1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Thực Phẩm Chức Năng Nhóm Các Nước Giải Khát, Tăng Lực.pdf

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Phẩm Chức Năng Nhóm Các Nước Giải Khát, Tăng Lực
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh, Trịnh Thị Nhật Lệ
Trường học Trường Đại Học Y Dược Thái Bình
Chuyên ngành Bào chế - Công nghiệp Dược
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,4 MB

Cấu trúc

  • Phần 1: Tổng quan về thực phẩm chức năng (4)
    • 1. Lịch sử ra đời của TPCN, xu thế (5)
    • 2. Khái niệm TPCN (0)
    • 3. Phân loại TPCN (9)
  • Phần 2: Đối tượng nghiên cứu I. Nước yến sào Khánh Hòa (12)
    • 1. Xác định đối tượng nghiên cứu (13)
    • 2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (13)
    • 3. Bằng chứng khoa học liên quan (22)
    • 4. Kết luận (32)
    • II. Nước tăng lực sting 1. Tiêu chuẩn lựa chọn (32)
  • Tài liệu tham khảo (39)

Nội dung

Với tiềm năng vôcùng dồi dào và có nhiều triển vọng để sản xuất nhiều loại TPCN phục vụ cho các mục đích và các đối tượng khác nhau, các loại TPCN do Việt Nam sản xuất phải có chất lượng

Tổng quan về thực phẩm chức năng

Lịch sử ra đời của TPCN, xu thế

1.1 Lịch sử ra đời của TPCN

Từ năm 1900 đã có khái niệm sử dụng thực phẩm để phòng bệnh và tăng cường cho sức khỏe Lúc bấy giờ người ta biết sử dụng muối giàu iod để phòng và chữa bệnh bướu cổ, ngày nay chúng ta coi đó là TPCN.

Trước đó người ta còn biết sử dụng củ cà rốt để chữa bệnh quáng gà ngày nay ta coi đó là bệnh thiếu vitamin A và cà rốt cung cấp tiền chất vitamin A để chữa bệnh

Các đại danh y như Hippocrates, Tuệ Tĩnh đều quan niệm “thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”

Nhưng lúc bấy giờ, người ta chưa hiểu một cách rõ ràng chất nào trong thực phẩm có giá trị phòng và chữa bệnh, phần lớn họ dùng thực phẩm để phòng và chữa bệnh theo kinh nghiệm Vì vậy từ thế kỉ thứ 19 trở về trước, người ta có quan niệm khi có bộ phận nào đó của cơ thể bị bệnh thì tìm thức ăn tương ứng ăn vào sẽ chữa được bệnh, nói khác đi là “đau cái gì ăn cái nấy” Điều này không đúng với các bệnh truyền nhiễm Sau này khi ngành hóa học hữu cơ, hóa phân tích, hóa sinh phát triển, người ta mới làm rõ ra vai trò sinh học của mỗi loại chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với cơ thể Định nghĩa thực phẩm chức năng ngày càng sáng tỏ hơn, ngày càng có sự giao thoa giữa ngành Y Dược với ngành chế biến thực phẩm Nói khác đi “người thầy thuốc cũng là người đầu bếp, người đầu bếp cũng là người thầy thuốc”

Từ vài thập kỷ qua, TPCN phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới

Sự phát hiện tác dụng sinh năng lượng và vai trò các thành phần dinh dưỡng thiết yếu đã giúp loài người từng bước hiểu được các bí mật của thức ăn và kiểm soát được nhiều bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan.

Mô hình bệnh tật cũng thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội loài người, đặc biệt từ giữa TK XX đến nay

Cùng với sự già hoá dân số, tuổi thọ trung bình tăng, lối sống thay đổi, các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm, lối sống ngày càng tăng Việc chăm sóc, kiểm soát các bệnh đó đặt ra nhiều vấn đề lớn cho y học, y tế và phúc lợi xã hội

Người ta thấy rằng, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý với nhiều chứng, bệnh mạn tính Đó là hướng nghiên cứu và phát triển cho một ngành khoa học mới, khoa học TPCN

Trên thế giới và khu vực cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học để đi tới thống nhất về tên gọi, phân loại, hài hoà các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phương pháp phân tích và phương pháp quản lý Để giúp cho TPCN phát triển ngày càng lớn mạnh phục vụ cho con người, thế giới đã thành lập Hiệp hội TPCN quốc tế và trong khu vực cũng thành lập Hiệp hội TPCN khu vực.

