Đối với hoạt động du lịch, người phục vụ du lịch thông qua giao tiếp có thể hiểu được sở thích, nhu cầu của du khách, từ đó cung ứng các sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp; Nhà quản lý du
Trang 1
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
SINH VIÊN THỰC HIỆN :
1 Lê Thị Thanh Tiền MSSV:
2 Nguyén Thi Lan Trinh MSSV: 2021001072
3 Doan Thi Thuy Tién MSSV:
4 Phạm Thị Hồng Thắm MSSV:
5 Pham Dang Khoa MSSV:
TAM LY DU KHACH HAN QUOC DEN VIET NAM
VA GIAI PHAP GIAO TIEP, PHUC VU HIEU QUA
GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: Vũ Thu Hiền
Trang 2
| HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2021 - 2022 |
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA DU LỊCH
BẢO CÁO TIỂU LUẬN THI KET THUC HOC PHAN
TAM LY DU KHACH HAN QUOC DEN VIET NAM
VA GIAI PHAP GIAO TIEP, PHUC VU HIEU QUA
GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: Vũ Thu Hiền
Trang 3MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Mức độ Stt Ho va tén Ky tén
Trang 4PHIẾU NHẬN Xš8AT VÀ CH&ẬM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm chấm:
Điểm làm trịn: Điểm chữ
Ngày tháng
Trang 5GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN
MỤC LỤC
Trang 6Australia, Ấn Độ, Singapore
Chính vì thế nhóm em chọn đề tài “Tâm lý khách du lịch Hàn
Quốc đến Việt Nam và giải pháp giao tiếp, phục vụ hiệu quả”
Tìm hiểu nhu cầu, sở thích, thoái quen tiêu dùng, trạng thái tâm lý của
du khách để có thể tạo ra các sản phẩm du lịch thỏa mãn sự mong chờ của họ Tìm ra được tính cách đặc trưng của nhóm du khách Hàn Quốc
để đề ra giải pháp thu hút thêm đối tượng du khách Hàn Quốc mới và những khách du lịch Hàn Quốc đã từng đến thăm Việt Nam quay trở lại tham quan
2 Mục đích nghiên cứu
Khái quát các lý thuyết cơ bản về tâm lý khách du lịch và giao tiếp
du lịch Từ đó nghiên cứu, phân tích tâm lý của khách du lịch Hàn Quốc khi đến Việt Nam, sau đó đưa ra những đánh giá, giải pháp giao tiếp hiệu quả đối với du khách người Hàn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- _ Đối tượng: khách du lịch Hàn Quốc
- _ Phạm vi nghiên cứu: tâm lý của khách du lịch Hàn Quốc khi đến Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 7- _ Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ sách, báo, trang tìm kiếm google.com và các công trình nghiên cứu trước đó
- Phương pháp lịch sử: Thông qua những tài liệu đã được thu thập của những nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài, từ đó nâng cao theo nội dung của
đề tai dé đáp ứng đúng yêu cầu nghiên cứu
5 Bồ cục bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo mục lục, phần nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
- Chương l: Cơ sở lý luận về tâm lý khách du lịch Hàn Quốc và giao tiếp du
lịch
- _ Chương 3: Giải pháp giao tiếp hiệu quả với khách du lịch Hàn Quốc
Trang 8Tâm lý là hiện tượng chủ quan về hình ảnh thế giới khách quan trong đầu óc con người, có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bởi hoạt động sống trong từng người
và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội
Tâm lý được coi là thế giới nội tâm hay “lòng người”
Tâm lý là hiện tượng có thật, nó được nghiên cứu bằng nhiều phương pháp
Tâm lý là đối tượng của tâm lý học
Khách du lịch
Chúng ta có thể hiểu “khách du lịch" là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến nơi có điều kiện để nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe; tham quan, văn cảnh, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức cái mới lạ hoặc kết hợp nghỉ ngơi với việc hội họp, kinh doanh, nghiên cứu khoa học,
Tại Hội nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) diễn ra vào tháng
9 - 1968, đã chính thức xác định:
- “Khách du lịch” là những người lưu lại một đêm tại nơi không phải là nhà mình
và với mục đích chính của sự đi chuyền không nhằm kiếm tiền
- “Khách du lịch quốc tế” bao gồm: những người hành trình ra nước ngoài với mục đích thăm vieng người thân, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham gia các hội nghị,
Trang 9hội thảo quốc tế, ngoại giao, thẻ thao, thực hiện công vụ (ký kết hợp đồng mua bán, thăm dò thị trường ), những người đi trên các chuyên tàu biển vượt đại dương
Có hai loại: khách du lịch và khách tham quan Sự khác biệt giữa khách du lịch và khách tham quan là khách tham quan không lưu lại qua đêm ở nơi đến du lịch
Giao tiếp và giao tiếp du lịch
Giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa người với người, thông qua đó
để trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, về trì giác lẫn nhau, ảnh
hưởng tác động qua lại lẫn nhau
Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định
Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như: trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp trị giác và tìm hiểu người khác Tương ứng với các yếu tố này thì giao tiếp có 3 khía cạnh (thành tố): giao lưu, tác động qua lại và tri giác:
- Khia canh giao luu cua giao tiép là việc tìm hiểu những đặc điểm đặc thù của hoạt quá trình trao đổi thông tin giữa hai bên giao tiếp với nhau đề biết được mục
đích và ý định của nhau
- _ Khía cạnh tác động qua lại lẫn nhau là hành động hợp tác hay cạnh tranh, đồng tình hay xung đột Điều kiện để đảm bảo sự tác động qua lại có hiệu quả là ngôn ngữ thông nhất cùng hiểu biết về tình huồng và hoàn cảnh giao tiếp
