Tổ chức kếtoán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩarất quan trọng Cũng như bao Doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, Công Ty TNHHDịch
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Thiết Bị Vạn Tiến là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân đứng lên làm chủ doanh nghiệp.
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân bổ vào đâu
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
- Phá dỡ, bán buôn thực phẩm.
- Cho thuê xe có động cơ.
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.
- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thong.
- Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí.
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa.
- Tư vấn và đầu tư các công trình xây dựng
- Cho thuê thiết bị, máy móc, dụng cụ ngành dầu khí, công nghiệp, ngành xây dựng, giao thông vận tải, lắp đặt vận hành hệ thống công nghệ, máy móc thiết bị và dụng cụ liên quan đến ngành dầu khí, hàng hải, ngành công nghiệp, sửa chữa bảo dưỡng tàu bè, bán buôn vật tư tiêu hao các ngành dầu khí, ngành hàng hải, ngành công nghiệp, ngành xây dựng, ngành giao thông vận tải Bán buôn cao su, các sản phẩm làm từ cao su, chất dẻo tổng hợp, thiết bị dụng cụ bảo hộ an toàn lao động, văn phòng phẩm, phế liệu, phế liệu kim loại, phi kim loại, bán buôn hóa chất ngành dầu khí, ngành hàng hải, ngành công nghiệp.
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
1.3.2 Nhiệm vụ, chức năng quản lý trong từng bộ phận Công ty. a Phòng hành chính tổ chức.
- Công tác hành chính văn phòng.
Quản lý và thực hiện các công tác văn thư, lưu trữ, thư viện tuân thủ các quy định của nhà nước, xí nghiệp phù hợp với hệ thống quản lý an toàn chất lượng của công ty.
Phổ biến và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Công tác tổ chức, quản trị nhân sự, đào tạo chính sách.
Đề xuất cán bộ quản lý tại các bộ phận phù hợp với sơ đồ tổ chức, điều hành của Công Ty, thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển nhân sự theo quy định của Công Ty.
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÒNG THƯƠNG MẠI HỢP ĐỒNG PHÒNG HÀNH
Quản lý và sử dụng lao động phù hợp đúng luật lao động, các quy định hiện hành của nhà nước.
Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của nhà nước.
Thực hiện giải quyết chế độ chính sách cho người lao động như: Chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, sa thải…
Phối hợp cùng phòng kế toán thực hiện chi trả lương, tiền thưởng theo quy chế trả lương, thưởng của công ty.
- Công tác hành chính - hậu cần.
Chủ trì quản lý, theo dõi và đảm bảo cung cấp phương tiện thông tin liên lạc, điện, nước phục vụ các hoạt động của công ty.
Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh môi trường cho các cơ sở sản xuất và văn phòng của công ty.
- Quản lý và thực hiện công tác hành chính (văn thư, lưu trữ, thủ tục hành chính).
- Giúp ban Tổng Giám Đốc trong công tác tổ chức nhân sự, lao động tiền lương và thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ, công nhân viên Công Ty b Phòng kế toán (P.KT).
- Lập trình và bảo vệ kế hoạch tài chính hàng năm của Công Ty, lập báo cáo tài chính theo quy định làm việc, báo cáo, giải thích, bảo vệ các số liệu kế toán tài chính của Công Ty và các cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu trong phạm vi quyền hạn.
- Quản lý xuất/nhập/tồn các loại hàng hóa, vật tư tại kho hàng hóa của công ty.
- Chủ trì theo dõi, quản lý việc bảo hiểm cho toàn bộ tài sản của Công Ty theo quy định.
- Kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc phát hoá đơn và thu phí.
- Lập hệ thống sổ kế toán, theo dõi, ghi chép phản ánh chính xác chặt chẽ trung thực toàn bộ các chi phí phát sinh.
- Kiểm soát quản lý chặt chẽ, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế… của Công ty.
- Phân tích hoạt động của kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, đề xuất các biện pháp, phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản.
- Kiểm soát việc luân chuyển chứng từ trong Công ty phục vụ cho công tác tài chính, kế toán và phổ biến đến cán bộ công nhân viên.
- Kiểm soát cân đối kế hoạch tài chính cho công ty hợp lý và theo đúng quy định.
- Tư vấn cho ban Gám Đốc và các bộ phận cho Công ty về các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách về tài chính, thuế.
