CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN NÀY
Khái niệm về hàng rào phi thuế quan và biện pháp phi thuế quan
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế phù hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia từ thương mại quốc tế.
Khi tham gia vào thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ phát huy được thế mạnh của nước mình, tận hưởng được những lợi thế từ thị trường thế giới Nhưng mặt khác cũng sẽ bộc lộ những mặt yếu kém và bất lợi của chính quốc gia đó Do vậy các quốc gia thường phải sử dụng một hệ thống các công cụ để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế Trong đó phải kể đến việc sử dụng hàng rào phi thuế quan-một công cụ linh hoạt, tác động nhanh mạnh Hàng rào phi thuế quan không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo hộ thị trường nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế khá có hiệu quả mà còn là công cụ dùng để phân biệt đói xử trong quan hệ đối ngoại.
Hiện nay có nhiều quan niệm về hàng rào phi thuế quan, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCED) năm 1997 đã định nghĩa: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn nhằm hạn chế nhập khẩu”.
Tương tự như vậy, cơ sở hệ thống dữ liệu của Hệ thống phân tích và Thông tin Thương mại (TRAINS) của UNCTAD chủ yếu tính đến các biện pháp biên giới.Phương pháp tiếp cận này bỏ qua phần lớn những biện pháp liên quan đến xuất khẩu và việc mua sắm của Chính Phủ (như nguyên tắc về hàm lượng giá trị trong nước, các khoản trợ cấp, giảm thuế, các biện pháp biên giới về phân biệt đối xử và biện pháp tư nhân chống cạnh tranh) Thực tế, phương pháp tiếp cận về những biện pháp biên giới được áp dụng nhiều hơn vì các lý do tình thế chứ không phải các tính toán nghiêm khắc, trí tuệ.
Nghiên cứu của PECC (Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương) năm 1995 mô tả “các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương mại bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước” (theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải- Hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế)
Các hàng rào phi thuế quan không nên được xem như một sự đồng nghĩa với các biện pháp phi thuế quan, mà nên coi là tập hợp một số biện pháp phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là các biện pháp phi thuế quan, song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan là các hàng rào phi thuế quan Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, chúng không phải là rào cản với thương mại Chính phủ cũng thường dùng thuật ngữ có vẻ trung lập này để mô tả những biện pháp được sử dụng để quản lý nhập khẩu với mục đích hợp pháp (ví dụ các thủ tục bảo đảm thực vật được quốc tế công nhận).
Trong thực tế, việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là các hàng rào phi thuế quan khá khó khăn Mục đích sử dụng các công cụ, chính sách là quan trọng, song có những chính sách, biện pháp mà tác dụng của chúng không thể được xác định, nếu không có sự điều tra kỹ lưỡng về kết quả, bản chất và hoạt động thực sự của chúng.
Các hàng rào phi thuế quan là một tập hợp thay thế của các biện pháp phi thuế quan Các biện pháp phi thuế quan phải có mục đích bảo vệ sản xuất trong nươc và không được chấp nhận như một phương sách điều chỉnh chính thống trên phạm vi quốc tế (như các hạn chế kiểm dịch).
Bên cạnh các định nghĩa đã đề cập đến, theo WTO (tổ chức thương mại quốc tế): “Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước” (theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải- Hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế)
Từ đó, WTO xây dựng về hàng rào phi thuế quan như sau: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, thuật ngữ rào cản hay hàng rào, biện pháp phi thuế quan tuy được sử dụng khá phổ biến nhưng hiện nay chưa có một định nghĩa rõ ràng, chính thống nào được chấp nhận trên toàn thế giới Đây là vấn đề rất phức tạp vì hiện nay trên thế giới còn rất nhiều loại rào cản tinh vi, và xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Trong đề tài này, để thống nhất trong việc nghiên cứu, tôi lựa chọn khái niệm rào cản phi thuế quan, theo cách hiểu chung nhất, là bất kỳ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế.
Phân loại các biện pháp phi thuế quan
Hiện nay cũng chưa có tài liệu nghiên cứu nào được thống nhất trên toàn thế giới đề cập tới phân loại các rào cản phi thuế quan vì khái niệm và nội hàm của rào cản chỉ có tính chất tương đối Chẳng hạn, biện pháp phi thuế quan sẽ không là rào cản nếu nó không đặt quá mức cần thiết và không vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia, nhưng nó sẽ trở thành hàng rào phi thuế quan nếu như nó gây trở ngại tới thương mại quốc gia khác.
Tuy nhiên, có cách phân loại hiện nay được áp dụng khá phổ biến là dựa theo các quy định của WTO-tổ chức thương mại thế giới như sau:
1.2.1.Những biện pháp phi thuế quan không phù hợp với quy định của WTO
Các biện pháp phi thuế quan thuộc nhóm này hoặc là vi phạm rõ ràng quy định của WTO (ví dụ áp dụng giá nhập khẩu tối thiểu để xác định trị giá tính thuế hải quan) hay chỉ là phù hợp trong những trường hợp đặc biệt (ví dụ cấm nhập khẩu hàng hóa có hại cho môi trường) Nhóm này bao gồm tất cả các biện pháp hạn chế nhập khẩu sau đây:
1.2.1.1.Các biện pháp quản lý định lượng a Các trường hợp ngăn cấm bao gồm:
Cấm hoàn toàn: trừ trường hợp đối với lý do môi trường, sức khỏe, thuần phong mỹ tục, an ninh quốc gia
Ngừng cấp giấy phép nhập khẩu
Cấm trên cơ sở nguồn gốc (cấm vận)
Cấm đối với hạng mục sản phẩm nhạy cảm b Quản lý bằng hạn ngạch
Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó được nhập khẩu nói chung hoặc từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định
- Xác định đối với các thành phần xuất khẩu
Hạn ngạch liên quan đến thực hiện xuất khẩu
Hạn ngạch liên quan đến bán hàng hóa nội địa
Hạn ngạch của các hạng mục sản phẩm nhạy cảm c Cấp phép không tự động Được xác định như là các thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, đòi hỏi đệ trình đơn hay các tài liệu khác (không liên quan tới mục đích hải quan) tới các cơ quan hành chính thích hợp là điều kiện tiên quyết để được phép nhập khẩu.
Giấy phép không có tiêu chuẩn thanh toán cụ thể
Giấy phép đối với người mua chọn lọc
Giấy phép đối với việc sử dụng cụ thể:
- Liên quan tới hoạt động xuất khẩu
- Đối với mục đích ngoài xuất khẩu
Giấy phép liên quan đến nội địa hóa
- Mua hàng hóa trong nước
- Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa
- Thương mại hàng đổi hàng hay mua bán đối lưu
Giấy phép liên quan đến giao dịch ngoại hối không chính thức
- Chuyển đổi ngoại tệ bên ngoài
- Chuyển đổi ngoại tệ của chính các nhà nhập khẩu d.Các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu
Các hạn chế được đặt ra bởi các nước nhập khẩu nhưng được nước xuất khẩu quản lý:
Các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Các thỏa thuận tiếp thị có trật tự
Thỏa thuận liên quan đến hiệp định đa sợi MFA
- Thỏa thuận hợp tác hành chính
Thỏa thuận hạn chế xuất khẩu ngành hàng dệt may ngoài Hiệp định đa sợi
1.2.1.2 Các biện pháp tương đương thuế quan Được định nghĩa như những biện pháp làm tăng chi phí theo cách tương tự đối với các biện pháp thuế quan Bao gồm:
Phụ phí hải quan: Đây là loại chi phí thu thêm của chủ hàng phục vụ cho công tác quản lý, làm thủ tục của Hải quan Phụ phí Hải quan còn được hiểu là phí thu thêm của hoặc bổ sung thêm, là một phương tiện chính sách thương mại độc lập để tăng thu nhập tài chính hoặc bảo hộ công nghiệp trong nước.
