Tình huống đề tài tiểu luận: Trường hợp 1 Thân chủ Hoàng Oanh, nữ 55 tuổi, đến tham vấn với lý do con trai của bà nghiện game online đến mức bỏ học, lực học giảm sút, hạn chế quan hệ xã
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
Tiểu luận cuối kỳ môn:
CÔNG T ÁC Ã X HỘI TRONG L NH V C
Trang 2Tình huống đề tài tiểu luận :
Trường hợp 1
Thân chủ Hoàng Oanh, nữ 55 tuổi, đến tham vấn với lý do con trai của bà nghiện game online đến mức bỏ học, lực học giảm sút, hạn chế quan hệ xã hội với mọi người, luôn có tình trạng chống đối cha mẹ, không tuân thủ các yêu cầu của cha mẹ
Con trai của bà Oanh tên Nam, hiện 19 tuổi, sinh viên năm thứ 2 của trường Đại học Y – Dược TP HCM, Khoa Y Theo lời kế của bà Oanh thì gia đình bà có
2 người con, người con gái của bà năm nay 28 tuổi, chưa lập gia đình, đang làm
kế toán tại một công ty của nước ngoài, sống cùng cha mẹ Con gái bà rất ngoan, học giỏi, và rất vâng lời cha mẹ
Cậu con trai thời học phổ thông là niềm tự hào của gia đình, là học sinh của trường chuyên, là học sinh giỏi hóa cấp quốc gia và được học bổng vào thẳng đại học Cũng theo bà Oanh thì khi cậu con trai học lớp 11 thì cậu bị người yêu bỏ, lúc đầu không giám nói với cha mẹ, nhưng sau được bà chia sẻ và tâm sự thì cậu bắt đầu chia sẻ với mẹ nhiều hơn Tuy nhiên, kể từ sau sự kiện đó, cậu luôn buồn chán, suy nghĩ tiêu cực, chán học, mất phương hướng, và không còn hứng thú với mọi chuyện Cậu đã từng có những suy nghĩ về việc không thiết sống trên cuộc đời này nữa vì thấy không có giá trị Cậu luôn cho rằng mình xấu xí, không giỏi giang nên cô bạn gái mới bỏ cậu Điều này kéo dài khá lâu
Là một gia đình cả hài vợ chồng đều là giáo viên và rất trọng hình thức Mặc
dù biết con có những vấn đề khó khăn nhưng bà Oanh không cho con đi khám và điều trị, chỉ để con ở nhà, dành nhiều thời gian cho con và nhờ bạn bè của con hỗ trợ để con vượt qua giai đoạn khó khăn đó Và đúng như bà suy nghĩ, Nam dần
ổn định cảm xúc, cậu vui vẻ trở lại, thấy thoải mái, và có năng lượng hơn Cậu có thời gian sau đó biết đam mê và thấy có giá trị trong cuộc sống Điều này trải qua khoảng 1 năm, và khi chuẩn bị vào Đại học thì cậu lại trở lại các triệu chứng cảm xúc như giai đoạn thời lớp 11 Các cảm xúc này từ nhiên đến và cậu cũng không
Trang 3kiểm soát được nó Bà Oanh cho con đi khám và được chẩn đoán là trầm cảm, được điều trị thuốc trong gần 1 năm và tình trạng lại ổn định trở lại Cậu vào đại học, đi học trở lại một cách yêu đời hơn, biết lo cho cha mẹ và quan hệ với mọi người rất tốt Chỉ có điều khi đến năm thứ 2 cậu lại trở lại các triệu chứng ban đầu
và có phần gia tăng
Quan sát Nam cho thấy cậu là một sinh viên có tư chất, tuy nhiên luôn cúi gầm mặt, ít nói, không thấy vui vẻ, hỏi câu nào trả lời câu đó, đôi khi có biểu hiện cáu gắt, bực bội với mẹ Mẹ Nam chia sẻ, có những hôm Nam bỏ đi chơi game đến 1 giờ đêm mới về, cha mẹ đi tìm về Nam cũng không nói năng gì, luôn cho rằng mình không được đối xử tốt trong gia đình, cảm thấy không được yêu thương
và chăm sóc
