− Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thông qua sách báo, các giáo trình, luận văn,… − Phương pháp thu thập dữ liệu s
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố văn hóa ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như những người làm công tác thực tiễn trong và ngoài nước
1.1.1 Nghiên cứu về VHDN trong nước
Dương Thị Liễu (2012), Giáo trình Văn hoá kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Giáo trình môn học Văn hoá kinh doanh nhằm trang bị cho người học những kiến thức chung về văn hoá kinh doanh, các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh bao gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng và phát triển các kiến thức về văn hoá kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh
Edgar H Schein (2012), Văn hóa doanh nghiệp và Sự lãnh đạo, NXB Dtbooks Cuốn sách Văn hóa doanh nghiệp và Sự lãnh đạo của Edgar H Schein trình bày các phương pháp tiếp cận để có được những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về văn hóa doanh nghiệp cùng với những hàm ý dành cho công tác lãnh đạo - được tác giả phân tích nghiên cứu và đúc kết từ những trải nghiệm thực tiễn của ông trong nhiều thập niên Schein dùng nhiều doanh nghiệp của Hoa Kỳ và Tây Âu làm các tình huống minh họa so sánh, đối chiếu và rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời tư duy thêm những phương thức mới, hiệu quả hơn để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo tại các doanh nghiệp
Nguyễn Mạnh Quân (2012), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Cuốn sách Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty trình bày một cách toàn diện vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh và văn văn hoá công ty, trách nhiệm xã hội, thương hiệu; xây dựng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động quản lý, tổ chức, marketing và quan hệ khách hàng
Nhiều tác giả (2007), Văn hóa kinh doanh – Những góc nhìn, NXB Trẻ Sách gồm các bài báo đã đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn từ năm 2000 đến nay của các tác giả là những nhà nghiên cứu có uy tín trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội học như: Lê Đăng Doanh, Trần Văn Thọ, Tôn Thất Thiêm, Phạm Đỗ Chí… và một số chuyên gia nước ngoài khác Nội dung các bài viết được chia thành 4 phần: Doanh nhân và tinh thần doanh nghiệp; Triết lý kinh doanh; Đạo đức kinh doanh; Văn hóa doanh nghiệp nhằm trao đổi những vấn đề và cung cấp những thông tin hữu ích về văn hóa kinh doanh hiện nay
2 Nhìn chung những công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa doanh nghiệp trong những năm trước đã đánh giá và đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn và và hiệu quả cao cho vấn đề nghiên cứu ở thời điểm hiện tại Tuy nhiên mỗi công trình nghiên cứu lại là một sản phẩm riêng biệt nhưng trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả, từ đó có thể định nghĩa: Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp, được chia sẻ bởi các thành viên và tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp
1.1.2 Nghiên cứu về VHDN ở nước ngoài
Mats Alvesson (2002), Understanding Organizational Culture, SAGE Publications Ltd Đưa ra những tư duy phê phán, cung cấp cái nhìn sâu sắc vào các lĩnh vực văn hóa tổ chức Mats Alvesson đã làm rõ khái niệm về văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức là một phần nội dung của Văn hóa, nhận dạng và phân định các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức, và mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức với các yếu tố trong hệ thống quản trị Bên cạnh đó, các tác giả cũng sử dụng các ví dụ để phát triển và minh họa Tài liệu này được sử dụng cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu bậc đại học và sau đại học về nghiên cứu quản lý và tổ chức nghiên cứu
Susan Cartwright, CaryL Cooper, P Christopher Earley, The International Handbook of Organizational Culture and Climate, Wiley Publisher Cuốn sách này có một mục đích giá trị thành công không phải chỉ dựa vào hoạt động kinh doanh mà còn phụ thuộc rất lớn vào văn hóa của tổ chức Cuốn sách đề cập đến động lực trong văn hóa kinh doanh theo thời gian và những thành công cũng như sự thất bại trong kinh doanh của các tổ chức.Cuống sách nêu bật lên giá trị to lớn của văn hóa kinh doanh qua những thành công của các doanh nghiệp khi sáp nhập hay mở rộng hoạt động kinh doanh Nghiên cứu lý thuyết về văn hóa, các yếu tố cấu thành văn hóa và bầu không khí bên trong tổ chức, mối quan hệ giữa văn hóa và hoạt động của tổ chức
Richard S Gallagher (2002), The Soul of an Organization Understanding the Values That Drive Successful Corporate Cultures, Kaplan Business Publisher Cuốn sách nghiên cứu vai trò của văn hóa tổ chức, sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa tổ chức đến sự thành công của tổ chức Trên cơ sở nghiên cứu thành công và thất bại của các doanh nghiệp lớn Vanguard, Dell Computer, Wendy, Cirque du Soleil,… để khám phá một trong những yếu tố dẫn đến thành công cũng như nguyên nhân của thất bại, đó là các giá trị, đặc điểm cốt lõi và văn hóa tổ chức Từ đó xây dựng các hồ sơ của từng doanh nghiệp làm cơ sở để xác lập các giá trị văn hóa quan trọng để thiết lập một nền văn hóa kinh doanh riêng phù hợp với từng đặc điểm của các tổ chức Ngoài ra cuốn sách còn đề cập đến thành công hay thất bại của những thương vụ sáp nhập, mua lại, và các hình thức khác của việc mở rộng kinh doanh
Thư viện ĐH Thăng Long
3 Maureen Guirdham (2005), Communicating across Cultures at Work Second Edition, Palgrave Macmillan Publisher Palgrave Macmillan Publisher nghiên cứu văn hoá ở nơi làm việc Dựa trên căn cứ lý thuyết, cuốn sách cung cấp gợi ý thực tế về cách cá nhân có thể phát triển các kỹ năng nhận thức và giao tiếp văn hóa để cho phép hiểu rõ hơn và đánh giá cao của những người từ các nền tảng khác nhau
Kevin Thomson (2002), The Company Culture Cookbook 70 easy-to-use recipes to create the right climate inside your business, Financial Times Prentice Hall Publisher Cuốn sách tập trung vào những chủ đề chính của sự thay đổi, văn hóa mà các tổ chức ngày nay phải đối mặt Tổ chức lớn không phải là sản phẩm của các cá nhân vĩ đại: đó là những sản phẩm của nền văn hóa tuyệt vời Nhà lãnh đạo mạnh mẽ có thể đến và đi, nhưng nền văn hóa lớn thì tồn tại Cuốn sách The Company Culture Cookbook 70 easy-to-use recipes to create the right climate inside your business của 4 Kevin Thomson thể hiện chính xác làm thế nào để vượt qua những vấn đề bằng sức mạnh của “trái tim và tâm trí,” và tập trung vào "các hành vi thực sự” của tổ chức
Liisa Vọlikangas (2010), The Resilient Organization How Adaptive Cultures Thrive Even When Strategy Fails, McGraw-Hill Publisher Khả năng phục hồi là một trong những hoạt động mà các lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt với một thị trường rơi vào suy thoái Đi đầu trong phong trào này, sáng tạo và tư vấn chiến lược của giáo sư Liisa Valikangas đã tạo ra một hệ thống từng bước của chiến lược tồn tại được chứng minh giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra những hành động phục hồi doanh nghiệp ngay lập tức."Tổ chức khả năng hồi phục" cho thấy làm thế nào để suy nghĩ lại chiến lược hiện tại của doanh nghiệp, các ví dụ thực tế của khả năng phục hồi trong hành động: làm thế nào để phục hồi nhanh hơn từ những khó khăn, làm thế nào để thử nghiệm các cơ hội mới một cách kịp thời, làm thế nào để tránh lặp lại các quyết định kinh doanh xấu, và và đó chính là cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu Đây không phải là một đề tài mới, nhưng nghiên cứu về “Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp” đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về VHDN tại công ty Với việc đi sâu vào phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tại công ty, tác giả tin tưởng rằng công trình nghiên cứu này sẽ đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và hỗ trợ đắc lực vào xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cho công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
Một số nội dung cơ bản về văn hóa doanh nghiệp
Từ xưa tới nay đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu học đưa ra các khái niệm về văn hoá cũng như văn hoá doanh nghiệp, dưới đây là một số tổng hợp qua học hỏi và tìm kiếm:
Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại, nói một cách khác văn hóa có từ thuở bình minh của xã hội loài người Cùng với quá trình phát triển của nhân loại, khái niệm văn hóa càng được bổ sung thêm nhiều nội dung mới
Năm 1952, hai nhà nhân chủng học người Mỹ là A.L.Kroeber và K.Kluckolm đã sưu tầm được 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa Tại Hội nghị về văn hóa UNESCO (Mexico năm 1982) cũng đã đưa ra 200 định nghĩa về văn hóa Hiện nay, số lượng khái niệm về văn hóa vẫn đang ngày càng tăng thêm, khó có thể thống kê hết được
Văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa Đó là do bản thân các vấn đề văn hóa rất phức tạp, đa dạng, vì vậy, các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khác nhau nên dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm văn hóa Có rất nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa nên việc nghiên cứu và lựa chọn một cách tiếp cận văn hóa có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp cận những nội dung tiếp theo liên quan đến văn hóa doanh nghiệp