Thuế và chi phí bổ sung: Chi phí bổ sung bao gồm các loại thuế và lệ phí khác nhau đặt ra đối với hàng hóa nhập khẩu cũng giống như với phụ phí hải quan được đặt ra nhằm mục đích tăng thêm một phần thu nhập ngân sách chủ yếu phục vụ công tác hành thu Nhưng mặt khác còn có ý nghĩa bảo hộ như một loại rào cản phi thuế quan khác gồm một số loại cơ bản sau: Thuế đối với các giao dịch chuyển đổi ngoại tệ; thuế gián tem; lệ phí giấy phép nhập khẩu; lệ phí hóa đơn lãnh sự; thuế thống kê; thuế đối với các phương tiện vận tải…
Định giá hải quan theo quy định: Định giá hải quan theo quy định làm biến đổi thuế theo giá hàng hóa thành một dạng thuế đặc biệt Biện pháp này được đưa ra như một phương tiện để tránh gian lận hoặc bảo vệ công nghiệp trong nước.
1.2.1.3 Các biện pháp tài chính
Các biện pháp quy định sự tham gia và chi phí của việc chuyển đổi ngoại tệ đối với việc nhập khẩu và xác định các điều kiện thanh toán.
Các yêu cầu thanh toán trước: thanh toán trước các giá trị giao dịch nhập khẩu trong một thời gian cho phép trước khi nhập khẩu và/hoặc thuế nhập khẩu liên quan được yêu cầu tại thời điểm giao dịch hoặc cấp giấy phép nhập khẩu:
- Yêu cầu giới hạn tiền mặt: Nghĩa vụ gửi toàn bộ số tiền liên quan đến giá trị giao dịch hoặc một phần được xác định của số tiền đó trong ngân hàng ngoại thương trước khi mở thư tín dụng Việc thanh toán có thể được yêu cầu bằng ngoại tệ
- Tiền gửi có thể trả lại đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm: Việc gửi lại tiền gửi là chi phí được trả lại khác khi các thùng hàng hoặc các sản phẩm đã sử dụng được trả lại hệ thống giao nhận
Tỷ giá hối đoái đa dạng
Xác định tỷ giá hối đoái chính thức hạn chế, Ủy quyền ngân hàng
Yêu cầu giao lại chuyển đổi ngoại tệ
Các quy định liên quan đến điều kiện chi trả đối với nhập khẩu: Các quy định cụ thể liên quan đến các điều kiện thanh toán của quá trình nhập khẩu và việc đạt được và sử dụng tín dụng (nước ngoài và trong nước) đối với vấn đề nhập khẩu tài chính.
Trì hoãn chuyển giao xếp hàng
1.2.1.4 Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp
Các hạn chế đối với công ty cụ thể (đầu mối xuất nhập khẩu)
- Hạn ngạch đối với công ty cụ thể
- Phê chuẩn chọn lọc các nhà nhập khẩu
Các biện pháp độc quyền: các biện pháp tạo nên một tình huống độc quyền, bằng cách đưa ra các quyền riêng biệt cho một hoặc một nhóm hạn chế các nhà kinh doanh vì những lí do xã hội tài chính hoặc kinh tế Bao gồm
Thực tiễn áp dụng hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ
1 3.1.Các biện pháp hạn chế định lượng
Các biện pháp hạn chế về số lượng vì mục đích thương mại chỉ áp dụng ở một số ngành hàng, đáng chú ý nhất là ngành dệt may Tuy nhiên nhìn chung hầu hết các hạn chế về số lượng và các biện pháp quản lý thương mại của Hoa Kỳ đều được đặt ra nhằm mục đích đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, giữ gìn đạo đức xã hội hoặc vì mục đích bảo vệ môi trường Một số mặt hàng cũng bị cấm vì mục đích chính trị.
Các biện pháp quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ được thực hiện thông qua một hệ thống giấy phép Phải tuân theo các quá trình được quy đã được quy định để có thể được nhập khẩu các sản phẩm sau: thực vật, động vật, và các sản phẩm của chúng, hơi đốt, tự nhiên, cá và sinh vật hoang dại, các lọai thuốc mê, chất gây nghiện… nhập khẩu khí đốt tự nhiên hay khí đốt hóa lỏng chỉ được phép nếu việc nhập khẩu đó gắn liền với lợi ích dân chúng, ngoại trừ việc nhập khẩu từ các nước mà Hoa Kỳ ký hiệp định thương mại tự do.
Việc kinh doanh các sản phẩm dệt may tiếp tục bị tác động bởi hạn ngạch nhập khẩu áp dụng đối với một số sản phẩm dệt may nhất định nhập khẩu từ hơn 40 nước Năm 1995, theo kết quả vòng đàm phán Uruguay, hạn chế vế số lượng đối với nông sản vốn được quy định bởi hiệp định WTO về nông nghiệp đã được chuyển thành hạn ngạch thuế quan Đối với một số sản phẩm nhạy cảm như đường và các sản phẩm tư sữa thì thuế đối với hàng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch trên thực tế đóng vai trò như một hình thức hạn chế nhập khẩu về số lượng Ngoài ra, nhập khẩu gỗ xẻ từ Canada, nước xuất khẩu chính mặt hàng này vào Hoa Kỳ, đã bị hạn chế bởi một hệ thống tương tự như hạn ngạch thuế quan Hoa Kỳ cũng đã đàm phán với Nga về những hạn chế nhập khẩu uranium, anomi-nitrat, và một số sản phẩm thép…
Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ do Cục Hải quan của nước này quản lý Hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ được chia làm hai loại chính:
Quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập khẩu vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định Không có hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn nhiều thậm chí nhiều lần so với mức thuế trong hạn ngạch
Là hạn ngạch giới hạn về số lượng Tức là số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong thời hạn của hạn ngạch Một số quota áp dụng chung nhưng cũng có một số áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập khẩu vượt quá quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới.
Thủ tục hải quan thông thường áp dụng cho các hàng hóa khác cũng được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch Mức thuế quan hạn ngạch thường được tính trên số lượng hàng hóa được nhập từ đầu kỳ áp dụng hạn ngạch cho đến khi người ta thấy là lượng hàng nhập đã chiếm gần hết hạn ngạch Sau đó, Giám đốc Hải quan quận sẽ được chỉ thị phải có yêu cầu đặt cọc số tiền thuế tạm tính với mức thuế giành cho lượng hàng vượt quá hạn ngạch và phải báo cáo thời gian nhập khẩu chính thức của mỗi lần nhập hàng Sau đó sẽ có thông báo cuối cùng về ngày giờ mà hạn ngạch nhập khẩu đã dùng hết.
Một số hạn ngạch tuyệt đối thường hết ngay sau khi bắt đầu thời hạn áp dụng hạn ngạch Do đó, mỗi hạn ngạch thường được tuyên bố chính thức vào 12h trưa, hoặc các khoảng thời gian tương ứng ở các múi giờ khác nhau vào một ngày ấn định Khi tổng số lượng hàng nhập vào lúc bắt đầu tính hạn ngạch mà vượt quá hạn ngạch thì hàng hóa sẽ được giải phóng theo cách tính thuế trên cơ sơ theo tỉ lệ giữa tổng số hàng được nhập theo hạn ngạch và số lượng thực sự nhập khẩu Điều này đảm bảo việc phân bổ hạn ngạch công bằng.
