1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Giữa Kì Môn Phương Pháp Nckh (Clc) Lịch Sử Phát Triển Của Cửa Hàng Tiện Lợi Tại Nhật Bản.pdf

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Phát Triển Của Cửa Hàng Tiện Lợi Tại Nhật Bản
Tác giả Đinh Thị Xuân Hiền, Vũ Giang Thanh, Lương Ngọc Thanh Thủy, Khúc Thảo Nguyên
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn - ĐHQG TP.HCM
Chuyên ngành Nhật Bản Học
Thể loại Bài Tập Giữa Kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Mọi hiện tượng trong đời sống đều có nguyên do của nó, thiết nghĩ, trong quá trình du nhập và phát triển của một mô hình kinh đoanh còn mới như cửa hàng tiện lợi, đã có những thay đối đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQG TP.HCM

KHOA NHẬT BẢN HỌC

BÀI TẬP GIỮA KÌ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NCKH (CLC) TEN DE TAI: LICH SU PHAT TRIÊN CỦA CỬA HÀNG TIỆN LỢI TẠI

NHẬT BẢN Thành viên:

Võ Giang Thanh (+1) 2256191057

Lương Ngọc Thanh Thủy (+1) 2256191063

Khúc Thảo Nguyên 2256191077

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023

Trang 2

1 Ly do chon dé tai

Nhật Bản vốn là một quốc gia có nền kinh tế đứng hàng đầu trên thế giới, đi đôi với đó cũng là một nền văn hóa đặc sắc, độc đáo Đối với những ai CÓ niềm yêu thích tìm hiểu về đất nước nảy, hắn sẽ biết đến sự phố biến của cửa hàng tién loi (convenience store, hay tai Nhat duoc goi la 2-E=') trong doi séng cua ngudi dan noi day Viéc

sử dụng các cửa hàng tiện lợi một cách thường xuyên của họ còn được cho là một nét độc đáo của văn hóa tiêu dùng của người dân Nhật Bản Trong bài báo “7e unique culture of Japanese convenience stores”, Laura Studarus (BBC, 2019) có viết:

“Through both selection and ubiquity, konbini seem to have gained cultural significance.” (tam dich: “Qua sv tin ding va pho bién khap moi noi ctia minh, konbini đường như đã đạt được tâm ý nghĩa về mặt văn hóa `)

Cửa hàng tiện lợi đúng như cái tên của nó, hướng tới việc cung cấp những trải

nghiệm “tiện lợi” nhất đến với khách hàng, điển hình như: mở cửa 24/7, tốc độ phục vụ

nhanh chóng, sự dễ tìm vì mật độ dày đặc, cung cấp tất cả các dịch vụ mà bạn cần như mua vé tàu, thu tiền điện nước, v.v Nguồn gốc của cửa hàng tiện lợi vốn là từ Mỹ, xuất hiện lần đầu tại đây năm 1927, nhưng đến tận năm 1969, cửa hàng tiện lợi đầu tiên

tại Nhật Bản là My Shop mới ra đời Thời điểm đó, không ai có thể ngờ răng đây là khởi

đầu cho sự phat triển chưa từng có của một loại hình kinh doanh bán lẻ ở thị trường Nhật Bản Tính đến năm 2019, đã có đến hơn 55,620 cửa hàng tiện lợi tại Nhật, với tong doanh thu là 11,16 nghìn tỷ yên (xấp xỉ 102 tỷ USD), so sánh với năm 2018, con số này

