1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ môn công tác xã hội với người đồng tính lgbt

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong một khảo sát đối với 3.000 người đồng tính nam và 40 người đồng tính nữ, 95% người trả lời cho biết họ đã từng bị kỳ thị và phân biệt đối xử dưới những dạng thức khác nhau.. Một nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

Tiểu luận cuối kỳ môn:

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH

(LGBT)

GV phụ trách: TS Nguyễn Thị Quốc Minh

HVCH: TRẦN LÊ NGUYỄN MSHV: 20876010102

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021-

Trang 2

Câu hỏi đề tài tiểu luận:

Hiện nay trong xã hội Việt Nam vẫn còn có quan niệm: “LGBT là do ảnh hưởng từ trào lưu văn hóa phương Tây, và những người LGBT thì đa số trở thành những tội phạm hoặc tệ nạn xã hội” Bằng hiểu biết của mình (trong vai trò nhân viên CTXH) anh chị hãy thể hiện quan điểm, chính kiến về vấn đề này

Trang 3

3

Mục l c ụI Lý do chọn đề tài 4 II Khái niệm về LGBT và thuật ngữ liên quan 6 III Thực trạng cộng đồng LGBT tại Việt Nam và pháp luật liên quan 7 IV Một số quan điểm sai lầm về LGBT trong xã hội Việt Nam hiện nay 10 1 Quan điểm “ LGBT là do ảnh hưởng từ trào lưu văn hóa phương Tây” 10

2 Quan điểm “ những người LGBT đa số trở thành những tội phạm hoặc tệ nạn xã hội” 21 V Kết luận 26 VI Tài liệu tham khảo 27

Trang 4

4

Tại Việt Nam, những người thuộc cộng đồng LGBT còn gặp phải rất nhiều sự kỳ thị và phân biệt đối xử Trong một khảo sát đối với 3.000 người đồng tính nam và 40 người đồng tính nữ, 95% người trả lời cho biết họ đã từng bị kỳ thị và phân biệt đối xử dưới những dạng thức khác nhau

Với quan niệm cổ hủ, phong kiến, suốt bao năm qua, cộng đồng LGBT đã phải đối mặt với nhiều định kiến cũng như sự dè bỉu của xã hội Trong môi trường giáo dục, những người đồng tính rất dễ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường Họ có thể bị bạo lực về thể xác, xúc phạm bằng lời nói, thậm chí là quấy rối tình dục vì xu hướng giới tính quá khác biệt so với phần đông mọi người Không những thế, ngay cả những người thân cũng có cái nhìn tiêu cực đối với người đồng tính, họ không chấp nhận con cháu mình mang xu hướng tình dục khác thường Những hành động vô tình và cố tình của người thân đã khiến các bạn LGBT bị tổn thương và không dám sống thật với con người của mình

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người có những cái nhìn sai lệch về người LGBT, vẫn cho rằng LGBT là một trào lưu, một căn bệnh có thể lây lan, là tệ nạn xã hội… từ đó dẫn đến thái độ kỳ thị của họ đối với người thuộc cộng đồng LGBT Một nhân viên công tác xã hội (CTXH) có những vai trò như: là người tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, huy động các nguồn lực trong cộng đồng, người biện hộ, nhà giáo dục để hỗ trợ cho những người thuộc cộng đồng LGBT Để có thể làm tốt những vai trò đó, trước hết bản thân nhân viên CTXH cần phải có cái nhìn đúng đắng về người LGBT, tránh những quan điểm sai lệch Từ đó nhân viên CTXH mới có thể cung cấp, chia sẽ những thông tin, kiến thức đúng đó cho cộng đồng Đó là lý do tôi chọn đề tài này

Trang 5

6

II Khái ni m v LGBT và thu t ng liên quan ệ ề ậ ữGiới: Đề cập đến những vai trò, hành vi, hoạt động và thuộc tính được vun đắp trong môi trường xã hội mà một xã hội nhất định cho là phù hợp với nam và nữ