Theo nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ Edward Sapir (1884-1939) cho rằng văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống
Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889-1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa học xã hội của Đại học Harvard lại khẳng định: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và trung tâm từ điển học xuất bản năm 2014 đưa ra quan niệm: Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên, xã hội
Thư viện ĐH Thăng Long
5 Như vậy, văn hóa là sự sáng tạo, là sản phẩm của con người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hoá là một thuật ngữ đa nghĩa vì vậy các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau, mục đích khác nhau, phạm vi hay phương pháp nghiên cứu khác nhau nên dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá nên việc nghiên cứu cũng như tiếp cận có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp cận những nội dung tiếp theo liên quan đến văn hoá doanh nghiệp
1.2.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Vào những năm 1970, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật và đặc biệt đã thành công vang dội trên đất Mỹ, các công ty Mỹ bắt đầu đi nghiên cứu và quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp; vốn được coi là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới Vào đầu thập kỷ
90, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu đi sâu và tìm hiểu sâu về văn hóa doanh nghiệp Đặc biệt vào những năm gần đây, khái niệm văn hóa doanh nghiệp ngày càng sử dụng phổ biến, văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc tới như là một "tiêu chí" để đánh giá doanh nghiệp; cũng có quan niệm mới cho rằng, văn hóa doanh nghiệp chính là "tài sản vô hình" của mỗi doanh nghiệp
Từ quá trình nghiên cứu đó đã có rất nhiều khái niệm văn hóa doanh nghiệp được đưa ra, nhưng cho đến nay chưa có một định nghĩa chuẩn nào được chính thức công nhận
Louis (1980): Văn hóa doanh nghiệp là sự đồng thuận về nhận thức hay ý nghĩa của tất cả các thành viên doanh nghiệp, những nhận thức, ý nghĩa này được mọi thành viên trong doanh nghiệp hiểu ngầm với nhau nhưng rất rõ ràng và khác biệt so với những doanh nghiệp khác
Schwartz H và David S.M (1981): Văn hóa doanh nghiệp thể hiện niềm tin và kỳ vọng chung của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp Những niềm tin, kỳ vọng này hình thành những chuẩn mực đầy quyền uy trong việc định hình hành vi của cá nhân và tập thể trong doanh nghiệp
Theo Robert A Cooke (1987), văn hóa doanh nghiệp chính là những hành vi của các thành viên mà họ tin rằng cần phải phù hợp đề đáp ứng mong đợi trong tổ chức
Do đó, để một thành viên mới có thể làm việc hiệu quả, phát triển được trong doanh nghiệp thì thành viên đó phải tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho hài hòa với
"hành vị chung" được tổ chức thừa nhận và các thành viên khác áp dụng
Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp
Thuật ngữ “Cấp độ” ở đây thể hiện mức độ cảm nhận từ các giá trị văn hóa trrong doanh nghiệp Theo các nhà phân tích, các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp được mô phỏng theo mô hình tảng băng văn hóa, với phần nổi bên trên là những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp, cấp độ tiếp theo là phần chìm của tảng băng – phần vô hình của tảng băng và cuối cùng đó là phần sâu nhất cũng như yếu tố tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp
Bảng 1.1 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp c Biểu hiện
Cấp độ 1 Quá trình và cấu trúc hữu hình
Kiến trúc: ngoại thất và nội thất Nghi lễ và các lễ hội
Các biểu tượng: logo, câu khẩu hiệu Cách ăn mặc và ứng xử của nhân viên Hình thức sản phẩm: bao bì, mẫu mã các loại sản phẩm
Cấp độ 2 Những giá trị được tuyên bố
Tầm nhìn, sứ mệnh Mục tiêu Định hướng chiến lược
Cấp độ 3 Những quan điểm chung
Giá trị cốt lõi: Quan điểm chung Những câu nói thể hiện quan điểm chung trong Công ty
(Nguồn: Dương Thị Liễu (2021), Văn hóa doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính)
Thư viện ĐH Thăng Long
1.3.1 Cấp độ 1: Quá trinh và cấu trúc văn hóa hữu hình của doanh nghiệp
Các quá trình và cấu trúc hữu hình là cấp độ văn hóa doanh nghiệp có độ nhận diện lớn nhất trong 3 cấp độ, có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như kiến trúc, cách bài trí, đồng phục, biểu tượng, của doanh nghiệp Cấp độ này bao gồm tất cả những sự vật hiện tượng và sự vật mà con người có thể dễ dàng nghe, cảm nhận tiếp xúc với một doanh nghiệp và các thành viên của doanh nghiệp đó
Những giá trị văn hóa hữu hình của doanh nghiệp bao gồm: Kiến trúc; hệ thống các văn bản quy định; nghi lễ, nghi thức; logo, khẩu hiệu; giai thoại; ấn phẩm; đồng phục của cán bộ công nhân viên; ngôn ngữ giao tiếp trong doanh nghiệp
Kiến trúc bao gồm kiến trúc ngoại thất và kiến trúc nội thất Kiến trúc ngoại thất thông thường thể hiện quy mô kiến trúc từ bao quát tới tổng thể về không gian mà doanh nghiệp sở hữu Vai trò của kiến trúc đối với doanh nghiệp gồm:
+ Khẳng định uy thế của doanh nghiệp trước đối thủ, gây ấn tượng mạnh vào tâm lý khách hàng và đối tác trong lần đầu tiên với sự khác biệt và tính chuyên nghiệp từ phía doanh nghiệp
+ Thể hiện tư tưởng của nhà lãnh đạo, trình độ thẩm mỹ và năng lực tài chính của doanh nghiệp đó
+ Kiến trúc ngoại thất ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người về phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc
+ Tạo không gian thân quen, thiện chí cho nhân viên giúp cho tâm lý làm việc của công nhân viên trở nên thoải mái, thỏa sức sáng tạo cũng như tự tin đề bạt ý kiến
+Kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm chiến lược của tổ chức
+ Công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của tổ chức, các thế hệ nhân viên
Mc Donalds được biết đến với văn phòng hình tròn và triết lý bình đẳng của khải niệm – bàn tròn McDonald’s không chỉ là hãng bán món bánh hambuger thuần tuý mà còn để lại được cho khách hàng những ấn tượng khó phai mờ thông qua những thiết kế màu sắc, bàn ghế, bài trí nội thất, biểu hiện và biểu tượng quảng cáo tiêu chuẩn hoá một cách thống nhất Độ uy tín, hình ảnh trên bao bì và không gian của hàng đem lại cũng là thứ sản phẩm khách hàng muốn trải nghiệm tại hãng hàng này
− Hệ thống văn bản quy định
12 Văn bản là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng ký hiệu chữ viết Những văn bản nội bộ cơ bản của doanh nghiệp gồm: Điều lệ doanh nghiệp, Quy chế tài chính doanh nghiệp, Quy chế bảo mật thông tin kinh doanh, Hợp đồng lao động, Biên bản họp, quyết định của Ban quản lý, Các tài liệu sổ tay như: Sổ tay nhân viên, sổ tay kế toán,… Các quy trình, thủ tục, Công văn, thông báo của doanh nghiệp, Biên bản nghiệm thu dự án,…
Doanh nghiệp là một thực thể độc lập bao gồm quy trình quản lý hành chính, quy trình tuyển dụng và tuyển dụng, quy trình thương mại với đối tác, khách hàng, Để tổ chức các hoạt động có trật tự theo một khuôn mẫu, trong đó phải có cái chung cho mọi hoạt động Các tài liệu nội bộ là cơ sở cho các quyết định điều hành và mọi hoạt động diễn ra Như vậy, một doanh nghiệp có một hệ thống nghiêm ngặt và thể hiện chính xác các chính sách và chủ trương được đề xuất, điều này sẽ giúp doanh nghiệp có một tổ chức mạch lạc và chặt chẽ
Tại công ty Minh Long nhân viên trước khi vào làm sẽ được đề cập tới văn bản quy định cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình cũng như quy định tại công ty đối với các hoạt động cụ thể Văn bản đó có thể bao gồm quy trình xin nghỉ phép, quy trình đề xuất dự án, quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường và từ đó nhân viên có thể dựa vào, sử dụng hệ thống này để tìm hiểu và áp dụng đúng quy định khi làm việc
− Biểu tượng, Logo, trang phục
Biệu tượng được coi là một trong những cách để thể hiện tính đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp, biệu tượng giúp nhìn nhận những giá trị ý nghĩa được ẩn mình bên trong Logo mang trong mình một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với một doanh nghiệp, Logo được tạo ra để biểu hiện các chi tiết, điểm nhấn cụ thể để có thể điễn đạt được giá trị chủ đạo mà tổ chức muốn tạo ấn tượng cho người nhìn ngay từ lần đầu tiên, giúp lưu lại hay truyền đạt ý nghĩa nhân văn – giá trị văn hóa của một doanh nghiệp chứa đượm trong đó Logo là một tác phẩm sáng tạo thể hiện hình tượng một tổ chức bằng ngôn ngữ nghệ thuật, logo tuy đơn giản nhưng hàm sâu bên trong là ý nghĩa vô cùng to lớn nên được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng, biểu tượng logo thường có sức ảnh hưởng lớn, chúng gây ảnh hưởng bằng những điểm nhấn riêng biệt có thể diễn tả bao quát giá trị chủ đạo mà tổ chức muốn tạo ấn tượng cho người thấy nó Đồng phục mang lại giá trị văn hóa cao, đồng phục trong một doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với văn hoá doanh nghiệp và có thể mang lại nhiều lợi ích
Tạo sự đồng nhất và nhận diện: Đồng phục giúp tạo ra sự nhất quán và đồng nhất trong diện mạo của nhân viên Giúp xác định danh tính của công ty và tạo nên một
Thư viện ĐH Thăng Long
13 hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong mắt khách hàng và đối tác Đồng phục cũng góp phần xây dựng thương hiệu và tạo sự nhận diện cho doanh nghiệp
Tăng tinh thần đồng đội: Đồng phục có thể tạo sự gắn kết và tinh thần đồng đội trong công ty Khi mọi người mặc cùng một trang phục, tạo ra một cảm giác thuộc về một đội ngũ, một tổ chức chung Điều này có thể thúc đẩy tinh thần hợp tác, đoàn kết và sự đồng lòng trong công việc
