1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Với việc tổ chức thành công một số hoạt động nêu trên, cộng với lợi thế về vị trí của Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam, Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam hoàn toàn c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN LÀNG

VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Hoa Mã số sinh viên : 2044070042

Lớp: K65 – Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Giáo viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Phượng

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sự kính trọng tới thầy cô Trường Đại học Lâm Nghiệp, thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Ths.Nguyễn Thị Phượng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt này

Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban quản lý và toàn thể anh chị trong Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan

Do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và Ban quản lý, các anh chị trong Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để khóa luận tốt nghiệp đạt được kết quả tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Nội dung nghiên cứu 3

6 Kết cấu nội dung của khóa luận 4

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Khái niệm du lịch 5

1.1.2 Khái niệm khách du lịch và khách du lịch quốc tế 5

1.1.3 Khái niệm về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế 7

1.1.4 Khái niệm về làng văn hóa 7

1.1.5 Khái niệm về Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam 8

1.3.5 Tăng cường an ninh và an toàn 12

1.4 Lợi ích của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế 13

1.4.1 Lợi ích đối với khu du lịch 13

1.4.2 Lợi ích đối với địa phương 13

1.4.3 Lợi ích đối với nền kinh tế 13

Trang 4

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC

DÂN TỘC VIỆT NAM 15

2.1 Giới thiệu về Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam 15

2.1.1 Thông tin cơ bản 15

2.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 22

2.4 Đặc điểm về lao động tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam 27

2.5 Doanh thu của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam giai đoạn 2021-2023 29

3.1.1 Kết quả thu hút khách du lịch quốc tế 33

3.1.2 Thực trạng các hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam 36

Trang 5

3.3.1 Giải pháp về marketing 51

3.3.2 Giải pháp về hợp tác và liên kết 52

3.3.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ 52

3.3.4 Giải pháp về đa dạng hóa các dịch vụ du lịch 54

3.3.5 Giải pháp về an ninh và an toàn 55

3.4 Kiến nghị với cơ quan nhà nước 55

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

2 BVHTT Bộ văn hóa thể thao

4 HS, SV Học sinh, sinh viên

14 VHDL Văn hóa du lịch 15 VHTT&DL Văn hóa thể thao và Du lịch

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam xét theo vị trí phòng ban(tính đến 31/12/2023) 27Bảng 2.2 Cơ cấu lao động xét theo trình độ tại Làng VHDL các DTVN 28Bảng 2.3 Cơ cấu lao động xét giới tính của Làng VHDL các DTVN 29Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo chức danh nghề nghiệp tính đến 31/12/2023 29Bảng 2.5 Doanh thu của Làng VHDL các DTVN gia đoạn 2021-2023(ĐVT: VND) 30Bảng 3.1 Số lượt khách du lịch quốc tế dến Làng VHDL các DTVN giai đoạn 2021-2023 (lượt khách) 33Bảng 3.2 Số lượt khách du lịch quốc tế xét theo độ tuổi đến Làng VHDL các DTVN giai đoạn 2021-2023(lượt khách) 34

Bảng 3.3 Số lượt khách du lịch quốc tế xét theo giới tính đến Làng VHDL các

DTVN giai đoạn 2021-2023(lượt khách) 34Bảng 3.4 So sánh khách du lịch nội địa và quốc tế đến Làng VHDL các DTVN giai đoạn 2021-2023( lượt khách) 35Bảng 3.5 Một số trò chơi dân gian phổ biến tại Làng VHDL các DTVN 39Bảng 3.6 Một số khóa đào tạo giành cho nhân viên năm 2023 44Bảng 3.7 Khung thời gian của các nhóm hoạt động tại Làng VHDL các DTVN 45Bảng 3.8 Bảng sản phẩm dịch vụ tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam 46Bảng 3.9 Bảng giá vé và dịch vụ xe điện tại Làng VHDL các DTVN 47

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ du lịch toàn cầu, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng du lịch rất lớn, không chỉ bởi hệ thống cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà còn bởi vốn văn hóa tinh thần, vừa đa dạng, độc đáo vừa mang đậm bản sắc dân tộc

Tuy nhiên, di sản văn hóa cũng dễ bị xói mòn và luôn có khả năng biến mất nhanh chóng Đặc biệt trong những năm gần đây, dưới tác động của cơ chế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã tác động lớn đến văn hóa dân tộc Ảnh hưởng mạnh mẽ này giúp các dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa, làm giàu thêm vốn văn hóa của mình nhưng cũng đứng trước nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Vì vậy, chủ trương của nhà nước và ngành du lịch xây dựng các Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam (viết tắt là Làng VHDL các DTVN) là nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong sự phát triển chung của Việt Nam, đại diện cho đất nước và để những giá trị văn hóa tiếp tục tỏa sáng trong xu thế giao lưu, hội nhập

Có vị trí chiến lược, kết nối với nhiều tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ lớn thuận lợi và gần nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Sân golf Đồng Mô, Làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây, Vườn Quốc gia Ba Vì, K9 Đá chông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng chính quyền nhân dân thành phố Hà Nội quyết định chọn Đồng Mô – thị xã Sơn Tây là nơi xây dựng làng văn hóa các dân tộc cho đồng bào các dân tộc Việt Nam

Kể từ khi khai trương vào ngày 19/9/2010, Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, du lịch ý nghĩa nhằm quảng bá giá trị văn hóa của các dân tộc anh em sinh sống trên đất Việt Nam Vừa qua, Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức thành công các hoạt động như Đêm văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Gala Ngày di sản văn hóa Việt Nam, Hội chợ cao nguyên, Ngày hội đoàn kết nhằm gắn kết các dân tộc Việt Nam Với việc tổ chức thành công một số hoạt động nêu trên, cộng với lợi thế về vị trí của Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam, Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam hoàn toàn có

