Thật vậy, để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và bộphận kế toán về doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt độn
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VẬN CHUYỂN VĂN HUỆ KHOA
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH vận chuyển Văn Huệ Khoa
Tên Công ty đầy đủ : CÔNG TY TNHH VẬN CHUYỂN VĂN HUỆ KHOA.
Tên giao dịch quốc tế: VHK TRANSPORTATION COMPANY LIMITED.
Tên viết tắt: VHK TRANSPORTATION CO.,Ltd
Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
+ Họ và tên: Huỳnh Đông Văn
* Cơ cấu vốn điều lệ :
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên góp hoặc cam kết trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ Công ty.
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty TNHH vận chuyển Văn Huệ Khoa là: 1.000.000.000 đồng.
Trụ sở chính: Số 477 Trương Công Định, Phường 7, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu. Điện thoại : 0643807231 - Fax: +84.64.3572769
Công ty TNHH vận chuyển Văn Huệ Khoa thành lập kinh doanh các ngành nghề kinh doanh sau:
- Vận tải hàng; Vận tải viễn dương (bằng tàu chợ, tàu chuyến, tàu container); vận tải ven biển bằng tàu thủy, xà lan; bốc xếp hàng hóa; dịch vụ kho vận.
- Dịch vụ đại lý vận tải biển; dịch vụ môi giới hàng hải; đại lý dịch vụ bưu chính; đại lý dịch vụ chuyển thư (trên cơ sở hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển thư).
- Cho thuê xe du lịch từ 4 đến 50 chỗ, xe tải chở hàng; dịch vụ khai thuê hải quan; đại lý vận tải
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn vận chuyển Văn Huệ Khoa là Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên Công ty được thành lập trên cơ sở góp vốn, tài sản ……từ các cá nhân sau:
+ Bà Huỳnh Thị Kim Huệ
Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 07 tháng 01 năm 2004 và đã trải qua 1 lần thay đổi đăng ký kinh doanh :
- Đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 07 tháng 01 năm 2004 (số đăng ký kinh doanh : 4902000626)
- Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ :01, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (số đăng ký kinh doanh: 4902000626)
Giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
- Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên nền kinh tế Việt Nam và gây ảnh hưởng nặng nề tới các doanh nghiệp. Nhưng với sự năng động, sáng tạo cùng đội ngũ công nhân viên trẻ nhiệt tình, có trình độ cao, Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp, triển khai công tác chỉ đạo điều hành một cách quyết liệt nhằm khắc phục khó khăn, tận dụng thời cơ không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà Công ty đã đặt ra.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
1.2.2 Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban
- Có quyết định cao nhất, chỉ đạo trực tiếp xuống các bộ phận khi đã thông qua chủ tịch hội đồng quản trị;
- Quyết định các phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất-kinh doanh của Công ty;
- Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao;
- Quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của Công ty.
- Có quyền thứ hai sau giám đốc, thay mặt giám đốc đưa ra quyết định khi giám đốc vắng mặt.
- Giúp giám đốc vạch ra các phương án kinh doanh đạt hiệu quả cho công ty.
1.2.2.3 Phòng Thương mại dịch vụ
- Làm thủ tục Xuất nhập cảnh cho tàu, thủ tục hải quan,… cho các phương tiện;
- Ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ;
- Các công tác khác theo yêu cầu của Ban Giám Đốc.
- Thu xếp hoa tiêu, cầu bến theo yêu cầu của khách hàng;
- Tham mưu cho Ban giám đốc, và hỗ trợ các phòng chức năng theo lĩnh vực quản lý nhân sự, hành chính và cơ cấu tổ chức;
- Quản lý hành chính: văn thư, lưu trữ;
- Quản lý nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo;
- Các chế độ, chính sách của người lao động trong toàn Công ty.
Giám đốc Phó giám đốc
Phòng TM-DV Phòng Hành chính Phòng Kế toán Tài chính
1.2.2.5 Phòng Kế toán tài chính
-Tham mưu cho ban giám đốc Công ty, và hỗ trợ các phòng chức năng khác về lĩnh vực tài chính kế toán;
- Thực hiện các công tác kế toán theo quy định của pháp luật.
- Công tác quản lý tài sản; thanh toán và quản lý tiền tệ;
- Công tác theo dõi công nợ và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
- Công tác kiểm kê; lưu trữ, bảo mật chứng từ tài liệu tài chính kế toán;
- Công tác lập báo cáo tài chính; hạch toán thu chi công nợ, thu chi hộ.
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế toán tài chính
- Tham mưu cho ban giám đốc Công ty, và hỗ trợ các phòng chức năng khác về lĩnh vực tài chính kế toán;
- Công tác quản lý tài sản;
- Công tác thanh toán và quản lý tiền tệ;
- Công tác theo dõi công nợ và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
- Công tác kiểm kê; lưu trữ, bảo mật chứng từ tài liệu tài chính kế toán;
- Công tác lập báo cáo tài chính.
* Công tác quản lý tài sản
- Tổ chức ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực toàn bộ tài sản trong công ty;
- Phối hợp với các phòng chức năng và bộ phận trực tiếp quản lý và sử dụng TSCĐ phân tích, đánh giá kết quả khai thác sử dụng tài sản để giúp Giám đốc định hướng, khai thác tài sản có hiệu quả;
- Quản lý chặt chẽ tài sản thuộc phạm vi Công ty quản lý về mặt giá trị để bất kỳ thời điểm nào cũng dễ dàng xác định được nguồn vốn, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và bộ phận đang sử dụng tài sản.
* Công tác thanh toán và quản lý tiền tệ
- Thực hiện việc tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý tài chính, đồng thời phổ biến kịp thời các chính sác, chế độ về quản lý tài chính mới của Nhà nước đến tất cả các bộ phận quản lý, điều hành sản xuất trong công ty.
Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán
1.3.3.Vai trò của từng bộ phận kế toán:
Có chức năng chỉ đạo, kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế tại Công ty theo cơ chế mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kế toán tài chính của nhà nước tại Công ty và chịu sự kiểm tra chỉ đạo về mặt nghiệp vụ kế toán của phòng kế toán Công ty.
- Tổ chức hạch toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê;
- Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán, tiến hành xuất nhập quỹ tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi theo đúng quy định, chịu trách nhiệm mở và giữ sổ quỹ, ghi chép vào sổ sách theo trình tự phát sinh các khoản thu chi;
- Ghi chép phản ánh tổng hợp đầy đủ, kịp thời về số lượng thời gian, kết quả làm việc của người lao động Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động;
- Tính toán và phân bổ các khoản tiền lương, BHXH và các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động;
- Hàng tháng lập báo cáo về tiền lương, BHXH, lập báo cáo quỹ tiền mặt để báo cáo kịp thời tình hình tài chính Công ty cho giám đốc.
- Theo dõi chi tiết công nợ phải thu, phải trả cho từng đối tượng khách hàng và chi tiết cho từng lần thanh toán;
- Tính lãi vay các khoản thanh toán quá hạn và lãi vay cho từng hợp đồng;
- Lập bảng kê chi tiết công nợ người mua, người bán
- Theo dõi tình hình thực tế thu chi tiền mặt;
- Thường xuyên đối chiếu với kế toán tiền mặt để tránh tình trạng sai sót, thiếu hụt quỹ so với sổ sách
- Lập báo cáo tồn quỹ
1.3.4 Hình thức kế toán tại Công ty:
1.3.4.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái Căn cứ vào sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và tổng số dư
Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng
Sổ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
Bảng cân đối số phát sinh tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
1.3.4.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ áp dụng kế toán máy:
Công ty sử dụng phần mềm kế toán ASA hỗ trợ công việc kế toán trong Công ty, hình thức kế toán chứng từ ghi sổ áp dụng kế toán máy.
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hình thức kế toán tại Công ty
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy:
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (hoặc sổ Cái) và các sổ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định Cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Hệ thống tài khoản áp dụng tại Công ty
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản cấp 1, cấp 2 dựa trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính quy định tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày14/9/2006 Ngoài ra, Công ty còn mở thêm một số tài khoản chi tiết để phù hợp với công tác kế toán tại đơn vị.
Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Niên độ kế toán bắt đầu vào ngày 01/01 đầu năm và kết thúc vào ngày 31/12 cuối năm.
Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán
+ Sổ tổng hợp + Sổ chi tiết
-Báo cáo tài chính-Báo cáo kế toán quản trị
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ là khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng được áp dụng theo phương pháp khấu trừ (10%)
- Đơn vị tiền tệ được ghi chép trong sổ sách là Việt Nam Đồng (VNĐ).
