BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VÕ NGUYỄN THÙY DUNG ĐÁNH GIÁ KĨ THUẬT SỬ DỤNG CÁC THUỐC DẠNG HÍT VÀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ MẮC BỆNH PHỔI TẮ
TỔNG QUAN
Tổng quan về bệnh COPD và điều trị
1.1.1 Tổng quan về bệnh COPD
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của Bộ Y
Tế 2023, “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được Đây là bệnh lý không đồng nhất, đặc trưng bởi các triệu chứng chứng hô hấp mạn tính (khó thở, ho, khạc đờm) và/hoặc phế nang (khí phế thũng) gây ra tắc nghẽn đường thở dai dẳng và tiến triển.”
Nguyên nhân gây ra COPD liên quan đến sự phơi nhiễm với các hạt hoặc khí độc hại và các yếu tố chủ thể bao gồm phổi kém phát triển khi còn nhỏ, đột biến gen SERPINA1 gây ra thiếu hụt alpha 1 antitrypsin Khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt sinh hoạt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây COPD Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh và tăng tử vong [1]
1.1.1.2 Dịch tễ và gánh nặng của bệnh COPD
COPD là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, làm cho gánh nặng kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng [1, 11] Dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học, số ca mắc COPD ước tính là khoảng 385 triệu (năm 2010), với tỉ lệ mắc trên thế giới là 11,7% [1] Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có 251 triệu ca mắc COPD trên toàn cầu (năm 2016), chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi trở lên [2] COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên toàn thế giới, gây ra 3,23 triệu ca tử vong mỗi năm, tương đương khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm [2, 12] Tỉ lệ tử vong do COPD đã tăng đều đặn trong ba thập kỷ qua COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư ở Hoa Kỳ [12] 90% số ca tử vong do COPD ở những người dưới 70 tuổi là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp [13] Với sự gia tăng tỉ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỉ lệ mắc COPD được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới Tính đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm
4 do COPD [1] Hút thuốc lá chiếm hơn 70% số ca COPD ở các nước có thu nhập cao, liên quan đến 85% trường hợp được chẩn đoán COPD ở Hoa Kỳ, và chiếm 30 – 40% số ca COPD ở các nước thu nhập thấp [12, 13] Ngoài ra, COPD còn là nguyên nhân đứng hàng thứ bảy gây ra tình trạng sức khỏe kém trên toàn thế giới (được đo bằng số năm sống điều chỉnh theo tình trạng khuyết tật) [13] Ước tính ở nước nước ta có khoảng 1,3 triệu người mắc COPD cần chẩn đoán và điều trị [14] Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc COPD ở người > 40 tuổi là 4,2% [1]
Tỉ lệ mắc bệnh cao không chỉ là gánh nặng cho ngành y tế, mà còn là gánh nặng lớn cho kinh tế xã hội Chi phí toàn cầu cho COPD dự kiến tăng từ 2,1 nghìn tỉ đô la
Mỹ (2010) lên đến 4,8 nghìn tỉ đô la Mỹ (2030) [15] Ở Mỹ, chi phí y tế cho COPD ước tính khoảng 23,9 tỉ đô la Mỹ, trong đó chi phí trực tiếp cho điều trị là 14,7 tỉ đô la Mỹ và chi phí gián tiếp là 9,2 tỉ đô la Mỹ [16] Tại Châu Âu, tổng chi phí cho bệnh lý hô hấp ước tính khoảng 6% tổng ngân sách cho y tế, trong đó bệnh COPD chiếm 56% của chi phí bệnh đường hô hấp [17]
Cần khai thác kỹ tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh, thăm khám lâm sàng để tìm các dấu hiệu chẩn đoán COPD [1] Đo chức năng thông khí phổi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở của bệnh nhân COPD Chẩn đoán xác định COPD khi: rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn sau test hồi phục phế quản: chỉ số FEV1/FVC < 70% sau test hồi phục phế quản Thông thường bệnh nhân COPD có kết quả test hồi phục phế quản âm tính [1, 3]
1.1.1.4 Đánh giá và phân loại COPD
Mục tiêu của đánh giá COPD để xác định mức độ giới hạn của luồng khí thở, ảnh hưởng của bệnh đến tình trạng sức khỏe của người bệnh và nguy cơ đợt cấp trong tương lai, các biến cố trong tương lai giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn Đánh giá COPD dựa trên: mức độ tắc nghẽn đường thở, độ nặng của triệu chứng hiện tại, sự ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân, tiền sử đợt cấp trong năm trước và các bệnh lý đồng mắc [1, 3]
5 Đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở:
Bảng 1.1 Mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 2022 [3]
Giai đoạn GOLD Giá trị FEV 1 sau test hồi phục phế quản
Giai đoạn 1: Nhẹ FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết
Giai đoạn 2: Trung bình 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết
Giai đoạn 3: Nặng 30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết
Giai đoạn 4: Rất nặng FEV1 < 30% trị số lý thuyết Đánh giá triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh:
Công cụ để đánh giá triệu chứng và sự ảnh hưởng của bệnh lên tình trạng sức khỏe của người bệnh bao gồm bộ câu hỏi của Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh (mMRC) và test đánh giá COPD (CAT) [1, 3]
Bộ câu hỏi sửa đổi của mMRC (phụ lục 2) gồm 5 câu hỏi, với điểm cao nhất là
4, điểm càng cao thì mức độ khó thở càng nhiều mMRC < 2 được định nghĩa là ít triệu chứng, mMRC ≥ 2 được định nghĩa là nhiều triệu chứng [1, 3] Khó thở là triệu chứng chính thường thấy ở các bệnh nhân COPD, mức độ khó thở được xác định bởi thang điểm mMRC Tuy nhiên, COPD không chỉ ảnh hưởng tới bệnh nhân ở khía cạnh khó thở Vì lý do đó, đánh giá toàn diện các triệu chứng được khuyến cáo Test đánh giá COPD (CAT) được sử dụng rộng rãi để đánh giá ảnh hưởng của các triệu chứng đến cuộc sống của bệnh nhân Bộ câu hỏi CAT (phụ lục 3) gồm 8 câu hỏi, dành cho bệnh nhân tự đánh giá các biểu hiện bệnh mức độ từ nhẹ tới nặng Mỗi câu đánh giá có 6 mức độ, điểm mỗi câu từ 0 - 5, tổng điểm CAT dao động từ 0 →
40 CAT65 tuổi), với tuổi trung bình là 78,8 tuổi Bệnh nhân chủ yếu là nam giới (90,7%) và có trình độ học vấn cao (96,3% từ bậc đại học trở lên) Tiền sử có hút thuốc lá (đã từng hút thuốc và hiện đang hút thuốc) chiếm 70,4%
3.1.2.1 Đặc điểm về bệnh COPD Đặc điểm bệnh lý COPD được trình bày trong Bảng 3.2 dưới đây
Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh lý COPD của mẫu nghiên cứu Đặc điểm mẫu nghiên cứu n (%), N8
Thời gian mắc COPD Trung vị (Khoảng tứ phân vị) 6,75 (3 – 10)
Thời gian sử dụng thuốc hít trong điều trị COPD Trung vị (Khoảng tứ phân vị) 5,0 (2 – 10)
Bệnh nhân tham gia câu lạc bộ COPD
Có tham gia câu lạc bộ COPD 19 (17,6) Không tham gia câu lạc bộ COPD 89 (82,4)
Bệnh nhân được tư vấn bởi nhân viên y tế về bệnh
Có được nhận tư vấn 94 (87,0)
Không được nhận tư vấn 14 (13,0) Độ hài lòng của bệnh nhân với hoạt động tư vấn của nhân viên y tế về bệnh
Rất không hài lòng/Không hài lòng 5 (5,4)
Rất hài lòng/Hài lòng 79 (84,1)
Bệnh nhân gặp khó khăn về tài chính trong điều trị bệnh COPD
Có khó khăn về tài chính 9 (8,3) Không có khó khăn về tài chính 99 (91,7)
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân đã mắc COPD trong nhiều năm, tương tự, phần lớn bệnh nhân có thời gian sử dụng thuốc hít điều trị COPD trong nhiều năm, có trung vị lần lượt là 6,75 năm và 5,0 năm Tỉ lệ bệnh nhân tham gia câu lạc bộ COPD thấp, tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều được nhận tư vấn từ nhân viên y tế (87,0%) và phần lớn trong số đó rất hài lòng/hài lòng với hoạt động tư vấn về bệnh COPD (84,1%) Hơn 90% số bệnh nhân không có khó khăn về tài chính
3.1.2.2 Phân loại COPD Đặc điểm kiểm soát bệnh COPD được trình bày trong Bảng 3.3 dưới đây
Bảng 3.3 Đặc điểm kiểm soát bệnh COPD của mẫu nghiên cứu Đặc điểm bệnh n (%), N 8 Điểm CAT Trung bình (±SD) 18,9 ± 7,1
Phân loại mức độ triệu chứng theo điểm CAT Ít triệu chứng (12) 77 (71,3)
Nhận xột: Phần lớn bệnh nhõn tuõn thủ chưa tốt (71,3%), chỉ cú khoảng hơn ẳ số bệnh nhân tuân thủ tốt theo ARMS
3.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị
Phân tích hồi qui logistic đơn biến xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ tốt được trình bày ở Bảng 3.19
Bảng 3.19 Kết quả phân tich hồi quy logistic đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị
Biến độc lập Phân nhóm Tuân thủ tốt (N1)
Tuân thủ chưa tốt (Nw)
Thời gian sử dụng thuốc hít
54 Đã từng hút thuốc/Đang hút thuốc
Trình độ học vấn Từ đại học trở xuống
Số lượng bệnh mắc kèm
Tài chính trong điều trị bệnh
Bệnh nhân tham gia CLB COPD
Tư vấn từ nhân viên y tế trong điều trị COPD
(93,5%) (84,4%) (0,079-1,777) Độ hài lòng về tư vấn từ nhân viên y tế (N)
Nhận xét: Trong phân tích hồi qui đơn biến, có biến thời gian mắc bệnh COPD và số lượng bệnh mắc kèm liên quan có ý nghĩa đến tuân thủ điều trị Thời gian mắc bệnh COPD càng dài thì càng tăng khả năng tuân thủ điều trị tốt (OR đơn biến=1,045) Số lượng bệnh mắc kèm càng nhiều thì khả năng tuân thủ điều trị tốt có xu hướng càng giảm (OR đơn biến=0,874)
BÀN LUẬN
Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân
4.1.1 Đặc điểm của bệnh nhân
Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là người cao tuổi, tuổi trung bình cao (78,8±6,4 tuổi) Hầu hết bệnh nhân là nam giới (96,3%), đa số có trình độ học vấn cao từ bậc đại học trở lên (96,3%), phần lớn (70,4%) đã từng hút thuốc hoặc đang hút thuốc Tuổi cao, trình độ học vấn cao là đặc điểm phổ biến của bệnh nhân được khám và quản lý ở Bệnh viện Hữu Nghị Bệnh nhân được chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị đều là các cán bộ trung-cao cấp của các cơ quan Trung Ương và các tỉnh, các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Điều này có thể lí giải cho kết quả về trình độ học vấn cao của mẫu nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị [9]
Theo một vài nghiên cứu trước đây (như nghiên cứu của Tạ Hữu Ánh, nghiên cứu của Phan Thanh Thủy, nghiên cứu của Lê Hữu Kiên) đã chứng minh: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở người bệnh cao tuổi, khởi phát muộn thường ở lứa tuổi trung niên (trên 40 tuổi) [17, 68, 80, 81]
Tỉ lệ nam giới mắc COPD (96,3%) cao gấp 9,8 lần số bệnh nhân nữ - kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu dịch tễ COPD trước đó vì nam giới thường có thói quen hút thuốc lá và đó là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh COPD [17, 80, 81]
Về tình trạng hút thuốc, tỉ lệ bệnh nhân đã từng hút thuốc hoặc đang hút thuốc lên tới 70,4% Điều này được lí giải bởi đặc điểm giới tính của bệnh nhân nghiên cứu khi bệnh nhân đa số là nam giới và 100% bệnh nhân nữ không hút thuốc Thuốc lá được cho là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh COPD [1, 17, 33] Các bệnh nhân đang hút thuốc cần được quan tâm nhiều hơn để phát hiện những khó khăn trong việc cai thuốc lá, từ đó có những biện pháp thích hợp giúp họ bỏ hút thuốc, cải thiện hiệu quả điều trị bệnh COPD
Thời gian mắc bệnh COPD và thời gian sử dụng thuốc hít của bệnh nhân trong điều trị COPD tương đối dài, có trung vị lần lượt là 6,75 (năm) và 5,0 (năm) Kết quả này phù hợp với độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu khá cao, tuổi càng cao thì thời gian mắc bệnh COPD và thời gian sử dụng thuốc hít cũng càng tăng
92,6% bệnh nhân của nghiên cứu có điểm CAT ≥10 là ngưỡng xác định bệnh nhân có nhiều triệu chứng và chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh COPD Kết quả này có nét tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Thủy tại một số đơn vị quản lý ngoại trú bệnh nhân COPD ở Hà Nội, Thanh Hóa và Hải Phòng có 93,8% bệnh nhân có điểm CAT > 10 [80] Các kết quả này cho thấy việc kiểm soát triệu chứng ở các bệnh nhân mắc COPD ở Bệnh viện Hữu Nghị và nhiều nơi khác là chưa tốt
58,3% bệnh nhân có đợt cấp trong 12 tháng, bệnh nhân được phân loại vào nhóm E (theo phân loại của GOLD 2023) chiếm tỉ lệ cao nhất (55,6%) Kết quả này có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Duyên tại Bệnh viện Phổi Hải Dương (2019), bệnh nhân nhóm C và nhóm D (theo phân loại GOLD 2022) chiếm tỉ lệ cao nhất (65,6%) – các nhóm này tương ứng với nhóm E (theo GOLD 2023) [82]
Về bệnh mắc kèm, 100% bệnh nhân đều có ít nhất 1 bệnh mắc kèm Các bệnh nhân đều mắc nhiều bệnh mắc kèm, trung bình là 8 bệnh Bệnh mắc kèm gặp nhiều nhất ở bệnh nhân COPD là tăng huyết áp (77,8%) và rối loạn lipid máu, kết quả này tương đồng với kết quả trong các nghiên cứu trước đó [10, 36, 80] Người bệnh cao tuổi thường có nhiều bệnh mắc kèm, phải dùng đồng thời nhiều thuốc – cũng là nguyên nhân giảm sự tuân thủ điều trị mà các nghiên cứu trước đã chỉ ra [68]
4.1.2 Đặc điểm sử dụng thuốc COPD
4.1.2.1 Các thuốc/nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị COPD
Theo “Hướng dẫn chần đoán và điều trị COPD của Bộ Y tế năm 2023”, thuốc giãn phế quản được coi là nền tảng trong điều trị COPD [1] Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được được kê thuốc giãn phế quản, bao
58 gồm thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn (SABA uống và hít, SABA kết hợp SAMA dùng đường hít), giãn phế quản tác dụng kéo dài LABA kết hợp corticoid dùng đường hít ICS
Nhóm thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn dạng hít (SABA và SAMA) trong nghiên cứu được sử dụng trong trường hợp cắt cơn khó thở Ngoài ra, nhóm thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài (LABA) – trong dạng thuốc hít phối hợp LABA+ICS chiếm tỉ lệ cao nhất trong kê đơn (93,5%) Các kết quả kê đơn thuốc trên đúng theo
“Hướng dẫn chần đoán và điều trị COPD của Bộ Y tế năm 2023” và GOLD 2023: Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn nên được kê cho tất cả các bệnh nhân để cắt cơn khó thở Ưu tiên các loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài (đường dùng hít) do có hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn [1, 17]
Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng ICS cho những bệnh nhân có nguy cơ đợt cấp cao (nhóm D) - và theo GOLD 2023 là cho những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao (nhóm E); và trong trường hợp tái phát đợt cấp mặc dù đã điều trị tối ưu bằng thuốc giãn phế quản dạng hít [1, 17] Sử dụng ICS liều cao-trung bình dài ngày có thể gây ra các tác dụng phụ như làm tăng nguy cơ viêm phổi, nhiễm lao phổi, nói khàn, đau họng, nhiễm nấm miệng và bầm tím ngoài da; đặc biệt phổ biến gây ra ADR toàn thân như ức chế tuyến thượng thận, loãng xương, đục thủy tinh thể [3, 83-86] Các ADR của nhóm ICS và nhóm thuốc giãn phế quản cũng đã được chứng minh là bị giảm khi sử dụng thuốc ở dạng hít [25, 28, 29] Như vậy, vì bệnh nhân trong nghiên cứu thuộc nhóm E chiếm tỉ lệ cao nhất, cho nên tình trạng kê đơn nhóm thuốc LABA kèm corticoid dạng hít ICS trong nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế và GOLD 2023 [1, 17]
Một số nghiên cứu trước đây cũng nhận thấy thuốc hít dạng phối hợp LABA + ICS được sử dụng rất phổ biến ở bệnh nhân COPD Nghiên cứu của Lê Văn Nguyên tại Bệnh viện 71 Trung Ương nhận thấy trong các đơn ra viện của bệnh nhân, thuốc dạng hít phối hợp LABA + ICS có tỉ lệ cao nhất, có mặt trong 74,7% tổng số đơn [87] Trong một nghiên cứu khác về thực trạng kê đơn trên bệnh nhân COPD ở Anh, tỉ lệ bệnh nhân nghiên cứu được kê đơn LABA + ICS cao hơn so với các nhóm thuốc
59 còn lại [88] Như vậy, kết quả về sử dụng nhóm thuốc hít của nghiên cứu cũng có nhiều điểm tương đồng với các nghiên cứu khác
Nhìn chung, so với danh mục thuốc trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COPD của Bộ Y Tế năm 2023” thì danh mục thuốc điều trị COPD của bệnh viện còn khá đơn giản Thuốc giãn phế quản kéo dài duy nhất trong danh mục thuốc hít điều trị COPD của Bệnh viện Hữu Nghị là thuốc giãn phế quản phối hợp (LABA+ICS) Danh mục thuốc hít của bệnh viện chưa có thuốc giãn phế quản dạng hít LABA đơn độc hoặc LAMA đơn độc - thường được chỉ định cho bệnh nhân nhóm B; chưa có nhóm thuốc giãn phế quản dạng hít phối hợp (LABA+LAMA) và (LABA+LAMA+ICS) - vốn là các thuốc được ưu tiên chỉ định cho bệnh nhân nhóm
C và D (Theo phân loại của Bộ Y tế 2023 và GOLD 2022) hay nhóm E (theo phân loại GOLD 2023) [1, 3, 17]
Bàn luận về kĩ thuật sử dụng các thuốc dạng hít
4.2.1 Phương pháp đánh giá kĩ thuật các thuốc dạng hít
Nghiên cứu viên đánh giá kĩ thuật sử dụng các dụng cụ hít nhờ quan sát trực tiếp bệnh nhân thao tác trên dụng cụ và đánh giá thông qua bảng kiểm (phụ lục 5, phụ lục 6) Để xây dựng bảng kiểm, nghiên cứu viên đã tham khảo các hướng dẫn sử dụng
60 từ nhà sản xuất Các bước quan trọng được tham khảo từ các nghiên cứu trước đó, được xác định là các bước mà nếu bệnh nhân thực hiện sai sẽ dẫn tới không có hoặc rất ít thuốc vào được phổi, làm giảm hiệu quả điều trị Tuy nhiên, các bước quan trọng giữa các nghiên cứu là không thống nhất, số lượng các bước quan trọng cũng khác nhau giữa các nghiên cứu Vì vậy, khi xây dựng bảng kiểm và xác định các bước quan trọng, nghiên cứu viên đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ lâm sàng chuyên khoa hô hấp Sự thống nhất giữa bác sỹ lâm sàng và nghiên cứu viên sẽ giúp cho việc đánh giá kỹ thuật hít của bệnh nhân được chính xác và nhất quán hơn
Bệnh nhân được đề nghị thao tác và mô tả lại kỹ thuật hít trên vỏ dụng cụ giống với thuốc đang sử dụng để nghiên cứu viên đánh giá kỹ thuật đạt hoặc không đạt trong từng bước sử dụng của bệnh nhân Khi bệnh nhân thực hiện một vài bước không rõ ràng, nghiên cứu viên đã yêu cầu bệnh nhân lặp lại thao tác trên dụng cụ hít kèm diễn giải nhằm xác định đúng kỹ thuật hít của bệnh nhân Điều này đảm bảo nghiên cứu viên không bỏ qua bước nào, kể cả những bước khó quan sát, ví dụ như bước 6 khi sử dụng MDI – “Xịt thuốc đồng thời hít vào qua miệng chậm, sâu và dài cho đến khi không hít vào được nữa”
4.2.2 Dụng cụ hít trong kê đơn
Hầu hết những hướng dẫn điều trị hiện nay đều nhấn mạnh việc sử dụng dụng cụ hít là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị COPD và hen [1, 3, 17] Dụng cụ DPI (83,3%) được kê đơn cho nhiều bệnh nhân hơn dụng cụ MDI (64,0%), kết quả này tương tự với nghiên cứu của Đặng Thị Hân (2022) tại Bệnh viện Thanh Nhàn với tỉ lệ người bệnh sử dụng dụng cụ DPI (52,22%) cũng nhiều hơn tỉ lệ người bệnh sử dụng dụng cụ MDI (47,78%) [34]