Trang 9

thể trở thành nơi bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, là trung tâm du lịch, là điểm đến hấp dẫn của đất nước, khu vực

Tuy nhiên, hiện nay, sự phát triển của ngành du lịch tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát triển hiệu quả, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, còn nhiều vấn đề bất cập Việc khai thác các hoạt động du lịch chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế Với mong muốn có nhiều hơn nữa khách du lịch trên toàn thế giới biết đến và lựa chọn Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam trở thành điểm đến của họ, từ đó góp phần thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của đất

nước, em chọn đề tài: “Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Phân tích thực trạng, các hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến du lịch Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Thực trạng các hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Làng văn

hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

Trang 10

- Số liệu thứ cấp: Từ năm 2021 đến năm 2023 - Số liệu sơ cấp: Tháng 4/2024

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng thông tin và số liệu từ các báo cáo về Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam, các giáo trình, các trang web, các đề tài, các bài báo và các công trình nghiên cứu có liên quan

Phương pháp xử lý số liệu:

- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp và xử lý số liệu  Phương pháp thống kê mô tả: Nhằm tóm tắt và trình bày đặc điểm của nhóm số liệu về: Số lao động, kết quả kinh doanh, số lượt du khách,…Từ đó nêu lên được những đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu

 Phương pháp so sánh : gồm so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối So sánh số tuyệt đối bao gồm so sánh về chênh lệch kết quả kinh doanh qua các năm, số lượng khách đến Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam năm 2022 so với năm 2021 và năm 2023 so với năm 2022

So sánh tương đối: Sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân

Công thức tính: Tốc độ phát triển liên hoàn = 𝑆ố 𝑙𝑖ệ𝑢 𝑛ă𝑚 𝑠𝑎𝑢

5 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế - Đặc điểm chung về Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

Trang 11

- Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

- Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

6 Kết cấu nội dung của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế

Chương 2: Đặc điểm chung về Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam Chương 3: Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 1.1 Một số khái niệm cơ bản

Theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới: Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở ngoài nới cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

Như vậy có thể kết luận, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

1.1.2 Khái niệm khách du lịch và khách du lịch quốc tế

Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến du lịch với các mục đích như nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm gia đình

Theo Tổ chức du lịch Thế giới, khách du lịch là những người có các đặc trưng sau: - Là người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình;

- Không theo đuổi mục đích kinh tế; - Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên;

Trang 13

- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy quan niệm của từng nước Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, thì : “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”

Như vậy, Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng lịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian một năm

Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài

- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam

- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch

- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài

Khách du lịch quốc tế(International tourist) Năm 1937, Uỷ ban thống kê của Hội Quốc liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc ngày nay) đã đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau: Khách du lịch quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24 giờ

Theo khái niệm nêu trên, xét về mặt thời gian, khách du lịch quốc tế là những người có thời gian viếng thăm (lưu lại) ở quốc gia khác ít nhất là 24 giờ Trên thực tế, những người đến một quốc gia khác có lưu trú qua đêm mặc dù chưa đủ thời gian 24 giờ vẫn được thống kê là khách du lịch quốc tế

Nhóm khách du lịch quốc tế được phân thành 2 loại:

Khách du lịch quốc tế đi vào (Inbound Tourist): là người nước ngoài và người

của một quốc gia nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó đi du lịch

Khách du lịch quốc tế đi ra (Outbound Tourist): Là công dân của một quốc gia

và người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch

Trang 14

1.1.3 Khái niệm về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế

Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về tình hình và thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến một địa phương trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng, tuy nhiên, hầu hết ở các nghiên nghiên cứu này, khái niệm “hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” ít khi được đưa một cách hoàn chỉnh mà được biểu hiện dưới dạng liệt kê các hoạt động nhằm mục đích thu hút khách du lịch quốc tế Như vậy "hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” có thể hiểu là những việc làm khác nhau nhằm mục đích thu hút, lôi kéo sự chú ý của khách du lịch quốc tế Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương là tổng hợp các hoạt động nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng khách du lịch quốc tế từ nước ngoài đến du lịch tại địa phương mình

Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế là quá trình tổ chức và triển khai các chiến lược, chương trình và hoạt động nhằm nâng cao sự hấp dẫn của một địa điểm du lịch đối với du khách quốc tế Mục tiêu của hoạt động này là tăng lượng du khách quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng và tiêu thụ dịch vụ du lịch, từ đó đóng góp vào phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương

1.1.4 Khái niệm về làng văn hóa

Làng văn hóa là một khu vực địa lý thường nằm ngoại ô các thành phố lớn, nơi cư trú của một cộng đồng truyền thống Trong làng văn hóa, cư dân sống và làm việc dựa trên các nghệ thuật, văn hóa và truyền thống dân gian truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác

Đặc điểm chính của làng văn hóa:

Bảo tồn và phát triển nghệ thuật, văn hóa và truyền thống dân gian: Làng

văn hóa được coi là nơi bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật, văn hóa, và truyền thống dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác

Các cư dân trong làng thường sống và làm việc dựa trên các nghệ thuật và truyền thống truyền thống, như điêu khắc, chạm trổ, đan len, hát, múa v.v

Môi trường sống độc đáo: Làng văn hóa thường có một môi trường sống độc đáo, với các nhà cửa, đường phố, và khuôn viên được thiết kế theo phong cách truyền thống

