1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Đánh giá quy trình kiểm toán Khoản mục Tiền tại công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt

66 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 794 KB

Nội dung

Dịch vụ Kế toán VDAC cung cấp dịch vụ kế toán nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công tác kế toán theo quy định hiện hành, cung cấp kịp thời thông tin tài chính cho quản trịdoanh ngh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường thì nhu cầu thôngtin đóng vai trò hết sức quan trọng vì đó là cơ sở để đưa ra các quyết định Đối vớiDoanh nghiệp thì thông tin tài chính luôn được nhiều đối tượng quan tâm với các mụcđích khác nhau nhưng tất cả điều mong muốn những thông tin đó phải trung thực vàhợp lý nhằm đảm bảo cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn và mang lại hiệu quảcao Vì vậy, các thông tin trên báo cáo tài chính muốn có độ tin cậy cao thì cần phảiđược kiểm tra và xác nhận Trước đòi hỏi này, Kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếuđối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng quản lý của cácDoanh nghiệp

Tại Việt Nam, hoạt động Kiểm toán đã không ngừng phát triển cả về quy mô, chấtlượng, cũng như các lĩnh vực được Kiểm toán Những Công ty Kiểm toán độc lập ra đời

đã khẳng định được vị thế của ngành Kiểm toán ở nước ta Cùng với sự phát triển củanền kinh tế thị trường việc Kiểm toán trở thành một hoạt động không thể thiếu đối vớithông tin tài chính của các Doanh nghiệp

Trên báo cáo tài chính của Doanh nghiệp thì tiền là khoản mục quan trọng, đượctrình bày một cách chi tiết trên Bảng cân đối kế toán Khoản mục tiền có liên quan đếnnhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau do đó Khoản mục tiền thường là đối tượng của saisót, tham ô, lợi dụng, mất mát Vì vậy, kiểm toán Khoản mục tiền nhằm tăng cườngcông tác quản lý, cung cấp thông tin chính xác về thực trạng các nguồn thu cũng như sựchi tiêu của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tiền là điều hết sức cầnthiết Chính vì vậy, kiểm toán Khoản mục tiền được đánh giá là một trong những phầnhành quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán khoản mục tiền giúp cácđối tác kiểm tra mức độ minh bạch về tiền tại đơn vị, kiểm tra khả năng thanh khoảncủa doanh nghiệp, làm cơ sở cho các quyết định đầu tư cũng như làm ăn với Doanhnghiệp

Là sinh viên chuyên ngành kiểm toán, qua kỳ thực tập tại công ty TNHH kiểm toán

tư vấn Rồng Việt, em đã có được điều kiện tốt để tiếp cận thực tế, vận dụng những kiếnthức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn để củng cố kiến thức, đi sâu tìmhiểu và nắm bắt cách thức tổ chức công tác kiểm toán trong từng loại hình Trên cơ sở

đó em đã chọn đề tài: Đánh giá quy trình kiểm toán Khoản mục tiền tại công ty

TNHH kiểm toán tư vấn Rồng Việt

Trang 2

Kết cấu đề tài gồm bốn chương Chương I : Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt (VDAC) và quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Chương II: Cơ sở lý luận về Kiểm toán Khoản mục tiền

Chương III: Quy trình kiểm toán Khoản mục tiền tại công ty TNHH ABC của công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt (VDAC)

Chương IV: Nhận xét, kiến nghị

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT (VDAC) VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO

CÁO TÀI CHÍNH1.1 QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY VDAC

Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt, têntiếng Anh là Viet Dragon Auditing & Consulting (viếttắc là VDAC) là một trong những công ty kiểm toánhàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chuyênnghiệp về kiểm toán, kế toán, thuế, tư vấn, đào tạocho tất cả các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam

+ Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt

+ Tên giao dịch quốc tế: Viet Dragon Auditing & Consulting Company Limited.+ Các hoạt động chính: Dịch vụ kiểm toán, Dịch vụ kế toán, Tư vấn tài chính

+ Loại hình giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận đầu tư

+ Số và ngày cấp GCN đầu tiên: Giấy chứng nhận đầu tiên số 0310102227 ngày 23tháng 06 năm 2010

+ GCN điều chỉnh cuối cùng: Giấy chứng nhận thay đổi lần thứ 8 số 0310102227ngày 05 tháng 07 năm 2010

+ Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, phường An Phú, quận 2, Tp Hồ Chí Minh+ Điện thoại: (0650) 38 312 443

+ Fax: (0650) 38 312 445

+ Mã số thuế: 0 3 1 0 1 0 2 2 2 7

+ Vốn pháp định/Vốn điều lệ: 3,000,000,000 USD

+ Vốn đầu tư: 5,000,000,000 USD

+ Người đại diện pháp luật: Lê Xuân Vinh

+ Hệ thống TK kế toán: Quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm

2006 và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009

+ Webside: www.vdac.com.vn

Trang 4

VDAC được thành lập bởi đội ngũ KTV, thẩm định viên, chuyên gia tài chính và tưvấn giàu kinh nghiệm đã và đang hoạt động trong ngành Kiểm toán và Tư vấn ngay từnhững ngày đầu khi những dịch vụ này mới được hình thành tại Việt Nam.

Hiện nay, VDAC đã xây dựng được đội ngũ hơn 25 chuyên viên chuyên nghiệpđược đào tạo trong nước và quốc tế Trong quá trình hoạt động, đội ngũ chuyên viênliên tục được đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghềnghiệp cùng các kiến thức hỗ trợ về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, thị trường… để có khảnăng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Từ những kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức đã đúc kết được qua quá trình làmviệc, VDAC đã xây dựng và đưa vào áp dụng quy trình và phương pháp kiểm toán, tưvấn phù hợp với các chuẩn mực, tiêu chuẩn kiểm toán của Việt Nam cũng như Quốc tế.Với việc hiểu biết sâu sắc về pháp luật kinh doanh tại Việt nam VDAC cung cấp cácdịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nắm bắtkịp thời các quy định pháp luật kinh doanh của Nhà nước Việt Nam trong quản lýdoanh nghiệp Công ty cũng góp phần tổ chức tốt hệ thống Kiểm soát nội bộ, hệ thống

kế toán của doanh nghiệp, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho cónhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất

1.2 NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VDAC

VDAC hoạt đông theo nguyên tắc độc lập, tin cậy, hiệu quả, khách quan, bảo vệquyền lợi hợp pháp và bí mật kinh doanh của khách hàng cũng như quyền lợi của chínhbản thân công ty trên cơ sở tuân theo quy định của pháp luật Nguyên tắc đạo đức nghềnghiệp, chất lượng dịch vụ và uy tín của khách hàng là những tiêu chuẩn hàng đầu màmỗi thành viên VDAC luôn tuân thủ

Giúp các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế thực hiện tốt công tác tài chính kế toántheo đúng các quy định, pháp luật của nhà nước Việt Nam và các nguyên tắc, chuẩnmực kế toán quốc tế Giúp các doanh nghiệp đảm bảo số liệu kế toán phản ứng đúngthực trạng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp, phát hiện và chấn chỉnh các sai sót kịp thời, đề phòng những rủi ro vàthiệt hại có thể xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị

Giúp cho các cơ quan nhà nước có được số liệu trung thực, chình xác, hợp pháp đểthực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trongnền kinh tế quốc dân Trên cơ sở đó xác định và đánh giá đúng đắn nghĩa vụ và tráchnhiệm của doanh nghiệp về các khoản nộp vào ngân sách nhà nước và các quyền lợi mà

Trang 5

doanh nghiệp được hưởng từ đó phát huy vài trò chủ đạo góp phần tích cực vào việc tổchức giữ vững kỷ cương, trật tự trong công tác tài chính kế toán Việt Nam.

