12)
  • 8. Bố cục đề tài (12)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (13)
    • 1. Cơ sở lí thuyết (0)
      • 1.1. Các khái niệm tổng quát (13)
      • 1.2. Các lí thuyết (0)
    • 2. Các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu (16)
      • 2.1. Các nghiên cứu trong nước (16)
      • 2.2. Các nghiên cứu ngoài nước (25)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết (27)
      • 1.1. Mô hình nghiên cứu (27)
      • 1.2 Các giả thuyết nghiên cứu (27)
    • 2. Thiết kế nghiên cứu (28)
      • 2.1 Phương pháp nghiên cứu chung (28)
      • 2.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu28 .1. Phương pháp chọn mẫu (0)
        • 2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (29)
        • 2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu (29)
    • 3. Thiết kế bảng hỏi và lựa chọn thang đo (30)
      • 3.1. Thiết kế bảng hỏi (30)
      • 3.2. Lựa chọn thang đo (33)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (34)
    • 1. Thống kê tần số (34)
      • 1.1 Thống kê theo giới tính (34)
      • 1.2. Thống kê mô tả theo khóa học (35)
      • 1.3. Thống kê về thói quen vận động (36)
      • 1.4. Thống kê về tần suất tập thể thao (38)
      • 1.5. Thống kê về tham gia hoạt động thể thao ở trường (39)
    • 2. Thống kê mô tả (40)
      • 2.1. Lợi ích, sức khỏe (40)
      • 2.2. Cá nhân (41)
      • 2.3. Gia đình, bạn bè, xã hội (42)
      • 2.4. Thời gian (43)
    • 3. Tính toán xử lý độ tin cậy Cronbach’s Alpha (44)
    • 4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (49)
    • 5. Kiểm định tương quan Pearson (59)
      • 5.1 Tạo nhân tố đại diện (60)
      • 5.2. Kiểm định tương quan Pearson (60)
    • 6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (61)
      • 6.1. Bảng Model Summary (62)
      • 6.2. Kiểm định F (63)
      • 6.3 Bảng Coefficients (64)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN (66)
    • 1. Tóm tắt chương (66)
    • 2. Phát hiện mới của đề tài (67)

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tình hình trên thế giới

Vấn đề luyện tập các hoạt động thể chất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người ở tất cả mọi lứa tuổi nói chung và ở sinh viên nói riêng đang là vấn đề được quan tâm trên thế giới.Vấn đề này đã được WHO trình bày trong “Health and DevelopmentThrough Physical Activity and Sport” (Sức khỏe và Phát triển Thông quaHoạt động Thể chất và Thể thao), thông qua bài báo cáo cho thấy số lượng người tử vong do ít hoạt động thể chất cao (khoảng 1,9 triệu người vào năm2020) và ngày càng tăng Từ đó, bài báo cáo cũng cho thấy được thực trạng sức khoẻ và tầm quan trọng của việc duy trì thói quen thể dục thể thao.

Tình hình trong nước

Sức khỏe luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta, đặc biệt là sức khoẻ của người trẻ Trong giáo trình “Lý luận và phương pháp thể dục thể thao” của PGS - TS Nguyễn Toán và TS Nguyễn Sĩ Hà đã nghiên cứu đã nêu ra được tầm quan trọng, mục đích, các nhân tố ảnh hưởng và các phương pháp luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe cho sinh viên.

Có thể kể đến luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Đình Huy về đề tài “Nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân” Đề tài này đánh giá cao vai trò rèn luyện và nâng cao sức khỏe thể chất đối với sinh viên Học viện An ninh nhân dân nói riêng và sinh viên trên toàn quốc nói chung, đưa ra giải pháp cần thiết góp phần đẩy mạnh các hoạt động nâng cao thể chất cho sinh viên.

Tại các trường Đại học luôn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cũng như có các môn học thể chất để giúp sinh viên rèn luyện và duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao của sinh viên “Nghiên cứu các giải pháp hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nhằm nâng cao kết quả thi đẳng cấp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội” đã tiến hành đánh giá thực trạng công tác tổ chức hoạt động thể dục thể thao của sinh viên trường, nhằm đưa ra các giải pháp hoạt động thể dục thể thao hiệu quả hay đề tài về “Thực trạng tập luyện ngoại khóa môn thể thao chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành bóng bàn – ngành giáo dục thể chất – trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh”, qua đó có thể thấy vấn đề về việc thực hiện các hoạt động thể dục thể thao luôn được quan tâm và tìm giải pháp.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu

- Nhận định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc duy trì thói quen tập thể dục thể thao hàng ngày của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM

- Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động thể dục thể thao và qua đó đưa ra được giải pháp phù hợp giúp sinh viên duy trì được các hoạt động nâng cao sức khỏe thể chất và duy trì được thói quen tốt.

- Đưa ra được các đề xuất mang tính định hướng cải thiện thói quen duy trì thể dục thể thao của sinh viên.

Nhiệm vụ

Nghiên cứu, khảo sát thực trạng duy trì thói quen thể dục thể thao nhằm đưa ra các giải pháp giúp cải thiện tình hình sức khoẻ của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu tổng quát

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thói quen vận động thể dục hằng ngày của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định duy trì thói quen vận động thể dục hằng ngày của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM được đánh giá như thế nào?

- Đề xuất nào được đưa ra để sinh viên Trường Đại học KHXH&NV,ĐHQG-HCM có thể duy trì thói quen vận động thể dục hằng ngày.

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể

- Lợi ích sức khỏe có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì thói quen vận động thể dục hằng ngày của sinh viên hay không?

- Thói quen sinh hoạt có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì thói quen vận động thể dục hằng ngày của sinh viên hay không?

- Mục tiêu cá nhân có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì thói quen vận động thể dục hằng ngày của sinh viên hay không?

- Môi trường sống có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì thói quen vận động thể dục hằng ngày của sinh viên hay không?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tổng quát

Dựa trên việc tham khảo các công trình nghiên cứu và phi thực nghiệm (khảo sát) từ đó xác định rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến thói quen duy trì thể dục thể thao của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:

+ Nhóm thứ cấp: các số liệu đã được công bố.

+ Nhóm sơ cấp: thông qua bài khảo sát của nhóm.

- Phương pháp phân tích số liệu.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học

- Đóng góp vào lý luận nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thói quen duy trì thể dục thể thao của sinh viên.

- Đưa ra được các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến thói quen duy trì thể dục thể thao của sinh viên.

Ý nghĩa thực tiễn

- Đánh giá được thực trạng duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG- HCM.