Thúc đẩy du lịch văn hóa: Với sự bảo tồn và truyền dạy văn hóa và truyền thống dân gian, nhiều làng văn hóa đã trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn Du khách

có cơ hội trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống, như thăm

các xưởng nghề, tham gia các lễ hội, và trải nghiệm ẩm thực địa phương

Trang 15

Phát triển bền vững và bảo tồn môi trường: Làng văn hóa thường coi trọng

việc bảo tồn môi trường và phát triển bền vững, đồng thời duy trì và bảo tồn cảnh quan

tự nhiên và di sản văn hóa

Gắn kết cộng đồng: Làng văn hóa thường có một tinh thần gắn kết mạnh mẽ,

với các cư dân thường sống và làm việc cùng nhau, giữ gìn và truyền dạy truyền thống

và nghệ thuật dân gian cho thế hệ trẻ

Làng văn hóa không chỉ là nơi bảo tồn và truyền dạy văn hóa và truyền thống dân gian mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách, giới thiệu văn hóa và truyền thống địa phương và thúc đẩy phát triển bền vững và bảo tồn môi trường

1.1.5 Khái niệm về Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam

Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam trưng bày và giới thiệu các nghệ thuật, văn hóa và truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam thông qua các hoạt động, trình diễn nghệ thuật và truyền thống dân gian

Đây là điểm đến đặc trưng cho du lịch văn hóa, nơi du khách có cơ hội trải nghiệm và khám phá văn hóa đa dạng và phong phú của Việt Nam thông qua các hoạt động, nghệ thuật và truyền thống dân gian của các đồng bào dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam

Đề xướng về "Làng Văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam" đã được UBND thành phố Hà Nội và Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nêu ra từ cuối năm 1988 Ngày 26 tháng 9 năm 1992, Văn phòng Chính phủ nêu yêu cầu về việc cần kết hợp thêm mục đích du lịch

Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam là trung tâm hoạt động văn hóa mang tính quốc gia nhằm tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam; đồng thời đáp ứng các nhu cầu vui chơi giải trí, hoạt động thể thao, văn hóa cho nhân dân trong nước cũng như du khách quốc tế

1.2 Mục đích của khách du lịch quốc tế

Mục đích của khách du lịch quốc tế có thể được phân loại vào một số nhóm chính:

Tìm hiểu văn hóa và lịch sử:

 Đa dạng văn hóa: Sự đa dạng văn hóa và truyền thống làm cho điểm đến trở nên độc đáo và hấp dẫn

 Di sản lịch sử: Những di sản lịch sử, di tích, các khu phố cổ, và các bảo tàng thu hút du khách quan tâm đến lịch sử và văn hóa địa phương

Trang 16

Trải nghiệm thiên nhiên và môi trường:

 Phong cảnh đẹp: Các điểm đến có phong cảnh thiên nhiên độc đáo như bãi biển, núi non, thác nước…thường đón một lượng khách lớn đến tham quan

 Hệ động vật và thực vật: Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia với sự đa dạng động vật và thực vật

Thưởng thức ẩm thực địa phương: Sự đa dạng và phong phú của ẩm thực địa

phương sẽ tăng thêm sự háo hức và mong muốn tìm hiểu, trải nghiệm của du khách

Sử dụng các tiện ích với giá cả phù hợp:

 Giá cả hợp lý: Giá cả phù hợp với nhu cầu của du khách  Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng du lịch phát triển, dịch vụ tốt và tiện ích hiện đại sẽ góp phần thu hút khách du lịch nhiều hơn

Nghỉ ngơi và thư giãn: Một số người đi du lịch để nghỉ ngơi và thư giãn, thoát

khỏi căng thẳng và áp lực của cuộc sống hàng ngày Các điểm đến du lịch nổi tiếng thường cung cấp cơ hội cho việc thư giãn tại các khu nghỉ dưỡng, bãi biển hoặc khu vực thiên nhiên đẹp mắt

Gặp gỡ và kết nối với người mới: Một mục đích khác của du lịch quốc tế là gặp

gỡ và kết nối với những người mới, từ các nền văn hóa và nền kinh tế khác nhau, để mở rộng mạng lưới xã hội và tìm kiếm cơ hội kinh doanh hoặc hợp tác

Mục đích của khách du lịch quốc tế không chỉ giúp địa phương tăng cường doanh thu từ ngành du lịch mà còn giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của điểm đến trong lòng du khách quốc tế

1.3 Các hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế

Để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến tham quan và sử dụng dịch vụ du lịch cần có sự kết hợp của nhiều nhóm giải pháp khác nhau, cũng như sự phối hợp thực hiện của nhiều bên liên quan như: Doanh nghiệp, chính quyền địa phương, người dân, cơ quan nhà nước,…Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả xin đưa ra một số các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch quốc tế như sau:

1.3.1 Các hoạt động marketing

Chương trình quảng cáo và tiếp thị: Tạo ra các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị đa ngôn ngữ trên các kênh truyền thông như truyền hình, radio, báo chí, tạp chí du lịch

Trang 17

và mạng xã hội để quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch đến đại diện từ các thị trường quốc tế

Tạo nội dung đa ngôn ngữ: Đảm bảo rằng trang web, thông tin du lịch, bài viết và nội dung tiếp thị được cung cấp bằng nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là ngôn ngữ phổ biến trong ngành du lịch quốc tế Điều này giúp tiếp cận khách hàng quốc tế một cách dễ dàng và hiệu quả hơn Phát triển và cập nhật nội dung trên website và ứng dụng di động bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để thuận tiện cho khách du lịch quốc tế trong việc tìm hiểu thông tin và đặt tour

Phát triển các sản phẩm du lịch phổ biến với du khách nước ngoài như: Du lịch Golf, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái, MICE,…

