Tuy nhiên tại các cơ sở bán lẻ này, nhiều người bán thuốc không thực hiện nghiêm túc các quy định về mua bán thuốc kê đơn khiến cho người dân dễ dàng mua được các loại thuốc kê đơn, đặc
TỔNG QUAN
Khái quát về thuốc kê đơn và các quy định liên quan đến việc bán thuốc
1.1.1 Khái quát về thuốc kê đơn
Theo định nghĩa của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA):
- Thuốc kê đơn là thuốc để mua được cần có chỉ định của bác sỹ [3]
- Thuốc không kê đơn là những thuốc sử dụng an toàn, hiệu quả để công chúng sử dụng mà không cần đơn của bác sỹ [3]
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc hội Việt Nam:
- Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khoẻ [4]
- Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc, thuộc danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành [4]
Tại Việt Nam, phân loại thuốc kê đơn và không kê đơn lần đầu tiên được đề cập trong quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT ban hành “Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn”; trong đó quy định 07 nhóm thuốc kê đơn bao gồm: thuốc gây nghiện; thuốc hướng tâm thần; tiền chất dùng làm thuốc; thuốc độc A, B; thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết (trừ thuốc tránh thai); thuốc tim mạch; dịch truyền [5]
Sau khi Luật dược số 34/2005/QH11 được ban hành, khái niệm thuốc độc
A, B không còn được đề cập Đến năm 2008, quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ban hành quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú thay thế hoàn toàn quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT, có quy định thuốc kê đơn là thuốc trong danh mục nhóm thuốc phải kê đơn [6] Ngày 6/3/2008, Cục khám chữa bệnh đã có công văn số 1517/2008/BYT-KCB về việc hướng dẫn thực hiện quy định kê đơn thuốc
4 trong điều trị ngoại trú gửi các cơ sở khám chữa bệnh và nhà thuốc; trong đó quy định “Danh mục thuốc kê đơn và bán thuốc theo đơn” tạm thời gồm 30 nhóm thuốc kê đơn [7] Đến năm 2009, lần đầu tiên Bộ Y tế chính thức ban hành Danh mục thuốc không kê đơn tại Việt Nam, bao gồm 256 hoạt chất hoá dược, với yêu cầu cụ thể về đường dùng, dạng dùng, hàm lượng, nồng độ Điều 5, Thông tư 08/2009/TT- BYT quy định, Danh mục thuốc không kê đơn là căn cứ để phân loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn Thuốc không kê đơn được phép cấp phát, bán và sử dụng không cần đơn thuốc Đối với cơ sở bán lẻ thuốc, kể từ ngày thông tư này có hiệu lực, các cơ sở bán lẻ được phép bán lẻ không cần đơn thuốc đối với các thuốc trong danh mục thuốc không kê đơn [8]
Tại thời điểm nghiên cứu này được thực hiện, Danh mục thuốc không kê đơn được áp dụng theo thông tư số 07/2017/TT-BYT bao gồm 243 thuốc hoá dược và sinh phẩm Các thuốc không thuộc Danh mục này được phân loại là thuốc kê đơn [9]
1.1.2 Các quy định liên quan đến việc bán thuốc theo đơn
Tại Việt Nam, việc bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn là một trong số
13 hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Luật Dược 2016 [4] Xử lý vi phạm đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc kê đơn mà không có đơn của bác sỹ cũng được đưa ra tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Theo Nghị định này, nếu cơ sở bán lẻ thuốc vi phạm quy định bán thuốc kê đơn khi không có đơn sẽ bị
“cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng” [10] Mức phạt này đã được điều chỉnh tăng lên nhiều lần tại điểm đ, khoản 3, Điều 59 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP Theo đó hành vi bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động của cơ sở bán lẻ trong thời hạn từ 06 đến 09 tháng [11]
Thông tư số 52/2017/TT-BYT Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú [12] nêu rõ:
- Điều 11: Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc
- Điều 13: Cơ sở pha chế, cấp, bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc tiền chất lưu toàn bộ đơn thuốc “N”, đơn thuốc “H”, thời gian lưu 02 (hai) năm, kể từ khi thuốc hết hạn sử dụng Cơ sở pha chế, cấp, bán lẻ thuốc lưu đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút trong thời gian 01 (một) năm kể từ ngày kê đơn, việc lưu đơn có thể thực hiện một trong các hình thức sau đây:
+ Lưu bản chính hoặc bản sao đơn thuốc
+ Lưu thông tin về đơn thuốc bao gồm: tên và địa chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, họ và tên của người kê đơn thuốc, họ và tên của người bệnh, địa chỉ thường trú của người bệnh, tên thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút, hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng
GPP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Pharmacy Practices”, được dịch sang tiếng Việt là “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”, theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, [13] Cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm: tổ chức nghiên cứu triển khai việc thực hiện quy định hiện hành về dược, các tiêu chuẩn được ban hành; bảo đảm luôn đáp ứng tiêu chuẩn GPP trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc; thực hiện các hoạt động bán lẻ thuốc theo đúng phạm vi được cấp phép trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Trong bộ tiêu chuẩn về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, hoạt động bán thuốc kê đơn được quy định cụ thể như sau:
- Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y tế về bán thuốc kê đơn
- Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, người bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết
- Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh
- Người có bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc
- Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua thực hiện đúng đơn thuốc
- Sau khi bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, người bán lẻ phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính
Lý thuyết hành vi có dự định TPB (Theory of Planned Behavior) và việc áp dụng để đánh giá hành vi mua thuốc không có đơn
áp dụng để đánh giá hành vi mua thuốc không có đơn
Thực trạng người bệnh đến thẳng các cơ sở bán lẻ để mua các loại thuốc kê đơn mà không đi khám bệnh để lấy đơn thuốc là một hành vi cá nhân của con người Có nhiều lý thuyết khác nhau đã được các nhà nghiên cứu đưa ra để giải thích hành vi thực hành của cá nhân trong lĩnh vực sức khoẻ như: niềm tin sức khoẻ (Health Belief Model - HBM), hành vi có dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) hoặc mô hình kiến thức – thái độ - thực hành (Knowledge, Attitudes, and Practices - KAP) [14] Trong đó lý thuyết hành vi có dự định được áp dụng khá phổ biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân
Lý thuyết này được phát triển dựa trên nền tảng lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) do Fishbein đưa ra, sau đó được Ajzen phát triển hoàn thiện năm 1991 Do lý thuyết hành động hợp lý (TRA) bị giới hạn khi dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong những tình huống mà ở đó các cá nhân
7 không thể kiểm soát hoàn toàn hành vi của họ khi thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan không đủ để giải thích cho hành vi của họ Vì vậy, thuyết hành vi có dự định (TPB) được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình TRA Thuyết này cho rằng hành vi thực tế của khách hàng chịu sự tác động bởi cả ý định hành vi và nhận thức kiểm soát hành vi của họ Yếu tố kiểm soát này có thể xuất phát từ bên trong của cá nhân (khả năng thực hiện) hay bên ngoài đối với cá nhân (cơ hội dễ hay khó) [15] Các yếu tố cấu thành của lý thuyết hành vi có dự định được thể hiện trong hình:
Hình 1.1 Lý thuyết hành vi có dự định
- Thái độ hướng đến hành vi (Attitude toward the behavior): là cảm nhận chung tích cực hay tiêu cực về hành vi, được đo lường gián tiếp qua hai yếu tố: niềm tin về hành vi (Behavioural belief) – đánh giá việc thực hiện hành vi sẽ mang lại những kết quả nhất định; và những kết quả hành vi mang lại (Behavioural outcomes) - đánh giá về kết quả của hành vi là có lợi hay không
- Chuẩn mực chủ quan (Subjective norm): Là nhận thức về việc những người có ảnh hưởng sẽ phản đối hay tán thành hành vi, được đo lường gián tiếp qua hai yếu tố: niềm tin theo chuẩn mực chung (Normative beliefs) – nhận thức liệu những người ảnh hưởng có thực hiện hành vi hay không; và động cơ tuân thủ (Motivation to comply) – động cơ của cá nhân làm theo những mong muốn của người khác
Nhận thức kiểm soát hành vi Ý định hành vi
- Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control): xuất phát từ niềm tin về sự tự chủ, khả năng thực hiện (Control beliefs) của cá nhân, khả năng kiểm soát hành vi từ các yếu tố bên ngoài (Perceived power) - ảnh hưởng quyền lực hay giám sát từ bên ngoài Đây là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể và các cơ hội để thực hiện hành vi Hành vi của mọi người bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự tự tin của họ vào khả năng thực hiện hành vi đó, do đó Ajzen đề nghị rằng nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu cá nhân nhận thức chính xác về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi
- Ý định thực hiện hành vi (Intention): Ý định mô tả sự sẵn sàng thực hiện một hành vi nhất định của một cá nhân, nên nó được coi là tiền đề để thực hiện hành vi, là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán việc thực hiện hành vi Ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến một hành vi; chúng là những dấu hiệu cho thấy mọi người sẵn sàng cố gắng đến mức nào, mức độ nỗ lực mà họ dự định bỏ ra để thực hiện hành vi Theo nguyên tắc chung, ý định tham gia vào một hành vi càng mạnh mẽ thì khả năng thực hiện hành vi đó càng cao Tuy nhiên, ý định hành vi chỉ có thể thực hiện nếu hành vi đó nằm dưới sự kiểm soát của ý chí, nghĩa là người đó có thể tuỳ ý quyết định việc thực hiện hay không thực hiện hành vi Nếu một người có các cơ hội và nguồn lực cần thiết (ví dụ: thời gian, tiền bạc, kỹ năng, sự hợp tác của những người khác), và có ý định thực hiện hành vi, thì người đó sẽ thành công trong việc thực hiện hành vi đó [15]
Lý thuyết hành vi có dự định được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sức khoẻ, như thực hành của người bán thuốc, hành vi kê đơn của bác sĩ, hay sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân…Một tổng quan hệ thống được thực hiện bởi Godin và Kok với 56 nghiên cứu trên nhiều hành vi như: nghiện hút, lái xe, ăn uống, tập thể dục, kiểm tra sức khoẻ, phòng chống HIV/AIDS, và sàng lọc lâm sàng Ý định thực hiện hành vi được kiểm tra bằng lý thuyết TPB, các kết quả cho thấy thái
9 độ, chuẩn mực chủ quan, và năng lực kiểm soát hành vi góp phần giải thích khoảng 41% phương sai trong ý định Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mô hình TPB góp phần đáng kể vào khả năng dự đoán ý định thực hiện hành vi với các hành vi liên quan sức khoẻ [16] Một số nghiên cứu ứng dụng lý thuyết TPB trong việc xác định yếu tố tác động đến hành vi tự điều trị thuốc của người dân trong cộng đồng như sau:
Bảng 1.1 Các nghiên cứu ứng dụng lý thuyết TPB về hành vi tự sử dụng thuốc của người dân
Indonesia Định tính kết hợp định lượng Định tính: 25 người Định lượng: 283 người đã từng tự dùng thuốc kháng sinh
Tự dùng thuốc kháng sinh
192 sinh viên Tự dùng thuốc của sinh viên đại học
2017 [19] Định tính (Phỏng vấn sâu)
21 người (10 người già, 3 người chăm sóc, 3 dược sĩ, 5 bác sĩ)
Tự dùng thuốc ở người cao tuổi
360 phụ nữ Tự dùng thuốc của phụ nữ
112 bà mẹ có con dưới 6 tuổi, được phân thành 2 nhánh
Tự dùng thuốc cho con của các bà mẹ
Tự dùng thuốc kháng sinh của người dân nông thôn trong thời kỳ Covid
10 Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự sử dụng thuốc của người dân, các nghiên cứu trên thiết kế bộ câu hỏi gồm có phần các thông tin chung về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nơi cư trú, bảo hiểm y tế…) và phần đánh giá các yếu tố Thái độ, Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi theo thang đo Likert 5 hoặc 7 mức độ, sau đó dùng mô hình hồi quy đa biến để phân tích Nghiên cứu của Widayati cho thấy cả ba yếu tố Thái độ, Chuẩn mực chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi đều có ảnh hưởng đến hành vi tự điều trị kháng sinh của người dân Indonesia, nhưng yếu tố Thái độ không có ý nghĩa thống kê [17] Nghiên cứu của Juibari cho thấy các yếu tố nhân khẩu học không có mối liên hệ với hành vi tự dùng thuốc của sinh viên đại học, ngoại trừ việc không có bảo hiểm y tế; trong các yếu tố của TPB thì Thái độ là yếu tố dự báo quan trọng nhất cho dự định này [18] Trong nghiên cứu của Karimy tại Iran [20] và Ayah tại Ai Cập [22], cả ba yếu tố trên đều có mối liên quan đến hành vi tự sử dụng thuốc; trong đó Nhận thức kiểm soát hành vi có vai trò lớn nhất Để đánh giá tác động của kiến thức đến sự thay đổi dự định hành vi, tác giả Samaneh đã tiến hành một nghiên cứu can thiệp tại Iran, trong đó 112 bà mẹ có con dưới 6 tuổi được lựa chọn và phân ngẫu nhiên thành hai nhóm Nhóm can thiệp được tham gia vào chương trình giáo dục gồm 4 buổi kéo dài 60 phút mỗi tuần nhằm nâng cao kiến thức về việc tự điều trị, tác dụng không mong muốn của thuốc, giải thích những hiểu biết sai lầm của các bà mẹ thông qua các bài giảng và phần hỏi đáp; ngoài ra họ cũng được cung cấp các tài liệu, hướng dẫn y khoa Kết quả sau
3 tháng, tỷ lệ tự điều trị cho con của các bà mẹ giảm rõ rệt từ 32,4% xuống 8,92% ở nhóm can thiệp (p=0,014); trong khi tỷ lệ này ở nhóm chứng là 26,78% và 21,42% (p=0,38) Điều này được giải thích là việc can thiệp giáo dục đã tác động đến cả yếu tố Thái độ (thay đổi niềm tin của họ về lợi ích của việc tự điều trị), Chuẩn mực chủ quan (áp lực từ những người xung quanh như chồng, chuyên gia y tế…) và Nhận thức kiểm soát hành vi (cung cấp những thông tin, hướng dẫn điều trị, khích lệ làm thay đổi nhận thức của các bà mẹ); qua đó ý định thực hiện
11 hành vi của họ cũng thay đổi theo [21] Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu áp dụng lý thuyết TPB trong lĩnh vực hành vi tiêu dùng như ý định lựa chọn khách sạn, mua thực phẩm sạch, gửi tiết kiệm, mua thực phẩm chức năng…của người tiêu dùng Tuy nhiên trong lĩnh vực sức khoẻ, chưa có nhiều nghiên cứu áp dụng lý thuyết này được thực hiện Theo rà soát y văn của chúng tôi, hiện chỉ có một nghiên cứu về mối liên hệ giữa hành vi trong quá khứ với ý định dùng thuốc tẩy giun không kê đơn [23], một nghiên cứu định tính kết hợp định lượng về hành vi bán thuốc không có đơn của người bán thuốc [24] và một nghiên cứu nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi bán thuốc kháng sinh không có đơn của người bán thuốc [25].