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi ngoại tệ: sử dụng tỷ giá Ngân hàng nhà nước ngày phát sinh nghiệp vụ, phần chênh lệch so với tỷ giá được hạch toán vào hoạt động tài chính.
Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty bao gồm:
1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu B-01/DNN)
2 Bảng cân đối tài khoản (Mẫu F01-DNN)
3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B-02/DNN)
4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B-03/DNN)
5 Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B 09-DNN)
Chương 1 giới thiệu một cách tổng quát về Công ty TNHH vận chuyển Văn Huệ Khoa về lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức cũng như lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Được thành lập từ năm 2004, cho tới nay, Công ty cũng đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể và thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng Chương
1 cũng đã giới thiệu chi tiết cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty Chương 2 sẽ giới thiệu về cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Những vấn đề chung về kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh
- Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán Sản phẩm của doanh nghiệp nếu đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn, góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
* Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh :
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi hay lỗ về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, cung ứng lao vụ dịch vụ) là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu này được gọi là “lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”.
- Kết quả hoạt động tài chính :
Hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn với mục đích kiếm lời.
Kết quả hoạt động tài chính (lãi hay lỗ từ hoạt động tài chính) là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập thuần thuộc hoạt động tài chính với các khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác:
Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất (tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá rủi ro); và lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu,thu nhập khác và chi phí Hay nói cách khác, doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp cần kiểm tra doanh thu, chi phí, phải biết kinh doanh mặt hàng nào, mở rộng sản phẩm nào, hạn chế sản phẩm nào để có thể đạt được kết quả cao nhất Như vậy, hệ thống kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp ghi chép các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
Việc tổ chức công tác kế toán bán hàng, kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối kết quả một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế…để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, chính sách thuế…
2.1.2 Nguyên tắc và thời điểm ghi nhận doanh thu
-Trong kế toán việc xác định doanh thu phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản là:
+ Cơ sở dồn tích: Doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền Do vậy doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
+ Phù hợp: khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù hợp. + Thận trọng: Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
- Doanh thu bán hàng được ghi nhận tuân thủ đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 như sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 4 điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ tại chuẩn mực kế toán số 14 như sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
- Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận tuân thủ đầy đủ 02 điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 như sau:
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Đặc điểm kế toán hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ
2.2.1 Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ
Trong xu hướng phát triển chung của Thế giới hiện nay, dịch vụ là một ngành có tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các quốc gia Đối với những nước phát triển thì dịch vụ chính là ngành công nghiệp chủ đạo của họ Theo thống kê, tỷ trọng dịch vụ trong tổng số sản phẩm quốc gia của các nước phát triển chiếm tỷ lệ cao Bắt kịp với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành dịch vụ trong nền kinh tế Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, dịch vụ - thương mại góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước, đặc biệt là khi Việt Nam đã bình thường hóa về thương mại với Hoa Kỳ và gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Khái niệm dịch vụ đã được hình thành từ rất lâu Các Mác cho rằng dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, một khi nền kinh tế phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục, đáp ứng ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển rộng khắp trên các lĩnh vực khác nhau Như vậy, Các Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và động lực thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ Dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân: các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ.
Muốn phát triển ngành dịch vụ, thì đầu tiên chúng ta phải nắm rõ được bản chất của sản phẩm dịch vụ Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa-dịch vu
Dịch vụ có các đặc tính sau:
Dịch vụ có các đặc tính sau:
+ Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời;
+ Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời + Tính chất không đồng nhất: không có chất lượng đồng nhất;
+ Vô hình: không có hình hài rõ rệt Không thể thấy trước khi tiêu dùng;
+ Không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được
2.2.2 Đặc điểm giá thành sản phẩm dịch vụ Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại là chỉ tính được giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã thực hiện, tức là khối lượng dịch vụ đã được coi là tiêu thụ Kỳ tính giá thành có thể là tháng hoặc quý. Ở các dịch vụ thương mại, chức năng của kế toán là phản ánh và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và việc bảo quản, sử dụng tài sản của các doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ của kế toán các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong dịch vụ thương mại được quy định như sau:
+ Xây dựng quy tắc hạch toán chi phí kinh doanh trên cơ sở các nguyên tắc và phương pháp chung về tính giá thành sản phẩm lao vụ phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh, đặc điểm quản lý, yêu cầu và trình độ quản lý của đơn vị.
+ Ghi chép và phản ánh đầy đủ, chính xác chi phí thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh cho từng đối tượng tập hợp chi phí và từng đối tượng chịu chi phí.
+ Xác định chính xác doanh thu và kết quả của toàn đơn vị cũng như của từng hoạt động kinh doanh Cung cấp tài liệu phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế.
2.2.3 Đặc điểm hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh trong dịch vụ thương mại bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả của hoạt động về tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là giá vốn hàng bán và được biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính được xác định bằng cách so sánh một bên là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính với một bên là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, được biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động khác được xác định bằng tổng số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác và biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận khác.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp được xác định bằng tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
Việc hạch toán kết quả, phân phối kết quả được thực hiện tương tự như các đơn vị sản xuất kinh doanh khác.
Hạch toán kế toán tiêu thụ
2.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511):
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hóa, sản phẩm cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng Tổng số doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ. Doanh thu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi lẽ: doanh thu đóng vai trò trong việc bù đắp chi phí, doanh thu bán hàng phản ánh qui mô của quá trình sản xuất, phản ảnh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bởi lẽ nó chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận.
- Hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT khấu trừ hoặc hóa đơn có thuế GTGT trực tiếp), các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, giấy báo có, séc; Bảng tổng hợp chi tiết; Sổ chi tiết bán hàng hoặc sổ nhật ký bán hàng; Sổ cái của các tài khoản có liên quan.
2.3.1.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511 :
* Nguyên tắc hạch toán tài khoản 511:
- Chỉ hạch toán vào tài khoản 511 số doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã xác định là tiêu thụ.
- Giá bán được hạch toán là giá bán thực tế, là số tiền ghi trên hoá đơn
- Trường hợp chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thì theo dõi riêng trên các tài khoản 521, 531 và 532.
+ Số thuế phải nộp (thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ trong kỳ. + Số chiết khấu thương mại, số giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu.
+ Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh.
+ Tổng số doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
• Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
• Tài khoản 511 gồm 5 tài khoản cấp 2 :
- TK 5111- Doanh thu bán hàng hoá: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa đã được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hóa, vật tư, lương thực,…
- TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (Thành phẩm, bán thành phẩm) đã được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,…
- TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,…
- TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
- TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.
2.3.1.4 Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng :
Nghiệp vụ 1: Kế toán bán hàng trực tiếp:
Nghiệp vụ 2: Kế toán bán hàng theo hình thức gửi hàng đi bán:
- Khi doanh nghiệp xuất kho gửi bán:
- Khi thành phẩm gửi bán xác định tiêu thụ:
Nghiệp vụ 3: Gửi đại lý:
- Khi DN xuất kho thành phẩm gửi đại lý:
- Hoa hồng cho đại lý:
Nghiệp vụ 4: Kế toán bán hàng theo hình thức trao đổi hàng, lấy hàng
+ Trường hợp doanh nghiệp đem hàng đi trao đổi và hàng nhận trao đổi cùng thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
- Khi doanh nghiệp xuất hóa đơn GTGT đem hàng đi trao đổi
- Khi doanh nghiệp nhận được hóa đơn bán hàng của bên trao đổi:
- Trường hợp giá trị của hàng đem đi trao đổi lớn hơn giá trị của hàng nhập về, kế toán phải phản ánh thu them phần chênh lệch
- Nếu giá trị hàng đem đi trao đổi nhỏ hơn giá trị của hàng nhập về thì kế toán phản ánh chi them phần chênh lệch
Nghiệp vụ 5: Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Khi bán hàng trả chậm, trả góp:
- Khách hàng thanh toán số tiền đầu tiên cho doanh nghiệp
- Các lần thanh toán sau
- Định kỳ, khi xác định kết quả kinh doanh, kế toán sẽ kết chuyển 1 phần hay toàn bộ doanh thu chưa thực hiện sang tài khoản 515
Nghiệp vụ 6: Bán hàng theo phương thức tiêu thụ nội bộ:
- Dùng sản phẩm của doanh nghiệp để trả lương cho cán bộ công nhân viên:
- Khi xuất kho thành phẩm nhằm quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng không thu tiền:
- Trường hợp doanh nghiệp xuất thành phẩm để phục vụ cho phúc lợi xã hội:
- Khi xuất thành phẩm của doanh nghiệp dung chính cho doanh nghiệp để phục vụ lại quá trình sản xuất kinh doanh:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng
333 111, 112, 131 Thuế TTĐB, thuế XK, Doanh thu bán HH, SP, DV thuế GTGT (trực tiếp)
Kết chuyển CKTM, GGHB, hàng bán bị trả lại
Kết chuyển doanh thu thuần
2.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
2.3.2.1 Chiết khấu thương mại (TK 521)
* Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết khách hàng mua hàng với khối lượng lớn Khoản giảm giá có thể phát sinh trên khối lượng từng lô hàng mà khách hàng đã mua trong một quãng thời gian nhất định tùy thuộc vào chính sách chiết khấu thương mại của bên bán.