Nhìn chung, việc nghiên cứu và sản xuất TPCN ở Việt nam còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ và nhỏ bé so với tiềm năng vô cùng phong phú và đa dạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiệt đới của đất nước Với tiềm năng vô cùng dồi dào và có nhiều triển vọng để sản xuất nhiều loại TPCN phục vụ cho các mục đích và các đối tượng khác nhau, các loại TPCN do Việt Nam sản xuất phải có chất lượng cao, an toàn về mặt vệ sinh thực phẩm và phải có giá cả hợp lý để mọi người dân có thể mua được

Việt Nam có đủ kinh nghiệm và tiềm năng để trở thành cường quốc về y học thiên nhiên Với đường lối đúng đắn, sự học hỏi thường xuyên và vận dụng sáng tạo, y học dân tộc và thiên nhiên Việt Nam đã đặt được nền móng ở hầu hết các bệnh viện, trạm xá, các đại học y với những bài thuốc và phương pháp chữa bệnh rất độc đáo và hiệu quả

Việt Nam trong vòng 7 - 10 năm trở lại đây được coi là thời gian bùng nổ các sản phẩm TPCN TPCN được biết đến với nhiều tác dụng và công dụng

Khảo sát của Cục ATTP -2011 cho thấy, 2 TP lớn như Hà Nội và TP.HCM, có > 50% số người lớn sử dụng TPCN

Một số TPCN do Việt Nam sản xuất được sản xuất bằng công nghệ enzym, chất lượng cao, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Một số sản phẩm từ tài nguyên sinh vật rừng và biển đã được sản xuất dưới dạng viên nang, viên nén, dung dịch uống trên dây chuyền hiện đại tại các doanh nghiệp trong nước như Công ty Tư vấn Y dược Quốc tế (IMC) Đó là các chế phẩm tiêu u, tạo máu, dưỡng não, sáng mắt, hỗ trợ làm đẹp, tăng cường sinh lực đang được nhiều người tiêu dùng ưa thích Các sản phẩm này hoàn toàn có thể thay thế hàng ngoại nhập Đến năm 2030, chắc chắn nền Công nghệ sản xuất TPCN ở nước ta sẽ không ngừng phát triển, các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu trong nước phải là các sản phẩm chủ đạo (>50%) và phải phấn đấu xuất khẩu một số sản phẩm TPCN ra thị trường quốc tế Đồng thời phải tổ chức các cơ sở trồng trọt và di thực một số cây cỏ theo quy chế GAP -> đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất lớn, sản phẩm có chất lượng cao.

Cần nhấn mạnh rằng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với sự lớn mạnh của ngành công nghiệp thực phẩm, ngành khoa học TPCN nói chung và việc nghiên cứu, sản xuất TPCN nói riêng ở nước ta cũng sẽ phát triển nhanh chóng nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đời sống nhân dân Với xu thế này, hy vọng trong tương lai không xa, TPCN mang thương hiệu Việt Nam sẽ có vị trí xứng đáng và đầy đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.

Tóm lại mục tiêu tối cao của ngành khoa học công nghệ TPCN, bổ sung dinh dưỡng là cung cấp cho cộng đồng các sản phẩm có chất lượng cao, có hiệu lực sinh học tốt với giá cả phải chăng để nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm cho sức khỏe tốt hơn, cuộc sống trường thọ hơn và hạnh phúc hơn Hơn nữa còn tạo công ăn việc làm cho hàng vạn cán bộ khoa học và các công nhân, nông dân, các nhà doanh nghiệp, tăng thu nhập cho xã hội, một số sản phẩm có giá trị còn có khả năng xuất khẩu sang các nước khác.