Tạo niềm tin và sự chuyên nghiệp: Đồng phục giúp tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp cho nhân viên và công ty Nó cho thấy sự quan tâm đến chi tiết và tiêu chuẩn cao trong hoạt động kinh doanh Điều này có thể gây ấn tượng tích cực đến khách hàng và tạo niềm tin trong việc làm ăn
Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là khía cạnh quan trọng trong việc xác định sự thành công và bền vững của một tổ chức trong môi trường kinh doanh đa dạng và cạnh tranh ngày nay
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp, từ lãnh đạo đến giá trị cốt lõi và môi trường làm việc Trong phần này, sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng quan trọng này và cách chúng ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp Vì vậy, để hiểu rõ và quản lý được văn hóa doanh nghiệp phải nắm được các yếu tố ảnh hưởng tới doanh nghiệp
Bảng 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng Biểu hiện
Nhóm yếu tố bên trong Ảnh hưởng từ nhà lãnh đạo Ảnh hưởng từ truyền thống của doanh nghiệp Ảnh hưởng từ ngành nghề kinh doanh Ảnh hưởng từ đội ngũ nhân viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp
Nhóm yếu tố bên ngoài Ảnh hưởng từ văn hoá dân tộc Ảnh hưởng từ thể chế xã hội Ảnh hưởng từ quá trình toàn cầu hoá Ảnh hưởng từ khách hàng
(Nguồn: Dương Thị Liễu ( 2021), Văn hóa doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính)
1.4.1 Nhóm yếu tố bên trong ảnh hưởng tới văn hoá doanh nghiệp
− Đặc điểm của nhà lãnh đạo
Người đứng đầu là người quyết định mọi yếu tố thiết yếu quan trọng ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp, người đứng đầu không chỉ là người quyết định cơ cấu doanh nghiệp mà còn là người đi đầu sáng lập ra các ngôn ngữ, biểu tượng, niềm tin, nghi lễ, huyền thoại,…của doanh nghiệp Vì vậy, có thể nhận thấy hệ tư tưởng của một nhà lãnh đạo quyết định lớn đến văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và bền lâu Người lãnh đạo là người truyền lửa, truyền động lực cho toàn thể cán bộ công nhân viên của mình nên người lãnh đạo phải có một lý tưởng kinh doanh rõ ràng cùng định hướng tương lai vững chắc để có thể đạt được những thành quả, mục đích lớn lao mang lại cho doanh nghiệp của mình
Người đứng đầu có thể tạo ra môi trường làm việc tích cực bằng cách thúc đẩy sự hợp tác, sự chia sẻ kiến thức và kỹ năng, và tạo cơ hội phát triển cho nhân viên Người lãnh đạo có thể khuyến khích sự sáng tạo và đề cao việc học hỏi từ sai lầm Tại Sacombank, nhà lãnh đạo định hướng và xác định tầm nhìn của tổ chức Nếu tầm nhìn rõ ràng và giá trị cốt lõi sâu sắc thì nhân viên sẽ thấy được động viên và có động lực làm việc hiệu quả
− Lịch sử và truyền thống của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có những giá trị lịch sử riêng biệt cũng như đặc trưng riêng, những giá trị này sẽ được cất giữ và truyền lại theo năm tháng qua từng thời kì phát triển vì vậy thấm nhuần sâu bên trong từng cá thể trong doanh nghiệp giống như những điều thiết yếu, xứng đáng được bảo tồn và nâng niu trân trọng, vậy nên lịch sử truyền thống ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp Lịch sử phát triển tồn tại giúp cho doanh nghiệp có thể gìn giữ quá trình hình thành và hiểu được quá trình vận hành của doanh nghiệp cũng như những giống mốc đổi mới doanh nghiệp trong từng giai đoạn mới, truyền thống văn hóa giúp cho doanh nghiệp giữ vững những giá trị, quy tắc và niềm tin thái độ mà các thành viên trong tổ chức cần tuân thủ
Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp có bề dày lịch sử lớn mạnh và lâu đời thường khó có thể thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức hơn những doanh nghiệp mới bắt đầu vào nghề và chưa bắt đầu định hình phong cách đặc trưng văn hóa Các truyền thống văn hóa xuất hiện và hình thành trong lịch sử tạo thành vừa là sự hỗ trợ mạnh mẽ nhưng cũng có thể tạo thành trở ngại cho việc xây dựng và phát triển văn hóa mới cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp khác nhau có chương trình đào tạo và lịch sử khác nhau, điều này mang lại đặc điểm cho mỗi tổ chức hay doanh nghiệp mới thành lập thường có phong cách kinh doanh hiện đại, định hướng thị trường Các thành viên
Thư viện ĐH Thăng Long
21 của các công ty này đều trẻ trung và năng động Ngược lại, các công ty có lịch sử lâu đời gặp khó khăn trong việc đổi mới Tuy nhiên, họ có nhiều giá trị văn hóa và kinh nghiệm hơn từ đó họ có thể phát triển văn hóa doanh nghiệp lên một tầm cao hơn
Lịch sử và truyền thống của doanh nghiệp đề cập đến sự gắn kết và lòng trung thành: Sacombank có một lịch sử dài và thành công trong ngành ngân hàng Sự gắn kết và lòng trung thành của nhân viên Sacombank đối với tổ chức có thể được ghi nhận từ lịch sử truyền thống này Nhân viên có niềm tự hào về sự phát triển và đóng góp của tổ chức, và điều này thường được thể hiện qua tinh thần đồng đội mạnh mẽ và lòng trung thành cao đối với Sacombank
− Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh cũng được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa trong doanh nghiệp, ngành nghề khác nhau sẽ không thể có chung một văn hóa cấu thành Các doanh nghiệp thương mại có văn hóa khác doanh nghiệp sản xuất và chế biến Giữa các đơn vị trong cùng một tổ chức cũng sẽ có những khác biệt văn hóa như tổ sản xuất sẽ có văn hóa làm việc khác với nhân viên hành chính văn phòng Chính vì vậy để thu được thành công trong quản lý, các nhà quản lý của doanh nghiệp cần phải hiểu biết sâu sắc và chính xác về văn hóa và các giá trị của phía đối tác từ đó mới có các hành vi phù hợp, tránh mâu thuẫn và bất đồng không cần thiết
Tính sáng tạo và sự đổi mới: Sacombank có thể mang đến tinh thần sáng tạo và sự đổi mới trong văn hoá doanh nghiệp thông qua các hoạt động kinh doanh Nếu Sacombank hướng đến việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, khám phá các cơ hội kinh doanh mới và khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình sáng tạo, văn hoá doanh nghiệp sẽ phản ánh tinh thần đổi mới và sự sáng tạo Quyết định dựa trên dữ liệu và kiến thức: Nếu Sacombank đặt giá trị vào việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và kiến thức, văn hoá doanh nghiệp sẽ phản ánh sự minh bạch và chính xác Nhân viên sẽ được khuyến khích để tìm hiểu và sử dụng thông tin khách hàng, xu hướng thị trường và dữ liệu phân tích để đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả
− Đội ngũ nhân viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến văn hóa doanh nghiệp và sự phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp có những giá trị phù hợp được mọi thành viên chia sẻ và trân trọng, có hệ thống tổ chức bao quát các vấn đề liên quan đến tính chuyên nghiệp như: Hoàn thiện công việc, quyền và nghĩa vụ, hài hòa quyền và nghĩa vụ của người lao động Thông qua quá trình quản lý và đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của nhân viên và những người khác, một thể thống nhất được hình thành tạo nên sự kết nối, gắn kết giữa các thành viên Từ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn nhân lực của mình, bao gồm khả năng quản
22 lý, khả năng nghiên cứu, khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ, khả năng nghiên cứu thị trường Vì vậy, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng và giúp doanh nghiệp vượt qua những rủi ro lớn
Thành công của doanh nghiệp có bền vững hay không là nhờ phần lớn vào nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của mình Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của VHDN đã đi sâu vào tiềm thức của nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh
THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG
Giới thiệu CTCP Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ KỸ THUẬT HOÀNG LIÊN SƠN
- Tên quốc tế: HOANG LIEN SON TECHNICAL CERAMIC JOINT-STOCKS COMPANY (HOCERATEC)
- Địa chỉ: 93 đường Lê Lợi, Phường Yên Ninh, Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Hà
- Quản lí bởi: Cục Thuế Tỉnh Yên Bái
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài nhà nước
- Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế)
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Thành lập năm 1979, có trụ sở tại phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, là đơn vị hàng đầu Việt Nam về sứ cách điện, sứ kỹ thuật Các sản phẩm của Công ty đã và đang được sử dụng tại khắp các tỉnh, thành của Việt Nam và xuất khẩu ra các nước trên thế giới
Năm 1984 nhà máy bắt đầu sản xuất sản lượng đạt 250 tấn sứ/năm Trong đó sản phẩm loại A đạt 50% Tổng số cán bộ, Công nhân tại thời điểm này là 400 người mức thu nhập bình quân chỉ đạt 40.000đ/tháng
Năm 1990 đất nước chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang kinh tế thị trường nhà máy gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh nhất là trong khâu tiêu thụ sản phẩm
Năm 1993 cùng với việc nâng cao Công tác hoạch toán từ phân xưởng đến toàn
Công ty, Công ty đã mạnh dạn đầu tư một thiết bị lò nung và các thiết bị chuyên dùng trị giá 15 tỉ đồng, đây là thiết bị hiện đại nhất của Cộng hòa Liên bang Đức có Công suất lớn làm năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên một cách đáng kể Cuối năm
1993 bắt đầu phục hồi Công ty đã sản xuất được 291 tấn sứ cách điện với 10 loại sản phẩm
Sự hoạt động đồng bộ và các biện pháp hữu hiệu đã phát huy các tiềm năng của
Công ty với sự tạo hướng phát triển đi lên Thành công chưa nhiều nhưng đã đem lại lợi nhuận cho Công ty