1.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1.3.1 Dịch vụ Kiểm toán

Bao gồm: Kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định, kiểm toán báo cáo quyết toán

dự án, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán tỷ lệ nội địa hóa, kiểm toáncác thông tin tài chình khác trên cơ sở thỏa thuận trước, soát xét hệ thống kiểm soát nội

bộ, soát xét thông tin Tài chính, Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, vốn chủ sởhữu, vốn điều lệ, Kiểm toán báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản

Phương pháp kiểm toán

Hiểu đầy đủ về hệ thống quản lý và các thông tin của khách hàng nhằm xác định cáclĩnh vực thường xảy ra rủi ro kiểm toán để có thể trao đổi một cách hiệu quả với bangiám đốc của khách hàng

Đảm bảo sự tham gia hợp tác thường xuyên và kịp thời của các nhân sự chủ chốttrong quá trình kiểm toán

Xây dựng phương pháp và chương trình kiểm toán hợp lý qua việc tập trung kiểm tranhững khía cạnh trọng yếu

1.3.2 Dịch vụ Kế toán

VDAC cung cấp dịch vụ kế toán nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công tác

kế toán theo quy định hiện hành, cung cấp kịp thời thông tin tài chính cho quản trịdoanh nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp để chỉnh sửa số liệu cho thích hợp:

_ Kế toán tài chính: cập nhật sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính định kỳ theoquy định

_ Kế toán quản trị: cập nhật và cung cấp các thông tin tài cính cho yêu cầu quản trịdoanh nghiệp

Các dịch vụ kế toán mà VDAC đang cung cấp bao gồm:

_Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho cácdoanh nghiệp

_Rà soát, phân tích, cải tổ bộ máy kế toán - tài chính đã có sẵn

_Rà soát, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

Trang 6

_Hướng dẫn lập chứng từ kế toán.

_Hướng dẫn và thực hiện ghi chép sổ kế toán, hạch toán kế toán

_Hướng dẫn lập báo cáo tài chính, bao gồm báo cáo hợp nhất

_Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán

1.3.3 Dịch vụ Tư vấn tài chính

Soát xét báo cáo tài chính theo yêu cầu chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư, xây dựng

hệ thống quản lý dòng tiền, xây dựng quy chế tài chính và quy chế chi tiệu nội bộ._Tư vấn tái cấu trúc Tài chính doanh nghiệp

_Tư vấn cổ phần hoá, tư nhân hoá; các thủ tục liên quan đến phát hành và niêm yếtchứng khoán

_Tư vấn sắp xếp nguồn vốn

_Tư vấn xác định giá tài sản, định giá doanh nghiệp

_Tư vấn thẩm tra tài chính và thẩm tra hoạt động doanh nghiệp

_Tư vấn sát nhập, mua bán doanh nghiệp

1.3.4 Dịch vụ Tư vấn thuế

Với sự am hiểu sâu sắc các quy định về thuế, thực tiễn lâu năm trong việc xử lý cácvấn đề liên quan đến thuế, giải trình với các cơ quan thuế cũng như cam kết cung cấpcác dịch vụ thuế mang lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp, VDAC hiện đang cung cấpnhững dịch vụ thuế, bao gồm:

_Xem xét các khoản thuế hiện tại trong mối liên hệ với thực tiễn kinh doanh, ngànhnghề kinh doanh và các mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp

_Xem xét sự ảnh hưởng đến thuế của các kế hoạch phát triển kinh doanh, các dự ánkinh doanh của doanh nghiệp

_Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các chi phí về thuế phùhợp với mục tiêu của doanh nghiệp Hướng dẫn và trợ giúp doanh nghiệp trong quátrình triển khai thực hiện các giải pháp đó

_Tư vấn các ưu đãi và miễn giảm về thuế áp dụng cho doanh nghiệp

_Tư vấn một cấu trúc về tài chính hợp lý để có lợi về thuế

Trang 7

_Tư vấn hệ thống tiền lương tối ưu để tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp và có lợi chongười lào động.

_Tư vấn những điều chỉnh phù hợp về thu nhập, chi phí để có lợi về thuế

_Tư vấn xử lý các nghiệp vụ đặc biệt để có lợi về thuế

_Tư vấn các chiến lược đầu tư và kinh doanh để giảm thiểu thuế

_Tư vấn các dự báo thay đổi của chính sách thuế…

1.3.5 Dịch vụ Tư vấn nguồn lực doanh nghiệp

Tuyển chọn cho doanh nghiệp vị trí Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và các vị trítrong bộ phận kế toán Tư vấn bố trí và sắp xếp nhân sự bộ phận kế toán, tài chính

1.3.6 Dịch vụ Tư vấn quản lý

Xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, quy chế điềuhành của Giám đốc (Tổng Giám Đốc) và các quy chế về quản lý nhân sự (quy chế tiềnlương, tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng,…)

1.3.7 Dịch vụ liên quan đến phần mềm kế toán

VDAC cung cấp dịch vụ huấn luyện cho nhân viên kế toán, cập nhật các chính sáchthuế, chế độ tài chính kế toán liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Tư vấn chocác doanh nghiệp về việc viết phần mềm kế toán sao cho phù hợp với từng loại hìnhdoanh nghiệp, nhằm đáp ứng được Yêu cầu quản lý công tác tài chính kế toán của đơnvị

1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt hoạt động theo nguyên tắc độc lập,đáng tin cậy, hiệu quả và khách quan, luôn cói trọng quyền lợi hợp pháp và bí mật kinhdoanh của khách hàng Lấy đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ và uy tín củakhách hàng là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mỗi thành viên VDAC luôn tuân thủ

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt

Trang 8

Nguồn: Phòng hành chính Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt

Chức năng, nhiêm vụ của từng bộ phận

Ban giám đốc: là bộ phận điều hành quản lý mọi hoạt động chính của công ty Đồng

thời trực tiếp đứng ra thực hiện giao dịch và ký kết các hợp đồng và cung cấp dịch vụcho khách hàng

Phòng hành chính: là bộ phận thực hiện công tác quản lý và tài chính Bộ phận này

có tác dụng phục vụ và tạo điều kiện cho các phòng ban, các đơn vị hoàn thành nhiệm

vụ được giao Phòng hành chính của công ty là bộ phận có thể bố trí, sắp xếp cán bộ,quản lý việc mua sắm các thiết bị văn phòng phẩm, quản lý văn thư lưu trữ, điều động

xe cho KTV đi công tác…

Phòng kế toán: thực hiện toàn bộ về công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán,

thống kê kế toán, thống kê thông tin kinh tế của công ty theo đúng pháp lệnh kế toánthống kê, luật kế toán và các quy định của pháp luật, đảm bảo sản xuất kinh doanh cóhiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn

Phòng kiểm toán: là bộ phận có số lượng nhân viên chuyên nghiệp nhiều nhất trong

công ty Bộ phận này thực hiện tất cả các hợp đồng kiểm toán bào cáo tài chính, cáchợp đồng kiểm toán báo cáo đầu tư xây dựng hoàn thành và các hợp đồng kiểm toántheo yêu cầu của khách hàng theo Luật định của công ty Nhóm kiểm toán thường đượcthành lập từ bộ phận này và có bổ sung các thành viên thuộc các nhóm khác trong cáctrường hợp cần thiết

Trang 9

Phòng kinh doanh: là bộ phận chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng và chăm sóc

khách hàng cho công ty

1.5 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN Ở VDAC

Kiểm soát chất lượng là một khâu rất quan trọng trước khi đưa ra báo cáo kiểm toán,quá trình kiểm soát chất lượng được tiến hành để đảm bảo các thủ tục được áp dụngđúng trong khuôn khổ một quy trình xác định Hệ thống kiểm soát chất lượng củaVDAC gồm các bước:

1.5.1 Quá trình đánh giá khách hàng

Mục đích của việc đánh giá này là để chấp nhận kiểm toán cũng như việc có haykhông giữ một khách hàng đã từng kiểm toán Cơ sở để tiến hành việc đánh giá này dựatrên các tiêu chí như mức độ độc lập của công ty khách hàng, khả năng của công tytrong việc đáp ứng nhu cầu kiểm toán của khách hàng, chi phí kiểm toán, mức độ rủi ro

và mức độ liêm khiết của Ban giám đốc công ty khách hàng Việc đánh giá này dothành viên trong Ban giám đốc thực hiện

Đối với khách hàng mới, đánh giá trước hết là dựa trên báo cáo kiểm toán của nămtrước (nếu có) hoặc là các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp VDAC sẽ tiếnhành phân tích các chỉ tiêu tài chính và kết hợp với việc thu thập thông tin từ bên thứ banhư các nhà tư vấn, ngân hàng, các nhà cung cấp, VDAC có thể tìm hiểu thông tin quaKTV đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của công ty năm trước, cũng có thể tìmhiểu thêm thông tin qua sách báo chuyên ngành để có một cái nhìn khái quát về kháchhàng Sau đó VDAC sẽ tiến hành đánh giá và cân đối khả năng và nguồn lực của mìnhđáp ứng yêu cầu của khách hàng

Đối với khách hàng cũ, VDAC sẽ tiến hành đánh giá lại trong trường hợp xảy ra một

sự thay đổi đặc biệt nào đó trong công ty khách hàng, như sự thay đổi nhân sự trongBan giám đốc, Kế toán trưởng, sự thay đổi trong mục đích của việc tiến hành kiểm toánnhư việc cổ phần hóa, chia tách hay hợp nhất công ty VDAC cũng tiến hành lại việcđánh giá lại khách hàng trong trường hợp có sự mở rộng hợp đồng kiểm toán

Sau quá trình đánh giá, giám đốc VDAC sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hay khôngchấp nhận hợp đồng kiểm toán Hợp đồng bị từ chối trong những trường hợp sau:

- Công ty không đủ KTV để tiến hành công việc kiểm toán vào thời điểm công tykhách hàng yêu cầu

Trang 10

- Lĩnh vực hoạt động của công ty quá mới mẻ, quá khó hoặc có quá nhiều rủi ro nếutiến hành kiểm toán.

- Thiếu tính độc lập của công ty với khách hàng

- Phí kiểm toán quá thấp, không đáp ứng được yêu cầu của công ty

1.5.2 Kiểm toán chất lượng các hồ sơ

Việc kiểm soát chất lượng các hồ sơ hướng vào các mục tiêu:

- Kiểm tra và đưa ra đánh giá xem công tác kiểm toán, kế toán đã được thực hiện cóphù hợp với các chuẩn mực của quốc gia, quốc tế hay là các thủ tục cụ thể trong côngty

- Xác định những vấn đề cần tư vấn thêm, cần có sự đào tạo hay hỗ trợ cụ thể

- Tìm hiểu các lãnh đạo có năng lực yếu kém

- Đào tạo những người có trách nhiệm kiểm tra chất lượng của công ty

Các thủ tục trong việc áp dụng khi tiến hành kiểm tra hồ sơ:

a/ Chọn các hồ sơ cần kiểm tra

Nguyên tắc cơ bản của quá trình chọn hồ sơ là đảm bảo chọn được mẫu thích hợp,phản ánh được chất lượng kiểm toán của công ty Các tiêu chuẩn được xem xét đếntrong quá trình chọn hồ sơ là:

- Quy mô hợp đồng kiểm toán, thời gian trực tiếp tham gia kiểm toán, thường thìcác hợp đồng càng lớn thời gian làm càng lâu thì được chọn

- Có sự tham gia của công ty kiểm toán khác, thường là việc kiểm toán báo cáo tàichính năm trước được đảm nhận bởi một công ty kiểm toán khác

- Khách hàng mới, công ty tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính lần đầu vào nămnày

- Doanh nghiệp nhà nước hoặc có góp vốn của nhà nước

- Công ty có việc kêu gọi vốn rộng rãi, các công ty chuẩn bị cổ phần hóa, tham giathị trường chứng khoán

b/ Chọn người kiểm tra và thực hiện kiểm tra

Sau khi chọn được hồ sơ kiểm tra, khâu tiếp theo là chọn người kiểm tra Ngườikiểm tra sẽ được chọn trên cơ sở số lượng hồ sơ, đặc điểm hồ sơ, kinh nghiệm của

Trang 11

người kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh cụ thể của khách hàng Ngoài ra ngườitiến hành kiểm tra còn phải đáp ứng tính độc lập của mình đối với hồ sơ đã được chọn.Sau khi chọn xong thì sẽ tiếp tục việc tiến hành thực hiện kiểm tra, việc thực hiện kiểmtra được thực hiện theo thứ tự các bước sau:

- Kiểm tra phần hình thức của hồ sơ để đáp ứng cho các mục tiêu chất lượng

- Phỏng vấn những người tham gia quá trình kiểm toán hồ sơ đó

- Soát xét lại các bằng chứng kiểm toán thu thập được, kiểm tra các biên bản kiểmtoán, thư kiểm toán, các bút toán điều chỉnh

c/ Lập báo cáo kiểm tra chất lượng cho mỗi hồ sơ

- Lập danh sách các hồ sơ được kiểm tra

- Lưu ý ra các phần trong đó thủ tục kiểm toán không được áp dụng đúng hoặc thiếusót

- Kiểm tra những phần trong hồ sơ chưa được hoàn thành đầy đủ để phát hiệnnhững thiếu sót của công ty

- Kiểm tra, đánh giá lại việc áp dụng các thủ tục ở công ty, cả phần kế hoạch nhân

sự và phần đánh giá công ty

d/ Lập báo cáo tổng hợp gửi cho Ban giám đốc

Người phụ trách quá trình kiểm soát chất lượng trình bày các vần đề đã thu nhậnđược qua việc đánh giá chất lượng các hồ sơ đã kiểm tra, đặc biệt là xác định nhữngnhân viên cần đánh giá lại khả năng làm việc, các phần thiếu sót cần đào tạo và hỗ trợ

1.6 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH VDAC

Chuẩn bị kiểm toán

Trang 12

Hình 1.2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của VDAC

1.6.1 Chuẩn bị kiểm toán

Việc tiến hành kiểm toán khách hàng tại công ty TNHH VDAC được thực hiện trênmột quy trình thống nhất được phổ biến cho toàn công ty VDAC và được áp dụngchung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp Tuy nhiên cũng tùy theo từng trường hợp

cụ thể, tình hình cụ thể mà các KTV có thể thay đổi phù hợp để đạt được hiệu quả caonhất với chi phí thấp nhất

 Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

Yêu cầu của khách hàng được tiếp nhận thông qua điện thoại, fax, thư mời hoặc tiếpxúc trực tiếp với khách hàng và đại diện công ty Tuy nhiên, đối với khách hàng mới,Giám đốc sẽ phân công KTV chính gặp gỡ trực tiếp khách hàng để trình bày quan điểmcông ty

 Khảo sát yêu cầu, thu thập thông tin tổng quát về khách hàng

KTV được phân công sẽ tiến hành tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu, thu thậpnhững thông tin cần thiết như:

+ Thu thập thông tin đầy đủ theo mẫu chung của công ty

+ Thu thập thêm các thông tin khác căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu riêng của kháchhàng

+ Đánh giá chung về cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động kinh doanh, hồ sơ sổ sách

của khách hàng (phức tạp, rõ ràng, cách thức tổ chức và vai trò của hệ thống nội kiểm).+ Các thông tin quan trọng như: Khách hàng đang bị kiện tụng, khách hàng đang bịphá sản, tranh chấp nội bộ đặc biệt chú ý và ghi nhận vào mẫu khảo sát

Người thực hiện khảo sát: Trưởng phòng nghiệp vụ, hoặc KTV chính được chỉ định

có trách nhiệm thực hiện khảo sát theo yêu cầu của khách hàng

Thực hiện kiểm toánHoàn thành kiểm toán

Trang 13

Nếu sau khi làm việc với khách hàng kiểm toán xét thấy có nhiều vấn đề trọng yếu,KTV có thể đề xuất không ký hợp đồng với khách hàng và phải nêu rõ lý do dẫn đến đềxuất này.