2 Khái niệm về thực phẩm chức năng

Cho đến nay chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra định nghĩa đầy đủ về thực phẩm chức năng

Thuật ngữ “Thực phẩm chức năng”, mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất quốc tế nhưng được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Khái niệm và tên gọi về thực phẩm chức năng bắt nguồn từ Nhật Bản, năm 1980 BYT Họ cho phép ghi trên nhãn hiệu hàng hóa “ thực phẩm sử dụng cho sức khỏe con người”- FOSHU (Foods for Specified Health Use) Đến tháng

9 năm 2001 đã có trên 271 sản phẩm thực phẩm mang nhãn hiệu FOSHU Theo FDA: TPCN là thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản có ích cho sức khỏe Thực phẩm chức năng là thực phẩm mà nếu ăn nó, thì sức khỏe sẽ tốt hơn khi không ăn nó Ví dụ như rau xanh và trái cây có chứa đủ chất để làm tăng cường sức khỏe Những chất có hoạt tính sinh học trong thực phẩm chức năng có ích cho sức khỏe hoặc có ảnh hưởng sinh lý theo hướng mong muốn

Bộ Y tế Việt Nam: Thông thư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc

Phân loại TPCN

3.1 Theo lịch sử phát triển

 Thực phẩm chức năng truyền thống

 Thực phẩm chức năng không truyền thống

3.2 Theo chức năng hoạt chất

 Nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất

 Nhóm thực phẩm chức năng “không béo”, “không đường”,“giảm năng lượng”

 Nhóm các loại nước giải khát, tăng lực

 Nhóm thực phẩm giàu chất xơ tiêu hoá

 Nhóm các chất tăng cường chức năng đường ruột

 Nhóm thực phẩm chức năng dạng viên

 Nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt

 Acid amin, peptid và protein chức năng

 Các loại sắc tố thực vật

3.3 Theo nguồn gốc hoạt chất

 TPCN nguồn gốc thực vật

 TPCN nguồn gốc động vật

3.4 Theo mục tiêu sức khỏe và phòng bệnh

4 Nhóm các loại nước giải khát, tăng lực

Lịch sử của nước giải khát có thể bắt nguồn từ loại nước khoáng được tìm thấy trong các dòng suối tự nhiên Từ lâu, việc ngâm mình trong suối nước khoáng được xem là tốt cho sức khỏe, qua đó, các nhà khoa học cũng nhanh chóng phát hiện ra carbon dioxide (CO2) có trong bọt nước khoáng thiên nhiên. Lịch sử của nước giải khát có thể bắt nguồn từ loại nước khoáng được tìm thấy trong các dòng suối tự nhiên Từ lâu, việc ngâm mình trong suối nước khoáng được xem là tốt cho sức khỏe, qua đó, các nhà khoa học cũng nhanh chóng phát hiện ra carbon dioxide (CO2) có trong bọt nước khoáng thiên nhiên.

Loại nước giải khát không ga (không CO2) đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ

17 với thành phần pha chế gồm nước lọc, chanh và một chút mật ong Năm

1676, Công ty Compagnie de Limonadiers tại Paris (Pháp) độc quyền bán các loại nước chanh giải khát Hồi đó, người bán mang các thùng đựng nước chanh trên lưng và đi bán dọc đường phố Paris. Đến năm 1767, tiến sĩ Joseph Priestley - một nhà hóa học người Anh - đã pha chế thành công loại nước giải khát có ga Ba năm sau, nhà hóa học Thụy Điển Torbern Bergman phát minh loại máy có thể chế tạo nước có ga từ đá vôi bằng cách sử dụng acid sulfuric Máy của Bergman cho phép sản xuất loại nước khoáng nhân tạo với số lượng lớn.

Năm 1810, bằng sáng chế Mỹ đầu tiên cho các loại máy sản xuất nước khoáng nhân tạo đã được trao cho Simons và Rundell ở Charleston thuộc Nam Carolina (Mỹ) Tuy nhiên, mãi đến năm 1832 loại nước khoáng có ga mới trở nên phổ biến nhờ sự ra đời hàng loạt của loại máy sản xuất nước có ga trên thị trường.