- Khia canh tri giác của giao tiếp là quá trình hình thành hình ảnh về người khác, xác định được phẩm chất tâm lý và đặc điểm hành vi của người đó (thông qua
các biểu hiện bề ngoài)
Giao tiếp du lịch
Là quá trình tiếp xúc và trao đổi thông tin về nhận thức, xúc cảm, tình cảm, về sự hiểu biết và tác động qua lại giữa con người với con
Trang 10người trong hoạt động du lịch, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động chúng ta thúc tiếp này
Giao tiếp du lịch là quá trình truyền đạt, trao đổi thông tin (về con người, sản phẩm, dịch vụ hoặc kế hoạch) giữa chủ thể và khách thể nhằm mục đích nào đó Trong giao tiếp du lịch bao giờ cũng xảy ra quá trình nhận thức và hiểu biết lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể giao tiếp Thông qua nhận thức cảm giác và tri giác, chủ thể và khách thể nhận thức lẫn nhau, tác động qua lại, phối hợp, chia sẻ để hoạt động đạt hiệu quả hơn Đối với hoạt động du lịch, người phục vụ du lịch
thông qua giao tiếp có thể hiểu được sở thích, nhu cầu của du khách, từ
đó cung ứng các sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp; Nhà quản lý du lịch thông qua giao tiếp để nắm bắt tâm tư, tình cảm và sự thỏa mãn hay không thỏa mãn của du khách và nhân viên, từ đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đặt ra Đối với
du khách, thông qua giao tiếp để có thể nhận được các thông tin từ doanh nghiệp, giúp hiểu biết doanh nghiệp, lựa chọn dịch vụ phù hợp
và có lộ trình chuyến đi tốt hơn
Tâm lý khách du lịch Hàn Quốc
Khái quát về đất nước Hàn Quốc
Hàn Quốc có tên chính thức hiện nay là Đại Hàn Dân Quốc Người
ta còn thường gọi Hàn Quốc với các tên khác như Đại Hàn, Nam Hàn hay Nam Triều Tiên Hàn Quốc tên tiếng Anh chính thức la Republic of Korea Tuy nhiên, nếu dịch theo cách “word by word” (phương thức dịch thuật) thì là South Korea
- Thu dé cua Han Quoc là: Seoul
- Dién tich Han Quéc: 99.392 km2
- Dân số: khoảng 51,33 triệu người
- Tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo Tin lành, Nho giáo,
- _ TỈ giá đồng won:1 KRW = 17,9 VND (07/2021)
Vi tri dia ly
Trang 11Hàn Quốc nằm ở khu vực Đông Á, trên nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía đông châu Á Quốc gia duy nhất có biên giới đất liền với Hàn Quốc là Bắc Triều Tiên, nằm ở phía bắc với 238km Hàn Quốc chủ yếu được biển bao quanh và có 2,413km đường bờ biển dọc theo ba biển; phía tây là biển Hoàng Hải (biển Tây), phía nam là biển Hoa Đông và phía đông là biển Nhật Bản (được gọi là "biển Đông" ở Hàn
Quốc)
Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000
km từ bắc tới nam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản Ngoài bán đảo này
là chính, Hàn Quốc còn có hơm 3000 đảo nhỏ
Đất nước có diện tích 99.392 km2, là đất nước đứng thứ 108 trên thế giới về diện tích Được chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng đồng bằng duyên hải ở phía Nam và Tây, còn vùng núi nằm ở phía Đông và chiếm khoảng 70% diện tích cả nước Không những thế, Hàn Quốc còn có bãi bồi ven biển lớn thứ 2 thế giới đó là: Bãi bồi ven biển Seomangeum
Khí hậu Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm trong vùng khí hậu ôn đới và phân hóa thành bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt Mùa xuân và mùa thu tương đối ngắn, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh khô thỉnh thoảng có tuyết rơi Nhiệt độ thay đổi theo từng vùng Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 8) tại Hàn Quốc là 27 độ C tháng lạnh nhất (tháng 1) - 8 độ
C Người dân Hàn Quốc thích nhất là mùa thu vì mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm với không khí mát mẻ, bầu trời trong xanh đồng thời đó
còn là mùa thu hoạch sản phẩm nông nghiệp và mùa của lễ hội dân
gian
- Mùa xuân (từ tháng 3 - tháng 5): thời tiết mát mẻ, êm dịu, cây cối đâm chồi nảy lộc
Trang 12-_ Mùa hạ (từ tháng 6 - tháng 8): nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình 25
độ C Tháng 8 là tháng nóng nhất
- _ Mùa thu (từ tháng 9 - tháng 11): không khí thoáng mát, dễ chịu, ban đêm se lạnh Mùa này rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời
- Mua dong (từ tháng 12 - tháng 2): thời tiết rất lạnh, có tuyết rơi nhiều Tháng 1 là tháng lạnh nhất
Cảnh quan thiên nhiên
Đất nước Hàn Quốc xinh đẹp với vô vàn cảnh quan thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa nên thơ Phong cảnh Hàn Quốc mùa xuân được bao trùm bởi sắc màu của hoa anh đào, hoa đỗ quyên, hoa cải vàng
Đến Hàn Quốc mùa hè, bạn có thể đi ngắm những dãy núi xanh thơ mộng, nghỉ mát tại những bãi biển xanh, cát trắng, nắng vàng
Khi đất trời ngập tràn màu vàng, màu đỏ, đấy là lúc báo hiệu mùa thu đã về
Phong cảnh Hàn Quốc mùa đông là màu trắng xóa của tuyết với những trò chơi vô cùng thú vị như trượt tuyết, lướt ván tuyết
Sự phát triển kinh tế ở Hàn Quốc
Nền kinh tế lớn thứ 4 ở khu vực châu Á, Thu nhập bình quân đầu
người đạt mức 30,644 nghìn USD/người theo danh nghĩa hoặc 44,292 nghìn USD/người theo sức mua, lần lượt xếp hạng 26 và 24 thế giới (2020), hạng 9 về nhập khẩu (2019) Thủ đô Seoul là nơi đặt trụ sở chính của 14 công ty được xếp hạng trong danh sách Fortune Global
500 (top những doanh nghiệp lớn nhất trên quy mô toàn cầu)
Sự tăng trưởng kinh tế địa phương rất nhanh chóng trong 30 năm trở lại đây đã kéo theo sự gia tăng của các phương tiện giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông: đường xá, cầu Mạng lưới tàu điện ngầm ở Seoul lớn thứ 8 trong số các nước có hệ thống tàu điện ngầm trên thế giới Nó chuyên trở đến 4,4 triệu lượt khách mỗi ngày, 8 tuyến