1.3.2 Các hoạt động hợp tác và liên kết

Xây dựng mối quan hệ với đại lý du lịch và đối tác quốc tế: Hợp tác với các đại lý du lịch và đối tác quốc tế để tăng cường quảng bá điểm đến và sản phẩm du lịch của bạn trên thị trường quốc tế Tạo ra gói tour và ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho khách hàng quốc tế thông qua đối tác

Hợp tác và liên kết đại lý du lịch: Xây dựng mối quan hệ đối tác với các đại lý du lịch quốc tế để tăng cường khả năng tiếp cận và hiệu quả bán hàng

Hợp tác với đối tác quốc tế: Kết nối và hợp tác với các đối tác du lịch quốc tế để tăng cường mối quan hệ và cơ hội kinh doanh

Chương trình hỗ trợ và đào tạo đại lý: Cung cấp chương trình hỗ trợ và đào tạo cho các đại lý du lịch về sản phẩm, dịch vụ và kỹ năng bán hàng để giúp họ tăng cường khả năng bán sản phẩm du lịch

Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cần phối hợp Bộ Ngoại giao thúc đẩy các hoạt động ngoại giao văn hóa; xây dựng các chương trình văn hóa lồng ghép trong các hoạt động ngoại giao để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam ra thế giới; tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch có quy mô và uy tín trong khu vực và thế giới Và cần xây dựng một Chiến lược tổng thể về quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường quốc tế, mà Bộ là cơ quan chủ trì, kết nối với tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước Trong đó, tập trung vào các nội dung: xây dựng kế hoạch hợp tác với một số đối tác truyền thông quốc tế lớn (CNN, CNBC, BBC…) để có chương trình tuyên truyền, quảng bá tổng thể du lịch Việt Nam;

Trang 18

phối hợp với các thương hiệu quốc tế uy tín trong các lĩnh vực phục vụ hoạt động du lịch (Michellin, WTA, Netflix…) để định vị thương hiệu dịch vụ du lịch Việt Nam theo hướng chất lượng cao, phục vụ nhóm đối tượng khách có chi tiêu cao

1.3.3 Các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ

Thường xuyên đào tạo cho nhân viên du lịch về các kỹ năng (giao tiếp, chăm sóc khách hàng, xử lý tình huống,…) Điều này giúp nhân viên tự tin hơn trong việc tương tác với khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh

Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng nhằm đảm bảo rằng các thiết bị và công nghệ được cập nhật và bảo dưỡng định kỳ Điều này giúp đảm bảo rằng dịch vụ được cung cấp một cách hiệu quả và không gặp phải sự cố kỹ thuật không mong muốn Đầu tư vào việc cải thiện không gian làm việc và không gian phục vụ khách hàng Một môi trường làm việc hoặc không gian phục vụ khách hàng thoải mái và chuyên nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá nhân viên thường xuyên và đột xuất nhằm thiết lập các tiêu chuẩn và chỉ số đo lường hiệu suất để đánh giá chất lượng dịch vụ Tổ chức các đánh giá định kỳ để theo dõi sự tiến triển và phát hiện ra các vấn đề sớm, từ đó có thể áp dụng biện pháp sửa đổi và cải thiện

Bằng cách kết hợp các hoạt động này, tổ chức có thể nâng cao chất lượng dịch vụ của mình và tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng

1.3.4 Đa dạng hóa các dịch vụ

Đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng quốc tế bằng cách tạo ra các trải nghiệm du lịch đa dạng Cung cấp các tour tham quan, hoạt động và chương trình phù hợp với sự đa dạng văn hóa, thiên nhiên và lịch sử của điểm đến

Các tour du lịch đặc sắc: Tạo ra các tour du lịch đặc sắc, trải nghiệm văn hóa, du lịch mạo hiểm và các hoạt động du lịch sinh thái để thu hút khách du lịch quốc tế

Sự kiện và hội chợ du lịch: Tham gia và tổ chức các sự kiện và hội chợ du lịch quốc tế nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm du lịch đến đại diện từ các thị trường quốc tế

Tạo trải nghiệm văn hóa độc đáo: Tận dụng các đặc điểm văn hóa; lịch sử và thiên nhiên độc đáo của điểm đến Để tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho khách du lịch quốc tế Tổ chức các hoạt động như; lễ hội truyền thống; bữa tiệc văn hóa

Trang 19

Tổ chức các sự kiện văn hóa và lễ hội:Tổ chức các lễ hội truyền thống, biểu diễn nghệ thuật và workshop để khách du lịch có thể trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa địa phương Khuyến khích người dân địa phương tham gia và chia sẻ kiến thức văn hóa của họ với du khách

Phát triển các tour du lịch theo chủ đề văn hóa: Tổ chức các tour ẩm thực, tour lễ hội và tour thăm các địa điểm di sản văn hóa Cung cấp hướng dẫn viên chuyên nghiệp để hướng dẫn và giải thích về lịch sử và văn hóa địa phương

Tạo ra các trải nghiệm văn hóa tương tác: Tổ chức các khóa học nấu ăn, thực hành nghệ thuật và thăm các ngôi làng thủ công truyền thống để du khách có thể trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động này

1.3.5 Tăng cường an ninh và an toàn

Khách du lịch quốc tế luôn quan tâm đến vấn đề an ninh và an toàn khi đi du lịch Đảm bảo rằng điểm đến đáp ứng các tiêu chuẩn An toàn và có các biện pháp bảo vệ khách hàng quốc tế Cung cấp thông tin và hướng dẫn về an ninh Bảo hiểm du lịch và các dịch vụ khẩn cấp để tạo lòng tin và sự an tâm cho khách du lịch quốc tế