Năm 2017, khi áp lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do giá dầu liên tục tăng cao, song với sự
Thư viện ĐH Thăng Long
27 nỗ lực, khắc phục khó khăn, kết thúc kế hoạch năm 2017,Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã sản xuất được 3.129 tấn sản phẩm sứ cách điện các loại, đạt 97,78% kế hoạch, sản lượng tiêu thụ đạt 3.073 tấn, doanh thu tiêu thụ đạt trên 103 tỷ đồng Đáng chú ý là xuất khẩu đạt 17 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 15 tỷ đồng, thu nhập bình quân lao động gần 8 triệu đồng/người/tháng Đạt được những kết quả trên là nhờ sự đoàn kết, chung sức chung lòng vượt qua mọi khó khăn thử thách của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ Công nhân của Công ty Những năm qua, Công ty đã luôn có những định hướng đúng đắn, tạo dựng thương hiệu và niềm tin của khách hàng bằng chính chất lượng sản phẩm, luôn chú trọng cải tiến, đổi mới, đầu tư các thiết bị then chốt và có chính sách đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, Công nghệ, từng bước đổi mới và áp dụng Công nghệ sản xuất sứ cách điện tiên tiến, tạo ra các sản phẩm mới và sản phẩm đặc thù cho ngành điện lực Đồng thời, tăng cường các hoạt động khảo sát, nắm bắt thị trường, cải tiến phương thức, dịch vụ bán hàng và quảng bá thương hiệu, nhãn hàng trong và ngoài nước
Tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi thành Công ty cổ phần năm 2004, đến tháng 10/2017, cổ phiếu của Công ty đã chính thức được giao dịch trên thị trường chứng khoán Hiện nay, Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là một trong những đơn vị hàng đầu về thiết kế, sản xuất và cung cấp các sản phẩm sứ cách điện với cấp điện áp từ 0,4 kV đến 220 Kv, Các sản phẩm sứ cách điện của Công ty được cung cấp cho toàn bộ các đơn vị trực thuộc Doanh Nghiệp Điện lực Việt Nam tại 61 tỉnh, thành phố, các Công ty xây lắp điện và hệ thống các đại lý, văn phòng đại diện tại các thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, Công ty còn sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng thủy tinh cách điện, pô-ly- me và thiết bị bảo vệ đường dây, trạm biến áp Các sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu sang hàng chục nước trên thế giới như: Cộng hòa Nam Phi, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Campuchia, Lào, Ả rập, Hoa Kỳ
Với đội ngũ cán bộ, Công nhân kỹ thuật có trình độ năng lực cao, giàu kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất, nhiều năm qua Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, xứng đáng là cánh chim đầu đàn trong khối các doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp của tỉnh Yên Bái Sau gần 40 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ Công nhân viên Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã nhận được rất nhiều phần thưởng cao quý trong nước và quốc tế, tiêu biểu như: Giải cầu vàng chất lượng Việt Nam, Giải thưởng chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương, Cúp vàng thương hiệu Việt, Giải thưởng “Thương hiệu xanh phát triển”, Huân chương Lao động hạng III, Danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” và nhiều huy chương vàng cho sản phẩm tại các kỳ hội chợ kinh tế kỹ thuật toàn quốc hàng năm Đặc biệt,
28 trong năm 2017, Công ty được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tôn vinh là 1 trong tốp
100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam
Năm 2021, Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tuy nhiên, với sự điều hành sát sao của Ban Tổng giám đốc và sự cố gắng, nỗ lực cao của toàn thể người lao động công ty, năm 2021 công ty đã hoàn thành xuất sắc và vuợt được nhiều chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ, trong đó có những chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành vượt mức như: doanh thu, thu tiền về, sản lượng sản xuất - tiêu thụ, tỷ lệ thu hồi sản phẩm; tiếp tục duy trì giữ vững ổn định, bảo toàn vốn kinh doanh, có lợi nhuận tốt, đảm bảo việc làm, thu nhập đời sống và an sinh xã hội của người lao động, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước
Năm 2022, do ảnh hưởng chung của tình hình thế giới, đặc biệt 6 tháng cuối năm thị trường biến động suy giảm mạnh, ngành điện tạm dừng đầu tư các dự án điện nên đã giảm mạnh các đơn hàng, thiếu việc làm cho người lao động; tuy nhiên, với sự điều hành sát sao của Ban Tổng giám đốc và sự cố gắng, nỗ lực cao của toàn thể người lao động công ty, năm 2022 công ty đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ; tiếp tục duy trì giữ vững ổn định, bảo toàn vốn kinh doanh, có lợi nhuận, đảm bảo việc làm - thu nhập - đời sống và an sinh xã hội cho người lao động; hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước
Theo kế hoạch phát triển trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung duy trì ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm sứ cách điện truyền thống, nghiên cứu phát triển một số sản phẩm mới mà ngành điện đang nhập khẩu như sứ máy cắt, sứ trạm, sứ lọc bụi… Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu các nước trong khu vực Đông Nam Á
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty
Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã có nhiều năm kinh nghiệm về sản xuất và bán hàng trên thị trường trong và ngoài nước, để đạt được những chất lượng sản phẩm tốt nhất, công ty đã đề cao sự tập trung cho công việc chính là:
- Sản xuất, kinh doanh sứ cách điện, gốm sứ kỹ thuật, vật liệu chịu lửa, thủy tinh cách điện và các phụ kiện đồng bộ, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu thiết bị điện cho đường dây và trạm
- Kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp nguyên, nhiên, vật liệu, tư liệu để sản xuất sứ cách điện, gốm sứ kỹ thuật, vật liệu chịu lửa, thủy tinh cách điện, polyme cách điện, và thiết bị bảo vệ đường dây
-Nhập khẩu trực tiếp máy móc, thiết bị sản xuất
- Khai thác cao lanh, thạch anh, fenspat
Thư viện ĐH Thăng Long
29 -Chế biến cao lanh, fenspat
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Các ngành nghề khác mà phát luật không cấm
Thực trạng các cấp độ văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
Trong môi trường kinh doanh đa dạng và phức tạp ngày nay, văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công và bền vững của một tổ chức Vì vậy, để có thể áp dụng cụ thể một cách tốt nhất cho công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn thì trong phần này sẽ khám phá và đánh giá các thực trạng phổ biến của các cấp độ văn hoá doanh nghiệp, từ cấp độ cơ bản đến cấp độ tiên tiến, và những ảnh hưởng của chúng đối với công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
Bảng 2.4 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng
Cấp độ 1 Quá trình và cấu trúc hữu hình
Kiến trúc: ngoại thất và nội thất Nghi lễ và các lễ hội
Các biểu tượng: logo, câu khẩu hiệu Cách ăn mặc và ứng xử của nhân viên
Hình thức sản phẩm: bao bì, mẫu mã các loại sản phẩm
Cấp độ 2 Những giá trị được tuyên bố
Tầm nhìn, sứ mệnh Mục tiêu Định hướng chiến lược
Cấp độ 3 Những quan điểm chung
Giá trị cốt lõi: Quan điểm chung
Những câu nói thể hiện quan điểm chung trong Công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.2.1 Thực trạng cấp độ 1 : Những giá trị và cấu trúc hữu hình
Văn hóa doanh nghiệp cấp độ 1 được thể hiện thông qua kiến trúc nội thất, kiến trúc ngoại thất, nghi lễ, thành tựu và các lễ hội, các biểu tượng, logo công ty, bao bì, câu khẩu hiệu, cách ăn mặc và ứng xử của công nhân viên, hình thức sản phẩm như mẫu mã sản phẩm Sau đây là các biểu hiện của cấp độ 1 tại công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
2.2.1.1 Kiến trúc và cách bài trí
Kiến trúc ngoại thất Địa điểm chính của công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn và nhà máy là tại thành phố Yên Bái, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 150 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 135 km và cách cảng Hải Phòng 270 km Yên Bái là nơi có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, trữ lượng lớn để sản xuất sứ cách điện Để thuận tiện hơn trong việc giao dịch mua bán hàng hóa với khách hàng, công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn có văn phòng đại diện tại thị trường trong nước Các văn phòng này được đặt tại
Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, trên khắp Việt Nam từ Bắc vào Nam Vì vậy, cách này có thể giảm chi phí vận chuyển cho cả người dùng và công ty, đồng thời thúc đẩy hoạt động mua bán
Hình 2.1 Trụ sở chính công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Thiết kế công ty khá đơn sơ và giản dị vì một phần lớn do công ty đã được thành lập từ sớm và chú trọng khâu sản xuất hơn nhiều so với bài trí cấu trúc công ty
Thư viện ĐH Thăng Long
Hình 2.2 Kiến trúc ngoại thất Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Cũng như những công ty lâu đời khác, công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn rất luôn cố gắng phát triển và mở rộng các văn phòng đại diện nhỏ tại các thành phố lớn và nhiều khách hàng tiềm năng như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh Đầu tiên là văn phòng tại Hà Nội được đặt tại địa chỉ tại số 12 ngõ 157 đường Pháo Đài Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội Tiếp đó là văn phòng tại Sài gòn địa chỉ ở số 10 – Đường số 14 – Hoàng Quốc Việt – Phường Phú Mỹ - Quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh Cuối cùng là văn phòng tại Đà Nẵng địa chỉ ở số 884 – Đường Trần Cao Vân – Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