* Tài khoản sử dụng: Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại dùng để phản ánh khoản chiết khấu thuong mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2 như sau:
+ Tài khoản 5211: chiết khấu hàng hóa
+ Tài khoản 5212: chiết khấu thành phẩm
+ Tài khoản 5213: chiết khấu dịch vụ
- Bên nợ: số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho khách hàng được hưởng
- Bên có: kết chuyển số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
2.3.2.2 Hàng bán bị trả lại (TK 531)
* Khái niệm: Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách Khi doanh nghiệp ghi nhận trị giá hàng bán bị trả lại cần đồng thời ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ.
* Tài khoản sử dụng: Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” dùng để phản ánh trị giá của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ , bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế , hàng bị mất hoặc kém phẩm chất, hàng không đúng chủng loại hoặc quy cách.
- Bên nợ: trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho khách hàng hoặc tính trừ vào số tiền khách hàng còn nợ.
- Bên có: kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
2.3.2.3 Giảm giá hàng bán (TK 532)
* Khái niệm: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do toàn bộ hay một phần hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu Như vậy, giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại có cùng bản chất như nhau: đều là giảm giá cho người mua, song lại phát sinh trong hai tình huống khác nhau hoàn toàn.
* Tài khoản sử dụng: Dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán cho khách hàng được hưởng do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách theo yêu cầu trong hợp đồng đã ký kết.
- Bên nợ: các khoản giá hàng bán đã chấp thuận cho khách hàng được hưởng
- Bên có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
2.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán (TK 632):
Kế toán hoạt động tài chính
2.4.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính (TK 515):
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp
* Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
- Tiền lãi cho vay, tiền lãi gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
- Cổ tức lợi nhuận được chia;
- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
- Lãi tỷ giá hối đoái;
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;
- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 515
2.4.1.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 515 :
* Nguyên tắc hạch toán tài khoản 515
- Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên Tài khoản 515 bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.
- Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu.
- Đối với khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào.
- Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.
- Đối với khoản thu nhập từ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, doanh thu được ghi nhận vào TK 515 là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc.
+ Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);
+ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”.
+ Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính;
+ Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
• Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
Nghiệp vụ 1: Định kỳ, khi kế toán nhận được tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng
Nghiệp vụ 2: Khi DN thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ trước thời hạn quy định được hưởng chiết khấu thanh toán
Nghiệp vụ 3: Dùng ngoại tệ ở ngân hàng ký quỹ để mở L/C chuẩn bị cho việc nhập khẩu hàng hóa
C 1122 ĐT C007: Số tiền = ngoại tệ
Nghiệp vụ 4: Khi DN phản ánh lãi trả chậm, trả góp theo phương thức bán hàng trả chậm, trả góp
Nghiệp vụ 5: Nhận được cổ tức lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính:
Nghiệp vụ 6: Khi DN thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư tài chính phát sinh lời:
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán tài khoản 515
2.4.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính (TK 635):
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…, khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ…
* Không hạch toán vào Tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây:
- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí kinh doanh bất động sản;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác;
- Chi phí tài chính khác.
Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 635
2.4.2.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 635:
+ Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính;
Thu lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán hoặc nhận được thông báo về cổ tức
Thu lãi tiền gửi, lãi tỷ giá hối đoái khi bán ngoại tệ, lãi tiền cho vay
Thu nhập từ các hoạt động đầu tư tài chính
Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng
3387 Phân bổ dần lãi do bán hàng trả chậm, lãi nhận được
Dùng cổ tức và lợi nhuận được chia để bổ sung vốn góp
413 Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
+ Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;
+ Chiết khấu thanh toán cho người mua;
+ Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ;
+ Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ;
+ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết);
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản;
+ Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp.
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết); + Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính trong kỳ sang tài khoản
911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
2.4.2.4 Phương pháp hạch toán tài khoản 635:
Nghiệp vụ 1:Thanh toán tiền lãi vay:
Nghiệp vụ 2: Khách hàng thanh toán trước thời hạn quy định được hưởng chiết khấu thanh toán
Nghiệp vụ 3: Dùng tiền gửi ngân hàng ký quỹ mở quỹ đầu tư tín dụng chuẩn bị cho việc nhập khẩu hàng hóa:
C 1122 Đồng thời C 007: Số tiền = ngoại tệ
Nghiệp vụ 4: Tiền lãi trả chậm trả góp trong việc mua hàng, định kỳ phân bổ vào chi phí:
Nghiệp vụ 5:Các chi phí liên quan đến quá trình thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư tài chính:
Nghiệp vụ 6: Thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư tài chính lỗ:
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính
Lỗ khi bán CK, vốn góp liên doanh, vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kế
Lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
Chiết khấu thanh toán cho người mua hàng
Chi phí lãi vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính
Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính
Kế toán chi phí bán hàng (TK 6421)
2.5.1 Khái niệm: Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (Trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, .
Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 6421
Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ, bán chứng khoán
Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính
2.5.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 6421
Các chi phí phát sinh liên quan đến quá bán thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
2.5.4 Phương pháp hạch toán tài khoản 6421:
Nghiệp vụ 1:Tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng:
Nghiệp vụ 2: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định tính vào chi phí
Nghiệp vụ 3: Xuất kho bao bì phục vụ cho bộ phận bán hàng
Nghiệp vụ 4: Xuất kho công cụ dụng cụ phục vụ cho bộ phận bán hàng
Nghiệp vụ 5: - Xuất kho công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần ở bộ phận bán hàng
- Phân bổ vào chi phí:
Nghiệp vụ 6: Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng:
Nghiệp vụ 7: Trường hợp bộ phận bán hàng bóa honhr công cụ dụng cụ
Nghiệp vụ 8: Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm
Nghiệp vụ 9: Các chi phí mua ngoài phục vụ cho bộ phận bán hàng đã thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc chưa thanh toán
Nghiệp vụ 10: Cuối kỳ, tập hợp chi phí bán hàng kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 6422)
Chi phí quản lí doanh nghiệp là những chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ 1 hoạt động nào Chi phí quản lí bao gồm nhiều loại như: chi phí quản lý kinh doanh, chi phí hành chính và chi phí chung khác.
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ,…); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng,…).
Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 6422
2.6.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 6422 :
+ Các chi phí quản lí doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;
+ Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
+ Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
+ Các khoản ghi giảm chi phí quản lí doanh nghiệp;
+ Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); + Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
• Tài khoản 6422 không có số dư cuối kì.
2.6.4 Phương pháp hạch toán tài khoản 6422:
Nghiệp vụ 1: Khi phát sinh các chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán hạch toán:
Nghiệp vụ 2: Thuế, phí, lệ phí phát sinh trong DN
Nghiệp vụ 3: Khi doanh nghiệp nộp phí, lệ phí:
Nghiệp vụ 4: Cuối kỳ, tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
911 Chi phí dịch vụ mua ngoài hoặc chi phí bằng tiền
Chi phí trả trước ngắn và dài hạn
Chi phí khấu hao tài sản cố định 214
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả
Chi phí lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Thuế môn bài, tiền thuê đất,… phải nộp nhà nước
Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trả
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (TK 8211)
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 8211
2.7.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 8211
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
+ Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong năm;
+ Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
+ Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào bên Nợ tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
2.7.4 Phương pháp hạch toán tài khoản 8211
(1) Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, kế toán ghi:
(2) Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp:
(2a) Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp, kế toán ghi:
(2b) Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, kế toán ghi:
(3) Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, kế toán ghi:
(4) Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, kế toán ghi:
(5) Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
(5a) Nếu tài khoản 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
(5b) Nếu tài khoản 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán tài khoản 8211
Kế toán thu nhập khác (TK 711)
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 711
2.8.3 Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 711:
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
2.8.4 Phương pháp hạch toán Tài khoản 711:
- Phản ánh thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Phản ánh giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi không tương tự
Nghiệp vụ 2: Khi doanh nghiệp thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
Nghiệp vụ 3: Khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ nay thu hồi được
C 711 Đồng thời C 004: Số tiền thu được
Nghiệp vụ 4: Nhận được tiền đền bù cơ quan bảo hiểm
Nghiệp vụ 5: Các khoản nợ phải trả nhưng chủ nợ không đòi
Nghiệp vụ 6: Các khoản tiền thưởng nhận được từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng không tính vào doanh thu
Nghiệp vụ 7: Được Nhà nước miễn thuế GTGT và các khoản thuế khác
Nghiệp vụ 8: - Thu nhập từ quà biếu tặng bằng tiền hoặc bằng hiện vật từ các cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước
- Đồng thời thực hiện bút toán kết chuyển nguồn
Nghiệp vụ 9: Các khoản thu nhập kinh doanh những năm trước bị bỏ sót nay phát hiện ra
Kế toán chi phí khác (TK 811)
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.