Theo các chuyên gia y tế, thức uống bằng nước khoáng tự nhiên hay nhân tạo đều tốt cho sức khỏe Các dược sĩ Mỹ bắt đầu bào chế thêm một số loại dược thảo với hương vị khác nhau cho vào thức uống này Xa xưa, tại các tiệm thuốc ở Mỹ đều có quầy bán nước giải khát và đây là nét đặc trưng trong văn hóa của

Mỹ Do khách hàng thích đem thức uống về nhà nên ngành công nghiệp sản xuất nước đóng chai cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của họ.

Khoảng 1.500 bằng sáng chế Mỹ đã được cấp cho các nhà phát minh ra loại nút hay nắp đóng chai nước có ga Tuy nhiên các loại nút chai trên không mấy hiệu quả vì ga bị nén trong chai vẫn có thể thoát ra ngoài Mãi đến năm

1892, William Painter ông chủ cửa hàng bán máy móc tại Baltimore (Mỹ) - nhận bằng sáng chế ra loại nắp chai ngăn chặn bọt ga hữu hiệu nhất có tên gọi

Khoảng đầu những năm 1920, máy bán nước giải khát tự động bắt đầu xuất hiện trên thị trường Mỹ Năm 1923, những lốc nước ngọt gồm 6 hộp carton được gọi là Hom Paks đầu tiên ra đời Từ đây, nước giải khát trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống người dân Mỹ.

Sở dĩ John Mathews có danh hiệu trên do ông là người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát ở Mỹ Ông nhập cư vào Mỹ từ năm 1832, trước đó ông là người đi đầu trong ngành kinh doanh nước giải khát tại Anh Mathews đã học một số nguyên lý cơ bản về pha chế khí cacbonic và máy tạo ga từ Joseph Bramah (nhà phát minh máy nén thủy lực từ thế kỷ thứ 18).

Mathews định cư hẳn tại Mỹ và bắt đầu cung cấp nước giải khát có ga cho các cơ sở giải khát ở khu vực New York - thời gian này thường phổ biến loại thức uống ướp lạnh nhưng không có hương vị Nhờ tay nghề cao của Mathews, ngành công nghiệp nước giải khát Mỹ phát triển nhanh chóng.

Những thập niên sau đó - kể từ 1852, với việc nước gừng được tung ra thị trường, các sản phẩm có thương hiệu đã xuất hiện và được cấp quyền kinh doanh Bắt đầu từ những năm 1880, thị trường nước giải khát tràn ngập các loại nước uống có nhãn hiệu như bây giờ.

Mục đích để bổ sung năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể lực, thể dục thể thao Các sản phẩm nước tăng lực bổ sung vitamin và khoáng chất có nhiều ở Thái Lan, HQ, Nhật, TQ Nước tăng lực (energy drink): xuất hiện trên thị trường vào những năm 80, đã đạt doanh số xấp xỉ 4 tỷ USD năm 2006, lên tới 9 tỷ USD năm 2011 Thành phần gồm đường, taurine, cafein và một số vitamin nhóm B (B5, B6, B2, B12…).

Thành phần và hàm lượng các vitamin có thể dao động, kết hợp thêm một số chiết xuất từ sâm, bạch quả tùy theo nhà sản xuất.

 Hai chất có tác dụng chính và gây tranh cãi nhiều nhất là cafein và taurine.

 Ví dụ: bò húc, nước tăng lực sting, nước tăng lực N.01, nước yến,

Ngày đăng: 21/08/2024, 15:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng dưới đây giúp trình bày các loại axit amin và công dụng của chúng  đối thể chất. - Tiểu Luận Thực Phẩm Chức Năng Nhóm Các Nước Giải Khát, Tăng Lực.pdf
Bảng d ưới đây giúp trình bày các loại axit amin và công dụng của chúng đối thể chất (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w