- Chi trả lương, thưởng và các khoản thanh toán khác cho cán bộ công nhân viên theo quy chế tài chính của Công Ty
- Thực hiện kịp thời, chính xác các khoản phải thu, phải nộp ngân sách.
- Là đầu mối tiến hành công tác kiểm kê, đánh giá lại tài sản, vật tư, tiền vốn của Công Ty.
- Thực hiện tất cả các nhiệm vụ khác liên quan đến tài chính kế toán và các nhiệm vụ cụ thể khác do ban Giám Đốc phân công, yêu cầu.
- Khai thác, bảo quản, sử dụng có hiệu quả và phát triển vốn, tài sản do Công
- Tổ chức quản lý, điều hành, thực hiện và đảm bảo công tác kế toán, thống kê của Công Ty theo đúng pháp lệnh kế toán. c Phòng thương mại hợp đồng ( P.TMHĐ).
- Tổ chức thu thập, xây dựng, biên soạn các quy định hướng về mua sắm vật tư, thiết bị, đấu thầu trong Công ty theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Chủ trì thực hiện công tác mua sắm theo kế hoạch vật tư hàng năm được phê duyệt, yêu cầu mua sắm trong trường hợp khẩn cấp về mua bán vật tư thiết bị phục vụ các hoạt động của công ty.
- Phối hợp chặt chẽ các phòng ban của công ty theo việc chuẩn xác kỹ thuật cho các yêu cầu mua sắm.
- Chủ trì theo dõi và quản lý toàn bộ các hợp đồng thương mại của Công TyTNHH Dịch Vụ Thương Mại Thiết Bị Vạn Tiến.
- Tổ chức và phối hợp với các bộ phận của công ty thực hiện và làm thủ tục gia hạn các hợp đồng khung.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong phòng.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do ban Giám Đốc yêu cầu.
- Tổ chức công tác mua sắm, vật tư, thiết bị đảm bảo cung ứng kịp thời vật tư thiết bị cho hoạt động kinh doanh của Công Ty
- Tổ chức đấu thầu, hỗ trợ về hợp đồng thương mại cho Công Ty.
BỘ MÁY TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TM THIẾT BỊ VẠN TIẾN…
1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán.
Toàn bộ các công việc, thông tin đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán, còn các bộ phận khác thu thập, chuyển chứng từ cho phòng kế toán xử lý, nên công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung.
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
Nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Việt Nam
Công ty đảm bảo rằng sổ sách kế toán được ghi chép đầy đủ, phản ánh chính xác tình hình tài chính của xí nghiệp tại mọi thời điểm và đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán, hệ thống kế toán và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.
- Đơn vị tiền ghi sổ: Tiền Việt Nam đồng
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
1.4.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Nguyễn Thị Thơm – Lớp DL11K2 7 Khoa Kinh Tế
Sổ quỹ Chứng từ ghi Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ.
1.4.3 Sơ đồ tổ chức nhân sự phòng kế toán
- Khai thác, bảo toàn sử dụng có hiệu quả và phát triển vốn tài sản do Công
- Tổ chức, quản lý điều hành, thực hiện và đảm bảo công tác tài chính, kế toán, thống kê, báo cáo của Công Ty theo đúng chuẩn mực của kế toán và quy định hiện hành nhà nước quy chế tài chính của công ty được ban giám đốc công ty ban hành.
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra các công trình tài chính kế toán, tham mưu cho ban Giám Đốc về các mặt tài chính, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động của Công Ty.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán công nợ, thanh toán các khoản phải trả, theo dõi các khoản tạm ứng, khoản thu chi mang tính chất nội bộ và bên ngoài.
- Kế toán chi tiết: Có nhiệm vụ ghi chép vào sổ chi tiết theo đúng yêu cầu của từng tài khoản, theo dõi tình hình công nợ, tính trích khấu hao tài sản cố định, theo dõi tình hình xuất nhập, khẩu tồn hàng hoá trên sổ sách Cuối kỳ lập báo cáo tổng hợp số phát sinh đối chiếu với các thủ kho hay các bộ phận có liên quan.
- Kế toán tiền lương: Thực hiện ghi chép kế toán tiền lương, khoản trích và thanh toán Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và các khoản thanh toán liên quan đến phí nhân công.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ phát sinh từ sổ sách kế toán, tính ra giá thành sản phẩm đồng thời tổng hợp doanh thu, chi phí trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh để báo cáo lên kế toán trưởng.