Hàng hóa không được coi là nhập khẩu với mục đích xin ưu tiên theo hạn ngạch cho đến tận khi hồ sơ tóm tắt việc nhập khẩu hàng hoặc đơn xin rút lui hàng ra khỏi kho ngoại quan để tiêu thụ được trình bày theo đúng thủ tục và hang hóa đã nằm trong phạm vi cảng khẩu.
1.3.2.Các qui định về tiêu chuẩn kĩ thuật và vệ sinh dịch tễ
1.3.2.1.Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Như ở hầu hết các nước, các quy định về kỹ thuật ở Hoa Kỳ được áp dụng vì các mục đích an toàn hoặc sức khỏe đối với những sản phẩm nhập khẩu với số lượng số lượng lớn Những sản phẩm này bao gồm: thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, mỹ phẩm, thuốc… Nói chung các hàng hóa được bán ở thị trường Hoa Kì dù là sản phẩm nội địa hay nhập khẩu đều phải đáp ứng được những đòi hỏi của Nhà nước về nhãn hiệu, độ an toàn và đảm bảo sức khỏe Nhà sản xuất nhất thiết phải chịu trách nhiệm đối với việc đáp ứng được các yêu cầu khi đưa sản phẩm ra thị trường Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành những biện pháp cưỡng bức nếu những qui định trên bị vi phạm
Hệ thống các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật có thể do ủy ban cố vấn khu vực tư nhân cấp liên bang, tiểu bang hay quận huyện đưa ra Các tiêu chuẩn về sản phẩm có thể trở thành các tiêu chuẩn kỹ thuật khi các cơ quan đề ra quy định lựa chọn áp dụng chúnh một cách bắt buộc Một số tiêu chuẩn có thể do các công ty bảo hiểm đưa ra, hàng hóa muốn được các công ty này bảo hiểm thì phải thỏa mãn được các yêu cầu đó.
Cục Hải Quan Hoa Kỳ chịu trách nhiệm thi hành các quy định kỹ thuật tại cửa khẩu, phối hợp với các cơ quan chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm quy định, các mặt hàng nhập khẩu có thể bị từ chối không được nhập khẩu nếu chúng không đáp ứng được một tiêu chuẩn quy định nào đó.
Viện tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (NIST), một cơ quan đại diện của cơ quan quản lý công nghệ của Bộ Thương mại phối hợp với ngành để hình thành và đưa áp dụng công nghệ, các phương pháp đo lường và các tiêu chuẩn Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) là một liên đoàn phi lợi nhuận của khoảng 1000 các tổ chức tiêu chuẩn tư nhân ANSI nhân danh các tổ chức thành viên của mình tán thành các quy tắc về tập quán hàng hóa của WTO và là cơ quan thành viên Hoa Kỳ tring ủy ban
Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) và tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) Vào tháng
9 năm 2000, một chiến lược mới đã được đưa ra để hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc tế, định hướng cho sự hình thành tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đang tiếp tục tham gia tích cực vào Ủy ban Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của WTO Các báo cáo của Hoa Kỳ với Ủy ban này bao gồm một dự án về sự minh bạch trong các tiêu chuẩn quốc tế và một tiểu ban về các thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen Hoa Kỳ cũng đã lấy ý kiến của các thành viên Ủy ban về 45 quy định kỹ thuật trong năm 1999 và 32 quy định vào năm 2000. Trong số những quy định này có quy định mới về điều hòa nhiệt độ, bình đun nước và các máy móc khác, hầu hết đều do Bộ năng lượng đưa ra vì mục đích hiệu quả tiết kiệm Những tiêu chuẩn do Cơ quan Bảo vệ môi trường đề xuất ra chủ yếu tập trung vào việc sử dụng chất phụ gia xăng MTBE Bộ nông nghiệp đã đưa ra một số tiêu chuẩn về sản phẩm hữu cơ cũng như các quy định về dán nhãn đối với thịt nhập khẩu Những quy định về nhãn mác đối với thịt nhập khẩu dẫn đến các câu hỏi chất vấn của các nước thành viên về các bước của Hoa Kỳ để đảm bảo những quy định về nhãn mác như vậy không phải là sự bóp méo thương mại.
Theo mục 8e trong luật hiệp định bán sản phẩm năm 1937 quy định các sản phẩm nhập khẩu cũng phải đáp ứng đúng các quy định về kích cỡ, chất lượng, độ chín…áp dụng cho các sản phẩm sản xuất trong nước Hoa Kỳ vần đang bị các nước chỉ trích về vấn đề này nhưng họ cho rằng các quy định này phù hợp với tiêu chuẩn cua WTO; không giới hạn khối lượng hàng nhập và chỉ có hiệu lực ở một số giai đoạn nhất định khi các sản phẩm nông nghiệp đó đang được sản xuất trong nước.
Lý do và xu hướng sử dụng các rào cản thương mại trong tương lai
1.4.1 Lý do sử dụng rào cản thương mại
Mặc dù nhiều học thuyết đã chứng minh: trong hầu hết các trường hợp, những rào cản thương mại đều làm giảm phúc lợi tổng thể của cả xã hội, nhưng vẫn được các quốc gia sử dụng Có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể tới việc chính phủ muốn phân phối lại phúc lợi của xã hội Xã hội được nhắc tới ở đây được chia làm ba nhóm chính: các nhà sản xuất, những người tiêu dùng, và chính phủ Để tạo ra nguồn thu nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính mình, các chính phủ thường dựa vào thuế quan nhập khẩu và các nguồn thu từ rào cản thương mại nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Việc đánh thuế vào hàng hoá tạo ra nguồn thu dễ dàng hơn là đánh thuế thu nhập, cũng như thuế doanh thu từ các cửa hàng bán lẻ. Đồng thời, nó cũng không tạo ra sự bất bình của người dân trong nước.
Một nguyên nhân khác khiến cho hầu hết các quốc gia đều ít nhiều tạo ra những rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu, là lý do an ninh quốc gia Lương thực, thực phẩm là một trong những sản phẩm vẫn thường được nhắc đến với cụm từ “an ninh lương thực” cho thấy tầm quan trọng của nó đối với an ninh của một quốc gia.
Vì vậy nó cần phải được bảo vệ từ sự cạnh tranh quốc tế Các chính phủ thấy rằng sự tự cung tự cấp là quan trọng vì họ cho rằng: như thế sẽ tạo ra sự chủ động cho quốc gia mình, không bị quá lệ thuộc vào bên ngoài Vì vậy, chính phủ các nước cũng nghĩ là các nhà sản xuất trong nước không nên bị loại khỏi giới kinh doanh bới sự cạnh tranh ở bên ngoài Một lập luận tương tự về các rào cản thương mại là để bảo hộ những ngành công nghiệp non trẻ Điều này có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp trên đây, chính phủ có thể đã làm biến dạng giá thông qua các rào cản thương mại.
Một yếu tố quan trọng nữa để biện minh cho hàng rào nhập khẩu là các nhà kinh doanh và các nông gia luôn mong muốn và đòi hỏi chính phủ của mình phải bảo hộ họ trước sự cạnh tranh từ hàng hoá nhập khẩu Và đa số chính phủ thường chấp thuận vì thế và quyền lực chính trị của những người này Nói chung, khi phúc lợi của các nhà sản xuất tăng lên thì chính phủ thường được hưởng lợi nhiều hơn so với việc phúc lợi của người tiêu dùng tăng lên Thông thường các nhà sản xuất và các nông gia thường rất quan tâm đến việc ủng hộ cho bảo hộ nhập khẩu bởi vì họ được hưởng lợi trực tiếp do chênh lệch giá và do sản lượng tiêu thụ Đồng thời những nhóm người này lại hay được tổ chức chặt chẽ để vận động cho các chính sách bảo hộ Trong khi đó, những người tiêu dùng lại là những nhóm đa dạng hơn và thường không được tổ chức chặt chẽ Mặc dù người tiêu dùng cũng quan tâm tới thương mại tự do, nhưng những tác động của các chính sách thương mại tới từng cá nhân người tiêu dùng đôi khi không rõ ràng và mạnh mẽ như với các nhà sản xuất. Chính vì thế mà ít khi bắt gặp những người tiêu dùng tập hợp nhau lại để phản đối những chính sách bảo hộ.