Thực trạng mua thuốc kê đơn mà không có đơn trên thế giới và ở Việt
1.3.1 Thực trạng mua thuốc kê đơn mà không có đơn trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện tại nhiều quốc gia nhằm đánh giá thực tế hoạt động mua bán thuốc kê đơn mà không có đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc Các nghiên cứu cho thấy, hiện tượng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc chưa hợp lý đang diễn ra phổ biến ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển Đặc biệt việc lạm dụng kháng sinh đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu Một tổng quan hệ thống được tiến hành năm 2019 sàng lọc
3302 bài báo, trong đó 38 nghiên cứu từ 24 quốc gia đáp ứng các tiêu chí được đưa vào đánh giá Tất cả các quốc gia được bao gồm, ngoại trừ một quốc gia, được phân loại thuốc kháng sinh là thuốc chỉ kê đơn Tỷ lệ chung của việc cung cấp thuốc kháng sinh không kê đơn là 62% Tỷ lệ tổng hợp của việc cung cấp thuốc kháng sinh không kê đơn theo yêu cầu của bệnh nhân là 78% và dựa trên khuyến nghị của nhân viên nhà thuốc cộng đồng là 58% Nguồn cung kháng sinh không kê đơn trong khu vực cao nhất là ở Nam Mỹ (78%) Thuốc kháng sinh được cung cấp không có đơn nhiều nhất cho bệnh nhân có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu (68%) và nhiễm trùng đường hô hấp trên (67%) [26]
Tại Kenya, 52% người bán bán kháng sinh cho KH mà không cần đơn, và một nửa trong số đó thừa nhận rằng họ đồng ý bán kháng sinh khi KH có nhu cầu [27] Tại Tanzania, một cuộc khảo sát cắt ngang sử dụng phương pháp đóng vai khách hàng, theo dõi hoạt động bán kháng sinh của 82 nhà thuốc được thực hiện năm 2017 Kết quả cho thấy 92,3% các nhà thuốc bán thuốc kháng sinh mà không cần đơn [28] Tại Trung Quốc, theo một khảo sát được thực hiện tại 1106 nhà thuốc tư nhân, thì có đến 925 nhà thuốc (tương ứng 83,6%) bán thuốc kháng sinh theo yêu cầu của khách hàng, kể cả khi không có đơn thuốc [29] Ngay cả ở châu Âu, nơi không cho phép cung cấp kháng sinh tại các nhà thuốc, người bệnh vẫn có thể mua và sử dụng kháng sinh mà không cần kê đơn Một số quốc gia tại châu Âu đang sử dụng số lượng thuốc kháng sinh gấp ba lần tính trên đầu người so với các nước khác [30]
Bên cạnh đó, thuốc điều trị bệnh mạn tính cũng đang được dùng với một tỷ lệ cao hơn ở ngoài bệnh viện và dự tính sẽ còn tăng đáng kể nếu sẵn có thuốc để cung cấp cho người mua [30] Nghiên cứu tại Ả rập trên những người trưởng thành mắc bệnh mãn tính cho thấy 73,3% đã từng tự mua thuốc để điều trị các tình trạng sức khoẻ mãn tính như tăng huyết áp và tăng cholesterol máu [31]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó một trong những lý do khiến khách hàng dễ dàng mua được các loại thuốc kê đơn mà không cần có đơn thuốc của bác sỹ là đến từ thực hành của người bán thuốc Tác giả Al-Mohamadi A và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 60 nhà thuốc (trong đó có 78,3% là chuỗi nhà thuốc, 18,3% là nhà thuốc tư nhân và 3,3% đại diện cho các nhà thuốc bệnh viện tư nhân) Trong tổng số 119 yêu cầu về thuốc, gần như tất cả dược sĩ (97,9%) đã đưa thuốc kháng sinh ngay lập tức theo yêu cầu của khách hàng mà không cần đơn thuốc của bác sĩ Những lý do chính với mức đồng ý tương ứng của người bán thuốc giải thích cho việc này được thể hiện trong bảng sau [32]:
Bảng 1.2 Tỷ lệ tán thành các lý do của việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn
Lý do của việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn Số lượt
Không bán thì nhà thuốc khác cũng bán theo yêu cầu của bệnh nhân
Không có sẵn danh sách thuốc OTC 30 16,3
Dược sĩ có quyền bán một số thuốc mà không cần đơn 26 14,1 Chưa có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý 25 13,6 Việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn không bị cấm 22 12,0 Các thuốc tôi bán không gây hậu quả gì nghiêm trọng 22 12,0
Lý do khác: Không cần đơn cho một bệnh nhân mạn tính; bệnh nhân hỏi thuốc theo tên; hầu hết mọi người chỉ đủ khả năng tới nhà thuốc mà không thể tới phòng khám, bệnh viện; nhà thuốc phải đáp ứng nhu cầu cho bệnh nhân và các dược sỹ có đủ kiến thức về sử dụng thuốc cho bệnh nhân; thuốc được bán không phải là một loại thuốc theo đơn; tất cả các thuốc sẵn có trong các nhà thuốc đều là thuốc OTC, các loại thuốc theo đơn chỉ có sẵn trong bệnh viện; ảnh hưởng uy tín nhà thuốc
Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác dẫn đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân cũng đã được đề cập ở nhiều nghiên cứu trên thế giới Một tổng quan hệ thống được thực hiện tại Iran năm 2014 cho thấy, trong số
70 nghiên cứu được phân tích, có rất nhiều nguyên nhân của việc bệnh nhân tự dùng thuốc thay vì đến thăm khám bác sĩ đã được nêu ra, cụ thể như sau [33]:
Bảng 1.3 Nguyên nhân tự dùng thuốc được báo cáo trong các nghiên cứu
Nguyên nhân tự dùng thuốc Số lượng nghiên cứu
Dấu hiệu và triệu chứng đơn giản của bệnh 15
Thiếu thời gian và để tiết kiệm thời gian 11
Chi phí thăm khám bác sĩ cao 9
Kinh nghiệm từ hiệu quả tốt của việc tự điều trị 9
Việc mua thuốc ở nhà thuốc rất dễ dàng 9
Kinh nghiệm trước đây về bệnh tật và các triệu chứng 7
Không có bảo hiểm y tế 6
Thu nhập thấp, các vấn đề về kinh tế 6
Thời gian chờ đợi khám bệnh lâu 5
Thiếu niềm tin vào các dịch vụ y tế 5
Thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế 4
Thiếu nhận thức về mức độ nghiêm trọng của bệnh 3
Thiếu niềm tin vào bác sĩ 3
Khác: Đơn thuốc tương tự của bác sĩ, không gặp biến chứng khi tự dùng thuốc, tin vào sự an toàn của thuốc, thuốc do bác sĩ kê không có hiệu quả, giá thuốc tự mua thấp, giải quyết vấn đề nhanh chóng, khoảng cách tới bệnh viện, ảnh hưởng của người quen và gia đình, quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông
Tại Jordan, tác giả Yousif đã thiết kế bộ câu hỏi khảo sát trên 400 người, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá Kết quả cho thấy có sự tác động của chi phí khám chữa bệnh, thành viên gia đình và bạn bè, kinh nghiệm cá nhân đến quyết định mua thuốc không cần đơn Các yếu tố thông tin thuốc và sự tin tưởng vào dược sĩ không có ảnh hưởng đến quyết định của họ [34]
1.3.2 Thực trạng mua thuốc kê đơn mà không có đơn ở Việt Nam
Tại Việt Nam, việc người bệnh tự điều trị hoặc tìm đến các hiệu thuốc tư nhân thay vì tới bệnh viện gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và kê đơn thuốc còn phổ biến Tự điều trị là biện pháp rẻ tiền và tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với việc đi khám bệnh tại các cơ sở y tế Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá thực tế hoạt động mua bán thuốc kê đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc tại các địa phương khác nhau trên cả nước Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ
15 nhà thuốc bán thuốc kê đơn khi không có đơn vẫn rất cao Đặc biệt trong một số nghiên cứu đóng vai khách hàng, có tới 100% người bán thuốc bán các loại thuốc kê đơn khi khách hàng yêu cầu mà không cần đưa ra đơn thuốc Kháng sinh và corticosteroids là những nhóm thuốc được bán không có đơn rất phổ biến Một số kết quả nghiên cứu về thực trạng mua thuốc kê đơn mà không có đơn ở Việt Nam được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.4 Kết quả một số nghiên cứu về thực trạng mua bán thuốc kê đơn mà không có đơn tại Việt Nam
Tác giả, năm, địa phương
Kết quả tuân thủ quy định mua bán thuốc kê đơn
Có 37% thuốc kê đơn đã được bán cho KH tuy nhiên chỉ 5,2% có đơn
Quan sát Tỷ lệ thuốc kê đơn được bán cho KH có đơn là 76,8%; không có đơn là 36,7%
100% bán kháng sinh khi KH yêu cầu
43,3% NBT tư vấn sử dụng kháng sinh và corticosteroids cho tình huống ho
100% số lượt NBT đồng ý bán kháng sinh dù không có đơn; 90% số thuốc kê đơn mà
KH đã mua là không có đơn Hoàng Thu Thuỷ,
95,5% KH mua thuốc kê đơn mà không có đơn; 97% KH mua kháng sinh không có đơn
Thuý, 2021, một số tỉnh [25] Đóng vai
100% bán kháng sinh không có đơn; 73,9% tự chỉ định và bán kháng sinh khi kể bệnh ARI trẻ em
Hiện chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc kê đơn mà không cần đơn của người bệnh Trong nghiên cứu định tính kết hợp định lượng năm 2016, tác giả Nguyễn Hải An chỉ ra một số yếu tố như bệnh viện quá tải khiến bác sỹ không có thời gian trao đổi với bệnh nhân, một số nhân viên y tế có thái độ không đúng mức, việc đến bệnh viện mất nhiều thời gian và tiền bạc, một số người dân mất lòng tin vào hệ thống khám chữa bệnh, việc tiếp cận với nhà thuốc dễ dàng và tiết kiệm hơn…[24] Tác giả Nguyễn Thị Phương Thuý khảo sát 360 khách hàng mua kháng sinh không đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc; cho thấy các lý do chính khách hàng lựa chọn nhà thuốc, quầy thuốc thay vì đi khám bác sĩ là: bệnh/ triệu chứng nhẹ, không nghiêm trọng (63,3%); đỡ tốn thời gian so với đi khám bác sỹ (41,1%); bệnh đã từng gặp trước đây (30,3%); đã được người bán thuốc tư vấn điều trị khỏi nhiều rồi (20,9%); đỡ tốn tiền so với đi khám bác sỹ (17,5%) Chỉ có 23,1% tổng số khách hàng đã mua kháng sinh biết việc mua/ bán kháng sinh không có đơn của bác sỹ là sai quy định [25]
Như vậy, dựa trên tổng quan tài liệu từ lý thuyết hành vi có dự định và các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nghiên cứu của chúng tôi sẽ phân tích thực trạng hoạt động mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân, tìm ra những yếu tố liên quan như kiến thức của người mua thuốc, thực hành của người bán thuốc…, sau đó xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến dự định hành vi này Các yếu tố đó bao gồm: Thái độ phản ánh niềm tin của
Vài nét về địa bàn khảo sát và tính cấp thiết của đề tài
Vài nét về địa bàn khảo sát:
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai; thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Quận Hoàng Mai có diện tích 41 km², dân số là 506.347 người và là quận đông dân nhất Hà Nội, nằm trong top 10 quận đông dân nhất Việt Nam (Theo Tổng điều tra dân số năm 2019) Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai,
Thái độ (Niềm tin về lợi ích của việc mua thuốc kê đơn mà không có đơn)
(Tác động của người thân, bạn bè, bác sĩ, người bán thuốc…)
Nhận thức kiểm soát hành vi (Kiến thức, kinh nghiệm thành công, khả năng thực hiện dễ dàng)
Dự định mua thuốc kê đơn mà không có đơn
Hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn
Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở (theo thông báo số 865/TB-UBND thành phố Hà Nội)
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân trên một số phường thuộc quận Hoàng Mai năm 2015 cho thấy; trong số 1845 cá nhân tham gia nghiên cứu, có tới 45,9% số người tự mua thuốc về uống khi mắc bệnh; 51,2% đi khám và điều trị ngoại trú Một số lý do khiến người dân không tới khám tại trạm y tế là: cho rằng bệnh nhẹ, có thể tự điều trị; chưa tin tưởng vào chất lượng dịch vụ tại trạm y tế [41] Tính đến hết năm 2020, số lượng nhà thuốc GPP được cấp phép hoạt động trên địa bàn quận là 531 nhà thuốc Với số lượng nhà thuốc nhiều như vậy, các cơ quan chức năng không đủ nhân lực để kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định về mua bán thuốc kê đơn; điều đó khiến cho người dân có thể mua các loại thuốc kê đơn mà không có đơn một cách dễ dàng
Tính cấp thiết của đề tài:
Từ năm 2017, Bộ Y Tế đã ban hành “Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 – 2020” với mục tiêu nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động kê đơn và bán thuốc kê đơn thông qua các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tác hại của việc sử dụng thuốc kê đơn mà không có chỉ định của thầy thuốc; nâng cao trách nhiệm của người kê đơn thuốc, người bán thuốc trong hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn, qua đó góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý Mặc dù đề án đã đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 các nhà thuốc, quầy thuốc khi bán kháng sinh phải có đơn thuốc 100% [42]; tuy nhiên đến nay kết quả của đề án này chưa được công bố và việc kiểm soát hoạt động mua bán thuốc theo đơn vẫn đang là vấn đề rất được quan tâm ở nước ta hiện nay
Tính đến nay đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng bán thuốc theo đơn tại các nhà thuốc ở nhiều địa phương khác nhau, trong đó có nhiều quận của thành
19 phố Hà Nội nhưng chưa có nghiên cứu nào được công bố về thực trạng mua, bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc trên địa bàn quận Hoàng Mai Bên cạnh đó cũng chưa có nghiên cứu đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân theo lý thuyết hành vi có dự định Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài này nhằm phân tích thực trạng mua thuốc kê đơn mà không có đơn, và tìm hiểu những yếu tố tác động đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân trên địa bàn quận Hoàng Mai; từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao việc tuân thủ các quy định về mua, bán thuốc kê đơn; qua đó góp phần vào việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Khách hàng đến mua các loại thuốc kê đơn mà không mang theo đơn thuốc tại các nhà thuốc ở thời điểm khảo sát
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/04/2023 đến 30/09/2023
- Địa điểm nghiên cứu: Một số nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên địa bàn quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang Các nội dung nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ ở trang bên:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA THUỐC KÊ ĐƠN TẠI MỘT SỐ
NHÀ THUỐC CỘNG ĐỒNG Ở QUẬN HOÀNG MAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023
Phân tích hoạt động mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân tại một số nhà thuốc ở quận Hoàng Mai,
Thành phố Hà Nội năm 2023
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân tại một số nhà thuốc ở quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội năm 2023
1 Đặc điểm của các thuốc kê đơn đã mua: Tỷ lệ KH mua thuốc cụ thể, KH kể bệnh triệu chứng; Phân loại theo cơ quan mắc bệnh, Phân loại thuốc theo nhóm TDDL, Phân loại các thuốc kháng sinh đã mua
2 Kiến thức của KH và sự tuân thủ của NBT với quy định bán thuốc theo đơn
1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn theo lý thuyết TPB (Thái độ, Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi)
2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn theo lý thuyết TPB: Đánh giá độ tin cậy; Phân tích nhân tố khám phá; Xây dựng phương trình hồi quy
BÀN LUẬN – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Hình 2.3 Các nội dung nghiên cứu
2.2.2 Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.5 Các biến số nghiên cứu
STT Tên biến Khái niệm/Định nghĩa Phân loại biến
Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân tại một số nhà thuốc ở quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội năm 2023 Đặc điểm của các thuốc kê đơn đã mua
Là trường hợp KH hỏi mua loại thuốc cụ thể hay mô tả bệnh/ triệu chứng
- KH hỏi mua loại thuốc cụ thể
- KH mô tả triệu chứng và mua thuốc theo tư vấn của người bán
Là người sử dụng các loại thuốc đã mua trong tình huống khảo sát
Là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc Không nằm trong danh mục thuốc không kê đơn được ban hành tại
Cơ quan mắc bệnh dựa trên bảng phân loại bệnh tật quốc tế do Tổ chức y tế thế giới xây dựng (ICD- 10)
Biến phân loại, bao gồm
- Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá
Thuốc hoá dược, sinh phẩm được phân nhóm tác dụng dược lý căn cứ thông tư số 20/2022/TT-BYT
Biến phân loại, bao gồm
- Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ
- Thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn…
Là những chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác; được phân loại theo Giải phẫu – Điều trị - Hoá học (ATC)
Kiến thức của KH và sự tuân thủ của NBT về quy định mua bán thuốc kê đơn
7 Biết đến khái niệm TKĐ
KH biết việc một số loại thuốc bắt buộc phải có đơn của BS mới được sử dụng
8 Biết thuốc vừa mua là TKĐ
KH biết loại thuốc mình vừa mua là thuốc kê đơn
9 Biết kháng sinh là TKĐ
KH biết việc kháng sinh là thuốc kê đơn
Biết đơn thuốc cũ không được dùng cho lần sau
KH biết việc đơn thuốc cũ của bác sĩ không có giá trị sử dụng cho lần mua thuốc sau
TKĐ mà không có đơn là vi phạm
KH biết việc NBT bán các loại thuốc kê đơn mà không có đơn là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt
NBT hỏi KH về đơn thuốc
NBT hỏi KH có mang theo đơn thuốc để mua thuốc hay không
KH đi khám bác sĩ
NBT có đưa ra lời khuyên cho KH đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc hay không
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân tại một số nhà thuốc ở quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội năm 2023
KH về lợi ích khi mua thuốc không có đơn)
A1 Tiết kiệm thời gian đi khám bệnh
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
15 A2 Tiết kiệm chi phí khám bệnh
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
A3 Thuốc mua không có đơn vẫn điều trị bệnh hiệu quả
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
A4 Đến nhà thuốc thuận tiện hơn đến bệnh viện
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
A5 Đến nhà thuốc được tư vấn kỹ càng hơn đến bệnh viện
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
Yếu tố chuẩn mực chủ quan (sự thúc đẩy từ người thân quen, người bán thuốc, bác sĩ)
