Với việc tổ chức thành công một số hoạt động nêu trên, cùng với lợi thế về vị trí địa lý, Làng du lịch văn hóa các dân tộc Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành nơi bảo tồn và phát huy các
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của các ngành nghề dịch vụ du lịch tại Việt Nam và trên toàn thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng du lịch rất lớn, không chỉ với những cảnh quan tự nhiên xinh đẹp, đa dạng mà còn là các giá trị văn hóa độc đáo được thế hệ cha ông tạo dựng và gìn giữ cho đến nay
Tuy nhiên, nếu không có giải pháp gìn giữ và phát triển thì những giá trị, những di sản văn hóa đó cũng dễ bị xói mòn, lãng quên và có khả năng biến mất nhanh chóng Đặc biệt, những năm gần đây xu hướng phát triển có sự thay đổi, thời đại 4.0, thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước làm thay đổi nền văn hóa của một số dân tộc Những ảnh hưởng này, vừa góp phần phát triển kinh tế cho các dân tộc vừa góp phần giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc, các địa phương tuy nhiên điều đó cũng khiến nước ta đứng trước nguy cơ làm mất đi các giá trị bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Vì vậy, khi có đề xuất xây dựng “Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam” Nhà nước và các Bộ/ban/ngành đã nhất trí xây dựng với mục đích nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong sự phát triển chung của Việt Nam Đây là điều thực sự cần thiết cho hoạt động vừa phát triển đất nước vừa gìn giữ các giá trị văn hóa, để những giá trị văn hóa đó tiếp tục được phát triển trong xu thế giao lưu, hội nhập ngày nay
Có vị trí chiến lược, kết nối với nhiều tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ lớn thuận lợi và gần nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Sân golf Đồng Mô, Làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây, Vườn Quốc gia Ba Vì, K9 Đá chông,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng chính quyền nhân dân thành phố Hà Nội quyết định chọn Đồng Mô – thị xã Sơn Tây là nơi xây dựng làng văn hóa các dân tộc cho đồng bào các dân tộc Việt Nam
Kể từ khi đưa vào hoạt động từ ngày 19/9/2010, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, du lịch ý nghĩa nhằm quảng bá giá trị văn hóa của các dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam Mỗi tháng trong năm, làng văn hóa lại tổ chức các chủ đề khác nhau và gần đây nhất các chương trình đã tổ chức thành công như Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam”, Chợ phiên vùng cao, Khám phá nét ẩm thực các dân tôc, Với việc tổ chức thành công một số hoạt động nêu trên, cùng với lợi thế về vị trí địa lý, Làng du lịch văn hóa các dân tộc Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành nơi bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, là trung tâm du lịch, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách Tuy nhiên, hiện nay Làng Văn hóa các dân tộc chưa phát huy được hết các thế mạnh về tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực của mình vào việc thu hút khách du lịch đến đây
Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Giải pháp thu hút khách du lịch nội địa tại
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Hà Nội” là đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát: Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch nội địa tại khu du lịch Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch nội đia tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong thời gian tới
+ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động thu hút khách du lịch điểm đến + Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của khu du lịch Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
+ Phân tích thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch nội địa tại tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
+ Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết về hoạt động thu hút khách du lịch điểm đến
- Những đặc điểm cơ bản của Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
- Thực trạng thu hút khách du lịch nội địa tại Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
- Một số giải pháp nhắm thu hút khách du lịch nội địa đến Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Phương pháp nguyên cứu nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Tổng hợp thông tin và số liệu của khu du lịch số liệu từ các báo cáo về Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, các đề tài, các bài bài báo và các công trình nghiên cứu có liên quan
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
- Số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên phỏng vấn, khảo sát và bảng câu hỏi để có dữ liệu cụ thể và chính xác nhất
- Đối tượng điều tra: khách du lịch đã trải nghiệm dịch vụ du lịch của Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
- Số lượng điều tra: 50 người
- Nội dung điều tra: khảo sát thu thập các nội dung chủ yếu về đặc điểm của khách du lịch nội địa đến Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đánh giá của khách du lịch về điểm đến (các điểm tham quan, các khu mua sắm, dịch vụ, môi trường, mức độ an toàn), hành vi của khách (thời gian lưu trú, hình thức chuyến đi, nguồn thông tin tìm kiếm, các hoạt động khách tham gia)
5.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: là một phương pháp thống kê được sử dụng để tóm tắt, sắp xếp, đơn giản hóa, mô tả và trình bày dữ liệu đã thu thập dưới dạng số hoặc biểu đồ trực quan Phương pháp này giúp hiểu rõ được tính chất và biết được ý nghĩa của dữ liệu mà mình đã thu thập được qua quá trình điều tra Ngoài ra, còn có thể đơn giản hóa dữ liệu giúp việc phân tích dữ liệu đơn giản và hiệu quả hơn
Phương pháp so sánh: là một cách tiếp cận để đối chiếu và quan sát mối quan hệ của một đối tượng nghiên cứu với một đối tượng khác Phương pháp so sánh giúp tổng hợp được những nét chung, nét riêng của hoạt động thu hút khách du lịch, từ đó đưa ra các nhận xét về mặt ưu điểm và hạn chế đối hoạt động thu hút khách du lịch nội địa Phương pháp so sánh bao gồm so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối
So sánh số tuyệt đối bao gồm so sánh về chênh lệch kết quả kinh doanh, số lượt khách đến Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023
So sánh số tương đối: sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân
TĐPTLH: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế t i = y i
Yi: Chỉ tiêu năm trước
Yi-1: Chỉ tiêu năm sau ti: Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
Tốc độ phát triển bình quân: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế
Kết cấu nội dung khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch điểm đến Chương 2: Những đặc điểm cơ bản của Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Chương 3: Thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch nội địa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐIỂM ĐẾN
Du lịch và điểm đến du lịch
Du lịch ra đời xuất phát từ mong muốn tìm hiểu thế giới xung quanh của con người Con người luôn tò mò, muốn biết bên ngoài nơi cư trú của họ có cảnh vật ra sao, nền văn hóa của các dân tộc khác như nào hoặc đơn giản chỉ là tìm hiểu các loài động vật, thực vật trong tự nhiên Ngày nay, du lịch đã trở nên phổ biến và trở thành một ngành kinh tế mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để làm rõ khái niệm về du lịch, mỗi cách tiếp cận lại có thể có một khái niệm về du lịch
Theo Michael Coltman “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.”
Tổ chức du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO) lại cho rằng “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục dích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.”
Theo Giáo trình Kinh tế du lịch của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2006) lại cho rằng “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao dổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.”
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, theo khoản 5 Điều 3 Luật Du lịch 2017
Ngoài ra, để định nghĩa một cách đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã cho rằng “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm nhân tố cấu thành bao gồm Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành; Tài nguyên du lịch; Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.”
Khi nói đến hoạt động du lịch là nói đến hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu theo những mục đích khác nhau Địa điểm mà khách du lịch lựa chọn trong chuyến đi có thể là một địa danh cụ thể, một khu vực, một vùng lãnh thổ, một quốc gia hay một châu lục Trong các tài liệu khoa học về du lịch, các địa điểm này được gọi chung là điểm đến du lịch
Dựa vào tài nguyên du lịch hay cơ sở dịch vụ, mục đích chuyến đi của du khách để phân loại điểm du lịch gồm:
Điểm tài nguyên: Là một điểm du lịch có tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo để du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu Có thể là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên đặc biệt, di tích lịch sử - văn hóa, công trình sáng tạo, các giá trị nhân văn khác,
Điểm chức năng: Là một điểm du lịch có dạng địa hình đặc biệt hay các công trình tôn giáo, câu lạc bộ văn hóa – tín ngưỡng hoặc vườn quốc gia, khu nghỉ dưỡng, thu hút khách du lịch đến để nghiên cứu, vui chơi, thể thao, mạo hiểm, chữa bệnh,
1.1.3 Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Để cấu thành nên điểm du lịch cần tập trung thỏa mãn 5 yếu tố cấu thành cơ bản – hay còn gọi là quy tắc 5A:
Attractions – điểm đến hấp dẫn: Là bất kể những gì có giá trị thu hút du khách, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến cho chuyến đi của họ Các điểm hấp dẫn của một điểm đến du lịch dù mang đặc điểm nhân tạo, tự nhiên hay các sự kiến thì cũng tạo ra động lực ban đầu cho du khách
Access – giao thông thuận tiện: Những điểm du lịch có hệ thống thuận tiện như đa dạng các phương tiện đến, di chuyển trong khu vực dễ dàng, an toàn và nhanh chóng thường sẽ thu hút được nhiều khách đến hơn
Accommodation – nơi ăn uống nghỉ ngơi tiện nghi: Bao gồm dịch vụ lưu trú và ăn uống tại điểm đến, cung cấp đa dạng và gần như toàn diện nhu cầu cho một chuyến đi cơ bản
Amenities – các tiện nghi và dịch vụ hỗ trọ cá nhân: Không ít khách ngại mang vác đồ cồng kềnh khi đi du lịch nên có nhu cầu tìm mua các tiện nghi hay dịch vụ hỗ trợ cá nhân đểm đến để thuận lợi Đáp ứng các điều này không chỉ ghi điểm với khách du lịch mà còn tăng thêm doanh thu cho cơ sở
Khách du lịch và phân loại khách du lịch
1.2.1 Khái niệm khách du lịch
Theo Nhà kinh tế học người Áo – Jozep Stemder “Khách du lịch là những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để thỏa mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.”
Nhà kinh tế người Anh – Olgilvi lại cho rằng “Để trở thành khách du lịch cần có hai điều hiện sau: thứ nhất phải xa nhà một thời gian dưới 1 năm; thứ hai là phải dùng những khoản tiền kiếm được ở nơi khác.”