Trở lại tuổi thơ và gia đình của Nam Theo bà Oanh kể, bà lấy bố Nam không phải do thương yêu mà do mai mối, vì cả hai bố mẹ đều là giáo viên mà cũng lớn tuổi chưa có gia đình (lúc đó cả hai 28 tuổi) nên mọi người gán gép, mai mối cho nhau Bố Nam là người Huế, rất gia trưởng nên cuộc sống hôn nhân rất bế tắc Mẹ Nam kể, cô là con của một gia đình nông dân tại Thanh Hóa, học xong cấp 3 thì vào Biên Hòa học tiếp ngành sư phạm và làm giáo viên từ đó đến nay Mặc dù gia đình không giàu có nhưng cha mẹ, anh chị em yêu thương nhau, không hề có những mâu thuẫn nào Cha của Nam sinh ra trong một gia đình gia giáo tại Huế, ông nội là nhà Nho, có đỗ chức quan, sau này làm tri phủ tại một tỉnh miền Trung, ông nội có hai bà, cha của Nam là con bà cả Ông nội là người khắt khe, dạy dỗ các con rất nghiêm ngay từ nhỏ Tuy nhiên, ông lại mất sớm nên cha Nam ít được giáo huấn của cha khi bắt đầu trưởng thành Trong thời gian cha của Nam còn nhỏ thì xảy ra Cách mạng ruộng đất, chính vì thế, gia đình cha Nam bị tịch thu ruộng đất, bị đấu tố và bà của Nam chút nữa thì bị xử vì là vợ của quan tri phủ, là nhà giàu Sau này bằng nghị lực của mình, bà nội Nam một mình làm ăn, buôn bán và nuôi được cả 5 người con trưởng thành, bà rất tự hào về điều đó
Bà nội Nam dạy các con cũng rất nghiêm Và kể cả sau này luôn quan tâm quá mức, và rất khắt khe với con dâu, hay các cháu Mẹ Nam nói đã rất nhiều lần
Trang 4muốn bỏ đi, đau khổ, chán chường, muốn vất mọi thứ đi để thoát khỏi gia đình của bà nội
Bố Nam là người rất có nghị lực, tự mình vừa làm vừa học và thành công Ông rất tự hào về bản thân và gia đình Tuy nhiên ký ức của giai đoạn bị đấu tố, mất hết tài sản làm cho ông và gia đình rất buồn, đau khổ và luôn cay cú về những điều đó Sau này khi có con, ông thường không quan tâm, yêu thương chăm sóc các con mà để chuyện đó cho vợ Ông cho rằng đàn ông phải là người lo chuyện lớn, không nên chỉ nghĩ đến chuyện nhỏ nhặt gia đình Ông hay uống rượu, chửi
và đánh vợ Với con cái ông ít gần gũi và mỗi lần con phạm lỗi thì thường bị đánh hoặc có lời lẽ xúc phạm như “mày chết đi”, “mày ngu lắm”,… Điều này làm cho
cả gia đình luôn xáo động và cả mẹ Nam cũng thất vọng, các con thì không bình yên
Để cho gia đình yên ấm, các con bình yên, mẹ Nam phải nhẫn nhịn sống, không giám nói gì bố Nam, và để cho ông muốn làm gì thì làm Nam thường có suy nghĩ tiêu cực thời thơ ấu là mình không nên sinh ra đời này thì tốt hơn
Đề nghị:
Định hình trường hợp theo mẫu ựa vào thông tin, xác định rõ tình trạng Drối loạn tâm thần ở Nam? Sử dụng lý thuyết tâm lý để giải thích cho trường hợp bệnh học tâm thần ở Nam
Trường hợp 2
Bà Hoàng Oanh, năm nay 56 tuổi, hiện đang sinh sống với chồng 57 tuổi và hai con trai, một 26 tuổi và một 20 tuổi Con đầu là nhân viên kinh doanh bất động sản, con thứ hai đang là sinh viên của một trường đại học tại TP Hồ Chí Minh Gia đình bà Oanh sinh sống tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai Điều kiện kinh tế gia đình khá giả
Trước đây là Oanh là giáo viên dạy văn, làm Phó hiệu trưởng của một trường cấp 2, bà mới nhận quyết định nghỉ hưu được khoảng gần 1 năm nay
Trang 5Chồng bà là giáo viên dạy môn Toán của một trường trung học phổ thông cũng trên địa bàn thành phố Hiện ông vẫn đang còn giảng dạy
Cách đây 6 tháng, bà luôn nghĩ rằng mình bị ung thư dạ dạy với các triệu chứng đau từng cơn, đầy hơi, khó chịu và ăn không ngon Bà luôn cảm thấy tiêu cực, rất bi quan và đầy lo lắng