Trong nhóm dụng cụ DPI, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ kê đơn Accuhaler (51,9%) nhiều hơn Turbuhaler (31,5%) Kết quả này lại có xu hướng ngược lại với nghiên cứu của Đặng Thị Hân khi tỉ lệ kê đơn Turbuhaler (38,89%) lại cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ kê đơn Accuhaler (13,33%) [34]
4.2.3 Đặc điểm sử dụng chung về kĩ thuật sử dụng thuốc hít
Tỉ lệ bệnh nhân sai ít nhất một bước trong kĩ thuật sử dụng MDI và DPI tương đối cao, lần lượt là 88,4% và 77,8% (Turbuhaler là 79,4% và Accuhaler là 76,8%) Kết quả này cũng tương tự so với nhiều nghiên cứu của Võ Thị Kim Tương được thực hiện tại phòng khám quản lý Hen-COPD khoa Nội Hô Hấp của Bệnh viện Hữu Nghị (năm 2019) có tỉ lệ bệnh nhân mắc ít nhất một lỗi kỹ thuật trong sử dụng MDI và DPI lần lượt là 85,8% và 78,1% [9] Điều này cho thấy kĩ thuật thuật sử dụng dụng cụ hít của bệnh nhân COPD ở Hữu Nghị chưa có sự cải thiện rõ rệt so với năm 2019
Tỉ lệ sai sót ít nhất 1 bước sử dụng MDI và DPI trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Trần Thị Nhật tại phòng khám Nội hô hấp 301 Bệnh viện Thanh Nhàn (năm 2023) có kết quả tương ứng là 86,1% và 79,2%; và nghiên cứu của Nguyễn Hoài Thu tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế Bệnh viện Bạch Mai (năm 2016) với kết quả lần lượt là 86,5% và 79,5% [36, 37] Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại cho tỉ lệ sai sót 1 bước trong kĩ thuật sử dụng ở cả 2 loại dụng cụ hít cao hơn hẳn kết quả nghiên cứu của Phùng Quang Hưng thực hiện tại phỏng quản lý bệnh COPD Bệnh viện Bạch Mai năm 2023 (69,9% với MDI và 52,6% với DPI) và nghiên cứu của Đặng Thị Hân tại khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022 (MDI đạt 76,75%, dụng cụ Turbuhaler đạt 65,71% và dụng cụ Accuhaler đạt 58,33%) [33, 34]
Tỉ lệ bệnh nhân mắc sai sót trong kĩ thuật sử dụng dụng cụ MDI cao hơn tỉ lệ bệnh nhân mắc sai sót trong kĩ thuật sử dụng dụng cụ DPI (88,4% so với 77,8%) Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Joshua Batterink và cộng sự đã chỉ ra bệnh nhân dùng các bình hít định liều (MDI) thường gặp sai sót hơn so với DPI [41] Việc sử dụng MDI cần sự khởi động chính xác và phối hợp tốt giữa động tác xịt thuốc với hít vào - hai động tác này khó thực hiện đồng thời, dễ khiến người bệnh gặp sai sót nhiều hơn dẫn đến ảnh hưởng đến mức độ đạt kĩ thuật sử dụng các dụng cụ hít [1]
Tỉ lệ bệnh nhân mắc sai sót ít nhất một bước quan trọng trong kỹ thuật sử dụng MDI và DPI lần lượt là 82,6% và 76,7% - kết quả này khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Trần Thị Nhật (lần lượt là 84,4% và 79,2%) [36] Các kết này
62 cao hơn đáng kể so với nghiên cứu của A Duarte-de-Araújo và cộng sự tại bệnh viện Guimarães ở Bồ Đào Nha (năm 2019) khi khảo sát tỉ lệ mắc các lỗi nghiêm trọng khi dùng dụng cụ hít: 53,6 % với MDI, 24,2% với các DPI đơn liều và 26,8% với các DPI đa liều [39] Kết quả trong nghiên cứu của A Duarte-de-Araújo cũng tương tự nghiên cứu của Molimard và cộng sự trên 2935 bệnh nhân cho kết quả tỉ lệ mắc ít nhất một lỗi nghiêm trọng khi dùng MDI là 43,8% và khi dùng DPI là 32,1% [90] Nguyên nhân dẫn đến khác biệt này có thể do có sự khác biệt về định nghĩa “bước quan trọng” trong nghiên cứu của chúng tôi và 2 nghiên cứu ở nước ngoài [39, 90]
Ví dụ: chúng tôi xác định bước “Thở ra hết sức” trước khi hít là bước quan trọng, trong khi các nghiên cứu này không định nghĩa bước này là bước quan trọng Tỉ lệ sai sót về bước này trong nghiên cứu của chúng tôi lại chiếm tỉ lệ cao nhất đối với cả dụng cụ MDI và DPI (Turbuhaler và Accuhaler), cụ thể là 59,4%, 33,8%, 64,3%
4.2.4 Đặc điểm kĩ thuật sử dụng từng bước dụng cụ MDI
Bệnh nhân sử dụng MDI thường mắc sai sót ở 4 bước quan trọng là “Lắc đều thuốc” (47,8%), “Thở ra hết sức” (59,4%), “Phối hợp tay ấn xịt thuốc và hít thuốc” (29,0%), và “Nín thở tối đa” (55,1%) Đây cũng là kết quả mà Võ Thị Kim Tương đã khảo sát trên bệnh nhân COPD ở khoa Nội Hô Hấp của Bệnh Viện Hữu Nghị năm 2019-2020 với tỉ lệ tương ứng lần lượt là 43,2%, 62,5%, 51,1% và 22,7% [10] Có thể thấy, có sự tương đồng về tỉ lệ mắc sai sót ở bước “Lắc đều thuốc” và bước “Thở ra hết sức” giữa 2 nghiên cứu trên, tuy nhiên độ chênh lệch giữa tỉ lệ bước “Xịt thuốc đồng thời hít thuốc” và bước “Nín thở tối đa” lại có xu hướng ngược nhau Kết quả về các bước sai sót phổ biến trong kĩ thuật sử dụng MDI trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Trần Thị Nhật [36] Nghiên cứu của Pothirat (Thái Lan) chỉ ra sai sót khi sử dụng MDI hay mắc ở bước “Thở ra hết sức” (40%) và bước “Nín thở tối đa” (45,7%) [50] Các bước quan trọng tương tự nghiên cứu của chúng tôi như “Xịt đồng thời hít thuốc” (45%), “Hít chậm và sâu (44%), và “Nín thở tối đa” (46%) cũng được Joaquin Sanchis và cộng sự (năm 2016) chỉ ra là các bước phổ biến nhất mà bệnh nhân thường thao tác sai [38] 46,51% bệnh nhân sai ở bước “Nín thở tối đa rồi thở ra từ từ” nghiên cứu của Đặng Thị Hân [34]