Hình 2.3 Văn phòng đại diện tại Sài Gòn
(Nguồn: : Phòng tổ chức hành chính)
Kiến trúc nội thất của công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn mang lối phong cách giản dị ấm cúng, sử dụng gỗ làm điểm nhấn cho toàn bộ văn phòng công ty cũng như phòng tiếp khách để mang lại cảm giác thân thuộc gần gũi cũng như thể hiện được sự vững chãi, đáng tin cậy cho chính bộ phận cán bộ trong công ty cũng như để tiếp đón khách hàng tới công ty trao đổi công việc
Hình 2.4 Phòng khách Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Các phòng ban của công ty được sắp xếp gần gũi, hợp lí và giữa các bộ phận có sự gắn kết với nhau Có thể kể tới phòng họp trong công ty được thiết kế để tạo ra môi trường chuyên nghiệp, thoải mái và khuyến khích sự tương tác và giao tiếp giữa các lãnh đạo và ban cán bộ, nhân viên Phòng họp được thiết kế đủ lớn với sức chứa phù hợp với toàn bộ cán bộ trong công ty bên cạnh với sự bày trí tận dụng tối đa các hướng ánh sáng từ cửa sổ tạo cảm giác thông thoáng cho văn phòng với các huy chương bằng khen thưởng mà công ty đã đạt được từ trước tới nay để nhân viên sẽ thấy tự hào về chính doanh nghiệp mình đang công tác và làm việc
Thư viện ĐH Thăng Long
Hình 2.5 Phòng họp tại công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Dãy nhà tầng 2 sát là khu vực làm việc của cán bộ nhân viên, được trang trí bên ngoài là các chậu cây xanh tạo không gian làm việu hiệu quả và thoải mái Văn phòng được chia thành các khu vực là việc riêng biệt như bàn làm việc của từng cá nhân, khu vực nhân viên nghỉ giải lao uống trà
Hình 2.6: Hình ảnh bên ngoài văn phòng làm việc của cán bộ nhân viên
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Phòng Tổng giám đốc được bố trí riêng biệt trên khu tầng 3 để đảm bảo không gian riêng nhưng được thiết kế đơn giản và nhẹ nhàng không có khoảng cách lớn đối với các phòng ban trong công ty, tránh tạo khoảng cách giữa các lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp
Khu nhà lớn bên trong công ty được sử dụng làm nhà ăn cho toàn thể cán bộ công nhân viên, nhà ăn được thiết kế đơn giản cùng bàn ghế inox tạo cảm giác mát mẻ và gọn gàng sạch sẽ, xung quanh có cửa sổ lớn giúp không gian phòng rộng và thoáng đãng hơn
Hình 2.7: Khu vực nhà ăn
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Bên cạnh đó không thể nói tới nơi tập trung trọng điểm trong công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đó chính là nhà máy sản xuất được thiết kế một cách rộng rãi và triệt để tối ưu hóa mọi hoạt động cho công nhân Có thể nói nhà máy không phải là nơi có nhiều trang thiết bị tối tân nhất nhưng lại là những bộ máy thiết yếu nhất để giúp đỡ công nhân tạo ra các sản phẩm chất lượng cũng như đảm bảo mọi yêu cầu của khách hàng Các dây chuyền liên quan được thiết kế và lắp đặt máy móc gần nhau để giảm thiểu mọi tai nạn khi phải di chuyển quá xa (sứ điện yêu cầu sự tỉ mẩn và nhẹ nhàng nhất có thể), mỗi công đoạn sản xuất đều được sử dụng các loại máy công nghệ chuyên dụng khác nhau được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng của CHLB Đức, có năng suất và chất lượng cao như: Máy nghiền bi TMNP 24/2, máy lọc ép thủy lực C800, máy luyện ép chân không PVP25, máy tạo hình, lò nung, hệ thống sấy, máy thử điện áp chịu sung sét 400KV, máy thử lực cơ học 5 tấn,…
Hình 2.8 Nhà máy sản xuất của công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Thư viện ĐH Thăng Long
- Kết quả khảo sát CBNV về kiến trúc của Công ty cho thấy:
Bảng 2.5 Đánh giá của CBNV về Kiến trúc của Công ty
Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1 Kiến trúc ngoại thất, nội thất khang trang, hiện đại 0 0 4
Vị trí đặt trụ sở công ty thuận lợi với khách hàng và đối tác kinh doanh
Công ty bố trí nội thất phù hợp, trang thiết bị đầy đủ, hỗ trợ tốt cho quá trình làm việc của nhân viên
(Nguồn: Kết quả xử lý PĐT)
Dựa vào bảng 2.4, với tiêu chí “Kiến trúc ngoại thất, nội thất khang trang, hiện đại” thấy số lượng nhân viên hoàn toàn đồng ý là 15/31 người, chiếm tỷ lệ cao nhất 48,4%; số lượng nhân viên đánh giá đồng ý là 12/31 người, chiếm tỷ lệ cao thứ hai 38,7% Tiêu chí này được nhân viên đánh giá khá cao vì kiến trúc ngoại thất của công ty có thiết kế khá hiện đại, phù hợp với môi trường làm việc văn phòng và luôn được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày Bên cạnh đó, kiến trúc nội thất đầy đủ, tiện nghi như hệ thống điều hòa, đèn điện, bàn nghế, hệ thống máy móc…
Tiêu chí “Vị trí đặt trụ sở công ty thuận lợi với khách hàng và đối tác kinh doanh” có số lượng nhân viên đánh hoàn toàn đồng ý 17/31 người, chiếm tỷ lệ cao nhất 54,8%; số lượng nhân viên đồng ý là 11/31 người, chiếm tỷ lệ cao thứ hai 35,5% Phần lớn những nhân viên được khảo sát cho rằng vị trí đặt Trụ sở của Công ty nằm ở đường lớn, xe ô tô có thể ra vào và đỗ trước cửa Công ty nên rất thuận lợi
Tiêu chí “Công ty bố trí nội thất phù hợp, trang thiết bị đầy đủ, hỗ trợ tốt cho quá trình làm việc của nhân viên” có số lượng nhân viên hoàn toàn đồng ý là 15/31 người, chiếm tỷ trọng cao nhất 48,4%, số lượng nhân viên đánh giá đồng ý là 11/31 người, chiếm tỷ trọng cao thứ hai 35,5% Với sự sắp xếp nội thất hợp lý, thiết bị đầy đủ (mỗi
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
Để nâng cao văn hóa doanh nghiệp, công ty Hoàng Liên Sơn xác định việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng được hình ảnh và thương hiệu tốt Các yếu tố được liệt kê bao gồm:
2.3.1 Yếu tố bên trong tác động với văn hoá doanh nghiệp của Công ty
Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp, có nhiều yếu tố bên trong đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và thúc đẩy sự phát triển của văn hoá này Để hiểu rõ hơn về văn hoá doanh nghiệp của công ty có thể thấy các tác động cụ thể như sau:
2.3.1.1 Đặc điểm của nhà lãnh đạo
Với kinh nghiệm dày dặn trong ngành điện, cùng với đó là quá trình nghiên cứu thị trường của ông Nguyễn Thanh Hà đã thành lập công ty Cổ Phần Sứ Kỹ Thuật Hoàng Liên Sơn Ban lãnh đạo luôn có những chiến lược, chiến thuật phù hợp để chèo lái con doanh nghiệp Bên cạnh việc phát triển kinh doanh, đội ngũ thuộc ban lãnh đạo công ty luôn có chính sách phù hợp cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp bởi theo ông Nguyễn Thanh Hà nền tảng tư tưởng của nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp và trong chính việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Ban lãnh đạo không chỉ là những người đứng đầu quyết định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mà còn là người biết lắng nghe các ý kiến và tổng hợp để tạo ra ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và truyền thống, của doanh nghiệp
Ban lãnh đạo công ty luôn có những nhận thức rõ ràng về văn hóa doanh nghiệp khi vận hành công ty Chính vì vậy, Công ty đã có nhiều hình thức vận động, giáo dục, tuyên truyền, khen thưởng…làm cho mỗi công - nhân viên thấy tự hào về truyền thống công ty, về những gì công ty đã làm được qua đó ý thức được trách nhiệm chung, có ý thức gánh vác và phấn đấu hơn nữa để hoàn thành mục tiêu chung, xây dựng và phát triển công ty lớn mạnh hơn nữa Mặc dù chi phí cho việc phát triển văn hóa doanh nghiệp là một khoản phí không hề nhỏ, nhưng ban lãnh đạo công ty đã thể hiện quyết tâm tổ chức, duy trì các hoạt động tuyên truyền, xây dựng và phát triển văn hóa công ty không chỉ khi công ty gặp nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và có kết quả làm
74 ăn tốt mà kể cả khi công ty đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình
Tại công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, nhà lãnh đạo - ông Nguyễn Thanh
Hà đã thể hiện rõ ràng các ý trí phấn đầu, tư tưởng phát triển cụ thể, tạo nhiệt huyết cũng như các chính sách ban hành tới toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty
2.3.1.2 Lịch sử và truyền thống của doanh nghiệp
Lịch sử và truyền thống của một doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp Được xem là nền tảng phát triển và xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong suốt quá trình vận hành
Hình thành giá trị và tôn chỉ: Đối với Hoàng Liên Sơn, lịch sử và truyền thống doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị và tôn chỉ của công ty Tập thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, từ lãnh đạo cao nhất đến từng cá nhân người lao động luôn luôn thấm nhuần việc cần phải luôn luôn cố gắng duy trì ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm - dịch vụ do mình làm ra; đảm bảo công ăn việc làm và không ngừng cải thiện - nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động; đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và xã hội; đem lại lợi nhuận - cổ tức cho công ty và các cổ đông; xây dựng tốt hình ảnh và thực hiện tốt hệ thống văn hóa ứng xử mang đậm bản sắc HOCERATEC, đối xử giữa lãnh đạo với người lao động, giữa người lao động với người lao động, và đặc biệt giữa công ty với các khách hàng trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, nhân ái Các giá trị đạo đức, trách nhiệm - năng lực cá nhân, ý thức giữ gìn môi trường làm việc luôn được đề cao Tạo nên một tập thể đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, hoà đồng