Giới tính sinh học: Đề cập đến các đặc điểm sinh học để xác định nam giới và nữ giới

Bản dạng giới: Cảm giác nội tại của một cá nhân về việc mình là nam, nữ hay trạng thái nào khác Vì là cảm nhận nội tại nên bản dạng giới của mỗi người không nhất thiết phải thể hiện trước những người khác

Xu hướng tính dục: Sự hấp dẫn về mặt tính dục và cảm xúc của một người dành cho người khác Các xu hướng tính dục điển hình bao gồm sự hấp dẫn với những người cùng giới (đồng tính), sự hấp dẫn với những người khác giới (dị tính), và sự hấp dẫn với cả hai giới (song tính)

Đồng tính: Sự hấp dẫn về mặt cảm xúc hoặc tình dục chủ yếu, hoặc chỉ dành riêng, cho người cùng giới

Dị tính: Sự hấp dẫn về mặt cảm xúc hoặc tình dục chủ yếu, hoặc chỉ dành riêng, cho người khác giới

Song tính: Sự hấp dẫn về mặt cảm xúc hoặc tình dục dành cho cả người cùng giới lẫn người khác giới

Chuyển giới: Thuật ngữ bao trùm dùng để chỉ người có bản dạng giới, biểu hiện hay hành vi giới khác biệt với những biểu hiện, hành vi điển hình gắn liền với giới tính được chỉ định khingười đó sinh ra Không phải người chuyển giới nào cũng có thể hoặc muốn trải qua trị liệu hóc môn hoặc giải phẩu chuyển đổi giới tính

Trang 6

7

LGBT là từ viết tắt Tiếng Anh của đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và những người chuyển giới “LGB” trong thuật ngữ này đề cập đến xu hướng tình dục Chữ “T” trong LGBT là viết tắt của từ chuyển giới hoặc không phù hợp với giới tính Và là một thuật ngữ chung để chỉ những người có bản dạng giới hoặc biểu hiện giới tính không phù hợp với giới tính mà họ được chỉ định khi sinh ra

L Lesbian: Đồng tính luyến ái nữ, lesbian chỉ người nữ có xu hướng bị hấp dẫn tình dục với người nữ khác

G – Gay: Gay chỉ người nam thu hút bởi những người nambị khác B – Bisexuality: TỪ này chỉ những người bị hấp dẫn bởi tình cảm, tình dục

đối với cả nam và nữ; hoặc sự hấp dẫn lãng mạn hoặc tình dục đối với những người thuộc bất kỳ giới tính hoặc bản dạng giới nào Một số người còn gọi là pansexuality

T – Transgender: Transgender là một thuật ngữ chung để chỉ những người có

bản dạng giới khác với những gì thường được gắn với giới tính Đôi khi cũng được viết tắt thành trans

III Th c tr ng cự ạ ộng đồng LGBT tại Việt Nam và pháp lu t liên quan

nhà nước tuyên bố đồng tính là tệ nạn xã hội Năm 2010, Viện Nghiên cứu Xã hội; Kinh tế và Môi trường Việt Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát cho thấy “87%

hiểu biết rất hạn chế về quyền của LGBT” Những hiểu lầm và định kiến đối với cộng đồng LGBT đã trực tiếp dẫn đến sự phân biệt đối xử, kỳ thị và quấy rối trong xã hội Việt Nam

Các thành viên của cộng đồng LGBT tại Việt Nam thường đối mặt với sự phân biệt đối xử từ gia đình và nơi làm việc cũng như sự kỳ thị và định kiến của xã