đường kéo dài tổng số 219,1km
Trang 13Ngày càng nhiều nhà cao tầng, khu dân cư mới mọc lên ở thủ đô Seoul, tốc độ đô thị hoá hiện nay ở Hàn Quốc là rất nhanh so với nhiều nước Châu Á khác Thủ đô Seoul là trung tâm các công ty, tập đoàn, khu vui chơi, mua sắm, thu hút rất nhiều dân cư tập trung cũng như khách du lịch đến thăm quan Hệ thống các nhà máy cơ quan, các doanh nghiệp được xây dựng và trang bị rất hiện đại
Tác phong làm việc của người Hàn Quốc rất nghiêm túc, hiệu quả thể hiện họ đã được đào tạo tốt, sát với những đòi hỏi của thi trường lao động Kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh là nhờ có sự đầu tư đúng hướng vào rất nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn
Văn hóa Hàn Quốc
Văn hóa Hàn Quốc là một biểu hiện rõ nét cho văn hóa phương Đông và mang đậm tư tưởng Nho giáo Con người Hàn Quốc rất coi trọng lễ nghĩa, trật tự trên dưới, sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên
Trang 14Đất nước Hàn Quốc chỉ có duy nhất một dân tộc và tất cả người dân đều sử dụng chung một loại ngôn ngữ và chữ viết Hanbok là trang
> 2 _ P4 = : - `}
phục truyền thông của quốc gia này
Người dân xứ củ sâm luôn tự hào về nền ẩm thực nước nhà Nếu giới thiệu về ẩm thực Hàn Quốc thì chắc chắn món ăn đầu tiên được nhắc đến là kim chi Đây là một món ăn bình dân nhưng lại vô cùng đa năng và đa dạng Bởi vì kim chi có thể ăn kèm với bất cứ món
ăn nào và cho đến ngày này, đã có tới hơn 200 loại kim chỉ khác nhau Khi giới thiệu về kim chi Hàn Quốc, người ta đã dành những từ ngữ hoa mĩ nhất cho nó như biểu tượng Hàn Quốc, đại sứ văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, linh hồn ẩm thực Hàn Quốc, huyền thoại văn hóa Hàn Quốc Điện ảnh, âm nhạc, thời trang của Hàn Quốc không chỉ phát triển tại châu Á mà chúng còn lan tỏa, phủ sóng mạnh mẽ trên khắp thế giới Hàn Quốc có một nền văn hóa đa dạng, bên cạnh việc giữ gìn văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc thì văn hóa Hàn Quốc không ngừng tiếp nhận tỉnh hoa văn hóa của các nước tiến bộ trên hế giới
Trang 15Đặc điểm dễ nhận thấy trong văn hóa Hàn Quốc là có sự đổi khác giữa truyền thống và hiện đại Nét truyền thống trong văn hóa Hàn Quốc mang tính tĩnh lặng, còn màu sắc văn hóa Hàn Quốc ngày nay hiện đại
và năng động Theo dòng chảy thời gian với nhiều biến cố, nhiều bước ngoặt văn hóa Hàn Quốc không ngừng phát triển và thay đổi Ảnh hưởng thời đại len lõi ăn sâu vào tất cả các mặt trong đời sống, không loại trừ văn hóa Do đó, đòi hỏi người tiếp nhận phải đặt vấn đề văn hóa vào bước vận động của xã hội, để có cách nhìn tòan diện hơn, nhìn thấy được những chuyển biến tích cực
cũng như sự “thụt lùi” trong tiến trình phát triển của văn hóa Hàn Quốc Con người Hàn Quốc
Tất cả người Hàn Quốc đều nói chung 1 ngôn ngữ, đây được coi là
nhân tố quyết định trong việc tạo nên bản sắc dân tộc mạnh mẽ của
họ Với những đặc tính riêng về thể chất, người Hàn được coi là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên Vào thế kỷ thứ 7, rất nhiều quốc gia của Bán đảo lần đầu tiên đã được thống nhất dưới thời vương quốc Silla (57 trước công nguyên - 935 sau công nguyên) Sự đồng nhất như vậy đã làm cho người Hàn hầu như không bị vướng vào những vấn đề dân tộc và duy trì được tình đoàn kết vững chắc
Đặc điểm ngoại hình người Hàn Quốc giúp bạn dễ dàng nhận biết
họ là mắt một mí, làn da mịn, gương mặt trẻ con, máy tóc dày, tay chân có ít lông Người Hàn Quốc nóng tính, gia trưởng và đặc biệt coi trọng lễ nghĩa (do chịu ảnh hưởng của Nho giáo) Họ rất dễ gần, cởi mở, năng động, thực tế, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới Một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là người Hàn Quốc thường nói nhiều và nói
to
Cũng giống như Việt Nam, người Hàn Quốc vẫn đề cao cuộc sống gia đình, hiếu nghĩa với tổ tiên, cha mẹ, phục tùng người lãnh đạo Trong bữa ăn, thứ tự chỗ ngồi là không được lẫn Người đàn ông cao
Trang 16tuổi nhất sẽ ngồi ở vị trí trung tâm và là người mời khách hoặc bắt đâu
bữa ăn Mỗi người có bát cơm và bát canh riêng, còn những món khác được đặt chung ra giữa bàn để cùng ăn Phần lớn các món ăn được tẩm rất nhiều gia vị Đặc biệt, người Hàn Quốc rất thích ăn cay, nên ớt là thứ gia vị không thể thiếu trong các món ăn
Họ cũng rất thích đi du lich, ham mộ thể thao, đặc biệt là đi bộ và tennis dần tăng lên
Đặc điểm chung khách du lịch Hàn Quốc
Trong nếp sống hiện đại, người Hàn Quốc Quốc vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc và đề cao giáo dục Luôn đề cao truyền thống hiểu nghĩa với cha mẹ, tổ tiên, thuỷ chung vợ chồng trung thành với bạn, kính trọng thầy, phục tùng lãnh đạo Đây là 5 đúc tính quan trọng nhất trong văn hoá truyền thống Văn hoá Hàn Quốc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật, Khổng Kiến trúc nhà ở giống người Nhật: ngồi trên sàn và không đi giày dép trong nhà
Hâm mộ thể thao Có môn võ Taekwondo nổi tiếng thế giới Thích leo núi, bơi lội, đánh gôn, lướt ván Luôn thể dục thể thao trong thời gian rỗi, đi bộ và tennis là hai môn được ưa chuộng nhất
Thanh niên có xu hướng sống hiện đại, thực tế, năng động, thích giao tiếp, dễ hòa nhập thích nghi với hoàn cảnh mới, thích đi du lịch va tham dự các hoạt động mang tính chất phong trào phù hợp với giới trẻ Khách du lịch Hàn Quốc thích các loại hình du lịch biển, nghỉ ngơi, tìm hiểu văn hóa; thích chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, golf, bóng chày, võ thuật; thích được sống trong bầu không khí vui về với những cuộc tham quan và các hoạt động tập thể; thích ăn các món hải sản, thịt bò, thích các loại gia vị như tỏi, hành, ớt và thường dùng dầu vừng trong chế biến món ăn