Xây dựng môi trường làm việc: Lịch sử và truyền thống của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ nhân lực Tại Hoàng Liên Sơn tư những ngày đầu lập công ty luôn chú ý quan tâm đến chất lượng môi trường làm việc dành cho công, nhân viên Làm sao để họ đảm bảo được làm việc trong một môi trường văn hóa, văn minh, nề nếp, kỉ cương
Quyết định kinh doanh: Lịch sử và truyền thống của một doanh nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh và chiến lược phát triển Lịch sử và truyền thống ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra các quyết định về kinh doanh Nhờ đó ban lãnh đạo công ty Hoàng Liên Sơn luôn có những chiến lược, chiến thuật phù hợp với từng thị trường, từng thời điểm kinh doanh
Giao tiếp và tương tác: Lịch sử và truyền thống của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến cách mà công ty giao tiếp và tương tác với khách hàng, đối tác và cộng đồng xung quanh Khách hàng của công ty đa phần đều có thái độ tích cực và sự tông trọng trong việc giao tiếp vì Hoàn Liên Sơn luôn chú trọng đến việc tạo sợi dây liên
Thư viện ĐH Thăng Long
75 kết mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp để họ cảm nhận được nét đẹp văn hóa từ những cử chỉ nhỏ nhất trong giao tiếp công việc
Giá trị và sứ mệnh của công ty sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn phải luôn chú trọng và định hình văn hóa doanh nghiệp, vì chỉ khi bản chất công ty và các nhân viên hiểu được văn hóa doanh nghiệp thì mới có thể phát triển và đẩy mạnh năng lực từng cả thể để phát triển lên tập thể mạnh mẽ trong tương lai sáng tạo và đổi mới
2.3.1.3 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sứ cách điện, gốm sứ kỹ thuật, vật liệu chịu lửa, thủy tinh cách điện và các phụ kiện đồng bộ, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu thiết bị điện cho đường dây và trạm Kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp nguyên, nhiên, vật liệu, tư liệu để sản xuất sứ cách điện, gốm sứ kỹ thuật, vật liệu chịu lửa, thủy tinh cách điện, polyme cách điện, và thiết bị bảo vệ đường dây Văn hóa doanh nghiệp được coi là biểu tượng đặc trưng cho ngành nghề kinh doanh Văn hóa kinh doanh tại công ty Hoàng Liên Sơn có tính nghiêm khắc, kỷ luật phù hợp với những nghiệp vụ công việc, kĩ năng công việc của ngành sản xuất kinh doanh đồ điện Đặc thù và tính chất công việc của ngành điện đòi hỏi sự sáng tạo và nghiên cứu liên tục để phát triển các sản phẩm mới và cải tiến công nghệ sản xuất Do đó, công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn xây dựng văn hoá doanh nghiệp qua cách tạo ra môi trường làm việc trong khuôn khổ nhưng không quá áp lực, khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến và ý tưởng mới để thúc đẩy sự sáng tạo, khám phá và tinh thần nghiên cứu của nhân viên trong công ty
Bên cạnh đó ảnh hưởng còn thể hiện qua việc công ty làm việc trao đổi với các bên đối tác, họ sẽ mang tới những văn hoá khác nhau của doanh nghiệp mình Điều này được thể hiện rõ ở các khó khăn trong công tác quản lý, xác lập một phong cách quản lý chung dung hoà giữa các bên đối tác của mình theo con mắt riêng của họ Chính vì vậy, để thu hút được thành công trong quản lý phải hiểu được sâu sắc và chính xác về văn hoá và các giá trị của phía đối tác từ đó rút ra các hành vi phù hợp tránh mâu thuẫn hay bất đồng quan điểm
2.3.1.4 Đội ngũ nhân viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp Đội ngũ nhân viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty có tác động sâu sắc đến văn hóa doanh nghiệp Dưới đây là một số ảnh hưởng của đội ngũ nhân viên và mối quan hệ giữa các thành viên tới văn hóa doanh nghiệp:
Nhận xét chung về văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
2.4 Nhận xét chung về văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
Tại công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn ban lãnh đạo đã sớm ý thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và luôn tìm hiểu và đổi mới văn hóa doanh nghiệp theo chiều hướng tốt nhất, phù hợp nhất Qua đó có thể tìm hiểu về thực trạng của công ty có thể thấy những ưu điểm qua các cấp độ cụ thể như sau:
- Thực trạng Cấp độ 1: Quá trình và cấu trúc hữu hình
+ Kiến trúc: Công ty có một trụ sở chính tại TP Yên Bái có thể thấy cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu làm việc cũng như kinh doanh của công ty Do nằm tại thành phố nên công ty có thể kết giao với doanh nghiệp địa phương và khai thác thị trường tiềm năng để phát triển trong tương lai Các phòng ban được sắp xếp liền kề nhau nhưng được cách âm bởi các vách ngăn bê tông không làm ảnh hưởng hay ô nhiễm tiếng ồn đến các phòng khác trong quá trình làm việc Tại mỗi phòng ban bàn ghế cùng hệ thống máy tính được sắp xếp gọn gằng, theo đường lối làm cho không gian làm việc thông thoáng
+ Nghi lễ và các lễ hội: Công ty đã có ngân sách riêng cho các lễ hội thuộc nội bộ cũng như ngày lễ lớn Ví dụ ngày thành lập công ty tất cả nhân viên đều được tham gia tiệc do công ty tổ chức, ngày 8/3 các nhân viên nữ tại công ty sẽ nhận được quà từ ban lãnh đạo để động viên tinh thần cho nhân sự Công ty cũng thường hay tổ chức đi du lịch vào các dịp lễ lớn để tăng tình đoàn kết giữa các phòng ban
+ Các biểu tượng: Đối với công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàn Liên Sơn logo chính là sự nhận diện thương hiệu của côg ty, vì thế công ty nhấn mạnh vào những chi tiết để
Thư viện ĐH Thăng Long
79 logo có thể tăng khả năng nhận diện thương hiệu tới toàn thể khách hàng và có hiệu quả cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường
+ Cách ăn mặc của nhân viên: Thiết kế đồng phục cho nhân viên theo từng phòng có đồng phục phù hợp, đặc biệt chú trọng tới đồng phục của các công nhân trong xưởng và sự an toàn của từng bộ phận sản xuất để đảm bảo đầy đủ trang bị bảo hộ an toàn lao động
+ Cách ứng xử của nhân viên: Công ty đã xây dựng được cơ chế hoạt động dân chủ, bình đẳng, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia đóng góp, xây dựng công việc nhiều hơn
+ Hình thức sản phẩm: Là một công ty khắt khe với các sản phẩm mình tạo ra nên Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn luôn tìm tòi ra nhiều sản phẩm mẫu mã đi đầu thị trường và đi kèm với chất lượng sản phẩm để mang tới khách hàng
- Thực trạng Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố
+ Tầm nhìn và sứ mệnh: Văn hóa hóa doanh nghiệp được thể hiện rõ qua tầm nhìn, sứ mệnh của Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Đây được coi là kim chỉ nam để nhân viên có thể nhìn nhận một cách đúng đắn hơn về trách nhiệm, phẩm chất của một nhân viên Cũng để khách hàng nhìn nhận sự quyết tâm của công ty thông qua tầm nhìn và sứ mệnh
+ Các mục tiêu, định hướng chiến lược được Công ty luôn đề cập rõ ràng, cụ thể đến toàn thể cán bộ cũng như toàn thể công nhân trong Công ty Mong muốn hoạt động kinh doanh đạt nhiều hiệu quả, ngày càng phát triển lợi nhuận qua các năm Đặc biệt Công ty muốn tạo điểm nhấn, ấn tượng tốt qua nhìn nhận của khách hàng Công ty luôn tìm tòi và học hỏi các Doanh nghiệp khác để có thể chọn lọc những văn hóa doanh nghiệp phù hợp dành cho doanh nghiệp mình
- Thực trạng Cấp độ 3: Những quan niệm chung
+ Giá trị cốt lõi: Doanh nghiệp có những định hình cốt lõi rất cụ thể và chi tiết cũng là một điểm nổi bật và gây ấn tượng về văn hóa doanh nghiệp trong Công ty Nhân viên luôn nhận thức được giá trị truyền thống và luôn tự nhắc nhở giữ vững những tinh thần đoàn kết để bảo vệ những giá trị tốt đẹp nhất và lâu dài nhất, qua đó cán bộ công nhân viên có những quan niệm chung giúp mọi người có thể thấu hiểu và thêm gắn bó cùng nhau phát triển
+ Những câu nói thể hiện quan điểm chung: Tổng giám đốc của Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn luôn tìm cách thúc đẩy và đẩy mạnh tinh thần của toàn thể cán bộ công nhân viên mỗi ngày không kể mặt thể chất mà còn quan tâm nhân viên về mặt tinh thần, luôn động viên và tạo các giá trị văn hóa lớn mạnh trong Công ty Nhờ
80 đó, mà nhân viên luôn ghi nhớ và lấy đó là động lực để phát triển bản thân cũng như công việc được giao một cách tốt nhất có thể
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân Đi đôi với ưu điểm đã đạt được thì Công ty còn có những nhược điểm mà Công ty cần xem xét thêm và sửa đổi
- Thực trạng cấp độ 1: Quá trình và cấu trúc hữu hình :
+ Kiến trúc và cách bài trí: Vì Công ty có lịch sử lâu đời nên không thể tránh khỏi việc kiến trúc đã bị cũ không được hiện đại so với các doanh nghiệp mới khác Cách bài trí đơn giản lỗi thời, đôi khi sẽ làm nhân viên có những đánh giá giữa các doanh nghiệp khác
+ Nghi lễ và lễ hội: Mặc dù đã có những chính sách riêng cho hoạt động này nhưng công ty chưa thực hiện hiệu quả Về nghi lễ thì công ty ít thực hiện các nghi lễ chỉ khi các cuộc họp lớn Đối với các ngày lễ công ty cũng tổ chức tiệc hay gặp mặt nhau giữa các phòng ban những tính liên kết vẫn chưa cao
Kinh nghiệm phát triển văn hoá của một số doanh nghiệp
2.5.1 Văn hóa doanh nghiệp tại công ty Minh Long 2
Văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Sứ Kỹ Thuật Minh Long 2: Minh Long 2 tự hào là một doanh nghiệp có nền văn hóa riêng đặc sắc và không thể trộn lẫn Văn hóa Minh Long 2 được hình thành và phát triển song song cùng với sự ra đời của