Chi phí khác của doanh nghiệp, gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCĐ (Nếu có);
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vậu tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế;
- Các khoản chi phí khác.
Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 811
2.9.3 Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 811:
Các khoản chi phí khác phát sinh.
Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
2.9.4 Phương pháp hạch toán Tài khoản 811
Nghiệp vụ 1: Các chi phí trong quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nghiệp vụ 2: Trường hợp doanh nghiệp bị phạt và trừ vào tiền ký quỹ
Nghiệp vụ 3: - Trường hợp doanh nghiệp bị phạt thuế hoặc bị truy nợ
Nghiệp vụ 4: Các khoản chi phí thiệt hại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi trừ đi phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường của cơ quan bảo hiểm thì phần còn lại được hạch toán trên tài khoản 811
Nghiệp vụ 5: Khi phát hiện ra các khoản chi phí của năm trước bị bỏ sót
Kế toán xác định kết quả kinh doanh (TK 911)
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.
Kết qủa hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính.
Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 911
2.10.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911 :
+ Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lí doanh nghiệp.
+ Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác;
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
+ Tổng số doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
+ Tổng số doanh thu thuần hoạt động tài chính, hoạt động khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
2.10.4 Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911 :
Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính,…) Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
2.10.5 Phương pháp hạch toán tài khoản 911
- Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
- Kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác sang tài khoản 911
- Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác sang 911
- Nếu tổng thu > tổng chi thì doanh nghiệp lời
Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu – Tổng chi
Chi phí thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế * Thuế suất Định khoản: N 821
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế TNDN
- Nếu Tổng thu < Tổng chi thì DN Lỗ
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tài khoản 911
Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh thu bán hàng
Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển doanh thu tài chính
Kết chuyển chi phí QLDN Kết chuyển thu nhập khác
Kết chuyển chi phí tài chính
Kết chuyển chi phí khác
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ
Chương 2 vừa trình bày những kiến thức cơ bản về đặc điểm kinh doanh ngành dịch vụ và cách hạch toán các tài khoản mà công ty đã sử dụng như: Khái niệm, sơ đồ chữ T về một vài nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài khoản.
Chương này tuy chỉ mang tính lý thuyết nhưng nó lại rất quan trọng Đó là cơ sở tiến hành so sánh thực tế công việc với lý thuyết đã học ở trường để có thể hiểu sâu hơn và biết áp dụng tốt lý thuyết vào thực tế công tác Vì vậy, tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị cần có cơ sở lý luận vững chắc làm nền tảng Nắm được những kiến thức này thì chúng ta mới có thể đi sâu vào tìm hiểu vấn đề ở các chương tiếp theo.
Trên đây là những cơ sở lý luận chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, chương 3 sẽ trình bày về tình hình thực hiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH vận chuyển Văn Huệ Khoa.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
Đặc điểm về tổ chức chứng từ kế toán tiêu thụ áp dụng tại Công ty
3.1.1 Hệ thống chứng từ kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty
- Chứng từ kế toán là các mẫu giấy tờ xác minh nội dung các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và hình thành theo địa điểm, thời gian phát sinh của chúng Làm cơ sở cho việc kiểm tra thông tin về nghiệp vụ kinh tế phát sinh và làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
- Công ty TNHH vận chuyển Văn Huệ Khoa tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ trong quá trình tiêu thụ khá đơn giản, bao gồm: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có.
- Các bản chứng từ kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp lập chứng từ.
3.1.2 Hệ thống tài khoản sử dụng để xác định kết quả kinh doanh:
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
TK 632: Giá vốn hàng bán
TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
3.1.3 Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán:
Khi nhận được chứng từ kế toán, phòng kế toán tiến hành xử lý chứng từ, sau đó đưa chứng từ vào quá trình luân chuyển, tiếp đó là công tác nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, cuối cùng là đưa chứng từ vào bảo quản, lưu trữ.
- Nội dung công việc xử lý và luân chuyển chứng từ:
+ Phân loại và kiểm tra chứng từ: chứng từ kế toán nhận được phải phân loại theo nội dung các nghiệp vụ phản ánh trong chứng từ để chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan Cán bộ kế toán nhận chứng từ, trước khi nhập liệu vào phần mềm kế toán phải tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ, chỉnh lý những sai sót nếu có trong chứng từ để đảm bảo ghi nhận đầy đủ các yếu tố cần thiết của chứng từ và tiến hành ghi sổ kế toán máy.
- Bên cạnh việc xử lý và luân chuyển chứng từ, kế toán phải kiểm tra:
+ Kiểm tra tính trung thực và chính xác của các nghiệp vụ phát sinh trong chứng từ nhằm đảm bảo tính trung thực và chính xác của các số liệu.
+ Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các chứng từ. + Kiểm tra tính hợp lý, phù hợp của các số liệu có trong các chứng từ.
+ Kiểm tra tính chính xác các chỉ tiêu về số lượng và giá trị ghi trong chứng từ, đảm bảo yếu tố khách quan.
- Sau khi kiểm tra, kế toán cần chỉnh lý những sai sót nếu có, làm các thủ tục chuẩn bị cho việc ghi sổ kế toán máy: ghi định khoản kế toán, lập bảng tổng hợp chứng từ gốc, lập bảng tính toán và phân bổ chi phí.
- Công ty tổ chức quy trình lập, luân chuyển chứng từ theo trình tự:
+ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào chứng từ.
+ Ghi sổ kế toán máy.
+ Lưu giữ và bảo quản các chứng từ.
+ Cuối kỳ, kế toán in các sổ kế toán để lưu giữ và kiểm tra.
Hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511)
3.2.1 Khái niệm kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty
Công ty TNHH vận chuyển Văn Huệ Khoa gồm các hoạt động kinh doanh chính sau:
- Vận tải hàng; Vận tải viễn dương (bằng tàu chợ, tàu chuyến, tàu container); vận tải ven biển bằng tàu thủy, xà lan; bốc xếp hàng hóa; dịch vụ kho vận.
- Dịch vụ đại lý vận tải biển; dịch vụ môi giới hàng hải; đại lý dịch vụ bưu chính; đại lý dịch vụ chuyển thư (trên cơ sở hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển thư).
- Cho thuê xe du lịch từ 4 đến 50 chỗ, xe tải chở hàng; dịch vụ khai thuê hải quan; đại lý vận tải.
3.2.2 Phương thức kinh doanh và cung cấp dịch vụ tại Công ty
Công ty bán hàng và cung cấp dịch vụ chủ yếu bằng phương thức trực tiếp dựa trên đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
Khi có yêu cầu của khách hàng, Công ty sẽ trực tiếp thực hiện giao dịch cung cấp dịch vụ hoặc đặt hàng của nhà cung cấp có giá mà Công ty thấy hợp lý nhất (tùy thuộc vào các nghiệp vụ kinh tế cụ thể phát sinh) và Công ty sẽ căn cứ vào giá này để báo giá cho khách hàng.
Khi hàng hoá dịch vụ được chuyển giao cho khách hàng, kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp doanh thu căn cứ trên hợp đồng và hoá đơn đã xuất giao cho khách hàng, chi phí được tổng hợp dựa trên các hoá đơn từ nhà cung cấp Đồng thời nhập liệu vào phần mềm kế toán theo những định khoản thích hợp.
Cuối cùng, kế toán tổng hợp gửi tất cả các hồ sơ bán hàng tới phòng Thương mại dịch vụ và kế toán công nợ để thực hiện khâu cuối cùng là thu tiền của khách hàng.