Khách du lịch Hàn Quốc thường có xu hướng thích đến thăm quan các di tích lịch sử văn hoá như đình chùa, tham gia các lễ hội truyền
Trang 17thống, thưởng thức các loại hình nghệ thuật đạc sắc của địa phương
Họ cũng đặc biệt quan tâm tới các mặt hàng truyền thống như những
đồ làm từ gỗ, tre, thân cây dừa như: tượng phật, tượng thiếu nữ, một số vật dụng: muỗng, thìa, đũa
® Khâu vị: gần giống Việt Nam
- _ Cơm trắng và cơm độn là món ăn chính, ăn cơm với nhiều mòn tuỳ vùng, tuy mùa
của người Hàn Quốc
- Rau muối nhiều gia vị thường là bắp cải, củ cải hay dưa chuột, rau cần trộn tỏi, gừng, hành, ớt và tép
- Canh là món ăn không thẻ thiếu của bữa ăn Mỗi người có bát cơm canh riêng,
nhưng các món ăn khác được đặt chung như ở Việt Nam Khi ăn dùng thìa và đũa
-_ Gia vị hay ăn cay, do đó ớt là thứ không thể thiếu trong bữa ăn
¢ Tap quan trong giao tiếp:
- _ Người Hàn Quốc dễ gần, giao tiếp cởi mở, thoải mái, thường nói nhiều, nói to Họ thích tranh cãi, luôn thể hiện là những người ham học hỏi, năng động, cần cù, coi trọng đạo đức và yếu tố tỉnh than
-._ Ngón trỏ và ngón cải tạo thành hình tròn: chúc bạn giàu có
-_ Người Hàn Quốc không tự giới thiệu mà chờ người khách giới thiệu
- Một yêu cầu cơ bản trong hội thoại là "kibun" có nghĩa là cảm giác bên trong Người Hàn Quốc không muốn làm ăn với ai đã gây tôn thương tình cảm bên trong
Trang 18Tâm lý khách du lịch Hàn Quốc khi đi du lịch
- _ Người Hàn Quốc luôn giữ bản sắc dân tộc khi đi du lịch Họ là những người sôi
nổi, cởi mở, vui vẻ nhưng lịch sự và có tính tự chủ khá cao
- _ Sử dụng tiếng Hàn khi phục vụ sẽ được người Hàn Quốc yêu thích
- Thich thé loại du lịch biên, nghỉ ngơi, tìm hiểu du lịch văn hóa
- Đi du lịch thường kết hợp với mục đích kinh doanh
- _ Người Hàn Quốc thường sử dụng dịch vụ với mức trung bình khá Họ đã quen với
việc sử dụng các thiết bị hiện đại
- Thích quà lưu niệm truyền thống tại các nước sở tại
Bài học kinh nghiệm khi giao tiếp với khách Hàn Quốc trong kinh doanh du lịc
Đối với nơi lưu trú
© Luu trv tại nhà truyền thống Hanok (Hanokstay)
Hanok là kiểu nhà truyền thống của Hàn Quốc được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo với cấu trúc gỗ, mái nhà lợp ngói Giwa và xây dựng hình khối đá Hầu hết những ngôi nhà Hanok đều được xây dựng trên nền đất có cảnh quan đẹp và theo nguyên tắc Besanimsu (được hiểu là có địa thế tựa sơn hướng thủy) Đặc biệt, cơ chế giữ ấm và làm mát không khí trong nhà là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố môi trường tự nhiên
Trên cơ sở nhà truyền thống Hanok, ngành kinh doanh lưu trú Hàn Quốc phát triển 3 loại hình cơ sở lưu trú mang phong cách Hanok, khác nhau về đặc điểm lịch sử và mức độ tiện nghỉ: nhà Gotaek và Jongtaek, nhà nghỉ phong cách Hanok, và khách sạn truyền thống Hàn Quốc Trong đó, Jongtaek và Gotaek là những ngôi nhà của tư nhân, được xây dựng theo kiểu nhà truyền thống Hanok và được Chính phủ Hàn Quốc công nhận là di sản văn hóa Cả hai đều là những công trình có giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời và được bảo vệ bằng Luật bảo vệ tài sản văn hóa
Trang 19Nhà nghỉ phong cách Hanok không có giá trị lịch sử lâu đời như nhà Gotaek và Jongtaek Tuy nhiên, nhà nghỉ phong cách Hanok được xây dựng trên cơ sở kết hợp kiến trúc truyền thống và hiện đại, bên cạnh đó còn cung cấp những dịch vụ tiện ích cho du khách để trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân bản địa với giá cả phù hợp
Không đơn thuần chỉ cung cấp chỗ ở, nhà Hanokstay còn mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa khác biệt như mặc thử quần
áo Hanbok truyền thống; tham gia tiệc cưới hay lễ trà đạo; tham gia tìm hiểu, chế biến các món ăn Hàn Quốc như Kim chi hay Cơm trộn, thưởng thức rượu truyền thống; tìm hiểu nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc thông qua các hoạt động như làm mặt nạ hay quạt giấy, vẽ tranh dân gian, chơi nhạc cụ truyền thống
Khách sạn truyền thống Hàn Quốc là cơ sở lưu trú theo phong cách Hanok bản địa, nhưng được xây dựng cầu kỳ hơn và bố trí đầy đủ tiện nghỉ nhằm phục vụ mục đích thuần túy thương mại Theo tiêu chuẩn đăng ký kinh doanh loại hình này, bề ngoài khách sạn phải có phong cách Hanok, bên trong có phòng tắm hiện đại, các dịch vụ phục vụ khách phải được sắp xếp có hệ thống Dù là xây dựng phục vụ mục đích kinh doanh thương mại nhưng yếu tố hài hòa với truyền thống luôn được chú ý đề cao, mang lại cho khách cảm giác chân thực về văn hóa truyền thống Hàn Quốc
© Luu tru tại đền chùa (Templestay)
Phật giáo có sự gắn kết sâu sắc với đời sống văn hóa truyền thống
ở Hàn Quốc Templestay là chương trình trải nghiệm văn hóa đặc biệt kết hợp với sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo tại các đền chùa, được thiết
kế với mục đích phục vụ du lịch là chính Chương trình Templestay khuyến khích du khách tìm hiểu đời sống Phật giáo và trải nghiệm văn hóa tín ngưỡng Hàn Quốc theo cách chân thực nhất
Những trải nghiệm cơ bản mà chương trình Templestay cung cấp cho du khách có Thiền (Chamseon), lễ nghi tôn giáo (Yebu) và ăn chay