Luật Du lịch 2017 lại đưa ra rằng “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.”
1.2.2 Phân loại khách du lịch
Ngoài việc hiểu rõ các định nghĩa về khách du lịch, việc nghiên cứu cũng cần có sự phân loại chính xác để thuận lợi cho việc nghiên cứu Có nhiều cách để phân loại khách du lịch khác nhau như:
Theo Ủy ban thông lệ Liên hợp quốc:
- Khách tham quan du lịch là những cá nhân đi đến một đất nước khác ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong một khoảng thời gian không quá 12 tháng với
- Khách du lịch quốc tế là tất cả những khách du lịch đã ở lại đất nước mà họ đến ít nhất là một đêm
- Khách tham quan trong ngày là tất cả những khách tham quan mà không ở lại qua đêm tại đất nước mà họ đến
- Khách quá cảnh là khách không rời khỏi phạm vị khu vực quá cảnh trong thời gian chờ đợi giữa các chuyến bay hay tại sân bay hoặc tại các khu vực nhà ga khác
Tuy nhiên, theo Luật du lịch 2017, khách du lịch được chia thành 3 nhóm chính:
- Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài cứ trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch
- Khách du lịch ra nước ngoài: là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài
Bên cạnh đó, còn có các cách phân loại khác như:
- Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc: cơ sở của việc phân loại này xuất phát từ yêu cầu của nhà kinh doanh du lịch cần nắm được nguồn gốc khách Qua đó hiểu được mình đang phục vụ ai? Thuộc dân tộc nào? Để nhận biết được tâm lý của họ giúp việc phục vụ được tốt hơn và hiệu quả hơn
- Phân loại khách du lịch theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp: Cách phân loại này sẽ cho phép nhà cung cấp khám phá ra các yêu cầu cơ bản và những đặc điểm cụ thể về khách du lịch
- Phân loại theo khả năng thanh toán: Xác định rõ đối tượng có khả năng thanh toán cao hay thấy để cung cấp dịch vụ một cách tương ứng.
Kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một hoặc một số các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch, hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch rất đa dạng, phong phú, nó bao gồm các hoạt động: kinh doanh hướng dẫn du lịch, kinh doanh vận chuyển du lịch, kinh doanh buồng ngủ, kinh doanh hàng ăn uống, kinh doanh các dịch vụ khác như: Tắm hơi, massage, giặt là, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm…
Xét về mặt bản chất thì kinh doanh du lịch là mối quan hệ giữa hiện tượng kinh tế của các hoạt động liên quan đến du lịch Các hoạt động này được hình thành dựa trên sự phát triển của các sản phẩm và quá trình trao đổi mua bán du lịch trên thị trường Đặc điểm của sản phẩm kinh doanh du lịch:
- Có tính chất tổng hợp: là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, ăn uống,
- Chất lượng không đồng nhất: do cấu thành phụ thuộc vào tâm lý và cảm nhận của khách hàng
- Có tính chất vô hình: không bảo quản, lưu kho, lưu bãi và giá sản phẩm lữ hành có tính linh động cao
Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.
Hoạt động thu hút khách du lịch điểm đến
1.4.1 Vai trò hoạt động trong thu hút khách đến điểm du lịch
Vai trò hoạt động thu hút khách du lịch là rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia, địa phương hay một khu du lịch, điểm đến du lịch
Phát triển cơ sở hạ tầng: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ liên quan là hoạt động cực kỳ qua trọng nhằm thu hút khách du lịch
Quảng bá và tiếp thị: Việc quảng bá và tiếp thị về địa điểm du lịch thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, triểm lãm du lịch hay các sự kiện khác là điều cần thiết để cho du lịch trở nên hấp dẫn hơn với du khách
Bảo tồn và phát triển văn hóa: Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, di sản văn hóa, lễ hội truyền thống làm cho một địa điểm trở nên độc đáo và thu hút khách du lịch
Phát triển các hoạt động du lịch: Cung cấp các hoạt động và trải nghiệm đa dạng như tham gia các trò chơi dân gian, tham quan các công trình kiến trúc độc đáo
Tạo ra môi trường thân thiện với du khách: Việc tạo ra một môi trường an toàn, thoải mái và thân thiện với du khách sẽ giúp thu hút và giữ chân du khách quay trở lại
Phát triển các sản phẩm du lịch mới: Khám phá và phát triển các sản phẩm du lịch mới có thể thu hút các đối tượng khách hàng khác nhau và tao ra các trải nghiệm mới lạ, độc đáo
Những hoạt động này tạo ra nhằm một môi trường thu hút, thú vị cho khách du lịch, đồng thời góp phần vào việc thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế, doanh thu của địa phương hay khu du lịch
1.4.2 Nội dung hoạt động thu hút khách du lịch
1.4.2.1 Nghiên cứu thị trường Để nghiên cứu thị trường cần xác định được thị trường mục tiêu và nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch để từ đó đưa ra các giải pháp thu hút khách du lịch đối với khu du lịch
Thị trường mục tiêu là một nhóm người có một số đặc điểm chung về nhân khẩu học – được xác định là khách hàng tiềm năng cho một sản phẩm của doanh nghiệp Thị trường mục tiêu là nơi mà doanh nghiệp dồn nguồn lực để tiếp thị, truyền thông hàng hóa dịch vụ Để xây dựng thị trường mục tiêu cho từ cá nhân doanh nghiệp có 5 bước sau:
Nghiên cứu thị trường: Để xác định được thị trường mục tiêu một cách hiệu quả, cần thực hiện một số nghiên cứu Thu thập số liệu thống kê và dữ liệu nghiên cứu thị trường khác giúp bạn hiểu khách hàng tiềm năng và nhu cầu của họ, từ đó đưa ra quyết định tiếp thị tốt hơn
Phân tích sản phẩm, dịch vụ: Liệt kê danh sách từng tính năng của sản phẩm, dịch vụ và những lợi ích mà nó cung cấp
Nghiên cứu định tính và định lượng (có thể có hoặc không)
Phân khúc thị trường: Có thể có nhiều thị trường mục tiêu, dựa trên cách họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ Giai đoạn phân khúc thị trường – phân chia thị trường mục tiêu thành các phân khúc khác nhau, thu hẹp thị trường đối với nhóm người mua có các đặc điểm chính giống nhau Chúng bao gồm giới tính, tuổi, mức thu nhập, chủng tộc, học vấn, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, vị trí địa lý, sở thích, hành vi mua sắm, Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định thị trường mục tiêu, giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định khách hàng lý tưởng của mình cho từng phân khúc
Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học: Giới tính, tuổi, công việc, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, giáo dục, tôn giáo
Phân khúc thị trường theo địa lý: Nhắm mục tiêu đến các nhóm người tiêu dùng trong một khu vực địa lý cụ thể có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, tùy thuộc vào phạm vi kinh doanh
Phân khúc thị trường theo tâm lý
Phân khúc thị trường theo hành vi
Xác định khách hàng mục tiêu
Lực chọn chiến lược tiếp cận: Nhà tiếp thị có thể chọn một hoặc nhiều thị trường để nhắm mục tiêu nỗ lực của mình Các chiến lược thị trường mục tiêu có thể chia thành 3 loại:
Tiếp thị đa phân khúc: Thay vì chỉ tập trung vào một nhóm khách hàng duy nhấy, doanh nghiệp sẽ nhắm mục tiêu đến nhiều phân khúc thị trường khác nhau Mỗi phân khúc sẽ có những đặc điểm và nhu cầu riêng biệt, đòi hỏi chiến lược tiếp thị phù hợp
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du lịch
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du lịch, tuy nhiên có thể hiểu bao quát trong hai yếu tố lớn như sau:
Các yếu tố bên trong bao gồm cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, chiến lược kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, cơ sở vật chất Đây là các yếu tố tồn tại ngay trong chính doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và thu hút khách du lịch của các doanh nghiệp
Chủ trương, chính sách phát triển về phát triển du lịch, thu hút khách du lịch
Nguồn nhân lực: là yếu tố quan trọng hàng đầu, con người luôn đóng vai trò then chốt cho mọi hoạt động Trong du lịch, nhân lực được xem là yếu tốt quan trọng nhất và thể hiện rõ nhất chất lượng của điểm du lịch đó, thái độ của nhân viên tại điểm du lịch sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của du khách
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật: bao gồm toàn bộ nhà cửa, phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ du lịch được tốt, thỏa mãn các nhu cầu của khách như khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông, khu vui chơi giải trí, Cơ sở hạ tầng, vất chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội
Công tác tổ chức, quản lý du lịch
Các yếu tố bên ngoài bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, chính sách pháp luật, kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường văn hóa
Thái độ của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, sự trung thành của khách hàng và hình ảnh của doanh nghiệp
Nhà cung cấp: là những tổ chức, cá nhân cung cấp các nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp chẳng hạn như nguyên vật liệu, lao động Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chấp lượng, giá thành, thời gian sản xuất của sản phẩm/dịch vụ.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LÀNG VĂN HÓA –
Giới thiệu chung về Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Việt Nam tự hào là một quốc gia đa dạng về màu sắc văn hóa dân tộc Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc anh em đang sinh sống, mỗi dân tộc là một bức tranh đặc sắc, phong phú về đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần Trong thời kỳ hội nhập cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều giá trị văn hóa đang ngày một mai một, biến tượng và không còn được coi trọng Vì thế, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở nước ta được Đảng và Nhà nước quan tâm Một giải pháp được đưa ra là xây dựng khu Làng văn hóa dành riêng cho các dân tộc