Tỉ lệ bệnh nhân mắc sai sót ở bước “Thở ra hết sức trước khi hít thuốc” trong mẫu nghiên cứu là cao nhất Bước này tuy không khó thực hiện nhưng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của việc hít thuốc, giúp bệnh nhân đẩy khí ra khỏi phổi tạo chỗ trống để thuốc có thể vào sâu trong phổi trong bước hít thuốc tiếp theo Kết quả này giống với nghiên cứu của Phùng Quang Hưng, nghiên cứu của Đinh Thị Thu Huyền, tỉ lệ sai ở bước “Thở ra hết sức trước khi hít” chiếm cao nhất, lần lượt là 60,1% và 40,0% [33, 35]
Khi dùng MDI, bệnh nhân còn hay mắc sai sót ở bước “Lắc đều hộp thuốc” Cần lưu ý người bệnh nhớ thực hiện bước này vì lắc hộp thuốc sẽ giúp trộn các thành phần trong dụng cụ hít, giảm thiểu tình trạng các phần tử thuốc bên trong bị vón cục và phân bố đều hơn, đảm bảo đủ thuốc trong mỗi liều hít
Bước “Nín thở sau khi hít” cũng là một bước quan trọng nhưng bệnh nhân thường bỏ qua Nín thở sau khi hít thuốc giúp tăng thời gian lưu trú của thuốc trong đường thở và tạo điều kiện lắng đọng thuốc tốt hơn [91]
4.2.4 Đặc điểm kĩ thuật sử dụng từng bước dụng cụ DPI
Turbuhaler và Accuhaler là 2 dụng cụ DPI mà Bệnh nhân COPD ở Bệnh viện Hữu Nghị được kê
Bàn luận về mức độ tuân thủ điều trị
4.3.1 Công cụ phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị
Do tính đơn giản, dễ áp dụng, và có thể cung cấp nhiều thông tin về các khía cạnh của tuân thủ điều trị, nên đánh giá thông qua các bộ câu hỏi là biện pháp đánh giá tuân thủ điều trị đã được sử dụng rộng rãi [25, 59] Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi tuân thủ ARMS của tác giả Kripalani, là công cụ có thể sử dụng miễn phí trong nghiên cứu và thực hành Đây là bộ câu hỏi có độ tin cậy cao, đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây đánh giá tuân thủ điều trị ở bệnh nhân mắc bệnh mạn tính bao gồm cả COPD Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thị Nhật được thực hiện vào năm 2023 đã sử dụng bộ công cụ này [36] Nghiên cứu viên sử dụng công cụ này để phỏng vấn cho thấy đây là bộ công cụ dễ dùng, thuận tiện sử dụng trên bệnh nhân Việt Nam ARMS có thể ưu điểm hơn ở việc đánh giá được nhiều khía cạnh của tuân thủ điều trị (tuân thủ dùng thuốc và tuân thủ lĩnh thuốc) so với bộ câu hỏi Morisky [60] Bộ câu hỏi đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau
67 và đều cho thấy nó rất dễ để bệnh nhân hiểu và trả lời, có thể sử dụng tốt cho những người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là những người bị suy giảm khả năng đọc viết [61] Nhược điểm của ARMS là gồm 12 câu hỏi nên có thể cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành so với các bộ câu hỏi ngắn hơn [61, 66]
ARMS là bộ câu hỏi tự điền, bộ câu hỏi được gửi đến bệnh nhân để họ tự điền và sau đó thu lại để tổng hợp kết quả Nhưng do bộ câu hỏi dài và đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu này tương đối lớn tuổi (tuổi trung bình là 78,8 tuổi), để hạn chế sai số do bệnh nhân không thực sự hiểu hoặc không hoàn thành hết bộ câu hỏi, nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi bệnh nhân kết hợp với giải thích và làm rõ câu hỏi cho bệnh nhân trước khi trả lời Nhược điểm của cách đánh giá này là kết quả phụ thuộc nhiều vào tính trung thực của bệnh nhân khi trả lời, do đó mức độ tuân thủ có thể mang tính chủ quan, có xu hướng được đánh giá cao hơn thực tế [58, 59, 61]
4.3.2 Đặc điểm tuân thủ theo công cụ ARMS
Bệnh nhân cần hiểu được đặc điểm bệnh lý COPD của họ và tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, qua đó giúp cải thiện mức độ tuân thủ điều trị, nâng cao hiệu quả điều trị Các hành vi phổ biến dẫn tới không tuân thủ dùng thuốc: quên dùng thuốc, bỏ liều thuốc trong ngày đi khám, bỏ dùng thuốc khi tình trạng sức khỏe tốt lên hoặc khi gặp vấn đề về sức khỏe (ốm, mệt,…), và quên dùng thuốc do chế độ liều phải dùng nhiều lần trong ngày là 4 nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh nhân trong nghiên cứu tuân thủ điều trị chưa tốt Kết quả này có vài nét tương đồng với nghiên cứu của tác giả Phùng Quang Hưng ở phòng quản lý bệnh phổi mạn tính – Bệnh viện Bạch Mai (2023), các nguyên nhân chính dẫn đến không tuân thủ điều trị là quên sử dụng thuốc, bệnh nhân bỏ thuốc khi kiểm soát được triệu chứng của bệnh và quên mang thuốc khi đi du lịch [33] Và cũng có nét tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Em với tỉ lệ ngừng thuốc khi có vấn đề về sức khỏe là 60,2%, hơn 70% tự ngưng dùng khi cảm thấy bệnh kiểm soát được [69]