Trang 20(Balwoo Gongyang) Ngoài ra, còn có các chương trình trải nghiệm khác như: Thư giãn, trải nghiệm văn hóa phật giáo, trải nghiệm sinh thái, trải nghiệm văn hóa truyền thống, trải nghiệm tu hành, trải nghiệm cuộc sống nơi đền chùa và tham dự các sự kiện đặc biệt Du khách có thể lựa chọn trải nghiệm các chương trình khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và nguyện vọng của mình trong thời gian lưu trú tại đền chùa
Ban đầu chương trình Templestay ra đời như là một giải pháp bù đắp sự thiếu hụt cơ sở lưu trú trong thời gian Hàn Quốc đăng cai Cúp bóng đá thế giới (World Cụp 2002) Sau đó, các dự án hợp tác công tư
đã thúc đẩy chương trình Templestay phát triển cả về số lượng và chất
lượng Từ chỗ bắt đâu với 33 đền chùa tham gia hoạt động trong năm
2002 và đến năm 2013 đã tăng lên thành 110 đền chùa Chương trình Templestay đang bùng nổ trở thành một sản phẩm du lịch sáng tạo và trở nên rất hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế, và được đánh giá rất cao trong Báo cáo thường niên năm 2009 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
Đối với ẩm thực
e - Nét đặc trưng trong văn hóa âm thực Hàn Quốc
Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc là sự kết hợp một cách tỉnh tế của các loại thức ăn đa dạng mang đậm chất truyền thống Những món ăn của Hàn Quốc có chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa ẩm thực của Trung Quốc và Nhật Bản nhưng chúng vẫn có mang nét đặc trưng riêng biệt của ẩm thực xứ sở Kim Chi
e - Bữa đời thường trong âm thực Hàn Quốc
Trong mỗi bữa ăn của người Hàn Quốc, sẽ là một sự thiếu sót nếu không có cơm, đây là một điều đặc biệt góp phần tạo nên sự cuốn hút trong ẩm thực Hàn Quốc Người dân nơi đây rất yêu thích gạo, nó không chỉ là món chính trong bữa ăn mà còn là nguyên liệu tạo nên những món bánh tráng miệng ngon tuyệt diệu, thậm chí là trở thành loại rượu nổi tiếng khắp bốn phương
Trang 21Ngoài ra, người bản địa nơi đây thường sử dụng rau củ như một loại nguyên liệu chính cho các món ăn với phương pháp chế biến yêu thích
là xào hoặc nướng và luôn chú trọng để giữ nguyên độ tươi ngon của thực phẩm khi nấu
Bên cạnh đó, yếu tố về khí hậu và địa lý cũng giúp cho ẩm thực Hàn Quốc trở nên phong phú và hấp dẫn thực khách
e Am thực Hàn Quốc đa dạng theo từng mùa
Hàn Quốc có thời tiết mát mẻ quanh năm, đặc điểm đặc trưng của một nước vùng ôn đới Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để chăn nuôi, trồng trọt các loại thực phẩm theo mùa như các loại đậu, rau củ hay hải sản phong phú và đa dạng Bởi vậy, ẩm thực Hàn Quốc trở nên hấp dẫn hơn với những món ăn mùa nào thức nấy vô cùng tươi ngon, chỉnh phục bao trái tim của người yêu ẩm thực
Vào những ngày hè oi bức, người dân Hàn Quốc lại có cơ hội thưởng thức những món có tính hàn như mì lạnh, gà hầm sâm, thịt lươn nướng, kem, bingsu, Trong đó, món gà hầm sâm (Sam-ge-tang) là một món ăn giàu dinh dưỡng, có công dụng giúp xua tan đi những cảm giác mệt mỏi hữu hiệu sau một ngày hè bức bối Gạo nếp, sâm, gà cùng các loại gia vị cần thiết được ninh nhừ cho ra những bát gà tần ngọt bùi, thơm béo ngây ngất ngay từ lần đầu thưởng thức
Đến với mùa thu của Hàn Quốc, khi tiết trời trở nên dễ chịu, mát
mẻ và có chút se lạnh, thực khách lại được thưởng thức những món ăn đặc sản mùa thu như súp cua càng xanh; cua, tôm sống ngâm nước tương; cá mòi nướng hoặc làm sashimi; nấm thông; bánh gạo rượu; chao Jook,
Vào những ngày tuyết của mùa đông, những bát canh nóng ấm, cay nồng lại rất được ưa chuộng Một số món canh đặc trưng nổi bật của ẩm thực Hàn Quốc như canh kim chi đậu hũ, súp xương bò, gà hâm dau,
Trang 22Nét đặc trưng trong ẩm thực Hàn Quốc chính là sự phong phú của món ăn giữa các vùng miền Đến với mỗi vùng khác nhau trên đất nước kim chi, bạn đều được thưởng thức những đặc sản địa phương đa dang
từ nguyên liệu đến mùi vị Để ăn được một đĩa thịt bò nướng bulgogi chuẩn vị, thơm lừng thì bạn cần đến với thành phố Ulsan Còn nếu bạn muốn thưởng thức một chén rượu gạo đúng chuẩn truyền thống thì điểm đến lý tưởng nhất chính là tỉnh Gyeonggi của Hàn Quốc
® - Sự cầu kỳ và các quy tắc trong bàn ăn của người Hàn
Ngoài sự phong phú và đa dạng của các món ăn Hàn Quốc thì cách bày trí và các quy tắc đặc biệt trong bàn ăn cũng góp phần tạo nên văn hóa ẩm thực độc đáo nơi xứ sở Kim Chỉ
Cách bày trí bàn ăn cầu kỳ một cách ấn tượng:
Trong 4m thực Hàn Quốc, việc bày trí bàn ăn rất được chú trọng, các món chính
và món phụ được bày độc lập với nhau Mỗi người trên bàn ăn đều được chuẩn
bi một bộ thìa, đũa và một bát canh riêng cho minh
Bắt kề là bữa sáng hay bữa tối, trên bàn ăn của người Hàn đúng chuẩn thường có
3, 5, 7 hoặc 9 món ăn Chén canh và dụng cụ ăn được đặt ở bên phải bát cơm còn
các món phụ được bày theo hàng ở phía trên Trong đó, các món nóng và món thịt được đặt ở bên phải của bàn ăn, phía bên trái đặt các món lạnh và món liên
quan đến rau, ở giữa bàn ăn là vị trí của các loại nước sốt ăn kèm
Những quy tắc ăn uống khó có thể tìm thấy ở quốc gia khác:
Khi bạn tham dự bàn ăn truyền thống tại đất nước Hàn Quốc, bạn cần phải chú ý
một số những nguyên tắc bất thành văn như:
Bạn cần chú ý vị trí ngồi của mình trong bàn ăn Trên bàn ăn của người Hàn, vị trí ngồi thường được sắp xếp dựa theo địa vi, tudi tác của những người ăn cùng nhau
Trong bữa ăn, mọi người phải đợi người lớn tuổi nhất hoặc có địa vị cao nhất có
mặt nhắc đũa lên ăn trước, rồi bản thân mới bắt đầu ăn
Trước khi ăn, bạn phải nói cảm ơn.