Trang 7

8 hội trong trường học, bệnh viện,… Định kiến sâu sắc này khiến nhiều người LGBT sống chung với căn bệnh trầm cảm, thậm chí đôi khi dẫn đến tự tử Vào tháng 1 năm 2020, theo một bài báo của Cơ quan Liên đoàn Luật sư Việt Nam Một cặp vợ chồng trẻ đã tự tử trong một nhà nghỉ ở Hà Nội Được cho là đã tuyệt vọng vì áp lực từ gia đình Vụ án thương tâm là hồi chuông cảnh báo rằng vẫn còn điều

khác Người LGBT cũng là công dân và có quyền lợi chính đáng Nhưng trong khi Việt Nam đã chú trọng đến sự bình đẳng và tôn trọng cộng đồng LGBT thì đại đa số người LGBT vẫn phải đối mặt với sự kỳ thị và áp lực lớn

Kể từ năm 2015 đến nay, sự hiện diện của người LGBT đã được nhiều văn bản pháp luật quy định đề cập tới Điều này thể hiện tính nhân văn của nhà nước, đồng thời là hành động cụ thể hoá sự thừa nhận vị trí của người đồng tính, chuyển giới trong xã hội

Ngày 24/11/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi với đa số phiếu tán thành Điểm đáng chú ý nhất Bộ luật Dân sự sửa đổi là chính thức thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính Đây là một bước ngoặt với cộng đồng LGBT khi lần đầu tiên luật pháp đã hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính và thay đổi giấy tờ thân nhân của người chuyển giới Theo đó, Điều 37 của Bộ luật dân sự sửa đổi quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan” Ngày 1/1/2017, Bộ luật Dân sự sửa đổi chính thức có hiệu lực thi hành

Trang 8

9 Năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam đã quy định 5 trường hợp bị cấm kết hôn trong đó có kết hôn giữa những người cùng giới tính Đến năm 2014, quy định cấm kết hôn cùng giới tính đã bị loại bỏ Việc thay đổi này đã thể hiện bước tiến lớn trong quan niệm, nhận thức của xã hội nói chung đặc biệt là những nhà làm luật về quyền kết hôn, bình đẳng của người LGBT Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rất rõ: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân

nước không thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp đôi cùng giới, do đó, giữa họ không phát sinh quan hệ về quyền và nghĩa vụ nếu chung sống với nhau như vợ chồng Nếu có phát sinh mâu thuẫn trong quá trình chung sống sẽ được giải quyết theo luật Dân sự chứ không giải quyết theo luật Hôn nhân và gia đình Quá trình sửa đổi của Luật hôn nhân và gia đình đã mang đến cho người LGBT một cuộc sống mới Nếu như trước năm 2014, các cặp đôi đồng tính bị phạt vì tổ chức đám cưới thì nay sẽ không bị phạt nữa

Theo quy định tại điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu từ ngày 1/7/2015, người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam ở buồng riêng.Trong điều 18, khoản 14 ghi : “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng: a) Người đồng tính, người chuyển giới;” Đây cũng là lần đầu tiên lĩnh vực tạm giữ, tạm giam chính thức thừa nhận người chuyển giới và đồng tính, đồng thời đảm bảo quyền lợi của những đối tượng này Theo quy đình này, mọi công dân trên đất nước Việt Nam đều nhận được sự đối xử bình bẳng trước pháp luật Điều đặc biệt của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam là sự hiện diện của người đồng tính Đây là một tín hiệu mừng với cộng đồng người LGBT

Tuy nhiên, có thể thấy rằng, người đồng tính chưa có sự thừa nhận rõ ràng trong các văn bản pháp quy như người chuyển giới Mặc dù Luật Hôn nhân và gia

Trang 9

10 đình 2014 đã có thừa nhận sự tồn tại của người đồng tính nhưng nhà nước vẫn chưa công nhận địa vị pháp lý của đối tượng này

Có rất nhiều quan điểm sai lầm về LGBT trong xã hội Việt Nam hiện nay như: “người đồng tính và chuyển giới là một”, “đồng tính là một căn bệnh và có thể chữa được”, “cứ quan hệ cùng giới thì sẽ thành người đồng tính”, “đồng tính và chuyển giới là một lựa chọn”, “hôn nhân đồng giới và người đồng tính làm suy giảm dân số giống nòi”, “n ời đồng tính hay bị AIDS”gư , “cha mẹ đồng tính có thể

2 quan điểm sai lầm dưới đây:

1 Quan điểm “ LGBT là do ảnh hưởng từ trào lưu văn hóa phương Tây”

Tại các quốc gia với văn hóa “bảo thủ” ở châu Á, tỉ lệ người thuộc cộng đồng LGBT có vẻ thấp hơn các nước phương Tây, vậy có phải họ bị ảnh hưởng từ trào lưu văn hóa phương Tây không?