Gửi thư báo giá

Căn cứ vào báo cáo khảo sát, giám đốc sẽ xem xét và quyết định giá phí dịch vụkiểm toán Ý kiến của Giám đốc sẽ được ghi trực tiếp vào báo cáo khảo sát và chuyểncho Phòng phát triển kinh doanh

Phòng phát triển kinh doanh căn cứ vào báo cáo khảo sát đã có ý kiến của Giám đốctiến hành soạn thư báo giá Thư báo giá được soạn thảo theo mẫu thống nhất của công

ty với các nội dung chính sau:

- Tóm tắt yêu cầu của khách hàng

- Phạm vi công việc và phương pháp làm việc của công ty TNHH VDAC đối với yêucầu của khách hàng, những giới hạn trong công tác kiểm toán

 Nhận hồi báo của khách hàng và lập hợp đồng kiểm toán

- Nhận hồi báo của khách hàng có thể bằng thư hoặc bằng điện thoại Nếu kháchhàng chưa đồng ý, hai bên cùng thương lượng giá phí kiểm toán và chất lượng dịch vụmang lại nhằm đi đến thoả thuận chung tạo cơ sở cho việc ký hợp đồng kiểm toán

- Lập và chuyển hợp đồng cho khách hàng

 Quy định lập hợp đồng kiểm toán

+ Hợp đồng kiểm toán được thành lập theo mẫu thống nhất của công ty

+ Hợp đồng kiểm toán được lập thành 4 bộ tiếng Việt và tiếng Anh

 Phân công nhóm kiểm toán

Trưởng phòng nghiệp vụ có trách nhiệm lập quyết định phân công nhóm kiểm toántheo nguyên tắc mỗi nhóm kiểm toán có ít nhất một KTV

Trang 14

 Lập kế hoạch kiểm toán

KTV chính với sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm có trách nhiệm lập kế hoạchkiểm toán

KTV sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính trong kỳ kiểm toán như:Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng lưu chuyểntiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính Khi đã có các báo cáo tài chính cần thiết,trưởng nhóm sẽ lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc thu thập thông tin về đặc điểm hoạt động kinhdoanh, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định mức trọng yếu để lập kế hoạch

và chương trình kiểm toán với mục đích là nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả chungcủa cuộc kiểm toán

 Đánh giá rủi ro kiểm toán (AR) bao gồm:

- Rủi ro tiềm tàng (IR)

- Rủi ro kiểm soát (CR)

- Rủi ro phát hiện (DR)

Rủi ro kiểm toán được xác định theo công thức sau:

AR = IR x CR x DR

 Xác định mức trọng yếu bao gồm:

- Tổng thể báo cáo tài chính (PM)

- Mức trọng yếu cho từng khoản mục (TE)

- Mức trọng yếu cho từng tài khoản (Threshold)

Bảng 1.1 Đánh giá tổng thể Báo cáo tài chính (PM) dựa vào loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: đồng

Doanh nghiệp thương mại 0,5% - 1% Doanh thu

Công ty dịch vụ 3% - 10% Lợi nhuận trước thuế

Trang 15

Công ty hoạt động trên tài sản, đầu tư 1% - 2% Tổng tài sản

(Nguồn: Công ty TNHH VDAC)

1.6.2 Thực hiện kiểm toán

 Thông báo cho khách hàng

Trước khi triển khai công việc tại văn phòng của khách hàng, KTV có trách nhiệmgửi công văn cho khách hàng Trong đó, cho biết về kế hoạch kiểm toán như thời gian,nhân sự, công việc, công việc cụ thể của KTV tại văn phòng khách hàng và những yêucầu khách hàng chuẩn bị trước cho cuộc kiểm tra

 Tổ chức cuộc họp đầu tiên

Nhóm kiểm toán, trưởng phòng nghiệp vụ tổ chức cuộc họp đầu tiên với Ban giámđốc của khách hàng tại văn phòng khách hàng để trình bày phương pháp làm việc vàcác vấn đề cần sự hỗ trợ từ phía khách hàng

 Trách nhiệm của KTV và các thành viên khác trong nhóm kiểm toán

KTV chính thức có trách nhiệm trực tiếp thực hiện công tác kiểm toán và giám sáttoàn bộ công việc của các thành viên trong nhóm theo kế hoạch đã được duyệt để đảmbảo công việc kiểm toán được thực hiện đúng chuẩn mực, quy định của công ty

 Trách nhiệm của Trưởng phòng nghiệp vụ

Bám sát công việc của các nhóm để có biện pháp chỉ đạo kịp thời và báo cáo thườngxuyên tiến độ thực hiện, những khó khăn với phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ để bangiám đốc nắm được thông tin thường xuyên và có hướng chỉ đạo kịp thời

 Triển khai thực hiện cuộc kiểm toán

Trang 16

Chủ nhiệm kiểm toán sẽ chỉ định một nhóm kiểm toán xuống đơn vị khách hàng đểtrực tiếp tiến hành cuộc kiểm toán Số lượng một nhóm từ 3-5 người tùy theo quy môhoạt động của khách hàng Mỗi nhóm sẽ có một trưởng nhóm (thường là KTV chính)

và các trợ lý kiểm toán Trưởng nhóm sẽ trực tiếp điều hành các trợ lý kiểm toán và làmviệc với đại diện của khách hàng cho đến khi cuộc kiểm toán kết thúc

Khi xuống đến công ty của khách hàng, trưởng nhóm sẽ phân công nhiệm vụ cụ thểcho các trợ lý kiểm toán từ việc tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu đến việc trao đổivới khách hàng để có những thông tin cần thiết cho việc xử lý phần hành tiền và vay Sau khi hoàn thành việc xử lý số liệu, trưởng nhóm sẽ tổng hợp những lỗi đã pháthiện trong quá trình kiểm toán, cùng một số vấn đề mà đơn vị xử lý trái với quy địnhhiện hành để đưa ra những điều chỉnh đối với khách hàng

Khi mọi việc tiến hành đối với khách hàng đã hoàn tất, trưởng nhóm có nhiệm vụphát hành báo cáo kiểm toán tạm thời để trình lên chủ nhiệm kiểm toán kí duyệt

1.6.3 Hoàn thành kiểm toán

 Trách nhiệm của nhóm kiểm toán: Nhóm kiểm toán có trách nhiệm hoàn tất hồ sơkiểm toán theo quy định của công ty

 Trách nhiệm của trưởng phòng nghiệp vụ

Trưởng phòng nghiệp vụ có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc hoàn tất hồ sơ kiểmtoán Nội dung kiểm tra của Trưởng phòng:

- Nội dung báo cáo kiểm toán

- Việc tuân thủ các quy định tổ chức hồ sơ kiểm toán

- Các kỹ thuật kiểm toán

- Nội dung và hình thức tất cả các biểu mẫu trong báo cáo tài chính

 Trách nhiệm của Phó giám đốc

Phó Giám đốc duyệt dự thảo báo cáo đã được kiểm toán Nếu có bất đồng ý kiếngiữa KTV chính, trưởng phòng nghiệp vụ và phó giám đốc phụ trách thì phó giám đốc

có trách nhiệm báo cáo lên giám đốc để lập hội đồng, công ty sẽ xem xét và đưa ý kiếnsau cùng

Gửi bản dự thảo lấy ý kiến khách hàng (các bản dự thảo sau khi có ý kiến kháchhàng phải lưu một bộ vào hồ sơ kiểm toán)

Trang 17

 Hoàn thành báo cáo lần cuối cùng và phát hành báo cáo chính thức

Trưởng phòng nghiệp vụ, Phó giám đốc phụ trách xem xét và ký tên báo cáo tàichính đã được kiểm toán, thư quản lý và bảng tổng hợp kiểm tra Căn cứ vào tờ trình,giám đốc (hoặc phó giám đốc ủy quyền) xem xét, phê duyệt và ký phát hành báo cáokiểm toán

1.6.4 Cơ cấu File hồ sơ kiểm toán của VDAC

Nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là công việckiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, VDAC đã cập nhật chocác KTV VDAC về phương pháp tiếp cận kiểm toán tuân theo các chuẩn mực kiểmtoán Quốc tế được Việt Nam chấp nhận, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được

Bộ tài chính ban hành và sửa đổi Đồng thời cập nhật theo chương trình kiểm toán mẫu

đã được Bộ tài chính ban hành nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán được cungcấp bởi VDAC Hồ sơ kiểm toán vừa là phương tiện làm việc của KTV, vừa là nơi lưugiữ các bằng chứng kiểm toán được KTV thu thập sau mỗi đợt kiểm toán BCTC củakhách hàng Theo VSA 230 – “Hồ sơ kiểm toán” đã ghi: “Hồ sơ kiểm toán là sự tài liệuhóa về hoàn cảnh mà KTV làm việc, những công việc mà KTV đã làm và những bằngchứng mà KTV thu thập được để phục vụ cho quá trình kiểm toán và để làm cơ sở cho

ý kiến của KTV thể hiện trên báo cáo kiểm toán.” Việc tập hợp các bằng chứng vào một

hồ sơ giúp việc xem xét lại hoặc việc kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới trở nênthuận tiện hơn Nếu có tranh chấp xảy ra thì hồ sơ kiểm toán là một bằng chứng pháp lýquan trọng bảo vệ KTV trước các rủi ro pháp lý Hồ sơ kiểm toán tại công ty VDACgồm 2 phần:

- Hồ sơ kiểm toán chung (Hồ sơ thường trực)

- Hồ sơ kiểm toán năm

a) Hồ sơ kiểm toán chung (Hồ sơ thường trực)

Lưu trữ tất cả các tài liệu về khía cạnh pháp lý của công ty Hồ sơ này được sử dụngcho nhiều năm và được cập nhật thường xuyên qua các năm, được sử dụng cho từngkhách hàng cụ thể và được cập nhật liên tục qua mỗi kỳ kiểm toán

 Các thông tin cần thiết cần thu thập khi lập hồ sơ:

Hồ sơ pháp lý của khách hàng: giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập, giấy đăng

ký kinh doanh

Hồ sơ các văn bản quản trị của công ty

Trang 18

Hồ sơ các thông tin liên quan đến môi trường hoạt động của khách hàng.

Các hợp đồng kinh tế quan trọng và có hiệu lực trong nhiều năm tài chính

 Yêu cầu đối với hồ sơ kiểm toán chung

Hồ sơ kiểm toán phải có đề mục rõ ràng

Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của KTV

Hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về nguồn gốc dữ liệu, ký hiệu sửdụng

Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác và thích hợp

Hồ sơ kiểm toán cần trình bày dễ hiểu và rõ ràng

Hồ sơ kiểm toán cần được sắp xếp khoa học

Hồ sơ kiểm toán phải đươc bảo mật và lưu trữ

b) Hồ sơ kiểm toán năm hiện hành

Đây là hồ sơ lưu trữ các tài liệu, bằng chứng kiểm toán của một kỳ kế toán của kháchhàng Phần đầu hồ sơ gồm: tên khách hàng, kỳ kế toán kết thúc, Tổng (Phó) giám đốccông ty, trưởng (Phó) phòng, trưởng nhóm kiểm toán Tiếp theo là mục lục hồ sơ lưu,ghi ký hiệu các phần chữ cái A,B,C,… và ý nghĩa các kỹ hiệu để người đọc dễ tìm

 Quy định trình bày giấy tờ làm việc (Working paper)

Nội dung trình bày trên mẫu giấy làm việc:

Mẫu giấy làm việc được quy định theo một mẫu thống nhất cho toàn công ty, đó làmẫu A4 Ghi tất cả các yêu cầu trên giấy làm việc và biểu chủ đạo gồm : tên kháchhàng, niên độ kế toán, ngày kiểm toán, người kiểm toán, tài khoản Thực hiện trên giấylàm việc trước, sau khi tiến hành các thử nghiệm cơ bản nhằm đạt được các mục tiêukiểm toán của khoản mục nợ phải thu và doanh thu thì mới chuyển sang ghi nhận trênbiểu chủ đạo

Trang 19

- Trên giấy làm việc ghi số dư đầu kỳ, phát sinh nợ, phát sinh có, số dư cuối kỳ.Nguồn số liệu từ Báo cáo tài chính của khách hàng (BCĐKT, BCĐSPS)

- Đối chiếu số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ của báo cáo kiểm toán năm trước

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng cộng so với số liệu trên bảng cân đối phát sinh cảnăm, báo cáo tài chính, sổ cái chi tiết, sổ cái tổng hợp và các chứng từ có liên quan nhưbảng tổng hợp công nợ cuối kỳ 31 tháng 12 xem đã khớp chưa Nếu có chênh lệch thì đitìm nguyên nhân và tập hợp các chứng từ có liên quan

- Liệt kê số liệu phát sinh từng tháng (quý) của tài khoản lấy từ bảng cân đối phátsinh hàng tháng (quý) vào giấy làm việc, ghi chú trong từng tháng nếu có bút toán điềuchỉnh của kiểm toán năm trước

Chọn mẫu ra một vài tháng và tiến hành kiểm tra chọn mẫu chứng từ gốc (theo mứctrọng yếu) trong tháng được chọn xem thử nghiệp vụ phát sinh có thực sự xảy ra haykhông Chọn mẫu thường chọn tháng 1 hoặc tháng 12 vì nghiệp vụ phát sinh nhiều hơnnhững tháng khác

Lưu ý: cần photo các chứng từ có tính chất trọng yếu chẳng hạn như những nghiệp

vụ có số tiền lớn ảnh hưởng đến khoản mục lưu vào hồ sơ làm việc để làm bằng chứng kiểm toán.

Trên biểu chỉ đạo: Ở dòng số liệu khách hàng ghi số liệu khách hàng từ sổ sáchkhách hàng và ở dòng số liệu kiểm toán ghi số liệu kiểm toán bằng số liệu đã tập hợp ởgiấy làm việc (lấy cột số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ)

Ghi chú: Nếu là tài khoản từ loại 5 đến loại 9 thì chỉ ghi phát sinh Nợ, phát sinh Có.

Do chúng không có số dư.