Trang 23- Khi ăn, bạn không được tạo ra tiếng va chạm giữa các dụng cụ ăn, nhai chậm rãi
và không làm rơi vãi đồ ăn ra bàn Tuy nhiên, việc nhai thành tiếng lại là một cách đề biểu sự tôn trọng với người nấu và đồ ăn Người Hàn quan niệm rằng
nhai thành tiếng chứng tỏ món ăn đó rất ngon miệng đối với thực khách
- Irong mâm cơm Hàn, đũa và thìa đảm nhận những vai trò khác nhau, vi vậy bạn nên tránh cầm hai dụng cụ này cùng một lúc
- _ Nếu bạn là hậu bối thì khi uống rượu hoặc trà cùng với người lớn tuổi, bạn cần
phải quay sang một bên để uống Nếu bạn không làm như vậy, bạn có thé bị hiểu
nhằm là khiếm nhã với người lớn
Đối với vận chuyển
Qua phân tích đặc điểm tâm lý, xu hướng đi du lịch của người Hàn Quốc; Căn cứ vào tình hình thực tế số khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam mấy năm trở lại đây - lượng khách luôn đứng trong top 5 khách quốc tế, điều này chứng tỏ Việt Nam đã đáp ứng được phần về chất lượng cũng như sản phẩm du lịch phục vụ khách Hàn Quốc
Về cơ sở hạ tầng du lịch: mấy năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng phục
vụ khách du lịch nói chung phát triển nhanh và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc Vấn đề chất lượng đường xá
và tắc nghẽn giao thông đang đang dần được khắc phục
Về giao thông hàng không, hiện tại mỗi tuần Vietnam Airlines có 26 chuyến bay giữa Hàn Quốc và Việt Nam, cơ bản đáp ứng được nhu cầu hàng không giữa hai nước nhưng giá vé còn đắt
Về việc vận chuyển khách du lịch bằng đường sắt: chất lượng các phương tiện vận chuyển đường sắt ở Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch Hàn Quốc (tốc độ, thời gian, sự tiện lợi, vệ sinh, chất lượng dịch vụ ), do vậy rất ít hoặc hầu như không có khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển này ở Việt Nam
Đối với các dịch vụ khác
Về cung các sản phẩm du lịch: Việt Nam có tiềm năng về các sản phẩm dụ lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, có nhiều điểm tham quan về
Trang 24văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới, thưởng thức đồ
ăn, mua sắm và du lịch biển đã đáp ứng được một phân nhu cầu cho khách Hàn Quốc nhưng chúng ta hiện thiếu nhiều các sản phẩm du lịch đáp ứng từng phân khúc thị trường cho khách du lịch Hàn Quốc như các sản phẩm du lịch gia đình, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, sản phẩm du lịch trăng mật cho người mới kết hôn, sản phẩm du lịch phục
vụ đối tượng khách có nhu cầu lưu trú dài ngày
Ngoài ra, một số sản phẩm, dịch vụ khác cũng được khá nhiều công chúng Hàn Quốc quan tâm là các sản phẩm du lịch biển, du lịch sinh thái, làm đẹp, tiếp xúc và trải nghiệm cuộc sống tại cộng đồng dân
cu
Trang 25THỰC TRẠNG KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC ĐẾN VIỆT NAM
Kinh doanh dụ lịch tại Việt Nam
Sau 35 năm đổi mới đất nước, ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng lớn mạnh
Hạ tầng du lịch được nhà nước, xã hội quan tâm đầu tư Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới Khách du lịch quốc tế, trong nước và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam xác định với nhiều tiềm năng, lợi thế, tới năm 2030 kỳ vọng lớn du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một động lực quan trọng tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và đóng góp cho sự phát triển của đất nước
Những năm gần đây, sự xuất hiện của đại dịch Covid - 19 đã làm gián đoạn tạm thời sự “cất cánh” của du lịch Việt Nam Diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch bệnh
đã được kiểm soát, ngành du lịch cũng dân thích ứng với bối cảnh tình hình mới, đẩy mạnh hoạt động kích cầu, phục hồi du lịch, lữ hành nội địa toàn quốc, từng bước thí điểm mở cửa thị trường quốc tế với Chương trình thí điểm được tiến hành từ cuối năm 2021
Đối với lưu trú
Lưu trú là một trong những hoạt động quan trọng của du lịch Cơ sở lưu trú du lịch là những đơn vị cùng ứng dịch vụ chính của lĩnh vực du lịch: lưu trú và nhiều dịch vụ bổ sung khác, có liên quan trực tiếp đến con người, liên quan đến nhiều ngành nghề Kinh doanh lưu trú du lịch
là hoạt động có điều kiện
Trang 26Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, hệ thống cơ sở lưu trú
du lịch ngày càng được đầu tư, đổi mới theo hướng hiện đại, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu của lượng khách du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là từ khi đất nước đổi mới,
mở cửa nền kinh tế
Loại hình cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam ngày càng phong phú Ngoài khách sạn và nhà nghỉ du lịch là hai loại hình chủ yếu, đã xuất hiện những loại hình: căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, làng du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm
trại du lịch
Sự tăng trưởng của khách du lịch quốc tế và nội địa đã tạo nhu cầu cao về cơ sở lưu trú du lịch, tăng cơ hội cho các nhà đầu tư và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động trong lĩnh vực này
Trong giai đoạn 1990 - 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng
72 lần, từ 250 nghìn lượt lên hơn 18 triệu lượt; khách nội địa tăng 85 lần từ 1 triệu lượt lên 85 triệu lượt Để đáp ứng cho nhu cầu tăng nhanh
về lượng khách trong nước và quốc tế thì hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trong nước cũng ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của dụ khách
Năm 1990, cả nước mới có 350 cơ sở lưu trú du lịch với 16.700 buồng thì đến năm 2019 cả nước đã có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng Như vậy, sau 30 năm đổi mới và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của ngành Du lịch Việt Nam đã tăng 85 lần về số lượng cơ sở lưu trú du lịch và tăng 39 lần