82 của Công ty TNHH Sứ Kỹ Thuật Minh Long 2 Là sự chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên Văn hóa nơi đây từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơi tuyệt vời và đặc biệt là nguồn động viên và niềm tự hào của mỗi nhân viên tại của Công ty TNHH Sứ Kỹ Thuật Minh Long 2 Hơn nữa, tập đoàn Minh Long 2 luôn tạo bầu không khí làm việc chuyên nghiệp tích cực từ ban lãnh đạo cấp cao đến cấp trung ương, cấp cơ sở và toàn thể nhân viên đều có ý thức tình cảm, thái độ, hành vi, tác phong quân sự hằng ngày, nền nếp sinh hoạt, nghi thức giao tiếp luôn theo chuẩn mực và những quy tắc đã đặt ra Nhân viên luôn chấp hành mệnh lệnh tự giác, hoàn thành nhiệm vụ đúng yêu cầu Họ xem khách hàng là thượng đế, là trung tâm và cam kết sẽ lắng nghe, đáp ứng mọi nhu cầu từ khách hàng
2.5.2 Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần công nghiệp Đông Hưng
Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng: Văn hóa doanh nghiệp tại Đông Hưng đã khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế của nhân viên từ bên trong doanh nghiệp Tại đây, mỗi nhân viên được làm việc trong môi trường hòa đồng, thân thiện, giúp họ có thể thoải mái, tự do phát huy tính sáng tạo của mình Tất cả hơn 1.500 nhân sự chuyên môn cao đều đồng lòng hướng tới Định hướng là
“Nơi làm việc tốt nhất”, Đông Hưng không chỉ thu hút và giữ chân nhân tài bằng chế độ lương thưởng, phúc lợi cạnh tranh; bằng sự ghi nhận kịp thời và tưởng thưởng xứng đáng mỗi đóng góp của cá nhân; quan trọng hơn, cả đội ngũ cùng tạo giá trị gia tăng và cùng chia sẻ giá trị gia tăng đã tạo lập Vì thế, chất lượng và sự sáng tạo được xem là người bạn đồng hành quan trọng của công ty
Từ nhìn nhận qua các văn hoá của doanh nghiệp khác công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn rút ra được những bài học như: Trong môi trường công sở văn hóa ứng xử văn phòng và thái độ rất quan trọng Mỗi hành vi của bản thân đều quyết định các cư xử của mọi người đối với mình Vì vậy mỗi cá nhân nhân sự cần phải tự giác xây dựng môi trường làm việc văn hóa, văn minh, công bằng Chủ động học hỏi các văn hóa ứng xử nơi công sở, để linh hoạt hơn trong mọi tình huống và giải quyết vấn đề một cách chỉnh chu trong quá trình làm việc
Công ty cần có những định hướng để nhân sự có hướng đi trong công việc Khi đã xác định chúng một cách rõ ràng và rành mạch thì sẽ đưa ra được chiến lược để xây dựng văn hoá công ty trong thời gian sắp tới Cân nhắc trong thời điểm hiện tại thì phương hướng đầu tư nên tập trung vào cơ sở vật chất, con người hay là xây dựng văn hóa nhằm hướng tới tăng mức độ trải nghiệm với khách hàng
Xây dựng được văn hóa kinh doanh vững mạnh sẽ luôn biết cách khích lệ và tôn vinh các nhân viên Từ đó, nhân viên sẽ có động lực để cống hiến lâu dài, và trở thành
Thư viện ĐH Thăng Long
83 một người không chỉ đóng góp vào văn hóa của tổ chức mà còn sẵn sàng quảng bá nó ra bên ngoài
Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp lãnh đạo đóng vai trò quan trọng Người đi đầu, dẫn dắt luôn cần phải chỉnh chu từ nếp sống, phong cách làm việc Có như vậy thì văn hoá công ty mới có thể khởi sắc Lãnh đạo sẽ là người mang sứ mệnh định hướng tầm nhìn, giúp nhân viên xóa tan những sợ hãi hay rào cản thách thức
Trong chương 2 của khóa luận tốt nghiệp, đã giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn giai đoạn 2020 - 2022, phân tích đặc điểm nhân sự của Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn giai đoạn 2020 -
2022 và trình bày thực trạng các cấp độ văn hóa doanh nghiệp, các thực trạng yếu tố trong và ngoài ảnh hưởng tới văn hoá doanh nghiệp của công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, một số bài học kinh nghiệm từ văn hoá doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài cùng ngành Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm rút ra và đánh giá chung về kết quả đã đạt được và những hạn chế trong việc phát triển VHDN tại Doanh nghiệp Đây chính là tiền đề cho những giải pháp phát triển VHDN trong thời gian tới của Doanh nghiệp mà tác giả đề xuất trong chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VĂN HÓA
Định hướng phát triển của CTCP Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn giai đoạn
3.1.1 Định hướng phát triển chung
Phát triển đồng bộ, toàn diện nguồn nhân lực có năng lực từ quản lý, điều hành đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Đặc biệt là đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên sâu để phát triển các sản phẩm sứ cách điện cao thế cấp điện áp từ 110kV - 220kV và một số sản phẩm yêu cầu đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao mà hiện nay ngành Điện lực Việt Nam đang phải hoàn toàn nhập khẩu; đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, có trình độ để giữ vững khách hàng và phát triển thị trường - khách hàng - mặt hàng
Tái cơ cấu lại nguồn nhân lực hướng đến quản trị hiệu quả, công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao là nội dung chính trong kế hoạch phát triển Để giữ chân công nhân, nhân viên, Công ty xác định yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo đời sống, thu nhập cao, ổn định cho CBCNV; được đánh giá đúng năng lực làm việc và những đóng góp cho Công ty Bên cạnh đó cần đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động; cải thiện điều kiện làm việc; chăm sóc sức khoẻ và các chế độ phúc lợi khác như được đi thăm quan du lịch, có quà trong các ngày lễ tết, được động viên khi gặp khó khăn hoạn nạn
Với những lao động có nhiều đóng góp cho công ty luôn có các cơ hội để nâng cao thu nhập thông qua tiền lương, thưởng, được đóng góp cổ phẩn để trở thành cổ đông của Công ty
Nhằm phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng trong tương lai Công ty đã liên kết với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Cao Đẳng hóa chất Việt Trì để tuyển cán bộ công nhân viên và liên kết đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ sư, công nhân đang làm việc tại Công ty Để hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong 2 năm tới, ngay trong Hội nghị người lao động đầu năm 2022, Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra các giải pháp cụ thể:
Một là, thực hiện chuyển đổi số trong quản trị Quản lý đầu vào, đầu ra sản phẩm bằng hệ thống phần mềm , lập dữ liệu dùng chung để khai thác thông tin phục vụ công tác quản trị Tiến hành việc chấm công bằng
Hai là ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư trang thiết bị, máy mọc hiện đại
Ba là cử công nhân đi đào tạo ngắn hạn các lớp về chuyên môn kỹ thuật
Thư viện ĐH Thăng Long
85 Chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân sự hiện có, xác định đất nước đang có sự hòa nhập quốc tế với sự phát triển của khoa học - công nghệ nên toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty cần phải tích cực học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng để không ngừng nâng cao trình độ, thích nghi với điều kiện làm việc hiện đại
Bên cạnh đó tiếp tục bổ sung nhân lực có trình độ, tay nghề cao; đặc biệt nhân lực cho đội ngũ kỹ thuật và công nghệ hóa - silicat Song song với việc chuyển đổi lò nung từ đốt bằng dầu sang gas, Công ty đã đầu tư thuê chuyên gia từ CHLB Đức sang bồi dưỡng, truyền đạt kinh nghiệm cho đội ngũ kỹ sư, công nhân đốt lò, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ để vận hành tốt nhất hệ thống lò nung
Với đội ngũ bán hàng: Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến… do Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức
Với các bộ phận khác: Động viên, khuyến khích tự nâng cao trình độ trong công tác chuyên môn, nâng cao hiểu biết toàn diện góp phần giúp Công ty phát triển toàn diện Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có chiều sâu, nâng tầm thương hiệu cho Doanh nghiệp
3.1.2 Định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp Để không bị mất cân bằng giữa doanh nghiệp và xã hội, công ty chủ động đưa ra những phương án phát triển văn hóa công ty trong giai đoạn 2020 - 2025 vì bên cạnh định hướng phát triển công ty thì văn hóa là nhân tố quan trọng giúp công ty nắm bắt theo nền kinh tế thị trường Từ đó, văn hóa doanh nghiệp của công ty sẽ càng vững vàng và phát triển, càng được thể hiện rõ nét tính cách, phong thái biểu hiện riêng của công ty
- Tiếp tục cố gắng kế thừa và phát huy, làm mạnh nền móng những giá trị văn hóa truyền thống đã tạo nên thành công của công ty trong suốt bề dày lịch sử đã qua Trong tương lai, toàn thể nhân viên trong công ty đồng long gìn giữ các giá trị văn hóa, cần củng cố và phát huy Đồng thời, đánh giá, điều tra và bổ sung thêm các hoạt động mới nhằm điều chỉnh theo xu hướng phát huy hết đặc thù riêng của công ty
- Bên cạnh việc khuyến khích cán bộ công nhân viên tự nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trình độ và tay nghề thì công ty thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị liên quan tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo để cập nhật các công nghệ mới, các hệ thống quản lý chất lượng cũng như bán hàng mới, kỹ thuật an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy
- Xây dựng VHDN của công ty trở thành một tài sản gắn liền trong quá trình hội nhập kinh tế mang nhiều yếu tố cạnh tranh VHDN chính là một trong những yếu tố cơ bản để xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu của công ty Khi công nghệ đã
86 toàn cầu hóa, cạnh tranh về giá không còn là vấn đề hàng đầu thì chính VHDN sẽ quyết định lợi thế
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng văn hóa hướng vào con người Con người ở đây không chỉ là khách hàng, đối tác mà còn là những nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh Việc xây dựng VHDN hướng vào con người trước hết phải xuất phát từ nội bộ, tạo ra môi trường hỗ trợ và khuyến khích nhân viên.