Một lý do kinh tế hợp lý duy nhất cho các hàng rào nhập khẩu là: nếu nước nhập khẩu có sức mạnh thị trường đủ lớn khi sử dụng hàng rào này có thể thu hút phúc lợi từ phần còn lại của thế giới Trường hợp này chỉ xảy ra khi nước nhập khẩu lớn đến mức mà nếu nó hạn chế nhập khẩu, thì giá thế giới sẽ giảm Sự giảm giá thế giới này có thể đem lại phúc lợi cho nước nhập khẩu lớn và tăng phúc lợi của mình. Nước nhập khẩu đang thu hút phúc lợi từ các nước xuất khẩu bằng cách thay đổi mô hình nhập khẩu của mình Hiện nay những nước có thể sử dụng công cụ này không nhiều chỉ một số nước lớn như Mỹ, Nhật, EU.
1.4.2 Xu hướng sử dụng các rào cản
Từ thế kỷ trước, khi công cụ thuế quan được sử dụng phổ biến làm rào cản thương mại đối với hàng hoá các nước khác, thì hàng rào phi thuế quan chưa phát triển Hiện nay khi mà xu hướng các nước đều cắt giảm thuế quan và một số công cụ phi thuế quan thường được sử dụng trước đây như: hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu. .bị WTO cấm, thì các rào cản khác đã ra đời với mức độ ngày càng tinh vi Mức độ tinh vi, sự phức tạp và khó khăn do hàng rào phi thuế quan gây ra phụ thuộc vào trí tuệ, công nghệ, sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật của các quốc gia đặt ra nó Các nước phát triển chủ động cắt giảm thuế quan và một số công cụ phi thuế quan khác, đồng thời yêu cầu các nước khác kể cả các nước đang phát triển cũng cần phải làm như vậy Để vượt qua các rào cản này các nước đang phát triển sẽ gặp khó khăn hơn và những lợi thế trong cạnh tranh khi đó lại thuộc về các nước phát triển Vậy câu hỏi đặt ra là Tại sao các nước đang phát triển lại không dựng lên các rào cản khắt khe hơn các nước phát triển để bảo hộ hàng hoá của nước mình? Có nhiều lý do khiến các nước đang phát triển không thể làm được điều như thế
- Trình độ công nghệ và khả năng về kinh tế không cho phép các nước đang phát triển làm được điều đó
- Bản thân các nước đang phát triển chỉ mới đáp ứng được những tiêu chuẩn còn rất thấp so với các nước phát triển Do vậy, họ không thể đặt các tiêu chuẩn cao hơn, bởi vì nếu không họ sẽ vi phạm một nguyên tắc cực kỳ quan trọng của WTO đó là đối xử quốc gia Ví dụ: các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam sản xuất ra những sản phẩm tôm, cá vẫn còn chứa rất nhiều hoá chất, kháng sinh bị cấm.
Vì vậy không thể bắt các doanh nghiệp Mỹ khi xuất khẩu các sản phẩm đó sang Việt Nam phải chứa hàm lượng các hoá chất đó thấp hơn các doanh nghiệp Việt Nam.
Tóm lại, trong thời gian tới xu hướng các nước sử dụng rào cản tinh vi, phức tạp trong thương mại quốc tế sẽ ngày một tăng Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu rõ những quy định và tiêu chuẩn của các nước phát triển Ở châu
Mỹ nên chọn bộ tiêu chuẩn của Mỹ, ở châu Âu chọn bộ tiêu chuẩn của EU, Châu Á chọn bộ tiêu chuẩn của Nhật Sở dĩ phải xem xét nhiều bộ tiêu chuẩn như vậy vì như đã nói ở trên, các quy định và tiêu chuẩn chưa được thống nhất trên toàn thế giới, các quốc gia tự đặt riêng cho mình một bộ tiêu chuẩn Vì vậy để thích nghi được với các thị trường khác nhau thì cần xem xét các bộ tiêu chuẩn ấy.
Sự cần thiết phải vượt qua các rào cản thương mại và ý nghĩa của việc vượt qua các rào cản đó
Như phần trên đã trình bày, chúng ta có thể thấy rằng xu hướng sử dụng các rào cản thương mại gần như là một tất yếu đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới Chúng ta sẽ thấy sự cần thiết phải vượt qua các rào cản đó bằng cách xem các tác động tiêu cực của rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
1.5.1.Tác động của các rào cản với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Như đã đề cập đến ở trên, việc sử dụng các rào cản thương mại để nâng đỡ các doanh nghiệp trong nước chống lại sự cạnh tranh từ hàng hóa, các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời cũng để duy trì sự phát triển bền vững, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân… Chính vì vậy khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước bạn, việc gặp phải các trở ngại từ các rào cản là một tất yếu khách quan.
Các rào cản này dù có tác động ít hay nhiều nhưng cũng đều có một điểm chung đó là tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu, làm giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Các tác động đó có thể như sau:
- Hàng hóa Việt Nam bị vướng vào các vụ tranh chấp thương mại, phải chịu các phán quyết bất lợi đối với hàng xuất khẩu, làm giảm tính cạnh tranh của các mặt hàng này trên nước bạn Ví dụ như Việt Nam đã chịu phán quyết áp thuế chống bán phá giá cao nhất đối với mặt hàng tôm xuất khẩu
- Các rào cản kỹ thuật và an toàn thực phẩm thường là cao hơn khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam Ngay cả khi các doanh nghiệp đã đáp ứng được các yêu cầu thì họ lại đưa ra các yêu cầu mới bổ sung Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam
- Các nước còn có thể gây trở ngại đối với Việt Nam trong việc ký kết hiệp định công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng Các sản phẩm ViệtNam đều được sản xuất hợp chuẩn với các tiêu chuẩn của Việt Nam, nhưng các tiêu chuẩn này không được công nhận hợp chuẩn quốc tế nên vẫn phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu và vẫn phải chịu quy trình kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa, gây khó khăn, trở ngại cho các mặt hàng này Khi muốn có sự công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra chất lượng… thì các nước lại im lặng hoặc viện dẫn nhiều lý do để chưa ký kết hiệp định Một rào cản với Việt Nam, gây khó khăn cho xuất khẩu
- Các rào cản về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa Trên thị trường hàng hóa thế giới có rất nhiều nhãn hiệu hoặc thương hiệu của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Việt Nam mới tham gia vào thị trường thế giới với khoảng thời gian không dài nên còn rất ít nhãn hiệu được đăng ký trên thị trường thế giới Xuất khẩu hàng hóa qua chế biến hay gia công thì lại thu được giá trị gia tăng rất thấp Tuy nhiên muốn xây dựng thương hiệu riêng thì lai tốn rất nhiều chi phí, ngoài ra nếu hàng hóa có kiểu dáng tương tự thì sẽ bị xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp Một rào cản có tác động không tốt với hàng hóa xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
- Các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, làm tốn kém về mặt thời gian cũng như chi phí cũng hạn chế phần nào khả năng xuất khẩu…
- Xảy ra các vụ kiện thương mại, tranh chấp thương mại dẫn đến những tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của hàng hóa như: phải chịu các khoản chi phí không nhỏ để theo kiện, kháng kiện (thuê luật sư tư vấn, vận động hành lang, tham gia tố tụng…)
Các tác động trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu và tổng thu nhập của doanh nghiệp Việt Nam: bị cắt giảm các đơn hàng hay chỉ ký được những đơn hàng với giá trị thấp, không tận dụng được hết công suất thiết kế Tác động còn ảnh hưởng tới các ngành sản xuất phụ trợ, hay các ngành sản xuất các mặt hàng tương tự… Tác động còn làm ảnh hưởng đến danh tiếng của các mặt hàng ViệtNam trên thị trường thế giới, khiến cho các nước bạn có ấn tượng xấu với các mặt hàng này Không thể không kể đến các tác động về mặt xã hội đối với đời sống của công nhân, người dân sẽ ngày càng trở nên khó khăn, vất vả…
Như vậy, rào cản có tác động thực sự xấu đối với Việt Nam, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế xã hội Do đó, chúng ta cần nhanh chóng tìm ra các biện pháp để vượt qua các rào cản này; từ đó mới có thể tạo đà phát triển cho cho một nền kinh tế ổn định và vững mạnh.