Hầu hết, khách hàng sẽ trả tiền sau khi mua dịch vụ của Công ty Vì vậy, khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, kế toán Công ty sẽ hạch toán toàn bộ giá trị của lô hàng vào
TK 131, sau đó tùy theo hình thức thanh toán mà kế toán tiến hành ghi vào TK 111 hay TK 112 và bù trừ công nợ trên tài khoản 131 Nhưng đôi khi cũng có một số khách hàng thanh toán ngay khi mua (đối với các giao dịch mua bán có giá trị nhỏ), khi đó kế toán Công ty sẽ hạch toán ngay vào tài khoản 1111 mà không cần thông qua tài khoản 131.
Do ngành nghề kinh doanh của Công ty là logistics, tức là Công ty chỉ đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán, phụ trách khâu vận chuyển hàng hóa nên kế toán Công ty không sử dụng TK 5111-“Doanh thu bán hàng” Khi hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty, kế toán Công ty sử dụng tài khoản 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ.
- Email yêu cầu cung cấp dịch vụ.
- Email đồng ý giá dịch vụ
3.2.5 Quy trình và phương pháp hạch toán
Hằng ngày, khi có các nghiệp vụ cung cấp dịch vụ phát sinh liên quan đến doanh thu, kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ gốc (hoá đơn GTGT, phiếu báo giá) để xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có và nhập số liệu tương ứng vào phần mềm kế toán (Công ty sử dụng phần mềm kế toán ASA) Theo trình tự ghi sổ đã được cài đặt sẵn, số liệu sẽ tự động cập nhật vào sổ chi tiết tài khoản 5113, sổ tổng hợp tài khoản 511, sổ chi tiết và sổ tổng hợp của tài khoản 131, sổ cái tài khoản 111, phiếu thu, các sổ sách liên quan và các bảng kê chứng từ ghi sổ, bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán để lập báo cáo tài chính cho Công ty
Theo quy trình phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ chi tiết tài khoản 5113 Cuối kỳ, kế toán làm thao tác kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mô tả quy trình ghi sổ doanh thu tiêu thụ tại Công ty
3.2.5.2 Phương pháp hạch toán kế toán doanh thu
Doanh thu của Công ty bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, khách hàng thanh toán sau khi đã nhận dịch vụ của Công ty.
* Các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại Công ty quý 3 năm 2013
Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000248 ngày 30/09/2013 về doanh thu cước vận tải hàng không vận chuyển hàng từ Vũng Tàu đi Malaysia Kế toán căn cứ vào hóa đơn và nhập vào phần mềm theo định khoản :
- Khi khách hàng trả tiền, kế toán ghi:
Báo cáo tài chínhBảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản,…
Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000245 ngày 20/09/2013 về doanh thu Thu phí vận chuyển giao tài liệu tận nơi đi trong nước (thuế VAT 10%) Kế toán căn cứ vào hóa đơn và tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo định khoản:
- Khi khách hàng trả tiền, kế toán ghi:
Nghiệp vụ 3: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000207 ngày 20/09/2013 về doanh thu Thu phí vận chuyển giao tài liệu tận nơi đi nước ngoài (Thuế VAT 10%) Kế toán căn cứ vào hóa đơn và tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo định khoản:
-Khi khách hàng trả tiền, kế toán ghi:
Nghiệp vụ 4: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000180 ngày 10/09/2013 về cước vận chuyển giao hàng nội địa (Thuế VAT 10%) Kế toán căn cứ vào hóa đơn và tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo định khoản:
-Khi khách hàng trả tiền, kế toán ghi:
Nghiệp vụ 5: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000174 ngày 10/09/2013 về phí làm hàng và vận chuyển hàng từ USA về PTSC – Vũng Tàu (Thuế VAT 0%) Kế toán căn cứ vào hóa đơn và tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo định khoản:
-Khi khách hàng trả tiền, kế toán ghi:
Kế toán giá vốn hàng bán
3.3.1 Khái niệm giá vốn hàng bán tại Công ty
- Giá vốn hàng bán tại Công ty được xác định dựa trên giá mà nhà cung cấp đưa ra Tức là hình thức Công ty không trực tiếp thực hiện hợp đồng của khách hàng mà chỉ đơn thuần đóng vai trò là nhà trung gian liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ Khi có một hợp đồng kinh tế phát sinh từ phía khách hàng, Công ty sẽ đặt hàng của nhà cung cấp có giá hợp lý nhất; giá này cũng là căn cứ để báo giá cho khách hàng
- Khi nhận hàng từ nhà cung cấp, kế toán Công ty sẽ ghi nhận giá trị lô hàng vừa mua vào bên Nợ TK 15477- “Chi phí sản phẩm dở dang” Cuối kỳ, kế toán sẽ kết chuyển giá trị lô hàng từ TK 15477 sang TK 6322- “Giá vốn hàng bán” để xác định kết quả kinh doanh.
- Giá vốn hàng bán tại Công ty còn bao gồm cả: Chi phí nhân công (SX-KD dở dang)-TK 1542 và Chi phí khấu hao (SX-KD dở dang)-TK 1544 Trong kỳ kế toán, khi phát sinh chi phí nhân công như tiền lương cho nhân viên lái xe, nhân viên đưa thư, chuyển hàng thì kế toán sẽ hạch toán vào TK 1542; phát sinh chi phí khấu hao cho xe, các phương tiện vận tải khác thì kế toán sẽ hạch toán vào TK 1544 Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển số dư từ các TK 1542, 1544 sang tài khoản 632 để xác định kết quả kinh doanh.
Cộng lũy kế nămCuối kỳ
Kế toán Công ty hạch toán giá vốn của tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty chung vào tài khoản 6322.
* Tài khoản 6322 Giá vốn hàng bán.
- Báo giá của nhà cung cấp;
- Hợp đồng ký kết với nhà cung cấp;
- Hoá đơn GTGT của nhà cung cấp;
- Bảng phân bổ lương cho nhân viên vận chuyển;
- Bảng tính khấu hao TSCĐ phục vụ trực tiếp cho quá trình bán hàng, cung cấp dịch vụ.
3.3.4 Quy trình ghi sổ giá vốn hàng bán
- Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, kế toán sẽ ghi nhận doanh thu đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán Khi nhận hoá đơn GTGT từ nhà cung cấp, kế toán tổng hợp cập nhật vào máy chi phí dở dang của dịch vụ, hàng hoá theo hoá đơn Cuối kỳ, kế toán sẽ cập nhật vào máy giá vốn (TK 6322) của dịch vụ, hàng hoá theo giá trị trên tài khoản chi phí dở dang của dịch vụ (TK 15477), phần mềm ASA sẽ tự động phát sinh bút toán thêm vào sổ chi tiết và sổ cái TK 632 về số lượng và giá trị Cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
- Các chi phí trực tiếp liên quan đến quá trình bán hàng của Công ty như là: chi phí nhân công (SX-KD dở dang – TK 1542) trực tiếp phục vụ cho quá trình bán hàng như tiền lương nhân viên lái xe, nhân viên đưa thư, nhân viên vận chuyển hàng; và chi phí khấu hao (SX-KD dở dang – TK 1544) cho những tài sản cố định trực tiếp tham gia vào quá trình bán hàng như xe vận chuyển thư, hàng Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến các chi phí này, kế toán Công ty sẽ hạch toán các chi phí này vào bên Nợ của các tài khoản 1542, 1544 và hạch toán vào bên có các tài khoản thanh toán liên quan. Cuối kỳ, kế toán sẽ kết chuyển số dư trên các tài khoản 1542, 1544 sang tài khoản
6322 Cuối cùng, kế toán sẽ thực hiện thao tác kết chuyển trên phần mềm kế toán số dư từ tài khoản 6322 sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ mô tả quy trình ghi sổ giá vốn hàng bán tại Công ty
3.3.5 Phương pháp hạch toán giá vốn
*Các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quý 3 năm 2013 tại Công ty:
Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000742 ngày 30/09/2013 về giá vốn cước vận chuyển hàng không quốc tế được cung cấp bởi Công Ty TNHH Dịch vụ đường không Giải Pháp (VAT 0%)
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn và tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo định khoản:
- Khi thanh toán tiền cho nhà cung cấp, kế toán ghi:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ giá trị trên tài khoản 15477 sang tài khoản
6322 – Giá vốn hàng bán theo định khoản:
Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0002378 ngày 30/09/2013 về giá vốn cước vận chuyển hàng từ Vũng Tàu đi Tp Hồ Chí Minh được cung cấp bởi Doanh nghiệp Tư nhân Cẩm Tú (VAT 10%)
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn và nhập liệu vào phần mềm theo định khoản:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ giá trị trên tài khoản 15477 sang tài khoản
Hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp
Sổ cái, Sổ chi tiết
Nghiệp vụ 3: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0001275 ngày 09/09/2013 về giá vốn cước dịch vụ chuyển phát nhanh được cung cấp bởi Công Ty Cổ Phần Hai Bốn Bảy (VAT 10%)
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn và nhập liệu vào phần mềm theo định khoản:
- Khi thanh toán nợ, kế toán ghi:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ giá trị trên tài khoản 15477 sang tài khoản 6322 theo định khoản:
Nghiệp vụ 4: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0002982 ngày 22/08/2013 về thu hộ cước vận tải quốc tế của Công ty Cổ Phần Thái Minh (VAT 0%)
