1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển hệ thống logistics để nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản tại việt nam

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển hệ thống logistics để nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Ngoc Ly, Trần Uyễn Nhi, Hoàng Lan Nhĩ, Pham Thi Van Anh, Nguyễn Thị Hoa
Người hướng dẫn Th.S Phạm Thị Quỳnh Liên
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Đề tài NCKH cấp khoa
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 15,49 MB

Nội dung

Tac gia đã chỉ ra những hạn chế của hệ thông logistics ở những chợ này như công tác phân phối nông sản còn gặp nhiều vẫn đề như giá thành sản phẩm tương đối lớn, đa dạng, chuỗi tiếp thị

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIÊN KHOA KINH TE QUOC TE

DE TAI NCKH CAP KHOA Phat trién hé théng logistics dé nang cao sức cạnh tranh hàng nông san tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Quỳnh Liên Nhóm sinh viên thực hiện - MSV Nguyễn Thị Ngoc Ly : 7123106181

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MUC BANG BIEU

DANH MUC TU VIET TAT

1.1.2 Đặc điểm của ngành logistics

1.1.3 Vai trò của logisfics

1.1.4, Phan loai logistics

1.1.5 Cúc nhân tổ ảnh hưởng đến phát triển hệ thông logistics

1.1.6 Các chỉ tiêu danh gia logistics LPT

1.2 Cơ sở lý luận về sức cạnh tranh của nông sản

1.2.1 Khải niệm sức cạnh tranh nông sản

1.2.2 Đặc điểm sức cạnh tranh nông sản

1.2.3 Phân loại sức cạnh tranh nông sản

1.2.4 Cúc yêu tổ ảnh hướng đến sức cạnh tranh nông sản

1.3 Cơ sở lý luận về hệ thống logistics của nông sản

1.3.1 Khải niệm hệ thông logistics của nông sản

1.3.2 Vai trò phát triển hệ thông logistics của nông sản

1.4 Cơ sở lý luận về hệ thống logistics của nông sản

1.5 Kinh nghiệm thực tiễn về việc phát triển hệ thống logistics nông sản của một

số quốc gia trên Thế giới 21

Trang 3

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển hệ thông logistics nông sản của Thái Lan

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển hệ thông logistics nông sản của Ấn Độ

1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

CHUONG 2: THUC TRANG PHAT TRIEN HE THONG LOGISTICS CUA NONG SAN TAI VIET NAM

2.1 Thực trạng của nông sản tại Việt Nam

2.1.1 Thực trạng sản xuất nông sản tại Việt Nam

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu nông sản tại Việt Nam

2.2 Thực trạng phát triển hệ thống logistics của nông sản tại Việt Nam

2.2.1 Thực trạng phát triển hệ thông logistics của nông sản tại Việt Nam theo các nhân tô ảnh hưởng

2.2.2 Thực trạng phát triển hệ thống logistics của nông sản tại Việt Nam gắn với các vùng sản xuút nông nghiệp

2.2.3 Thực trạng phát triển hệ thông logistics của nông sản tại Việt Nam theo chỉ số

LPI

2.3 Ánh hưởng của hệ thống logistics đến sức cạnh tranh nông sản tại Việt Nam 2.3.1 Các yếu tô ủnh hưởng

2.3.2 Phân tích tác động

2.4 Đánh giá chung hệ thống logistics của nông sản tại Việt Nam

2.4.1 Đánh giá chung hệ thông logistics của nông sản theo các nhân tổ ảnh hưởng 2.4.2 Đánh giá chung hệ thông logistics của nông sản theo vùng

2.4.3 Dánh giá chung hệ thông logistics của nông sản theo LPI

CHUONG 3: ĐÈ XUẤT GIẢI PHAP PHAT TRIEN HE THONG LOGISTICS CUA NONG SAN TAI VIET NAM DE NANG CAO SUC CANH CANH TRANH NONG SAN VIET NAM

Trang 4

3.1 Cơ hội và thách thức đối với hệ thống logistics nông sản tại Việt Nam trong giai đoạn 2023-2030

3.1.1 Cơ hội

3.1.2 Thách thức

3.2 Dự báo các nhân tô tác động đến phát triển hệ thống logistics nông sản tại Việt Nam trong giai đoạn 2023 đến 2035

3.3 Định hướng của phát triển hệ thống logistics nông sản tại Việt Nam

3.4 Các giải pháp phát triển hệ thống logistics để nâng cao sức cạnh tranh nông sản tại Việt Nam

3.5 Đề xuất kiến nghị của phát triển hệ thống logistics nông sản tại Việt Nam 3.5.1 Đề xuất kiến nghị về phía Nhà nước

3.5.2 Đề xuất kiến nghị đối với các doanh nghiép logistics

3.5.3 Đề xuất kiến nghị đối với người nông dân

KÉT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MUC BANG BIEU Danh muc bang

Tén bang

Bang 2.1: Dién tích và sản lượng một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam

Bảng 2.3: Kết quả áp dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp thành viên hiệp

hội doanh nghiệp dịch vu logistics Viét Nam

Danh mục biểu đồ

Trang 6

DANH MỤC TU VIET TAT

ASEAN Association of SouthEast Hiệp hội các quốc gia Đông

EVFTA European- Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do

Trade Agreement Việt Nam — EU

EVFTA European- Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do

Trade Agreement Việt Nam — EU

FDI Foreign Direct Investment Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoải GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước

LPI Logistics Chi s6 Hiéu qua logistics

Trang 7

Performance Index

VLA Vietnam Logistics Business | Hiép hdi doanh nghiệp dịch vụ

WTO World Trade Organization | Té chire Thuong mai Thé gidi

2PL Second Party Logistics Cung cap dich vu logistics bén

thir hai

3PL Third Party Logistics Cung cấp dịch vụ logistics bên

thir ba

4PL Fourth Party Logistics Logistics chuỗi phân phối

Trang 8

sản

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngành logistics ngày càng đóng một vai frò quan trọng trong toàn bộ quá trỉnh hoạt động của xã hội, đặc biệt là trong sản xuất, lưu thông và phân phối các sản phâm

va dich vu Dich vu logistics phục vụ hàng nông sản là một phân ngành dịch vụ lớn trong chuỗi dịch vụ cung ứng logistics Đó là một chuỗi hoạt động gồm thu hoạch, sơ chế, bảo quản, đóng gói, kho bãi, làm thủ tục hải quan, vận chuyền hàng hóa với mục đích chuyên sản phẩm nông nghiệp từ vùng nguyên liệu đến người tiêu dùng một cách

nhanh nhất

Việt Nam có thê tự hào khi sản xuất nông nghiệp và nông sản là một thế mạnh, lượng tiêu thụ trong nước và xuất khâu đều rất lớn Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là vô cùng quan trọng Không những đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng ôn định kinh tế - chính trị - xã hội và phát triên đất nước nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19, mà còn tham gia vào nguồn cung lương thực, thực phẩm cho thế giới Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 22,59 tỷ USD, tang 4,89% so với năm 2021 Trong đó có 05 nhóm hàng có kim ngạch đạt trên 2

tỷ USD là cả phê, cao su, gạo, rau quả, và điều Song song với lợi thê về khí hậu, đất đai, và không thua kém về chất lượng nhưng nền nông nghiệp nước ta vẫn gặp khó khăn trong khâu sản xuất, vận chuyền làm ảnh hưởng tới chất lượng và giảm sức cạnh tranh Tình trạng nông sản cần giải cứu thường xuyên diễn ra mỗi khi được mùa Chi phí logistics quá cao, phụ thuộc lớn vào các hãng vận chuyên nước ngoài khiến nông

sản Việt Nam giảm sức cạnh tranh khi xuất khẩu ra thể giới

Dé dam bao gia trị bền vững cho ngành nông nghiệp, việc hoàn thiện và đầu tư phát triển hệ thống logistics phục vụ mặt hàng nông sản, kéo giảm chỉ phí logistics có vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao giá trị nông sản và là đòn bây xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường lớn Muốn làm được như vậy, rất cần đến việc tìm hiểu nghiên cứu một cách cụ thê về những yếu tô có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển hệ thống logistics phục vụ nông sản tại Việt Nam Từ đó, đưa ra được những giải pháp có tính khả thi cao đến từng yếu tô có ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực tới thị trường logistics nói chung và tới hệ thống logistics nông sản tại Việt Nam nói riêng Xuất phát

từ những lý do trên nhóm tác giả đã chọn đề tài “Phát triển hệ thống logistics để

Trang 10

nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản tại Việt Nam ” cho để tài nghiên cứu

khoa học

2.Muc tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu chung của đề tài: nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống logistics nông sản Việt Nam và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống logistics của nông sản tại Việt Nam

Đề đạt được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

Một là, cơ sở lý luận về phát triên hệ thông logistics hàng nông sản

Hai là, thực trạng của việc phát triển hệ thông logistics để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản tại Việt Nam

Ba là, đề xuất giải pháp phát triển hệ thống logistics để nâng cao sức cạnh tranh

của nông sản tại Việt Nam

3.Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu: hệ thống logistics nông sản tại Việt Nam

3.2.Phạm vi nghiên cứu:

3.2.1 Phạm vi không gian: đề xuất các giải pháp phát triển hệ thông logistics nông

sản tại Việt Nam

3.2.2 Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng hệ thông logistics nông sản tại Việt Nam từ năm 2015 tới năm 2023 và đưa ra giải pháp phát triển hệ thống logistics của

nông sản tại Việt Nam từ năm 2024 tới năm 2035

4.Lịch sử nghiên cứu đề tài:

4.1 Nghiên cứu ở nước ngoài:

Logistics đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản Đây là điểm mau chốt quyết định giá trị nông sản và hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các nước về phát triên hệ thông logIstics của nông sản