Có 38% bệnh nhân trả lời “vài lần/nhiều lần/luôn luôn” quên dùng thuốc Tỉ lệ bệnh nhân quên thuốc trong nghiên cứu của Nguyễn Hoài Thu là 32,2%, nghiên cứu
68 của Tạ Hữu Ánh là 25,5%, thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi [37, 68] Điều này có thể được lí giải thích một phần do bệnh nhân cao tuổi (tuổi trung bình 78,8 tuổi) nên dễ có sự giảm sút về trí nhớ, ngoài ra bệnh nhân mắc nhiều bệnh mạn tính (trung bình khá 8 bệnh mắc kèm) nên hàng ngày phải uống nhiều thuốc có thể dẫn đến quên sử dụng thuốc COPD [68] Chúng tôi cũng ghi nhận 38% bệnh nhân “vài lần/nhiều lần/luôn luôn” quên dùng thuốc do chế độ liều phải dùng nhiều lần Vì vậy, để tăng sự tuân thủ, cần có sự nhắc nhở thường xuyên của nhân viên y tế và sự hỗ trợ của người nhà bệnh nhân
Có 37% bệnh nhân “vài lần/nhiều lần/luôn luôn” ngừng sử dụng thuốc khi cảm thấy tình trạng bệnh tốt hơn và có 38% bệnh nhân “vài lần/nhiều lần/luôn luôn” bỏ thuốc khi gặp vấn đề về sức khỏe (ốm, mệt) Như vậy, nhiều bệnh nhân chưa ý thức được vai trò của việc tuân thủ điều trị COPD, đã tự ý bỏ thuốc/ngừng thuốc khi thấy bệnh được kiểm soát hoặc ngược lại, khi gặp vấn đề xấu về sức khỏe Điều này cho thấy cần tư vấn để bệnh nhân hiểu rõ COPD là một bệnh mạn tính, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc lâu dài, đủ liều lượng, đủ số lượng theo chỉ định của bác sỹ để đảm bảo hiệu quả điều trị; bệnh nhân không được tự ý tăng, giảm hay ngừng thuốc mà không có sự tư vấn của nhân viên y tế Bệnh nhân có thể cảm thấy bệnh đã được kiểm soát nhưng về lâu dài tình trạng bệnh sẽ xấu đi nếu bệnh nhân không dùng thuốc đều đặn Tương tự, bệnh nhân không nên tự ý bỏ thuốc cả kể những ngày gặp vấn đề về sức khỏe
Bệnh nhân tuân thủ lĩnh thuốc khá tốt với trung vị điểm tuân thủ lĩnh thuốc là 4 (điểm tốt nhất là 4) Phần lớn bệnh nhân (70,4%) “luôn luôn” lĩnh thuốc đều; 75,9% bệnh nhân “không bao giờ” bị hết thuốc, phần lớn bệnh nhân “luôn luôn” thu xếp đi lĩnh thuốc trước khi hết thuốc, và hầu hết bệnh nhân (88,9%) “không bao giờ” bỏ lĩnh thuốc vì vấn đề chi phí
Việc tuân thủ lĩnh thuốc của bệnh nhân có vẻ tốt hơn tuân thủ dùng thuốc Điều này có thể lý giải như sau: Đối tượng bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu là cán bộ hưu trí cấp cao, hầu hết có bảo hiểm chi trả toàn phần hoặc phần lớn, không phải chi trả toàn bộ/hầu hết chi phí khám bệnh và thuốc Do đó, bệnh nhân có thể tái khám và
69 đi lĩnh thuốc đầy đủ, trong khi bệnh nhân có nhiều rào cản để tuân thủ dùng thuốc tại nhà
4.3.3 Mức độ tuân thủ điều trị
Tỉ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân COPD trong thực hành lâm sàng thường không vượt quá 50% (thực tế chỉ đạt 10-40%) [8] Tổng điểm ARMS bệnh nhân đạt được trong nghiên cứu của chúng tôi có trung vị đạt là 15 điểm (khoảng tứ phân vị trên và khoảng tứ phân vị dưới lần lượt là 12 và 21 điểm) Bệnh nhân đạt 12 điểm chiếm tỉ lệ (28,7%) cao nhất, hơn ẳ tổng số bệnh nhõn Kết quả này gần giống với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Nhật với điểm ARMS trung bình là 14,2 điểm và tỉ lệ đạt 12 điểm ARSM là cao nhất, chiếm 29,7% tổng số bệnh nhân Ngoài ra, 25,9% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có điểm ARMS nằm trong khoảng điểm từ 13-15 điểm (còn lại là nằm rải rác trong khoảng điểm khá dài là từ 16-38 điểm), tỉ lệ này thấp hơn hẳn kết quả trong nghiên cứu của Trần Thị Nhật với phần lớn (56,7%) bệnh nhân nằm trong khoảng điểm 13-16 điểm theo thang điểm ARMS) [36]
4.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị
Trong phân tích hồi qui đơn biến, có biến thời gian mắc bệnh COPD và số lượng bệnh mắc kèm liên quan có ý nghĩa đến tuân thủ điều trị