Với mục tiêu là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc và để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình, nhằm để nơi đây trở thành trung tâm văn hóa, thể thao, du lịch mang tầm quốc gia, việc xây dựng Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng khác hoàn toàn với mô hình làng văn hóa như ở các địa phương trong cả nước Qua việc tái hiện và giới thiệu văn hóa sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu giao lưu, tìm hiểu văn hóa của du khách trong nước, giới thiệu về văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế Việc xây dựng LVH nhằm tạo nên một cảnh quan thiên nhiên, góp phần cân bằng sinh thái cho môi trường của Thủ đô Hà Nội, là nơi phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của nhân dân trong nước và du khách quốc tế, tạo động lực phát triển bền vững giữa văn hóa và du lịch, giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Với ý nghĩa là một trung tâm văn hóa, thể thao, du lich quốc gia, LVH sẽ tái hiện lại toàn bộ không gian văn hóa của 54 dân tộc anh em nhằm tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc, không gian kiến trúc, văn hóa, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể sẽ được bảo tồn và phát huy thông qua hoạt động của LVH thông qua các chủ thể văn hóa Ngoài việc bảo tồn các giá trị văn hóa của Việt Nam, LVH còn tái hiện với qui mô thu nhỏ một số di sản văn hóa nổi tiếng thế giới để nhân dân trong nước được tìm hiểu và tham quan mà không đi đâu xa như Vạn Lý Trường Thành, tháp Effen,
Mục tiêu chính là để chủ thể tự giới thiệu về mình, nơi đây trở thành một
“bảo tàng sống” để du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nhằm nâng cao giá trị, hình ảnh đất nước con người Việt Nam trên trường quốc tế
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Cuối năm 1988 đầu năm 1989, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và UBND TP Hà Nội đã đề xướng xây dựng dự án Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam với định hình ban đầu đây chỉ là một dự án với một làng nhỏ vài chục nhà sàn bên hồ Tây
Ngày 26/09/1992, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4375/KG nêu yêu cầu về việc cần kết hợp thêm mục đích du lịch cho Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Ngày 19/10/1992, Bộ Văn hóa - Thông tin cùng với UBND TP Hà Nội gửi Công văn số 3397.VX/UB báo cáo Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh nội dung cuộc họp giữa Bộ Văn hóa - Thông tin và UBND TP Hà Nội về việc thống nhất xây dựng Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Ngày 05/04/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định 503TC/QĐ thành lập Ban Chuẩn bị đầu tư với nhiệm vụ xây dựng Đề án chung xây dựng Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam Ban Chuẩn bị đầu tư đã làm việc với Hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Viện Văn hóa Dân gian về nội dung văn hóa dân tộc của dự án và đã tổ chức “Trưng cầu ý tưởng quy hoạch Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, mời 05 đơn vị trong nước và 01 đơn vị nước ngoài tham vấn, đồng thời tổ chức một số triển lãm các ý tưởng quy hoạch để giới thiệu, xin ý kiến các nhà chuyên án tiền khả thi - Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam Đầu tháng 09/1995, dự án tiền khả thi được hoàn thành, trình Chính phủ và Bộ Kế hoạch - Đầu tư Ngày 21/8/1997, Chính phủ ra Quyết định số 667/TTg do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký phê duyệt Quy hoạch tổng thể và nêu rõ tên dự án “Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam”
Ngày 16/6/1999, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam chính thức được thành lập tại Quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, triển khai hàng loạt các công việc trong đó đặc biệt coi trọng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác rà phá bom mìn, khảo sát khảo cổ học và thực hiện các dự án bước đầu về hạ tầng kỹ thuật chung Lễ khởi công công trình Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra vào ngày 3/10/1999, chính thức đánh dấu sự hình thành Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Từ chức năng nhiệm vụ là một đơn vị dự toán cấp III, hoạt động như một Ban Quản lý dự án, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức là cơ quan tương đương Tổng cục, đơn vị dự toán cấp I tại Quyết định số 15/2006/QĐ-TTg ngày 18/01/2006 Tiếp đó, các Quyết định 95/2008/QĐ-TTg ngày 10/7/2008; Quyết định 39/QĐ-TTg ngày 15/7/2014 tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ ban hành, ngày càng hoàn thiện hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tại thời điểm tác giả tiến hành khảo sát, Quy hoạch chung Làng Văn hoá-
Du lịch các dân tộc Việt Nam đã có bước phát triển so với Quy hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 667/QĐ-TTg Cụ thể, tổng diện tích thực hiện dự án từ 874,26 ha (535,2 ha diện tích đất và 339,5 ha diện tích đất có mặt nước) gồm 6 khu chức năng, sau khi sáp nhập thêm phần diện tích của Công ty Dịch vụ và Thuỷ sản Đồng Mô (Nông trường Đồng Mô cũ) đã nâng tổng diện tích toàn dự án Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam lên 1544 ha Ngày 15/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1689/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam với tổng diện tích 1544 ha gồm 7 khu chức năng như hiện nay
Sơ đồ 2.1: Quy hoạch chung 7 phân khu chức năng thuộc Làng Văn hóa –
Du lịch các dân tộc Việt Nam
Về vị trí chức năng, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam là tổ chức tương đương Tổng cục trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo quy định của pháp luật Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng; là đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc Trung ương (đơn vị dự toán cấp I), được quyết định thu, chi ngân sách thuộc các lĩnh vực đầu tư phát triển, hành chính sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật Đây là một bước phát triển rất lớn so với thời kỳ mới thành lập, Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam chỉ là đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng, thực hiện chức năng quản lý đầu tư xây dựng và tổ chức, quản lý các hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Cùng với sự phát triển về vị trí, chức năng, tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng có sự thay đổi Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam có hệ số chức vụ tương đương với Tổng cục trưởng (1,25) Bộ máy từ chỗ là đơn vị dự toán cấp III với 9 phòng ban gồm: Văn phòng, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Kế hoạch đầu tư và Quản lý dự án, Phòng Bảo vệ và 03 Ban Quản lý dự án, theo Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 15/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Quản lý Làng Văn hoá- Du lịch các dân tộc Việt Nam là đơn vị dự toán cấp I với tổ chức bộ máy trực thuộc gồm 6 đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức Cán bộ, Ban Kế hoạch Tài chính, Ban Nghiệp vụ Văn hoá dân tộc, Ban Đối ngoại và Xúc tiến đầu tư, Ban Quy hoạch Kiến trúc và Môi trường, 3 đơn vị sự nghiệp gồm: Ban Quản lý Khu các làng dân tộc, Tạp chí Làng Việt, Trung tâm Thông tin Dữ liệu và 3 Ban Đầu tư và Xây dựng: Ban Đầu tư và Xây dựng 195, Ban Đầu tư và Xây dựng 307, Ban Đầu tư và Xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung
Công tác đầu tư xây dựng cũng có những bước phát triển đáng ghi nhận Sau khi hoàn thành cơ bản công tác đền bù giải phóng mặt bằng, hiện Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đang triển khai thực hiện 7 dự án đầu tư xây dựng, gồm: Dự án Hạ tầng kỹ thuật chung, Dự án Khu các làng dân tộc
I, II, III, IV, Dự án Khu Đầu làng và Dự án hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan Khu các làng dân tộc Làng được qui hoạch với 7 phân khu chức năng chính bao gồm: Khu các Làng dân tộc; Khu Di sản văn hóa thế giới; Khu Trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí; Khu công viên bến thuyền; Khu dịch vụ, du lịch tổng hợp; Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô; Khu Quản lý điều hành văn phòng
2.1.3 Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam có tổng diện tích 1.544ha, nằm ở phía Nam hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội hơn
Cơ cấu tổ chức, công tác quản lý tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò quan trọng, quyết định toàn bộ hoạt động của tổ chức Một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ giúp cho mọi người thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi và có hiệu quả đồng thời góp phần gắn mục tiêu riêng của từng bộ phận với nhau và phục vụ mục tiêu chung của tổ chức Đó là nhân tố quyết định sự thành công trong hoạt động của một cơ quan, đơn vị
Việc thiết lập cơ cấu tổ chức giúp cho người lao động hiểu rõ được vị trí, tổ chức Cơ cấu tổ chức phù hợp không chỉ có ảnh hưởng tích cực tới sự thực hiện công việc của người lao động mà còn ảnh hưởng tới tinh thần và hiệu quả đối với công việc của họ
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam do Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trực tiếp quản lý Xuất phát từ tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ cùng với sự phát triển của dự án trên diện tích rộng lớn, Chính phủ cũng rất quan tâm đến tổ chức, bộ máy quản lý của LVH Từ khi đươc thành lập đến nay, tổ chức bộ máy quản lý của Ban Quản lý LVH liên tục được kiện toàn, phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý đối với dự án
Qua tìm hiểu thực tế tại Làng, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng có những sự thay đổi Từ một đơn vị trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch) thực hiện chức năng như một Ban quản lý dự án, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam là cơ quan tương đương Tổng cục, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu hình quốc huy, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng
Cụ thể, theo Quyết định số 39/2014/QĐ-TTg ngày 15/7/2014, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam gồm có:
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Chú thích: => mối quan hệ trực tuyến