Trang 11

Tác giá Yandra Rahadian Perdana đã nghiên cứu đề tài “Logistics Information System for Supply Chain of Agricultural Commodity” (Hé thong thông tin hậu cân cho chuỗi cung ứng hàng hóa nông nghiệp) được xuất bản bởi Elsevier Ltd đăng 12/2012

Đề tài này đã nhắn mạnh tầm quan trọng của phát triển hệ thống logistics trong xuất khâu nông sản Tác giả thống kê các số liệu xuất khẩu của nông sản trên thế giới và nghiên cứu về chuỗi cung ứng hang hóa nông nghiệp tại 6 khu chợ truyền thống (chợ Giwangan, Bantul, Gamping, Godean, Beringharjo, Sleman) cua Indonesia Tac gia đã chỉ ra những hạn chế của hệ thông logistics ở những chợ này như công tác phân phối nông sản còn gặp nhiều vẫn đề như giá thành sản phẩm tương đối lớn, đa dạng, chuỗi tiếp thị dài, tý suất lợi nhuận không tương xứng với chất lượng và đảm bảo tính sẵn có của sản phâm hay thất bại trong quản lý nông nghiệp có thê dẫn đến suy giảm hoặc thậm chí mất giá trị của hàng hóa được phân phối Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp thúc đây logistics trong xuất khâu nông sản như cần phải xây dựng và hoàn thiện

hệ thống logistics cho nông sản, bao gồm cơ sở hạ tầng, vận tải, kho bãi, bảo quản, xử

lý và phân loại hàng hóa đồng thời cần phải thắt chặt các chính sách trong quản lý nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Tuy nhiên, có thé thay ở bài nghiên cứu này, tác chỉ mới đưa ra thực trạng về việc cung ứng hàng hóa nông nghiệp của sáu khu chợ truyền thống để phân tích và đánh giá rút ra giải pháp thúc đây logistics trong xuất khẩu nông sản, điều này quá chung chung

và hạn hẹp Tác giả nên đưa ra thực trạng một cách rộng hơn, bao quát hơn đề đánh giá

hệ thống logistics một cách khách quan nhất

4.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam

Trong bài báo “Phát triển logistics phục vụ hàng nông sản ở Việt Nam hiện nay”

(2022), tác giá Trịnh Thị Hồng Thái và Trần Thị Thanh Huyền cho biết từ 2015 đến

2020 kim ngạch xuất khâu hàng nông sản Việt Nam vẫn tăng dần qua các năm, năm

2018 đạt 40 tỷ USD, năm 2019 tăng lên 40,34 tỷ USD, năm 2020 đạt 41,25 tỷ USD Doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam được xem là đầu tàu trong dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu nông

sản Việt Nam Tuy nhiên, hoạt dong logistics phuc vu nông sản tại VN còn nhiều thách

thức Vị trí kho hàng và nhà máy chế biến chưa được hệ thông hóa Sản phẩm sau thu hoạch có tỷ lệ hư hỏng sau vận chuyển cao, chất lượng giảm và cơ hội tiếp cận thị

Trang 12

trường thấp Chi phí logistics còn cao, logistics chuỗi lạnh đang trong giai đoạn mới phát triển, chỉ đáp ứng được một phân rất nhỏ của thị trường cũng như chưa tích hợp nhiều dịch vụ trong kho lạnh Bài báo mới chỉ đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng khó khăn trong theo 3 nhóm đối tượng nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân Về phía nhà nước, cần khẩn trương nâng cao cơ sở hạ tầng của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp logistics và chủ doanh nghiệp giúp hạn chế chỉ phí tăng cao

do phải chờ kẹt xe, kẹt cầu, kẹt cảng chưa đề cập đến các giải pháp cụ thê như đầu tư vào các tuyến đường cao tốc nào, nâng cấp cảng biển tại đâu Về phía các doanh

nghiệp, cần chú ý cải thiện hệ thống dịch vụ, đa dạng hóa các dịch vụ tích hợp, tăng

tính chuyên môn hóa trong công việc Về phía người nông dân, khâu bảo quản sau thu hoạch cần được chú trọng ngay tại vùng trồng và tại trang trại, cần có sự liên kết và đề xuất hình thành trung tâm chế biến sau thu hoạch giúp đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa sau thu hoạch tốt nhất Tuy nhiên, các giải pháp đề xuất trên còn mang tính lý tưởng và khó áp dụng trong thực tế Ví dụ như chưa có phương pháp tính toán chi phi

tôi thiểu để phát triển logistics néng sản chuỗi lanh,chua ước tính được mức độ ảnh

hưởng của chỉ phí logistics cao hay tý lệ hư hỏng cao đến kim ngạch xuất khâu hoặc mức độ ảnh hưởng của việc nâng cao cơ sở hạ tầng hay cải thiện hệ thống dịch vụ đến

kim ngạch xuất khâu Giải pháp đề xuất cho người nông dân là "liên kết và để xuất

hình thành trung tâm chế biến sau thu hoạch" còn mang tính lý tưởng, khó áp dụng trong thực tế bởi việc này cần có sự đầu tư lớn về vốn và công nghệ, mà người nông dân không thẻ tự thực hiện được Nhóm tác giả mới tập trung vào một số nhóm đổi tượng chính như nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân, chưa đề cập đến các tác nhân khác ảnh hưởng đến logistics nông sản như các công ty logistics, tổ chức phi chính phủ

Tại dự thảo đề án “Phát triển hệ thống logistics ndng cao chat luong va stec canh

tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030 va tam nhìn đến năm 2050 của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn Nhóm tác giả đã giới thiệu chung đề chỉ ra sự cần thiết

và phạm vi của đề án Phần hai, tác giả làm rõ khái niệm logistics va logistics trong sản xuất kinh doanh nông sản Phần ba, tác giả đi sâu vào làm rõ thực trạng phát triển logistics gắn với từng vùng sản xuất nông nghiệp như: Vùng Trung du miễn núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung

Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long Từ đó, tác giả có những đánh giá chung về thành tựu và cả những mặt còn tồn tại, hạn chế của

Trang 13

thực trạng phát triển logistics phục vụ sản xuất và kinh doanh nông sản Một số thành tựu đạt được như theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng thứ II trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu Việt Nam

có điểm tích cực khi điểm số LPI (Logistics Performance Index) tăng lên mức 3,3 điểm

so với lần công bố gần nhất và là mức cao nhất từ khi có xếp hạng LPI vào năm 2007 đến nay Điều này cho thấy Việt Nam đang dần cải thiện, đặc biệt về chỉ số thành phần

về hiệu quả quy trình thông quan và chất lượng cơ sở hạ tầng có sự tăng điểm số rõ rệt nhất Hệ thống logistics phục vụ sản xuất, kinh doanh nông sản đã được cải thiện đáng

kể trong những năm qua Bên cạnh đó, hệ thống logistics nông sản Việt Nam vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như: hạ tầng giao thông chưa phát triển tương xứng và sự mất cân đối về khối lượng vận chuyên hàng hóa giữa các loại hình vận tải, trong đó vận tải đường bộ chiếm ưu thế; các dịch vụ đem lại giá trị gia tăng như kho bãi, chế biến, đóng gói, xử lý kiểm định thực vật còn thiếu và yếu; chưa có hệ thống trung tâm logistics nông nghiệp với đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ tốt cho sản xuất kinh doanh nông sản và các vệ tỉnh kết nối theo các cấp từ xã, huyện đến tỉnh, vùng Phần bồn, tác giả đưa ra một vải định hướng về phát triển logistics nông sản như: định hướng phát triển sản xuất nông sản quy mô lớn theo vùng tập trung, phát triển dịch vụ logistics theo xu hướng xanh hóa Và cuối cùng tác giả đưa ra một vài biện pháp cải thiện hệ thống logistics nông sản ở Việt Nam: ưu tiên thu hút nguồn lực xã hội hóa đầu tư hạ tang giao thông, hạ tầng kết nối cho hệ thông logistics nông nghiệp, gắn kết các vùng sản xuất trong điểm với các trung tâm, thị trường lớn; hoàn thiện cơ ché, chính sách thu hút các

tổ chức, cá nhân đầu tư vào hệ thống trung tâm logistics nông nghiệp; đào tạo, nâng cao năng lực cho người sản xuất, thương lái, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản về logistics trong nông nghiệp

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài “Phát triển hệ thống logistics để nâng cao sức cạnh tranh nông sản tại Việt Nam” được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp thu kết quá của các công trình nghiên cứu trước đây, có cập nhật thông tin để đánh giá và đề xuất sát thực hơn Đồng thời bên

cạnh cơ sở các phương pháp luận như: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; luận án

còn sử dụng phương pháp phù hợp với chuyên ngành kinh tế, bao gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp kề thừa và bồ sung đề đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi và minh bạch cho toàn bộ đề tài nghiên cứu Cụ thể là:

Trang 14

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được tác giá thực hiện để làm

rõ những thành tựu về nghiên cứu hệ thông phát triển logistics của nông sản trong các công trình khoa học đã được công bồ trước đó, sau đó rút ra khoảng trống nghiên cứu Phương pháp so sánh: Từ các số liệu báo cáo thông kê được, đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhằm mục đích so sánh, đối chiếu kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics của các quốc gia trên thé giới và thực tiễn của Việt Nam trong nông sản

đề có thê rút ra những đánh giá chung về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp với mục đích thu thập nội dung để có thể dự báo các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống logistics trong nông sản tại Việt Nam Từ đó nêu ra định hướng, giải pháp và đề xuất

kiến nghị cho đề tài trong thời gian tới từ 2023 đến 2035

Phương pháp kế thừa, bố sung: Các số liệu và nguồn thông tin thứ cấp có sẵn về những vấn đề liên quan đến đề tài được tác giả sử dụng tham khảo để cập nhật tình

hình phat triển logistics néng san cua Viét Nam mot cách sang tao và khoa học

6 Két cau dé tai

Ngoài các phan như mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình công bố, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình

vẽ và các phụ lục, nội dung của đề tài nghiên cứu kết cầu thành 03 chương:

Chương I: Tổng quan về phat trién hệ thống logistics của nông sản

Chương 2: Thực trạng phát triển hệ thống logistics của nông sản tại Việt Nam Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triên hệ thống logistics của nông sản tại Việt Nam đề nâng cao sức cạnh cạnh tranh nông sản Việt Nam

Trang 15

CHUONG 1: TONG QUAN VE PHAT TRIEN HE THONG LOGISTICS CUA NONG SAN

1.1 Cơ sở lý luận về logistics

1.1.1 Một số định nghĩa về logistics

Sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất được hỗ trợ đắc lực của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã làm gia tăng khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất Nhờ đó mà người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn Sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất phân phối chuyên từ chỗ chất lượng

cao, giá cả phải chăng sang cạnh tranh về các dịch vụ hỗ trợ như quan ly hang ton kho,

về tốc độ giao hàng cũng như quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp Chính trong điều kiện như vậy, logistics có cơ hội phát triển cao hơn trở thành một ngành kinh

doanh thực sự

Thuật ngữ "logistics" lần đầu được biết đến là trong lĩnh vực quân sự, với ý nghĩa

là "hậu cần" hay "tiếp vận" Nó có nguồn góc từ "Logistique" trong tiếng Pháp và bắt dau duoc ding tai Anh tir thé ky thir XIX Trải qua dòng chảy của lịch sử, logistics đã được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả trong cả quân đội lẫn kinh doanh Đến nay thì

logistics được đánh giá là một công cụ hữu hiệu mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như sức mạnh cho toàn bộ nền kinh tế Nó đã dần trở thành tâm điểm cho rất

nhiều cuộc nghiên cứu khảo sát trong rất nhiều lĩnh vực và mọi quốc gia trên toàn câu Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong giao thương quốc tế Chính vì thé, khái niệm về logistics cũng hết sức đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào ngành nghề

và mục đích nghiên cứu Chúng ta có thê rút ra được một số khái niệm tiêu biểu sau về

logistics:

Theo hội đồng quản trị logistics Hoa Ky (CLM): logistics la qua trinh lén ké hoạch, thực hiện và kiểm soát, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, mục đích thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng

Theo ủy ban quản lý logistics của Mỹ: logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn

phương án tôi ưu đề thực hiện việc quản lý, kiêm soát việc dị chuyên và bảo quản có

Trang 16

lời quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng đề đáp ứng

yêu cầu của kê hoạch

Theo Hội đồng kinh tế xã hội Liên hiệp quốc (ECOSOC), quá trình phát triển của logistics những năm gần đây được chia thành 3 giai đoạn:

Giai doan 1: Phan phéi vat chat (Physical Distribution): Giai doan nay bat dau tir những năm 60 — 70 của thê kỷ XX Vào thời kỳ này người ta quan tâm đến việc quản

lý có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo hiệu quả việc giao hàng thành phẩm và bán thành phẩm cho khách hàng Đó là những hoạt động vận tải, phân phôi, bảo quán hàng hóa, quản lý hàng tồn kho, bao bì, đóng gói Những hoạt động này gọi là phân phối vat chat

Giai đoạn 2: Hệ thống logistics (Logistics System): Diễn ra vào thập niên 1980 và

1990 của thế kỷ XX với điểm nôi bật chính là các công ty kết hợp hai mặt: đầu vào (cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), nhằm tiết kiệm chỉ phí, tăng hiệu quả của quá trình này Sự kết hợp này chính là hệ thông logistics

Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): Diễn ra vào những năm cuối của thế kỷ XX cho tới nay Khái niệm bao trùm mang tính chiến lược

là quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung cấp - người sản xuất và khách hàng tiêu dùng sản phâm cuối cùng với các gia trị gia tăng nhân tạo lập và cung cấp các chứng từ liên quan, hệ thông theo dõi, kiểm tra làm gia tăng giá trị sản phẩm Dễ dàng nhận thấy khái niệm này sự coi trọng đối tác, phát triển đối tác, kết hợp giữa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với người cung ứng khách hàng cũng như những người liên quan tới hệ thống quản lý như các công ty vận tải, kho bãi và những người cung cấp công nghệ thông tin

Theo Mashou tac gia cuén "logistics and Supply Chain Management": "logistics

là quá trình tối ưu hóa về vị trí lưu trữ và chu chuyền các tài nguyên (các yếu tô đầu vào) từ điểm sản xuất đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán

lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái nệm về logistics, thay

vào đó là khai niém dich vu logistics nhu sau: “Dich vu logistics la hoạt động thương mại, theo đó thương nhãn tô chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận

Trang 17

hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có

liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

Đúc kết từ các khái niệm nêu trên, theo nhóm tác giả logistics có thê hiểu theo hai nhóm nghĩa Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại

2005 có nghĩa hẹp, coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa Theo trường phái này, bản chất của dịch vụ logistics là tập hợp các yếu tổ hỗ trợ cho quá trình vận chuyên sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ Dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO —

Multimodal Transport Operator) Nhém dinh nghia réng vé dich vu logistics co pham

vi rộng hon, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên, vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối đề đến tay người tiêu dùng cuỗi cùng Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải,giao nhận, khai thuế hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng Như vậy, nhà cung cấp dịch

vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất Đây là một công việc mang tính

chuyên môn hóa cao Ví dụ, khi một nhà cung cấp dich vu logistics cho m6t nha san

xuất thép, họ sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho đề nhập phôi thép, tư vẫn cho doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý

và lập các kênh phân phối, các chương trình marketing, xúc tiễn bán hàng để đưa sản phâm đến với người tiêu dùng

1.1.2 Đặc điểm của ngành logistics

Một số đặc điểm cơ bản của ngành dịch vu logistics co thể kế đến như logistics la

tông hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động logistics nói chung Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics

Trang 18

sinh tổn và gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, tham gia vào các kênh phân phối trước khi được phân phối đến các khách hàng cuối cùng Việc duy trì hệ thống hoạt động sẽ được đảm bảo bởi logistics hệ thông Các thành phần của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng nhà

xuong, logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có môi liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở

hình thành hệ thống logistics hoàn chính Đặc điểm tiếp theo là logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp Đối với hoạt động đưa sản phẩm ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng cũng vẫn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ logistics, vì vậy gần như mọi hoạt động của doanh nghiệp đều sẽ liên quan và nhận được trợ giúp Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyền và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp Một đặc điểm nữa của logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh

của dịch vụ van tai giao nhận, vận tái g1ao nhận gắn liền và nằm trong logistics No da

tham gia vào việc thay đổi và đa dạng hóa phương thức vận tải giao nhận truyền thống thông qua các giai đoạn phát triển của mình Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng đề thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan cho tới cung cấp dịch vụ trọn gới từ kho đến kho (Door to Door) Bên cạnh đó, nó còn thay đối từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thê chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh Người giao nhận ngày nay phải thực hiện quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục

vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra, mới có thể hoàn thành nghiệp

vụ của mình, vì thế họ đã trở thành những người cung cấp dich vu logistics Do do, sự phat trién hoan thién dich vu van tai da phương thức cũng là một đặc điểm của

logistics

1.1.3 Vai tro cua logistics

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng thẻ hiện vai trò hết sức quan trọng trong việc đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu và kinh tế quốc gia nói chung cũng như trong việc nâng cao giá trị cho doanh nghiệp nói riêng, cụ thê:

Trang 19

()Đối với hoạt động kinh tế quốc tế:

Thứ nhất, logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc

tế logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế Hệ thông logistics có tác dụng như một chiếc cầu nối đưa hàng hóa đến các thị trường mới theo

đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra Do đó, với sự hỗ trợ của hệ thống

logistics, quyền lực của nhiều công ty đã vượt ra khỏi biên giới địa lý của nhiều quốc

gia Một mặt, các nhà sản xuất kinh doanh có thể chiếm lĩnh thị trường cho sản phâm

của mình, mặt khác, thị trường kinh doanh quốc tế cũng được mở rộng và phát triên Thứ hai, dich vu logistics phat trién gop phan giảm chỉ phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế Logistics góp phần giảm chỉ phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế Thực tiễn, mỗi giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải sử dụng đến nhiều loại giấy tờ, chứng từ rườm rà,

làm tiêu tốn rất nhiều chỉ phí, ảnh hưởng lớn tới tốc độ và hiệu quả của các hoạt động

buôn bán quốc tế Theo ước tính của Liên Hợp Quốc năm 2021, chỉ phí về giấy tờ dé phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói, không những khắc phục được những yếu điểm đó mà còn nâng cấp và chuân hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc

tế Ngoài ra, sự phát triển của logistics điện tử (Electronic logistics) sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải va logistics, chi phi cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyền nguyên vật liệu và hàng hóa

Thi ba, dich vu logistics kết nối chuỗi giả trị toàn cầu Xu thể tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thể giới Sự phát triển sôi động của thị trường toàn cầu đã làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới tăng một

cách mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhụ cầu mới về vận tái, kho bãi, các

dịch vụ phụ trợ Vai trò của logistics vì thế cũng ngày càng trở nên quan trọng Logistics là công cụ hữu hiệu dùng để liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng

thị trường cho các hoạt động kinh tế, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu

quả cao Việc áp dụng hệ thống logistics toàn cầu đã tôi ưu hóa chu trình lưu chuyên