1.5.2 Ý nghĩa của việc vượt qua được các rào cản đó
Khi chúng ta tìm được các biện pháp thích hợp để vượt qua được các rào cản thương mại, rào cản phi thuế quan của các nước thì sẽ có ý nghĩa rất lớn như sau:
- Vượt qua được các rào cản thương mại thì ý nghĩa đầu tiên là nó sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu tăng lên, từ đó có thể hoàn thành được các mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của đất nước.
- Vượt qua được rào cản thương mại nó sẽ giúp Việt Nam tích lũy được them các kinh nghiệm, từ đó sẽ có sự chủ động, sáng tạo để vượt qua được các rào cản phức tạp, tinh vi hơn nữa trong tương lai.
- Chỉ có vượt qua được các rào cản thì sản xuất trong nước mới có thể phát triển được Vì xuất khẩu gần như là một nhiệm vụ tất yếu với các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, khi mà thị trường nước ngoài là một thị trường to lớn và vô cùng hấp dẫn, trong đó nhiệm vụ đầu tiên để có thể tiếp cận được các thị trường đó chính là phải vượt qua được các rào cản.
- Khi xuất khẩu trong nước phát triển, làm cho đời sống người dân làm việc trong các ngành đó sẽ được cải thiện hơn, như vậy đất nước mới có thể phát triển, đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội…
Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ
2.1.1 Tình hình nhập khẩu thủy sản vào Mỹ
Là một nước xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới đồng thời cũng là nước nhập khẩu hải sản lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, Mỹ được coi là một trong những thị trường nhập khẩu hải sản hấp dẫn hàng đầu trên thế giới Người Mỹ có thu nhập cao và nhu cầu sử dụng thực phẩm rất đa dạng Vì thế giá hải sản ở nước này thông thường ở mức rất cao.
Trong những năm vừa qua, việc cung ứng hải sản trong nước từ ngành cá Mỹ liên tục giảm Xét về sản lượng đánh bắt, Mỹ đứng hàng thứ tư sau Trung Quốc,
Mỹ và ấn Độ Cơ quan hải sản quốc gia (National Marine Fisheries Service) ước tính hiện có đến 62 loại cá trên lãnh hải Hoa kỳ đã bị khai thác quá mức và có tới
109 loài có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt.
Hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 1.5 - 1.7 tấn hải sản kể cả tôm và tôm sú, chiếm thị phần lớn nhất (40%) Châu Á trở thành nơi cung cấp chính cho thị trường hải sản của Mỹ (50% tổng lượng nhập khẩu) Ở Mỹ, với một hệ thống phân phối hiện đại sử dụng kho lạnh, việc cung ứng hải sản kể cả hải sản sản xuất trong nước và hải sản nhập khẩu vừa đáp ứng về thời gian vừa đảm bảo chất lượng cao Các nhà cung cấp có thể xuất khẩu hải sản sang Mỹ thông qua các Hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc hợp đồng chỉ định hoặc thông qua các đại lý bán hàng hưởng hoa hồng.
Bảng 2.1: Cấu trúc thị trường thủy sản nhập khẩu Hoa Kỳ
(nguồn: báo cáo thường niên của Bộ Thương mại Hoa Kỳ)
2.1.2.Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ hiện nay 2.1.2.1 Giai đoạn 1994 - 2000
Trước năm 1994, do chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam không thể xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ Tuy nhiên, thuỷ sản Việt Nam vẫn xuất sang Hoa Kỳ thông qua nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba mà chủ yếu là Singapo và Hồng Kông Từ năm 1994, khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam, hải sản Việt Nam đã bắt đầu được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Từ năm 1994 đến tháng 7/2000, thậm chí trước khi Hiệp định Thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam được ký kết, kim ngạch xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang Mỹ ngày một tăng Hiệp hội các nhà xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (VASEP) và những nhà xuất khẩu hải sản nói riêng như Seaprodex, Agrifish, etc đã sớm có mặt trên thị trường Hoa kỳ.
Bảng 2.2: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang mỹ giai đoạn 1995-2000
Năm Doanh thu(triệu USD)
(nguồn: Bộ thủy sản Việt Nam)
Trong những năm 2000, lượng hải sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh, có thể do những tác động ban đầu của việc đàm phán và ký kết thành công
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ Trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Mỹ, tôm chiếm tỷ trọng chính 74% tổng trị giá hàng thuỷ sản xuất khẩu Tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam được phần lớn người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng Trong những năm gần đây, trị giá xuất khẩu tôm tăng mạnh và nó làm cho Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm lớn thứ 9 sang thị trường Mỹ Tuy nhiên, tôm Việt Nam vẫn chỉ chiếm một thị phần nhỏ (5.3%) trong tổng lượng tôm nhập khẩu của Mỹ so với Thái Lan (44.2%) và Mêhicô (10.2%)8. Các loại thuỷ sản như giáp xác và cá nước ngọt cũng chiếm một phần cơ bản trong tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ.
Bảng 2.3: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ, giai đoạn 1995-2000
(Đơn vị tính: nghìn USD)
Cá sấy khô, ướp muối… 41 129 208 595 394 374
Hải sản thân mềm, nhuyễn thể
Cá đông lạnh( không bao gồm cá filê hoặc cá thị khác
Cá tươi( không bao gồm cá 46 14 65 1,63 3,45 9,59 filê hoặc cá thịt khác)
Cá filê và cá thịt tươi hoặc đông lạnh khác
(Nguồn: thống kê thương mại- số liệu bộ thương mại Mỹ năm 2000)
2.1.2.2 Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ sau năm 2000
Với việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các nhà sản xuất thuỷ sản Việt Nam có cơ hội tăng thị phần tại thị trường quan trọng này Vài năm sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã tăng đáng kể lên tới hơn 2 tỷ US$ năm 2002 và
2003 Việt nam hiện nay đang đứng hàng thứ 14 so với hàng thứ 26 những năm
1990 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản và cá.
Bảng 2.4: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ, giai đoạn 2001-2007 (Đơn vị tính: triệu USD)
Doanh thu (sang Mỹ) Doanh thu (tổng) Mức tăng trưởng
(nguồn: trung tâm thông tin-bộ thủy sản)
Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ ngày càng trở nên đa dạng hơn Ngoài tôm, các doanh nghiệp Việt nam cũng xuất khẩu các sản phẩm tươi sống khác như cá ngừ, cá thu và cua với mức giá ổn định 9 Nhìn chung, cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu trong giai đoạn hậu BTA không thay đổi nhiều như đã nêu trong Bảng 3. Tôm và cá vẫn là các mặt hàng thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam xuất sang thị trường
Mỹ, trong đó các mặt hàng xuất khẩu có khối lượng lớn năm 2002 phải kể đến là tôm các loại (33, 200 tấn), cá Tra và cá Basa (7, 800 tấn), và cá ngừ các loại (1, 200 tấn) Tôm là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về khối lượng và trị giá Nó đứng hàng thứ ba trong những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sau dầu thô và hàng may mặc.