- Đối chiếu xem giữa số liệu khách hàng và số liệu kiểm toán có khớp chưa Nếu đãkhớp đúng thì chấp nhận số liệu của đơn vị, nếu chênh lệch phải giải thích và ghi chúcác bút toán điều chỉnh (nếu có) tại phần thông tin bổ xung

- Hoàn thành giấy làm việc, nhớ đánh tham chiếu và photo các chứng từ kèm theonhằm chứng minh cho số liệu đã kiểm tra

- Ghi nhận tất cả các bút toán điều chỉnh trên mẫu giấy bút toán điều chỉnh

- Lưu hồ sơ kiểm toán

Cách ghi tham chiếu

Trang 20

- Công ty sử dụng cách ghi “left out, right in” “vào phải, ra trái”

- Trên giấy làm việc, sau khi tiến hành các thử nghiệm cơ bản và đưa ra kết luậnchấp nhận số liệu KTV phải ghi tham chiếu bên trái số liệu để thể hiện cho cấp lãnhđạo, đồng nghiệp hoặc những KTV chịu trách nhiệm soát xét hồ sơ kiểm toán biết được

số liệu đó được chuyển đi đâu

- Biểu chủ đạo được quy định là tờ BB0, giải thích cho BB0 là BB1, giải thích choBB1 là BB1/1, BB1/2…

Ví dụ: trên giấy làm việc số dư cuối kỳ là xxxx Chấp nhận số liệu Chuyển số liệusang biểu chủ đạo Ghi nhận:

<BB0> xxxx

- Trên biểu chủ đạo, số liệu từ giấy làm việc chuyển sang thì phải ghi tham chiếubên phải số liệu để thể hiện rằng số liệu từ đâu đến và muốn tham chiếu số liệu đó phảitham khảo từ đâu

Ví dụ: trên biểu chủ đạo chuyển số dư cuối kỳ xxxx từ giấy làm việc sang Ghi nhận

xxxx <BB1>

- Ghi ký hiệu bằng bút màu đỏ:

Đã kiểm tra chi tiết

Đối chiếu khớp với BCĐKT, BCĐSPSĐối chiếu khớp với số cuối năm

Đối chiếu khớp với sổ chi tiết, tổng hợpCộng dọc đúng

Cộng dọc, ngang đúng

Đã gởi thư xác nhận

Đã kiểm tra chéo

- Các ký hiệu thường được sử dụng trên giấy làm việc:

C

X

Trang 21

Ngoài ra tuy từng KTV chính còn sử dụng các ký hiệu riêng của mình trong quátrình làm việc và có diễn giải kèm theo.

1.6.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Trong môi trường kinh tế Việt Nam trong thời đại mới đang ngày càng phát triểnnhanh và ổn định Đi kèm với đó môi trường kiểm toán cũng ngày càng hoàn thiện tạođiều kiện cho các công ty kiểm toán phát triển Bên cạnh một số các công ty kiểm toánlâu đời có quy mô lớn và uy tín lâu năm, ngày càng có nhiều công ty kiểm toán nhỏ mới

ra đời nhằm phục vụ yêu cầu kiểm toán ngày càng lớn của khách hàng VDAC cũng làmột công ty như vậy, Công ty nhanh chóng nắm bắt được xu thế của thời đại mới Tuymới được thành lập và được cấp giấy phép kinh doanh ngày 23 tháng 6 năm 2010nhưng công ty đã có lượng khách hàng nhất định, 43 khách hàng ngay trong năm hoạtđộng đầu tiên và đang ngày càng mở rộng theo từng năm Đi kèm với đó, doanh thu đạtđược xấp sỉ 4.03 tỷ trong năm 2011 giúp công ty có thể yên tâm hoạt động cũng nhưphát triển đội ngũ nhân sự và nâng cao chất lượng kiểm toán đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao của khách hàng Đội ngũ nhân sự tuy còn nhỏ bé với 12 nhân viên làm việcchính thức, trong đó có 4 KTV hành nghề những bước đầu đã hoat động khá hiệu quả

Hy vọng trong tương lai, công ty sẽ ngày càng lớn mạnh và trở thành một công ty có uytín và chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng đầu Việt Nam

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN

MỤC TIỀN

PY Số liệu khớp với báo cáo kiểm toán năm trước

BS Số liệu bảng cân đối kế toán

Sp Đã đối chiếu khớp với sổ phụ Ngân hàng

(*) Không có sổ phụ

Trang 22

2.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN

2.1.1 Khái nệm

Tiền là những tài sản có thể dùng để dự trữ, tích luỹ và làm phương tiện để thanhtoán như: tiền mặt , tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển

Tiền mặt tại quỹ bao gồm cả nguyên tệ và ngoại tệ hiện có tại quỹ của đơn vị.

Tiền gửi ngân hàng bao gồm tiền nguyên tệ và ngoại tệ được gửi tại ngân hàng

Tiền đang chuyển là tiền đang trong quá trình lưu thông từ ngân hàng về quỹ tiền,

từ quỹ chuyển đến ngân hàng

2.1.2 Những quy định của kế toán khoản mục tiền

Kế toán khoản mục tiền phải căn cứ vào chế độ quản lý tiền tệ của Nhà nước và tôntrọng những quy định sau:

Kế toán khoản mục tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng ViệtNam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoai có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ kế toánnhưng phải được Bộ Tài chính chấp nhận bằng văn bản

Ở doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải quyđổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhànước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, hoặc tỷ giá giao dịch thực tếcủa nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi sổ kế toán

Đối với vàng bạc, đá quý, kim khí quý được tính ra tiền theo giá thực tế (giá hoáđơn, hoặc giá thanh toán) để ghi sổ kế toán và theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cáchphẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại

2.2 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN

Căn cứ theo những quy định của các chuẩn mực kiểm toán và chương trình kiểmtoán mẫu do Quốc hội và Bộ tài chính quy định thì quy trình kiểm toán tiền cơ bảngồm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán vàgiai đoạn hoàn thành kiểm toán

2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Đây là quá trình KTV tiếp cận khách hàng để thu thập những thông tin cần thiếtnhằm giúp cho KTV hiểu về các nhu cầu của họ, đánh giá về khả năng phục vụ khách

Trang 23

hàng … Trên cơ sở đó, KTV và khách hàng sẽ ký hợp đồng kiểm toán hoặc thư cam kếtkiểm toán Bao gồm các bước sau:

Hình 2.1: Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

a) Tiền kế hoạch

Là quá trình tiếp cận khách hàng, thu thập những thông tin cần thiết nhằm giúp cho

họ hiểu về các nhu cầu của khách hàng, đánh giá khả năng phục vụ khách hàng… Kýkết hợp đồng kiểm toán hoặc thư hẹn kiểm toán Chương trình kiểm toán mẫu trình bày

Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát

Xác định mức trọng yếu và xác định rủi ro kiểm toán

Xây dựng kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán

Chuẩn bị kế hoạch

Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Thu thập thông tin cơ sở

Trang 24

cụ thể phương pháp, cách thức và việc tài liệu hóa giai đoạn tiếp nhận và giữ chânkhách hàng cũ cũng như chấp nhận khách hàng mới như: tên khách hàng, địa chỉ, loạihình doanh nghiệp, danh sách cổ đông, giá trị vốn hóa thị trường v.v.v cũng như một sốthủ tục kiểm toán cần thực hiện để tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro khách hàng.