Mặc dù bà đã tâm sự chuyện này với chống bà và đã được đưa đi kiểm tra ở rất nhiều các cơ sở y tế khác nhau nhưng bà đều không chấp nhận các chẩn đoán
đó và mong đợi có tiền để được đưa sang Singapo để khám xét chính xác hơn Trong quá trình đó, gia đình thấy bà có những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là
lo âu và mất ngủ nên đề nghị bà đến tham vấn tâm lý
Trong quá trình làm việc cùng bà cho thấy, gia đình gốc của bà có bố mẹ đều làm nông ở quê Có ba anh em trai bao gồm anh trai bà, một chị gái và bà Mặc
dù gia đình nghèo khó nhưng bố mẹ luôn dành rất nhiều tình yêu thương cho bà Trong gia đình chỉ duy nhất bà được ăn học tử tế, học hết Cao đẳng sư phạm và làm nghề giáo viên Anh và chị của bà không được đi học, ở nhà lập gia đình và làm nông nghiệp
Bà kết hôn với chồng năm bà 27 tuổi, và phải vài năm sau khi kết hôn hai vợ chồng bà mới có con Chính vì điều này mà gia đình chồng bà rất áp lực lên bà, nhất là người mẹ chồng Bà cho rằng, trong giai đoạn này bà sống rất cực khổ, chán chường và thường nghĩ đến cái chết
Chồng bà là con một trong gia đình gốc Huế, ông được cha mẹ, nhất là người
mẹ cưng chiều, và dành rất nhiều tình thương và sự chăm sóc Chính vì thế, tính cách của ông rất ỉ lại, không chịu phấn đấu và chịu gian khổ Ông rất phụ thuộc vào người khác Trong gia đình, kể từ khi lấy nhau, vai trò của ông bà dường như đổi chỗ cho nhau
Năm bà Oanh 30 tuổi, cũng là năm bà sinh đứa con đầu lòng thì bố bà qua đời bởi bệnh ung thư dạ dày Điều này làm bà rất suy sụp vì bà rất yêu bố, luôn dành rất nhiều tình thương cho bố mình
Trang 6Khi bà 45 tuổi thì người anh trai đầu của bà cũng qua đời vì ung thư dạ dày Đây có thể là một cú sốc cực kỳ lớn với gia đình của bà
Cách đây hơn 1 năm, việc về hưu là một trải nghiệm stress khủng khiếp với
bà nữa Bà rất buồn chán về việc này và dẩn tới tình trạng lo âu Cùng thời gian
đó, chị gái của bà cũng bị bệnh nặng làm cho bà nhiều lo lắng hơn Sau những trải nghiệm stress đó, bà rơi vào trạng thái như ở trên
Đề nghị:
Xác định chẩn đoán trường hợp trên và cơ chế bệnh sinh (mô thức tâm lý)
Trang 7MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TRƯỜNG HỢP 1 (Nam 19 tuổi) 2
1 Những thông tin cơ bản để xác định về thân chủ 2
2 Lý do tìm đến trị liệu hoặc đánh giá 2
3 Thông tin cá nhân (tiền sử, bệnh sử, sang chấn) 2
4 Ấn tượng chẩn đoán ban đầu 3
5 Các vấn đề ở Nam 8
6 Giả thuyết về vấn đề của Nam 9
CHƯƠNG II: TRƯỜNG HỢP 2 ( Bà Hoàng Oanh 57 tuổi) 11
1 Thông tin cơ bản xác định về thân chủ 11
2 Lý do tìm đến với trị liệu hoặc đánh giá: 11
3 Thông tin cá nhân (tiền sử, bệnh sử, sang chấn): 12
4 Ấn tượng chẩn đoán ban đầu: 13
5 Các vấn đề ở bà Hoàng Oanh 14
6 Giả thuyết về vấn đề của bà Hoàng Oanh 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 82
CHƯƠNG I: TRƯỜNG HỢP 1 (Nam 19 tuổi)
1 Những thông tin cơ bản để xác định về thân chủ
Nghề nghiệp: sinh viên năm thứ 2 của trường Đại học Y – Dược TP HCM, Khoa Y
Hoàn cảnh gia đình: là con thứ trong gia đình tri thức, cha mẹ đều là giáo viên Điều kiện kinh tế khá giả
2 Lý do tìm đến trị liệu hoặc đánh giá