Đầu tư vào hệ thống an ninh và giám sát: Cải thiện hệ thống camera giám sát và đèn chiếu sáng tại các điểm du lịch quan trọng Thực hiện các biện pháp an ninh mạnh mẽ như kiểm tra an ninh tại các cửa khẩu, sân bay và các điểm đến du lịch quan trọng khác

Đào tạo và huấn luyện lực lượng an ninh: Tăng cường đào tạo và huấn luyện cho lực lượng an ninh, đặc biệt là trong việc xử lý tình huống khẩn cấp và đảm bảo an ninh cho du khách Hợp tác với các cơ quan chức năng và lực lượng an ninh địa phương để tăng cường an ninh và giải quyết các vấn đề an ninh một cách nhanh chóng và hiệu quả

Cải thiện thông tin và hỗ trợ cho du khách: Cung cấp thông tin về an ninh và an toàn cho du khách thông qua các trang web, ứng dụng di động và tại các điểm đến du lịch Tạo ra các kênh liên lạc khẩn cấp và hỗ trợ cho du khách trong trường hợp có sự cố về an ninh hoặc an toàn

Bằng cách tập trung vào việc tạo ra các trải nghiệm văn hóa độc đáo và tăng cường an ninh và an toàn, địa phương có thể thu hút và duy trì sự quan tâm của khách du lịch quốc tế, đồng thời đảm bảo rằng họ có một trải nghiệm du lịch an toàn và đáng nhớ

Trang 20

1.4 Lợi ích của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế

1.4.1 Lợi ích đối với khu du lịch

Tăng doanh thu và lợi nhuận: Việc thu hút khách du lịch quốc tế giúp tăng

cường doanh thu và lợi nhuận cho khu du lịch, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho việc bảo tồn và phát triển khu du lịch

Nâng cao chất lượng dịch vụ: Để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách du lịch

quốc tế, các khu du lịch thường cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp cung cấp

trải nghiệm du lịch tốt hơn cho du khách

Phát triển và mở rộng hạ tầng: Việc thu hút khách du lịch quốc tế thúc đẩy việc

phát triển và mở rộng hạ tầng du lịch, bao gồm cải tạo, xây dựng và nâng cấp các tiện

ích và dịch vụ, tạo ra một môi trường thuận lợi cho du khách

1.4.2 Lợi ích đối với địa phương

Tạo ra cơ hội việc làm: Việc tăng cường hoạt động du lịch và thu hút khách du

lịch quốc tế tạo ra các cơ hội việc làm mới và đóng góp vào sự phát triển kinh tế và cải

thiện đời sống của cộng đồng địa phương

Bảo tồn và phát triển văn hóa và truyền thống dân tộc: Việc thu hút khách du

lịch quốc tế giúp bảo tồn và phát triển văn hóa và truyền thống dân tộc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển các nghệ thuật và truyền thống dân

gian

Tăng cường quảng bá và nhận diện văn hóa: Khi du lịch và văn hóa được kết

hợp, địa phương sẽ được biết đến và nhận diện rộng rãi hơn trên bản đồ du lịch quốc tế,

giúp nâng cao giá trị văn hóa và tăng cường quảng bá cho địa phương

1.4.3 Lợi ích đối với nền kinh tế

Tăng cường xuất khẩu dịch vụ: Du lịch là một trong những ngành kinh tế chủ

lực của Việt Nam, thu hút khách du lịch quốc tế giúp tăng cường xuất khẩu dịch vụ du

lịch, đóng góp vào cân đối thương mại và tăng cường nguồn thu ngoại tệ

Thúc đẩy phát triển các ngành liên quan: Việc tăng cường hoạt động du lịch

và thu hút khách du lịch quốc tế thúc đẩy phát triển các ngành liên quan như vận tải, ẩm

thực, mua sắm và dịch vụ giải trí, tạo ra một chuỗi giá trị kinh tế liên quan mạnh mẽ

Trang 21

Tăng cường đầu tư trong ngành du lịch: Việc thu hút khách du lịch quốc tế

thúc đẩy đầu tư trong ngành du lịch, bao gồm đầu tư vào hạ tầng, dịch vụ và sản phẩm

du lịch, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch

Hoạt động thu hút khách du lịch quốc lại lợi ích đa chiều, không chỉ tăng cường doanh thu và lợi nhuận cho khu du lịch mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương và tăng cường xuất khẩu dịch vụ du lịch, đồng thời thúc đẩy đầu tư và phát triển bền vững của ngành du lịch và kinh tế địa phương

Trang 22

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH

CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

2.1.1 Thông tin cơ bản

Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng tại Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội hơn 40km về phía Tây, nằm cuối Đại lộ Thăng Long Đây là một dự án lớn của Chính phủ đã được thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định vào ngày 21/8/1997 Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội ngày 19/9/2010 đã chính thức khai trương mở cổng Làng đón khách

Website: langvanhoavietnam.vn Trụ sở giao dịch: Số 1 Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội Cơ quan quản lý: Ban Quản lý Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam Có tổng diện tích là 1.544 ha, trong đó có 939 ha mặt nước, 605 ha mặt đất Khu du lịch được xây dựng trên một ngọn đồi với nhiều thung lũng bao quanh, tạo thành một quần thể thiên nhiên tươi đẹp, lý tưởng cho việc tham quan và tìm hiểu phong tục, văn hoá của các dân tộc Việt Nam Đặc biệt, nơi đây còn là điểm hẹn cuối tuần quen thuộc dành cho du khách trong các chuyến du lịch Hà Nội

2.1.2 Các khu chức năng

Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam có bảy khu chức năng chính, như trong Hình 2.1