- Giúp sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,ĐHQG-HCM nhận ra được tầm quan trọng của việc duy trì thói quen thể dục thể thao thường xuyên.

Bố cục đề tài

Đề tài được chia ra thành 4 chương gồm:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Kết luận và thảo luận

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu trong nước

Tác giả Giả thuyết/Mô hình Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu

1 Nghiên cứu nhu cầu tham gia thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật

Giang (Đại học Nông lâm Thái

- Tìm ra các kết luận khách quan nhất về thực trạng nhu cầu tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên tại các Trường kỹ thuật thành phố Thái Nguyên - Mô hình: Khảo sát 3152 sinh viên các khóa đại học chính quy đang theo học tại 04 trường Đại học thuộc khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên bằng phiếu hỏi sau đó

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp toán học thống kê trên phần mềm SPSS 22.0

- 77,92% số sinh viên có nhu cầu tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa

- Các môn thể thao được sinh viên yêu thích theo thứ tựlần lượt là : Cầu lông (27,89%), Điền kinh (25,86%), Bóng đá (21,86%),

Võ thuật (17,89%),Thể dục (15,13%) -73,38% sinh viên lựa chọn các CLB có người hướng dẫn thống kê kết quả bằng cách sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 22.0.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên, lần lượt là: Khó khăn về cơ sở vật chất (59,96%), khó khăn về người hướng dẫn (63,48%), chương trình tập luyện TDTT ngoại khóa nhàm chán (50,52%), thiếu quyết tâm (39,78%), thiếu kế hoạch (32,46%) và thiếu thời gian tham gia tập luyện ( từ 25,22%)

2 Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

TDTT ngoại khóa cho sinh viên Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên trường ĐH

- Nghiên cứu lựa chọn và xây

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

- Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội:

Trường Đại học Sư phạm

Ninh dựng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường ĐH

- Ứng dụng và đánh giá các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa trường ĐH Sư phạm TDTT Hà

- Phương pháp kiểm tra y học

- Phương pháp kiểm tra sư phạm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp toán học thống kê

- Phương pháp kiểm tra y học

- Phương pháp kiểm tra sư phạm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp toán học thống kê cần tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội là rất thấp và chưa trở thành thói quan trong sinh viên trong nhà trường.

2 Sinh viên tập luyện không có giảng viên hướng dẫn thường xuyên và không có giảng viên hướng dẫn là chủ yếu.

3 Đại đa số sinh viên đều tập luyện với thời lượng quá ít từ khoảng

4 Thời điểm tập luyện của sinh viên rất đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào lúc 7 - 8 giờ, đa số là 1 buổi 1 tuần.

5 Những môn TDTT ngoại khóa được sinh viên tập luyện nhiều nhất là: Bóng bàn, đá cầu, bóng ném, cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao, bóng chuyền, bóng rổ.Nhóm còn lại có số lượng sinh viên tập luyện ít hơn: điền kinh, bơi lội, võ, cầu lông,tennis.

6 Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT thiếu về số lượng và chất lượng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy.

7 Đa số đội ngũ giảng viên năng động nhiệt huyết nhưng thiếu về kinh nghiệm và chuyên môn chưa cao.

- Nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội:

1 Thiếu cơ sở vật chất và giáo viên hướng dẫn

2 Các nội dung luyện tập chưa phù hợp

3 Hình thức tập luyện chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên

- Các giải pháp được đề xuất:

1 Đổi mới hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa

2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác TDTT ngoại khóa

3 Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên

Thương mại Bùi Đình Cầu -

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC ở Trường Đại học Thương mại

- Lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp kiểm tra sư phạm

1 Đội ngũ giảng viên TDTT trường đại học Thương mại đã phát triển cả về và chất lượng qua từng năm học Tuy nhiên chưa đủ đáp ứng về số lượng theo biên chế

Bắc Ninh Đại học Thương mại và yêu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV.

2 Động cơ tập luyện TDTT của sinh viên chủ yếu là do chương trình quy định (ý kiến của nam chiếm 53,13%, ở nữ là 52%) Sinh viên chưa có hứng thú thật sự, chưa thấy rõ vai trò của TDTT (ý kiến của nam 18,13%, ở nữ 14,8%).

3 Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ hai có xu hướng tăng dần, nhưng lại giảm dần ở năm thứ ba và năm thứ tư, đặc biệt là sự giảm sút về sức bền, sức mạnh

4 Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân

Khoa học thể dục thể thao

- Đánh giá thực trạng công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Học viện ANND

- Lựa chọn và ứng dụng biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên Học viện ANND

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp kiểm tra sư phạm

- Phương pháp kiểm tra y học

- Phương pháp kiểm tra tâm lý

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Thực trạng công tác GDTC và tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Học viện ANND cho thấy: chương trình môn học GDTC được xây dựng đảm bảo yêu cầu với số giờ khá cao, đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng và có trình độ chuyên môn tốt, cơ sở vật chất đầy đủ và đáp ứng nhu cầu tập luyện của sinh viên.

- Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế: số sinh viên TDTT có người hướng dẫn còn thấp, số sinh viên ngoại khóa dưới 3 buổi/tuần còn chiếm tỷ lệ khá cao.

- Nguyên nhân chính hạn chế tính tích cực đối với hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Học viện ANND là: do tác động của GDTC nội khóa, do tổ chức và cơ chế hoạt động của TDTT ngoại khóa.

1.Tổ chức các loại hình CLB TDTT

2.Tăng cường hoạt động các đội tuyển thể thao3.Tổ chức các hoạt động thi đấu giao lưu, các giải truyền thống cấp trường các môn thể thao

4.Tăng cường hoạt động kiểm tra thể lực 5.Tăng cường hoạt động kiểm tra thể lực 6.Bồi dưỡng đội ngũ trợ giảng/hướng dẫn viên là sinh viên

2.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Tác giả Giả thuyết/Mô hình Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu

Development through physical activity and sport - WHO

Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên với những hoạt động thích hợp và thể thao có thể đem đến cho mọi người, nam và nữ, ở mọi lứa tuổi và điều kiện, bao gồm cả người khuyết tật nhiều lợi ích về cả thể chất, xã hội và sức khỏe tinh thần

- Phương pháp phân tích và tổng hợp.

- Phương pháp kiểm tra y học - Phương pháp thống kê

Lợi ích trực tiếp và gián tiếp của việc tập luyện thể dục thể thao đối với con người:

- Về sức khỏe: có tác dụng ngăn chặn các rủi ro về cao huyết áp, cholesterol cao, béo phì, việc sử dụng thuốc lá và áp lực.