Người ta đã tìm được trong lịch sử phương Đông những bằng chứng cụ thể về vấn đề này như:

 Trung Hoa: Ở Trung Hoa, đồng tính luyến ái được ghi nhận từ thời Thương (khoảng 1766 TCN), Chu (1122 TCN) - hai triều đại đầu tiên được xác định rõ ràng về mặt lịch sử ở quốc gia này Người ta vẫn còn nhắc đến "mối tình chia đào" của vua Vệ Linh Công thời Xuân Thu chiến quốc với Di Tử Hà, hay câu chuyện Hán Ai Đế vì không nỡ làm

Trang 10

11 tỉnh giấc người tình đồng giới là Đổng Hiền mà đã cắt tay áo (đoạn tụ) Thành ngữ "dư đào đoạn tụ" là xuất phát từ hai câu chuyện này, và "đoạn tụ" cũng trở thành cách gọi phổ biến cho quan hệ đồng tính luyến ái nam ở Trung Quốc

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, việc các Hoàng đế có “sủng nam” không hiếm, song vẫn là chuyện khá đặc biệt Tuy nhiên, đến thời đại sau đó là nhà Hán thì chuyện đồng tính của các vị Hoàng đế trở thành chuyện rất phổ biến và bình thường Sử sách còn ghi chép rằng, trong số 25 ông vua triều Hán, thì có tới 10 vị có các “sủng nam” Do đó, nhiều người gọi triều đại nhà Hán là triều đại của những Hoàng đế đồng tính Từ Hán Cao Tổ Lưu Bang đến Hán Ai Đế Lưu Hân, hầu hết mọi thế hệ hoàng đế triều Hán đều có nam sủng: Tịch Nhụ (nam sủng của Hán Cao Tổ); Hoành Nhụ (của Hán Huệ Đế); Đặng Thông (của Hán Văn Đế); Châu Nhân (của Hán Cảnh Đế); Kim Thưởng (của Hán Chiêu Đế); Hàn Yên, Hàn Thuyết và Lý Diên Niên (của Hán Vũ Đế); Trương Bành Tổ (của Hán Tuyên Đế); Hoằng Mộ (của Hán Nguyên Đế); Trương Phóng (của Hán Thành Đế); Đổng Hiền (của Hán Ai Đế), Trong số đó, nổi tiếng nhất với những chuyện tình đồng tính chính là Hán Văn Đế Lưu Hằng và chuyện “ đoạn tụ” của Hán Ai Đế Lưu Hân

Trong lịch sử Hán Văn Đế được coi là một vị hoàng đế anh minh và hiếu thuận Tuy nhiên, đây cũng là vị Hoàng đế nổi tiếng với những cuộc tình đồng tính Trong số đó, câu chuyện nổi tiếng nhất chính là mối quan hệ đồng giới giữa Văn Đế và anh phu chèo thuyền Đặng Thông Đặng Thông chèo thuyền giỏi nên được triệu vào cung chèo cho ngự thuyền của Hán Văn Đế ột đêmM nọ, Hán Văn Đế nằm mộng thấy mình đang lên trời nhưng dùng sức của 9 trâu và 2 hổ mà vẫn không thể tiếp cận được Nam Thiên Môn nên cuối cùng vẫn không thể lên vào được cửa trời Đúng lúc đó có một người đầu quấn khăn vàng đứng sau lưng đẩy Văn Đế, mới giúp Văn Đế lên được thiên giới Văn Đế quay đầu nhìn lại người đã đẩy mình, chỉ nhìn thấy quần áo người đó được buộc quấn lại phía sau lưng Văn