Trang 20

của sản xuất hàng hóa từ khâu đầu vào của nguyên vật liệu cho tới khâu phân phối sản phâm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng, khắc phục được những ảnh hưởng của các yêu tô không gian, thời gian và chỉ phí sản xuất cho các hoạt động kinh tế quốc tế,

nhờ đó các hoạt động này luôn được liên kết với nhau và được thực hiện một cách có

hệ thống, đạt hiệu quả cao

ti) Đối với nên kinh tế quốc dân:

Thứ nhất, logistics có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh cho môi quốc gia Mỗi quốc gia, mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa

hình khác nhau, nguồn tài nguyên khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khác nhau, do đó cần phải có sự phân bó, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế sao cho phù hợp với những điều kiện riêng và tông thể nhằm phát huy được các nguồn lực một cách hiệu quả nhất Hệ thống logistics đã góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý đề đám bảo sự cân đôi

và tăng trưởng của toàn bộ nên kinh tế quốc dân

Thứ hai, dich vu logistics thúc đẩy nên kinh tế phát triển Đối với bất cứ nền kinh

tế nào, việc lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và với nước ngoài luôn là hoạt động thiết yếu Nếu nó được thông suốt, có hiệu quả, thì sẽ góp phần to lớn làm cho các ngành sản xuất phát triển; nếu bị ngưng trệ sẽ tác động xấu đến toàn bộ sản xuất và đời sống Khi xem xét ở góc độ tổng thê, ta thấy logistics là mối liên kết kinh tế gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa Hoạt động logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chỉ phí vận tải Nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời Người

tiêu dùng có thể mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu

của mình Như vậy, logistics là một chuỗi các hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hỗ trợ cho luồng chu chuyển của nhiều giao dịch kinh tế, phân phối hầu hết

các loại hàng hóa và dịch vụ Do đó, nên kinh tế quốc dân chí có thể phát triển nhịp

nhàng, đồng bộ một khi dây chuyên logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng

(iij) Dối với các ngành, các doanh nghiệp:

Thứ nhất, logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế Khi thị trường toàn

cầu phát triên với các tiên bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước

Trang 21

đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp Logistics tạo

ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng thứ hai so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm ba khu vực địa lý: Nhật, Mỹ - Canada và EU Trong thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia, quốc tịch của công ty đã trở nên mờ nhạt

Thứ hai, logistics giúp tối đa hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh

Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, được biệt là chỉ phí vận chuyền Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc

hơn về vốn, vì vốn đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho Chính trong giai

đoạn này cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyên hàng hóa được đưa lên hàng đầu Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là một công

cụ đắc lực để thực hiện điều nay

Thứ ba, logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả đề bồ sung nguồn nguyên liệu,

phương tiện và hành trình vận tải , địa điểm, bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm

Để giải quyết những vẫn để này một cách có hiệu quả không thê thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phi phat sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Thứ tư, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đôi và hoàn thiện dịch

vị vận tai giao nhận Nền kinh tế toàn cầu bước sang một giai đoạn mới, hội nhập và phát triển Toàn cầu hóa đã mở ra rất nhiều đòi hỏi cũng như thách thức không nhỏ đối với các nhà sản xuất cũng như các nhà quản lý Trước những nhu cầu ngày càng lớn

của xã hội, các nhà kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận cần phải hoàn thiện và mờ

rộng hơn nữa dịch vụ mà mình cung cấp Giờ đây, dịch vụ giao nhận vận tải cần phải phát triển hơn nữa đề quản lý một cách tôi ưu lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa điểm cũng như duy trì lượng hàng tổn kho nhỏ

Trang 22

nhất Chính yêu cầu ngày càng lớn này đã bắt buộc giao nhận vận tải phải phát triển ngày càng nhanh chóng, kịp thời, chính xác và có sự kết hợp chặt chẽ lẫn nhau giữa các quá trình Sự phát triển của logistics kèm theo những tiến bộ của khoa học công nghệ

và điển hình là công nghệ thông tin đã giúp cho

các quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với hoạt động giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đất đến một trình độ phức tạp hơn Nhờ đó

mà các nhà giao nhận vận tải sẽ có điều kiện để cải thiện chất lượng và mở rộng các

dịch vụ truyền thống và sẽ ngày càng mở rộng thị trường của mình đáp ứng những nhu cầu ngày cảng phong phú đa dạng của khách hàng

Thứ năm, logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ đa dạng phong phú hơn Kê từ khi ra đời và phát triển, logistics đã tham gia vào hầu như tất cả các quá trình từ cung ứng sản xuất đến lưu thông hàng hóa Dịch vụ vận tải và giao nhận lúc này cũng phải gắn kết với các quy trình lưu chuyền của hàng hóa như vậy Các nhà kinh doanh dịch vụ này không chỉ 'tôn thuần tham gia các công việc nhỏ lọ, đơn giản truyền thống như trước nữa mà họ còn đàm nhận thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Hoạt động vận tài giao nhận thuần túy đã dần chuyên sang hoạt động tổ chức quản lý toàn bộ dây chuyền phân phối

vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích "cung - cau"

1.1.4, Phan loai logistics

(i) Theo phan loai cua WTO

Thứ nhất, dịch vụ logistics lõi (Core logistics Service): Dịch vụ thiết yếu trong hoạt động logistics và cần phải tiễn hành tự do hóa để thúc đây sự lưu chuyền dịch vụ

bao gồm: dich vu lam hang, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý van tai va các dịch vụ hỗ

trợ khác

Thứ hai, dịch vụ có liên quan tới vận tải: Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp có hiéu qua dich vy logistics tích hợp cũng nhờ cung cấp môi trường thuận lợi cho hoạt động của logistics bên thứ 3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa (đường biến, đường thủy nội địa, hàng không, đường sắt, đường bộ và cho thuê phương tiện không có người vận hành) và các dịch vụ khác có liên quan tới dịch vụ logistics gồm dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ thuật, dịch vụ chuyên phát, dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch

vụ bán buôn và bán lẻ

Trang 23

Thứ ba, dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bô trợ (Non-core logistics Service): Gồm dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ tư vấn quản lý (ii) Theo néi dung dich vu

Thứ nhất, nhóm dịch vụ thiết kế và hoạch định chiến lược logistics cho các doanh

nghiệp (Designing/Planning): Cung cấp dịch vụ logistics tiễn hành thiết kế kế hoạch cơ cầu lại dây chuyền cung ứng của khách hàng sao cho đạt kết quả tối ưu và phát huy tối

đã các lợi thế trong cạnh tranh Các công ty cung cấp dịch vụ logistics sẽ dựa trên thực trạng tô chức sản xuất của khách hàng để xây dựng một chuỗi cung ứng phù hợp, xây dựng quy trình sản xuất hợp lý, đảm bảo giảm tối đa thời gian, chi phí không cần thiết

Thứ hai, nhỏm dịch vụ logistics đầu vào (Inbound logistics) bao gồm Kitting: Quản lý công đoạn lựa chọn, đóng góp và chuyên chở các bộ phận linh kiện chưa lắp ráp tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp Quality control/ Quality assurance: Tiến hành kiểm tra chất lượng tại kho và loại bỏ các sản phâm không đạt tiêu chuẩn chuyên chở ngược lại cho nhà sản xuất thay thế các linh kiện không đảm bảo chất lượng Sequencing: Sắp xếp các bộ phận, vật tư cho một dây chuyền sản xuất theo thứ tự cụ thể để tiện sản xuất và đóng gói Milk runs: Tôi ưu hóa dòng vận chuyên hàng hóa bằng cách gom hàng và giao hàng cho nhiều khách hàng trong cùng một thời điểm Thiết kế một lộ trình phức hợp với nhiều điểm bốc xếp, kết hợp nhiều đơn hàng từ nhiều khách hàng tại cùng một thời điểm Mục đích là sử dụng tối đa năng lực chuyên chở của phương tiện và tiết kiệm chi phi van tai VIM (Vendor Inventory Management): Tiên hành gom hàng từ nhiều nhà cung cấp nhỏ lẻ những mặt hàng hay

vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, lưu kho và phân phối tới cho khách hàng

Thứ ba, nhóm dịch vụ hỗ trợ sản xuất (Manufacturing Support) bao gồm: Sub — Assembly: Áp dụng đối với các ngành điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng nhanh Công ty logistics sẽ đảm nhận luôn công việc lắp ráp các bộ phận cơ bản của sản phẩm từ các linh kiện đơn lẻ Inventory Planning: Lên kế hoạch và kiêm soát quá trình lơiu kho với

các hệ thông quản lý kho hiện đại nhất đảm bảo tối ưu lượng dự trữ và giảm thiểu chỉ

phí Packing/Labeling: Đóng gói và dán nhãn hàng hóa

Trang 24

Thứ bốn, nhóm dịch vụ logistics đầu ra (Outbound logistics/Warehousing and Distribution): Với hệ thống kho hiện đại và quy mô lớn, các công ty logistics có thê đảm nhiệm lưu kho thành phâm và phân phối tới tay người tiêu dùng với chỉ phí thấp Ngoài ra theo yêu cầu của khách hàng, các công ty này còn cung cấp một số dịch vụ kho đặc biệt như: Contact warehousing (Kho thuê theo hợp đồng); Dedicated warehousing (Kho chuyén dung); Multi-user warehousing (Kho céng céng); Bonded warehousing (Kho ngoai quan); Automated warehousing (Kho ty d6ng); Cross-docking warehousing (kho da nang)

Thứ năm, nhóm dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng liên quan đến toàn bộ dòng lưu chuyền của vật tư và hàng hóa: Ocean/Air freight (vận tải đường biển, đường hàng không), Vận chuyển hàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL), hàng không Dedicated contract carriage (chuyén cho hang hoa theo hop đồng chuyên dụng) Intermodal service (Van tai da phuong thirc) Merge — in — Transit: Ap dung cho cac công ty nhập bộ phận hoàn chỉnh từ nhiều nhà cung cấp, công ty logistics sẽ kết hợp đầu vào và đầu ra của dây chuyền cung ứng một cách ăn khớp và hiệu quả, tiên hành lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng và giao trực tiếp cho khách hàng Customer Service (Dịch vụ khách hàng)