Yếu tố đầu tiên có liên quan đến tuân thủ điều trị trong mẫu nghiên cứu trong mô hình đơn biến là thời gian mắc COPD và số lượng bệnh mắc kèm Như vậy, thời gian mắc COPD càng dài có xu hướng liên quan đến tăng khả năng tuân thủ Kết quả này chưa được ghi nhận ở các nghiên cứu trước đây Theo các nghiên cứu trước đó, thời gian điều trị càng lâu thì tỉ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân có xu hướng càng giảm, giống xu thế điều trị các bệnh mạn tính khác [72] Sự khác biệt này có thể liên quan đến thời gian mắc bệnh của bệnh nhân trong nghiên cứu Tuân thủ của bệnh nhân mắc bệnh mạn tính ở thời gian sau có xu hướng giảm so với thời điểm mới mắc Tuy nhiên, bệnh nhân ở Bệnh viện Hữu Nghị có thời gian mắc COPD khá lâu so với các nghiên cứu khác, mức độ tuân thủ ở trạng thái ít thay đổi (OR=1,045 với khoảng tin cậy 95% là 1,001-1,091) cho thấy thời gian mắc bệnh cũng không ảnh hưởng nhiều đến tuân thủ
Về yếu tố số lượng bệnh mắc kèm, số lượng bệnh mắc kèm càng nhiều thì tuân thủ điều trị có xu hướng càng giảm (OR=0,874) Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Tạ Hữu Ánh, theo đó, bệnh nhân cao tuổi thường mắc nhiều bệnh mạn tính cùng một lúc, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tuân thủ tốt phác đồ điều trị [68]
Nghiên cứu của chúng tôi chưa chỉ ra các yếu tố có thể thay đổi được ảnh hưởng đến tuân thủ Từ kết quả này, để cải thiện tuân thủ cho bệnh nhân COPD điều trị ở Bệnh viện Hữu Nghị, cần có sự tư vấn bệnh nhân trực tiếp của nhân viên y tế để cải thiện tuân thủ, sự hỗ trợ nhắc nhở của người nhà hoặc qua các phương tiện truyền thông như tin nhắn điện thoại định kì, giúp bệnh nhân cải thiện hiệu quả điều trị
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua nghiên cứu đánh giá kĩ thuật sử dụng thuốc dạng hít và sự tuân thủ điều trị trên 108 bệnh nhân COPD tại Bệnh viện Hữu Nghị, đề tài rút ra một số kết luận sau
Kĩ thuật sử dụng thuốc dạng hít của bệnh nhân COPD Đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm bệnh lý và đặc điểm kê đơn thuốc điều trị COPD
Hầu hết bệnh nhân là nam giới (90,7%), có tuổi trung bình cao (78,8±6,4), chủ yếu có trình độ học vấn từ bậc đại học trở lên (96,3%) 67,6% bệnh nhân đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc
Thời gian mắc COPD và thời gian sử dụng thuốc hít của bệnh nhân tương đối dài (trung vị lần lượt là 6,75 và 5,0)
Hầu hết bệnh nhân (92,6%) có nhiều triệu chứng khi đánh giá theo thang điểm CAT, nguy cơ đợt cấp cao (55,6%) Hơn 50% bệnh nhân thuộc nhóm E theo phân loại của GOLD 2023
100% bệnh nhân mắc ít nhất 1 bệnh mắc kèm, số lượng bệnh mắc kèm trung bình là 8,1±3,7
Có 2 loại dụng cụ hít được kê là bình hít định liều MDI và bình hít bột khô DPI (bao gồm Turbuhaler và Accuhaler) Phần lớn bệnh nhân được kê dụng cụ DPI (83,3%), gần 50% bệnh nhân được kê cả dụng cụ MDI và DPI
Kĩ thuật sử dụng thuốc dạng hít của bệnh nhân COPD
Tỉ lệ (khoảng 80%) bệnh nhân sai ít nhất một bước chung và sai ít nhất một bước quan trọng còn khá cao ở cả MDI và DPI
Bệnh nhân dùng MDI thường sai ở các bước “Lắc dụng cụ”, “Thở ra hết sức”,
“Xịt thuốc đồng thời hít thuốc chậm, sâu, dài” và bước “Nín thở tối đa” Bệnh nhân dùng DPI thường sai ở các bước “Thở ra hết sức”, “Hít vào bằng miệng nhanh, sâu, dài” và bước “Nín thở tối đa” Với cả 2 dụng cụ MDI và DPI, tỉ lệ bệnh nhân mắc sai sót ở bước “Thở ra hết sức” chiếm tỉ lệ cao nhất
Phần lớn bệnh nhân chưa đạt kĩ thuật sử dụng MDI và DPI (tỉ lệ lần lượt là 82,6% và 76,7%)
Thời gian mắc bệnh COPD là yếu tố liên quan thuận đến khả năng đạt kỹ thuật sử dụng DPI
Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân COPD
Phần lớn (71,3%) bệnh nhân tuân thủ chưa tốt khi đánh giá theo công cụ ARMS,
Tổng điểm ARMS bệnh nhân đạt được trong nghiên cứu có trung vị đạt 15 điểm (khoảng tứ phân vị trên và khoảng tứ phân vị dưới lần lượt là 12 và 21 điểm) Bệnh nhõn đạt 12 điểm chiếm tỉ lệ (28,7%) cao nhất - hơn ẳ tổng số bệnh nhõn
Các hành vi phổ biến dẫn tới tuân thủ điều trị chưa tốt: quên dùng thuốc, bỏ liều thuốc trong ngày đi khám, bỏ dùng thuốc khi tình trạng sức khỏe tốt lên hoặc khi gặp vấn đề về sức khỏe (ốm, mệt,…), và quên dùng thuốc do chế độ liều phải dùng nhiều lần trong ngày
Việc tuân thủ lĩnh thuốc của bệnh nhân có vẻ tốt hơn tuân thủ dùng thuốc Bệnh nhân tuân thủ lĩnh thuốc khá tốt với trung vị điểm tuân thủ lĩnh thuốc là 4 (điểm tốt nhất là 4)
Thời gian mắc bệnh COPD và số lượng bệnh mắc kèm là các yếu tố liên quan thuận đến mức độ tuân thủ dùng thuốc trong phân tích hồi quy đơn biến.
Đề xuất/Kiến nghị
− Để nâng cao kỹ thuật sử dụng các thuốc dạng hít của bệnh nhân, cần trực tiếp tư vấn và hướng dẫn sử dụng dụng cụ hít cho từng cá thể bệnh nhân
− Cần có sự tư vấn, nhắc nhở bệnh nhân trực tiếp của nhân viên y tế để cải thiện tuân thủ, sự hỗ trợ nhắc nhở của người nhà hoặc qua các phương tiện truyền thông như tin nhắn điện thoại định kì giúp bệnh nhân cải thiện hiệu quả điều trị.