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn và nhập liệu vào phần mềm theo định khoản:
- Khi thanh toán nợ, kế toán ghi:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ giá trị trên tài khoản 15477 sang tài khoản 6322 theo định khoản:
Nghiệp vụ 5: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0027653 ngày 02/07/2013 về thu hộ cước vận tải quốc tế của Công ty Cổ Phần Thái Minh (VAT 0%)
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn và nhập liệu vào phần mềm theo định khoản:
- Khi thanh toán nợ, kế toán ghi:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ giá trị trên tài khoản 15477 sang tài khoản 6322 theo định khoản:
Nghiệp vụ 6: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000290 ngày 22/08/2013 về vận chuyển 1 lô hàng phụ kiện, thiết bị từ cảng Vict TPHCM đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng của Công ty TNHH Xuân Hải (VAT 10%)
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn và nhập liệu vào phần mềm theo định khoản:
- Khi thanh toán nợ, kế toán ghi:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ giá trị trên tài khoản 15477 sang tài khoản
Nghiệp vụ 7: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0027344 ngày 15/07/2013 về cước vận chuyển quốc tế của Công ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Và Thương Mại (VAT 0%)
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn và nhập liệu vào phần mềm theo định khoản:
- Khi thanh toán nợ, kế toán ghi:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ giá trị trên tài khoản 15477 sang tài khoản
Nghiệp vụ 8: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000923 ngày 15/08/2013 về việc thu phí bốc xếp của Công ty TNHH Liên Cầu Viết Nam (VAT 10%)
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn và nhập liệu vào phần mềm theo định khoản:
- Khi thanh toán nợ, kế toán ghi:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ giá trị trên tài khoản 15477 sang tài khoản
Nghiệp vụ 9: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0013231 ngày 30/08/2013 về việc khử trùng của công ty cổ phần giám định Đại Việt (VAT 10%)
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn và nhập liệu vào phần mềm theo định khoản:
- Khi thanh toán nợ, kế toán ghi:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ giá trị trên tài khoản 15477 sang tài khoản
Nghiệp vụ 10: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0056948 ngày 31/07/2013 về việc thu hộ cước Fedex của Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Song Bình (VAT 0%)
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn và nhập liệu vào phần mềm theo định khoản:
- Khi thanh toán nợ, kế toán ghi:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ giá trị trên tài khoản 15477 sang tài khoản
Nghiệp vụ 11: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000917 ngày 20/08/2013 về việc thu phí làm hàng của Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Hàng Hóa U&I (VAT 10%)
- Kế toán căn cứ vào hóa đơn và nhập liệu vào phần mềm theo định khoản:
- Khi thanh toán nợ, kế toán ghi:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ giá trị trên tài khoản 15477 sang tài khoản
* Cuối quý, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ giá trị trên các tài khoản
15477, 1542 sang tài khoản 632 để xác định giá vốn
* Cuối quý, kế toán kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán phát sinh sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
Sổ 3.2: Sổ cái tài khoản 632- Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ
SỔ CÁI TỔNG HỢP 632- GIÁ VỐN HÀNG BÁN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
STT CTGS DIỄN GIẢI TKĐƯ SỐ TIỀN NỢ SỐ TIỀN CÓ Đầu năm Đầu kỳ
1 KCT Chi phí dịch vụ mua ngoài (sản xuất chung) 15477 1.917.680.715
2 KCT Chi phí nhân công (SX-
3 KCT Kết chuyển giá vốn Qúy
Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
3.4.1 Khái niệm doanh thu hoạt động tài chính tại Công ty
Thu nhập hoạt động tài chính của Công ty là khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, thu nhập do chênh lệch tỷ giá giữa USD và đồng VNĐ và khoản chiết khấu thanh toán được hưởng
Kế toán Công ty sử dung các tài khoản chi tiết cấp 2 của tài khoản 515 để phản ánh doanh thu hoạt động tài chính của Công ty Cụ thể như sau:
+ TK 5151 Lãi tiền gửi ngân hàng.
+ TK 5155A Lãi do chêch lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh (trên 12 tháng) + TK 5155B – Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tại thời điểm cuối năm tài chính (dưới 12 tháng).
+ TK 5158 Chiết khấu thanh toán, hoa hồng được hưởng.
3.4.3 Chứng từ sử dụng Để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến doanh thu hoạt động tài chính, kế toán Công ty đã sử dụng các chứng từ:
- Phiếu thu, Phiếu hạch toán lãi của ngân hàng
- Giấy báo có của ngân hàng
Phát sinh Cộng lũy kế nămCuối kỳ
3.4.4 Trình tự luân chuyển chứng từ
Hàng tháng (quý), Công ty nhận được giấy báo Có của ngân hàng về khoản lãi tiền gửi, khoản chiết khấu thanh toán được hưởng hoặc phiếu thu tiền mặt từ chêch lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ Bộ phận kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán nhận được, tiến hành tập hợp, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có và nhập số liệu vào máy tính
Theo quy trình phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào các sổ chi tiết của tài khoản 515 Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
3.4.5 Phương thức hạch toán doanh thu tài chính
* Các nghiệp vụ phát sinh trong quý 3 năm 2013 tại Công ty
Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào Phiếu hạch toán lãi số DD44009358 ngày 25/09/2013 về khoản lãi tiền gửi ngân hàng TMCP Ngoại Thương Vũng Tàu
- Kế toán căn cứ vào phiếu hạch toán lãi của ngân hàng và tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo định khoản:
*Cuối quý, kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911- Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Sổ 3.3: Sổ cái tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính
SỔ CÁI TỔNG HỢP 515- DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
STT CTGS DIỄN GIẢI TKĐƯ SỐ TIỀN
CÓ Đầu năm Đầu kỳ
1 NGH Tiền gửi ngân hàng tiền Việt Nam 1121 557.222
2 NGH Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ 1122 78.857
3 KCT Kết chuyển doanh thu quý 03 911 636.079
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
3.5.1 Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty
Chi phí quản lý doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của lao động vật chất hoá và lao động sống phục vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp Chi phí quản lý bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phòng, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm.
3.5.2 Tài khoản sử dụng và đặc điểm hạch toán tại Công ty
Khi có chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh, kế toán Công ty sử dụng các tài khoản sau để hạch toán:
* Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp, gồm các tải khoản chi tiết sau:
• Tài khoản 64221 Chi phí nhân viên quản lý:
Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của ban giám đốc, nhân viên quản lý.
Công ty thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí và trừ vào lương người lao động theo tỷ lệ quy định của Luật Lao Động hiện hành Cụ thể: + BHXH: 24% (trong đó: doanh nghiệp đóng 17%, người lao động đóng 7%) + BHYT: 4,5% (trong đó: doanh nghiệp đóng 3%, người lao động đóng 1,5%) + BHTN: 2% (trong đó: doanh nghiệp đóng 1%, người lao động đóng 1%)
+ KPCĐ: 2% (trong đó: doanh nghiệp đóng 2%) Đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo luật BHXH là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng.
Cuối kỳ Phát sinh Cộng lũy kế năm
• Tài khoản 64223 Chi phí đồ dùng văn phòng
Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT) Chi phí này được thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt.
• Tài khoản 64224 Chi phí khấu hao TSCĐ
Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng.
• Tài khoản 64225 Thuế, phí và lệ phí:
Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất và các khoản phí, lệ phí khác.
• Tài khoản 64227 Chi phí dịch vụ mua ngoài
Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp Các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ; chi phí trả cho nhà thầu phụ.
• Tài khoản 64228 Chi phí bằng tiền khác
Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe.
3.5.3 Chứng từ sử dụng ban đầu
- Bảng lương nhân viên quản lý.
- Bảng chi phí dụng cụ, văn phòng phẩm, vật liệu dùng cho hoạt động quản lý.
- Các hoá đơn phí, lệ phí, tiền điện nước, thuê nhà dùng cho hoạt động quản lý.