Thứ sáu, nhóm dich vu sau ban hang (Aftermarket logistics): Cac nha cung cap dịch vụ có thể giúp khách hàng quản lý các yếu tố phát sinh sau giao dịch, bao gồm một số dịch vụ: Retum logistics - Quản lý quá trình thu hồi các hàng phế phẩm, tái chế hoặc hủy bỏ giúp khách hàng Repair logistics - Tiếp nhận và sửa chữa thành phâm hoặc bộ phận Reverse logistics - Thiết kế và quản lý dòng vật liệu hoặc thiết bị không

sử dụng ngược trở lại dây chuyền cung ứng Call Center - Tiếp nhận đơn hàng và đăng

ký giao hàng giúp khách hàng

Thứ bảy, dịch vụ logistics hàng đầu (Lead logistics Provider): Thay mặt khách hàng quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc khi cần thiết thuê lại dịch vụ của một số công ty logistics khác, khách hàng chỉ phải giao dịch với một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất

(111) Theo mô hình dịch vụ

IPL ( First Party logistics — logistics tự cấp): Tât cả hoạt động logistics đều do

chính doanh nghiệp tự tô chức và thực hiện từ việc sở hữu hàng hóa, lưu trữ và quản lý

Trang 25

kho hàng, xử lý đơn hàng, đóng gói đến việc vận chuyên, giao hàng Trong mô hình IPL, doanh nghiệp phải tự mình đầu tư các trang thiết bị, công cụ như phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị bốc dỡ, sắp xép cũng như đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho nhân sự vận hành Một nông trại tự mình trồng rau củ, sơ chế, đóng gói, xử lý đơn hàng và trực tiếp vận chuyên đến các chợ nông sản hoặc cửa hàng tạp hóa là một ví dụ

điển hình của mô hình IPL Thông thường, dịch vụ IPL được sử dụng bởi các doanh

nghiệp có quy mô nhỏ, hàng hóa dễ vận chuyền, và khoảng cách vận chuyển ngắn,

thường là trong nước Hoặc có thể là một doanh nghiệp rất lớn, có khả năng tự điều phối hoạt động logistics của mình, việc sử dụng thuê ngoài dịch vụ IPL co thê là một lựa chọn giúp họ tôi ưu chỉ phí của mình

2PL (Second Party logistics — Cung cdp dịch vụ logistics bên thứ hai) là hình thức thuê dịch vụ đơn lẻ từ một nhà cung cấp dịch vụ (bên thứ 2) mà ở đó, bên thứ 2

này chỉ đảm nhận một trong các loại hình dịch vụ như kho bãi hay vận chuyển, làm thủ tục hải quan, và không chịu trách nhiệm về các hoạt động khác Cùng một nông trại

trồng rau củ, họ sẽ thuê một công ty dịch vụ (2PL) để vận chuyển hàng hóa đến các chợ và siêu thị trên cả nước Điều này giúp cho họ không những đảm bảo thời gian giao hàng đến đối tác mà còn tối ưu được chi phí cho việc giao hàng

3PL (Third Party logistics — Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba) là mô hình bao gồm một chuỗi dịch vụ có tính kết nối với nhau để thay doanh nghiệp quản lý gần

như toàn bộ các hoạt động vận hành Các dịch vụ bao gồm luân chuyền, tồn trữ hàng

hoá, xử lý thông tin, thông quan xuất nhập khâu, giao hàng Từ nông trại, nhà cung cấp 3PL sẽ chịu trách nhiệm đóng gói, bảo quản sản phẩm trong các thùng giấy, và sau

đó vận chuyên từ nông trại đến cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị trên khắp địa bàn cả

nước Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ 3PL sẽ đảm bảo cả về mặt chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng của sản phâm cho cả bên A (nông trại) và bên B (khách hàng) Như vậy, nhiệm vụ của nông trại chỉ cần sản xuất đúng số lượng

4PL (Fourth Party logistics — logistics chuỗi phân phối) còn được biết tới là mô hình nhà cung cấp logistics là chủ đạo 4PL là mô hình được phát triển trên nền tảng của mô hình 3PL Công ty cung cấp dịch vụ 4PL sẽ quản lý các hoạt động logistics cũng như các hoạt động trong toàn bộ chuỗi cung ứng Bên cạnh đó, nhà cung cấp 4PL

sẽ cung cấp thông tin chỉ tiết về quản lý chiến lược chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp Với ví dụ về nông trại rau củ ở trên, nông trại sẽ được công ty dịch vụ 4PL tư

Trang 26

vấn thiết kế chuỗi cung ứng từ vườn ra thị trường, hướng đến một quy trình vận hành hiệu quả và tối ưu nhất, lập kế hoạch đầu ra đầu vào và khi có đơn hàng các 3PL trong

hệ thống sẽ đảm nhận việc vận chuyên, bảo quản từ vườn tới tận tay khách hàng SPL (Sth Party logistics — logistics bên thứ năm) là một mô hình dịch vụ khá mới hiện nay Nó kiểm soát tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung ứng với việc sử dụng công nghệ thông tin và kết hợp các phương pháp đã được chứng minh của 3PL và 4PL

Nhà điều hành 5PL là nhà cung cấp dịch vụ logIsfics có kế hoạch tổ chức và thực hiện

các giải pháp logistics thay mặt cho các tô chức thương mại khác Ngoài ra, nó thương lượng giá với các nhà cung cấp dịch vụ khác, như xe tải, hãng hàng không 5PL là dịch vụ logistics phố biến và phát triển nhất hiện nay dành cho Thương mại điện tử Cùng với việc tích hợp và quản lý chuỗi cung ứng, các tô chức 5PL cung cấp một số

dịch vụ có lợi khác, chăng hạn như tiện ích cuộc gọi hoặc thanh toán trực tuyến cho

khách hàng Với ví dụ về trang trại rau củ và công ty dịch vụ 5PL, nông trại sẽ được gia nhập làm thành viên của mạng cung ứng số, sử dụng thương mại điện tử để bán hàng, được cung cấp nhiều thông tin từ tình hình thị trường tới kỹ thuật canh tác, dự báo nhu câu; có thê bán hàng cho các cá nhân, thụ hưởng các thành quả của trí tuệ

nhân tạo

1.1.5 Cúc nhân tổ ảnh hưởng đến phát triển hệ thông logistics

Một là là chính sách pháp luật và thủ tục hành chính Mức ỗn định chính trị là sự

én định và chắc chắn trong chính sách của Chính phủ như luật về quản lý, bạo lực,

khủng bó, thuế, tài sản hoặc nhân quyên Một môi trường chính trị ồn định thê hiện độ

bền vững và tính toàn vẹn của chế độ chính quyền hiện hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi

cho mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động logistics (Wong và Tang, 2018) Hai là kết câu hạ tầng cơ sở hạ tầng giao thông Cơ sở hạ tầng điện và thông tin liên lạc là những thành phân thiết yêu trong các hoạt động thương mại hiện đại của một quốc gia Trong logistics, cơ sở hạ tầng hỗ trợ việc giao hàng, cung cấp thông tin hiệu quả và kịp thời, cung cấp các thủ tục liền mạch để tạo ra một môi trường logistics thân thiện cho các công ty kinh doanh (Vilko, Karandassov va Myller, 2011)

Ba là nguồn nhân lực và doanh nghiệp logistics Nguồn cung lao động là sự sẵn

có của nguồn lao động và các kỹ năng phù hợp với công việc (WEF, 2014) Hiệu quả của thị trường lao động quyết định đến hiệu quả của nền kinh tế (Min, 2007), một thị

Trang 27

trường lao động linh hoạt là khi nhu cầu về kỹ năng của ngành thay đổi, lực lượng lao động sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu đề không làm gián đoạn đến các hoat déng logistic

Bốn là trình độ công nghệ và thương mại hàng hóa Trình độ công nghệ thê hiện

khả năng tiếp thu, ứng dụng và phát triển công nghệ Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng công nghệ đã cải thiện đáng kê chỉ số LPI và hiệu quả của chuỗi cung ứng (WIII

va Blecker, 2012; Wong, Soh va Goh, 2015; Gunasekaran, Subramanian và Papadopoulos, 2017) Céng nghé được đề cập bao gồm công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến, hệ thống quản lý kho hàng, hệ thống xử lý tự động, công nghệ thông tin và truyền thông

Năm là vị trí địa lý Một quốc gia hoặc vùng miền có giáp biên hay không là một yếu tô quan trọng đề phát triển ngành logistics Nêu một quốc gia hoặc vùng miền đó giáp biển tức là có lợi thế về mặt tự nhiên, điều này tạo điều kiện phát triển giao thông, vận chuyển đường biên - con đường vận chuyển hàng hóa chính với chỉ phí gần như thấp nhất hiện nay trên thế giới

1.1.6 Các chỉ tiêu danh gia logistics LPT

Chí số năng lực quốc gia về logistics hay còn được gọi là chỉ số hiệu quả logistics (Logistics Performance Index - LPI) la chi số được đưa ra bởi Ngân hàng Thể giới (World Bank - WB) để đo lường hiệu quả hoạt động logistics của một quốc gia Theo tác giả Erkan (2014), hoạt động logistic đây nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất LPI là một chỉ số quan trọng quyết định đến lợi thế cạnh tranh và nguồn việc làm của một quốc gia Nghiên cứu đã tiễn hành thu thập 2014 dữ liệu từ 113 quốc gia

và đã xác định được ảnh hưởng của các thành phần phụ (tính theo cơ sở hạ tầng) của Chí sô Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) đến LPI bằng cách sử dụng hồi quy phân tích Kết quả thu được từ phân tích hồi quy chứng minh chất lượng của cơ sở hạ tầng đường sắt và cơ sở hạ tầng cảng biên là những yếu tố quyết định chính đến hoạt động logistics cua cac quoc gia