- Thủ quỹ: Quản lý việc thực thu, thực chi tiền mặt Cuối ngày kiểm tra tồn quỹ đối chiếu với số liệu trên sổ.
Qua thời gian tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động và bộ máy kế toán tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Thiết Bị Vạn Tiến giúp em có kiến thức thực tế để đưa ra cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty mà em đã chọn làm để tài để nghiên cứu cho bài báo cáo thực tập này.
BÁN HÀNG VÀ Ý NGHĨA CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
2.1.1 Quá trình bán hàng và đối tượng bán hàng:
- Quá trình bán hàng của doanh nghiệp thương mại là quá trình xuất giao hàng hoá cho người mua và người mua nhận được hàng, trả tiền hay chấp nhận trả tiền Khi đó được coi là tiêu thụ.
- Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ lưu chuyển hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng vì vậy đối tượng bán hàng của doanh nghiệp thương mại bao gồm:
+ Bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
+ Bán trong hệ thống thương mại.
- Quá trình này hoàn tất khi hàng hoá đã giao cho người mua và đã thu được tiền bán hàng Quá trình này diễn ra đơn giản hay phức tạp, nhanh hay chậm có quan hệ chặt chẽ với phương thức bán hàng.
2.1.2 Ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng.
Trong doanh nghiệp, hàng đem đi tiêu thụ có thể là hàng hoá, vật tư hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng Việc tiêu thụ này nhằm để thoả mãn nhu cầu của các đơn vị kinh doanh khác, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp.
Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện được giá trị sử dụng của hàng hoá, thu hồi vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Đối với doanh nghiệp thông qua tiêu thụ và quá trình sản xuất được thực hiện từ đó tăng vòng quay của vốn lưu động, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với nền kinh tế quốc dân, thông qua tiêu thụ sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng Từ những vấn đề trên việc tiêu thụ hàng hoá và quản lý hàng hoá là rất cần thiết Do vậy, doanh nghiệp phải thực hiện tốt yêu cầu quản lý như sau: Trong công tác tiêu thụ phải quản lý chặt chẽ từng phương thức bán, từng loại sản phẩm tiêu thụ, theo dõi từng khách hàng, đôn đốc thu hồi nhanh và đầy đủ tiền hàng Đồng thời trên cơ sở đó xác định đúng đắn kết quả từng hoạt động.
2.1.3 Các phương thức bán hàng của doanh nghiệp thương mại.
Bao gồm hai hình thức:
- Bán hàng qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Là bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại xuất hàng giao cho bên mua thanh toán tiền hay chấp nhận nợ khi đó hàng hóa được xác định là tiêu thụ.
- Bán buôn thông qua kho theo hình thức chuyển thẳng: Là doanh nghiệp thương mại khi mua hàng và nhận hàng không đưa về nhập kho mà vận chuyển thẳng giao cho bên mua tại kho người bán Sau khi giao, nhận hàng đại diện bên mua ký nhận đủ hàng Bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng thì khi đó hàng hóa được chấp nhận là tiêu thụ.
2.1.4 Đặc điểm và yêu cầu quản lý của kế toán bán hàng. a Đặc điểm
+ Thông qua mua bán và thanh toán tiền hàng.
+ Doanh nghiệp thương mại mất quyền sở hữu hàng hóa nhưng được quyền sở hữu tiền tệ.
+ Hàng hoá bán ra phải là hàng hóa trước đây mua vào để bán hoặc qua gia công chế biến để bán.
- Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ khi không đủ ba điều kiện trên nhưng vẫn được coi là hàng bán:
+ Hàng nhận bán đại lý ký gửi sau khi bán được
+ Hàng hoá dùng để thanh toán trả lương cho cán bộ công nhân viên.
+ Hàng hoá xuất đổi lấy vật tư, hàng hóa khác.
+ Hàng hoá thiếu hụt trong quá trình bán hàng (theo quy định bên mua phải chịu).
+ Hàng hóa, thành phẩm dùng để biếu tặng.
- Những trường hợp không được hạch toán vào chỉ tiêu hàng bán:
+ Hàng hóa xuất làm hàng mẫu.
+ Hàng hóa thiếu hụt trong quá trình bán nhưng bên bán phải chịu.
+ Xuất hàng hoá làm nguyên vật liệu cho sản xuất gia công.
