BẢNG GIẢI THÍCH KÝ HIỆU VÀ HÌNH ẢNH 1.1 5 địa phương có mật độ dân số cao nhất1.2 Bản đồ phân bố dân cư1.3 Diện tích và dân số Bắc Ninh 1.4 Dân số Hưng Yên1.5 Dự báo dân số Hải Phòng1.6
Mục tiêu chung
3.1.1 Thấy rõ được thực trạng mật độ dân số cao tại Việt Nam.
3.1.2 Chỉ rõ ra những nguyên nhân dẫn đến tăng dân số, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhất
Mục tiêu riêng
3.2.1 Nhận thức và hiểu rõ được thực trạng dân số cao.
3.2.2 Biết nguyên nhân gây ra tình trạng tăng dân số, các ảnh hưởng, cơ hội dân số cao mang đến
3.2.3 Biết được các biện pháp khắc phục và phát huy kịp thời
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.1.2 Phương pháp thu thập thông tin về đề tài nghiên cứu
4.1.3 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Các nội dung nghiên cứu, công việc thực hiện
5 Phương pháp và mục tiêu nghiên cứu
Một số lời chia sẻ, nhận định của các nhà nghiên cứu, tổ chức về thực trạng dân số cao.
4 Tiến hành sử dụng các phương pháp để nghiên cứu của đề tài
5 Chỉ ra mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
6 Lập bảng phân chia nội dung nghiên cứu, tiến độ thực hiện.
7 Thực trạng mật độ dân số cao tại
Trần Phạm Anh ThưHuỳnh Thị Kim Uyên
Nguyên nhận gây nên mật độ dân số cao tại Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Xuân Mai Ảnh hưởng hay cơ hội mà dân số cao đem lại
Chính sách và giải pháp đưa ra
8 Thực hiện tài liệu thamkhảo.
9 Tổng kết và chỉnh sửa nội dung
THỰC TRẠNG MẬT ĐỘ DÂN SỐ CAO TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ LỚN TẠI VIỆT NAM
Chênh lệch tỉ lệ sinh tử
Gia tăng dân số quá nhanh về bản chất được hiểu là chênh lệch lớn giữa tỉ lệ sinh và tỷ lệ tử Dân số sẽ tăng khi số người được sinh ra nhiều hơn số người mất đi.
Do nhu cầu lao động
Từ nhu cầu lao động trong phạm vi gia đình, mọi người đã có tâm lý sinh nhiều con để nhằm đáp ứng các nhu cầu về việc làm, lao động trong gia đình Ví dụ như ở các vùng điều kiện kinh tế chưa phát triển,các gia đình thường sinh con với mục đích để có người làm, đỡ đần kinh tế.
Quan niệm
Nguyên nhân gia tăng dân số tiếp theo chính là do quan niệm văn hóa phương Đông Người phương Đông có tư tưởng sinh nhiều con thì sẽ có lộc, con cháu đề huề, những người đi trước vẫn giữ quan niệm “Đông con nhiều của”, quan niệm này sẽ chính xác khi ở khoảng thời gian về trước nhưng ở điểm hiện tại thì quan niệm này chưa thật sự chính xác Chính quan niệm này một phần dẫn đến việc gia tăng dân số Nhất là khi nó lại được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Một trong những mục đích của việc này là để giảm tỉ lệ sinh.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi, người dân chưa được tiếp cận đến và chưa có đủ nhận thức về vấn đề này.
Mặt khác, ở nhiều khu vực chính sách cũng chưa được thực hiện một cách triệt để.
Việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sẽ là phương tiện đắc lực kiểm soát tình trạng gia tăng dân số hiện nay.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh mật độ dân số tăng là bởi?
Ngoài những nguyên nhân chung vừa nêu trên thì Thành Phố Hồ Chí Minh được xem là thành phố có mật độ dân số cao bởi :
Là trung tâm kinh tế, chính trị và giáo dục
Có địa hình, khí hậu và nhiệt độ ổn định suốt năm
Tài nguyên thiên nhiên: Đất, nước, rừng, phong phú và giàu tiềm năng.
III ẢNH HƯỞNG VÀ LỢI ÍCH KHI ĐẤT NƯỚC- THÀNH PHỐ CÓ MẬT ĐỘ DÂN SỐ CAO
Khi dân số tăng điều đó chứng tỏ rằng tại đó dân số cao, lực lượng lao động cao, tỉ lệ sinh cao và đồng nghĩa với việc sức ép môi trường
Như vậy, ta nói “Dân số, xã hội, môi trường, kinh tế” ngoài ra còn có chính trị là các yếu tố gắn liền với nhau, tác động và liên quan mật thiết với nhau.