S1 Mua thuốc theo lời khuyên của người thân trong gia đình
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
S2 Mua thuốc theo lời khuyên của người quen
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
S3 Mọi người xung quanh cũng thường mua thuốc kê đơn mà không có đơn
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
S4 Người bán thuốc đồng ý bán dù không có đơn
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
S5 Bác sĩ kê đơn không phải lúc nào cũng hiệu quả
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
C1 Tin tưởng vào sự tư vấn của người bán thuốc
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không
Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi
(kinh nghiệm thành công, khả năng thực hiện dễ dàng) đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
C2 Bệnh đã từng gặp và được điều trị thành công trước đây
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
C3 Mua thuốc tương tự loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn trước đây
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
C4 Bệnh không nghiêm trọng nên không cần đi khám
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
C5 Việc mua thuốc kê đơn mà không có đơn ở nhà thuốc rất dễ dàng
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
C6 Việc mua thuốc kê đơn mà không có đơn không gây hậu quả gì
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
Dự định hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn
Tôi sẽ mua thuốc kê đơn mà không có đơn khi cần thiết
Thứ bậc theo thang đo Likert 5 mức độ: Rất không đồng ý/Không đồng ý/ Đồng ý một phần/ Đồng ý/ Rất đồng ý
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn thu thập: Từ phiếu khảo sát người mua thuốc bằng bộ câu hỏi có cấu trúc (Phụ lục 1)
Biểu mẫu, công cụ thu thập: Phiếu khảo sát gồm có ba phần
- Phần I: Thông tin về tình huống mua thuốc không có đơn (KH yêu cầu mua thuốc cụ thể/ KH kể bệnh triệu chứng), đối tượng dùng thuốc (bản thân KH hay người khác), bệnh cần điều trị, các loại thuốc đã mua Phần khảo sát kiến thức của khách hàng về quy định mua bán thuốc kê đơn: bao gồm 5 câu hỏi kiểm tra hiểu biết chung về thuốc kê đơn, thời hạn sử dụng của đơn thuốc, và việc người bán thuốc kê đơn mà không có đơn là vi phạm quy định Có 2 câu hỏi liên quan đến thực hành của người bán thuốc: NBT có hỏi KH về đơn thuốc và có khuyên
KH đi khám bác sĩ hay không Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng một lựa chọn hoặc câu hỏi mở (KH tự điền hoặc nghiên cứu viên đọc câu hỏi, nghe câu trả lời và hỗ trợ KH điền thông tin vào phần này)
- Phần II: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn theo lý thuyết TPB Trong đó các câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1- rất không đồng ý, 2- không đồng ý, 3- đồng ý một phần, 4- đồng ý, 5 – rất đồng ý Bộ công cụ được xây dựng thông qua tổng quan tài liệu từ các nghiên cứu ứng dụng lý thuyết TPB trên thế giới và Việt Nam, xin ý kiến giảng viên hướng dẫn và khảo sát thử nghiệm với 10 khách hàng mua thuốc tại một nhà thuốc ở quận Hoàng Mai (nhà thuốc này không được lựa chọn vào khảo
29 sát chính thức sau đó) Sau khi thử nghiệm, nghiên cứu viên chỉnh sửa câu từ cho rõ nghĩa, phù hợp hơn trước khi đưa vào khảo sát chính thức
- Phần III: Các thông tin về đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, bảo hiểm y tế
Mô tả cách thức thu thập: Nghiên cứu viên đến nhà thuốc, giới thiệu mục đích nghiên cứu và xin phép sự đồng ý của nhà thuốc cho khảo sát trên các khách hàng của họ Nghiên cứu viên chuẩn bị sẵn danh mục thuốc không kê đơn theo thông tư 07/2017/TT-BYT; trong quá trình quan sát sẽ tra cứu và chọn ra các KH mục tiêu là những người mua các loại thuốc không có trong danh mục này mà không mang theo đơn thuốc Nghiên cứu viên thực hiện phỏng vấn KH sau khi kết thúc việc mua thuốc, giới thiệu về mục đích nghiên cứu, xin phép sự đồng ý tham gia và hướng dẫn KH thực hiện bộ câu hỏi trong thời gian 5 – 10 phút KH trả lời bằng cách tự điền vào phiếu khảo sát hoặc thông qua việc nghe câu hỏi từ người phỏng vấn và câu trả lời sẽ được người phỏng vấn ghi lại vào phiếu khảo sát Sau khi kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ cảm ơn KH vì sự tham gia của họ
Biện pháp hạn chế sai số: Với phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, cần đảm bảo KH hiểu rõ nội dung từng câu từ, và có đủ thời gian cũng như sự tập trung để hoàn thành Do đó cần thiết kế bộ công cụ rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng nghiên cứu Với những KH lớn tuổi, gặp khó khăn trong việc đọc chữ, nghiên cứu viên sẽ đọc các câu hỏi và ghi lại câu trả lời vào phiếu khảo sát thay cho KH
Cỡ mẫu : Theo Hair và cộng sự, kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng phân tích nhân tố khám phá là 50, tốt hơn là 100 Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1[43] Bộ công cụ này có 16 biến phân tích, chúng tôi muốn đạt tỷ lệ quan sát là 10:1 do đó cần chọn được 160 mẫu, để loại trừ những mẫu không đạt yêu cầu, nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn 170 khách hàng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích hoạt động mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân tại một số nhà thuốc ở quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội năm 2023
3.1.1 Đặc điểm của các thuốc kê đơn đã mua
Nghiên cứu đã khảo sát 163 tình huống mua thuốc với 245 lượt thuốc kê đơn đã được mua mà không có đơn, cụ thể như sau:
Bảng 3.7 Số lượt thuốc kê đơn đã mua
Tình huống Số lượt mua
Số lượt thuốc kê đơn đã mua (tỷ lệ %)
KH mua thuốc cụ thể 65 (39,9%) 85 (34,7%)
KH kể bệnh/ triệu chứng 98 (60,1%) 160 (65,3%)