+ Hàng hóa tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp
+ Hàng hóa gửi đi bán nhưng chưa bán được. b Thời điểm ghi chép nghiệp vụ bán hàng a Thời điểm chung: là thời điểm doanh nghiệp mất quyền sở hữu về hàng hóa nhưng có quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có quyền đòi tiền. b Thời điểm cụ thể:
- Bán lẻ: Thời điểm ghi chép nghiệp vụ bán hàng là thời điểm kiểm tra hay báo cáo bán hàng hàng ngày
- Bán hàng trả góp: lấy thời điểm giao hàng cho khách và thu tiền lần đầu để ghi cháp nghiệp vụ bán hàng.
- Bán hàng đại lý ký gửi:
+ Giao bán đại lý: lấy thời điểm bên nhận bán đại lý ký gửi báo đã bán được hàng hoặc bên bán đại lý chuyển trả tiền.
+ Nhận bán đại lý: lấy thời điểm doanh nghiệp đã bán được hàng để ghi chép.
NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG
- Tổ chức chặt chẽ, theo dõi phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời và giám sát chặt chẽ vè tình hình thực hiện và sự biến động của từng loại hàng hóa trên cả hai mặt: hiện vật (số lượng và kết cấu chủng loại) và giá trị ghi chép doanh thu bán hàng theo từng nhóm mặt hàng, theo từng đơn vị trực thuộc.
- Tính giá mua thực tế của hàng hóa đã tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng.
- Kiểm tra tình hình thu tiền bán hàng và quản lý tình hình bán hàng Với hàng hóa bán chịu cần phải nhập tên khách hàng, từng lô hàng, số tiền khách nợ thời hạn, tình hình tiền nợ.
- Phải theo dõi, phản ánh chính xác và giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ, nhập đầy đủ kịp thời các khoản: chi phí bán hàng, thu nhập bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đúng chế độ, cung cấp kịp thời thông tin kinh tế cần thiết về tình hình bán hàng, phân tích kinh tế với các hoạt động tiêu thụ.
2.2.2 Nguyên tắc tổ chức hạch toán hàng hóa.
Hàng hóa của doanh nghiệp mua vào bao gồm nhiều loại Vì vậy, để quản lý và hạch toán chặt chẽ hàng hóa cần quán triệt các nguyên tắc sau:
- Phải tổ chức hạch toán hàng hóa theo từng loại, từng đơn vị mua, từng số lượng, chất lượng hàng hóa.
- Phải kết hợp việc ghi chép giữa kế toán hàng hóa và thủ kho đảm bảo cho hàng hóa được phản ánh kịp thời, chính xác.
- Công tác ghi chép ban đầu phải khoa kọc hợp lý nhằm phản ánh đúng tình hình biến động hàng hóa.
- Hàng hóa khi nhập kho, xuất kho phải ghi giá trị thực tế, nếu hàng hóa xuất kho ghi giá trị hạch toán thì cuối kỳ phải tính ra giá thực tế
2.2.3 Nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. a Chứng từ ban đầu
- Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng trị giá của hàng hóa, thuế suất, tiền thuế và số tiền phải thu của người mua.
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng trị giá hàng bán, thuế suất, tiền thuế và tổng số tiền phải thu của người mua Đồng thời là cơ sở để ghi sổ kế toán.
- Hoá đơn bán hàng giao thẳng: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng, trị giá hàng bán, thuế suất, tiền thuế, số tiền phải thu của người mua Trong trường hợp bán hàng không giao hàng tại kho tại quầy.
- Biên bản thanh toán hàng đại lý ký gửi: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng trị giá của hàng hóa gửi bán đại lý ký gửi, hoa hồng bên bán được hưởng và số tiền phải thanh toán giữa hai bên. b Các phương pháp tính giá vốn hàng hóa
Hàng hóa khi xuất kho để tiêu thụ hay gửi đi để tiêu thụ đều phải xác định giá trị hàng hóa nhập kho và xuất kho, để phục vụ cho việc hạch toán kịp thời Kế toán tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà tính giá vốn hàng hóa theo phương pháp thực tế hay giá hạch toán.
- Đánh giá theo phương pháp giá thực tế: Để tính được trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho, trước hết phải tính trị giá mua thực tế của chúng, sau đó tính toán phân bổ chi phí mua hàng cho chúng và tổng cộng lại sẽ được trị giá vốn thực tế
Trị giá vốn thực Trị giá mua thực Chi phí mua hàng tế của hàng = tế của hàng + phân bổ cho hàng xuất kho xuất kho xuất kho
2.2 4 Phương pháp hạch toán của kế toán bán hàng a Một số khái niệm cơ bản.