Chi sé LPI (Logistics performance index) quéc té duoc danh gia theo 6 tiéu chi, bao gồm: Hạ tầng, giao hàng, năng lực, truy xuất, thời gian và thông quan Chỉ số LPI

nội địa được đánh giá trên 4 tiêu chí, bao gồm: Hạ tầng, dịch vụ, Thủ tục và thời gian làm thủ tục tại biên giới và Độ tin cậy của chuỗi cung ung

Trang 28

1.2 Cơ sở lý luận về nông sản

1.2.1 Khải niệm nông sản

Theo Hiệp định Nông nghiệp, Tổ chức Thương mại Thể giới - WTO quy định: nông sản bao gồm các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: các sản phẩm từ nông nghiệp cơ bản, thiết yêu là sản phẩm được con người sử dụng hàng ngày nhằm duy trì sự sống Bên cạnh đó, sản phâm thiết yếu còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cùng những khoáng chất chính giúp cơ thê luôn khỏe mạnh (lúa gạo, lúa my, bột my, sữa, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau củ quả tươi, ) Các sản pham tai sinh khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ tạo ra năng lượng đề con người lao động

và làm việc Đồng thời bố sung những dưỡng chất để cơ thể phát triển, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật (bánh mỳ, bơ, đường mía, đường thốt nốt, dầu ăn, thịt, cá, ) Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau có thành phần và cấu trúc thay đổi so với trạng thái ban đầu như bánh kẹo, sản phâm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, thực phâm đóng hộp,

Theo dinh nghia cha FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations) - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc: nông sản hay sản pham có nguồn gốc nông nghiệp là bất kỳ sản phẩm hoặc mặt hàng nào, ở dạng thô hoặc đã qua chế biến, được đem bán đề phục vụ cho tiêu dùng của con người (ngoại trừ nước, muối và các chất phụ gia) hoặc đề làm thức ăn cho gia súc

Thứ hai là tính thời vụ Tính thời vụ chính là nét đặc thù điển hình nhất của mặt

hàng nông sản Nó thê hiện cho quá trình nuôi trồng, sinh trưởng và thu hoạch luôn đi

Trang 29

cùng và nối tiếp nhau Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được bởi vì đó là quy luat sinh trưởng của tạo hóa tự nhiên do vậy thường có những mùa vụ khác nhau trong quá trình sản xuất Nông sản thường sẽ đa dạng, phong phú, dỗổi dào và sinh trưởng tốt khi được nuôi trồng đúng vào chính mùa vụ của nó Ngược lại khi trái vụ, nông sản sẽ trở nên khan hiểm về chủng loại đồng thời không đạt chất lượng tôt, hiểm có nông sản sạch

1hứ ba là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên Tùy thuộc vào sự biến đổi của khí hậu, điều kiện tự nhiên mà mỗi loại nông sản có một tính thích ứng riêng Tốc độ

sinh trưởng, chất lượng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nhu độ

màu mỡ của đất đai, khí hậu và thời tiết Nếu được trồng va nudi trong điều kiện thuận

lợi, nông sản sẽ phát triển mạnh, cho sản lượng và chất lượng cao Ngược lại sẽ cho

năng suất thấp, sụt giảm về chất lượng nếu sinh trưởng trong điều kiện kém thuận lợi

Ví dụ như cây bông cải (súp lơ), khi được trồng ở vùng đất trong nhiệt độ từ 15 — 18 độ

C, cây sẽ phát triển rất tốt Còn nếu trong môi trường từ 25 độ C trở lên, cây sinh trưởng rat kém, mau gia, cho hoa bé va dé no

Thứ tư là chất lượng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng Khi mua bất kỳ mặt hàng nông sản nào, người tiêu dùng luôn ưu tiên và chú trọng vào tiêu chí chất lượng Nông sản phải trải qua nhiều giai đoạn kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm mới được bán trên thị trường Điều này nhằm bảo vệ sự an toàn cho sức khỏe và tính mạng của người mua khi sử dụng Do vậy, khi đời sống của người dân ngày một nâng cao thì những yêu cầu về chất lượng nông sản sẽ càng khắt khe hơn 1.2.3 Phin loai néng san

Theo nguồn gốc: Nông sản được chia thành các nhóm chính bao gồm cây trồng, thủy sản, động vật nuôi và các sản phẩm chế biến từ chúng Các cây trồng bao gồm các loại lúa, ngô, cây ăn trái, cây công nghiệp như cao su, cacao, cà phê Thủy sản bao gồm

cá, tôm, mực Động vật nuôi bao gôm gia súc, gia cam, lon, ga

Theo mục đích sử dụng: Nông sản có thể được chia thành các nhóm như thực

phẩm, nguyên liệu công nghiệp, nguyên liệu dược phẩm, thức ăn chăn nuôi và xuất khâu Các sản phẩm thực phâm được sử dụng trực tiếp trong chế biến thực phâm và dinh dưỡng Nguyên liệu công nghiệp được sử dụng trong các ngành công nghiệp chế biên và sản xuât Thức ăn chăn nuôi được dùng đê nuôi dưỡng động vật nuôi

Trang 30

Theo đặc điểm kỹ thuật: Nông sản có thể được phân loại dựa trên đặc điểm kỹ

thuật như kích thước, hình dạng, màu sắc, thành phần chất lượng Ví dụ, lúa có thể

được chia thành lúa nẾp, lúa gạo, lúa mạch, và thịt có thể được chia thành thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm

1.3 Cơ sở lý luận về sức cạnh tranh của hàng hoá

1.3.1 Khải niệm sức cạnh tranh của hàng hoá

1.3.2 Các yêu tổ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hoá

Sức cạnh tranh của hàng hoá là khả năng đáp ứng nhu câu của thị trường mục tiêu tốt hơn so với các sản phẩm cạnh tranh khác Nó được thể hiện qua các yếu tổ sau:

1 Chất lượng:

r¡ Sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế r¡ Sản phẩm phải an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường r¡ Sản phẩm phải có độ bên cao và ít hư hỏng trong quá trình sử dụng

2 Giá cả:

r Giá cả của sản phẩm phải cạnh tranh so với các sản phâm tương tự trên thị trường

r¡ Doanh nghiệp cần có chiến lược giá cả phù hợp đề thu hút khách hàng và tôi da

hóa lợi nhuận

Trang 31

r¡ Doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả

5 Dịch vụ khách hàng:

r¡ Dịch vụ khách hàng tốt giúp thu hút và giữ chân khách hàng

r¡ Doanh nghiệp cần cung cấp các dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp và chu đáo

Ngoài ra, sức cạnh tranh của hàng hoá còn phụ thuộc vào một số yếu tô khác như:

r¡ Chiến lược marketing của doanh nghiệp

r¡ Mức độ tiếp cận thị trường của doanh nghiệp

Chính sách của chính phủ

oO Méi trường kinh tế vĩ mô

1.4 Cơ sở lý luận về hệ thống logistics của nông sản

1.4.1 Khải niệm hệ thông logistics của nông sản

Xuất phát từ cơ sở thực tiễn về logistics đã nêu trong mục I.I và cơ sở thực tiễn

về nông sản trong mục 1.2, chúng ta có thể hiểu, “hệ thống logistics của nông sản hay chuỗi cung ứng nông sản là một hệ thống bao gồm doanh nghiệp, nhà thu gom hàng nông sản, nhà sản xuất chế biến/ nhà phân phối và các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics và các nguồn lực khác liên quan đến quá trình chuyên đổi hàng nông sản từ trang trại nuôi trồng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng”

1.4.2 Vai trò phát triển hệ thông logistics của nông sản

Thứ nhất, logistics giữ vai trò kết nỗi các khâu trong chuỗi giá trị hàng hóa nói chung và cảng trở nên quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản, bởi việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng phụ thuộc vào sự kết hợp nhuan nhuyễn giữa các khâu, các mắt xích trong chuỗi Phát triển hệ thống logistics giúp nâng cao giá trị cạnh tranh của nông sản đáp ứng nhu câu thị trường nhập khẩu Góp phần chuyên dịch cơ cầu xuất khâu theo hướng tích cực, gia tăng các sản phẩm chế biến, chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp Đặc điểm nỗi bật của nông sản có ảnh hưởng đối với hoạt động logistics là tính thời vụ