Trong số các tình huống đã khảo sát, có 98 lượt KH kể bệnh/ triệu chứng (60,1%), nhiều hơn tình huống KH mua thuốc cụ thể (39,9%) Tương ứng với đó, số thuốc kê đơn KH đã mua trong tình huống kể bệnh/ triệu chứng là 160 lượt, cao hơn gần gấp đôi trong tình huống mua thuốc cụ thể với 85 lượt Các thuốc đã mua để điều trị bệnh, triệu chứng thuộc các hệ cơ quan như sau:
Bảng 3.8 Các cơ quan mắc bệnh trong các tình huống khảo sát
KH mua thuốc cụ thể (số lượt)
KH kể bệnh/ triệu chứng (số lượt)
Hệ cơ, xương, khớp và 6 18 24 9,8
Các thuốc kê đơn đã được mua không có đơn để điều trị bệnh ở hầu hết các cơ quan, trong đó nhiều nhất là các bệnh thuộc hệ hô hấp (33,5%); hệ tuần hoàn (14,7%) và hệ tiêu hoá (10,2%) Phân loại các thuốc đó theo nhóm tác dụng dược lý được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.9 Phân loại các thuốc đã mua theo nhóm tác dụng dược lý
Nhóm thuốc KH mua thuốc cụ thể (số lượt)
KH kể bệnh, triệu chứng (số lượt)
Thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Trong đó, thuốc kháng sinh
Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thuốc đường tiêu hoá 6 13 19 7,7 mô liên kết
Hệ nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá
Da và tổ chức dưới da 5 16 21 9,0
Hệ sinh dục, tiết niệu 4 11 15 6,1
Thuốc NSAIDs; thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp
Các thuốc kê đơn đã mua thuộc nhiều nhóm tác dụng dược lý khác nhau Thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm được mua nhiều nhất với 81 lượt (33,1%), trong đó chủ yếu là các thuốc kháng sinh (29,4%) Nhóm thuốc thứ hai là hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết với 59 lượt (24,1%); trong đó có tới 34 lượt (13,9%) là các corticosteroid, những thuốc này chủ yếu do NBT tư vấn cho KH Đáng chú ý, thuốc tim mạch là nhóm xếp thứ ba với 36 lượt (14,7%), trong đó chủ yếu là KH tự yêu cầu mua thuốc cụ thể do họ đã được bác sĩ kê đơn và sử dụng quen thuộc trước đây
Như vậy, thực trạng lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng được thể hiện khá rõ nét ở bảng trên khi có tới gần một phần ba số thuốc kê đơn được mua không có đơn là kháng sinh Do đó chúng tôi đi sâu vào phân tích nhóm thuốc này để làm rõ hơn thực trạng đó Các thuốc kháng sinh đã được mua để điều trị những bệnh, triệu chứng thuộc các cơ quan như sau:
Bảng 3.10 Các cơ quan mắc bệnh trong tình huống mua thuốc kháng sinh
Cơ quan mắc bệnh Số lượt thuốc đã mua Tỷ lệ (%)
Hệ sinh dục, tiết niệu 5 6,9
Da và tổ chức dưới da 5 6,9
Có tới 58,3% kháng sinh được mua không đơn để điều trị các bệnh thuộc hệ hô hấp; sau đó đến hệ tiêu hoá (12,5%) và hệ sinh dục, tiết niệu cũng như bệnh ngoài da (6,9%) Phân tích cụ thể phân nhóm của các kháng sinh đã mua được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.11 Phân loại các thuốc kháng sinh đã mua
Nhóm thuốc kháng sinh Số lượt Tỷ lệ (%)
Trong số 72 lượt kháng sinh đã được mua không có đơn tại nhà thuốc, nhóm beta-lactam là phổ biến nhất (58,3%); sau đó đến nhóm quinolone (12,5%) và macrolide (9,7%) Cụ thể các thuốc được mua thuộc nhóm beta – lactam như sau:
Bảng 3.12 Phân loại các thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam
Thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam Số lượt Tỷ lệ (%)
Dạng kết hợp của penicillin và ức chế beta-lactamase 11 26,2
Penicillin nhạy cảm beta-lactamase 1 2,4
Trong nhóm beta – lactam, các cephalosporin chiếm 59,5%; các penicillin chiếm 40,5% Trong đó phân nhóm phổ biến nhất là các cephalosporin thế hệ hai như cefuroxime, cefaclor (35,7%); sau đó đến dạng kết hợp của penicillin và ức chế beta-lactamase như amoxicillin/ klavulanat (26,2%); tiếp theo là các cephalosporin thế hệ ba như cefixime, cefditoren, cefpodoxime (19,0%) Các cephalosporin thế hệ một và các penicillin khác còn được dùng rất ít
3.1.2 Kiến thức của KH và sự tuân thủ của NBT về quy định bán thuốc theo đơn
3.1.2.1 Kiến thức của KH về quy định bán thuốc theo đơn
Bên cạnh việc phân tích các thuốc kê đơn mà KH đã mua không có đơn, nghiên cứu cũng đưa ra một số câu hỏi khảo sát hiểu biết của KH như họ có biết đến khái niệm thuốc kê đơn hay không, có nhận thức được thuốc vừa mua là thuốc kê đơn không… Kết quả khảo sát được mô tả trong biểu đồ sau:
Hình 3.4 Kiến thức của KH về quy định bán thuốc theo đơn
Trong số 163 KH tham gia khảo sát, có 105 người (64,4%) biết việc một số thuốc phải có đơn của bác sĩ mới được dùng; tuy nhiên chỉ có 61 người (37,4%) biết thuốc mình vừa mua là thuốc kê đơn; và 81 người (49,7%) biết kháng sinh là thuốc kê đơn Phần lớn KH cho rằng đơn thuốc cũ của bác sĩ có thể dùng lại cho
39 lần sau (60,1%) Chỉ có 26,4% KH biết việc người bán thuốc bán các loại thuốc kê đơn mà không có đơn là vi phạm pháp luật Kết quả này cho thấy nhận thức của người dân về thuốc kê đơn và các quy định liên quan đến mua bán thuốc kê đơn còn rất hạn chế
3.1.2.2 Sự tuân thủ của NBT đối với quy định mua bán thuốc kê đơn
Việc người mua thuốc có thể dễ dàng mua được các loại thuốc kê đơn mà không có đơn một phần đến từ thực hành của NBT Tuy các quy định về mua bán thuốc kê đơn kèm theo mức xử phạt tăng nặng khi vi phạm đã được ban hành từ lâu nhưng tỷ lệ người bán thuốc chấp hành vẫn rất kém, cụ thể như sau:
Bảng 3.13 Sự tuân thủ của NBT đối với quy định bán thuốc theo đơn
STT Nội dung Có Không Tổng số lượt (N)
1 Người bán thuốc hỏi KH về đơn thuốc
2 Người bán thuốc khuyên KH đi khám bác sĩ
Mặc dù trong tất cả các trường hợp khảo sát KH đều không mang theo đơn thuốc nhưng NBT dễ dàng chấp nhận bán các loại thuốc kê đơn cho họ Trong tổng số 163 lượt bán, chỉ có 8,6% số lượt NBT hỏi về đơn thuốc và 14,1% số lượt NBT khuyên khách hàng đi khám bác sĩ