đã tăng lên đến 1,7% (theo Tokyoesque) Với tông dân số Nhật Bản vào năm 2019 là

khoảng 126,6 triệu người, vậy cứ 2,265 người Nhật là sẽ có một cửa hàng tiện lợi So sánh với Mỹ, quốc gia khai sinh ra mô hình kinh doanh này, thì cứ 2,250 người sẽ có một cửa hàng tiện lợi Một quốc gia khác có vi tri dia ly gan hơn với Nhật là Trung Quốc, số lượng cửa hàng tiện lợi tại đây là 7,033 người trên một cửa hàng, như vậy có thê thấy rằng tuy số lượng dân số lớn hơn rất nhiều nhưng mật độ cửa hàng tiện lợi tại đây chỉ bằng 1⁄4 Nhật Bản Những dữ liệu này đã chứng minh sự “ăn nên làm ra” của mô hình kinh đoanh này tại Nhật Bản Nhưng cũng chính điều này đặt ra câu hỏi “Vậy cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản đã trải qua những giai đoạn nào để đạt đến được phát triển được như ngày hôm nay?” Mọi hiện tượng trong đời sống đều có nguyên do của nó,

thiết nghĩ, trong quá trình du nhập và phát triển của một mô hình kinh đoanh còn mới

như cửa hàng tiện lợi, đã có những thay đối đề phù hợp với văn hóa tiêu đùng của người

dân tại đây Nếu chỉ nghiên cứu những lý do khiến cửa hàng tiện lợi trở nên phô biến, e

1 Về cách phiên âm của từ này, mãi tài liệu sẽ có cách phiên âm khác nhau là “kombini”, “combini”, “konbini” hoặc “conbini”

Trang 3

rằng sẽ khó có được cái nhìn bao quát, vì ở mỗi thời kỳ, con người sẽ có những khác biệt trong hành vi mua sam và nhu cầu mua sắm Chính vì thế, việc đi vào tìm hiểu sự phát triển của một mô hình kinh doanh, đặt trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau

sẽ tạo nên sự so sánh, cuối cùng, đúc kết được lý do phát triển bền vững của cửa hàng

tiện lợi tại Nhật Bản

Trong đoạn phỏng van nam trong bài nghiên cứu có tên “Kombini - Nation” (Katarzyna J Cwiertka, Ewa Machotka, Consuming Life in Post-Bubble Japan - A

Transdisciplinary Perspective, p.71, 2018), một người cung cấp thông tin thuộc thế hệ

X (thế hệ những người sinh ra từ năm 1965-1980) cho rằng cửa hàng tiện lợi như là

“không khí mà bạn hít thở mỗi ngày”, và thật khó đề họ tưởng tượng ra được một cuộc sống không có cửa hàng tiện lợi Cũng trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ ra một điển hinh la cyu siéu sao bong da 30 tudi Nakata Hidetoshi, anh đã sống nhiều năm ở nước ngoài khi thi đâu cho các đội tuyên và trong các cuộc phỏng vấn, anh cho rằng điều khó khăn nhất khi sống ngoài nước Nhật là sự ít ỏ1 của các cửa hàng tiện lợi Hình ảnh những người Nhật tin dùng, yêu thích hay thậm chí là “phát cuồng” với cửa hàng tiện lợi được xuất hiện rất nhiều trong các sản phâm văn hóa đại chúng của Nhật Bản Đơn cử như trong quyén tiéu thuyét “Kombini Ningen” (Tên tiéng Anh: “Convenience Store Woman”, tén tiéng Viét: “Cé nang cita hang tiénich”) của tác gia Murata Sayaka, xuat ban năm 2016, đã khắc họa bầu không khí quen thuộc của cửa hàng tiện lợi gan liền với đời sống của người Nhật qua con mắt của một người thu ngân làm việc toàn thời gian tại đây Qua những ví dụ trên, có thể thấy tầm quan trọng của cửa hàng tiện lợi đối với người dân Nhật Bản, bởi thế một đề tài có thể khái quát được lịch sử của một mô hình kinh doanh có ý nghĩa không những trong kinh tế mà trong đời sống văn hóa, xã hội của một quốc gia hắn cũng là một đề tài đáng để tìm hiểu và thực hiện