Ảnh hưởng xấu
Dân số tăng theo cấp số nhân đồng thời dân số phân số không đồng đều ở các khu vực vùng miền do điều kiện nhu cầu di dân nơi nào có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ tài nguyên nước dồi dào, khí hậu thuận lợi, thì nơi đó tập trung dân cư đông
Như vậy, khi những dòng di nhập cư tạo thành dòng hay gọi là trào lưu di nhập cư thì sẽ tạo nên áp lực của mật độ dân số bởi dân số quá đông, gây nên hiện tượng thừa dân số, chính vì đó sẽ làm tăng sức ép của con người lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản mà họ phụ thuộc ( con người, con người xã hội, )…
Mật độ dân số tăng cao gây sức ép lên môi trường khá lớn:
3.1.1.1 Gây ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường nước
Ta biết nước đối với con người khá quan trọng trong sinh hoạt và đời sống Khẳng định chúng ta không thể sống nếu thiếu nước Nhưng nếu dân cư quá đông, nguồn nước chắc chắn sẽ bị ô nhiễm, và gây nên hiện trạng thiếu nước sạch
Chúng ta đang trên đà phát triển, song cũng vì đó mà dẫn đến vấn đều ô nhiễm nước và thiếu nước sạch cho người dân.
Theo Unicef thì 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam.
200 triệu dân của Indonesia thiếu nước sạch trầm trọng, trong khi chính phủ nước này chưa có biện pháp cụ thể nào để khắc phục hậu quả trên thì ý thức người dân ở đây vẫn chưa được cải thiện khiến cho nguồn nước tại nước này ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
1.6 Hình ảnh ô nhiễm nước tại Việt Nam Tại Việt Nam có khoảng 17 triệu dân chưa tiếp cận được nước sạch (báo cáo mới nhất của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường).
Họ phải sử dụng các nguồn nước ô nhiễm từ nước mưa, nước giếng khoan, và nước máy lọc chưa đảm bảo an toàn.
Tại Hà Nội có hơn 1.000m3 rác thải và gần 400.000m3 nước thải thải ra môi trường mỗi ngày nhưng chỉ có khoảng 10% trong số đó được xử lý Nước bốc mùi hôi thối khiến người dân, du khách không thể “thở nổi” khi đi ngang qua đây.
Tại cụm khu công nghiệp Thanh Lương Hồ Chí Minh ước tính mỗi ngày có khoảng 5.000m3 nước thải ô nhiễm từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm… Tại các khu vực kênh quanh các quận 8,11,6, đang bị ô nhiễm nặng.
Theo TS Quách Thị Xuân - Giám đốc trung tâm tư vấn phát triển bền vững Đà Nẵng:"19.000 tấn rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó trung bình mỗi người trong số chúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày"
Theo WHO ở Việt Nam có 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do sử dụng nguồn nước không đảm bảo và vệ sinh kém, 44% trẻ bị nhiễm giun.
Dân số tăng cao nhu cầu nhà ở là nhu cầu tất yếu, diện tích rừng hay kể cả diện tích đất nông công nghiệp giờ đây trở thành đất nhà ở Sử dụng đất trong việc trồng trọt chăn nuôi nhưng không cải tạo đất. Đồng thời các chất hóa học được người dân sử dụng thấm vào đất và ngấm vào nguồn ngước gây ô nhiễm
Tính trung bình mỗi năm, mỗi gia đình sẽ tạo ra một tấn rác Nhiều thứ như nhôm, nhựa, giấy, vải, thiết bị điện tử, có thể tái chế Nhiều loại có khả năng tự phân hủy như thực phẩm, giấy, nhưng cũng nhiều loại không thể phân hủy, không thể tái chế.
1.7 Hình ảnh ô nhiễm đất tại Việt Nam Bởi vì không thể tái chế nên nó sẽ được chất thành đống, thành bãi rác gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Ô nhiễm không khí
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn Trong đó, TP Hà Nội đứng đầu bảng về chỉ số ô nhiễm không khí Chỉ số AQI tại Hà Nội trung bình là 202, sau đó là Bắc Ninh: 171, Thanh Hoá: 165, TP Hồ Chí Minh: 161, An Giang:
Theo như thống kê thì vụ Đông Xuân năm 2021 tỉ lệ đốt rơm rạ răng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020 (từ 22% năm 2020 lên 43,2% năm
2021), và sinh ra khối lượng bụi mịn PM2.5 tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Chiếm một phần không nhỏ lượng bụi PM2.5 đến từ các phương tiện giao thông đường bộ Để giảm thiểu bụi cần hạn chế và giảm thiểu số lượng phương tiện giao thông Trong khi đó số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng lên Cần hạn chế bằng cách ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, chuyển từ phương tiện chạy xăng dầu sang các phương tiện hoạt động bằng điện, dừng xe tắt máy khi chờ đèn đỏ
1.8 Ô nhiễm không khí PGS.TS Nguyễn Văn Sơn - Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường cho rằng: "Giao thông vận tải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các vùng đô thị, chiếm 70% lượng bụi và khí thải môi trường không khí".
3.1.2 Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
Mật độ dân số cao, nhu cầu sử dụng tài nguyên tăng cao chính vì đó tài nguyên thiên nhiên cũng chịu sức ép không kém.
Dân số tăng cao nhu cầu nhà ở là nhu cầu tất yếu, diện tích rừng hay kể cả diện tích đất nông công nghiệp giờ đây trở thành đất nhà ở.