Bảng 2.5: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang mỹ năm 2002, tính theo sản phẩm
Cá tra và cá basa của Việt Nam đã đạt một thị phần đáng kể trong tổng lượng thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ, và người tiêu dùng Mỹ đã ngày một quen với các mặt hàng này Điều đó cũng là động lực cho các nhà sản xuất của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu của họ sang thị trường Mỹ Tuy nhiên, quyết định của Bộ Thương mại
Mỹ ngày 16/6/2003 về việc áp dụng mức thuế bán phá giá đối với cá tra và cá basa tại thị trường Mỹ với mức tương ứng là 36.84% và 63.88 % đã tạo ra một rào cản thương mại đối với thuỷ sản của Việt Nam.
Bảng 2.6: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước năm 2003 tính theo sản phẩm
Sản phẩm Doanh thu (triệu USD) Thị phần
Mực và họ bạch tuộc 113.9 5.1%
Các sản phẩm thủy sản sấy khô
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2003 là 3.2 tỷ US$, tăng 35% so với năm trước, trong đó các sản phẩm thuỷ sản chiếm 130 triệu US$11 Năm 2003, Mỹ nhập khẩu 617 triệu US$ trị giá hàng thuỷ sản của Việt Nam, bao gồm hơn 30 loại và khoảng 100 sản phẩm khác nhau.
Năm 2004, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ các mặt hàng như mực đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, tôm đông lạnh, cá ngừ, cá đông lạnh, mực khô, các khô và các mặt hàng khác với tổng số lượng đạt 91.380.6 tấn, trị giá là 602.9 triệu USD Hoa Kỳ chiếm 25,1% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Trong đó, tôm đông lạnh đạt 37.060 tấn, trị giá 397 triệu USD, cá đông lạnh đạt 33.680 tấn, trị giá 119 triệu USD
Các thể chế và quy định của Mỹ đối với ngành hàng thuỷ sản nhập khẩu
Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) là một cơ quan của Bộ Y tế(DHHS) và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (PHS) Tất cả các thực phẩm phải được sản xuấtphù hợp với các tiêu chuẩn của Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ. FDA chịu tráchnhiệm về an toàn thực phẩm (trừ thịt, thịt gia cầm, trứng sấy khô và đông lạnh, các loại đồuống có cồn, thuốc lá, mỹ phẩm, dược phẩm, các chế phẩm sinh học, các dụng cụ y tế và cácsản phẩm X-quang) FDA có nhiệm vụ đảm bảo rằng các thực phẩm nhập vào Mỹ phải là cácsản phẩm an toàn, sạch, không độc hại, đúng nhãn mác với đầy đủ các thông tin về sản phẩm.FDA đã triển khai một số chương trình an toàn thực phẩm Năm 1994, FDA đề xuất các quy định về Hệ thống điểm kiểm soát tới hạn và phân tích mối nguy (HACCP) đối với thuỷ sản.
Tháng 12 năm 1995, FDA chính thức ban hành Hệ thống điểm kiểm soát tới hạn và phân tíchmối nguy HACCP đã được xác nhận bởi các cơ quan như Viện
Khoa học Quốc gia, Uỷ bantiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex Alimentations Commission) và Uỷ ban tư vấn quốc giavề các tiêu chuẩn vi sinh đối với thực phẩm.
Cục Hải quan Mỹ là một cơ quan trực thuộc Bộ tài chính Mỹ chịu trách nhiệm đánh giá và thu thuế nhập khẩu, kiểm soát hàng hoá, con người và các đối tượng nhập vào hoặc xuất ra khỏi nước Mỹ.
Cơ quan thuỷ, hải sản quốc gia Mỹ (NMFS) trực thuộc Vụ Hải dương quốc gia, Bộ Thương mại Mỹ Các sản phẩm hải sản nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu của cơ quan này và của cả Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Mỹ NMFS quản lý ngành cá ở Mỹ và từ khi có đạo luật về thị trường nông nghiệp năm 1946, NMFS cung cấp dịch vụ giám định chuyên ngành tự nguyện Chương trình giám định sản phẩm thuỷ sản của NMFS cung cấp một loạt các dịch vụ giám định chuyên ngành nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định áp dụng đối với thực phẩm Hơn nữa, cơ quan này còn cung cấp các dịch vụ chứng thực, phân loại và đánh giá chất lượng sản phẩm.
2.2.2 Các quy đinh của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu
Luật thực phẩm: Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phảI đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn. Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA)7 Việc ban hành đạo luật này tạo điều kiện cho FDA phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơ khủng bố và ra các báo hiệu khẩn cấp liên quan đến việc cung cấp thực phẩm Đạo luật này quy định rằng FDA và Hải quan cửa khẩu (CBP) có thể cấm nhập các thực phẩm nhập khẩu không đăng ký theo quy định và các sản phẩm không có đủ những thông tin cần thiết FDA và CBP đã ban hành hướng dẫn thực hiện trong đó giải thích các cơ quan chức năng làm thế nào để thực thi các quy định này Theo bản hướng dẫn, trong tám tháng đầu thực hiện, các cơ quan chức năng tập trung vào việc đào tạo hướng dẫn cho các bên có liên quan thay vì từ chối tiếp nhận các lô hàng không đạt yêu cầu Đạo luật bắt đầu có hiệu lực từ 12/8/2004 và được áp dụng rộng rãi từ 1/11/2004 Đạo luật này có nhiều quy định được xem như những rào cản thương mại đối với hàng hóa hiện đang và sẽ được nhập khẩu vào Mỹ.
Luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ tồn tại nhiều quy định do các cơ quan chức năng khác nhau ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu về nhãn hiệu, tên thương mại, tác quyền và sáng chế Đạo luật về Nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa kỳ, hoặc gây tương tự đến mức gây nhầm lẫn Đạo luật Thuế quan năm 1930 cho phép các cơ quan hảI quan Mỹ cấm nhập các sản phẩm từ nước ngoàI mang nhãn hiệu đã đựơc các tổ chức, công dân Mỹ đăng ký tại Hoa kỳ Các quy định của
Mỹ cũng cho phép các chủ sở hữu những đối tượng như nhãn hiệu hàng hóa và tác giả nộp đơn xin bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và nộp phí đăng ký theo quy định.
Hệ thống đăng ký quốc gia Hoa kỳ Có hai đạo luật quy định về chức năng cơ bản của hệ thống đăng ký quốc gia và phạm vi ban hành các quy phạm pháp luật liên quan là Đạo luật về đăng ký toàn liên bang và Đạo luật về các thủ tục hành chính Đạo luật về về các thủ tục hành chính ban hành năm 1934 thiết lập một hệ thống đồng bộ các quy định cho các cơ quan quản lý hành chính, còn Đạo luật đăng ký toàn liên bang ban hành năm 1946 đã bổ sung những yêu cầu quan trọng áp dụng cho Hệ thống đăng ký liên bang.
Các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa Về nguyên tắc, tất cả các sản phẩm phải đượckiểm tra và dán nhãn đáp ứng các quy định và điều luật tương thích Theo Đạo luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm toàn liên bang (FD&C Act), mỗi nhãn hiệu thực phẩm phải chứa đựng các thông tin cụ thể, dễ nhận biết mà các khách hàng bình thường cũng có thể đọc và hiểu theo những điều kiện thông thường khi mua và sử dụng Tất cả các thực phẩm phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh, chứa đựng các thông tin về thành phần, dinh dưỡng, cách sử dụng, giá trị chuẩn khi sử dụng hàng ngày, nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu v.v… bằng tiếng Anh.