- Về kinh tế: giảm chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe, tăng năng suất, giúp môi trường thể chất và xã hội lành mạnh hơn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Qua phần cơ sở lý thuyết, nhóm chúng tôi đã đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì thói quen vận động thể dục hàng ngày của sinh viên trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM:

Biểu đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì thói quen vận động thể dục hằng ngày của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

1.2 Các giả thuyết nghiên cứu

- Lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên có ảnh hưởng đến quyết định thói quen vận động thể dục hằng ngày của sinh viên Trường Đại họcKHXH&NV, ĐHQG-HCM.

- Nhân tố thời gian có ảnh hưởng đến quyết định thói quen vận động thể dục hằng ngày của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG- HCM.

- Gia đình, bạn bè, xã hội có ảnh hưởng đến quyết định thói quen vận động thể dục hằng ngày của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

- Ý kiến cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định thói quen vận động thể dục hằng ngày của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

Thiết kế nghiên cứu

2.1 Phương pháp nghiên cứu chung.

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng.

- Mục tiêu của nghiên cứu định lượng: nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết khoa học được suy luận từ các lý thuyết đã có thông qua bảng câu hỏi, từ đó củng cố hoặc bổ sung thêm các phát hiện mới và loại bỏ những biến quan sát không phù hợp.

- Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu dựa vào hình thức phỏng vấn web-based Bảng câu hỏi được thiết kế trên công cụ Google Form, sau đó được gửi đến các đối tượng khảo sát thông qua mạng xã hội như: Messenger, Facebook.

- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.

2.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Nhóm nghiên cứu dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.Phương pháp này lựa chọn đối tượng khảo sát ở tất cả các trường thành viên, các khóa, các khoa khác nhau, xác suất lựa chọn mẫu sinh viên là như nhau, sẽ giúp cho việc lựa chọn mẫu trở lên đơn giản, dễ dàng hơn Hơn nữa, cách đánh giá mang tính tổng quát, nhìn nhận ở mọi khía cạnh, do vậy đưa ra giải pháp dễ dàng và phù hợp hơn.

+ Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

+ Kích thước mẫu tối thiểu: n ≥ 30

+ Kích thước mẫu tối đa : N/10 ≤ n ≤ N/7 hay 20.000/10 ≤ n ≤ 20.000/7 hay 2000 ≤ n ≤ 2857

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu có sẵn, đã được thu thập từ những đề tài trước đây có liên quan Nhóm nghiên cứu phát triển và rút ra những bài học từ các đề tài có sẵn, liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì thói quen vận động thể dục hàng ngày của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM Từ đó, xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc nhóm sẽ sử dụng để nghiên cứu vấn đề.

- Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu thông qua phương pháp sử dụng phiếu điều tra, khảo sát sinh viên, tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì thói quen vận động thể dục hàng ngày của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM với

104 mẫu khảo sát, được tiến hành điều tra khảo sát thực tế bắt đầu từ ngày 01/06/2023.

2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel để thu thập,kiểm tra và phân tích các số liệu và dữ liệu kết quả của các bài khảo sát và phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 26 để xử lý dữ liệu thu được, loại bỏ những sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu và các sai sót có thể xảy ra trong quá trình nhập dữ liệu rồi tiến hành phân tích.

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Trình tự tiến hành được thực hiện như sau:

Bước 1: Thu nhận thông tin từ phiếu khảo sát, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa thông tin, nhập liệu, phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 26.

Bước 2: Thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.

Bước 3: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phân tích Cronbach Alpha.

Bước 4: Phân tích hồi quy đa biến.

Thiết kế bảng hỏi và lựa chọn thang đo

Các yếu tố Biến quan sát Chỉ số Thang đo

Lợi ích sức khỏe (LI)

Duy trì thói quen vận động sẽ giúp cơ thể mình khỏe mạnh hơn, giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật.

Likert 5 LI2 Duy trì vận động giúp bản thân nâng cao tâm trạng.

LI3 Duy trì vận động giúp cơ thể tăng cường năng lực.

Duy trì vận động giúp cho giấc ngủ của bạn được cải thiện tốt hơn, ngủ ngon hơn.

LI5 Duy trì vận động giúp cho làn da của bạn khỏe đẹp hơn.

LI6 Duy trì thói quen vận động giúp cơ thể bạn dẻo dai hơn.

CN1 Tôi có thói quen vận động thường xuyên.

Tôi duy trì thói quen vận động để kiểm soát cân nặng và giữ gìn vóc dáng.

CN3 Tôi rất ít khi vận động vì cảm thấy mệt mỏi và không cần thiết.

Tôi tham gia các hoạt động vận động của trường vì mục tiêu “Sinh Viên 5 Tốt”.

CN5 Tôi duy trì vận động để rèn luyện tính kiên trì.

Tôi duy trì thói quen vận động để nâng cao sức đề kháng chống lại dịch bệnh Covid - 19.

Gia đình, bạn bè và xã hội

XH1 Tôi thường xuyên vận động vì ảnh hưởng từ gia đình.

Bạn bè tôi thường xuyên vận động nên tôi cũng vận động cùng mọi người.

Mọi người xung quanh tôi thường xuyên tập thể dục nên tôi cũng bị ảnh hưởng yếu tố tích cực đó.

XH4 Tôi vận động thường xuyên vì bố mẹ yêu cầu tôi tập thể dục.

Công việc và học tập đã ảnh hưởng đến quyết định duy trì vận động của tôi.

Likert 5 TG2 Tôi có thể sắp xếp thời gian để hoạt động thể dục, thể thao.

Thời gian ảnh hưởng tới việc quyết định duy trì vận động của tôi.

Tôi cảm thấy thường xuyên vận động thể dục, thể thao sẽ tốn thời gian.

QĐ1 Tôi quyết định duy trì thói quen vận động vì nhận thấy lợi ích của nó.

Tôi cảm thấy vận động tốn nhiều sức và không cần thiết nên không duy trì việc này.

Quyết định duy trì vận động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôi.

Quyết định duy trì vận động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôi.

Tôi duy trì thói quen vận động vì gia đình, bạn bè của tôi cũng vậy.

3.2 Lựa chọn thang đo Đối với nghiên cứu định lượng, nhóm nghiên cứu lựa chọn biến độc lập là thói quen thể dục thể thao, biến phụ thuộc là: lợi ích của việc tập thể dục; yếu tố cá nhân; yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội; yếu tố thời gian và quyết định duy trì thói quen thể dục thể thao.

Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng loại thang đo Likert 5 điểm:

5 = ảnh hưởng mang tính quyết định.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê tần số

1.1 Thống kê theo giới tính

Bảng 3.1 Bảng thống kê theo giới tính của sinh viên trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát

Tần suất Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm cộng dồn

Giá trị hợp lệ Nam 39 37.5 37.5 37.5

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu.

Trong số 104 sinh viên trả lời phiếu khảo sát, số phiếu sinh viên nữ trả lời là 65 người, chiếm 62.5%, cao hơn khoảng 2 lần so với sinh viên nam (37.5%) Điều này được giải thích do đặc điểm của Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM đa số là sinh viên theo học là nữ giới Vì vậy, tỉ lệ sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam không có gì là khó hiểu

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thống kê theo giới tính

1.2 Thống kê mô tả theo khóa học

Bảng 3.2 Bảng thống kê số liệu khóa học của sinh viên trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát

Tần suất Phần trăm Phần trăm hợp lệ

Giá trị hợp lệ Khóa 2022 54 51.9 51.9 51.9

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu.

Kết quả điều tra sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG- HCM khóa đào tạo hệ đại học chính quy bao gồm sinh viên sinh khóa 2019 đến 2022 thu được 104 phiếu điều tra Số lượng sinh viên sinh khóa 2022 chiếm hơn một nửa với 54 phiếu (chiếm 51.1%), tiếp đến là sinh viên sinh các khóa 2021 và 2020 với số phiếu bằng nhau là 21 phiếu (cùng chiếm 20.2%), ít nhất là sinh viên sinh khóa 2019 với số phiếu là 8 Điều này có thể giải thích rằng do nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện và tiếp cận chủ yếu sinh viên niên khóa 2022.

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thống kê theo khóa nhập học.

1.3 Thống kê về thói quen vận động

Bảng 3.3 Bảng thống kê về thói quen vận động thể dục thể thao của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát

Bạn có thói quen tập thể dục không?

Tần suất Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm cộng dồn

Giá trị hợp lệ Có 65 62.5 62.5 62.5

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu.

Theo kết quả khảo sát 104 sinh viên, có 65 sinh viên có thói quen vận động thể dục thể thao (chiếm 62.5%) và có 39 sinh viên không có thói quen này (chiếm 37.5%) Để thấy rõ hơn, có thể quan sát biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.3 Thực trạng về thói quen vận động tập thể dục thể thao của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát

1.4 Thống kê về tần suất tập thể thao

Bảng 3.4 Bảng thống kê về tần suất vận động thể dục thể thao của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát

Tần suất tập thể dục thể thao

Giá trị hợp lệ 1 lần hoặc ít hơn 42 40.4 40.4 40.4

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu.

Theo khảo sát về tần suất tập thể dục thể thao của 104 sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM, có 42 người tập thể dục 1 lần/tuần hoặc ít hơn (chiếm tỷ lệ 40.4%), 27 người tập thể dục 2 - 4 lần/tuần ( chiếm tỷ lệ26%), 25 người tập thể dục từ 5 đến 6 lần/ tuần (chiếm tỷ lệ 24%) và 10 người tập thể dục nhiều hơn 6 lần/ tuần (chiếm tỷ lệ 9.6%) Tần suất tập thể dục thể thao của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM được chia khá đều, giữ ở mức trung bình từ 1 đến 4 lần/tuần.

Biểu đồ 3.4 Tần suất vận động tập thể dục thể thao của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát.

1.5 Thống kê về tham gia hoạt động thể thao ở trường

Bảng 3.5 Thực trạng việc tham gia hoạt động thể thao ở trường của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát.

Bạn có tham gia hoạt động thể thao ở trường không?

Tần suất Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm cộng dồn

Giá trị hợp lệ Chưa từng 30 28.8 28.8 28.8 Đã từng 74 71.2 71.2 100.0

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu.

Theo số liệu khảo sát, số sinh viên từng tham gia hoạt động thể dục thể thao tại trường chiếm 71.2%, gấp khoảng 3 lần số sinh viên chưa từng tham gia hoạt động thể dục thể thao tại trường, tương đương 28.8% Để thấy rõ hơn, có thể theo dõi biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.5 Thực trạng việc tham gia vận động tập thể dục thể thao tại trường của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát.

Thống kê mô tả

Bảng 3.6 Kết quả thống kê mô tả trung bình của nhóm biến lợi ích, sức khỏe:

N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Duy trì thói quen vận động giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, phòng ngừa bệnh tật

Duy trì vận động giúp bản thân nâng cao tâm trạng 104 4.0

Duy trì vận động giúp cơ thể tăng cường năng lượng

Duy trì vận động giúp cho giấc ngủ của bạn cải thiện hơn, ngủ ngon hơn

Duy trì vận động giúp cho làn da của bạn khoẻ đẹp hơn

Duy trì thói quen vận động giúp cơ thể bạn dẻo dai hơn

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Nhìn vào bảng 3.6 trên thang đo Likert 5, nhận thấy thu được trung bình cộng các giá trị (mean) đều từ 3,9 trở lên Có thể thấy các sinh viên hầu như đồng ý hoặc trung lập với các biến trong khảo sát Độ lệch chuẩn ở đây khá cao (cao nhất là 1.00169857 và thấp nhất là 0.780480621) Sinh viên có nhận định không thống nhất, có người đồng ý với biến quan sát đó nhưng có người lại không đồng ý.

Bảng 3.7 Kết quả thống kê trung bình các nhóm biến yếu tố cá nhân:

N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Tôi có thói quen vận động thường xuyên 104 3.25 0.486076126 Tôi duy trì thói quen vận động để kiểm soát cân nặng và giữ gìn vóc dáng 104 3.2 0.385006493

Tôi rất ít khi vận động vì cảm thấy mệt mỏi và không cần thiết 104 2.71 0.303759774

Tôi tham gia các hoạt động vận động của trường vì mục tiêu “sinh viên 5 tốt”

Tôi duy trì vận động để rèn luyện tính kiên trì 104 3.31 0.483445964

Tôi duy trì thói quen vận động để nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh vặt 104 3.56 0.675403583