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
- Phiếu chi, phiếu hạch toán của ngân hàng
Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc (hóa đơn mua hàng, hóa đơn mua dịch vụ, phiếu chi, phiếu hạch toán của ngân hàng, bảng phân bổ tiền lương, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ,…) kế toán xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có và tiến hành nhập số liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm ASA sẽ tự động cập nhật số liệu vào các sổ chi tiết của TK 642, sổ cái TK 642 và các sổ chi tiết, sổ cái của các tài khoản thanh toán có liên quan
Theo quy trình phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp của tài khoản 642 Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
3.5.5 Phương pháp hạch toán kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí nhân viên quản lý (TK 64221)
* Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 3 năm 2013 tại Công ty
Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào Bảng lương tháng 09/2013 và các khoản phải trả khác trong tháng trả cho nhân viên quản lý.
- Kế toán nhập liệu vào phần mềm kế toán theo định khoản
Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào bảng lương và Bảng trích các khoản phải trả theo lương quý 3 năm 2013 (Kế toán Công ty trích các khoản phải trả theo lương tính trên lương cơ bản và phụ cấp chức vụ, không trích trên lương thực trả)
- Kế toán căn cứ vào chứng từ trên và tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo định khoản:
Chi phí đồ dùng văn phòng quản lý (TK 64223)
* Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 03 tại Công ty
Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào hóa đơn số 0075348 ngày 15/07/2013 về chi phí nạp mực in, cáp máy in, cáp quang do Công ty TNHH thiết bị kỹ thuật văn phòng Huy Phương cung cấp Kế toán căn cứ vào hóa đơn và tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo định khoản:
Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 64227)
* Một vài nghiệp vụ kế toán phát sinh chủ yếu tại Công ty:
Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 4277173 ngày 01/09/2013 về cước
Internet phát sinh tháng 08/2013 do Chi nhánh Viettel TP HCM – Tập đoàn viễn thông quân đội (VAT 10%) Kế toán căn cứ vào hóa đơn và tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo định khoản:
Chi phí bằng tiền khác (TK 64228)
* Các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quý 3 năm 2013 tại Công ty:
Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0003395 ngày 01/08/2013 về khoản chi phí ăn uống do Doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ Bến Tàu (VAT 10%).
Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT và tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán theo định khoản:
*Cuối quý 03, kế toán kết chuyển các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp qua tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Sổ 3.4: Sổ cái tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
SỔ CÁI TỔNG HỢP 642- CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
STT CTGS DIỄN GIẢI TKĐƯ SỐ TIỀN NỢ SỐ TIỀN
CÓ Đầu năm Đầu kỳ
1 CHI Tiền mặt Việt Nam 111 73.479.166
2 NGH Tiền gửi ngân hàng tiền Việt Nam 1121 77.597.390
3 NGH Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ 1122 63.225
5 KCK Hao mòn TSCĐ hữu hình 2141 102.431.316
6 CNO Phải trả cho người bán ngắn hạn 3311 160.177.406
7 TH1 Lương phải trả cho CNV 3341 195.418.255
8 TH1 Các khoản TT khác cho CNV 3342 41.700.000
9 TH1 Các khoản trích theo lương 338 5.223.300
10 KCT Xác định kết quả kinh doanh 9111 661.503.013
SVTT: Nguyễn Hiền Thương Page 56
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
3.6.1 Khái niệm về chi phí thuế TNDN hiện hành tại Công ty
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Công ty là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Sau khi xác định được lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì kế toán tiến hành tính số thuế TNDN hiện hành phải nộp trong năm để thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Khi xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm thì kế toán Công ty sử dụng tài khoản:
TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Cuối kỳ, sau khi thực hiện kết chuyển các khoản doanh thu, chi phí sang tài khoản 911 và xác định được lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty trên phần mềm kế toán, kế toán tổng hợp tiến hành thao tác tính thuế TNDN hiện hành, phần mềm ASA sẽ tự động tính ra số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp dựa trên lợi nhuận kế toán trước thuế Cuối cùng, kế toán tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành sang tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty.
3.6.4 Phương pháp hạch toán kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành tại Công ty
* Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành tại Công ty quý 03/2013 :
- Cuối quý, kế toán xác định lợi nhuận kế toán trước thuế theo công thức:
Lợi nhuận trước thuế = (Doanh thu bán hàng + Doanh thu HĐTC) (Giá vốn hàng bán
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí HĐTC)
Lợi nhuận kế toán trước thuế:
- Kế toán tiến hành xác định số thuế TNDN hiện hành tạm nộp theo công thức:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp =
Lợi nhuận kế toán trước thuế x Thuế suất thuế TNDN
Sổ 3.5: Sổ cái tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
SỔ CÁI TỔNG HỢP 821- CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
STT CTGS DIỄN GIẢI TKĐƯ SỐ TIỀN NỢ SỐ TIỀN
CÓ Đầu năm Đầu kỳ
1 TH1 Chi phí thuế TNDN phải nộp 3334 486.774.807
2 KCT Kết chuyển chi phí thuế TNDN 911 486.774.807
3.7 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
3.7.1 Khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ và kết quả hoạt động tài chính.
Sau khi một kỳ kế toán, thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty là rất cần thiết Dựa vào đó, Công ty mới có thể kiểm tra được chi phí, doanh thu và tình hình hoạt động của mình như thế nào để từ đó khắc phục những điểm yếu và phát huy thế mạnh của Công ty.
Khi xác định kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán Công ty sử dụng tài khoản sau:
- TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
- TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối
Cuối kỳ, kế toán tổng hợp sẽ tiến hành kết chuyển các khoản chi phí, doanh thu phát sinh trong kỳ trên phần mềm kế toán sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh Sau khi xác định được lãi (lỗ), kế toán thực hiện kết chuyển sang tài khoản 421.
3.7.4 Phương pháp hạch toán kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty
* Kế toán xác định kết quả kinh doanh quý 03
+ Kế toán kết chuyển doanh thu thuần (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) theo định khoản:
Cuối kỳ Phát sinh Cộng lũy kế năm
+ Kế toán kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán sang tài khoản 911 theo định khoản:
+ Kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang tài khoản 911 theo định khoản:
+ Kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911 theo định khoản:
+ Kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh:
+ Lợi nhuận sau thuế của Công ty là:
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tài khoản 911 của Công ty quý 03 năm 2013
Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu cung cấp dịch vụ
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Kết chuyển lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN
Sổ 3.7: Sổ cái tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh
SỔ CÁI TỔNG HỢP 911- Xác định kết quả kinh doanh
STT CT GS DIỄN GIẢI TKĐƯ SỐ TIỀN NỢ SỐ TIỀN CÓ Đầu năm Đầu kỳ
1 KCT Lợi nhuận năm nay 42121 1.947.099.228
2 KCT Doanh thu cung cấp dịch vụ 5113 5.428.020.803
3 KCT Lãi tiền gửi ngân hàng 5151 636.079
4 KCT Giá vốn hàng bán 6322 2.333.279.834
5 KCT Chi phí nhân viên quản lý (QLDN) 64221 242.341.553
6 KCT Chi phí đồ dùng văn phòng
7 KCT Chi phí khấu hao TSCĐ (QLDN) 64224 102.431.317
8 KCT Chi phí dịch vụ mua ngoài (QLDN) 64227 120.715.783
9 KCT Chi phí bằng tiền khác (QLDN) 64228 144.976.983
10 KCT Chi phí thuế TNDN hiện hành 8211 486.774.807
Phát sinhCộng lũy kế nămCuối kỳ
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TỪ NGÀY: 01-07-2013 ĐẾN NGÀY: 30-09-2013 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Năm nay Năm trước
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 5.428.020.803
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 -
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) 10 5.428.020.803
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 20 3.094.740.969
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 636.079
-Trong đó: Chi phí lãi vay 23 -
8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 661.503.013
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 486.774.807
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Nhận xét về các khoản doanh thu và chi phí của Công ty trong quý 3/2013
Qua những số liệu được trình bày trong bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 3/2013 của Công ty như ở trên, em có một số nhận xét về tỷ lệ các loại doanh thu và chi phí của Công ty như sau:
Những con số trên đã cho ta biết được doanh thu trong quý 3 của Công ty chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu Đây cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh giống Công ty Qua đây ta thấy Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ, có những chính sách bán hàng sao cho thu hút được nhiều khách hàng và giữ chân khách hàng
Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty trong quý 3/2013 đều là doanh thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, các doanh thu tài chính khác không phát sinh trong tháng
3.8.2 Về chi phí Để gia tăng lợi nhuận thì Công ty không chỉ cần có biện pháp nâng cao doanh thu mà đồng thời với đó là phải thực hiện các biện pháp để tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất Điều này đòi hỏi Công ty phải có những chính sách phù hợp với thực tế hiện nay
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 trình bày tình hình thực hiện công tác kế toán tại Công ty, đặc biệt là công tác kế doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh; đi sâu vào phân tích đặc điểm hạch toán từng tài khoản như: khái niệm về từng tài khoản, cách thức luân chuyển chứng từ, cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế trong Q3/2013 tạiCông ty Đồng thời, chương này cũng đánh giá một cách khách quan tình hình hoạt động kinh doanh trong Q3/2013 để từ đó có những nhận xét chung và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty ở chương 4.