Các quy định về phụ gia thực phẩm Các phụ gia thực phẩm phải được kiểm duyệttrước khi đưa ra thị trường Trước khi chào bán một loại thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu vào thị trường Mỹ, nhà sản xuất phải nộp đơn yêu cầu lên FDA để được phê duyệt Một đơn xin phê duyệt về thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu phải có các bằng chứng thuyết phục rằng chất phụ gia đó thực sự có tác dụng như dự kiến FDA sau đó dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học hiệncó sẽ quyết định chuẩn thuận nếu chất phụ gia đó an toàn theo các điều kiện sử dụng đã được đề xuất.
Bảng 2.8: Các chất Mỹ cấm sử dụng so với quy định hiện hành của Việt Nam, Nhật, EU, Canađa
Stt Tên chất/nhóm chất Việt Nam Mỹ Canada Eu Mỹ
Ghi chú: Những chỗ đánh dấu x là cấm, còn để trống là không cấm(nguồn:NAFIQAVED)
2.2.3 Các thách thức của Mỹ đối với hàng xuất khẩu thủy sản mà Việt Nam thường gặp phải
Như đã nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, Mỹ là một trong những nước phát triển mà thị trường trong nước được bảo hộ rất tinh vi và chặt chẽ bằng các loại hàng rào phi thuế quan Khi xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ, Việt Nam thường gặp phải các thách thức sau:
- Các hàng rào kỹ thuật rất khắt khe và các biện pháp kiểm dịch thực vật, ví dụ như: các mặt hàng như tôm, cá basa … của Việt Nam đã bị đánh giá là có dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng do đó đã bị kiểm tra rất kỹ trước khi được nhập khẩu vào thị trường nước này, gây mất thời gian và chi phí đồng thời làm giảm uy tín trên thị trường thế giới
- Bị áp thuế chống bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu mà chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn trong mục dưới đây
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VƯỢT QUA CÁC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
Những cơ hội, thách thức của ngành thuỷ sản khi Việt Nam đã gia nhập WTO
3.1.1.Những cơ hội với thủy sản Việt Nam
Có thể nói việc Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006 đã tạo ra một số cơ hội để giúp thuỷ sản Việt Nam có thể tận dụng để vượt qua các rào cản trong tương lai của Mỹ
Thứ nhất: Khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO sẽ tạo điều kiện thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư Mỹ, giúp thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng thuỷ sản của các công ty có vốn của Mỹ Do các công ty này sẽ dễ dàng hơn trong việc vượt qua các rào cản phi thuế quan của Mỹ
Thứ hai: Gia nhập WTO, ngành thuỷ sản sẽ có điều kiện thu hút thêm vốn, công nghệ tiên tiến của nước ngoài Và với những công nghệ nuôi trồng, khai thác thuỷ sản mới đó của các nước được du nhập vào trong nước, Việt Nam sẽ có điều kiện giảm thiểu được các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn lợi, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính Sự đầu tư của nước ngoài kết hợp với những chính sách và biện pháp quản lý tốt của Việt Nam sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển các loại hình sản xuất thuỷ sản từ khâu con giống đến chế biến sản xuất Bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thuỷ sản sạch từ nuôi trồng và khai thác, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn từ đó sẽ được nâng lên Bên cạnh đó, với việc thu hút được vốn, công nghệ vào trong nuôi trồng khai thác và sản xuất thuỷ sản, thói quen sản xuất nhỏ của ngư dân Việt Nam sẽ dần được thay thế bằng sản xuất lớn, quy mô hơn, thu được nhiều lợi ích hơn và đáp ứng được các tiêu chuẩn đo lường về chất lượng, số lượng
Thứ ba: Việt Nam đã là thành viên của WTO, Mỹ sẽ phải sử dụng những quy chế kiểm tra, quy trình xem xét cấm nhập khẩu không được trái với WTO Nếu có tranh chấp xảy ra liên quan tới hàng rào phi thuế quan, Mỹ sẽ phải sử dụng những cơ chế giải quyết của WTO đối với Việt Nam Cơ hội thắng kiện trong các vụ tranh chấp thương mại của Việt Nam cũng sẽ tăng lên, sẽ không còn những trường hợp bị áp dụng các điều khoản phi lý khi xuất khẩu thủy sản sang thị trườngng Mỹ nói riền và sang các nước phát triển, thành viên cua WTO nói chung.
Gia nhập WTO, ngành thủy sản nước ta phải đối mặt với các xu thế và yêu cầu của thị trường thủy sản thế giới ngày càng khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo vệ môi trường; truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Các rào cản thương mại quốc tế thường gặp đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu như: rào cản thuế quan (thuế phần trăm; thuế quan đặc thù như hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung) và rào cản phi thuế quan (biện pháp cấm, hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật )
Từ năm 1994 đến tháng 8-2006, đã có 28 vụ kiện đối với các sản phẩm xuất khẩu của nước ta; trong đó có 23 vụ chống bán phá giá, năm vụ tự vệ; 20 vụ có kết luận cuối cùng Ngành thủy sản nước ta đã gặp nhiều khó khăn khi xảy ra hai vụ kiện chống bán phá giá phi-lê đông lạnh cá tra, ba sa (năm 2003) và tôm (2005).
Ngành thủy sản phải đối mặt với thực trạng sản xuất còn manh mún; hệ thống quy hoạch và cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản yếu kém; thiếu các liên kết trong sản xuất; công tác quản lý chất lượng giống còn bất cập; rủi ro do dịch bệnh; quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản nguyên liệu chưa đồng bộ; chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao; khả năng cạnh tranh giảm Bên cạnh đó, ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với xu hướng giá giảm đối với sản phẩm thủy sản nuôi; yêu cầu ngày càng cao về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các yêu cầu về bảo vệ môi trường; các vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thương mại; cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), vào WTO, số vụ tranh chấp thương mại, kiện chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (trong đó có sản phẩm thủy sản) sẽ tăng lên Nhưng, các vụ kiện này sẽ được phán quyết công bằng hơn
Bài học từ hai vụ kiện cá tra, ba sa và tôm là cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường Ðó là giảm bớt lệ thuộc vào một thị trường, một sản phẩm, giảm rủi ro; nếu sản phẩm tốt, giá phải chăng, thì dù ở nơi nào, lúc nào, hàng thủy sản nước ta vẫn chiếm ưu thế; cần tiếp tục nâng chất lượng và giảm giá thành; phát huy tính cộng đồng của các doanh nghiệp; chủ động tránh kiện bằng cách đa dạng thị trường và mặt hàng, nâng cao hiểu biết, chuẩn bị tốt hồ sơ, chứng từ liên quan; chủ động theo kiện để giữ thị trường; tổ chức chống kiện qua các nhóm chuyên trách; thuê tư vấn luật tại chính nước đi kiện; theo sát diễn biến tình hình vụ kiện; kết hợp sự giúp đỡ của nhà nhập khẩu, phân phối, chế biến
Các giải pháp đề xuất
3.2.1.Những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết để vượt rào cản
Nhận thức về rào cản và tác động của rào cản trong thương mại quốc tế còn chưa đây đủ và đúng mức Thông tin về tình hình diễn biến và dự báo còn chưa đầy đủ, kịp thời và thiếu chính xác Muốn vượt rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải có đầy đủ thông tin về mức độ, áp dụng ra sao… tuy nhiên thực tế thì thông tin còn rất hạn chế và thiếu chính xác.