- Doanh thu bán hàng: là toàn bộ số tiền đã thanh toán hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán về khối lượng hàng hóa đã tiêu thụ Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì doanh thu bán hàng là tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế. Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là doanh thu chưa có thuế GTGT.
- Doanh thu bán hàng thuần là phần doanh thu còn lại sau khi đã khấu trừ các khoản giảm giá, hàng bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng.
- Giá vốn hàng bán là giá mua vào của hàng hóa tiêu thụ.
- Chiết khấu bán hàng: là tiền tính trên tổng doanh thu mà doanh nghiệp trả cho khách. Chiết khấu hàng bán bao gồm:
+ Chiết khấu thanh toán là số tiền thưởng cho khách hàng đã thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định.
+ Chiết khấu thương mại: là số tiền giảm trừ cho khách hàng do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hóa (tính theo tổng số hàng đã mua trong thời gian đó) hoặc giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua khối lượng lớn hàng hóa trong một đợt.
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.3.1 Kế toán thuế và các khoản giảm trừ doanh thu a Kế toán thuế.
Thuế gắn liền với kế toán bán hàng và có nhiều loại: Thuế VAT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… nhiệm vụ của kế toán là phải tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số thuế phải nộp, tiến hành hạch toán đúng như trình tự quy định các tài
Có 2 phương pháp xác định thuế:
- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
- Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Thuế GTGT = Thuế suất x Doanh số bán (Gồm cả thuế GTGT đầu ra) – Trị giá mua (gồm cả thuế GTGT đầu vào) b Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, để khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, trả tiền ngay, thanh toán trước thời hạn các doanh nghiệp thường sử dụng những chính sách sau:
- Chiết khấu bán hàng: là số tiền doanh nghiệp giảm trừ cho khách hàng trong trường hợp họ thanh toán trước hạn định hoặc mua thường xuyên với khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: là số tiền mà doanh nghiệp phải giảm cho khách hàng, do không thực hiện đúng các điều khoản ký kết trong hợp đồng như: về chất lượng, thời hạn, địa điểm…
- Hàng bán bị trả lại: là số hàng doanh nghiệp đã tiêu thụ nhưng so sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng không đúng về chủng loại, quy cách, chất lượng mà khách hàng không chấp nhận.
Các khoản: Chiết khấu, giảm giá, doanh thu bán hàng bị trả lại được phép trừ vào doanh thu trước thuế, do đó kế toán cần phải theo dõi đầy đủ, chính xác và phải hạch toán chi tiết từng khoản vào các sổ sách kế toán làm căn cứ tính giảm doanh thu chịu thuế đối với các cơ quan thuế.
2.3.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trình tự kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau:
2.3.3 Kết quả xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh là phần doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp được các khoản thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) hoặc thuế xuất nhập khẩu và các khoản chi phí kinh doanh Đó là lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lãi (Lỗ) = Doanh thu thuần – (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Thuế (Xuất khẩu, TTĐB) – Các khoản giảm trừ doanh thu
Xác định kết quả kinh doanh kế toán còn sử dụng các tài khoản: 421, 641, 642 và trình tự được tiến hành như sau:
- Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Có 641: Chi phí bán hàng
Có 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí khác
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu thuần:
- Kết chuyển các khoản doanh thu khác
- Kế toán xác định kết quả bán hàng:
Có 421 (lãi chưa phân phối) Nếu lỗ
Qua tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh giúp em có cái nhìn thực tế, có kiến thức vững chắc hơn để đi sâu vàophân tích về tình hình thực tế kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công TyTNHH Dịch Vụ TM Thiết Bị Vạn Tiến trong quý IV/2012 nhằm đánh giá và đưa ra một số khuyến nghị để đóng góp hoàn thiện công tác kế toán tại Công Ty.
KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG
Công Ty sử dụng TK 511 để hạch toán doanh thu tiêu thụ Do đặc điểm kinh doanh và dịch vụ các loại hàng hóa nên để thuận tiện cho việc theo dõi doanh thu một cách chính xác, rõ ràng Công Ty sử dụng hai tài khoản cấp 2:
TK 5111 : Doanh thu bán hàng hóa
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
NV1: Ngày 02/10/2012 Công Ty xuất bán hàng cho Công Ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC trị giá 59.961.000(VNĐ), thuế GTGT 10% chưa thu tiền
NV2 : Ngày 07/10/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công Ty CP Dịch Vụ Khai Thác Dầu Khí PTSC trị giá 48.018.000 (VNĐ), thuế GTGT 10%, khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
NV3: Ngày 09/10/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công Ty TNHH Dịch Vụ TM Quốc Hưng trị giá 227.226.500 (VNĐ), thuế GTGT 10% chưa thu tiền
NV4: Ngày 10/10/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC trị giá 316.300.000 (VNĐ), thuế GTGT 10% khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản.
NV5: Ngày 11/10/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công Ty CP Dịch Vụ Khai Thác Dầu Khí PTSC trị giá hàng bán 233.200.000 (VNĐ), thuế GTGT 10% chưa thu tiền.
NV6: Ngày 13/10/2012 Công ty bán hàng cho Công Ty TNHH Dịch Vụ TM Quốc Hưng trị giá 196.107.600 (VNĐ), thuế GTGT 10% chưa thu tiền.
NV7: Ngày 01/11/2012 Công Ty xuất bán hàng cho Chi Nhánh Tổng Công Ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí trị giá 9.000.000 (VNĐ), thuế GTGT 10% khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.
NV8: Ngày 06/11/2012 Công Ty xuất bán hàng cho Công Ty TNHH TM & DV Tin Học Thanh Hoa Phát trị giá 12.825.000 (VNĐ), thuế VAT 10% khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.
NV9 : Ngày 09/11/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công Ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC trị giá 780.918.180 (VNĐ), thuế GTGT 10% chưa thu tiền.
NV10 : Ngày 21/11/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công ty CP Dịch Vụ Khai Thác Dầu Khí PTSC trị giá 264.490.000 (VNĐ), thuế GTGT 10% khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản.
NV11 : Ngày 24/11/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công Ty CP Dịch Vụ Khai Thác Dầu Khí PTSC trị giá 126.741.800 (VNĐ), thuế GTGT 10% khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản.
NV12 : Ngày 05/12/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công Ty CP Dịch Vụ Khai Thác Dầu Khí PTC trị giá 120.962.080 (VNĐ), thuế GTGT 10% chưa thu tiền.
NV13 : Ngày 06/12/2012 Công Ty xuất bán hàng cho Công Ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC trị giá 250.397.000 (VNĐ), thuế GTGT 10% chưa thu tiền.
NV14 : Ngày 21/12/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC trị giá 117.810.000 (VNĐ), thuế GTGT 10% khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản
NV15: Ngày 31/12/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công Ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC trị giá 378.400.000 (VNĐ), thuế GTGT 10% khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản.
Có TK 3331 : 37.840.000Tổng doanh thu quý IV /2012 của Công ty là : 3.142.357.160
DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp….
Trong quý IV Công ty phát sinh các nghiệp vụ về doanh thu hoạt động tài chính sau:
NV1: Ngày 25/10/2012 ngân hàng TMCP An Bình nhập lãi tiền gửi không kỳ hạn của Công Ty TNHH DV TM Thiết Bị Vạn Tiến tháng 10/2012 số tiền là:129.251(VNĐ)
NV2: Ngày 25/10 ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu nhập lãi tiền gửi không kỳ hạn của Công Ty TNHH Dịch Vụ TM Thiết Bị Vạn Tiến tháng 10/2012 số tiền là 674.516 (VNĐ)
NV3: Ngày 24/11/2012 ngân hàng TMCP An Bình nhập lãi tiền gửi không kỳ hạn của Công Ty TNHH DV TM Thiết Bị Vạn Tiến tháng 11/2012 số tiền là: 259.089(VNĐ)
NV4: Ngày 25/11 ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu nhập lãi tiền gửi không kỳ hạn của Công Ty TNHH Dịch Vụ TM Thiết Bị Vạn Tiến tháng 11/2012 số tiền là 512.022 (VNĐ)
NV5: Ngày 25/12/2012 ngân hàng TMCP An Bình nhập lãi tiền gửi không kỳ hạn của Công Ty TNHH DV TM Thiết Bị Vạn Tiến tháng 12/2012 số tiền là: 258.062(VNĐ)
NV6: Ngày 25/12 ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Vũng Tàu nhập lãi tiền gửi không kỳ hạn của Công Ty TNHH Dịch Vụ TM Thiết Bị Vạn Tiến tháng 12/2012 số tiền là 654.256 (VNĐ)
Tổng doanh thu hoạt động tài chính quý IV/2012 của Công ty là : 2.487.196
KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của hàng hóa (bao gồm chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại). Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Do Công Ty thường xuyên nhập xuất hàng hóa, số lượng nhiều, mặt hàng đa dạng phong phú nên Công Ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền.