Mẹ của Nam – bà Hoàng Oanh, 55 tuổi đến tham vấn với lý do con trai của
bà nghiện game online đến mức bỏ học, lực học giảm sút, hạn chế quan hệ xã hội với mọi người, luôn có tình trạng chống đối cha mẹ, không tuân thủ các yêu cầu của cha mẹ
3 Thông tin cá nhân (ti n sề ử, bệ nh s , sang ch n) ử ấ
- Lúc chuẩn bị vào đại học quay lại triệu chứng cảm xúc giống lớp 11, được
đi khám với chẩn đoán trầm cảm, uống thuốc 1 năm thì ổn định
Trang 93
- Năm thứ 2 đại học trở lại các triệu chứng ban đầu và có phần gia tăng, bỏ học, lực học giảm sút, hạn chế quan hệ xã hội với mọi người, luôn có tình trạng chống đối cha mẹ, không tuân thủ các yêu cầu của cha mẹ
Về gia đình Nam:
- Cha mẹ đều là giáo viên, trọng hình thức
- Cha xuất thân con nhà quan, gia trưởng, hay uống rượu, chửi đánh vợ, ít gần gũi con, chửi con bằng lời lẽ xúc phạm như “mày chết đi, mày ngu lắm”…
- Mẹ xuất thân nông dân, yêu thương con Muốn gia đình yên ấm nên luôn nhẫn nhịn chồng
- Năm lớp 11, dù biết con có những vấn đề khó khăn nhưng mẹ Nam không cho con đi khám và điều trị, chỉ để con ở nhà, dành nhiều thời gian cho con và nhờ bạn bè của con hỗ trợ để con vượt qua giai đoạn khó khăn đó
Và đúng như bà suy nghĩ, Nam dần ổn định cảm xúc, cậu vui vẻ trở lại, thấy thoải mái và có năng lượng hơn
- Mẹ đến tìm nhà tham vấn khi Nam học năm 2, quay lại các triêu chứng thời lớp 11, thêm vào mê game, bỏ học, học lực giảm, chống đối cha mẹ luôn cho rằng mình không được đối xử tốt trong gia đình, cảm thấy không được yêu thương và chăm sóc
4 Ấn tượng chẩn đoán ban đầu
Rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí sắc) mã số theo DSM 5: 296.33, ICD10: F33 1
Trang 104
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm chủ
yếu theo DSM 5
Triệu chứng của Nam
A Ít nhất 5 trong những triệu chứng sau, xuất hiện
cùng lúc, kéo dài 2 tuần làm thay đổi so với
hoạt động trước đó; ít nhất một trong các triệu chứng
phải là: (1) khí sắc trầm cảm, (2) mất hứng thú hoặc
mất vui
(1) Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, hầu như mỗi
ngày được khai báo bởi bệnh nhân (ví dụ: cảm thấy
buồn hay trống rỗng, tuyệt vọng) hoặc thông quan
quan sát của người khác (ví dụ: khóc) Chú ý: ở trẻ
em và thành thiếu niên có thể biểu lộ việc dễ bực tức
(2) Giảm sút rõ về thích thú hoặc thú vui trong tất cả,
hầu như tất cả các hoạt động hầu như suốt ngày, gần
như mỗi ngày (được nhận thấy bởi bệnh nhân hoặc
thông qua quan sát của người khác)
(3) Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng hoặc
tăng cân (ví dụ: thay đổi trọng lượng cơ thể quá 5%
trong 1 tháng) hoặc tăng hay giảm cảm giác ngon
miệng gần như mỗi ngày Ghi chú: ở trẻ em có thể
không đạt mức tăng cân như dự đoán
(4) Mất ngủ hay ngủ nhiều hầu như mỗi ngày
(5) Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động hầu
như mỗi ngày (được nhận thấy bởi người khác chứ
không phải chỉ là cảm giác của bệnh nhân về việc bứt
Vào khoảng năm lớp 11, sau khi bị người yêu bỏ, Nam có giai đoạn luôn buồn chán (1), suy nghĩ tiêu cực, chán học, mất phương hướng và không còn hứng thú với mọi chuyện (2) Cậu đã từng
có những suy nghĩ về việc không thiết sống trên cuộc đời này nữa (9)
vì thấy không có giá trị Cậu luôn cho rằng mình xấu xí, không giỏi giang nên cô bạn gái mới bỏ cậu (7)