Lợi ích
Như vậy, qua nghiên cứu và tham khảo thì chúng tôi nhận thấy mật độ dân số tăng cao có những mặt ảnh hưởng như vậy thế nhưng cũng có những lợi ích đáng nói đến:
Dân số đông, mang lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, nhất là những ngành cần nhiều lao động.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Là cơ sở, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng.
Thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ĐƯA RA
Chính sách
Xây dựng nhà ở xã hội: Chính phủ cần đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giá rẻ để đáp ứng nhu cầu của người dân có thu nhập thấp.
Hỗ trợ người dân mua nhà: Chính phủ có thể áp dụng các chính sách hỗ trợ như trợ cấp lãi suất vay mua nhà, giảm thuế… để giúp người dân có khả năng mua nhà ở.
Phát triển nhà ở thông minh: Tận dụng công nghệ để phát triển các mô hình nhà ở thông minh, tiết kiệm diện tích.
4.1.2 Phát triển hệ thống giao thông: Đầu tư vào hệ thống giao thông công cộng: Mở rộng mạng lưới xe buýt, tàu điện ngầm… để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Hạn chế phương tiện cá nhân: Áp dụng các biện pháp như thu phí lưu thông, hạn chế giờ lưu thông… để giảm thiểu số lượng phương tiện cá nhân trên đường phố.
Phát triển giao thông xanh: Khuyến khích sử dụng xe đạp, xe máy điện… để bảo vệ môi trường.
2.2 Hệ thống giao thông xanh
4.1.3 Phát triển cơ sở hạ tầng:
Xây dựng thêm trường học, bệnh viện: Nâng cao chất lượng giáo dục và y tế để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Mở rộng công viên, khu vui chơi giải trí: Tạo thêm không gian xanh cho người dân thư giãn và giải trí.
Cải thiện hệ thống xử lý rác thải: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt.
Tạo việc làm ở các khu vực khác: Hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hoạt động ở các khu vực nông thôn, miền núi để tạo việc làm cho người dân.
Hỗ trợ di dân: Chính phủ có thể hỗ trợ di dân về chi phí chuyển nhà, học tập, việc làm…
4.1.5 Nâng cao nhận thức của người dân:
Tuyên truyền về tác hại của việc gia tăng dân số: Giúp người dân hiểu rõ về tác hại của việc gia tăng dân số đối với môi trường, kinh tế
Khuyến khích sinh ít con: Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
Giải pháp
4.2.1 Giải pháp về quy hoạch và phát triển đô thị:
Phát triển đô thị theo hướng đa cực: Hạn chế tập trung dân cư vào một số thành phố lớn, phát triển các đô thị vệ tinh và các khu vực kinh tế mới để thu hút dân cư di dời từ các thành phố lớn.
Quy hoạch đô thị hợp lý: Tăng cường mật độ xây dựng, phát triển nhà ở cao tầng, kết hợp hài hòa giữa nhà ở và các tiện ích xã hội như trường học, bệnh viện, công viên
Phát triển hệ thống giao thông công cộng: Đầu tư vào hệ thống giao thông công cộng hiện đại, hiệu quả để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân.
4.2.2 Giải pháp về kinh tế và xã hội:
Tạo việc làm ở các khu vực khác: Hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hoạt động ở các khu vực nông thôn, miền núi để tạo việc làm cho người dân, giảm tải cho các thành phố lớn.
Nâng cao chất lượng giáo dục và y tế: Nâng cao chất lượng giáo dục và y tế ở các khu vực khác ngoài thành phố lớn để thu hút người dân di dời.
Hỗ trợ di dân: Chính phủ có thể hỗ trợ di dân về chi phí chuyển nhà,học tập, việc làm
4.2.3 Giải pháp về quản lý dân số:
Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình: Khuyến khích người dân sinh ít con, nâng cao chất lượng dân số.
2.4 Họp về chính sách quản lý
Kiểm soát chặt chẽ nhập cư: Hạn chế nhập cư ồ ạt vào các thành phố lớn, đặc biệt là nhập cư không có kế hoạch và không có việc làm ổn định.
4.2.4 Giải pháp về tuyên truyền và giáo dục:
Tuyên truyền về tác hại của việc gia tăng dân số: Giúp người dân hiểu rõ về tác hại của việc gia tăng dân số đối với môi trường, kinh tế và xã hội.
Nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường: Khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường.
4.2.5 – Kiểm soát tỷ lệ sinh:
Càng ngày khoa học kỹ thuật ngày càng cao, đời sống vật chất ngày càng tốt, y tế ngày càng phát triển nên tuổi thọ con người ngày càng được nâng cao Vì vậy, cách duy nhất để có thể kiểm soát và giải quyết bùng nổ dân số là kiểm soát tỷ lệ sinh Một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp mạnh để giảm tỷ lệ sinh.Các quốc gia có dân số lớn như Trung Quốc thậm chí còn áp dụng các chính sách chỉ được sinh 01 con (nếu là con trai) Được phép sinh thêm 01 con nếu con đầu lòng là con gái Nhưng tối đa cũng chỉ được sinh 02 con/ cặp vợ chồng.