về số lượng buồng
Trang 27từ 4 - 5 sao trên toàn quốc với hơn 100.000 buồng Ở một số điểm du lịch như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc, .đã xuất hiện những khu nghỉ dưỡng sang trọng đẳng cấp hàng đầu thế giới, là điểm đến của những người nổi tiếng có nhu cầu trải nghiệm sản phẩm độc đáo, chất lượng cao Cùng với đó là xu hướng hình thành các quần thể nghỉ dưỡng, giải trí quy mô lớn cung cấp hoàn chỉnh các dịch vụ cho khách
từ ăn, nghỉ, vui chơi giải trí, tham quan, nhằm kéo dài thời gian lưu trú và chỉ tiêu của khách
Đánh giá quá trình phát triển giai đoạn vừa qua, nhận định những
cơ hội và thách thức cũng như tiềm năng, vị thế và triển vọng của Du lịch Việt Nam, dự thảo Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030 sẽ đón 47 triệu lượt và đến năm 2025 đón 32 triệu lượt, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 9 - 11%/năm Với tốc độ tăng trưởng như dự báo, Du lịch Việt Nam sẽ cất cánh và phát triển lên tầm cao mới, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thập kỷ tới
Trang 28Du lịch Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng đặt ra nhu cầu đầu tư vào
cơ sở lưu trú du lịch cần đạt tới không chỉ là mở rộng quy mô gia tăng
số lượng, đa dạng loại hình mà phải tăng cường chất lượng, đẳng cấp Theo đó, đến năm 2025, cả nước cần có 950.000 đến 1.050.000 buồng lưu trú du lịch và đến năm 2030 cần có 1.300.000 đến 1.450.000 buồng; tốc độ tăng trưởng bình quân 8,2 - 8,5% đến năm 2020; 7,8 - 8,0% giai đoạn 2020 - 2025 và 7 - 7,5% giai đoạn 2025 - 2030 Đối với ẩm thực
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời có thiên nhiên tươi đẹp và sản vật phong phú Từ lâu đã trở thành điểm dừng chân yêu thích của du khách muôn phương Không chỉ là một đất nước có “rừng vàng, biển bạc”, Việt Nam còn là một đất nước có văn hóa ẩm thực độc đáo, phong phú riêng mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng, từng miền nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung Ẩm thực luôn là yếu tố gắn liền với yếu tố con người trong đời sống cũng như trong quá trình du lịch Là điều kiện cần, là yếu tố quan trọng trong mỗi chuyến đi Vì vậy, ẩm thực được xem như là một lời mời hấp dẫn, là cánh cửa đầu tiên mở ra trước mắt để du khách có thể hiểu được đất nước, con người và văn hóa truyền thống của Việt Nam
Ẩm thực là một trong những phần không thể thiếu của một nền văn hoá Đối với văn hoá ẩm thực Việt Nam cũng vậy, những món ăn đều được truyền từ thế hệ này cho đến thế hệ khác Giữ gìn phát huy những món ăn truyền thống là một trong những phương pháp bảo tồn văn hoá ẩm thực Việt Nam
Do đất nước được chia ra thành ba miền, nên ẩm thực Việt Nam từ
đó cũng được chia theo vùng miền: Bắc - Trung - Nam cũng tạo ra những nét đặc trưng riêng Văn hoá ẩm thực khác nhau cũng đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong ẩm thực Việt Nam Mỗi một vùng miền sẽ có một khẩu vị cho vào món ăn khác nhau, cách chế biến, tên gọi của món ăn từ đó cũng sẽ khác
Trang 29Mỗi một lần nhắc về văn hoá ẩm thực Việt Nam thì nó lại là chủ đề luôn được thảo luận một cách sôi nổi Không chỉ dừng lại ở những món
ăn, công thức chế biến và những nguyên liệu thực phẩm mà hơn hết nó còn chứa đựng một nét văn hoá tự nhiên được hình thành trong cuộc sống Những món ăn Việt Nam đều được hài hoà về màu sắc cho đến hương vị khiến cho tổng thể món ăn hợp lý, tăng thêm phần hấp dẫn khó lòng cưỡng lại, đặc biệt nhất là đối với những người du lịch Việt
Ngày nay, nhiều món ăn của Việt Nam như phở, nem, bún chả đã trở nên nổi tiếng thế giới và ẩm thực đã trở thành một công cụ hữu hiệu
để xây dựng và hình thành thương hiệu Việt Nam Phillip Kotler, cha đề của marketing hiện đại đã phát biểu: “Nếu Trung Quốc là công xưởng của thế giới, Ấn Độ là văn phòng của thế giới thì Việt Nam hãy là nhà bếp của thế giới”
Nhiều nguyên thủ các nước khi đến Việt Nam đã lựa chọn những món ăn để khám phá và làm điểm nhấn cho chuyến đi của mình như
Trang 30cựu tổng thống Mỹ Barack Obama khi đến thăm Việt Nam năm 2016 đã chọn bún chả để thưởng thức giống như khi ông chọn sushi để ăn khi đến thăm Nhật Bản năm 2014, Thủ tướng Canada Justin Trudeau thưởng thức cà phê vỉa hè của Việt Nam khi ông đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 hoặc cựu Thủ tướng Úc Malcolm Tumbull đã tự ra phố thưởng thức bánh mỳ vỉa hè tại Đà Nẵng trong dịp dự hội nghị APEC năm 2017
Nhiều đầu bếp tầm cỡ thế giới như bếp trưởng người Anh Gordon Ramsay; cố đầu bếp nổi tiếng người Mỹ Anthony Bourdain; đầu bếp người New Zealand Bobby Chinn (Đại sứ Du lịch Việt Nam tại châu Âu,
từ năm 2014- 2017), đã làm nhiều việc thiết thực nhằm quảng bá ẩm thực Việt Nam
Cuối tháng 8/2020, Liên minh Kỷ lục Thế giới - WorldKings chính thức có văn bản thông báo đến Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings về việc công nhận 5 kỷ lục thế giới đầu tiên trong lĩnh vực ẩm thực của Việt Nam Với sự đề cử của VietKings, ngày 5/10/2021, Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (World Record association - WRA) chính thúc thông qua 5 kỷ lục thế giới về ẩm thực đặc sản này của Việt Nam Đó là các kỷ lục: Việt Nam - đất nước sở hữu nhiều món sợi và nước hấp dẫn nhất thế giới; Việt Nam - đất nước có nhiều món mắm và các món ăn chế biến từ mắm với hương vị đặc trưng nhất thế giới; Việt Nam - đất nước có nhiều món bánh làm từ bột gạo hấp dẫn nhất thế giới; Việt Nam - đất nước sở hữu nhiều món cuốn nhất thế giới và Việt Nam - đất nước sở hữu món ăn làm từ hoa nhất thế giới