Các nghiệp vụ phát sinh:
NV1: Ngày 01/10/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC với giá vốn xuất kho 53.724.000 (VNĐ)
NV2: Ngày 07/10/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công Ty CP Dịch Vụ Khai Thác Dầu Khí PTSC với giá vốn xuất kho 46.017.000 (VNĐ)
NV3: Ngày 09/10/2012 Công ty xuất bán hàng hóa cho Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Quốc Hưng với trị giá vốn xuất kho 198.221.500 (VNĐ)
NV4: Ngày 10/10/2012 Công ty xuất bán hàng hóa cho Công Ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC với trị giá vốn xuất kho 297.200.000 (VNĐ)
NV5: Ngày 11/10/2012 Công ty xuất bán hàng hóa cho Công Ty CP Dịch Vụ Khai Thác Dầu Khí PTSC với trị giá vốn xuất kho 221.700.000 (VNĐ)
NV6: Ngày 13/10/2012 Công Ty xuất bán hàng hóa cho Công Ty CP Dịch Vụ Khai Thác Dầu Khí PTSC với trị giá vốn xuất kho 192.100.700 (VNĐ)
NV7: Ngày 01/11/2012 Công ty xuất bán hàng cho Chi Nhánh Tổng Công Ty
Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí với trị giá vốn xuất kho là 7.200.000 (VNĐ)
NV8: Ngày 06/11/2012 Công ty xuất bán hàng bán cho Công Ty TNHH TM &
DV Tin Học Thanh Hoa Phát với trị giá vốn xuất kho là 10.700.000 (VNĐ)
NV9: Ngày 09/11/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC với trị giá vốn xuất kho là 732.718.700 (VNĐ)
NV10: Ngày 21/11/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công ty CP Dịch Vụ Khai Thác Dầu Khí PTCS với trị giá vốn xuất kho là 252.900.000 (VNĐ)
NV11: Ngày 24/11/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công ty CP Dịch Vụ Khai Thác Dầu Khí PTCS với trị giá vốn xuất kho là 112.427.000 (VNĐ).
NV12: Ngày 05/12/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công ty CP Dịch Vụ Khai Thác Dầu Khí PTCS với trị giá vốn xuất kho là 111.620.000 (VNĐ).
NV13: Ngày 06/12/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC với trị giá vốn xuất kho là 231.300.000 (VNĐ)
NV14: Ngày 21/12/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC với trị giá vốn xuất kho là 98.782.700 (VNĐ)
NV15: Ngày 31/12/2012 Công ty xuất bán hàng cho Công ty CP Dịch Vụ Lắp Đặt Vận Hành & Bảo Dưỡng Công Trình Dầu Khí Biển PTSC với trị giá vốn xuất kho là 328.700.000 (VNĐ)
Tổng giá vốn hàng bán quý IV/2012 của Công ty là: 2.125.679.303 (VNĐ)
CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
3.5.1 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí chung quản của doanh nghiệp bao gồm chi phí hành chính, chi phí tổ chức doanh và tổ chức sản xuất trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
3.5.2 Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Tiền lương, tiền ăn ca, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của CBCNV thuộc bộ máy quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng.
+ Chi phí hao nhà cửa, kho tàng, phương tiện vận chuyển vật truyền dẫn và các TSCĐ khách dùng chung của doanh nghiệp.
+ Chi phí sửa chữa bảo hành TSCĐ dùng chung của DN.
+ Thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo phương pháp trực tiếp, lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phà…
+ Chi phí dự phong giảm giá hàng bán, dự phòng phải thu khó đòi
+ Chi phí khác, điện nước, điện thoại, điện báo, chi phí hội nghị tiếp khách, phí kiểm toán, công tác phí…
Trong quá trình hạch toán, chi phí QLDN được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí trên sổ kế toán chi tiết quản lý doanh nghiệp phục vụ cho việc quản lý và lập báo cáo chi phí SXKD theo yếu tố.