1 Khu các làng dân tộc có tổng diện tích 200,65 ha: Là một quần thể các công trình

kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam

2 Khu Di sản văn hoá thế giới

Với diện tích 46,50 ha, dự kiến đây là một quần thể tái hiện các công trình kiến trúc thu nhỏ như Vạn Lý Trường Thành, Effen, Kim tự tháp…và là một trung tâm sinh động giới thiệu di sản văn hóa đặc sắc của các nền văn minh trên thế giới

3 Khu Công viên bến thuyền

Với diện tích 341,53 ha gồm: 310,04 ha phần mặt nước hồ Đồng Mô và 31,49 ha mặt nước, đây là khu vực dịch vụ du lịch, nơi tổ chức các hoạt động tham quan, thể thao, du lịch, dịch vụ gắn với mặt nước hồ Đồng Mô và cổng B của Làng Văn hóa

Trang 23

4 Khu Cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô

Với diện tích 600,9 ha, đây là không gian cảnh quan, mặt nước hồ Đồng Mô có sử dụng khai thác phát triển một số hoạt động du lịch sinh thái phù hợp để tăng tính hấp dẫn của cảnh quan, cây xanh, mặt nước hồ Đồng Mô trên cơ sở đảm bảo môi trường và phát triển du lịch bền vững

5 Khu Dịch vụ du lịch tổng hợp Với diện tích 138,89 ha, là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao

có quy mô lớn để khai thác có hiệu quả không gian cảnh quan tự nhiên, tăng tính hấp dẫn của dự án, thu hút đầu tư phát triển

6 Khu Trung tâm văn hoá và vui chơi giải trí

Với diện tích 125,22 ha, nằm ở trung tâm, địa hình đẹp, trải rộng trên những dải đồi xen lẫn mặt nước hồ Đồng Mô, kết nối với cổng chính và khu chức năng, đây là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí đa chức năng nhưng mang đậm nét văn hóa dân tộc Các hạng mục dự kiến gồm khu công viên (vườn thượng uyển, vườn chim, vườn bướm, thủy cung…); khu ẩm thực dân gian; khu ẩm thực hiện đại; trung tâm hoạt động thể thao; trung tâm nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe; trung tâm thương mại, dịch vụ; khu các trò chơi cảm giác mạnh; khu sân khấu, nhà hát, nhà trưng bày, phòng chiếu phim…

7 Khu Quản lý điều hành văn phòng

Với diện tích 78,5ha, khu quản lý điều hành văn phòng gồm: Khu văn phòng, quản lý điều hành trung tâm; Khu nhà công vụ của cán bộ nhân viên Ban Quản lý; nơi ăn ở của đồng bào các dân tộc trong cả nước tới tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa; nơi đón tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước tới tham quan

Trong 7 khu chức năng trên, Khu các làng dân tộc được nhà nước đầu tư vốn hoàn toàn Đó là không gian, cảnh quan kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam, hạ tầng cùng với cảnh quan cây xanh Còn tất cả các khu chức năng khác hiện nay đang xúc tiến kêu gọi đầu tư xã hội hóa Trong 07 khu chức năng, có thể nói Khu các làng dân tộc được coi là linh hồn của toàn bộ dự án với tổng diện tích 205 ha được chia thành 4 cụm làng với những nhóm và hệ ngôn ngữ khác nhau:

Khu các làng dân tộc I - nơi bảo tồn, gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa của 28 dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ với hệ ngôn ngữ Tày -Thái,

Trang 24

Tạng - Miến, Mông - Dao, Việt - Mường và Ka Đai và đặc biệt hiện có 8 7/28 dân tộc hiện đang sinh hoạt tại Làng bao gồm: Mường( Hòa Bình), Thái( Sơn La), Tày, Nùng (Thái Nguyên), Mông( Hà Giang), Dao(Ba Vì, Hà Nội), Khơ Mú( Nghệ An) Tại đây, quý khách sẽ được biết đến những điệu múa xoè của các cô gái Thái, điệu múa khèn của chàng trai Mông, điệu múa bông của người Mường, Tăng bu dỗ ống, hay điệu múa ong eo lại thuộc quyền sở hữu của người Khơ Mú Đặc biệt, được thưởng thức những món ăn đậm chất núi rừng Tây Bắc như: cá nướng, lợn quay, khau nhục, mèn mén, thắng cố, rượu ngô…

Khu các làng dân tộc II - là không gian văn hóa của 18 dân tộc vùng Trường Sơn Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Kh’mer, Nam Đảo: Ba Na, Mạ, Ê Đê, Xơ Đăng, Raglai… Gặp gỡ giao lưu cùng các cộng đồng dân tộc đại diện cho vùng văn hóa đang sinh sống tại đây như: Êđê (Đắk Lắk), Tà Ôi, Cơ Tú (Thừa Thiên Huế), Ba Na (Gia Lai), Xơ Đăng (Kom Tum) Nơi có mái nhà rông cao vút, ngôi nhà dài của chế độ mẫu quyền và cùng khám phá tượng nhà mồ Tây Nguyên huyền bí Đặc biệt, quý khách sẽ được hòa mình vào tiếng hát Ayray say đắm lòng người của những cô gái Ê Đê và thưởng thức hương vị cà phê của vùng đất đỏ bazan, đôi khi được hoà mình bên những điệu xoang truyền thống cùng tiếng cồng chiêng trầm hùng

Khu các làng dân tộc III - nơi bảo tồn phát huy văn hóa của 4 dân tộc vùng Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ với hệ ngôn ngữ Môn Kh’mer và Nam Đảo: Chăm, Kh’mer, Chơ Ro và Chu Ru Đây được coi là điểm nhấn của Khu các làng dân tộc, với hai công trình kiến trúc tâm linh: quần thể chùa Kh’mer và quần thể tháp Chăm