Việt Nam đã hai lần được trao danh hiệu “Điểm đến ẩm thực hàng
đầu châu Á” năm 2019 - 2020 của Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA)
Đây là sự ghi nhận của du khách quốc tế, các chuyên gia hàng đầu về
sự ngon, lành và phong phú của ẩm thực Việt Nam không chỉ trong phát triển du lịch mà còn văn hóa Việt Nam Sự công nhận điểm đến
ẩm thực hàng đầu châu Á là bước đệm để ẩm thực Việt tiếp tục quảng
Trang 31bá mạnh hơn nữa ra thế giới, giới thiệu sự đa dạng trong phong cách
ẩm thực bản địa
Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã nhận định nơi nào có dịch vụ ăn uống đặc sắc nơi đó có dấu ấn tốt với du khách, qua đó tạo niềm tin và giúp họ thỏa mãn nhu cầu khám phá nghệ thuật
ẩm thực, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chỉ tiêu bình quân và tạo nguồn thu cho địa phương
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Trùng Khánh cho biết thời gian qua, các di sản văn hóa và
ẩm thực của Việt Nam đã làm tốt vai trò của một đại sứ du lịch, góp phần thu hút hàng triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam Và du lịch cũng làm các giá trị di sản văn hóa và ẩm thực Việt Nam được tôn vinh
và tỏa sáng Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận nhất
Bên cạnh đó, với sự phong phú, đa dạng, hài hòa và tinh tế, ẩm thực Việt Nam được coi là di sản văn hóa, là tài nguyên du lịch quý giá
Vì lẽ đó mà ẩm thực Việt Nam nói chung là một sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế Các hoạt động xúc tiến
du lịch Việt Nam thời gian qua luôn gắn liền với việc quảng bá văn hóa,
ẩm thực khắp các vùng miền của cả nước
Không chỉ khách nước ngoài mà du khách nội địa rất yêu thích những trải nghiệm liên quan đến du lịch ẩm thực Do đó, các đơn vị lữ hành đều chú trọng tạo ra sản phẩm mang đến trải nghiệm chân thực nhất cho du khách như tham gia hội chợ, lễ hội ẩm thực truyền thống ở nhiều vùng miền, làng quê, trang trại hay thậm chí tham gia các lớp nấu ăn, tour du lịch chuyên ẩm thực để khám phá trọn vẹn các món ngon Việt Nam
Bên cạnh đó, ẩm thực đường phố được du khách ưa chuộng bởi nó gắn liền với cuộc sống của người Việt Nam, dù đi bất cứ đâu cũng có
Trang 32thể thấy những hàng quán vỉa hè, hàng rong với đồ ăn ngon, rẻ, nhất là
khi đến với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế, Hội
An, Hải Phòng, Tây Ninh,
Du khách khi đi du lịch ở mỗi địa phương lại có những trải nghiệm
ẩm khác nhau do mỗi nơi lại có sự khác nhau về cách chọn nguyên liệu, chế biến đến cách thưởng thức, nhất là với các nước chấm đặc trưng Nhiều món ăn còn gắn liền với những câu truyện dân gian, truyền thuyết hoặc dấu mốc gắn với lịch sử
Để phát triển hơn nữa giá trị của di sản văn hóa và ẩm thực, nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa nhằm phát triển thương hiệu quốc gia về
du lịch văn hóa, cụ thể hóa Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
Đề án hướng tới việc định vị thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam dựa trên giá trị văn hóa đặc sắc Việt Nam, tập trung di sản và ẩm thực, qua
đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao; đến năm 2030, du lịch văn hóa chiếm 20 - 25% trong tổng số khoảng 130 tỷ USD tổng thu từ khách du lịch
Đề án cũng hướng tới việc khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp gắn kết du lịch với các ngành công nghiệp văn hóa; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực
va di san
Đối với vận chuyển
Dấu ấn của sự phát triển của vận tải du lịch phải kể tới lĩnh vực hàng không Thời gian qua, hoạt động vận tải hàng không hết sức sôi động với sự tham gia của nhiều hãng hàng không quốc tế, nội địa mở rộng các đường bay có số lượng và quy mô máy bay, hạ tầng cảng hàng không Qua đó đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch nội địa
Trang 33Đến năm 2019, Việt Nam đã có 22 cảng hàng không đang khai thác, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế Đáng chú ý là tỉnh Quảng Ninh đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, với công suất giai đoạn 1 là 2,5 triệu hành khách/năm, góp phần nâng cao năng lực vận chuyển hàng không, thu hút khách quốc tế tới khu vực Đông Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung
Riêng vận tải hàng không quốc tế, năm 2019 có 68 hãng hàng không và 4 hãng hàng không Việt Nam khai thác gân 130 đường bay quốc tế giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,
Hải Phòng, với 228 quốc gia, vùng lãnh thổ Theo Báo cáo của Hiệp
hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), trong một thập kỷ qua, Việt Nam
là một trong những thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh nhất thế giới, đạt trung bình 17,4% cao hơn nhiều so với khu vực châu Á và Thái Bình Dương là 7,9%, mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này
Hàng không nội địa cũng tiếp tục khẳng định vai trò khi số lượng vận chuyển tăng với 5 hãng hàng không đang khai thác trên 50 đường bay nội địa, đạt trên 50 triệu lượt khách, tăng 14% so với năm 2017, chiếm hơn 60% tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam Không dừng lại ở vận chuyển, các hàng hàng không nội địa còn tích cực phối hợp với ngành du lịch xây dựng sản phẩm, quảng bá điểm đến, xúc tiến thị trường,
Trong năm 2018 khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng
không đạt hơn 12 triệu lượt khách, tăng 14,4% so với 2017, chiếm tỷ lệ 80,5% trong tổng số khách quốc tế Khách du lịch đường bộ có tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với năm 2017 với gần 2,8 triệu lượt; khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển chiếm tỷ lệ 1,4%, tương ứng với
215.306 lượt.