Về nguyên tắc, chi phí QLDN phát sinh trong kỳ được phân bổ toàn bộ cho các sản phẩm dịch vụ đã bán trong kỳ theo tiêu thức thích hợp và k/c để xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán TH đặc biệt, đối với DN có chu kỳ SXKD dài, trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ, kế toán k/c chi phí QLDN vào bên Nợ TK142-Chi phí trả trước (1422-chi phí chờ kết chuyển).
NV1 : Ngày 01/10/2012 thanh toán tiền chi phí tiếp khách trị giá 4.513.000 (VNĐ), thuế VAT 10% thanh toán bằng tiền mặt.
Có TK 111 : 4.964.300 NV2 : Tiền lương phải trả nhân viên trong tháng 10/2012 là 132.340.000 (VNĐ)
NV3 : Công ty trích BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 10/2012 tính trên tiền lương cơ bản của nhân viên
NV4 : Ngày 05/11/2012 Công ty thanh toán tiền nước sinh hoạt tháng 10/2012 1.324.000 (VNĐ), thuế GTGT 10% thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng.
Và một số nghiệp vụ khác theo phụ lục đính kèm.
Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp quý IV/2012 của Công ty là : 503.483.600 (VNĐ)
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
3.6.1 Nguyên tắc xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả cuối cung của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả sản xuất kinh doanh và kết quả của các hoạt động khác.
- Kết quả hoạt động kinh doanh.
- Kết quả hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động bất thường.
3.6.2 Nội dung xác định kết quả
Kết toán kết quả kinh doanh cần phải tôn trọng các quy định sau.
- Tổ chức, theo dõi, phản ánh và xác định riêng kết quả bán hàng của từng hoạt động
- Trong từng hoạt động cần theo dõi chi tiết của từng loại mặt hàng, từng ngành nghề từng loại lao vụ dịch vụ.
Kết quả động sản xuất kinh doanh là số hiệu giữa doanh thu thuần và giá thành của toàn bộ sản phẩm đã bán (gồm giá trị vốn hàng bán, CPBH, CPQLDN).
Kết quả hoạt động tài chính là số hiệu giữa và chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động bất thường là số hiệu giữa khoản thu bất thường và các khoản chi bất thường.
3.6.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
Cuối mỗi quý, kế toán kết chuyển toàn bộ các tài khoản doanh thu, GVHB, , CPQLDN, sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh cho từng quý.
+ XĐKQ = DTT – GVHB – CPBH – CPQLDN
- Kết chuyển doanh thu thuần = doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí khác
- Kết chuyển thuế TNDN quý IV/2012
- Kết chuyển lãi sau thuế
Qua phân tích số liệu quý IV/2012 tại Công ty TNHH Dịch Vụ TM Thiết Bị Vạn Tiến giúp em hiểu sâu hơn về nghiệp vụ kế toán trong thực tế.
Và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong quý IV/2012 đã có những hiệu quả đáng kể so quý III/2012.
YÊU CẦU TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
Tổ chức công tác kế toán nói chung cũng như tổ chức công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng là nhân tố quan trọng giúp cho kế toán thực hiện tốt vai trò của mình Các yêu cầu cơ bản việc tổ chức:
Tuân thủ chế độ kế toán của nhà nước, việc tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị được phép sửa đổi nhưng trong khổ nhất định, phải tôn trọng nguyên tắc chung: như yêu cầu quản lý nên các doanh nghiệp phải biết vận dụng chế độ kế toán một cách sáng tạo sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của đơn vị mình.
- Phải đảm bảo ứng dụng thông tin kịp thời chính xác phù hợp với yêu cầu quản lý giúp cho việc đưa ra các phương án kinh doanh tố ưu cho doanh nghiệp.
- Việc xác định kết quả bán hàng phải đẩm bảo nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí nhằm phản ánh đúng đắn kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Yêu cầu tiết kiệm chi phí vì mục đích kinh doanh là đem lại thuận lợi cao
- Để đảm bảo các yêu cầu trong công tác kế toán ở đơn vị phải giải quyết những vấn đề sau:
- Tổ chức hạch toán ban đầu ở tất cả các bộ phận trong Công ty
- Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với nội dung đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Tổ chức báo cáo kế toán kiểm tra kế toán nội bộ.