Trang 11

12 Đế đang muốn gọi anh ta trở lại thì bị tiếng gà gáy đánh thức Ngày hôm sau, Hán Văn Đế đi chơi nhìn thấy một người thủy thủ trên ngự thuyền đầu quấn khăn vàng, đai áo được buộc ra phía sau lưng, giống hệt người trong giấc mộng hôm trước Gọi tới hỏi thì biết hắn tên là Đặng Thông Mà họ Đặng và “Đăng” (bước lên) là đồng âm, Đặng Thông cũng có thể là “đăng thông” (chỉ việc lên trời trót lọt, dễ dàng), nên Văn Đế cho rằng người giúp ông lên trời trong giấc mơ không ai khác chính là Đặng Thông Cũng vì đắc ý việc mình đã phát hiện ra Đặng Thông nên Văn Đế cực kỳ sủng ái ông ta Đi đâu Văn Đế cũng gọi Đặng Thông đi theo, đêm còn cho ngủ chung giường Đặng Thông được sủng ái tới mức, Hán Văn Đế vốn sống rất nghiêm cẩn và tiết kiệm, một cái áo bị rách cũng quyết không vứt đi thế nhưng đối với Đặng Thông, Văn Đế lại đối xử hào phóng vô cùng

Có một lần Văn Đế cử người xem tướng cho Đặng Thông Sau khi xem thầy tướng số nói với Văn Đế rằng: “Đặng Thông sau này sẽ bị lạnh bị đói mà chết” Văn Đế nghe xong rất không vui nói: “Có thể cho Đặng Thông giàu có, hạnh phúc hay khốn cùng chỉ có một mình ta Chẳng lẽ chính ta lại cho ông ta sự khốn cùng đó hay sao?” Vì thế, Văn Đế lệnh lấy một núi đồng ở Nghiêm Đạo quận Thục ban thưởng cho Đặng Thông, còn cho phép ông ta tự mình đúc lấy tiền đồng để tiêu Sau đó, có lần trên lưng của Văn Đế đột nhiên xuất hiện một cái nhọt, máu mủ chảy ra không ngừng Để giảm đau đớn cho Văn Đế, Đặng Thông không quan tâm đến sự tanh hôi của máu mủ đã dùng miệng hút máu mủ ra ngoài Sự ân cần của Đặng Thông khiến Văn Đế vô cùng cảm động Có một ngày sau khi Đặng Thông hút xong máu mủ ở vết thương, Văn Đế mới hỏi Đặng Thông rằng: “Thiên hạ ai là người yêu ta nhất?” Đặng Thông đáp rằng: “Phải nói là không có ai yêu bệ hạ được bằng Thái tử” Văn Đế nghe xong không vui song cũng đáp lại lời nào Có một lần Thái tử Lưu Khải, con của Văn Đế vào thăm bệnh của vua cha Văn Đế muốn thử lòng hiếu thuận của con nên nhờ Lưu Khải hút mủ trong nhọt của mình Thải tử nhìn thấy máu mủ ở miệng nhọt, tanh hôi khó chịu sợ ghê người nhưng

Trang 12

13 không dám kháng mệnh chỉ còn biết cách cắn răng mà hút, vẻ mặt vô cùng khó coi Văn Đế nhìn thấy tình cảnh đó không kìm được lòng nên than rằng: “Đặng Thông còn yêu ta hơn cả Thái tử” Lúc ấy Thái tử mới biết chuyện Đặng Thông hàng ngày hút máu mủ ở nhọt cho Văn Đế, trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn nhưng cũng vì thế mà ông ta sinh ra oán hận Đặng Thông Sau khi Hán Văn Đế qua đời, Lưu Khải lên ngôi liền bãi miễn chức quan của Đặng Thông, tịch thu tài sản, khiến ông này qua đời trong cảnh đói rét