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Nhìn vào bảng 3.7 trên thang đo Likert 5, nhận thấy thu được trung bình cộng các giá trị (mean) dao động từ 2.71 đến 3.56 Các biến hầu hết có giá trị trung bình lớn hơn 3,0, riêng biến “Tôi rất ít khi vận động vì cảm thấy mệt mỏi và không cần thiết” có giá trị thấp nhất là 2.71 Có thể thấy các sinh viên hầu như trung lập hoặc không đồng ý với các biến trong khảo sát Độ lệch chuẩn ở đây cao nhất là 0.675403583 thấp nhất là 0.303759774 Điều này có nghĩa là nhận định của các sinh viên không thống nhất, có người đồng ý với biến quan sát đó nhưng có người lại không đồng ý

2.3 Gia đình, bạn bè, xã hội

Bảng 3.8 Kết quả thống kê mô tả trung bình của nhóm biến gia đình, bạn bè, xã hội:

N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Tôi thường xuyên vận động vì ảnh hưởng từ gia đình

Bạn bè tôi thường xuyên vận động 104 2.85 0.3231563 nên tôi cũng vận động cùng mọi người

Mọi người thường xuyên tập thể dục nên tôi cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố tích cực đó

Tôi vận động thường xuyên vì bố mẹ tôi yêu cầu tôi tập thể dục 104 2.56 0.2094516 Valid N (listwise)

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Nhìn vào bảng 3.8 trên thang đo Likert 5 nhận thấy thu được trung bình cộng các giá trị (mean) hầu như nhỏ hơn 3.0 trừ biến “Mọi người thường xuyên tập thể dục nên tôi cũng bị ảnh hưởng bởi nhân tố tích cực đó” Có thể thấy các sinh viên hầu như trung lập với các biến trong khảo sát Độ lệch chuẩn ở đây cao (cao nhất là 0.39522174 và thấp nhất là 0.2094516) Điều này có nghĩa là nhận định của các sinh viên không thống nhất nhưng không chênh lệch nhiều, có người đồng ý với biến quan sát đó nhưng có người lại không đồng ý.

Bảng 3.9 Kết quả bảng thống kê trung bình của các nhóm biến thời gian:

N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Công việc và học tập đã ảnh hưởng đến quyết định duy trì vận động của tôi

Tôi có thể sắp xếp thời gian để hoạt động thể dục, thể thao

Thời gian ảnh hưởng tới việc quyết định duy trì vận động của tôi 104 3.51 0.534434

Tôi cảm thấy thường xuyên vận động thể dục thể thao sẽ tốn thời gian

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Nhìn vào bảng 3.9 trên thang đo Likert 5 nhận thấy thu được trung bình cộng các giá trị (mean) từ 2,59 trở lên Các biến hầu hết có giá trị trung bình lớn hơn 3,4 ngoài trừ biến “Tôi cảm thấy thường xuyên vận động thể dục thể thao sẽ tốn thời gian” có giá trị trung bình nhỏ nhất là2,59 Có thể thấy các sinh viên hầu như trung lập với các biến trong khảo sát Độ lệch chuẩn ở đây cao (cao nhất là 0.535658 và thấp nhất là0.22665) Điều này có nghĩa là nhận định của các sinh viên không thống nhất, có người đồng ý với biến quan sát đó nhưng có người lại không đồng ý.

Tính toán xử lý độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là phép kiểm định phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố Phép kiểm định cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan sát đo lường nhân tố là hợp lý, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ.

Bảng 3.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm lợi ích, sức khoẻ.

Thống kê độ tin cậy

Cronbach's Alpha Giá trị Cronbach's

Alpha Số biến quan sát

Thống kê độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến này bị loại bỏ

Phương sai thang đo nếu biến này bị loại bỏ

Giá trị Cronbach Alpha nếu biến này bị loại bỏ

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Từ bảng số liệu của yếu tố độ “Lợi ích, sức khoẻ”, hệ số CronBach’s Alpha tổng là 0.916 > 0.6 (tiêu chuẩn theo nghiên cứu của Hair và đồng sự, 2006) là thang đo lường đạt chuẩn đồng thời cũng là thang điểm tốt nhất (> 0.9) Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng phù hợp (lớn hơn 0.3) thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép Nên thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy nội bộ Đồng thời nếu bỏ đi một biến quan sát bất kỳ cũng không làm tăng độ tin cậy của yếu tố.

Bảng 3.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố cá nhân.

Thống kê độ tin cậy

Cronbach's Alpha Giá trị Cronbach's

Alpha Số biến quan sát

Thống kê độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến này bị loại bỏ

Phương sai thang đo nếu biến này bị loại bỏ

Giá trị Cronbach Alpha nếu biến này bị loại bỏ

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Từ bảng số liệu của yếu tố “Cá nhân”, hệ số CronBach’s Alpha tổng là 0.798>0.6 (tiêu chuẩn theo nghiên cứu của Hair và đồng sự, 2006) và và nằm trong khoảng [0.7;0.9] vì vậy thang đo này là có ý nghĩa và thang đo lường tốt Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát B3 có hệ số tương quan biến - tổng < 0.3, loại bỏ biến B3 để tăng độ tin cậy thang đo.

- Gia đình, bạn bè, xã hội:

Bảng 3.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội.

Thống kê độ tin cậy

Cronbach's Alpha Giá trị Cronbach's

Alpha Số biến quan sát

Thống kê độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến này bị loại bỏ

Phương sai thang đo nếu biến này bị loại bỏ

Giá trị Cronbach Alpha nếu biến này bị loại bỏ

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Từ bảng số liệu bảng của yếu tố “Gia đình, bạn bè, xã hội”, hệ số CronBach’s Alpha bằng 0,846 > 0,6 (tiêu chuẩn theo nghiên cứu của Hair và đồng sự, 2006), là thang đo lường đạt chuẩn đồng thời cũng là thang điểm tốt (>0.8) Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng phù hợp (> 0.3) thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép Nên thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy nội bộ.

Bảng 3.13: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố thời gian.

Thống kê độ tin cậy

Cronbach's Alpha Giá trị Cronbach's

Alpha Số biến quan sát

Thống kê độ tin cậy

Trung bình thang đo nếu biến này bị loại bỏ

Phương sai thang đo nếu biến này bị loại bỏ

Giá trị Cronbach Alpha nếu biến này bị loại bỏ

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Từ bảng số liệu bảng của yếu tố sự “Thời gian”, hệ số CronBach’s Alpha = 0,643 > 0,6 (tiêu chuẩn theo nghiên cứu của Hair và đồng sự, 2006), là thang đo lường đạt chuẩn Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát D2, D4 có hệ số tương quan biến - tổng < 0.3, loại bỏ biến D2, D4.

Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS các biến

A, B, C, D được kiểm độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Trong đó biến A có hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất 0,916 Các biến còn lại B, C, D đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 Các biến B3, D2, D4 có hệ số tương quan biến - tổng < 0.3, loại bỏ các biến ra khỏi thang đo Kết quả được tổng hợp ở bảng thống kê kết quả tổng hợp kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến như sau:

Bảng 3.14: Bảng thống kê kết quả tổng hợp kiểm định Cronbach’s Alpha

STT Nhân tố Ký hiệu Biến quan sát ban đầu

Biến quan sát còn lại Cronba ch’s Alpha

3 Gia đình, bạn bè, xã hội

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory FactorAnalysis, gọi tắt là phương pháp EFA) nhằm đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F 0,5 0,5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số của KMO đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Nếu trị số của KMO nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) là một đại lượng thống kê dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không Nếu kiểm định xem xét này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau (Phạm Lộc, Phân tích nhân tố khám phá EFA trong SPSS, 2023)

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp trích yếu tố là Principal components với phép quay Varimax (Kaiser, 1974) và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalues = 1 Với các thang đo đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal components Tiêu chuẩn đối với hệ số tải nhân tố là phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA Hair và cộng sự (2014) cho rằng trong phân tích nhân tố khám phá EFA: Trị tuyệt đối hệ số tải Factor Loading ở mức 0.3 đến 0.4 cân nhắc là điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại Trị tuyệt đối hệ số tảiFactor Loading ở mức từ 0.5 trở lên là mức tối ưu, các biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt Tuy nhiên, Hair và các cộng sự cũng cho rằng, việc chọn ngưỡng trọng số tải factor loading trong EFA cũng nên xem xét đến cỡ mẫu Cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3;nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0,75 Nếu một trong các tiêu chí trên bị vi phạm, bảng ma trận xoay sẽ không có ý nghĩa Chính vì vậy, trước khi đến với việc chọn biến nào, loại biến nào cần kiểm tra xem các tiêu chí ở trên đã thỏa mãn chưa Mọi thứ thỏa mãn hết mới đi đến phần loại biến ở ma trận xoay Đặc biệt cần lưu ý đến hệ số tải Factor Loading của bài là bao nhiêu: 0,3 hay 0,5 bởi nếu chọn sai sẽ dẫn đến loại bỏ sai biến, biến có ý nghĩa nhưng lại loại bỏ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Để quyết định giữa biến hay loại biến trong phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), dữ liệu cần thỏa mãn hai điều kiện: (1) các biến quan sát hội tụ về cùng một nhân tố, các biến quan sát thuộc nhân tố này phải phân biệt với nhân tố khác; (2) các nhóm nhân tố nằm ở các cột khác nhau trong bảng ma trận xoay Kết quả phân tích nhân tố EFA của bài:

Bảng 3.15: Kết quả phân tích kiểm định KMO và Bartlett lần 1

Kiểm định KMO và Bartlett

Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 1739.443 df 136

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Garson, 2003) và kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa Sig 0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp Kết quả kiểm định Bartlett’s là 1739.443 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05, lúc này bác bỏ giả thuyết các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể Như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị loại bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố. kkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkjhggbbgvgvgvgvbhbhbhjhggbbgv gvgvgvbhbhbhkkkkkkkkkkkkkkkkjijdfghyvgvggvgbgvggbvjubhhhhjijdfgh yvgvggvgbgvggbvjubhhhhkkkkkkkkk

Bảng 3.16 Giải thích giá trị tổng phương sai lần 1

Hệ số Eigenvalues khởi tạo Chỉ số sau khi trích

Tổng cộng % Phương sai % Phương sai tích lũy Tổng cộng % Phương sai % Phương sai tích lũy

Phép trích: Phân tích thành phần chính

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Dựa vào bảng kết quả trên: Có 3 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1, như vậy 3 nhân tố này tóm tắt thông tin của 17 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất Tổng phương sai mà 3 nhân tố này trích được là 66.406% > 50%, như vậy, 3 nhân tố được trích giải thích được 66.406% biến thiên dữ liệu của 20 biến quan sát tham gia vào EFA

Bảng 3.17 Ma trận xoay nhân tố Alpha lần 1

Ma trận xoay nhân tố

Phương pháp chiết xuất: Phân tích thành phần chính.

Phương pháp quay: Varimax với Kaiser

Bình thường hóa. a Vòng quay hội tụ trong 6 lần lặp.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

- Giá trị hệ số Eigenvalues của cả bốn nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 3 có Eigenvalues thấp nhất là 1.134 > 1.

- Để chọn ra các biến quan sát chất lượng nên sẽ sử dụng ngưỡng hệ số tải là lớn hơn 0.5 So sánh ngưỡng này với kết quả ở ma trận xoay, thấy có một biến xấu là C3 và C1, cần xem xét loại bỏ Biến C3 tải lên ở cả hai nhân tố là Thành phần 2 và Thành phần 3 với hệ số tải lần lượt là 0.528 và 0.515, mức chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0.2.

- Biến C1 tải lên ở cả hai nhân tố là Thành phần 2 và Thành phần 3 với hệ số tải lần lượt là 0.527 và 0.632, mức chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn0.2 Sử dụng phương thức loại các biến xấu trong phân tích EFA Từ các biến quan sát ở lần phân tích EFA thứ nhất, loại bỏ biến C3 và C1, đưa các biến quan sát còn lại vào phân tích EFA lần thứ hai

Bảng 3.18 Kết quả phân tích kiểm định của KMO và Bartlett lần 2

Kiểm định của KMO và Bartlett

Kiểm định Bartlett Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 1441.070 df 105

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Hệ số KMO = 0.891 > 0.5, Sig Bartlett’s = 0.000 < 0.05, cho thấy các biến này tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích EFA là thích hợp.

Bảng 3.19 Giải thích giá trị tổng phương sai lần 1

Nhân tố Giá trị Eigenvalues khởi tạo Chỉ số sau khi trích

Tổng % phương sai % tích lũy Tổng % phương sai % tích lũy

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Tổng phương sai là 67.792% > 50%, do đó EFA là phù hợp với ý nghĩa thống kê, như vậy các nhân tố được trích giải thích được 67.792% biến thiên dữ liệu của các biến quan sát tham gia vào EFA

Bảng 3.20 Ma trận xoay nhân tố Alpha lần 2

Ma trận xoay nhân tố

Phương pháp chiết xuất: Phân tích thành phần chính.

Phương pháp quay: Varimax với Chuẩn hóa Kaiser. a Vòng quay hội tụ trong 5 lần lặp.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Kết quả ma trận xoay cho thấy, các biến quan sát được phân thành 3 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và không còn các biến xấu.