Trưởng ban và không quá 3 Phó Trưởng ban; 9 đơn vị, bao gồm: Văn phòng; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Kế hoạch - Tài chính; Ban Quy hoạch, Kiến trúc và Môi trường; Ban Nghiệp vụ văn hoá dân tộc; Ban Đối ngoại và Xúc tiến đầu tư; Ban Quản lý Khu các làng dân tộc; Trung tâm Thông tin - Dữ liệu; Tạp chí Làng Việt Trưởng ban Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam quyết định thành lập các Ban Đầu tư và Xây dựng trực thuộc để thực hiện các dự án đầu tư
Theo quy định của pháp luật Trưởng ban Ban Quản lý Làng Văn hoá -
Du lịch các dân tộc Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức giúp việc và các đơn vị trực thuộc
Ban Quản lý khu các làng dân tộc: Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, có chứ năng quản lý, khai thác các công trình, dự án thuộc Khu các làng dân tộc, tổ chức giữ gìn, bảo tồn, phổ biến và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật Ban Quản lý Khu các làng dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản mở tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng; trụ sở đặt tại Đồng Mô – Sơn Tây – Hà Nội Nhiệm vụ là tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin, vui chơi giải trí và các hình thức tuyên truyền giới thiệu về di sản văn hóa dân tộc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; Hướng dẫn, phục vụ nhân dân trong nước và khách nước ngoài tham quan, nghiên cứu tại Khu các làng dân tộc; thực hiện các hình thức tuyên truyền về văn hóa thông qua các tài liệu, hiện vật trưng bày giới thiệu các tư liệu, hiện vật về văn hóa (văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) và nghiên cứu ứng dựng khoa học kỹ thuật vào hoạt động của BQL; Tổ chứuc thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hạ tầng, cảnh quan và các công trình thuộc Khu các làng dân tộc
2.2.1 Đặc điểm nhân lực của Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Trong những năm vừa qua, công tác tuyển chọn đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc
Việt Nam được quan tâm Tuy nhiên nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nói chung, của Khu các làng dân tộc nói riêng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng
Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ, biên chế thuộc bộ máy quản lý hành chính của Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao trong tổng biên chế hành chính của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; biên chế sự nghiệp của Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam do Trưởng ban Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam quyết định, tổng số biên chế công chức, viên chức và lao động hợp đồng của Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo kế hoạch chỉ tiêu biên chế là 289 người, gồm:
Biên chế công chức: 35 chỉ tiêu
Biên chế viên chức: 112 chỉ tiêu
Lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 142 chỉ tiêu
Tuy nhiên, tại thời điểm năm 2023, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam có tổng số 254 công chức, viên chức, người lao động trong đó công chức là 28 người, viên chức là 102 người
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam
TT Đơn vị Số lượng
II Khối quản lý nhà nước
2 Ban Tổ chức Cán bộ 04 1,57
3 Ban Kế hoạch Tài chính 04 1,57
4 Ban Đối ngoại và Xúc tiến đầu tư 03 1,18
5 Ban Quy hoạch, kiến trúc và Môi trường 02 0,79
6 Ban Nghiệp vụ văn hoá dân tộc 04 1,57
III Khối đơn vị sự nghiệp và các Ban Đầu tư và Xây dựng
1 Ban Quản lý Khu các làng dân tộc 99 42,53
3 Trung tâm Thông tin Dữ liệu 10 3,94
4 Ban Đầu tư và Xây dựng 195 17 6,69
5 Ban Đầu tư và Xây dựng 307 09 3,54
6 Ban Đầu tư và Xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung 14 5,51
(Nguồn:BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Theo số liệu thống kê trình độ đào tạo của công chức, viên chức, người lao động, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam 01 Tiến sĩ (chuyên ngành Du lịch), 13 Thạc sĩ (các chuyên ngành Văn hóa học, lịch sử, bảo tàng, quảng trị kinh doanh), 42 cử nhân và tương đương, 16 cử nhân cao đẳng và trung cấp
Bảng 2.2: Thống kê lao động xét theo trình độ tại BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ĐVT: người
STT Trình độ Số lượng
(Nguồn: BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu nhiệm vụ, Giám đốc Ban Quản lý Khu các làng dân tộc trình Trưởng ban thành lập các phòng chuyên môn nghiệp vụ khác trực thuộc Ban Quản lý Khu các làng dân tộc theo quy định của pháp luật
Thực trạng về các tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất – kỹ thuật của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam với lợi thế địa hình bán sơn địa có đồi núi, có thung lũng bao quanh là mặt nước hồ Đồng Mô với diện tích rộng lớn khoảng 1544 ha Tại Làng các công trình được rải rác trên đồi, thung lũng với địa hình phong phú thể hiện sự phân bố các làng dân tộc trải rộng mọi miền tổ quốc Hiện nay, đang đưa vào hoạt động Khu các làng dân tộc
Khu các làng dân tộc I bao gồm công trình kiến trúc, cảnh quan, không gian văn hóa của 28 đồng bào dân tộc vùng rẻo cao, thung lũng, trung du thuộc các vùng văn hóa Đông Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ như: Lô Lô,
Pu Péo, Hà Nhì, Mường, Hmông, Dao, Thái, Khơ mú, Tày, Cống, La Hủ, Tại đây những ngôi nhà, những bản làng của đồng bào được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống và giữ hình dạng truyền thống, khung nhà được dựng bằng những thân gỗ to hoặc bằng thân cây tre, nứa, mái nhà được lợp bằng lá từ những cây có sẵn bên ngoài tự nhiên như lá cọ, tranh, mía, Bên cạnh đó, các tài nguyên nhân văn được song song gìn giữ và phát triển như điệu múa xòe của các cô gái Thái, điệu múa khèn của chàng trai Mông, điệu múa bông của người Mường, tăng bu dỗ ống, hay điệu múa ong eo lại thuộc quyền sở hữu của người Khơ Mú Đặc biệt, được thưởng thức những món ăn đậm chất núi rừng Tây Bắc như: cá nướng, lợn quay, khau nhục, mèn mén, thắng cố, rượu ngô…
Khu các làng dân tộc II - là không gian văn hóa của 18 dân tộc vùng Trường Sơn Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ như Ba na, Bru – Vân Kiều, Tà ôi, Xơ đăng, Hre, Tại đây các ngôi nhà được xây dựng với mái nhà rông cao vút, ngôi nhà dài của chế độ mẫu quyền bên ngoài các ngôi nhà là những bậc thang lên xuống dành riêng cho nam giới và nữ giới, ngoài ra gần nhà của đồng bào các dân tộc là khu tượng gỗ nhà mồ Tây Nguyên Ngoài ra, nơi đây còn đang bảo tồn và gìn giữ các loại nhạc cụ dân tộc của đồng bảo Tây Nguyên như cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng hay những bài hát, điệu nhảy đặc trưng của từng dân tộc
Khu các làng dân tộc III - nơi bảo tồn phát huy văn hóa của 4 dân tộc vùng Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ với hệ ngôn ngữ Môn Kh’mer và Nam Đảo: Chăm, Kh’mer, Chơ Ro và Chu Ru 12 công trình kiến trúc thuộc khu các làng dân tộc III có đặc trưng là nhà sàn, cột gỗ, vì kèo gỗ, mái lợp tranh, mái lá và bên cạnh nhà ở là các công trình phụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình Làng dân tộc Chăm (An Giang) có 2 nhà ở, làng dân tộc tộc Chăm (Ninh Thuận) có 2 nhà ở, 1 nhà bếp, 1 chuồng gia súc, làng dân tộc Kh’mer có 2 nhà ở, làng dân tộc Chơ ro có 2 nhà ở và làng dân tộc Chu ru có 2 nhà ở Điểm nhấn của Khu các làng dân tộc, với hai công trình kiến trúc tâm linh: quần thể chùa Kh’mer và quần thể tháp Chăm Các công trình kiến trúc của người Chăm và người Kh’mer mang nhiều giá trị văn hóa và nghệ thuật cũng như kiến trúc Quần thể chùa Kh’mer đưa vào phục vụ tín ngưỡng, tâm linh của bà con đồng bào cũng như khách tham quan thập phương đến với LVH Ngôi chùa được phục dựng theo nguyên mẫu của chùa Kh’leang tỉnh Sóc Trăng vì vậy từ màu sắc đến các họa tiết trên các bức phù điêu đều giống như vậy Đối với quần thể tháp Chăm cũng được phục dựng theo tháp Poklongarai ở Ninh Thuận, du khách tham quan hay các nhà nghiên cứu khi đến đây có thể tìm hiểu về cách thức xây dựng đặc biệt của quần thể này Tại khu làng III còn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc tại đây du khách sẽ được hòa mình vào những điệu múa truyền thống của đồng bào Chăm và Kh’mer hay tham gia vào các lễ hội truyền thống của dân tộc Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ như cổng chào, khu dịch vụ đón tiếp, nhà triểm lãm quản lý điều hành, nhà dịch vụ phục vụ nghỉ ngơi, nghiên cứu khoa học, lầu vọng cảnh và các công trình cảnh quan, cây xanh
Khu cụm làng IV gồm các công trình văn hóa và cảnh quan các dân tộc đa văn hoá cư trú ở vùng bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng duyên hải, triền sông, thị trấn, thị tứ thuộc nhiều vùng văn hóa Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu và hiện nay đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
Ngoài các tài nguyên và cơ sở vật chất – kỹ thuật tại các cụm làng, hiện nay LVH đã hoàn thiện hệ thống không gian cảnh quan, cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô Khu các làng dân tộc với tổng diện tích là 198,61 ha, nơi đây ngoài sự đa dạng và đặc sắc về hình thái của hàng trăm công trình kiến trúc và các hoạt động văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Ta cần phải kể đến sự tương hỗ của các công trình cảnh quan, cây xanh với gần 300 loài thực vật bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, cây thảm, phù hợp vùng miền văn hóa từ đó môi trường du lịch sinh thái hấp dẫn
Ngoài ra, hiện nay LVH còn tiếp giáp với tuyến đường Đại lộ Thăng Long kéo dài kết nối cổng chính của Làng (cổng A) với các nút giao thông khác đảm bảo an toàn và thuận lợi Về phía đông bắc có Quốc lộ 21 tiếp giáp cổng phụ B của Làng tạo khả năng di chuyển, tiếp cận nhiều hướng Không chỉ với sự phát triển của tuyến đường giao thông bên ngoài mà mạng lưới giao thông nội bộ của LVH đã hoàn thiện, các khu chức năng trong LVH đều có trục đường giao thông chính với chiều rộng 12.5m Bên cạnh đó, để đảm bảo vấn đề không ùn tắc giao thông vào các dịp tổ chức sự kiện lớn, BQL đã xây dựng 3 bãi đỗ xe với sức chứa lớn đảm bảo cho các phương tiện khi đến tham quan tại đây
Những điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng là điều kiện tiền đề cho hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại đây, cũng là góp phần vào việc thu hút khách du lịch tại LVH.