Sức cạnh tranh của các sản phẩm còn kém hơn so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới Muốn xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài và cạnh tranh thắng lợi thì cần có sức cạnh tranh cao hơn
Hàng rào về tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… không chỉ đòi hỏi cao về mức độ đáp ứng mà còn hết sức phức tạp về thủ tục hành chính Việt Nam lại chưa có các các phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn, cơ quan giám định còn yếu về nhiều mặt nên chưa có các hiệp định công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và kiểm tra nên phải đưa hàng hóa ra nước ngoài giám định rất tốn kém Đây là một cản trở lớn cho hàng xuất khẩu thủy sản của ViệtNam.
Hiệp hội thủy sản Việt Nam nói riêng và các hiệp hội doanh nghiệp khác nói chung còn kém về tổ chức, tiềm lực tài chính và năng lực chuyên môn Tính liên kết trong hiệp hội còn lỏng lẻo…Hiệp hội chưa có khả năng tập hợp được các doanh nghiệp để đấu tranh hoặc chủ động thống nhất đối phó với các rào cản ở nước ngoài.
Hội nhập nghĩa là liên kết, mở rộng thị trường nhưng hầu hết các doanh nghiệp còn chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho vấn đề này Doanh nghiệp chưa thấy rõ tính liên kết, liên doanh với nước ngoài Kinh nghiệm đã cho thấy rằng, khi có yếu tố nước ngoài tham gia vào doanh nghiệp hoặc đóng góp vào giá trị sản phẩm thì việc vượt rào sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
3.2.2.Giải pháp về phía nhà nước
- Tăng cường công tác thông tin, phổ biến pháp luật và chính sách thương mại của các nước
Trong tình hình thế giới có nhiều biến động cả về kinh tế và chính trị các nước nhập khẩu luôn có sự thay đổi về pháp luật và chính sách thương mại để đối phó với sự biến động của tình hình thị trường Nếu các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam không có hoặc không biết thông tin về những thay đổi đó thì những chính sách này sẽ trở thành rào cản thương mại, còn nếu biết trước và biết cụ thể thì có thể dễ dàng đối phó để vượt qua.
- Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản về “chống bán phá giá”
Hiện tại các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội doanh nghiệp chưa phát huy được đầy đủ vai trò của mình trong việc giải quyết các vụ kiện liên quan đến các tranh chấp bán phá giá, vì vậy vai trò của các tổ chức và cơ quan nhà nứoc trở thành hết sức quan trọng Việt Nam phải đối phó với các vụ kiện bán phá giá như đã nói ở trên và nguy cơ về việc sử dụng rào cản thương mại này để bảo hộ sản xuất trong nước sẽ ngày càng gia tăng, vì thế chúng ta phải chủ động, sẵn sàng đối phó với các rào cản này. Để giải quyết có hiệu quả các tranh chấp liên quan tới bán phá giá, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo để các doanh nghiệp hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về Hiệp định chống bán phá giá của WTO, qua đó mà doanh nghiệp có các biện pháp phòng ngừa trước Khi đã xuất hiện các vụ tranh chấp cần chủ động vận động bằng nhiều con đường để các doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu không nộp đơn Một khi đã có sự vận động mà phía đối tác vẫn nộp đơn thì cơ quan có thâm quyền cần xem xét tính hợp lệ của đơn dựa trên 3 tiêu chí chủ yếu là đơn có đại diện cho ngành hàng không, các nhà sản xuất ủng hộ đơn có lớn hơn các nhà sản xuất phản đối đơn không và sản phẩm của ngành có phải là sản phẩm tương tự với mặt hàng nhập khẩu đang bị coi là bán phá giá không Ngoài ra, cần phải xem xét biên độ phá giá có cao hơn 2% giá xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu có cao hơn 3% tổng kim ngạch nhập khẩu ?
Khi cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu vẫn tiếp tục điều tra thì cần tiếp tục vận động họ không áp dụng biện pháp tạm thời với lý do hàng nhập khẩu chưa gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước Trong trường hợp việc áp dụng thuế chống phá giá là khó tránh khỏi thì có thể chủ động đề xuất cam kết tăng giá xuất khẩu để nước nhập khẩu dừng điều tra và giải quyết theo biện pháp hòa giải.
Cuối cùng, khi cam kết tăng giá xuất khẩu cũng không đựoc chấp nhận thì khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá là không thể tránh khỏi Tuy nhiên, cần tiếp tục vận động để mức thuế chống bán phá giá càng thấp càng tốt (có thể vận động những nhà sản xuất ở nước nhập khẩu sử dụng hàng nhập khẩu như nguyên liệu đầu vào và người tiêu dùng cuối cùng hàng nhập khẩu gây sức ép với cơ quan thẩm quyền áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ phá giá) Ngoài ra để chủ động hầu kiện hay kháng cáo trong những trường hợp cần thiết, cần phải chủ động chuẩn bị các chứng từ liên quan.
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình và kế hoạch hành động về nâng cao sức cạnh tranh nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của các nước nhập khẩu
Như chúng ta đã thấy, yêu cầu đối với hàng nhập khẩu của các nước ngày càng cao, đôi khi là có những đòi hỏi khá vô lý tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới thiết bị để áp dụng được các tiêu chuẩn quốc tế Nhưng có một vấn đề nảy sinh là các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do vậy khả năng đầu tư đổi mới là hết sức khó khăn Vì vậy để giải quyết được vấn để này cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước một cách có chọn lọc, có trọng điểm Đặc biệt, việc thực hiện có hiệu quả các chương trình và kế hoạch hành động để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm là hết sức quan trọng Khi các doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới thì việc vượt qua được các hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan sẽ trở nên dễ dàng hơn Nhà nước cần mở rộng hơn nữa quan hệ quốc tế để có sự công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn… nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp khi phải đối mặt với các loại rào cản này.
- Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp để vượt qua rào cản môi trường
Các yếu tố môi trường đang dần trở thành các rào cản đăc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam ví dụ như ở một số thị trường xuất khẩu lớn của nước ta như : Mỹ, EU… Nhà nước cần xây dựng xác định các tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp Việt Nam Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản đạt yêu cầu sinh thái, không gây hại cho môi trường
- Chính sách tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu
Trong khi nguồn tài nguyên ven bờ ở nước ta đã bị cạn kiệt do khai thác quá công suất chỉ còn tiềm năng tăng sản lượng bằng cách đánh bắt xa bờ, đánh bắt nước sâu và nuôi trồng thủy sản Theo Bộ thủy sản, hiện chúng ta mới chỉ khai thác được 13% trữ lượng và 25-26% khả năng khai thác cho phép. Điều kiện của nước ta rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm sú và tôm càng xanh, có giá trị xuất khẩu cao, để xuất sang thị trường Mỹ,
EU và Mỹ Tuy nhiên cần phải có sự quản lý và trợ giúp tài chính, kỹ thuật …của Nhà nước và cộng đồng quốc tế để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến thủy sản xuất khẩu, đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng ngặt nghèo từ phía các nhà nhập khẩu EU và Mỹ.
Bằng cách đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đăng ký thương hiệu sản phẩm trên thị trường thế giới, cần thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường, công tác quảng cáo, tiếp xúc khách hàng và hoàn thiện dịch vụ khách hàng Trong chiến lược cạnh tranh cần chú ý tới chiến lược giá, chất lượng hàng vì các rào cản thương mại mà EU, Mỹ sử dụng có luật bán phá giá và các hàng rào kỹ thuật Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cần chủ động phối hợp tốt hơn với Hiệp hội các nước xuất khẩu để đấu tranh chống lại việc áp đặt các hàng rào thương mại của các nước nhập khẩu, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, cá ba sa, tôm… Chỉ có như vậy mới có thể tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU và Mỹ.