Hiện tại Nam quay lại những triệu chứng này,
có phần nặng hơn
Theo thông tin được cung cấpNam có 4/9 triệu chứng, chưa đủ 5/9, chưa đủ tiêu chuẩn
Trang 115
rứt hoặc chậm chạp bên trong cơ thể)
(6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như mỗi ngày
(7) Cảm giác bị mất giá trị hoặc cảm giác tội lỗi quá
mức hoặc không thích hợp (có thể đạt đến mức hoang
tưởng) hầu như mỗi ngày (không chỉ là việc tự trách
móc hoặc có cảm giác tội lỗi do bị bệnh)
(8) Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý
hoặc thiếu quyết đoán hầu như mỗi ngày (do bệnh
nhân khai báo hoặc được quan sát bởi người khác)
(9) Ý nghĩ về cái chết tái diễn (không chỉ là sợ chết),
các ý tưởng tự tử tái diễn nhưng không có kế hoạch
tự tử, hoặc có mưu toan tự tử hoặc có kế hoạch tự tử
cụ thể
chẩn đánh giá giai đoạn trầm cảm chủ yếu
B Các triệu chứng này gây ra sự đau khổ đáng
kể về mặt lâm sàng hoặc làm biến đổi hoạt động
xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan
trọng khác
Sa sút trong học tập, hạn chế quan hệ xã hội
C Các triệu chứng không phải do các tác động sinh
lý trực tiếp của một chất hoặc do một bệnh khác gây
Trang 126
A Khí sắc giảm trong phần lớn của ngày, nhiều
ngày có hơn là ngày không, được bệnh nhân nhận
thấy hoặc được quan sát bởi người khác trong thời
gian ít nhất 2 năm Lưu ý: ở trẻ em và vị thành niên
B Biểu hiện trong thời gian trầm cảm 2 hoặc hơn
C Trong giai đoạn kéo dài 2 năm (một năm cho trẻ
em hoặc vị thành niên) bệnh nhân không bao giờ
không có các triệu chứng thoả mãn tiêu chuẩn A và
B trong thời gian kéo dài hơn 2 tháng, mỗi lần
Thiếu thông tin
Trang 137
D Không một giai đoạn trầm cảm nào biểu hiện
trong thời gian 2 năm đầu của tổn thương (một năm
cho trẻ em và vị thành niên), nghĩa là bệnh không
được giải thích tốt hơn bởi rối loạn trầm cảm chủ
yếu mãn tính hoặc rối loạn trầm cảm chủ yếu có lui
bệnh một phần Lưu ý: có thể có một giai đoạn trầm
cảm chủ yếu trước đó với điều kiện đã có lui bệnh
hoàn toàn (không có các dấu hiệu và triệu chứng
trong vòng 2 tháng) trước khi xuất hiện rối loạn khí
sắc Ngoài ra, sau 2 năm đầu (một năm với trẻ em
và vị thành niên) của rối loạn khí sắc, có thể có các
giai đoạn trầm cảm chủ yếu, trong trường hợp này,
sẽ được đặt cả 2 chẩn đoán khi thoả mãn các tiêu
chuẩn cho giai đoạn trầm cảm chủ yếu
Từ lần đầu khởi phát vào năm lớp 11, lần thứ 2 vào lúc chuẩn bị vô đại học và hiện tại , chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán
là giao đoạn trầm cảm chủ yếu
E Không bao giờ có một giai đoạn hưng cảm, pha
trộn hoặc hưng cảm nhẹ và không bao giờ thoả mãn
các tiêu chuẩn cho rối loạn khí sắc chu kì
Không thấy thông tin về giai đoạn hưng cảm ở Nam
F Rối loạn không xuất hiện trong phạm vi một loạn
thần mạn tính như TTPL hoặc rối loạn hoang tưởng
đúng
G.Rối loạn không phải là kết quả sinh lí trực tiếp của
một chất (ví dụ ma tuý, thuốc) hoặc một bệnh cơ thể
(ví dụ nhược giáp)
đúng
H Các triệu chứng là nguyên nhân ảnh hưởng lâm
sàng rõ ràng trong các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp
hoặc trong các lĩnh vực chức năng quan trọng khác
Sa sút trong học tập, hạn chế quan hệ xã hội với mọi người