Nhận xét chung
LVH là một địa điểm có vị trí vô cùng thuận lợi cho du khách Hà Nội và các tỉnh lân cận có thể dễ dàng di chuyển đến đây, cùng với đó là sự song song phát triển các loại hình du lịch đa dạng và gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào 54 dân tộc Hàng năm, LVH luôn đón được nhiều lượt đồng bào đến sinh hoạt và hoạt động tại đây, tái hiện được một số lễ hội dân gian truyền thống, trò chơi dân gian, dân ca dân vũ đặc trưng của từng dân tộc và tái hiện được phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt của đồng bào ngay tại Làng
Ngoài ra, LVH có đội ngũ cán bộ, nhân viên luôn được quan tâm, đào tạo thường xuyên liên tục để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách đến với Làng Đặc biệt với chính sách để chủ thể tự giới thiệu về mình, đồng bào khi về Làng sinh sống hay hoạt động đều được hỗ trợ, hướng dẫn về cách thức hoạt động và đón du khách nhưng không làm mất đi giá trị văn hóa vốn có, riêng biệt của chủ thể
BQL đã xây dựng và tổ chức được đa dạng các hoạt động, chương trình tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật đa dạng, hấp dẫn góp phần tạo được sự thích thú, hấp dẫn đối với du khách, vừa góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đến gần hơn với du khách
Do việc quy hoạch còn nhiều thiếu sót, chưa được đồng bộ dẫn đến nhiều công trình chưa được hoàn thiện, vẫn đang trong quá trình xây dựng dù đã trải qua nhiều năm Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng và vận hành còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn ngân sách Nhà nước không đủ đáp ứng theo kế hoạch làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, thiếu cơ sở pháp lý để huy động đồng bào tham gia sinh hoạt tại LVH
Các công trình dịch vụ còn thưa thớt, nằm khá xa nhau chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách khi đến với LVH
Tính kế hoạch trong các chương trình chưa cao nên thường gặp khó khăn trong việc cân đối giữa nhân lực và ngân sách, gặp nhiều khó khăn trong việc xã hội hóa, vận động tài trợ còn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước Bên cạnh đó, do tính chất của khu du lịch nhiều nét văn hóa của các dân tộc đang dần bị thay đổi không còn giữ được nét đặc trưng của mình.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI LÀNG VĂN HÓA – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
3.1.1 Số lượng khách du lịch
Hiện nay, LVH thu hút được khoảng 500.000 nghìn lượt khách/năm tuy nhiên so với những điều kiện và lợi thế của Làng lượng khách đến còn ít và theo mùa tập trung từ tháng 01 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12
Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 kéo dài đất nước chưa thực sự mở cửa đón du khách trở lại hoạt động tham quan, du lịch, khách du lịch trong nước còn dè dặt trong việc đi du lịch đến những địa phương khác ngoài nơi cư trú do lo sợ lây lan dịch bệnh vì vậy lượng khách đến LVH còn ít, có những tháng không có khách du lịch đến, các hoạt động du lịch bị trì trệ rất nhiều so với trước dịch
Bảng 3.1: Thống kê số lượng khách tham quan tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 Tháng
Số lượng khách(người) TĐPTLH (%) TĐPTBQ
(Nguồn: BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Qua bzảng số liệu trên có thể thấy rằng, số lượt khách đến LVH đang tăng dần qua các năm và có sự khác nhau qua các tháng Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh LVH thu hút được 118.098 lượt khách Đến năm 2022 tăng 33,45% so với năm 2021 đạt 353.017 lượt khách/năm Trên thực tế, số lượng khách thường đến tập trung vào một số thời điểm trong năm gọi là mùa cao điểm và người lại Đối với LVH khoảng thời gian từ tháng 6 – tháng 8 có thể gọi là tháng du lịch thấp điểm bởi khí hậu của LVH năm ở Sơn Tây thời tiết oi nóng, đây không phải địa điểm quá lý tưởng cho lựa chọn của du khách vì vậy lượt khách đến LVH vào các tháng này thường ít hơn nhiều so các khoảng thời gian khác trong năm
Bên cạnh số lượng khách đến LVH được tính theo từng giai đoạn để có sự so sánh rõ rệt giữa các năm thì hàng năm LVH đã thống kê số lượt khách đến theo từng nhóm đối tượng, để từ đó tìm ra được nhóm đối tượng mục tiêu mà LVH muốn hướng đến, từ đó đưa ra được các giải pháp thu hút nhóm đối tượng này và những nhóm đối tượng còn hạn chế
Bảng 3.2: Thống kê khách tham quan tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam theo từng đối tượng Đối tượng khách Năm TĐPTLH (%) TĐPTBQ
(Nguồn: BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam) Đối tượng khách đến với LVH bao gồm nhiều nhóm đối tượng bao gồm cả người lớn, trẻ em, học sinh sinh viên và cả những nhóm đối tượng đặc biệt được miễn giảm 50% và miễn phí 100% Năm 2021 nhóm đối tượng khách người lớn chiếm số lượng cao nhất đạt 60.966 lượt khách/năm, hiện nay nhóm khách này vẫn đang trên đà tăng trưởng ổn định, tốc độ phát triển bình quân qua giai đoạn 2021 – 2023 đạt 178,9% Đối tượng khách học sinh là nhóm khách có sự tăng trưởng rõ rệt và mạnh mẽ nhất, có thể thấy năm 2021 chỉ có 19.152 lượt khách/năm đến năm 2023 đã lên đến 237.608 lượt khách/năm do vậy tốc độ phát triển bình quân đạt 352,22%
3.1.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Doanh thu chính tại LVH hiện nay là từ việc bán vé vào cổng và vé xe điện
Bảng 3.3: Doanh thu các dịch vụ tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm TĐPTLH (%) TĐPT
Doanh thu từ bán vé
Doanh thu từ xe điện
(Nguồn: BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Hiện nay, LVH tổ chức được đa dạng các dịch vụ để thu hút khách du lịch trên, có thể thấy doanh thu của LVH năm 2021 chỉ đạt tổng doanh thu 5.814.710.000 tỷ đồng nhưng do dịch bệnh covid – 19 kéo dài, lượng khách đến ít, nhu cầu sử dụng dịch vụ không lớn Từ năm 2022 – 2023, thời kỳ mở cửa phát triển trở lại, lượng khách đến ngày càng dông, du khách có nhu cầu sử dụng đa dạng các dịch vụ vì vậy doanh thu đã tăng đáng kể, TĐPT bình quân đạt 199,12% Tuy nhiên, có thể thấy với quy mô rộng lớn, đa dạng các dịch vụ và tài nguyên như LVH thì tổng doanh thu qua các năm chỉ đạt mức như vậy là chưa thực sự hiệu quả Tổng doanh thu còn quá thấp so với những gì mà Làng đang sở hữu và so với mức đầu tư từ Chính phủ.
Thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
3.2.1 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Với tiềm năng du lịch sẵn có tại LVH bao gồm tiềm năng về tự nhiên, các yếu tố về tâm linh và các giá trị văn hóa của 54 dân tộc Theo bảng số liệu về các đối tượng khách có thể thấy, trong giai đoạn 2021 – 2023 đối tượng khách của LVH chủ yếu là khách nội địa và qua các năm lượng khách này vẫn liên tục tăng
Bảng 3.4: So sánh số lượng khách nội địa và khách quốc tế tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 Đối tượng khách
(Nguồn: BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Tuy nhiên, việc phân đoạn thị trường được phân đoạn theo đối tượng khách nội địa và quốc tế để có thể phục vụ tốt nhất các dịch vụ liên quan cho cả hai nhóm đối tượng này
BQL LVH khi đưa các dịch vụ vào khai thác và hoạt động cũng đã nghiên cứu nhu cầu, mong muốn và tâm lý của khách du lịch và khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng nhằm đảm bảo thỏa mãn được yêu cầu của khách khi đến KDL Hiện nay, LVH đã đưa thêm nhiều dịch vụ hấp dẫn, phát triển thêm các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm và đặc biệt chú trọng, phát triển du lịch văn hóa vì đây là thế mạnh của LVH bởi đây là nơi sinh sống, hoạt động và tái hiện không gian văn hóa, lễ hội của cộng đồng 54 dân tộc Ngoài ra, có thể chia thị trường khách thành khách du lịch đơn thuần với mục đích đến đây để tham quan, giao lưu, vui chơi và đối tượng khách công vụ chủ yếu là người nghiên cứu, giảng viên, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng về lĩnh vực văn hóa, xã hội đến để tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa và cộng động dân tộc
Ngoài ra, LVH có thể phân đoạn thị trường theo các tiêu chí như tâm lý khách và hành vi tiêu dùng thông qua các phiếu khảo sát hay hành vi mua của khách
3.2.2 Chính sách sản phẩm thu hút khách du lịch
Hiện nay, LVH đã tạo ra được đa dạng sản phẩm du lịch đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Việc phát triển các sản phẩm du lịch phải đảm bảo phù hợp với văn hóa tại LVH, phù hợp với mong muốn và sở thích của khách du lịch nhằm thu hút hơn nữa du khách đến với LVH và tạo ra được nét riêng biệt, độc đáo mang dấu ấn riêng cho nơi đây
Bảng 3.5: Danh mục dịch vụ tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam STT Các loại hình dịch vụ
2 Dịch vụ trải nghiệm không gian kiến trúc nhà dân tộc
3 Dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động tìm hiểu văn hóa, dân tộc, trò chơi dân gian
6 Dịch vụ hỗ trợ hoạt động các gian hàng tại chợ phiên vùng cao
(Nguồn: BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Các hoạt động văn hoá tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng ngày càng được tổ chức thường xuyên với nhiều quy mô khác nhau Từ sự kiện Ngày hội văn hoá các dân tộc Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 18 - 20/11/2005, đến thời điểm tác giả khảo sát, Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã đều đặn tổ chức 3 sự kiện thường niên gồm:
Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” được tổ chức vào dịp đầu năm mới, giới thiệu nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc khi đón năm mới Trong dịp này, Chủ tịch nước sẽ tới thăm và chúc tết cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam
Chương trình “Bản sắc văn hoá Việt Nam” được tổ chức vào dịp 19/4 hàng năm là hoạt động chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” được tổ chức từ 18/11 đến 23/11 hàng năm
Ngoài các hoạt động được tổ chức với nội dung thiết thực, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, gắn với các sự kiện tiêu biểu hàng năm của dất nước, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động theo từng tháng với chủ đề phù hợp và các hoạt động tái hiện đời sống của một số dân tộc:
Mường, Thái, Ba na, Ê đê, Khmer, diễn ra hàng ngày tại Khu các làng dân tộc
Dịch vụ vận chuyển khách của LVH trong những năm qua đã được đầu tư, đưa các tuyến xe điện vào hoạt động nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu di chuyển của khách du lịch khi đến tham quan tại LVH Việc đưa dịch vụ xe điện vào phục vụ hoạt động tham quan tại LVH góp phần giảm thải khói bụi, giảm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên tại đây Hiện nay có tuyến xe bus đón khách từ Hà Nội đến ngay cổng LVH điều này giúp khách du lịch có nhiều lựa chọn về phương tiện cho chuyến đi của bản thân nhất là đối với các bạn học sinh, sinh viên
Bên cạnh đó, LVH đã và đang xây dựng đa dạng các loại hình dịch vụ khác nhằm thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm giúp du khách cho nhiều hơn nữa các hoạt động thú vị Hiện nay, Làng đang trong quá trình xây dựng khu trung tâm vui chơi giải trí và sẽ sớm đưa vào hoạt động đón du khách Các sản phẩm của LVH đưa ra đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng điều này giúp thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm Những chính sách sản phẩm góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh, thu hút khách du lịch Các dịch vụ này không chỉ đảm bảo về chất lượng, giá thành mà còn đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của du khách
Giá của dịch vụ hay sản phẩm tại điểm đến tham quan là một trong những điều quan tâm đầu tiên và quan trọng trong chính sách thu hút khách du lịch của bất kỳ điểm đến nào cũng như của khách du lịch Đối với LVH đây là một khu du lịch văn hóa được Nhà nước đầu tư vốn 100% vào khu các làng dân tộc và song song với đó do nằm ở vị trí ngoại thành mức chi tiêu cho các sản phẩm có giá thành rẻ hơn, vì vậy giá các loại hình dịch vụ tại đây thường không quá cao, phù hợp với mọi đối tượng khách Các chính sách giá dịch vụ tại đây không có sự phân chia cụ thể theo từng đối tượng khách mà đều có bảng giá cụ thể, phù hợp với nhu cầu và sự lựa chọn của du khách Khách nội địa hay quốc tế đề
Bảng 3.6: Danh mục giá vé tham quan tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam ĐVT: đồng
STT Nội dung Giá vé
- Người từ đủ 60 tuổi trở lên
- Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
- Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về
“Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”
+ Nhân dân ở vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu xa theo quy định 135 của CP
+ Ngưởi có công với cách mạng:
* Cán bộ lão thành CM, Cán bộ tiền khời nghĩa
* Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, mẹ
* Thương binh, ngưới hưởng chính sách như thương bệnh binh
* Các đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh và người có công (được đi xe vào)
+ Người thuộc chính sách XH:
* Người tàn tật, người già cô đơn
* Các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ XH
* Học sinh dân tộc nội trú
- Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-
CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
(Nguồn: BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Việc áp dụng các chính sách ưu đãi vào giá vé giúp thu hút khách du lịch, và đa dạng các nhóm đối tượng đến với LVH Ngoài ra, có thể thấy mức giá trên là không có cao đối với giá vé vào cổng một khu du lịch văn hóa đáng trải nghiệm như tại đây Song song với việc bán vé vào cổng, do để di chuyển vào bên trong khu các làng dân tộc khá xa, BQL có đưa vào hoạt động loại hình xe điện và bán vé xe điện với mức giá cũng rất phù hợp cho khách và các chính sách ưu đãi với từng nhóm đối tượng khách du lịch vẫn được áp dụng
Bảng 3.7: Danh mục giá dịch vụ xe điện ĐVT: đồng
1 Xe điện tuyến bus liên tuyến (đối với người lớn)
2 Xe điện tuyến bus liên tuyến (trẻ em từ
6 tuổi, sinh viên, người từ đủ 60 tuổi)
3 Xe điện theo tour (13 – 15 người lớn trên 1 xe)
(Nguồn: BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Có thể thấy, việc áp dụng các chính sách giá, ưu đãi, giảm giá vé vào cổng, vé dịch vụ xe điện tại LVH phù hợp với mọi đối tượng và góp phần thu hút khách du lịch đến trải nghiệm
3.2.4 Các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh
Với sự phát triển ngày càng rộng rãi của các nền tảng mạng xã hội, để bắt kịp xu hướng, cộng nghệ hiện đại ngày nay LVH đã có các kênh truyền thông để dễ dàng tiếp cận đến khách du lịch Đăng tải, cập nhật các thông tin giới thiệu về LVH, các tin tức, lễ hội đã, đang và sẽ được tổ chức tại Làng, hay các hoạt động xúc tiến đầu tư để đẩy nhanh tốc độ xây dựng các dự án và các thông tin cơ bản, hữu ích liên quan đến điểm du lịch để du khách có thể tìm hiểu, các thông tin này được đăng tải trên trang web langvanhoavietnam.vn
Đánh giá của khách hàng đối với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt
3.3.1 Yếu tố về văn hóa, nghệ thuật, con người
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào 54 dân tộc Hiện nay, Làng đón được đồng bào 16 dân tộc về sinh sống và hoạt động tại LVH, ngoài ra hàng năm vẫn đón nhiều lượt đồng bào về luân phiên tổ chức các lễ hội, hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ cùng du khách Dịp cuối tuần hay các ngày quan trọng các lễ hội tái hiện và các chương trình dân ca dân vũ của các dân tộc được diễn ra thường xuyên nhằm thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và trải nghiệm các hoạt động tại đây
Bên cạnh các hoạt động văn hóa tinh thần, các hoạt động văn hóa vật chất luôn được diễn ra hàng ngày Vào các ngày thường, các hoạt động vẫn được diễn ra như giao lưu cùng khách du lịch, tập múa hát các bài hát truyền thống của dân tộc, nữ dệt vải, nam bắt cá, đẽo tượng Những hình ảnh giản dị đời thường của đồng bào tại đây càng làm rõ nét hơn nữa hình ảnh đời sống sinh hoạt động, đưa những hoạt động đó đến gần hơn với du khách
Khi đến với LVH, du khách được tham quan, tìm hiểu kiến trúc độc đáo của các ngôi nhà sàn của đồng bào Tây Bắc hay những ngôi nhà dông của đồng bào Tây Nguyên, hay các công trình kiến trúc tâm linh độc đáo như Tháp Chăm của người Chăm, Chùa Kh’mer của người Kh’mer Bên cạnh đó, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ dưới những mái nhà đang ngồi dệt vải để tạo ra những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình, hình ảnh những người đàn ông khỏe mạnh trong nhà đan lát những dụng cụ cho gia đình, hay tạc tượng, đẽo những món đồ trang trí Khác với những khu du lịch hiện đại như hiện nay, đến với LVH du khách được trải nghiệm không gian văn hóa gần gũi và mới lạ Chính những điều này đã góp phần thu hút khách du lịch tại đây