Giải pháp phát huy văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một phần không thể thiếu và cũng là một phần để một doanh nghiệp vững mạnh, phát triển Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là đòn bảy trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh mà còn thể hiện giá trị văn hóa của tổ chức thông qua các cuộc cạnh tranh thị trường Với sự quan trọng của văn hóa doanh nghiệp như vậy, công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn nên nhìn nhận thêm nhiều điều và sửa đổi tìm giải pháp hoàn thiện để giúp Công ty có thể phát triển hơn trong tương lai
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện Cấp độ 1
Phát huy kiến trúc nội, ngoại thất
- Kiến trúc và cách bài trí: Công ty cần có những kế hoạch nhằm thay đổi nội thất của công ty, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất để cải thiện nơi làm việc của nhân viên Cần thay đổi các nội thất về gỗ vì đây là một vật liệu dễ bục rữa và mốc nếu bị ngấm nước để không gặp phải những sự cố không đáng có
Công ty cần bố trí trêm phòng lễ tân hoặc phòng đón khách để giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm tới để hỗ trợ, tạo thêm ấn tượng đầu tiên một cách tốt đẹp và chuyên nghiệp đối với khách hàng khi tới Công ty Để đảm bảo tính thẩm mỹ, thiết kế công ty một cách đơn giản nhưng đầy đủ tiện nghi cho toàn bộ cán bộ nhân viên Công ty nên thuê một kỹ sư thông thạo về chuyên môn kiến trúc và thiết kế, khắc phục những vấn đề còn tồn đọng và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất Vì công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã được xây dựng từ những năm 1979, không thể tránh khỏi các phòng ban được xây dựng theo lối kiến trúc thô sơ, lỗi mốt và không thể tận dụng tối ưu hoá cho các hoạt động làm việc tại phòng Kiến trúc sư sẽ giúp công ty xác định cách tốt nhất để sắp xếp không gian, tạo sự thoải mái cho nhân viên và tận dụng tối đa diện tích có sẵn
Công ty cần đồng bộ giữa các phòng ban và các công ty con tại các tỉnh thành phố, hiện tại mỗi tầng hay mỗi công ty con đều có bố cục sắp xếp khác nhau, bàn làm việc và chỗ ngồi không đồng nhất về hình dáng, màu sắc nên công ty cần thay đổi về mẫu
Thư viện ĐH Thăng Long
87 bàn làm việc chung, tạo không gian làm việc mang đậm chất văn hoá công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, để lại ấn tượng với nhân viên, đối tác cũng như khách hàng Vì công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn được thiết kế theo xu hướng tối giản hoá vậy nên đồng bộ hoá bàn làm việc bàn trắng ghế nâu sẽ làm nhân viên thêm cảm giác thoải mái dễ chịu, giúp không gian phòng thoáng và rỗng rãi hơn
Bên cạnh đó, phòng tổ chức hành chính sẽ đề xuất ban giám đốc chính sách giúp công ty “Xanh, Sạch, Đẹp” với cách thức áp dụng với toàn bộ cán bộ công nhân viên chức làm việc tại công ty chung tay góp sức bỏ ra 10-15p cuối ngày của ngày thứ 7 hàng tuần để tự dọn dẹp bàn làm việc cá nhân, sắp xếp vật dụng gọn gàng, ngăn nắp Đối với CBNV không tham gia hay không thực hiện đúng sẽ có mức phạt hàng tuần góp vào quỹ chung với số tiền 20 – 50 nghìn VNĐ để công ty thuê người về dọn dẹp Vì một môi trường làm việc chung gọn gàng sạch đẹp sẽ luôn mang lại sự thuận tiện cũng như những cảm hứng trong công việc
- Nghi lễ và các lễ hội: Công ty cần chủ động tổ chức những nghi lễ ví dụ như sáng thứ hai hàng tuần mở nhạc Chào cơ và thực hiện nghi lễ chào cờ để phát huy truyền thống dân tộc vào quá trình làm việc Đối với các ngày lễ, tết công ty nên tổ chức tiệc để toàn bộ công nhân viên tham gia chứ không riêng ban quản lý
Duy trì và phát huy các chương trình, nghi lễ , lễ hội thường niên hàng năm của công ty, huy động những ý tưởng mới mẻ và đổi mới sáng tạo qua từng năm tổ chức, đề cao những ý nghĩa gây ấn tượng tốt tới toàn thể cán bộ công nhân viên qua từng thời kì, từng năm của công ty để từ đó giúp cho nhân viên hưởng ứng tham gia truyền thông một cách nhiệt tình và hiệu quả hơn
Phòng tổ chức hành chính cần bổ sung soạn thảo văn bản bao quát toàn bộ danh sách nghi lễ, lễ hội trong năm để theo dõi tránh trường hợp bỏ sót những sự kiện quan trọng và chủ động phát động tuyên truyền nội bộ trong khoảng thời gian trước khi diễn ra sự kiện giúp cho toàn thể cán bộ công nhân viên nắm bắt đầy đủ thông tin tham gia sự kiện
- Logo: Trong tương lai Công ty nên thuê các đơn vị về thiết kế hay chạy nội dung trên nền tảng số để thiết kế lại logo công ty sao cho phù hợp hơn, để bắt kịp với xu hướng hiện đại nhưng không làm mất đi lịch sử hình thành và giá trị sâu bên trong doanh nghiệp cũng như đảm bảo được độ nhận diện thương hiệu và tạo sự liên kết với khách hàng hiện tại
- Các câu khẩu hiệu: Để tăng hiệu suất làm việc Công ty nên có những chính sách “truyền lửa” cho nhân viên của mình nhiều hơn nữa, tập trung vào việc tạo ra câu khẩu hiệu sáng tạo và khác biệt để tạo ra ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ và phân biệt với các đối thủ cạnh tranh Điều này giúp cho Công ty thu hút sự chú ý và ghi
88 nhớ trong tâm trí khách hàng và cũng là niềm tự hào đến với toàn thể công nhân viên trong Công ty
Công ty nên cập nhật và điều chỉnh khẩu hiệu theo chiến lược kinh doanh để tạo sự hứng khởi trong công việc
- Cách ăn mặc của nhân viên: Công ty nên làm lại quy dịnh và nên làm chặt hơn với những nhân viên còn lơ là với ngày lễ Công ty yêu cầu mặc đồng phục chung cũng là một phần tạo nên sự chuyên nghiệp đối với thương hiệu doanh nghiệp cũng như cá nhân mỗi nhân viên trong công ty Tiến hành cải tiến đồng phục của nhân viên Thiết kế đồng phục thẩm mỹ và chuyên nghiệp: Hợp tác với nhà thiết kế chuyên nghiệp để tạo ra một thiết kế đồng phục mới, phù hợp với hình ảnh và giá trị của công ty Đảm bảo rằng đồng phục mới có vẻ ngoài thẩm mỹ, gọn gàng và chuyên nghiệp để tăng cường hình ảnh của công ty Lựa chọn các vật liệu thoáng khí, mềm mại và linh hoạt để đảm bảo sự thoải mái cho nhân viên và công nhân trong quá trình làm việc Đồng thời, xem xét các yếu tố như kiểu dáng, cắt may và kích thước để đảm bảo đồng phục phù hợp với mọi người và hoạt động công việc Sử dụng màu sắc, logo hoặc hình ảnh đặc trưng của công ty để tạo nên sự nhận diện và tạo liên kết với đặc trưng của công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Đảm bảo rằng đồng phục có các túi hoặc ngăn đựng cần thiết để nhân viên và công nhân có thể mang theo công cụ làm việc cần thiết Cân nhắc việc sử dụng vật liệu chống bụi, chống ẩm hoặc chống tĩnh điện để đáp ứng các yêu cầu công việc cụ thể Đảm bảo rằng đồng phục cung cấp bảo vệ đúng cho nhân viên và công nhân khi làm việc trong môi trường sản xuất sứ điện.Sử dụng các vật liệu chống cháy, chống nhiễm bẩn và dễ dàng vệ sinh để đảm bảo tính an toàn và sức khỏe của nhân viên và công nhân
- Cách ứng xử của nhân viên: Công ty cần mở những lớp đào tạo ngắn ngày về văn hóa ứng xử nơi công sở, hay các khóa học về văn hóa doanh nghiệp để không ngừng cập nhật những kiến thức mới cho đội ngũ công nhân viên nhất là đội ngũ uqanr lý và nhân viên khối văn phòng Đội ngũ tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn cả Việc đào tạo sẽ giúp công ty xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng văn hóa hướng vào con người trên cơ sở đề cao các giá trị đạo đức, từ đó doanh nghiệp đề ra các giá trị đạo đức cần theo đuổi như đề cao và giáo dục cán bộ công nhân viên về các giá trị đạo đức: Tín - trung - minh,…
- Cải tiến bộ quy tắc ứng xử trong công ty:
1 Tận hưởng môi trường làm việc an toàn:
Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và sử dụng đúng các thiết bị bảo hộ cá nhân khi làm việc
Thư viện ĐH Thăng Long
89 Báo cáo ngay lập tức bất kỳ tình huống an toàn không an lành hoặc tai nạn lao động đến người quản lý
2 Chú trọng chất lượng và hiệu suất:
Làm việc chăm chỉ và tập trung để đạt được chất lượng sản phẩm cao và đúng tiến độ
Tuân thủ quy trình sản xuất và sử dụng công cụ, thiết bị, và nguyên liệu đúng cách để đảm bảo chất lượng sản phẩm
3 Tôn trọng khách hàng và đối tác:
Giao tiếp lịch sự và chuyên nghiệp với khách hàng và đối tác Đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả đến yêu cầu, câu hỏi và phản hồi từ khách hàng và đối tác
4 Đóng góp vào bảo vệ môi trường:
Sử dụng tài nguyên và năng lượng một cách tiết kiệm
Phân loại chính xác và tái chế chất thải theo quy định và hướng dẫn của công ty
5 Tuân thủ đạo đức kinh doanh:
Tuân thủ tất cả các quy định pháp luật và chính sách nội bộ của công ty Bảo mật thông tin và không tiết lộ thông tin quan trọng của công ty cho bên thứ ba mà không có sự cho phép
6 Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp:
Làm việc nhóm và hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc hàng ngày
Tôn trọng ý kiến và quan điểm của đồng nghiệp và tạo môi trường làm việc tích cực
7 Tự phát triển và học hỏi:
Luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng liên quan đến công việc
Tự đề ra mục tiêu cá nhân và hoàn thiện kỹ năng để đóng góp tốt hơn cho công ty