Khi chọn một đề tài nghiên cứu, sự quan tâm, yêu thích cũng là một trong những

lý do hàng đầu Tập thể thực hiện đề tài với cương vị là nhóm sinh viên năm 2 khoa

Nhật Bản học cho rằng đây là một đề tài thú vị, có sự cấp thiết và có liên quan tới ngành học của bản thân Bản chất đề tài là một đề tài mang tính lý thuyết, đòi hỏi cần thu thập,

so sánh và đưa ra kết luận trên nhiều tài liệu với nhau, vì vậy đây cũng là cơ hội để

nhóm nghiên cứu khám phá thêm một lĩnh vực nhỏ liên quan đến đất nước Nhật Bản là

đối tượng nghiên cứu của ngành học mà nhóm đang theo đuôi, trau dồi thêm hiểu biết của ban than

Xuất phát từ những lý do trén, “Lich st phát triển của cửa hàng tiện lợi tại Nhật

Bản” được nhóm nghiên cứu lựa chọn làm dé tai cho nghiên cứu khoa học của mình

Trang 4

2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

e_ Đối tượng nghiên cứu: Cửa hàng tiện lợi (Convenience store)

® Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Nhật Bản

Phạm vi thời gian: từ năm 1969 đến năm 2019 (khoảng thời gian 50 năm)

3 Tổng quan fỉnh hình nghiên cứu

Cửa hàng tiện lợi vừa là một mô hình kinh doanh phát triển, vừa là một nét văn hóa tiêu biểu của Nhật Bản Chính vì vậy mả số lượng bài nghiên cứu liên quan đến chủ

đề này không phải là một con số nhỏ Tuy nhiên, trong phạm vi vấn đề nghiên cứu liên

quan đến lịch sử phát triển của cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản và thời gian nghiên cứu không quá đài, sau đây là một số những nghiên cứu có giá trị tham khảo đã được nhóm thực hiện đề tài tông hợp và phân tích:

3.1 Các đề tài cung cấp cơ sở lý thuyết

AY Mm SSIVERLVY AA KP SHBLEDD (2009) (tam dich:

Akahane Wataru, Tại sao cửa hàng tiện lợi lại phát triển?)

Bài luận văn trên giải quyết câu hỏi “Vì sao cửa hàng tiện lợi lại phát triển?” Thông qua việc phân tích cơ cầu và dịch vụ trong vận hành mô hình này Tác giả đưa ra nhiều lý thuyết như khái niệm về cửa hàng tiện lợi, phân loại cửa hàng tiện lợi hay sự vận hành của các dịch vụ (như hệ thống ATM, dịch vụ rút - nạp tiền ) - những nhân td thực sự biến một cửa hàng tiện lợi trở nên thật sự “tiện lợi” Kết luận của luận văn cho thay, cửa hàng tiện lợi đáp ứng được sự tiện lợi so với các loại hình kinh doanh truyền thống trên các phương diện như thời gian (mở cửa 24/7), khoảng cách (mật độ cửa hàng dày đặc, có mặt ở cả chung cư, bệnh viện, trường học, ) và chủng loại sản phẩm

ÌllWE, #2MItOo¬ i4 — 3ÈEiãm2¬bXÈÁ6I|Lläâ~—

(2013) (tam dich: Nobuo Kawa, Ly thuyét về cửa hàng tiện lợi thế hệ thứ 2 - Từ lý thuyết về một hình thức kinh doanh đến lý thuyết về sự phát triển của các hình thức kinh doanh)

Đây là một luận văn phân tích khá rõ nét về sự thay đôi của các cửa hàng tiện lợi

từ cuối thế ky XIX đến năm 2013 Ban đầu, cửa hàng tiện lợi ra đời chỉ phục vụ cho việc bán những loại sản phâm, hàng hóa thông dụng trong đời sống hằng ngày của người dân Tuy nhiên, vảo đầu những năm 2000, nhiều loại địch vụ khác đã được bố sung nhanh chóng và các cửa hảng tiện lợi dần dần trở thành cơ sở hạ tầng thiết yếu trong đời sống xã hội Nhật Bản Nguyên nhân cho sự thay đôi cơ cấu nhanh chóng như thế là do

Trang 5

thực trạng dân số gia đi; số lượng người sống một mình tăng lên và cả sự tiến bộ của phụ nữ lúc bấy giờ Bên cạnh đó, từ cuối những năm 1990, công nghệ thông tin, Internet phat triển mạnh mẽ, khách hàng bắt đầu tìm kiếm sự tiện lợi khi sử dụng dịch vụ thương mại điện tử từ các cửa hàng tiện lợi thay vì cách thức mua hàng truyền thống Trong đó, các thương hiệu nỗi tiếng như Lawson, Family Mart và Sunkus đã nhanh chóng dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử Số lượng cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản tăng từ

44,500 lên hơn 50,000 trong 5 năm kế từ năm 2008 Tuy nhiên, các chủ cửa hàng vẫn

cho rằng họ vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân Sau trận động đất xảy

ra ở phía Đông Nhật Bản vào ngày 11 tháng 03 năm 2011, 7-Eleven cho biết họ đã xác định được 118 lĩnh vực cần cải thiện Sự phát triển của cửa hàng tiện lợi từ năm 2010

có thê nói là kết quả nỗ lực to lớn khi các công ty đứng sau luôn cải tiến mô hình kinh

doanh phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng Đây có thê là giá trị cốt lõi khiên các chuối cửa hàng tiện lợi ngày nay vần luôn phát triên ôn định

Katarzyna J.Cwiertka, Ewa Machotka Kombini-Nation In: Consuming Life

in Post-Bubble Japan - A Transdisciplinary Perspective, p.69-86 (2018)

(tam dich: Kombini-Nation Nam trong: Doi song tiéu ding thoi ky hau Bong bóng ở Nhật Bản - Một góc nhìn xuyên ngành)

Ở chương Kombini - nation, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những góc nhìn về hình thức kinh doanh này khi nó mới xuất hiện tại Nhật Bản hậu “Thời kỳ Bong bóng ”” Một trong những yếu tố quan trọng đó là cửa hàng tiện lợi cung cấp dịch vụ nhanh chóng

và tiện lợi cho khách hàng Khách hàng có thể đễ dàng tìm thấy các sản phẩm cần thiết

và mua hàng mọi lúc trong ngày, nhờ vào thời gian mở cửa dài và liên tục Điều này đặc biệt hữu ích trong một xã hội đang trở nên ngày cảng bận rộn và áp lực công việc g1a tăng Sự tiện lợi này đã giúp cửa hàng tiện lợi trở thành một địa điểm mua sắm tuyệt vời cho nhu cầu ngắn hạn và khẩn cấp Ngoài ra cửa hàng tiện lợi cũng cung cấp những ưu đãi tốt cho người mua hàng Nhờ vậy, có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động giữa các cửa hàng tiện lợi và khuyến khích sự trung thành của khách hàng Hơn nữa, cửa hàng tiện lợi không chỉ đơn thuần là nơi bán hàng, mà còn là nơi giao tiếp, tương tác xã hội Đây là một vài trong rất nhiều lý do củng có cho sự phát triển cho cửa hàng

tiện lợi tại Nhật, từ thời điểm đó cho đến nay

2 “7hời kỳ Bong bóng kinh tế Nhét Bán”: Kéo dài từ năm 1986-1991 Thời kỳ “#¿u bong bóng” diễn ra từ

đầu năm 1992, khi bong bóng giá này bị vỡ vào năm 1991 và nền kinh tế Nhật đi vào đình trệ (Nguồn:

Kunio Okina, Masaaki Shirakawa, and Shigenori Shiratsuka, “The Asset Price Bubble and Monetary Policy: Japan's Experience in the Late 1980s and the Lessons”, 2001)

Trang 6

3.2 Các đề tài bàn về các khía cạnh nằm trong quá trình phát triển của cửa hàng tiện lợi

Terasaka, A Development of new store types: The role of convenience stores

in Japan In: GeoJournal 45, 317-325 (1998) (tam dich: Su phat triển của một loại cửa hàng mới: Vai trò của cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản)

Qua bài nghiên cứu này, tác giả Terasaka đã trình bày các yếu tố góp phần giúp các chuỗi cửa hàng tiện lợi từ loại hình cửa hàng mới chuyền sang trở nên phô biến và phat trién rong rai tai Nhat Ban vao nam 1997 Theo số liệu nghiên cứu, xu hướng tăng trưởng của mô hình cửa hàng tiện lợi từ năm 1982 đến năm 1992 không ngừng gia tăng

và dẫn lan rộng khắp Nhật Bản (đã tăng từ 23,235 cửa hàng đến 48,405 cửa hàng từ năm

1982 đến 1994) Thông qua việc các hệ thống chuỗi cửa hàng được chuyển giao, chắt lọc từ kinh nghiệm quản lý siêu thị và năm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp đã thiết lập các dịch vụ đa dạng mà các cửa hàng bán lẻ truyền thống không thé phục vu được như thời gian mở cửa dài, đa dạng các loại đồ ăn nhanh và phục

vụ nhiều loại hình dịch vụ cá nhân (thanh toán công cộng, đặt vẻ, ) Ngoài ra, các cửa hàng được phân bố rộng ở các nhà ga, các tuyến đường chính đã dé dàng tiếp cận với người tiêu dùng Tuy nhiên, theo thời gian, các chuỗi cửa hàng tiện lợi đã có những sự thay đôi mới đề phát triển bền vững mà đề tài nghiên cứu này được thực hiện vào năm

1998 nên đã không thể cung cấp đầy đủ những thông tin của các chuỗi cửa hàng tiện lợi

ở thời điệm hiện tại

Meyer-Ohle, H., Convenience Stores and the Organization of E-Commerce In: Innovation and Dynamics in Japanese Retailing, 211-226 (2003) (tam dịch: Cửa hàng tiện lợi và Sự tô chức của thương mại điện tử)

Thương mại điện tử (e-commerce) chắc hắn đã không còn xa lạ gì khi các quốc gia trên thế giới đã và đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Nhật Bản

là một trong số đó Từ giai đoạn những năm 1990 trở về sau, sự xuất hiện của Internet

là một bước tiến tuyệt vời, cung cấp cho ngành thương mại một công cụ trao đôi mới giữa người bán với người mua Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày sự hiện diện của các công cụ điện tử trong vận hành các cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản Những áp dụng của hệ thống thương mại điện tử trong các cửa hàng tiện lợi, đã cho thay những lợi thé của các thương hiệu cửa hàng tại Nhật trong việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm tăng trải nghiệm khách hàng và lượng khách hàng Đây lại là một khía cạnh dang dé tim hiểu khi nói đến đòng thời gian phát triển của các cửa hàng tiện lợi

Trang 7

Rapp, W., Islam, M Japanese Mini-Banks: Retail Banking Services through Convenience Stores In: Asian Bus Manage 5, 187-206 (2006) (tam dịch: Những ngân hàng thu nhỏ của Nhật Ban: Cac dich vu ngân hàng bán lẻ thông qua cửa hàng tiện lợi)

Về nội dung, nghiên cứu này trình bày cách mà các chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu tại Nhật Bản đã thực hiện tổ chức cung cấp các dịch vụ của một ngân hàng bán lẻ (retail bank) như: thanh toán hóa đơn điện nước, thanh toán hóa đơn trực tuyến, chuyên tiền, v.v trong suốt 2 thập kỷ Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình “ngân hàng thu nhỏ” trong các cửa hàng tiện lợi đã đem đến những lợi ích như: tạo ra được khoản thu hoa hồng qua các giao dịch tài chính, tăng lượng khách sử dụng cửa hàng và cuối cùng

là tăng lòng trung thành của khách hàng Mô hình ngân hàng trong các cửa hàng tiện lợi này được coi là một trong những bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của

loại hình kinh doanh nảy, đặc biệt là trong thời điểm nó mới xuất hiện, các ngân hảng

Nhật Bản đang suy yếu vì chịu hậu quả do sự sụp đồ của thời kỳ “bong bóng” (1990) tại quốc gia này, vì vậy mà các thương hiệu cửa hàng tiện lợi đã cho thấy được năng lực thu hút khách hàng của họ và những lợi thế trong lĩnh vực tài chính Nghiên cứu sử dụng phương pháp tông hợp tài liệu, để đưa ra lý thuyết và phân tích những khía cạnh của mô hình “ngân hàng thu nhỏ” (mini-bank) trong các cửa hàng tiện lợi hàng đầu tại Nhật như Lawsons, Family Mart, trên nền tảng lý thuyết về bỗi cảnh lịch sử của Nhật Bản thời

ky hau Chién tranh thé giới thứ lI và sơ lược về cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản, day la những thông tin có giá trị tham khảo cho đề tài này

Gavin H Whitelaw Rice Ball Rivalries: Japanese Convenience Store and

the Appetite of Late Capitalism (2006) (sam dich: Nhitng déi thủ cơm nắm: Cửa hàng

tiện lợi Nhật Bản và sự khao khái của chủ nghĩa tr bản muộn)

Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của Onigiri - một loại cơm nắm của Nhật Bản đã xuất hiện từ thời kỳ Heian (794 - 1192) Onigiri đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị và xây đựng hình ảnh của các chuỗi cửa hàng tiện lợi thể hiện ở sự cạnh tranh Onigiri giữa hai chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản - FamilyMart và Lawson Qua đó nêu bật cách chúng thông trị thị trường bán lẻ và thói quen hàng ngày của nhiều người Nhật Chuỗi cung ứng hiệu quả và thực phẩm làm sẵn (đặc biệt là Onigiri) là một trong những yếu tổ quyết định sự thành công của các cửa hàng tiện lợi này Các sản phẩm Onigiri của FamilyMart và Lawson được phân tích chuyên sâu, cho thấy chúng thê hiện cả sự cạnh tranh và tiêu chuẩn hóa trong sản phẩm và tiếp thị Nhìn chung, nghiên cứu này sử dụng sản phẩm Onigiri làm “lăng kính” để cho thấy rằng các cửa hàng tiện lợi đã biến thực phẩm thông thường thành hàng hóa có thương hiệu, tối

đa hóa doanh số bán hàng

Trang 8

ARES, AYES SRL Ody bMS Ce,

+t#tvv#+ EW 57 BA KV 12

aha & Hillel FS 97 2B FB 12 # (2018) (tam dich: Masayuki Tajiri Nhitng thach thc trong cửa hàng tiện lợi va sie ky vong déi véi céng nghé Robot)

Trong bài nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu cụ thê được xác định là chuỗi

cửa hàng tiện lợi 7-Eleven - một chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thể giới hiện nay Cửa hàng 7-Eleven đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản là vào năm 1974 và nhanh chóng hòa

nhập với xã hội Nhật Bản với tốc độ nhanh chóng Chỉ khoảng một năm sau đó, trong bối cảnh nền kinh tế ở Tokyo đang phát triển mạnh mẽ và được cho là thời điểm thích hợp cho các cửa hàng tiện lợi hoạt động vào ban đêm (ban đầu các cửa hàng chỉ hoạt động trong khung giờ tử 7 giờ sáng đến LI giờ tối), cuộc thử nghiệm “mở cửa 24 giờ”

đã được tiễn hành lần đầu tiên ở một vùng nông thôn thuộc tỉnh Fukushima Thông qua

số liệu thử nghiệm cho thấy, doanh số mà các cửa hàng mở cửa trong 24 giờ cao hơn so với dự kiến ban đầu và sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai Năm 1975, công ty l†o- Yokado đã áp dụng việc mở cửa 24 giờ cho tất cả cửa hàng 7-Eleven trên toàn Nhật Bản Đến năm 2018, cũng là năm tác giả Masayuki viết bài nghiên cứu này, số lượng cửa hàng 7-Eleven ở Nhật Bản là 20,000 cửa hàng Trong khi đó, vào năm 2008, số lượng cửa hàng 7-Eleven tại Nhật Bản chỉ là 12,000 cửa hàng Sự phát triển của xã hội

và nhu cầu của người tiêu đùng ngày một tăng cao Bước vào thời đại 4.0, các bước thanh toán phức tạp; việc kiểm kê, đọn đẹp hàng hóa; hâm nóng các loại thức ăn nhanh

đã trở thành những công việc tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của người mua lẫn người bán Chính vì thế, 7-Eleven bắt đầu nghĩ đến việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào việc kinh doanh chuỗi cửa hàng Một số ý kiến được đề cập đến trong nghiên cứu cho rằng, sẽ thật tuyệt nếu có sự hỗ trợ của AI trong khoảng thời gian các cửa hàng đông khách Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các thông tin và số liệu mà nghiên cứu này đem lại đã thay đối khá nhiều Với sự tác động của đại địch Covid L9 ít nhiều đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của 7-Eleven nói riêng và các thương hiệu cửa hàng tiện lợi nói chung, mà ở trong đề tài này nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục kế thừa và trình bày rõ hơn

David Marshall, Convenience stores and well-being of young Japanese consumers (2018) (tam dich: Cua hang tién loi va strc khoe cua ngwoi tiéu dung tré tai Nhật Bản)

Bài nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tống quan về việc mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi của nhóm người tiêu dùng trẻ tại Nhật Bản Thông qua kết quả của cuộc khảo sát, đã cho thay phan lớn các bạn trẻ đến cửa tiện lợi 2 - 3 tuần một lần vào chiều

Trang 9

tối và 40% người tiêu dùng thường mua các sản phâm mang đi (bánh mì, salad, ) và đồ

ăn vặt (bánh, kẹo, ) Khác với các cửa hàng bán đồ ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi cung cấp các sản phẩm có phần lành mạnh hơn như cơm nắm, bánh mì, mang đến người tiêu dùng trẻ một bữa ăn nhanh gọn mà không quá có hại cho sức khỏe Ngoài ra, sự thu hút cửa hàng tiện lợi đối với người tiêu dùng trẻ còn năm ở thời gian mở cửa 24/24 cùng với vị trí gần các công ty, trường học giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Mặc đù, người tiêu dùng trẻ không quan tâm quá nhiều đến sức khỏe nhưng để có thé phát triển lớn mạnh và thu hút được người tiêu dùng ở mọi lứa tuôi đồng thời nâng cao trải nghiệm thì các cửa hàng cần cung cấp các mặt hàng lành mạnh hơn, hoặc quảng

bá thực phẩm ăn nhẹ, ít chế biến của Nhật Bản góp phần nâng cao sức khỏe người tiêu dùng Qua bài nghiên cứu trên, đã cung cấp những yếu tô giúp cửa hàng tiện lợi thu hút giới trẻ Nhật Bản

3.3 Nhận xét chung

Cac dé tai nghiên cứu được tông hợp phân tích thời gian phát triển và cung cấp

lý thuyết về cửa hàng tiện lợi là tài liệu tham khảo chủ yếu về cả nội dung và phương pháp của nhóm nghiên cứu Tuy vậy, các đề tài thường có phạm vi thời gian nghiên cứu ngăn, chỉ nghiên cứu ở một thời kỳ nỗi bật trong bối cảnh lịch sử của cửa hàng tiện lợi Đây là những điều mà đề tài này có thê kế thừa và bô sung đề tông hợp được một dòng thời gian liền mạch hơn của quá trình phát triển cửa hàng tiện lợi

Còn các nghiên cứu còn lại đã cung cấp cho đề tài này nhiều lý thuyết và phân tích về mô hình cửa hàng tiện lợi thông qua việc kết hợp phân tích với các khía cạnh găn liền với sự ton tại và phát triển của nó như là việc kết hợp các dịch vụ, áp đụng công nghệ thông tin, hay phân tích các mặt hàng được bày bán trong cửa hàng Điều này làm vấn đề mà các tác giả đang nghiên cứu có sự chỉ tiết hơn Trong đề tài này, những phân tích về các lĩnh vực cụ thể đó sẽ được kế thừa, để đặt vào một các giai đoạn lịch

sử cụ thể, tạo nên “bức tranh toàn cảnh” hơn cho lịch sử phat triển của mô hình cửa

hàng tiện lợi

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục dích nghiên cứu

Đề hoàn thành đề tài, chúng tôi có hai mục đích:

Thứ nhất là tìm hiểu quá trình du nhập và phát triển của cửa hàng tiện lợi

(konbim) tại Nhật Bản Sau khi hoàn thành đề tài, có thể xác định được các giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của cửa hàng tiện lợi, những yêu tố đã đóng vai trò chính

Trang 10

trong quá trình này, và những thay đôi quan trọng trong mô hình kinh doanh và kiến trúc của các cửa hàng tiện lợi qua thời g1an

Thứ hai là chỉ ra được những ảnh hưởng của cửa hàng tiện lợi đối với người tiêu dùng Nhật Bản Từ đó chỉ ra được sự thay đối trong hành vi tiêu dùng của người dân Nhật Bản song song với sự phát triển của cửa hàng tiện lợi

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Ứng với hai mục đích trên, những nhiệm vụ đặt ra cho đề tài này là:

Một là, tông hợp và phân tích các giai đoạn quan trọng trong sự hình thành và phat triển của cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản, bao gồm nguồn sốc và lịch sử của mô hình cửa hàng tiện lợi

Hai là, nghiên cứu và xác định những lợi ích và hạn chế mà cửa hàng tiện lợi

mang đến cho người tiêu dùng

9 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, cụ thể

là các phương pháp sau:

© Phương pháp phân tích và tổng hợp được áp dụng bằng cách thông qua các văn bản, tài liệu liên quan đến sự hình thành và phát triển của hàng tiện lợi,

từ đó phân tích và chọn lọc những thông tin quan trọng liên quan đến đề tài nghiên cứu

© Phương pháp lịch sử được áp dụng đề phân tích quá trình phát triên của cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bán qua từng giai đoạn khác nhau; đồng thời, áp dụng phương pháp logic đễ tông kết và làm rõ những thành tựu, những điều hạn chế trong quá trình phát triển của các chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về ý nghĩa khoa học, đây là đề tài chưa được quan tâm thảo luận nhiều tại Việt Nam, chính vì thế thông qua bài nghiên cứu này chúng tôi mong muốn mang lại một bai báo cáo được trình bày một cách logic, khách quan nhất cho những học giả quan tâm Cũng như đặt nền móng cơ sở lý luận và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các để tài nghiên cứu có liên quan sau này Đồng thời, tạo cảm hứng cho các bạn sinh viên có mong muôn bắt đầu nghiên cứu khoa học

Về ÿ nghĩa thực tién, đề tài bàn luận trực tiếp về sự phát triển của một mô hình kinh doanh cụ thể tại một quốc gia khác Vì vậy, đây có thể là một gợi ý cho những nhà quản lý hoặc những ai đang có nung nấu thực hiện mô hình cửa hàng tiện lợi phù hợp

Ngày đăng: 22/08/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w