3.3.2 Dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng và hướng dẫn Để khách du lịch quyết định lựa chọn LVH là địa điểm vui chơi, nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần hay vào các ngày nghỉ của bản thân và gia đình, việc tư vấn chăm sóc khách là điều rất quan trọng Đây là bước giải đáp các thắc mắc, nhận những yêu cầu của khách trước khi đến đây để có những lựa chọn tốt nhất
Dựa theo kết quả khảo sát điểm trung bình về mức độ hài lòng của khách du lịch về dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng, hướng dẫn đạt điểm đánh giá trung bình là 4,27 điểm tương đương mức chất lượng rất tốt Điều này cho thấy, các yếu tố này đã đáp ứng, làm hài lòng được các yêu cầu cần thiết về thông tin điểm đến, dịch vụ đối với khách hàng Tuy nhiên vẫn cần chú trọng cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ và thông tin để du khách tìm hiểu được nhiều thông tin hơn cho chuyến đi
Bảng 3.9: Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng, hướng dẫn tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Các tiêu chí đánh giá
Tổng số phiếu Điểm trung bình
Dịch vụ chăm sóc khách hàng, tư vấn tham quan
Thông tin tư vấn đầy đủ, tin cậy - - 8 27 15 50 4,14
Hướng dẫn viên nhiệt tình, chuyên nghiệp
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát) 3.3.3 Yếu tố tổ chức tại điểm tham quan
Tại mỗi điểm du lịch, việc tổ chức các hoat động tại đó là điều rất quan trọng các địa điểm phải đáp ứng được sư phong phú, đa dạng trong các hoạt động Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hạ tầng tại LVH cần được duy tu thường xuyên tránh tình trạng các công trình hạ mục xuống cấp gây mất mĩ quan cho du khách đến tham quan
Bảng 3.10: Đánh giá của khách du lịch đối với cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Các tiêu chí đánh giá
Tổng số phiếu Điểm trung bình
Các địa điểm tham quan phong phú, hấp dẫn
Cơ sở vật chất tại các điểm tham quan đáp ứng được yêu cầu
Phương tiện di chuyển giữa các điểm thuận lợi - 3 17 18 12 50 3,78
Mức độ an toàn tại các điểm tham quan - - 8 23 19 50 4,22 Điểm trung bình 3,98
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát) Đánh giá của du khách về tổ chức hoạt động tham quan, cơ sở hạ tần tại LVH đạt 3,98 điểm đây là mức đánh giá tốt trên thang điểm vì vậy nên tiếp tục phát huy những thế mạnh này Tuy nhiên, theo bảng đánh giá trên, có thể thấy vẫn có những đánh giá không hài lòng về dịch vụ của LVH điều này cho thấy trong dịch vụ di chuyển vẫn còn những hạn chế nhất định cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục điều đó góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ tại LVH thu hút khách du lịch
Bảng 3.11: Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ ăn uống tại Làng Văn hóa
– Du lịch các dân tộc Việt Nam
Các tiêu chí đánh giá
Tổng số phiếu Điểm trung bình
Số lượng điểm bán đồ ăn đáp ứng nhu cầu của du khách
Giá cả dịch vụ ăn uống hợp lý - - 11 28 11 50 4 Điểm ăn uống hợp vệ sinh - - 15 26 9 50 3,88 Đồ ăn đa dạng, phù hợp với khẩu vị của du khách
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Mặc dù mức đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ ăn uống tại LVH đạt điểm trunng bình là 3,84 điểm mức đánh giá tốt, giữa các yếu tố có sự chênh lệch về mức độ đánh giá nhưng không quá lớn Số lượng điểm bán đồ ăn đáp ứng nhu cầu của du khách vẫn có những đánh giá không hài lòng, điều nay cho thấy vẫn còn hạn chế về các điểm bán tại LVH Vì vậy, BQL nên tiến hành quy hoạch, thêm mới bổ sung một số điểm bán hàng hoặc máy bán hàng tự động nhằm đảm bảo nhu cầu mua sắm của khách đến với LVH
3.3.5 Đánh giá mực độ hài lòng chung của du khách
Dựa trên các đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ, điểm đến tham quan tại LVH từ đó khách hàng có những đánh giá chung về các dịch vụ tại đây
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ hài lòng chung tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Các tiêu chí đánh giá
Tổng số phiếu Điểm trung bình
Hài lòng với chất lượng dịch vụ tư vấn
Hài lòng với chất lượng dịch vụ tham quan
Hài lòng với chất lượng dịch vụ ăn uống
Hài lòng với chất lượng quà lưu niệm - 5 11 25 9 50 3,76 Điểm trung bình 4,01
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Theo các tiêu chí đánh giá và thang điểm về mức độ hài lòng dịch vụ chung có thể thấy các tiêu chí đều được đánh giá ở thang điểm tốt Tuy nhiên có thể thấy tại tiêu chí về sự hài lòng của khách hàng với chất lượng quà lưu niệm còn thấp hơn so với các tiêu chí khác, vẫn có 5 phiếu không hài lòng điều này cho thấy đây là điều mà BQL cần đưa ra các giải pháp cải thiện và khắc phục để chất lượng các dịch vụ đồng đều hơn và có nhừn đánh giá tích cực hơn từ khách hàng.
Nhận xét chung
3.4.1 Những kết quả đạt được
Hiện nay, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã và đang được Nhà nước tập trung đầu tư cùng các doanh nghiệp đầu tư hoàn thiện theo mô hình công viên chuyên đề, một tổ hợp văn hóa thể thao và du lịch quy mô lớn, là trọng tâm trọng điểm góp phần phát triển du lịch Việt Nam Sau khi đưa vào hoạt động Làng VHDL đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút của khách du lịch tại Hà Nội Cùng với nhiều sự kiện văn hóa thể thao, LVH tổ chức nhiều ngày lễ lớn của đất nước, đã có trên 50 cộng đồng dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền đã hội tụ tại ngôi nhà chung – LVH để hoạt động luân phiên, định kỳ theo kế hoạch hàng năm nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa, giao tiếp cộng đồng, trình diễn trang phục truyền thống, dân ca, dân vũ, giới thiệu ẩm thực dân tộc, nghề thủ công truyền thống (đan lát, dệt vải, đẽo tượng, ), trò chơi dân gian (ném còn, đánh cù, đi cà kheo, ) và tái hiện một số lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc Trong các hoạt động đó việc tái hiện những lễ hội dân gian đặc sắc gắn với không gian văn hóa, tín ngưỡng phong tục tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc, các vùng miền, địa phương trong cả nước đã góp phần bảo tồn giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống tại LVH, phục vụ du khách trong và ngoài nước tham quan, tìm hiểu về những nét văn hóa lâu đời của dân tộc Các chương trình đều được kiểm duyệt trước khi đưa ra tổ chức đã góp phần bảo tồn những giá trị nguyên gốc làm nên những nét đặc trưng tiêu biểu của từng dân tộc, duy trì nét đẹp, tích cực phù hợp với thị hiếu và nhu cầu về đời sống tinh thần văn hóa của người dân, đồng thời giúp phát hiện, loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu nhất là những lễ hội gắn với mê tín dị đoan như cúng đuổi tà ma, lên đồng,
Theo thống kê, trên cả nước hiện có hơn 8000 lễ hội lớn nhỏ trong đó khoảng 80% là các lễ hội dân gian Trong các loại hình lễ hội, lễ hội dân gian đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Do đó, với hàng loạt những lễ hội được nghiên cứu, phục dựng và được chính đồng bào các dân tộc đóng vai trò chủ thể thực hiện, tái hiện lại trong không gian của LVH không chỉ phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo môi trường văn hóa lành mạnh mà còn tạo sức hấp dẫn lớn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh, giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu về nguồn tài nguyên văn hóa của các địa phương trên toàn quốc, chú trọng đến các di sản có giá trị lịch sử đồng thời quan tâm đến các di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Ngoài chức năng tái hiện, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của 54 dân tộc anh em LVH cũng đã giới thiệu đất nước, con người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, giới thiệu các di sản văn hóa nổi tiếng của thế giới kết hợp với các dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
LVH đã đóng vai trò là nơi giao lưu, gìn giữ các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc khi tham gia vào quá trình xây dựng chương trình hoạt động luân phiên của cộng đồng các dân tộc và vận hành những hoạt động đó ở khu các làng dân tộc Đây là điểm nổi bật trong việc kết hợp giữ bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung Thông qua cơ chế để chủ thể tự giới thiệu về mình góp phần giúp chủ thể văn hóa được tôn trọng đồng thời cũng ý thức được vai trò trách nhiệm của mình trong việc sáng tạo, bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa đó đến với du khách
Hiện nay, LVH đã đáp ứng đặc những yêu cầu cơ bản là mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có tính kế thừa, phát huy đồng thời đáp ứng và làm thỏa mãn những nhu cầu văn hóa ngày càng đa dạng của du khách Tiêu biểu là các hoạt động mang tính sự kiện như “Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”, “Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam” (19/4), “Tuần Đại đoàn kết các dân tộc Việt độc đáo đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam góp phần gắn kết các dân tộc anh em lại gần nhau hơn, là cơ hội gặp gỡ, giao lưu cho tất cả du khách trong và ngoài nước với đồng bào các dân tộc Ngoài ra, cùng với việc tổ chức ngày càng có tính chuyên nghiệp cao, phong cách phục vụ ấn tượng, chu đáo, phù hợp với chủ thể văn hóa trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu và cùng du khách trải nghiệm những sản phẩm văn hóa của dân tộc mình tạo nên sự gần gũi và hấp dẫn cho bất kỳ ai khi đến với LVH mà không phải qua trung gian hay gián tiếp nào Đây cũng là điểm khác biệt góp phần thu hút khách du lịch