Khu các làng dân tộc IV: Gồm các công trình văn hóa và cảnh quan của 4 (nên thống nhất dùng số hay chữ) dân tộc đa văn hóa, cư trú ở nhiều vùng cảnh quan như bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng, duyên hải, triền sông, thị trấn, thị tứ thuộc nhiều vùng văn hóa khác nhau như Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu với hệ ngôn ngữ Hán, Việt - Mường Đây là bốn dân tộc chiếm tới 87% dân số nước ta thuộc Khu các làng dân tộc IV, hiện nay đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện

Trang 25

Hình 2.1 Bản đồ các khu vực trong Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam

(Nguồn: Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam

Trang 26

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

Chức năng

Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức là cơ quan tương đương Tổng cục, đơn vị dự toán cấp I tại Quyết định số 15/2006/QĐ-TTg ngày 18/01/2006 Tiếp đó, các Quyết định 95/2008/QĐ-TTg ngày 10/7/2008; Quyết định 39/QĐ-TTg ngày 15/7/2014 tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ ban hành, ngày càng hoàn thiện hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN

Về chức năng, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN là cơ quan tương đương cấp Tổng cục trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Làng VHDL các DTVN theo quy định của pháp luật Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng; là đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc Trung ương (đơn vị dự toán cấp I), được quyết định thu, chi ngân sách thuộc các lĩnh vực đầu tư phát triển, hành chính sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật

Ban Quản lý Khu các làng dân tộc là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ban Quản lý Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam, có chức năng quản lý, khai thác, kinh doanh, sử dụng các công trình, dự án thuộc Khu các làng dân tộc; quản lý, khai thác, kinh doanh, sử dụng các công trình, dự án khác (nếu có) thuộc Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam khi được Trưởng ban giao; tổ chức giữ gìn, bảo tồn, phổ biến và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phát triển du lịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật

Ban Quản lý Khu các làng dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng; trụ sở đặt tại Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội

Nhiệm vụ

Trình Trưởng Ban Quản lý Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam (dưới đây gọi chung là Trưởng Ban) chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm về quản lý

Trang 27

khai thác, bảo tồn, phổ biến và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

Tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin, vui chơi giải trí và các hình thức tuyên truyền giới thiệu về di sản văn hóa dân tộc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;

Hướng dẫn, phục vụ nhân dân trong nước và khách nước ngoài tham quan, nghiên cứu tại Khu các làng dân tộc; thực hiện các hình thức tuyên truyền về văn hóa dân tộc thông qua các tài liệu, hiện vật trưng bày tại Khu các làng dân tộc;

Tổ chức, sưu tầm, bảo quản tài liệu, hiện vật; trưng bày giới thiệu các tư liệu, hiện vật về văn hóa (vật thể và phi vật thể) và nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoát động của Ban Quản lý Khu các làng dân tộc

Tổ chức thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hạ tầng, cảnh quan và các công trình thuộc Khu các làng dân tộc

Tổ chức các dịch vụ phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật;

Thu phí, lệ phí, quản lý và sử dụng theo quy định của Trưởng ban và quy định của pháp luật;

Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trong phạm vi Khu các làng dân tộc;

Tiếp nhận, quản lý và khai thác các công trình, dự án thuộc Khu các làng dân tộc do Trưởng ban giao;

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự và thực hiện chính sách chế độ đối với viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của nhà nước và phân cấp của Trưởng Ban về công tác tổ chức cán bộ;

Quản lý tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác theo quy định của nhà nước và của Ban Quản lý Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

Thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư các công trình, dự án thuộc Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam khi được Trưởng ban giao;

Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng Ban giao phó

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

Cuối năm 1988 đầu năm 1989, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và UBND TP Hà Nội đã đề xướng xây dựng dự án Làng Văn hóa các

Trang 28

dân tộc Việt Nam với định hình ban đầu đây chỉ là một dự án với một làng nhỏ vài chục nhà sàn bên hồ Tây

Ngày 26/09/1992, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4375/KG nêu yêu cầu về việc cần kết hợp thêm mục đích du lịch cho Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày 19/10/1992, Bộ Văn hóa - Thông tin cùng với UBND TP.Hà Nội gửi Công văn số 3397.VX/UB báo cáo Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh nội dung cuộc họp giữa Bộ Văn hóa - Thông tin và UBND TP.Hà Nội về việc thống nhất xây dựng Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày 05/04/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định 503TC/QĐ thành lập Ban Chuẩn bị đầu tư với nhiệm vụ xây dựng Đề án chung xây dựng Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam Ban Chuẩn bị đầu tư đã làm việc với Hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Viện Văn hóa Dân gian về nội dung văn hóa dân tộc của dự án và đã tổ chức “Trưng cầu ý tưởng quy hoạch Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, mời 05 đơn vị trong nước và 01 đơn vị nước ngoài tham vấn, đồng thời tổ chức một số triển lãm các ý tưởng quy hoạch để giới thiệu, xin ý kiến các nhà chuyên môn, trí thức và đông đảo nhân dân trong cả nước về việc xây dựng, thực hiện dự án tiền khả thi - Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Đơn vị được chỉ định để thực hiện dự án tiền khả thi là Ban Chuẩn bị đầu tư và liên doanh ba đơn vị Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn, Viện Thiết kế Công trình Văn hóa và Công ty Goh Hock Guan and Associates

Đầu tháng 09/1995, dự án tiền khả thi được hoàn thành, trình Chính phủ và Bộ Kế hoạch - Đầu tư Ngày 21/8/1997, Chính phủ ra Quyết định số 667/TTg do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký phê duyệt Quy hoạch tổng thể và nêu rõ tên dự án “Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam”, khẳng định dự án phục vụ du lịch bằng hoạt động văn hóa