Hay Hòa Bang Ngạch viết Hậu liêu trai, trong truyện “Bích Bích” kể rằng tú tài Tôn Khắc Phục là một “gay” hạng nặng Phục đến Giới Châu, ngụ ở một thôn nhỏ trong vùng núi hẻo lánh Một hôm Phục nhìn thấy cậu bé trắng trẻo, tuấn tú, khoảng mười bảy, mười tám tuổi đi qua nhà Phục vội vàng chạy ra, ân cần chào đón, cố mời vào chơi Thiếu niên bằng lòng, thế là Phục liền nhào tới ôm chặt, vuốt ve, hôn hít tới tấp, bất chấp khách lạ kháng cự quyết liệt! Lại kể tiếp chuyện “Thượng Quan Sinh”, người Lạc Dương, đẹp trai, khéo chăm chút bề ngoài thật bảnh bao Sinh kết bạn với thiếu niên Cầm cùng thôn, xinh đẹp lạ thường Một hôm, Sinh dựa sát vào ghế Cầm ngồi, nói: “Hiền đệ đẹp đẽ, thông minh, văn nhã Ta là đàn bà con gái ắt phải tương tư hiền đệ mà chết mất!” Cầm cười: “Chứ kẻ mày râu nam tử không thể chết vì tương tư đệ sao?” Sinh bèn thú thực: “Lần đầu gặp đệ, ta thần hồn điên đảo, gối chăn xô lệch, hai đêm liền không sao ngủ được!” Cầm nghe thế, bèn ngả người vào lòng Sinh, lả lơi trêu ghẹo Sang truyện “Bạch Bình”, Hậu liêu trai nói tới thư sinh Lâm Đạm Nhân, người phủ Diên Bình (tỉnh Phúc Kiến), dáng vóc nhỏ nhắn, bảnh trai, da thịt nõn nà như gái dậy thì Đàn ông gặp chàng đều say mê Hòa Bang Ngạch giải thích rằng thời đó tỉnh Phúc Kiến rất sùng thượng nam sắc (male homosexuality)

Lý Ngư, một tác giả tài năng thời nhà Minh, đã từng sáng tạo ra một kịch bản hí kịch mang tên "Liên Hương Bạn" về chủ đề đồng tính nữ Thôi Tiên Vân là

Trang 13

14 vợ của Giám sinh Phạm Giới Phu, trong dịp tròn 1 tháng thành thân đã lên chùa thắp hương Lúc này cô gặp Tào Ngữ Hoa, người phụ nữ nhỏ hơn mình 2 tuổi Thôi Tiên Vân thích mùi hương cơ thể của Tào Ngữ Hoa, còn Tào Ngữ Hoa lại ngưỡng mộ tài thơ ca của Thôi Tiên Vân Ngay từ cái nhìn đầu tiên, họ đã cảm thấy đối phương thân thuộc như bạn cũ Cuối câu chuyện, Thôi Tiên Vân cố tình lập kế hoạch để Tào Ngữ Hoa kết hôn với chồng mình, để có thể gần gũi với mình

Năm 2010, để kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Lý Ngư, tác phẩm này đã được chỉnh sửa thành Ca kịch Côn khúc biểu diễn trên sân khấu

Phản ứng không gay gắt của quân thần thời Xuân Thu, sự thịnh hành nam sủng thời Ngụy Tấn, hoạn dưỡng luyến đồng thời Minh Thanh đều chứng minh - - thái độ của người xưa đối với những tình yêu đồng giới

Ngoài ra, những người phụ nữ trong xã hội nam quyền không có quyền phát ngôn, miễn là hoàn thành bổn phận nối dõi tông đường là được, họ không can thiệp quá nhiều vào mối quan hệ của chồng với người đàn ông khác ở bên ngoài Do đó, không có gì lạ với chuyện 2 người đàn ông yêu nhau trong thời cổ đại

Ngày đăng: 22/08/2024, 14:44

w