Bên cạnh các hoạt động nhằm giới thiệu đến du khách các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc, LVH đã song song phát triển các dịch vụ khách như dịch vụ lưu trú, ăn uống cho du khách khi đến tham quan tại LVH Ngay trong Làng có nhiều khu nhà được xây dựng theo lối kiến trúc của một số dân tộc đáp ứng cho du khách nghỉ trưa hay nghỉ qua đêm tại đây và có phục vụ ăn uống cho du khách các món ăn mang đậm nét truyền thống của đồng bào các dân tộc tùy vào nhu cầu của du khách Ngoài việc ăn uống tại nhà nghỉ được đặt trước, du khách khi đến với LVH cũng có thể liên hệ với nhà của đồng bào để đặt đồ ăn mang hương vị Tây Bắc, Tây Nguyên hay của đồng bào vùng duyên hải miền Trung do chính tay đồng bào chuẩn bị Điều này khiến du khách cảm thấy thích thú hơn, cảm nhận được rõ ràng hơn hương vị đặc trưng của từng vùng miền trên dải đất hình chữ S mà không cần phải đi đâu xa
3.4.2 Những tồn tại, hạn chế Được đưa vào hoạt động từ năm 2010 đến nay, không gian cảnh quan của Làng cơ bản đã hoàn thành là địa điểm hấp dẫn du khách tham quan, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế
Việc quy hoạch chưa được đồng bộ dẫn đến nhiều công trình vẫn chưa được hoàn thiện như khu Di sản văn hóa thế giới, Công viên bến thuyền, Trung tâm văn hóa – vui chơi giải trí vẫn đang xây dựng và hoàn thiện Hàng năm LVH đón đồng bào các dân tộc về sinh sống và hoạt động tại Làng nhằm để chủ thể tự giới thiệu về mình, tuy nhiên do thời tiết tại khu vực Sơn Tây khá nắng nóng nên du lịch thường theo mùa khách du lịch tập trung từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, các tháng hè thường không có khách đến Làng hoặc khách đến lẻ tẻ Điều này khiến chủ thể văn hóa không có nhiều cơ hội để tự giới thiệu về bản sắc đặc trưng của cộng đồng dân tộc mình
Bên cạnh đó, trong quá trình đầu tư xây dựng và vận hành, BQL LVH cũng gặp nhiều khó khăn như nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm không đáp ứng theo kế hoạch làm ảnh hưởng tiến độ xây dựng dự án, thiếu cơ sở pháp lý trong việc huy động đồng bào các dân tộc tham gia hoạt động tại Làng, Hiện nay, các nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi giải trí, các dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách bên trong Làng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, các dịch vụ khác cũng cách Làng khoảng 5-10km đi chuyển vì vậy không thể níu chân du khách ở lại tham gia các hoạt động của LVH
Các công trình tại LVH còn thưa thớt, qui hoạch không gian giữa các khu chức năng khá xa nhau Những ngôi nhà sàn nằm rải rác cũng là điều gây khó khăn cho du khách khi đến tham quan tại Làng Hơn nữa, đối với đồng bào các dân tộc sinh sống ở vùng cao sớm quen với những nơi có khí hậu mát mẻ, ôn hòa khi về sinh sống tại Sơn Tây cũng mất nhiều thời gian để thích nghi Mặc dù có diện tích rộng nhưng lại khá xa chợ hay các cửa hàng, đồng bào khi về Làng để sinh sống và hoạt động gặp nhiều khó khăn, thức ăn và đồ dùng thiết yếu thường được mua trước cả tuần và dự trữ
Nhiều hoạt động còn bị động, các hoạt động được tổ chức tại LVH thường có quy mô trung bình và lớn Tuy nhiên kế hoạch tổ chức sự kiện thường chỉ xác định trong năm vì vậy khi triển khai thường gặp khó khăn, bị động đặc biệt là khi triển khai phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan Bên cạnh đó, hiện còn thiếu tính hệ thống trong tổ chức sự kiện, hoạt động văn hóa nên chưa đạt được được hiệu quả tính liên kết các sự kiện, chưa huy động được nhiều đồng bào, dân tộc tham gia vào các hoạt động Do tính kế hoạch chưa cao nên các sự kiện thường gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối giữa nhân lực và ngân sách vì vậy gặp nhiều khó khăn trong công tác xã hội hóa, vận động tài trợ mà phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước là chính
Ngoài ra, có một số nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc đang bị thay đổi do việc đưa vào tiếp đón nhiều đoàn du khách, không có người nhắc nhở và giới thiệu với du khách những điều đó Hướng dẫn viên khi đưa khách đến LVH cũng chưa hiểu hết về từng dân tộc nên không thể giới thiệu hay nhắc nhở kịp thời cho du khách về các ứng xử văn hóa cần thiết Chẳng hạn như đồng bào dân tộc Thái có tục, “tang quản” (cầu thang lớn phía trước) chỉ dành riêng cho con trai và khách nam, nữ giới phải đi “tang chan” (cầu thang nhỏ phía sau nhà” Tuy nhiên, với lượng khách đến đông tất cả du khách đều đi theo lối cầu thang lớn, lâu dần hình thành thói quen và cũng không còn ai nhắc nhở nữa điều này sẽ khiến nét văn hóa đó dần mai một.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại Làng Văn hóa –
Du lịch các dân tộc Việt Nam
3.5.1 Giải pháp về hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá qua nhiều phương tiện, tạo ra các sản phẩm truyền thông có ý nghĩa mang nhiều dấu ấn, truyền tải được các thông điệp, giá trị văn hóa đối với du khách nhằm tăng thị hiếu đối với người xem từ đó thu hút du khách đến tham quan tại LVH
Tập trung vào nhóm đối tượng nghiên cứu văn hóa do nhóm này thường lưu trú dài ngày, khả năng chi tiêu tương đối cao, đặc biệt ít có tác động đến tài nguyên môi trường và không bị chi phối bởi yếu tố thời vụ trong du lịch Song song với đó, mở rộng thị trường hướng đến nhiều nhóm đối tượng khác như đối tượng là học sinh hay các gia đình Hiện nay, tại các trường học việc đưa học sinh đi trải nghiệm là một hoạt động thường xuyên vì vậy cần kết hợp việc tham quan và học tập các giá trị văn hóa từ chính chủ thể văn hóa để dễ dàng tiếp cận với nhóm đối tượng này Bên cạnh đó, những nhóm đối tượng là một phần giúp quảng bá hình ảnh đời sống, con người tại LVH đến gần hơn với những xung quanh
3.5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch dịch vụ
Lợi thế của LVH là sản phẩm du lịch văn hóa, do đó cần có những kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn du khách, đưa ra những sản phẩm du lịch chỉ LVH mới có Bên cạnh đó, trong chuỗi các hoạt động đang diễn ra tại LVH, BQL LVH cần làm tốt các sự kiện “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” diễn ra vào dịp năm mới với sự tham dự và chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam của Chủ tịch nước được diễn ra hàng năm, tiếp tục nghiên cứu, đưa ra các kế hoạch tạo ra các sản phẩm đặc thù mang nét riêng biệt, có dấu ấn riêng của Làng
Chú trọng xây dựng thêm các dịch vụ đi kèm tham quan như nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí để thu hút được đa dạng đối tượng khách và kéo dài thời gian ở tại LVH của khách du lịch Việc đầu tư xây dựng các công trình trên cũng góp phần tăng mức chi tiêu của du khách khi đến với LVH giúp tăng doanh thu cho LVH, cũng góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách đối với việc đi du lịch như hiện nay
Cần làm phong phú hơn hệ thống trưng bày các di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc, tăng cường xây dựng mô hình nhà ở, kiến trúc đặc sắc của các dân tộc đặc biệt lưu ý đến đặc điểm văn hóa vùng miền Duy trì phục dựng, giữ gìn và bảo vệ những ngôi nhà của đồng bào dân tộc để có thể đến với du khách về không gian văn hóa của các dân tộc
Thường xuyên tổ chức, tái hiện các lễ hội của các dân tộc khác nhau trên khắp đẩt nước, đón nhiều lượt đồng bào về sinh sống tại LVH để thuận tiện cho việc giao lưu giữa đồng bào và du khách Tạo sự thích thú, gần gũi khiến du khách có mong muốn quay trở lại Làng Mở rộng thêm các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch kết hợp các hoạt động mang bản sắc của từng vùng vào dịp cuối tuần góp phần tăng sức hấp dẫn đối với điểm điển, cũng như mong muốn đến hay quay trở lại của du khách đối với LVH
Mở rộng thêm các loại hình dịch vụ khác như thuê sân bãi phục vụ tổ chức teambuilding, dịch vụ cho thuê xe đạp, cắm trại ngoài trời kết hợp BBQ, đây là những loại hình dịch vụ hiện đang được du khách yêu thích và sẵn sàng chi trả để được sử dụng khi đến tham quan
Quy hoạch không gian Khu các làng dân tộc một cách cụ thể, chi tiết, phát huy tính liên vùng, trong vùng du lịch nhằm tạo điều kiện cho đồng bào sinh hoạt và hoạt động tại Làng cũng như thuận tiện hơn cho việc tham quan, trải nghiệm của du khách khi đến với LVH
3.5.3 Liên kết, hợp tác với các đơn vị du lịch trong vùng
LVH có thể kết hợp với các tuyến du lịch khác trong vùng như tuyến LVH – K9 Đá chông – Creative world, LVH – K9 Đá chông – Đảo ngọc xanh, Làng cổ Đường Lâm – Đền Và – LVH, góp phần tăng lượng khách đến trải nghiệm tại Làng và thu hút nhiều nhóm đối tượng hơn Ngoài ra, có thể kết nối với các khách sạn, nhà hàng ở khu vực gần đó để được giới thiệu nhiều hơn về Làng đến với du khách
Liên kết với các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong khu vực để giới thiệu du khách đến với LVH cũng như đến với điểm trên, tạo mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, thu hút khách du lịch đến với LVH, tránh sự cạnh tranh quá lớn giữa các điểm tham quan
Tham gia các sự kiện, triển lãm du lịch tại thành phố Hà Nội cũng như của khu vực Sơn Tây, Ba Vì Đây là sự kiện góp phần thu hút du khách tìm hiểu, đưa ra lựa chọn đến với LVH
3.5.4 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan bằng việc tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viêN du lịch và thuyết minh viên tại điểm về kiến thức, cách ứng xử với khách Tổ chức lại việc đón tiếp, giới thiệu, trưng bày và tổ chức các sự kiện tránh cảm giác nhàm chán đối với du khách Thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ trong du lịch cho cán bộ, nhân viên tại Làng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch Ngoài ra, cần tăng cường, đào tạo hệ thống nhân viên lái xe điện cần chuyên nghiệp có tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp hơn nữa Có thể tăng cường thêm xe điện phục vụ cho những ngày đông khách như lễ hội tránh xảy ra tình trạng quá tải khiến du khách phải chờ lâu Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nâng cao vai trò cộng đồng trong hoạt động quản lý tại LVH cần được BQL quan tâm nhiều hơn Nâng cao nhận thức pháp luật về di sản văn hóa thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại LVH để từ đó du khách có cái nhìn trách nhiệm và thích thú hơn khi đến tham quan, tìm hiểu tại đây.