Ngày 03/10/1999, Dự án Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng VHDLCDTVN) được khởi công xây dựng, đánh dấu sự ra đời trên thực tế Ban Quản lý Làng VHDLCDTVN đã nhanh chóng chuẩn bị các dự án đầu tư xây dựng, đồng thời, tổ chức nhiều hội nghị với các Bộ, Ngành và các đơn vị liên quan, cũng như tiến hành hàng loạt các công việc cần thiết, trong đó, đặc biệt coi trọng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác rà phá bom mìn, khảo sát cổ học và thực hiện các dự án bước đầu về hạ tầng kỹ thuật chung

Trang 29

Ngày 19/9/2010, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã chính thức khai trương - mở cổng Làng Trải qua hơn một thập kỷ, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã cho thấy sự đổi mới, ngày càng phát triển trong vận hành khai thác, kiến trúc cảnh quan, từng bước trở thành “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em

Kể từ khi Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam chính thức được khai trương đi vào hoạt động, với phương châm vừa vận hành khai thác cục bộ vừa xây dựng Ngay sau khi khai trương, ngoài việc tiếp tục bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam luôn chú trọng công tác khai thác vận hành Khu các làng dân tộc bằng việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đa dạng phong phú với sự tham gia của đồng bào các dân tộc, đồng thời song song duy trì công tác đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình theo kế hoạch

Từ năm 2010 đến nay, có hơn 30 sự kiện lớn được tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với 19 lần truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, các sự kiện đã huy động hơn 7.000 lượt đồng bào, trong đó có hơn 40 cộng đồng dân tộc về tham gia các hoạt động, mời được 15 cộng đồng dân tộc đến sinh sống và hoạt động thường xuyên tại Làng VHDL các DTVN

2.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức

Theo Quyết định số 39/2014/QĐ-TTg ngày 15/7/2014, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý LÀNG VHDL CÁC DTVN gồm có: Trưởng ban và không quá 3 Phó Trưởng ban và đơn vị trực thuộc

Các đơn vị trực thuộc: Ban Tổ chức cán bộ; Ban Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quy hoạch kiến trúc và môi trường; Tạp chí Làng Việt; Ban Đối ngoại và Xúc tiến đầu tư; Trung tâm Thông tin - Dữ liệu; Ban Nghiệp vụ văn hoá dân tộc; Ban Quản lý Khu các làng dân tộc

Trang 30

Ban Quản lý Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam

Theo Quyết định số 39/2014/QĐ-TTg ngày 15/7/2014, nhiệm vụ chính của Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam gồm:

Quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn đối với Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam; Chỉ đạo lập, phê duyệt, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch chi tiết các khu chức năng tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam; Quản lý, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam; xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật;

Quản lý thống nhất các hoạt động khai thác, kinh doanh, dịch vụ, sử dụng các công trình đầu tư trên địa bàn Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam; trực tiếp khai thác, kinh doanh và sử dụng các công trình do Nhà nước đầu tư và các công trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao;

Tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, bảo tồn, phổ biến và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, quảng bá, giới thiệu ở trong nước và nước ngoài để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho dự án Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam bằng các hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam; Quản lý và tổ chức việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động và phát triển Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

Trang 31

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Nguồn: Ban quản lý Làng VHDL các DTVN)

Chú thích mũi tên: Quan hệ trực tuyến

Trưởng ban

Phó trưởng ban

Văn phòng

Ban Tổchức cán bộ

Ban Kếhoạch

tài chính

Ban Nghiệp

vụ văn hóa dân tộc

Ban Đối ngoại và xúc

tiến đầu tư

Ban Quy hoạch

kiến trúc và

môi trường

Ban quản lý

Khu Các làng dân tộc

Tạp chíLàng

Việt

Trung tâm Thông tin - dữ

liệu

Ban Đầu tư

xây dựng

195

Ban Đầu tư và xây dựng

307

Ban Đầu tư

xây dựng hạ tầng

kỹthuật chung

Trang 32

Văn phòng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Làng văn hóa - du

lịch các dân tộc Việt Nam, có chức năng tham mưu, giúp Trưởng Ban Quản lý Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam tổng hợp, điều phối, xử lý các thông tin trong chỉ đạo, điều hành đơn vị theo chương trình, kế hoạch công tác của Ban; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, y tế, bảo vệ; quản lý đảm bảo điều kiện và phương tiện làm việc của Ban Quản lý Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

Văn phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, là đơn vị dự toán cấp II, có tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng, được sử dụng ngân sách thuộc các lĩnh vực hành chính sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các lĩnh vực khác theo quyết định của Trưởng ban và quy định của pháp luật

Ban Tổ chức Cán bộ là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Làng văn

hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam, có chức năng tham mưu, giúp Trưởng Ban Quản lý Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam trong công tác quản lý bộ máy, tổ chức cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động của Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam

Ban Kế hoạch Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ban Quản lý Làng văn

hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam, có chức năng tham mưu, giúp Trưởng Ban Quản lý Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam quản lý và tổ chức thực hiện về lĩnh vực kế hoạch, đầu tư phát triển, tài chính, kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật Ban Kế hoạch Tài chính có Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban, các công chức chuyên môn nghiệp vụ

Ban Đối ngoại và Xúc tiến đầu tư là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản

lý Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam, có chức năng tham mưu, giúp Trưởng Ban Quản lý Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam trong công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, xúc tiến thu hút đầu tư tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam Ban đối ngoại và xúc tiến đầu tư có Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban, các công chức chuyên môn nghiệp vụ

Ban Quy hoạch, Kiến trúc và Môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc

Ban Quản lý Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam, có chức năng tham mưu, giúp Trưởng Ban Quản lý Làng Vãn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc và môi trường tại Làng văn hóa -

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w