Trang 32

Đây là đặc điểm tự nhiên, do vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu sinh ra nên nông sản là sản phâm xuất phát từ tự nhiên cho nên tính thời vụ có thể được giảm đi do sự phát triển của công nghệ nhưng không mắt đi Chiếm đa số nông sản vẫn có đặc điểm “mùa nào thức nấy” Đề có những sản phẩm trái mùa đòi hỏi chúng ta phải đầu tư vào công nghệ, thiết biệt đặc biệt là lĩnh vực chế biến và trong lĩnh vực bảo quản Nếu không được chú trọng bảo quản đúng cách thì bàn thân nông sản có thời gian bảo quản tự nhiên rất ngắn Do vậy, trong lĩnh vực nông sản, khâu kho bãi, vận chuyền thực cần được chú trọng Bản thân trong lĩnh vực nông sản, logistics liên quan đến tất cả các khâu, kê cả nuôi trồng, chế biến, sản xuất nông sản Ví dụ như khâu đầu vào, phải đảm bảo giống, đảm bảo vật tư nông nghiệp như thế nào; khâu canh tác, tổ chức sản xuất, trồng trọt ra sao; khâu thu mua nông sản tươi; khâu chế biến; khâu tiêu thụ, xuất khâu Chính

vi vay, logistics có liên quan rất lớn đến việc giá trị nông sản được đánh giá thấp hay

cao

Thứ hai, phát triên hệ thống logistics nông sản thúc đây nhanh quá trình xuất khâu và tăng sản lượng xuất khâu nông sản, góp phần mở rộng quy mô xuất khâu, nâng cao hiệu quả xuất khâu, duy trì tốc độ tăng trưởng bên vững góp phần tăng trưởng kinh

tế và ôn định kinh tế vĩ mô Xuất khẩu nông sản sẽ thu về nguồn ngoại tệ cho đất nước,

giảm thâm hụt cán cân thương mại, tích lũy phát triển sản xuất như việc đầu tư nhập

khẩu máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất Khai thác hiệu quả nguồn lực của

quôc gia

Thứ ba, nông nghiệp là ngành sử dụng khá nhiều lao động Ứng dụng công nghệ cao phát triển hệ thống logistics nông nghiệp giúp tiết kiệm nguồn nhân lực, chi phí, tiết kiệm thời gian dành cho gia tăng trình độ nhân lực quốc gia và doanh nghiệp Từ

đó góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động, ôn định xã hội Giúp các doanh nghiệp nông nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và đất nước

1.5 Kinh nghiệm thực tiễn về việc phát triển hệ thống logistics nông sản của một

số quốc gia trên Thế giới

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển hệ thông logistics nông sản của Thái Lan

Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia nằm trong khu vực tiêu vùng sông Mê Công, có điều kiện tự nhiên tương tự nhau về địa lý, khí hậu, thô nhưỡng đất đai và các

Trang 33

nguồn lực để phát triển sản xuất nông nghiệp, như lực lượng lao động dồi dào Thái Lan là nước nông nghiệp truyền thông với nền văn minh lúa nước, khí hậu nhiệt đới, có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như mía, gạo, cao su, ngô và nhiều loại trái cây nhiệt đới như xoài, dứa, ôi Đặc biệt, Thái Lan nhiều năm dẫn đầu thế giới về

xuất khẩu gạo

Xuất khẩu nông sản của Thái Lan đã đạt được kết quả tích cực bởi Chính phủ Thái Lan đã chủ trọng thực hiện những chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thúc đây xuất khâu nông sản ra thị trường quốc tế Thái Lan xác định nông nghiệp, nông thôn là xương sống của đất nước, là lĩnh vực giúp thoát khỏi tình trạng tụt hậu Từ

những năm 1970, Thai Lan đã thực hiện chính sách “hướng vào xuất khẩu”, với các thị trường chính là ASEAN, Mỹ, Nhật, EC Trong kế hoạch 5 năm 1977-1981, Chính phủ

Thái Lan đã thực hiện chiến lược hiện đại hóa nông nghiệp, chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế hướng vào xuất khâu, duy trì đóng góp của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế Đề mở rộng hoạt động xuất khẩu nông sản, Thái Lan đã có sự chuân bị kỹ càng

để vượt qua các rào cản phi thuế quan như rào cản về vệ sinh an toàn thực phâm và kiểm dịch động thực vật (SPS), rào cản kỹ thuật (TBT), chống bán phá giá (ADP), trợ cấp xuất khẩu (XS), tự vệ đặc biệt (SSG) và hạn ngạch thuế quan (TRQ) Cụ thể là: Thứ nhất, coi giông là một trong những khâu tạo ra lợi thế so sánh bền vững khi đưa sản phâm nông sản thâm nhập thị trường thế giới Nguyên tắc của giống là: nguồn gốc rõ ràng, có địa chỉ, có hướng dẫn quy trình thâm canh, có minh chứng giống đó đã được trồng thực nghiệm và có kết quả tốt Chính phủ thực hiện các biện pháp trừng phạt nặng nếu người cung cấp giống cô tình vi phạm quy định hoặc cung cấp giống không bảo đảm chất lượng Chính phủ dành ngân sách đáng kề đề nhập khẩu giống: hỗ trợ cơ quan nghiên cứu lựa chọn, lai tạo các loại giống tốt; trợ giá cho việc phố biến các loại giồng tốt

Thứ hai, chú trọng đa dạng hóa chủng loại sản phâm nông sản một cách khoa học, vừa giúp thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng vừa giảm cạnh tranh lẫn nhau trong tiêu thụ do thâm canh trùng lặp cùng một loại nông sản ở các vùng khác nhau

Thứ ba, chú trọng đầu tư các dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại, báo đảm điều kiện vận tải, kỹ thuật đóng gói tiên tiễn, thỏa mãn được các yêu cầu chất lượng của EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc

Trang 34

Tứ tư, Thái Lan là nước có lượng khách du lịch lớn, các nhà kinh doanh nông sản đã tận dụng lợi thế này để xuất khâu tại chỗ với kim ngạch đáng kể Hằng năm, Thái Lan đón khoảng 15 triệu khách du lịch, mỗi khách bình quân mua 5 USD sản phâm nông sản, chủ yếu là trái cây thì doanh số cũng đạt khoảng 75 triệu USD Đây là một hình thức tiếp thị hiệu quả

Thứ năm, xây dựng môi liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản: thành lập các cơ quan, chỉ nhánh trực thuộc ngành nông nghiệp đề làm các dịch vụ phục vụ xuất khâu nông sản, như:cung cấp giấy chứng nhận kiêm dịch cây trồng, thực phẩm tại các vùng sản xuất nông sản trọng điểm; giúp các doanh nghiệp kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu; thành lập trung tâm

đóng gói Thái Lan trực thuộc Bộ Khoa học và Năng lượng dé hướng dẫn cách đóng gói

thích hợp với các loại nông sản.bảo đảm giữ được chất lượng

Thứ sáu, hỗ trợ nông dân sản xuất và xuất khâu các loại nông sản có giá trị cao:

Bộ Nông nghiệp hỗ trợ nông dân trong việc nghiên cứu, chọn giống cây tốt, cải tạo đất trồng và hệ thống tưới tiêu để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản; Bộ Thương mại hỗ trợ các nhà xuất khẩu qua các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển hệ thông logistics nông sản của Ấn Độ

An Độ là quốc gia nằm ở khu vực Tây Nam Á với diện tích gần 33 triệu km}, trong đó có 141,23 triệu héc ta là đất nông nghiệp Hệ thông sông ngòi phong phú với

lưu lượng nước lớn đã tạo ra những đồng bằng rộng lớn bậc nhất trên thế giới Từ đó,

tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác, sản xuất các loại cây lương thực, thực phâm đa

dạng và phong phú, góp phần hình thành và phát triển các vùng kinh tế trù phú Cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, với quy mô dân số trên l tỷ người, Ân Độ cũng là quốc gia có thế mạnh về lao động để phát triển ngành nông nghiệp Những tiềm năng

và lợi thế đó đã góp phần giúp Ân Độ trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp ngũ cốc, đường, sữa, rau quả, gia vị, trứng và hải sản hàng đầu thể giới

Năm 2019, theo số liệu của WTO, Ân Độ là một trong 10 nước xuất khâu nông sản lớn nhất thế giới, chiếm tỷ trọng 2,1% tông kim ngạch xuất khâu nông sản toàn cầu Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khâu nông sản của Ân Độ đạt 49,6 tỷ USD, tang 20% so với mức 41,3 tỷ USD năm 2021 Trong đó, gạo là mặt hàng nông sản xuất

Trang 35

khâu lớn nhất của Ân Độ và đóng góp hơn 19% tông kim ngạch xuất khâu nông sản

năm 2022 Đường, gia vị và thịt trâu là những mặt hàng xuất khẩu lớn với tỷ trọng đóng góp lần lượt là 9%, 8% và 7% vào kim ngạch xuất khâu nông sản giai đoạn 202I-

2022 Xuất khâu lúa mì đạt giá trị 2,1 tỷ USD năm 2022, tăng đáng kê so với mức 568 triệu USD năm 2021 Xuất khâu cà phê lần đầu tiên vượt mốc I tỷ USD Xuất khâu hải

sản đạt 7,7 ty USD

An Độ duy trì vị trí trong top 10 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thê giới bởi Chính phủ đã thực hiện những sáng kiến chính sách nhằm thúc đây xuất khẩu nông sản Chính phủ Ân Độ đã ban hành chính sách xuất khâu nông sản với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khâu nông sản 60 tỷ USD trở lên vào năm 2022, hướng tới mục tiêu đạt 100 tỷ USD trong những năm tới; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và thúc đây xuất khâu nông sản có giá trị và giá trị gia tăng cao; thúc đây xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đặc sản địa phương: cung cấp cơ chế để nông sản tiếp cận thị trường, vượt qua các rào cản về vệ sinh và kiêm dịch; tăng gấp đôi tỷ trọng trong chuỗi

giá trị toàn cầu; tạo điều kiện cho nông dân tận dụng cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế Các biện pháp thực hiện cụ thể là:

Một là, phát triển sản phẩm nông sản địa phương và thúc đây giá trị gia tăng Các mặt hàng thuộc danh mục nông sản địa phương được hỗ trợ tài chính để phát triển và nghiên cứu các sản phẩm giá trị gia tăng như các sản phẩm chế biến từ hạt điều: mứt hạt điều, hạt điều rang, hạt điều tâm hương