Và chính thức đưa ra kết luận về quan hệ công việc với khách hàng (Chi tiết cụ thể tạichương trình kiểm toán mẫu A100-Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi rohợp đồng và chuẩn mực kiểm toán số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”)

b) Lập kế hoạch kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán số 300 “ Lập kế hoạch kiểm toán” quy định “kế hoạch kiểmtoán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán” “Đảm bảo bao quát hết các khía cạnhtrọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; vàđảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn.” Kế hoạch kiểm toán gồm ba

bộ phận:

Kế hoạch chiến lược: Lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp,địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm Ngoài ra kế hoạch chiếnlược còn vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếpcận và tiến trình của cuộc kiểm toán Do người phụ trách cuộc kiểm toán và được Giámđốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt Kế hoạch chiến lược là cơ sởlập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộckiểm toán

Kế hoạch kiểm toán tổng thể: được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tảphạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổngthể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán Hình thức và nội dungcủa kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tùy theo quy mô của khách hàng, tính chấtphức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do KTV

sử dụng

Thông thường kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm các nội dung sau:

- Hiểu biết của KTV về hoạt động của khách hàng

- Hiểu biết của KTV về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng

- Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán

Trang 25

- Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra.

- Các vấn đề khác

Lập chương trình kiểm toán: Được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong

đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện

kế hoạch kiểm toán tổng thể KTV cần đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát,cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ bản KTV cần xemxét:

- Thời gian để thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản;

- Sự phối hợp từ phía khách hàng, từ trợ lý kiểm toán trong nhóm kiểm toán và sựtham gia của KTV khác hoặc các chuyên gia khác

2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Giai đoạn này nhóm kiểm toán chính thức kiểm toán tại công ty khách hàng, thựchiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp nhằmlàm cơ sở cho ý kiến nhận xét của KTV trên báo cáo kiểm toán

Hình 2.2: Giai đoạn thực hiện kiểm toán

là khoản mục có thể bị cố tình trình bày sai lệch

Thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích

Thiết kế và thực hiện các thủ tục chi tiết

Trang 26

- Ngoài ra tiền còn là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoảnmục quan trọng như thu nhập, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác của doanhnghiệp.

- Do số phát sinh của tài khoản Tiền thường lớn hơn số phát sinh của nhiều tàikhoản khác nên những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khảnăng xảy ra và khó bị phát hiện nếu doanh nghiệp không có một hệ thống kiểm soát nội

bộ hữu hiệu

- Tiền là tài sản rất “nhạy cảm” nên khả năng xảy ra gian lận rất cao Bên cạnh khảnăng số dư bị sai lệch do ảnh hưởng của các sai sót và gian lận, còn có những trườnghợp tuy số dư tiền trên báo cáo tài chính vẫn đúng nhưng sai lệch đã diễn ra trong cácnghiệp vụ phát sinh

 Các sai phạm thường gặp của khoản mục tiền (Tổng hợp từ tài liệu “Rủi ro kiểmtoán”)

 Tiền mặt:

- Chưa có biên bản tiền mặt tồn quỹ, biên bản kiểm kê thiếu chữ ký của thủ quỹ và

kế toán trưởng; không thành lập hội đồng kiểm kê, không có chữ ký của giám đốc vàthành viên Hội đồng kiểm kê quỹ trên biên bản

- Biên bản kiểm kê có số tiền dư đến đơn vị đồng

- Quy trình phê duyệt phiếu thu, chi không chặt chẽ, không thực hiện đúng theo quytrình, phiếu thu chi không đủ số liên theo quy định

- Số tiền trên phiếu thu, chi khác trên sổ sách kế toán

- Hạch toán thu chi tiền mặt không đúng kỳ

- Có nghiệp vụ thu chi tiền mặt với số tiền lớn, vượt quá định mức trong quy chế tàichính Phát sinh nhiều nghiệp vụ thu chi tiền trước và sau ngày khóa sổ

- Có nhiều quỹ tiền mặt

- Số dư quỹ tiền mặt âm do hạch toán phiếu chi trước phiếu thu

- Chênh lệch tiền mặt tồn quỹ thực tế và biên bản kiểm kê quỹ

- Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ kí của thủ trưởng đơn

vị, kế toán trưởng, thủ quỹ,…); không có hoặc không phù hợp với chứng từ hợp lý hợp

Trang 27

lệ kèm theo; chưa đánh số thứ tự, phiếu viết sai không lưu lại đầy đủ; nội dụng chikhông đúng hoạt động kinh doanh.

- Chi quá định mức tiền mặt theo quy chế tài chính của công ty nhưng không cóquyết định hoặc phê duyệt của thủ trưởng đơn vị

- Phiếu chi trả nợ người bán hàng mà người nhận là cán bộ công nhân viên trongcông ty nhưng không có phiếu thu hoặc giấy nhận tiền của người bán hàng kèm theo đểchứng minh số tiền này đã được trả tới người bán hàng

- Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, chứng

từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt…

- Thủ quỹ có quan hệ gia đình với Giám đốc, kế toán trưởng

- Ghi lệch nhật ký chi tiền; sổ cái, sổ quỹ không khớp nội dụng, số tiền

- Ghi chép, phân loại, phản ánh chưa hợp lí (không hạch toán tiền đang chuyển…)

- Có hiện tượng chi khống hoặc hạch toán thiếu nghiệp vụ thu chi phát sinh

- Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần, thanh toán tiền lớn hơn số ghi trênhợp đồng, hóa đơn

- Không có báo cáo quỹ tiền mặt định kì, thủ quỹ và kế toán không thường xuyênđối chiếu công nợ

- Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất quán, không theo dõinguyên tệ

- Cuối kỳ không đánh giá lại ngoại tệ hoặc đánh giá không theo tỷ giá ngoại tệ liênngân hàng vào thời điểm cuối kỳ kế toán

 Tiền gửi ngân hàng

- Hạch toán theo giấy báo Nợ, báo Có ngân hàng chưa kịp thời

- Chưa mở sổ theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng

- Chưa đối chiếu số dư cuối kì với ngân hàng

- Mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng nên khó kiểm tra, kiểm soát số dư

- Có hiện tượng tài khoản ngân hàng bị phong tỏa

Trang 28

- Chênh lệch sổ sách kế toán với biên bản đối chiếu với ngân hàng, với các bảngcân đối số phát sinh.

- Phản ánh không hợp lí các khoản rút quá số dư, gửi tiền, tiền lãi vay…

- Người kí séc không phải là những thành viên được ủy quyền

- Phát sinh quá nhiều nghiệp vụ chuyển tiền tại ngày khóa sổ để lợi dụng sự chậmtrễ gửi giấy báo của ngân hàng

- Chuyển tiền sai đối tượng hay người nhận không có quan hệ kinh tế đối với đơnvị

- Tên người nhận trên ủy nhiệm chi và tên đối tượng công nợ của các đơn vị khôngtrùng nhau

- Không theo dõi nguyên tệ đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ

- Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc áp dụng sai tỷ giá đánh giá lại

- Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửi NHkhông khớp với sổ phụ NH

 Mục tiêu kiểm toán

Các mục tiêu cần phải đạt được khi kiểm toán khoản mục Tiền:

- Số dư khoản mục Tiền trên Báo cáo tài chính phải trùng với số tiền trong thực tếtại doanh nghiệp (Hiện hữu)

- Các khoản tiền tồn tại trong thực tế đều được ghi nhận trên báo cáo tài chính (Đầyđủ)

- Doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền được ghinhận trong số dư tài khoản Tiền (Quyền sở hữu)

- Số dư tài khoản Tiền được ghi nhận phù hợp với giá trị được xác định theo chuẩnmực và chế độ kế toán hiện hành (Đánh giá)

- Số liệu trên sổ chi tiết Tiền được tính toán và tổng cộng đúng và phù hợp với tàikhoản tổng hợp trên sổ cái (Ghi chép chính xác)

- Số dư Tiền được phân loại và trình bày thích hợp với chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành trên Báo cáo tài chính (Trình bày và công bố)

b) Kiểm toán khoản mục Tiền

Trang 29

Đánh giá rủi ro và tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: Căn cứ chuẩn mực kiểm toán

số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”