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Nhận xét
4.1.1 Về tình hình kinh doanh
Qua những phân tích ở chương 3 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong quý 3 năm 2013 chưa đạt được mức lợi nhuận mà công ty đề ra Xảy ra tình trạng này là do tác động của cả ngoại cảnh lẫn chính sách quản lý của Công ty. Tuy nhiên đây cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển, Công ty còn gặp khó khăn do phải đối mặt với “cơn bão giá” đến từ suy thoái kinh tế Mất đối tác, huỷ hợp đồng, doanh thu lợi nhuận giảm sút là những thiệt hại dễ nhận thấy ở các doanh nghiệp này.
4.1.2 Về công tác kế toán tại Công ty
Tuy thành lập cách đây không lâu nhưng nhìn chung Công ty cũng đã thu được những thành quả đáng kể trong những năm gần đây Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, công việc kinh doanh của Công ty không ngừng được cải thiện Công ty đã có những chính sách quản lý phù hợp để giảm bớt tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế Cùng với công tác quản lý thì công tác kế toán cũng không ngừng được củng cố và cải thiện Đội ngũ kế toán của Công ty cũng được trẻ hoá, năng động thích ứng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ Kế toán đã phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh doanh của Công ty.
Qua tìm hiểu sơ bộ về công tác kế toán tại Công ty TNHH vận chuyển Văn Huệ Khoa, em nhận thấy một số ưu điểm và nhược điểm chủ yếu sau đây:
- Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty đã xây dựng bộ máy kế toán gọn nhẹ, tổ chức tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, được phân công nhiệm vụ rõ ràng Mỗi nhân viên trong phòng kế toán được phân một nhiệm vụ, từng mảng công việc rõ ràng, điều này giúp giảm sự chồng chéo công việc và công tác kế toán cũng hiệu quả hơn rất nhiều
- Về hình thức sổ kế toán: Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, dựa trên hệ thống sổ của hình thức Chứng từ - Ghi sổ Công tác kế toán được thực hiện bằng máy tính nên gần như toàn bộ sổ sách của công ty được lưu trữ trên máy tính Vì vậy, khối lượng công việc tính toán được giảm bớt rất nhiều, giúp cho kế toán lập các báo cáo tài chính nhanh chóng, thuận tiện và chính xác, đáp ứng việc ra quyết định của nhà quản trị, nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại Công ty. Các nhân viên kế toán chỉ cần nhập chứng từ gốc vào máy, theo chương trình đã được cài đặt sẵn trong máy, số liệu sẽ được cập nhật vào các sổ sách liên quan một cách nhanh chóng và chính xác Hệ thống sổ sách của Công ty khá đơn giản và gọn nhẹ, thuận lợi trong việc kiểm tra, đối chiếu khi có sai sót xảy ra Ngoài ra, để bảo toàn dữ liệu, cuối kỳ kế toán công ty còn cho in từ máy tính các loại sổ sách để lưu trữ số liệu song song cùng máy tính.
- Về chứng từ luân chuyển: Công ty sử dụng nhiều loại chứng từ khác nhau theo chế độ quy định để phục vụ cho việc hạch toán được rõ ràng, chính xác, từ đó nâng cao tính kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ công ty Kế toán thực hiện rất nghiêm ngặt việc lập và luân chuyển chứng từ theo đúng quy định để đảm bảo tính khách quan và tuân thủ của chứng từ Chứng từ được lưu trữ một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và bảo quản Tuy nhiên, hệ thống sổ sách của Công ty cũng chưa đầy đủ theo quy định: Mặc dù sử dụng hình thức kế toán là Chứng từ- Ghi sổ nhưng Công ty không lập Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ thay vào đó là bảng kê chứng từ ghi sổ. Mặt khác, trong quá trình nhập chứng từ vào máy, các nhân viên kế toán còn bỏ sót hoặc nhập trùng lặp một số nghiệp vụ Ngoài ra họ còn gặp khó khăn trong vấn đề xử lý trên phần mềm kế toán.
- Về hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản mà công ty áp dụng là theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC, tuân thủ theo đúng như chế độ nhà nước ban hành Kế toán hạch toán đúng theo như nội dung của tài khoản Công ty còn áp dụng linh hoạt các tài khoản phù hợp với đặc điểm của công ty để đảm bảo tính chính xác của thông tin mà vẫn tuân thủ theo chế độ.
- Về hệ thống báo cáo kế toán của Công ty: được phân thành 2 loại: hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trị Trong đó, hệ thống báo cáo kế toán tài chính được Công ty xây dựng đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm tra hoạt động SXKD của đơn vị cũng như của cơ quan quản lý Nhà nước Hệ thống báo cáo kế toán quản trị củaCông ty được xây dựng nhằm mục đích cung cấp thông tin làm cơ sở để các nhà quản trị đề ra những chính sách kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ và giai đoạn cụ thể,đồng thời có những quyết định kinh doanh kịp thời và chính xác nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty trong tương lai.
Đánh giá về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công
Kế toán tiêu thụ và xác định KQKD là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán của các doanh nghiệp, bởi nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của bản thân các doanh nghiệp đó Nhận thức được vai trò quan trọng này, Công ty TNHH vận chuyển Văn Huệ Khoa luôn tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán nói chung, công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng Cụ thể:
- Công tác kế toán tiêu thụ và xác định KQKD tại Công ty tương đối phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và đặc điểm kinh doanh của đơn vị.
- Công tác hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty đảm bảo được ghi chép, phản ánh đầy đủ trên các sổ sách, từ đó giúp cho việc xác định kết quả kinh doanh tại Công ty được thực hiện nhanh chóng và chính xác.
- Công tác hạch toán tiêu thụ được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu ký kết hợp đồng cho tới khi thanh lý hợp đồng và hạch toán doanh thu, giá vốn Việc tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên và đầy đủ, cuối kỳ được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
- Việc luân chuyển chứng từ trong quá trình tiêu thụ hàng hóa được thực hiện theo một quy trình khá chặt chẽ và rõ ràng, hạn chế được những mất mát có thể xảy ra.
- Công ty sử dụng ít các tài khoản chi tiết cấp 2, điều này giúp cho công tác kế toán được đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính chất phù hợp và chính xác.
- Sau mỗi lần thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ, kế toán căn cứ vào phiếu báo giá của nhà cung cấp, hóa đơn GTGT để phản ánh đầy đủ vào sổ chi tiết bán hàng, sổ theo dõi tình hình công nợ khách hàng, sổ cái các tài khoản liên quan Điều này thuận tiện trong công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu, từ đó giúp cho các nhân viên kế toán hạch toán chính xác kết quả hoạt động kinh doanh.
- Công ty chủ yếu sử dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng là chủ yếu Điều này giúp cho công tác kế toán được nhanh và gọn nhẹ hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục sửa đổi, cụ thể như sau:
- Do đặc điểm kinh doanh của Công ty có một số khách hàng trả chậm với số lượng tiền khá lớn nên việc thu hồi nợ còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro Nhưng Công ty không tiến hành trích khoản dự phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn vốn và xác định kết quả kinh doanh của Công ty.
- Phần mềm kế toán ASA mà Công ty đang sử dụng tuy phù hợp với những công ty nhỏ và vừa nhưng nó cũng có nhiều hạn chế như giao diện không dễ nhìn, không phân ra các phân hệ kế toán cụ thể, đôi khi cũng có nhiều lỗi làm cho kế toán Công ty gặp rắc rối trong vấn đề xử lý trên phần mềm kế toán Ngoài ra, phần mềm này chưa có tính năng hỗ trợ kê khai thuế qua mạng Quá trình kê khai thuế kế toán khá rắc rối và phải làm nhiều công đoạn: xuất số liệu từ các bảng kê trong phần mềm ra excell, sau đó kế toán lại phải nhập số liệu này vào phần mềm hỗ trợ kê khai thuế
- Các chi phí của Công ty trong quý lớn, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp,các khoản chi cho khách hàng lớn.