Như vậy, phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập được thực hiện hai lần Lần thứ nhất, có 2 biến quan sát không đạt điều kiện là C1 và C3 được loại bỏ để thực hiện phân tích lại Lần phân tích thứ hai (lần cuối cùng), các biến quan sát hội tụ và phân biệt thành 3 nhân tố.

Ngoài ra có sự trộn lẫn giữa các nhân tố, nghĩa là câu hỏi của nhóm nhân tố này bị nằm lẫn lộn câu hỏi của nhân tố kia Vấn đề này xảy ra xuất phát từ khâu nhóm nghiên cứu lập bảng khảo sát (Câu hỏi không rành mạch, rõ ràng giữa các nhóm nhân tố dẫn đến sự nhập nhằng về ý nghĩa. Bên cạnh đó cũng có nhiều đáp viên không hợp tác khi điều tra khảo sát).

Sau khi phân tích thì các nhân tố độc lập bị giảm đi chỉ còn 3 nhân tố và 15 biến.

- Nhóm 1 bao gồm các biến: A3; A2; A4; A1; A6; A5

- Nhóm 2 bao gồm các biến: B2; B5; B1; B6; C2; B4

- Nhóm 3 bao gồm các biến: D3; D1; C4

Biểu đồ 4.6 Mô hình nghiên cứu mới về các nhân tố ảnh hưởng tới thói quen duy trì thể dục thể thao.

Bảng 3.21 Kết quả đánh giá các biến

Phương pháp chiết xuất: Phân tích thành phần chính.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Giá trị Communalities là mức độ một items tương quan với tất cả các items khác.

Các giá trị Communalities lớn thì tốt hơn Nếu Giá trị Communalities của một biến mang giá trị thấp (giữa 0,0 - 0,4), thì biến đó có dấu hiệu tải cùng lúc lên nhiều yếu tố.

Tiêu chuẩn ngưỡng của giá trị Communalities > 0,4 là được chấp nhận.

Kiểm định tương quan Pearson

Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient, kí hiệu r) đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến Theo nguyên tắc cơ bản, tương quan Pearson sẽ lựa chọn một đường thẳng phù hợp nhất với mối quan hệ tuyến tính của hai biến.

Chính vì vậy phân tích tương quan Pearson đôi khi còn được gọi là phân tích hồi quy giản đơn (nhưng khác nhau về mặt ý nghĩa) Hệ số tương quan Pearson (r) sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1, hệ số r chỉ có ý nghĩa khi sig nhỏ hơn 0.05 Nếu sig < 0.05 thì có tương quan, khi đó r tiến càng gần 1 tương quan càng mạnh, càng tiến gần 0 tương quan càng yếu; nếu sig >0.05 thì mới không có tương quan.

5.1 Tạo nhân tố đại diện

Sau khi thực hiện hoàn thành bước phân tích nhân tố khám phá Để tiến hành phân tích tương quan Pearson và xa hơn nữa là hồi quy, đến với bước thứ tư này cần tạo ra các biến đại diện từ kết quả xoay nhân tố cuối cùng Các biến đại diện lần lượt là:

5.2 Kiểm định tương quan Pearson Đây là bước thứ năm trong quá trình phân tích dữ liệu, làm tiền đề để phân tích hồi quy đa biến:

Mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, vì điều kiện để hồi quy là trước nhất phải tương quan (Phạm Lộc, Phân tích nhân tố khám phá EFA trong SPSS, 2023)

Ngoài ra, vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau Dấu hiệu nghi ngờ dựa vào giá trị sig tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0,05 và giá trị tương quan Pearson lớn hơn 0,3.

Bảng 3.22 Kết quả kiểm định tương quan Pearson

A_TBTB Hệ số tương quan Pearson

B_TB Hệ số tương 0.472** 1 0.611** 0.783* quan Pearson

C_TB Hệ số tương quan Pearson

QĐ Hệ số tương quan Pearson 0.457** 0.783** 0.698** 1

Hệ số tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Kết quả ma trận cho thấy, Sig kiểm định tương quan Pearson giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0.05 Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Giá trị tương quan giữa các biến đều dao động từ 0.370 đến 0.783, chứng tỏ chúng có mối quan hệ thuận chiều.

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

*Thiết lập mô hình hồi quy:

- Phân tích hồi quy sẽ nhận định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

- Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp chuẩn đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.

- Tiến hành phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố tác động đến quyết định duy trì thói quen thể dục thể thao Giá trị của các yếu tố dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến đã được kiểm định Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy đa biến với phần mềm SPSS 26.

Mô hình R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

1 0.834 0.695 0.689 0.46229 a Predictors: (Hằng số), C_TB, A_TB, B_TB b Biến độc lập: QĐ

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Khi chúng ta đưa thêm biến độc lập vào phân tích hồi quy, R bình phương có xu hướng tăng lên Điều này dẫn đến một số trường hợp mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bị thổi phồng khi chúng ta đưa vào các biến độc lập giải thích rất yếu hoặc không giải thích cho biến phụ thuộc Trong SPSS, bên cạnh chỉ số R bình phương, chúng ta còn có thêm chỉ số R² Adjusted (R bình phương hiệu chỉnh) Chỉ số R bình phương hiệu chỉnh không nhất thiết tăng lên khi nhiều biến độc lập được thêm vào hồi quy, do đó R bình phương hiệu chỉnh phản ánh độ phù hợp của mô hình chính xác hơn hệ số R bình phương

R bình phương hay R bình phương hiệu chỉnh đều có mức dao động trong đoạn từ 0 đến 1 Nếu R bình phương càng tiến về 1, các biến độc lập giải thích càng nhiều cho biến phụ thuộc, và ngược lại, R bình phương càng tiến về 0, các biến độc lập giải thích càng ít cho biến phụ thuộc.

Trong bảng trên, bảng Model Summary cho chúng ta kết quả R bình phương (R Square) và R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.689 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 68,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Bảng 3.24 Kết quả phân tích phương sai ANOVA

Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương

Tổng 33.339 156 0.214 a Biến phụ thuộc: QĐ

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Chúng ta cần đánh giá độ phù hợp mô hình một cách chính xác qua kiểm định giả thuyết Để kiểm định độ phù hợp mô hình hồi quy, chúng ta đặt giả thuyết H0: R2 = 0 Phép kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết này Kết quả kiểm định nếu:

+ Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là ≠ 0 một cách có ý nghĩaR² thống kê, mô hình hồi quy là phù hợp.

+ Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là R² = 0 một cách có ý nghĩa thống kê, mô hình hồi quy không phù hợp.

Cụ thể trong trường hợp trên, giá trị sig của kiểm định F là 0,000

Ngày đăng: 22/08/2024, 15:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] “10 lợi ích tuyệt vời của tập thể dục đều đặn 2021.” Báo Sức khỏe &amp;Đời sống, 20 November 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 lợi ích tuyệt vời của tập thể dục đều đặn 2021
[2] | Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang, “Nghiên cứu nhu cầu tham gia thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Thái Nguyên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhu cầu tham gia thể dụcthể thao ngoại khóa của sinh viên đại học khối các trường kỹ thuật thànhphố Thái Nguyên
[3] Bùi Đình Cầu, “Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Thương mại Bùi Đình Cầu” - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, Bắc Ninh, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thểdục thể thao ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Thương mại BùiĐình Cầu
[4] Trần Đình Huy, “Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân”- Viện Khoa học thể dục thể thao, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động thể dục thểthao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân
[6] GT.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS.Vũ Mạnh Chiến, Giáo trình “Phương pháp nghiên cứu khoa học”, Trường Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngpháp nghiên cứu khoa học
[8] “Nghiên cứu các giải pháp hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nhằm nâng cao kết quả thi đẳng cấp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội | Tạp chí Khoa học thể thao.” Tạp chí Khoa học Việt Nam Trực tuyến - Vietnam Journals Online Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các giải pháp hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nhằmnâng cao kết quả thi đẳng cấp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thểdục thể thao Hà Nội | Tạp chí Khoa học thể thao
[9] PGS - TS. Nguyễn Toán cuối và TS. Nguyễn Sĩ Hà, Giáo trình “Lý luận và phương pháp thể dục thể thao”, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luậnvà phương pháp thể dục thể thao
[10] Phạm Ngọc Minh (1999), Luận án “Về nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay 1999", Hà Nội, 147 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nhân tố chủ quan và nhân tốkhách quan: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay 1999
Tác giả: Phạm Ngọc Minh
Năm: 1999
[7] Hair &amp; ctg (2009,116), Multivariate Data Analysis, 7th Edition Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Mô hình lý thuyết hành vi dự định - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 1.2. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Trang 15)
Hình Phương pháp - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
nh Phương pháp (Trang 16)
Hình Phương pháp - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
nh Phương pháp (Trang 25)
Bảng 2.1. Bảng hỏi - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 2.1. Bảng hỏi (Trang 30)
Bảng  3.1. Bảng  thống  kê  theo  giới tính  của  sinh  viên  trường Đại  học KHXH&amp;NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
ng 3.1. Bảng thống kê theo giới tính của sinh viên trường Đại học KHXH&amp;NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát (Trang 34)
Bảng 3.4. Bảng thống kê về tần suất vận động thể dục thể thao của sinh viên Trường Đại học KHXH&amp;NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.4. Bảng thống kê về tần suất vận động thể dục thể thao của sinh viên Trường Đại học KHXH&amp;NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát (Trang 38)
Bảng 3.5. Thực trạng việc tham gia hoạt động thể thao ở trường của sinh viên Trường Đại học KHXH&amp;NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát. - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.5. Thực trạng việc tham gia hoạt động thể thao ở trường của sinh viên Trường Đại học KHXH&amp;NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát (Trang 39)
Bảng 3.6. Kết quả thống kê mô tả trung bình của nhóm biến lợi ích, sức khỏe: - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.6. Kết quả thống kê mô tả trung bình của nhóm biến lợi ích, sức khỏe: (Trang 40)
Bảng 3.7. Kết quả thống kê trung bình các nhóm biến yếu tố cá nhân: - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.7. Kết quả thống kê trung bình các nhóm biến yếu tố cá nhân: (Trang 41)
Bảng 3.8. Kết quả thống kê mô tả trung bình của nhóm biến gia đình, bạn bè, xã hội: - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.8. Kết quả thống kê mô tả trung bình của nhóm biến gia đình, bạn bè, xã hội: (Trang 42)
Bảng 3.9. Kết quả bảng thống kê trung bình của các nhóm biến thời gian: - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.9. Kết quả bảng thống kê trung bình của các nhóm biến thời gian: (Trang 43)
Bảng 3.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm lợi ích, sức khoẻ. - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.10 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm lợi ích, sức khoẻ (Trang 44)
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố cá nhân. - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.11 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố cá nhân (Trang 46)
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội. - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.12 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội (Trang 47)
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố thời gian. - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.13 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố thời gian (Trang 48)
Bảng 3.14: Bảng thống kê kết quả tổng hợp kiểm định Cronbach’s Alpha - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.14 Bảng thống kê kết quả tổng hợp kiểm định Cronbach’s Alpha (Trang 49)
Bảng 3.15: Kết quả phân tích kiểm định KMO và Bartlett lần 1 - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.15 Kết quả phân tích kiểm định KMO và Bartlett lần 1 (Trang 51)
Bảng 3.16. Giải thích giá trị tổng phương sai lần 1 - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.16. Giải thích giá trị tổng phương sai lần 1 (Trang 52)
Bảng 3.17 Ma trận xoay nhân tố Alpha lần 1 - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.17 Ma trận xoay nhân tố Alpha lần 1 (Trang 53)
Bảng 3.19. Giải thích giá trị tổng phương sai lần 1 - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.19. Giải thích giá trị tổng phương sai lần 1 (Trang 55)
Bảng 3.18. Kết quả phân tích kiểm định của KMO và Bartlett lần 2 - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.18. Kết quả phân tích kiểm định của KMO và Bartlett lần 2 (Trang 55)
Bảng 3.20. Ma trận xoay nhân tố Alpha lần 2 - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.20. Ma trận xoay nhân tố Alpha lần 2 (Trang 56)
Bảng 3.21. Kết quả đánh giá các biến - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.21. Kết quả đánh giá các biến (Trang 58)
Bảng 3.22 Kết quả kiểm định tương quan Pearson - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.22 Kết quả kiểm định tương quan Pearson (Trang 60)
6.1. Bảng Model Summary - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
6.1. Bảng Model Summary (Trang 62)
Bảng 3.24. Kết quả phân tích phương sai ANOVA - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.24. Kết quả phân tích phương sai ANOVA (Trang 63)
Bảng 3.25. Hệ số hồi quy - Đề Tài Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Duy Trì Thói Quen Thể Dục Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Khxh&Nv, Đhqg-Hcm.pdf
Bảng 3.25. Hệ số hồi quy (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN