1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Sự Khác Biệt Cơ Bản Giữa Đô Thị Thăng Long-Hà Nội Và Sài Gòn-Thành Phố Hồ Chí Minh Qua Các Giai Đoạn Phát Triển.pdf

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự khác biệt cơ bản giữa đô thị Thăng Long-Hà Nội và Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn phát triển
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Trúc, Nguyễn Lê Đăng Khôi, Trương Thanh Như, Phan Văn Thư Phát, Lê Thị Mai Hương
Người hướng dẫn ThS. Đoàn Diệp Thùy Dương
Trường học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Đô thị học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 5,03 MB

Nội dung

Điển hình trong số các đô thị hoa mỹ đó là đô thị Thăng Long Hà Nội và đô thị Sài Gòn.. Bối cảnh ra đời của Sài Gòn không giống như đô thị Hà Nội mà bắt nguồn từ sự sụp đổ của đế quốc Ph

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔ THỊ HỌC

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: Sự khác biệt cơ bản giữa đô thị Thăng Long-Hà Nội và Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn phát triển

Giảng viên hướng dẫn: ThS Đoàn Diệp Thùy Dương

Lớp : 2

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Trúc – 2256170098

Nguyễn Lê Đăng Khôi – 2256170034 Trương Thanh Như – 2256170057 Phan VănThư Phát – 2256170059

Lê Thị Mai Hương - 2256170032

1

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU

II NỘI DUNG 1 Sự khác nhau giữa các đặc điểm của 2 đô thị và lí do 1.1 Vị trí địa lí, khí hậu

1.2 Kiến trúc – Cơ sở hạ tầng

1.3 Xã hội – Văn hóa

III TỔNG KẾT

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

Trang 3

I.MỞ ĐẦU

Chạy theo xuyên suốt chiều dài quá trình diễn biến lịch sử nước nhà Việt Nam Trải qua bao đau thương, mất mát để đánh đổi lại sự hòa bình như ngày hôm nay bằng chính xương máu ông cha ta Chứng kiến được những đứa con tinh thần được sinh ra

và lớn lên – Đô thị Việt Nam luôn mang theo bên mình những nét đặc trưng về chính trị, kinh tế, văn hóa và con người nội bật trên từng lĩnh vực Trải qua các giai đoạn lịch

sử từ lúc sơ khai cho đến lúc huy hoàng, được phân chia các cột mốc rõ ràng qua những giai đoạn khi còn là phong kiến thuộc địa cho đến thời kì hiện đại ngày nay Điển hình trong số các đô thị hoa mỹ đó là đô thị Thăng Long (Hà Nội) và đô thị Sài Gòn Được xem là nhân chứng quan trọng trong công cuộc tìm hiểu lịch sử VN qua nhiều giai đoạn Thăng Long (Hà Nội) ra đời trong bối cảnh lịch sử sâu xa, sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua vào năm 1009 đã sáng lập ra nhà triều đại nhà Lý, năm 1010 người dời đô về Đại La và lấy tên mới là hoàng thành Thăng Long Tại đây hoàng thành trở thành kinh đô rực rỡ Tọa lạc tại vị trí “đắc địa”, giao thoa với các yếu tố tự nhiên Sông- Núi vững vàng Trải qua bao thăng trầm phát triển, về sau nơi đây đươc xem là một đô thị luôn đi kèm với những nét xưa, lưu giữ lại lịch sử của với 1000 năm văn hiến, sử hữu cho mình nét đặc trưng bởi ‘’36 phố phường” thuộc Phố cổ, với một khí thế ngút trời xanh mà ko bị xói mòn bởi thời gian Đối với đô thị Sài Gòn điều khác biệt cơ bản đầu tiên giữa 2 đô thị này là vị trí địa lý, nằm 2 đầu đất nước Bắc Nam cách nhau 1140km theo đường chim bay Bối cảnh ra đời của Sài Gòn không giống như đô thị Hà Nội mà bắt nguồn từ sự sụp đổ của đế quốc Phù Nam đã làm tiền

đề cho chúa Nguyễn đặt chân vào đàng trong vào thế kỉ XVI (nay là thành phố Hồ Chí Minh) Sau khi tan rã nơi này trở thành thuộc địa của Pháp, “ Hòn Ngọc Viễn Đông” – cái tên mỗi khi nhắc đến là nghĩ ngay đến độ chịu chơi của các quan chức Pháp Là nơi sầm uất và nổi tiếng với những điều mới lạ Lưu giữ được các kiến trúc, công trình xưa cũ như Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành,… Sự hình thành đô thị Sài Gòn là quá trình tụ cư và hô •i nhâ •p văn hóa nhanh chóng của người Việt, người Hoa với những tô •c người bản địa , vẫn nuôi dưỡng tất cả để tạo nên sự phong phú đa dạng của văn hóa Sài Gòn Hai đô thị này có sự khác nhau về mặt hình thành và phát triển vì

đô thị Sài Gòn phát triển trễ hơn đô thị Hà Nội rất nhiều Những sự khác biệt về văn hóa, kinh tế, giọng nói cũng như bản sắc , đa dạng nhưng lại không bài xích lẫn nhau

3

Trang 4

II NỘI DUNG:

Đặc điểm Thăng Long – Hà Nội

Vị trí địa lý

Sau khi đã lên ngôi vào năm 1009 tại Hoa Lư, đến năm 1010 Với một tầm nhìn mang tính chiến lược Lý Thái Tổ đã ra quyết định dời đô về Đại La, tại đây Ông đặt tên cho kinh thành mới là " Thăng Long " Kinh Thành nằm giữa “tứ giác nước” của

4 con sông lớn: sông Hồng, sông Thiên Phù, sông Tô Lịch và cuối cùng là sông Kim Ngưu, nằm tại tọa độ từ :

 105047’47’’ đến 105052’20’’ Kinh độ Đông (rộng 04’33’’ theo chiều Tây – Đông)

 21000’26’’ đến 21003’14’’ vĩ độ Bắc (rộng 02’48’’ theo chiều Bắc – Nam)

 Vào thời triều đại nhà Lý, lãnh thổ Đại Việt được phân định rõ ràng, có biên giới phía nam tại Hoàng Sơn, đến hết địa phận tỉnh Hà Tĩnh còn biên giới phía bắc cũng được xem tương tự như tỉnh Hà Giang hiện nay và được giới hạn bởi các vĩ tuyến bắc

 17058’ (N) – 23024’ (B) và các kinh tuyến đông: 102009’ (T) – 108004’(Đ) Dựa theo số liệu trên thì ta có thể thấy rằng kinh thành Thăng Long được phân bố thiên hơn về phía Bắc đất nước hồi đó rơi vào khoảng 21’ VB và thiên về phía đông khoảng 43’ KĐ

Vị thế hoàng thành Thăng Long ( Hà Nội)

Nằm tại vị trí ranh giới và chuyển tiếp của nhiều hệ thống tự nhiên và được bao bọc bởi các dãy núi thiêng chạy theo vòng cánh cung kết hợp với các “ tụ thủy “, kinh thành Thăng Long có một vị trí được xem là “ địa lợi “, có nhiều ưu thế về các điều kiện tự nhiên vừa là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa và là nhịp đập chung của cả nước

Ngày nay, HN có vị trí tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên còn phía Tây là tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ

4

Trang 5

Diện tích tổng toàn HN là 3356.8km2, đa số diện tích nằm trong khu vực đồng bằng Sông Hồng mang trong mình lượng lớn phù sa màu mỡ, trung bình độ cao từ 5-20m khi so với mực nước biển, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam- từ Tây sang Đông Vùng đồng bằng, đất khá bằng phẳng, chiếm đa số diện tích

Khí hậu

 Khí hậu nơi Thăng Long( Hà Nội ) là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, vào mùa hè khí hậu sẽ nóng, trời mưa nhiều và khi đến mùa đông trời lạnh, mưa bắt đầu ít dần đi

 + Và khi nằm trong vùng nhiệt đới, khu vực Hà Nội quanh năm đón nhận một lượng lớn bức xạ mặt trời lớn và có nhiệt độ cao, do phải chịu ảnh hưởng lớn từ biển nên khu vực Hà Nội độ ẩm và lượng mưa cao đáng kể

 Hằng năm, nhiệt độ không khí HN trung bình là 23,6°C, độ ẩm 79%, và cuối cùng là lượng mưa lên đến 1245mm

Lượng mưa ở HN cứ mỗi năm dao động rơi vào 114 ngày mưa, con số này có thể chưa chính xác nhưng vẫn loanh quanh đâu đó xấp xỉ con số này Hà Nội còn được thiên nhiên ban cho vẻ đẹp 4 mùa Xuân, hạ, thu, đông Hòa quyện , chuyển biến làm cho khí hậu HN có thêm những nét riêng và ngày càng trở nên ôn hòa, dễ chịu say đắm cuốn hút lòng người

 ( Tháng 2-4 ) Hà Nội thể hiện sự khác biệt giữa các mùa với nhau qua những đặc trưng cơ bản Nhắc đến mùa xuân chúng ta thường nghĩ ngay đến Tết Nguyên Đán - mở đầu cho một năm mới và các lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm nhằm nâng cao, gìn giữ, tuyên truyền vẻ đẹp văn hóa dân tộc Không chỉ vậy Hà Nội còn được tô điểm một bộ trang phục tuyệt sắc bởi hàng vạn bông

ón chờ Xu

 ( Tháng 5-8 ) trời mùa hè HN khá oi bức, nắng nóng và thi thoảng thì xảy ra những trận mưa rào vội vã

 ( Tháng 9-11) Đến với mùa thu HN không còn oi bức như mùa hạ mà thay vào

đó là trời dịu nhẹ nhàng, khô ráo, thoáng đạt, nắng vàng

 (Tháng 11-1 năm sau) Và cuối cùng là đến với mùa đông, mùa của sự lạnh lẽo bao trùm lên không khí HN, trời khô ráo trong lành lên cũng là một nét đặc trưng riêng của HN

5 Lượng mưa trung bình các tháng(mm) Nhiệt độ trung bình các tháng (°C)

Trang 6

 Vào tháng 5/1926, Thăng Long (Hà Nội) phải chịu một đợt nắng nóng phải nói

là khủng khiếp, có những ngày nhiệt độ lên tới 42,8°C Sau 29 năm, Hà Nội bất ngờ đón nhận một mùa đông giá buốt dày nhất chưa từng có trong lịch sử, người dân Hà Nội sống trong cái giá lạnh xuống đến 2,7°C Và điển hình đây nhất là tháng 11/2008, Hà Nội lại tiếp tục hứng chịu một cơn mưa dữ dội chưa từng thấy Gây ùn tắc giao thông, thiệt hại nặng nề về người và tài sản

Đặc điểm Sài Gòn – Hồ Chí Minh

Vị trí địa lí

Thành phố Sài Gòn- Hồ Chí Minh luôn được biết tới là một vùng đất phồn thịnh, nổi bật với những tòa nhà cao tầng hiện đại, tọa lạc ở địa lý 10°22’33"- 11°22’17" vĩ độ bắc và 106°01’25" - 107°01’10" kinh độ đông với điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện Cần Giờ) Chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc - đông nam là 150 km, còn chiều tây - đông là 75 km Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 59 km đường chim bay Thành phố có 12 km bờ biển, cách thủ đô Hà Nội 1.730 km (đường bộ) về phía Nam

Diện tích toàn Thành phố là 2.056,5 km2, trong đó nội thành là 140,3km2, ngoại thành là 1.916,2km2 Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5 m, ngoại thành là 16m.[1]

Thành phố Hồ Chí Minh thuôc

vùng Đông Nam Bộ, nơi cận kề mật

thiết với vùng Tây Nguyên, Duyên

hải Nam Trung Bộ và vùng Đồng

bằng Sông Cửu Long

Từ lâu, đã có nhiều nghiên cứu của

các chuyên gia về lịch sử và địa

chất của thành phố, có rất nhiều

hiện vật và tài liệu chứng minh

được rằng khu vực Gia Định- tiền

thân của Sài Gòn ngày xưa rất rộng,

bao hàm cả miền Nam thông qua

những quyết định của các đời chúa Nguyễn Trong khoảng năm 1832-1836, vua Minh Mạng bãi bỏ cấp hành chính vùng, Gia Định giờ đây chỉ là một tỉnh Cho tới năm

1858, khi người Pháp tiến vào Việt Nam, Lục tỉnh Nam kì được chia nhỏ thành 22 tỉnh

để dễ bề cai trị, nhưng Gia Định thì lại bị chia thành các hạt tham biện, trong đó có hạt Sài Gòn Sài Gòn lúc ấy chỉ rộng có 100ha, được bao quanh bởi tỉnh Gia Định, không ngừng được người Pháp phát triển về mọi mặt và sát nhập mở rộng hành chính Đến khi giải phóng, thông qua quyết định của đạị hội lần thứ VI của Quốc hội, đô thành Sài Gòn đuợc đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với đó là sự sát nhập của tỉnh Gia Định vào trong thành phố và có vị trí địa lí như bây giờ

Khí hậu

6

Vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ

Trang 7

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khí hậu gió mùa

cận xích đạo Thành phố cũng chịu ảnh hưởng của khí

hậu miền Nam là nhiệt độ cao đều quanh năm nhưng do

gần biển, nên khí hậu mang tính chất hải dương, điều

hòa hơn các tỉnh lân cận

Dựa vào biểu đồ bên dưới, có thể thấy được sự phân

hóa rõ rệt trong các mùa của thành phố này, Sài Gòn có

2 mùa: mùa khô và mùa mưa Mùa mưa thường bắt đầu

vào tháng 5,kéo dài đến tháng 12 Vào thời điểm này, sẽ

xuất hiện những cơn mưa bất chợt vào buổi chiều tối

kèm theo 1 lượng mưa lớn, nhưng cũng mau tạnh, đôi

lúc sẽ rả rít cả ngày Trong biểu đồ, mưa tập trung nhiều

nhất vào tháng 6 và tháng 9 với hơn 300mm các tháng

còn lại trong mùa có lượng mưa thấp nhất là tháng 2

Tuy các tháng trong mùa khô có lượng mưa thấp, thế nhưng tổng lượng mưa trung bình của Sài Gòn cao, đạt 1.949mm/năm, trong quá khứ, nơi này từng đạt lượng mưa

kỉ lục 2.718mm vào năm 1908 và thấp kỉ lục ở mức 1.392mm vào năm 1958 Tuy có lượng mưa cao, thế nhưng nó lại phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc Các quận nội thành và quận ở phía Bắc là những nơi chịu ảnh hưởng của sự phân bố này khiến nó có lượng mưa cao hơn các khu vực còn lại Nói về gió, có 2 loại gió chính ảnh hưởng tới Thành phố Hồ Chí Minh đó là gió mùa Tây- Tây Nam và Bắc- Đông Bắc Gió Tây- Tây Nam xuất phát từ Ấn Độ Dương xa xôi , thường xuất hiện trong mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 10 Còn gió Bắc- Đông Bắc

từ biển Đông thổi ngược lại vào mùa khô, thời gian từ tháng 11 đến tháng 2 Ngoài hai

loại gió chính thì cũng có một loại gió thổi vào vùng đất màu mỡ này: gió tín phong Bắt nguồn từ hướng Nam- Đông Nam, gió tín phong “xâm nhập vào Sài Gòn trong khoảng tháng 3 đến tháng 5

Giải thích lí do cho sự khác biệt giữa 2 đô thị

Lý do dẫn dến sự khác nhau về vị trị địa lý giữa 2 đô thị Thăng Long(Hà Nội) và Sài Gòn(TP.Hồ Chí Minh), đầu tiên phải nói đến Thăng Long

Tại nơi Hoàng thành Thăng Long nói riêng và Hà Nội nói chung có một điểm tương đồng là cùng nằm trên một đới khâu kiến tạo lớn của Đông Nam Á – nơi Đới đứt gãy khu vực sông Hồng, giáp ranh tại khu vực giữa hai vi mảng thạch quyển có chế độ địa động lực khác nhau (vi mảng Đông Bắc Bộ – Nam Trung Hoa và vi mảng Đông Dương), tại đây xảy ra quá trình trượt bằng, tách giãn và sụt lún khá mạnh mẽ, tạo ra

7

Trang 8

võng kiến tạo theo dạng địa hào – đó chính là vùng trũng thủ đô Hà Nội Vì vậy mà Thăng Long và vùng Thủ đô Hà Nội được phân bố ở nơi chuyển tiếp giữa các hoạt động nâng cao và hạ tuyệt đối các Tân Kiến tạo (cự ly nâng cao lên đến 1000m, và hạ xuống 4000m), là nơi chuyển tiếp giữa vùng đồi núi bị bóc mòn và vùng đồng bằng tích tụ trù phú Sự chuyển tiếp về mặt địa hình diễn ra theo nhiều phương thức khác nhau, mà thông thường có thể nhận định là chuyển tiếp từ từ: núi thấp đến đồi cao lại đến tiếp đồng bằng thềm và cuối cùng là đến đồng bằng châu thổ (phía Bắc nước ta) Tuy nhiên, cũng có loại chuyển tiếp đột ngột: núi thấp đến đồng bằng châu thổ; hoặc núi đến đồng bằng thềm… (nằm tại khu vực phía tây nam)

Đến với Sài Gòn (Hồ Chí Minh), sơ lược cơ bản về nguồn gốc hình thành nên Sài Gòn hiện nay, nếu vị trí địa lý Thăng Long (Hà Nội)- có sự tác động bởi tự nhiên thì Sài Gòn lại thiên về sự tác động bởi con người , trước khi người Việt ta xuất hiện thì Sài Gòn (Hồ Chí Minh) hiện nay đã từng là nơi phát triển hùng mạnh dưói thời đế quốc Phù Nam với nền văn minh tiến bộ, chinh phạt được nhiều nước lân bang Sau khi Phù Nam xảy ra nội chiến và suy yếu, Chân Lạp nhân cơ hội đó đánh bại và chiếm được Phù Nam và chia các vùng đất của mình thành 2 vùng được đặt tên là Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp Vùng Thủy Chân Lạp là một vùng đất rộng lớn Có một số học giả cho rằng Prei Nokor lấy ấy chính là Sài Gòn sau này, còn Bến Trâu thì chính là Bến Nghé Mãi đến thế kỷ XIV, chúa Nguyễn vào phát triển khu vực đàng trong đánh dấu mốc son người Việt đặt chân đến Sài Gòn

Sự khác biệt về khí hậu

Dựa vào những đặc điểm về khí hậu, có thể thấy sự khác biệt về mùa, nhiệt độ và lượng mưa ở 2 thành phố Để lí giải cho sự khác nhau này không khó, đầu tiên hãy quay lại những đặc điểm của hai thành phố để làm rõ nét nhất về vấn đề này

Như đã nói, cả 2 thành phố có sự khác nhau về mặt vị trí địa lí Chính điều cơ bản này là mấu chốt cho lời giải về những đặc điểm về khí hậu của cả 2 thành phố Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng Đông Nam Bộ, nơi cận kề mật thiết với vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Lại nói, khí hậu nước ta là loại khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tức là gió mùa sẽ ảnh hưởng đến khí hậu của chúng ta Và vì nước ta trải dài trên 15 vĩ tuyến, nên Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió mùa khác nhau, từ đó sinh ra những vùng có khí hậu khác nhau Quay lại với Sài Gòn, bởi vì tọa lạc ở vùng Đông Nam Bộ, nên thành phố sẽ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam xuất phát từ Ấn Độ Dương và gió mùa Đông Bắc thổi từ biển Đông, tùy vào áp suất mà nó chia ra thành thành 2 đợt: gió Tây Nam thổi vào từ tháng 6 đến tháng 10, gió Đông Bắc thổi vào khoảng từ tháng 11 đến tháng

2 Thường thì gió Đông Bắc bắt nguồn từ khối khí lạnh phía Bắc, nên nó có tính chất lạnh và ẩm, nhưng khi đi sâu xuống dưới, tính chất đó này càng suy yếu, thêm bị dãy Bạch Mã chặn lại, nên phần lớn không thể vượt qua được, dẫn tới nhiệt độ trong Sài Gòn nói chung và miền Nam nói riêng luôn cao và ổn định Chính vì sự luân phiên và những điều kiện địa lí đó, từ dãy Bạch Mã trở xuống, bao gồm cả Sài Gòn, chỉ có 2 mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Khác với Sài Gòn, Hà Nội lại có chút đặc biệt Nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, mang tính chất cận nhiệt đới ẩm, Hà Nội nhận được đặc trưng mùa

hè nóng và ẩm, mùa đông lạnh và hanh khô Cộng thêm những sự thay đổi trong gió

8

Trang 9

mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, mà Hà Nội được chia thành 4 mùa khác nhau: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Kiến trúc, cơ sở hạ tầng

Giai đoạn từ Phong Kiến đến năm 1858

Thăng Long chính thức là kinh đô của Đại Việt từ năm 1010, khi Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ – vị vua đầu triều nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) Kiến trúc Thăng Long nổi bật nhất qua kiến trúc của Kinh Thành Thăng Long, được trạm trổ vô cùng khéo léo với các hoa văn, hình long, hạc thể hiện được vẻ đẹp tráng lệ bậc

nhất thời bấy giờ Bên cạnh đó kiến trúc Thăng Long còn được nổi bật qua các điện, phủ, công trình tôn giáo,tín ngưỡng như chùa, đền, miếu, tháp và các công trình văn hóa giáo dục như Văn miếu Quốc Tử Giám Kiến trúc Sài Gòn trong giai đoạn này nổi bật với kiến trúc phòng thủ thành lũy Vauban, thành đầu tiên được xây dựng theo kiểu Vauban là thành Sài Gòn (xây năm 1790 bởi Nguyễn Ánh – vua Gia Long) Là sự hòa trộn giữa nét phương Tây và phương Đông Đó là sự thực dụng của kiến trúc Vauban với các thành đá cao, lối xây dựng theo hình đa cạnh để tối ưu chiến thuật phòng thủ kiên cố Thể hiện rõ nét nhất kiến trúc Vauban phải nhắc đến thành Bát Quái Kinh Thành Thanh Long mang nét kiến trúc phương Đông theo hơi hướng của Trung Quốc qua những đường nét chạm khắc long phượng, những mái ngói cong Lí giải điều này nước ta đã trải qua 1000 đô hộ của giặc phương Bắc ( Trung Quốc) chính vì thế mà chúng ta đã bị ảnh hưởng, một số tập tục và kể cả phong cách kiến trúc là vấn đề đang được bàn luận

Về cơ sở hạ tầng từ thời phong kiến đến năm 1858, Hà Nội phát triển chưa có sự hoàn chỉnh, chủ yếu phát triển các phường về các ngành nghề thủ công nghiệp như Tàng Kiếm (Hàng Trống) làm kiệu,áo giáp, đồ đài mâm võng, , phường Thụy Chương (Thụy Khuê) và phường Nghi Tàm (làng Nghi Tàm bên Hồ Tây) dệt vải và lụa, phường Hàng Đào nhuộm điều,…Bên cạnh đó cũng xuất hiện các chợ truyền thống như: chợ Hàng Bông, chợ Hàng chiếu, chợ Hàng Quạt, với Hà Nội, phần lớn giai đoạn này Sài Gòn chỉ là một vùng đất vô chủ, không có người ở, thế nên cơ sở hạ tầng

ở thời gian này không có cho đến khi chúa Nguyễn khai hoang và đặt trấn ở đây Đến đời vua Nguyễn Ánh, một công trình quan trọng trong cơ sở hạ tầng được xây dựng là thành Gia Định, kéo theo đó là những đường đi, công sự và cảng Nhà Bè

Giai đoạn 1858-1945

9

Thành Bát Quái Nguồn ảnh: kyucsaigon.vn Kinh Thành Thành Thăng Long

Nguồn ảnh: Giáo dục Thủ Đô

Trang 10

Trong giai đoạn này thực dân Pháp xâm lược nước ta và tiến hành khai thác thuộc địa cùng với đó là các biện pháp về xây dựng và quy hoạch khác nhau.Tại Hà Nội thực dân Pháp đẩy mạnh việc mang để lại những công trình mang dấu ấn thiết kế của mình