Hai là, thúc đây xuất khâu nông sản hữu cơ có giá trị gia tăng cao Chương trình

quốc gia về sản xuất hữu cơ (NPOP) được thực hiện để hỗ trợ sản xuất các sản phâm

nông nghiệp có tiềm năng xuất khâu lớn của ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Cùng với đó, nhiều hoạt động được thực hiện nhằm thúc đây xuất khâu nông sản hữu

cơ như: xây dựng thương hiệu nông sản hữu cơ; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và bao

bì thống nhất cho nông sản hữu cơ

Ba là, tiếp thị và quảng bá “Thương hiệu Ân Độ” Thành lập các quỹ dành riêng

cho hoạt động tiếp thị nông sản, đặc biệt là nông sản hữu cơ, chí dẫn địa lý để thực hiện các chiến dịch truyền thông cho từng loại sản phâm nhằm xây dựng thương hiệu

nông sản Ân Độ trên các thị trường mục tiêu, như chiến dịch “Chuối Ân Độ”, chiến

dịch “Trái bưởi tuyệt vời” Các chiến dịch quảng cáo về chỉ dẫn địa lý cho các nông

Trang 36

sản độc đáo của Ân Độ với thương hiệu “Sản xuất Ân Độ” góp phần làm gia tăng xuất

khả năng xử lý khối lượng hàng hóa nông sản, mở rộng thị trường xuất khâu, bảo đảm

mức giá tốt đổi với sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh của nông sản Ân Độ trên thị trường quốc tế

Năm là, số hóa hoạt động xuất khẩu nông sản Quá trình số hóa được thực hiện ở hầu hết các khâu trong chuỗi sản xuất và cung ứng nông sản, như: số hóa đất đai; xây dựng công thông tin thị trường và sản phẩm; tiễn hành thông quan một cửa đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu dễ hư hỏng tại các cảng trọng điểm; giải quyết khiếu nại liên quan đến xuất nhập khẩu Số hóa hồ sơ đất đai của nông dân bao gồm: lập bản đồ vệ tinh vé dat đai: thực hiện đăng ký hoạt động cho các tổ chức sản xuất trang trại và nông dân, liên kết hệ thông bản đồ này với thẻ AADHAR của nông dân, tạo cơ sở dữ liệu đề truy xuất nguồn góc và liên kết thị trường Số hóa đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp nhất và tổng hợp quỹ đất canh tác định hướng xuất khẩu là một yếu tố quan trọng trong chính sách xuất khẩu nông sản của Ân Độ

Sở Thương mại (DoC) xây dựng Công thông tin về phân tích thương mại để cung cấp các thông tin về xu hướng tiêu dùng ở các thị trường Cục Phát triển xuất khâu nông sản và thực phâm chế biến và Cục Phát triển xuất khâu thủy hải sản Ân Độ cũng hình thành Công thông tin trao đổi nông sản và Công thông tin trao đối thủy sản để cung cấp thông tin thị trường cho các bên liên quan Bên cạnh đó, Công thông tin

thương mại Ân Độ do Liên đoàn các tô chức xuất khâu vận hành với sự hỗ trợ của DoC

cung cấp thông tin liên quan đến các kịch bản thuế quan trong các tình huống FTA và phi FTA, các thông báo SPS và dự báo về thị tường Ân Độ xây dựng Số tay yêu cầu của quốc gia nhập khẩu (MICOR) đối với tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Ân Độ, giúp các công ty có thể tra cứu yêu cầu của các nước nhập khâu để tuân thủ, từ đó giảm thiểu rủi ro bị từ chối lô hàng xuất khâu Chính phủ Ân Độ chủ trương tạo một công thông tin trực tuyến tích hợp tất cả những thông tin liên quan đến đến thị trường, giá cả, bảo hiểm rủi ro, các thông báo SPS và cơ chế giải quyết khiếu

Trang 37

nại Từ đó, tạo cơ sở dữ liệu quan trọng cho quá trình ra quyết định của các nhà xuất

khẩu

Sáu là, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc gia Việc thiết lập các tiêu chuẩn và thực thi các tiêu chuẩn đó là cơ sở đề hàng hóa, đặc biệt là nông sản có thê xuất khâu dễ dàng hơn Đây là một biện pháp giải quyết rào cản SPS và TBRT của các quốc gia, góp phân thúc đây nhanh hơn tốc độ tiếp cận thị trường của nông sản Ân Độ Chính phủ Ân Độ cũng rất quan tâm tới hoạt động nghiên cứu và phát triển các giống

mới nhằm quản lý chất lượng mạnh mẽ hơn

Bảy là, thiết lập và duy trì chuỗi cung ứng và tiêu chuẩn duy nhất cho cả thị trường trong nước và quốc tế Bảo đảm sự ồn định về số lượng và chất lượng là rất

quan trọng để có được các đơn hàng xuất khâu một cách bền vững Việc hài hòa các

tiêu chuẩn trong nước và thị trường xuất khẩu sẽ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao nhận thức về thực hành nông nghiệp tốt và giảm chỉ phí giao dịch cho xuất khâu

Tám là, cơ chễ ứng phó với SPS và TBT Trong khi các rào cản thuế quan được

giảm dần do việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do, các hang rào phi thuế quan

và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch động, thực vật đang trở thành

rào cản hạn chế nông sản Ân Độ tiếp cận thị trường quốc tế Do đó, Chính phủ Ân Độ

đã có cơ chế ứng phó với các rào cản này từ ứng phó với các cảnh báo nhanh; thành lập công thông tin cung cấp cơ sở cho việc công nhận phòng thí nghiệm có đủ năng lực thực hiện các thử nghiệm đối với nông sản xuất khâu, giúp tạo nền tảng trực tuyến để duy trì truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ xuất khâu bằng cách chuân hóa các giao thức thử nghiệm; lập kế hoạch giám sát dư lượng (RMP) trong sản phẩm Từ đó, nông sản An

Độ có thê vượt qua rào cản SPS và TBT thuận lợi hơn, tiếp cận thị trường quốc tế dễ dang hon

1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ thành công của Thái Lan và Ấn Độ trong xuất khâu nông sản sang các khối liên minh hay một cộng đồng kinh tế dưới sự ràng buộc thuế quan và phi thuế quan đã được đàm phán và thông qua, có thê rút ra một số kinh nghiệm là:

Một là, xác định đúng vị trí quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế

Từ đó, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm chuyên dịch cơ cầu kinh tế nông

Trang 38

nghiệp, thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, đây mạnh sản xuất bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hướng về xuất khẩu

Hai là, xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp hướng về xuất khâu dựa trên các lợi thế cạnh tranh Từ đó, tập trung đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật cho sản xuất, chê biên nông sản xuat khâu

Ba là, xây dựng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhằm phát triển sản xuất và hiện đại hoa két cauha tang nông thôn Bốn là, đây mạnh công tác xúc tiễn thương mại hàng nông sản, đối mới hệ thống tiếp thị từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu; coi trọng chữ tín đề tạo lập thị trường mới Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, bởi đây là là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong sản xuất và xuất khâu hàng nông sản Phối hợp đồng bộ các hệ thống chính sách như

chính sách giá, chính sách thuế, chính sách xuất khâu và các giải pháp đề phát triển sản xuất, đặc biệt đối với nông sản xuất khẩu các nước đều có chính sách bảo hộ và các chương trình hỗ trợ đặc biệt, để tạo dựng ngành hàng xuất khâu

Năm là, xây dựng và thực hiện bộ tiêu chuân chất lượng nông sản, đáp ứng tốt các quy định về an toàn, vệ sinh thực phâm, vượt qua rào cản phi thuế quan như SPS,

TBT thuận lợi hơn Đặc biệt cơi trọng từ khâu tạo giống, nhằm tạo ra lợi thế so sánh

một cách bền vững Hiện nay, việc sử dụng giống cây trồng ở Việt Nam còn tùy tiện, không rõ nguồn gốc xuất xứ, do vậy năng suất và chất lượng cây trồng thấp, tính đồng nhất về quy cách của sản phâm không cao Chính phủ cần hỗ trợ công tác nghiên cứu

và lựa chọn giống cây trồng mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng Ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng và quy trình sản xuất đạt

năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất

trong quá trình canh tác

Sáu là, đầu tư thích đáng vào công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch, cũng như đóng gói, vận chuyền Đôi mới thiết bị và công nghệ hiện đại cho chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch là yếu tô quyết định đề tạo ra những đột phá về chất lượng sản phẩm

Bảy là, Chính phủ cần tăng cường vai trò trong các hoạt động thúc đây xuất khẩu như hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu nông sản cho nông dân và doanh nghiệp

Trang 39

Hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động quảng bá và xúc tiền thương mại,như tổ chức

các đoàn khảo sát thị trường, các hội chợ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp,

giúp nông dân dễ dàng tiếp cận với đầu vào quan trọng như giông, thủy lợi, điện, phân bón với chất lượng cao và giá thấp Chính phủ cần tăng cường công tác giám sát chất lượng sản phẩm xuất khẩu, bảo đảm uy tín cho nông sản

Tám là, tăng cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng Đây là đơn vị tập hợp

và liên kết các doanh nghiệp kinh doanh nông sản nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế Đồng thời, thu hút được sự đồng thuận, ủng hộ của các doanh nghiệp và người nông dân trong thực hiện các chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khâu nông sản, trong đó quan trọng nhất là thực hiện quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng

có thê đáp ứng được các tiêu chuẩn SPS và TBT của thị trường quốc tế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHAT TRIEN HE THONG LOGISTICS CUA NONG SAN TAI VIET NAM

2.1 Thực trạng của nông sản tại Việt Nam

2.1.1 Thực trạng sản xuất nông sản tại Việt Nam

Đơn vị: Diện tích (nghìn ha)

Trang 40

khăn do các tác động của biến động địa - chính trị hay lạm phát Tuy nhiên, với các

chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ cùng các giải pháp khơi thông thị trường, lưu thông hàng hóa, việc thúc đây sản xuất các sản phẩm nông sản trong các năm vừa qua

Ngày đăng: 21/08/2024, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w