 Đánh giá rủi ro đối với tiền

Khi xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán , KTV phải quan tâm đến những đánhgiá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định mức độ rủi ro phát hiện cóthể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính và xác định nội dung, lịchtrình, phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu đó

 Rủi ro tiềm tàng

KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho khoản mục tiền và chotoàn bộ báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán Khi lập chương trình kiểm toántiền, KTV phải xác định cụ thể mức độ rủi ro tiềm tàng cho các số dư hoặc loại nghiệp

vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu đó Căn cứ vào mức độ đánh giá rủi ro tiềm tàng

để dự kiến các công việc, thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện cho các nghiệp vụ, cáckhoản mục mà KTV cho là có rủi ro tiềm tàng cao Các yếu tố đánh giá rủi ro tiềm tàngđối với tiền:

- Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban Giám đốc cũng như sự thay đổithành phần Ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán

- Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kếtoán chủ yếu, của KTV nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị như: các biến động vềkinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thị trường bán và sự thay đổi của

hệ thống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị

- Số liệu của khoản mục tiền có chứa đựng những sai sót

- Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản của tiền

- Việc ghi chép các nghiệp vụ bất thường và phức tạp, đặc biệt là gần thời điểm kếtthúc niên độ

- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính bất thường khác

 Rủi ro kiểm soát

Trang 30

Là việc đánh giá hiệu quả hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị

trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu KTV phải đánhgiá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho tài khoản và các nghiệp vụphát sinh của tiền Rủi ro kiểm soát đối với tiền thường cao do:

- Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của tiền không đầy đủ;

- Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của tiền không hiệu quả;

- KTV không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệu quả của hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Ngược lại, rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao đối với cơ sở dẫn liệu của báo cáotài chính trong trường hợp KTV có đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ được thiết kế có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọngyếu;

KTV phải ghi chép và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán những kết quả đạt được trongviệc tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán

áp dụng đối với tiền Cùng với những nhận xét và đánh giá về rủi ro kiểm soát củaKTV

 Hệ thống kế toán và hệ thống Kiểm soát nội bộ với khoản mục Tiền

Hạn chế tiềm tàng của Hệ thống kiểm soát nội bộ

- Chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ không được vượt quá những lợi ích mà hệthống đó mang lại;

- Phần lớn các thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho các nghiệp vụthường xuyên, lặp đi, lặp lại, hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên

- Không phát hiện được sự thông đồng của thành viên trong Ban quản lý hoặc nhânviên với những người khác trong hay ngoài đơn vị

- Khả năng người chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ lạm dụng đặcquyền của mình;

- Do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát bị lạc hậuhoặc bị vi phạm

Mục đích tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Trang 31

- Xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai sót trọng yếu có thểtồn tại trong báo cáo tài chính;

- Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra sai sót trọng yếu;

- Xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp

Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ

- Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính

- Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm, quyền hạn

- Tập trung đầu mối thu

- Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu

- Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ hay ngân hàng

- Có biện pháp khuyến khích những người nộp tiền yêu cầu cấp biên lai thu tiềnhoặc phiếu thu tiền

- Thực hiện tối đa những khoản chi qua ngân hàng, hạn chế chi bằng tiền mặt, đặcbiệt đối với các khoản chi có giá trị lớn

- Cuối mỗi tháng, quý thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt để đối chiếu giữu sổ sách vàthực tế

Các nhân tố chủ yếu để đánh giá mội trường kiểm soát

- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các phòng banchức năng của đơn vị;

- Tư duy quản lý, phong cách điều hành của thành viên Hội đồng quản trị và BanGiám đốc;

- Cơ cấu tổ chức và quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó;

- Hệ thống kiểm soát của Ban quản lý bao gồm tất cả các bộ phận quản lý, kiểmsoát, chức năng của kiểm toán nội bộ, chính sách và thủ tục liên quan đến nhân sự và sựphân định trách nhiệm;

- Ảnh hưởng từ bên ngoài đơn vị như chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của cấptrên hoặc cơ quan quản lý chuyên môn

Yêu cầu kiểm soát đối với thu tiền

Trang 32

 Trường hợp thu trực tiếp từ bán hàng, cung cấp dịch vụ.

- Khi bán hàng thu tiền trực tiếp để ngăn chặn khả năng nhân viên bán hàng chiếmdụng số tiền thu được và không ghi nhận các khoản thu này, người quản lý cần tách rờigiữa chức năng bán hàng và thu tiền

- Nên sử dụng hệ thống máy tính tiền để khách hàng có thể nhìn thấy và kiểm trakhi mua hàng

- Phiếu tính tiền phải được in ra, khuyến khích khách hàng nhận phiếu và mangtheo cùng với hàng hóa

- Cuối ngày, cần tính tổng số tiền thu được của lượng hàng hóa bán ra dựa trên sốliệu theo dõi trên máy và đối chiếu với số tiền do nhân viên bán hàng nộp vào quỹ trongngày

Yêu cầu kiểm soát đối với chi tiền

- Sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiềnmặt trong thanh toán

- Nguyên tắc chung là hầu hết các khoản chi nên thực hiện thanh toán qua ngânhàng, ngoại trừ một số tài khoản chi với giá trị ít mới sử dụng tiền mặt

- Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn

- Phải phân quyền cho những người xét duyệt và có đủ khả năng và liêm chính,đồng thời ban hành văn bản chính thức về sự phân quyền

- Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản chi

- Các séc chỉ được lập và ký duyệt sau khi kiểm tra các chứng từ có liên quan, vàcần có cách thức theo dõi đến khi các séc này được gửi đi

- Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ ngân hàng

Trang 33

- Số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng trên sổ sách phải bằng với số dư của sổ phụngân hàng Mọi khoản chênh lệch phải được điều chỉnh kịp thời, những trường hợpchưa rõ nguyên nhân phải được kết chuyển vào các khoản phải thu khác, hay khoảnphải trả khác và sử lý phù hợp.

Các phương pháp tìm hiểu bao gồm

- Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán trước đây về lĩnh vực hoạt động và tình hình kinhdoanh của đơn vị;

- Nội dung và kết quả trao đổi với ban Giám đốc, với các phòng, ban và đối chiếuvới các tài liệu liên quan;

- Kiểm tra các loại tài liệu và sổ sách, các thông tin do hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ cung cấp;

- Quan sát các hoạt động kiểm soát và vận hành của chúng trong thực tiễn như: tổchức hệ thống thông tin, quản lý nhân sự, hệ thống kiểm soát nội bộ, quá trình xử lý cácnghiệp vụ kinh tế, giao dịch giữa các bộ phận trong đơn vị

c) Thiết kế và thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục tiền

 Thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích

Số dư khoản Tiền chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quyết định và chiến lược tài chínhcủa các nhà quản lý Do vậy, trong các cuộc kiểm toán, KTV thường có ít hi vọng sẽtìm được mối liên hệ bền vững và có thể dự đoán được với các số liệu khác của nămhiện hành hay của năm trước, nghĩa là thủ tục phân tích ít được sử dụng Tuy nhiêntrong một số trường hợp, thủ tục phân tích vẫn có thể hữu ích Chuẩn mực kiểm toán số

520 “Quy trình phân tích” đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện quy trìnhphân tích cho báo cáo tài chính cũng như khoản mục tiền trên báo cáo tài chính

 Các so sánh thông tin tài chính trong quy trình phân tích:

So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước;

So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị;

So sánh giữa thực tế với ước tính của KTV;

So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy môhoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành

 Mục đích của quy trình phân tích:

Ngày đăng: 22/08/2024, 12:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w