Mở đầu bằng việc phá hủy công trình kiến trúc truyền thống là thành Hoàng Thành là trung tâm hành chính phong kiến Việt Nam, trong khi đó vẫn giữ nguyên khu vực 36 phố phường là trung tâm buôn bán sầm uất nhất thời bấy giờ Các công trình kiến trúc thời điểm này mang nét kiến trúc thuần Pháp như: phủ Chủ tịch, nhà khách chính phủ

là công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, với tổ hợp mặt bằng, mặt đứng rất cân xứng cùng với những chi tiết kiến trúc thuần túy châu Âu, nhà ở cho các sĩ quan, trụ sở chỉ huy quân sự, kho tàng, trại lính, Ngoài ra, vào giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ 2, Hà Nội xuất hiện nhiều phong cách kiến trúc hơn so với giai đoạn trước: phong cách Á – Âu, là phong cách kết hợp các đặc điểm kiến trúc địa phương, truyền thống và quan tâm đến đặc điểm khí hậu địa phương Phong cách này được khởi xướng bởi kiến trúc sư Ernest Hesbrard và được ông gọi là “ Phong cách kiến trúc Đông Dương” Một số công trình của ông đã được thiết kể ở Hà Nội như: Trường đại học Đông Dương, bảo tàng Louis Finot (nay là bảo tàng Lịch sử), Viện Pasteur (nay là Viện Vệ sinh Dịch tễ) Tại Gia Định (Sài Gòn), sau khi chiếm được Gia Định, người Pháp cho xây dựng Dinh Xã Tây – phiên bản Tòa thị chính Paris tại Đông Dương Cùng với đó là hàng loại các công trình trọng yếu khác được mọc lên, mang hơi hướng Châu Âu giữa đất trời nước Việt như: Bưu điện Sài Gòn được thực dân Pháp xây dựng năm 1860 để thiết lập hệ thống thông tin liên lạc, ngay sau khi chiếm được Gia Định, nhà thờ Đức Bà, nhà thờ mang hơi hướng Gothic kết hợp với phong cách Roman đậm chất Tây Âu Trung đại Đây là một công trình bề thế và hoành tráng khi hầu hết các vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, ngói, kính màu, chuông… đều được nhập từ Pháp sang Phần mái ngói của nhà thời được kiến trúc sư tính toán kỹ lưỡng và kết hợp hài hòa giữa kiểu ngói phương Tây với các loại ngói âm dương, ngói vảy cá đậm chất Việt Nam Mặc dù cả hai nơi đều chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp, Nhưng ở Hà Nội là sự pha trộn của lối kiến trúc phương Đông và phương Tây được biển hiện qua 36 phố phường và những dãy nhà dân Còn ở Sài Gòn, cái nét bình dị phương Đông ấy dường như lại ít đi, chỉ còn sự hiện đại, hào nhoáng của những công trình Gothic do tay người Pháp làm Vì sao kiến trúc Sài Gòn thời điểm này lại mang nét kiến trúc phương Tây nhiều hơn so với Hà Nội? Để lí giải được điều này, ta sẽ quay trở lại vào mốc thời gian năm 1866, khi thực dân Pháp chiếm được Lục tỉnh Nam

kì, các tỉnh lần lượt bị chia thành nhiều tỉnh lẻ để dễ bề cai trị Riêng tỉnh Gia Định-tiền than của Sài Gòn, bị chia thành các hạt tham biện, mà Sài Gòn là 1 trong các hạt được người Pháp đặt hồi đó Hạt Sài Gòn lúc đó chỉ là một vùng đất nhỏ chưa có người sinh sống, được Pháp quy hoạch và định hướng như một trung tâm phát triển, một “hòn ngọc Viễn Đông” Chính vì thế nên lối kiến trúc phương Tây ảnh hưởng rất mạnh trong Sài Gòn thời đó Đó chính là lí do vì sao Sài Gòn lại mang nét kiến trúc phương Tây nhiều hơn so với Hà Nội

10

Ngày đăng: 22/08/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w