Như vậy, qua khảo sát 163 trường hợp cho thấy thực trạng mua thuốc kê đơn mà không có đơn tại các nhà thuốc cộng đồng ở quận Hoàng Mai là rất phổ biến Các thuốc kê đơn đã được mua để điều trị bệnh ở hầu hết các cơ quan, trong đó nhiều nhất là các bệnh thuộc hệ hô hấp; hệ tuần hoàn và hệ tiêu hoá; có tới gần một phần ba số thuốc đã mua là kháng sinh Nhận thức chưa tốt của KH cùng với việc NBT không tuân thủ quy định về bán thuốc kê đơn khiến cho KH dễ dàng mua được các loại thuốc mình cần có thể là các yếu tố quan trọng tác động đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân Ngoài ra còn các yếu
40 tố khác cũng tác động đến hành vi này, để làm rõ các yếu tố đó là gì và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao, chúng tôi đã tiến hành mục tiêu thứ hai.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân tại một số nhà thuốc ở quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội năm 2023
3.2.1.1 Đánh giá độ tin cậy (hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha) của thang đo
Bộ công cụ gồm 16 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc được thiết kế sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo được tóm tắt trong bảng sau (kết quả chi tiết ở Phụ lục 3):
Bảng 3.14 Tóm tắt kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo
TT Nhân tố Hệ số Cronbach’s
Số biến đạt yêu cầu
3 Nhận thức kiểm soát hành vi 0,708 6 5
Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm nhân tố đều lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến tổng của các nhóm nhân tố đều lớn hơn 0,3 ngoại trừ 2 biến bị loại là
S5 - Bác sĩ kê đơn không phải lúc nào cũng hiệu quả và C1 - Tin tưởng vào sự tư vấn của người bán thuốc Thang đo gồm 14 biến quan sát đáp ứng được tiêu chí về độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá
3.2.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi tiến hành kiểm định thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, các thang đo này tiếp tục được đánh giá bằng phương pháp phân tích khám phá nhân
41 tố (EFA) Phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax được áp dụng để các nhân tố được đưa ra là nhỏ nhất Tiêu chuẩn phân tích là: Hệ số tải Factor loading lớn hơn 0,5, Giá trị eigenvalue lớn hơn 1, Hệ số KMO lớn hơn 0,5, Phương sai trích tối thiểu đạt hơn 50%, Kiểm định Barlett có p-value (sig) nhỏ hơn 0,05 Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng sau (kết quả chi tiết ở Phụ lục 4):
Bảng 3.15 Kết quả kiểm định KMO và Barlett
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy trị số KMO đạt 0,799 > 0,5 và Sig của Bartlett’s test 1, như vậy 3 nhân tố này tóm tắt thông tin của 12 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất Tổng phương sai các nhân tố này trích được là 54,359% > 50%, do đó 3 nhân tố
43 được trích giải thích được 54,359% biến thiên dữ liệu của các biến quan sát
Như vậy, kết quả phân tích khám phá nhân tố cho thấy giả thuyết đưa ra là phù hợp, có 3 nhân tố với 12 biến tác động tới dự định hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân Để thuận tiện trong việc bàn luận với các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới, các nhân tố này được giữ nguyên tên gọi như trong lý thuyết TPB của tác giả Ajzen (Thái độ, Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi) Mô hình nghiên cứu được khẳng định như sau:
Hình 3.5 Mô hình nghiên cứu được khẳng định
3.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn theo lý thuyết TPB Để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn, trước hết, nghiên cứu thực hiện thống kê trung bình để mô
Thái độ (Niềm tin về lợi ích của việc mua thuốc kê đơn mà không có đơn): gồm 4 biến quan sát
Chuẩn mực chủ quan (Tác động của những người xung quanh): gồm 3 biến quan sát
Nhận thức kiểm soát hành vi (Kiến thức, kinh nghiệm thành công, khả năng thực hiện dễ dàng): gồm 5 biến quan sát
Dự định mua thuốc kê đơn mà không có đơn
Hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn
44 tả tác động của từng biến quan sát trong mỗi nhóm nhân tố đối với dự định hành vi của khách hàng; sau đó phân tích hồi quy đa biến với 3 nhân tố đã được xác định để đưa ra phương trình hồi quy tuyến tính
3.2.2.1 Ảnh hưởng của từng yếu tố đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của khách hàng a Yếu tố Thái độ:
Yếu tố Thái độ có 4 biến quan sát được giữ lại, phản ảnh niềm tin của khách hàng về các lợi ích nhận được khi mua thuốc kê đơn mà không có đơn Kết quả điểm trung bình như sau:
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của Thái độ đến dự định mua TKĐ mà không có đơn
Ký hiệu Biến quan sát
A1 Tiết kiệm thời gian đi khám bệnh
4,02 (0,83) A3 Thuốc mua không có đơn vẫn điều trị bệnh hiệu quả
3,89 (0,89) A5 Đến nhà thuốc được tư vấn kỹ càng hơn đến bệnh viện
3,85 (0,89) A2 Tiết kiệm chi phí khám bệnh 14
3,83 (0,87) Điểm trung bình nhân tố ± SD 3,89 ± 0,63 Điểm trung bình của yếu tố Thái độ là 3,89/ 5 điểm; trong đó “Tiết kiệm thời gian đi khám bệnh” là biến quan sát có điểm trung bình cao nhất với 4.02/ 5 điểm; có 80,4% người mua thuốc đồng ý với lý do này “Tiết kiệm chi phí khám bệnh” là biến có điểm trung bình thấp nhất với 3,83/ 5 điểm Có 73.0% KH đồng ý với lý do “Thuốc mua không có đơn vẫn điều trị bệnh hiệu quả”
45 b Yếu tố Chuẩn mực chủ quan
Yếu tố Chuẩn mực chủ quan có 3 biến quan sát được giữ lại, thể hiện tác động của những người xung quanh (người bán thuốc, người thân trong gia đình) và áp lực xã hội khi mọi người cũng thực hiện hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn Kết quả điểm trung bình như sau:
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của Chuẩn mực chủ quan đến dự định mua TKĐ mà không có đơn
Ký hiệu Biến quan sát
S4 Người bán thuốc đồng ý bán dù không có đơn
4,04 (0,81) S3 Mọi người xung quanh cũng thường mua thuốc kê đơn mà không có đơn
S1 Mua thuốc theo lời khuyên của người thân trong gia đình
2,92 (0,96) Điểm trung bình nhân tố ± SD 3,51 ± 0,68 Điểm trung bình của yếu tố Chuẩn mực chủ quan là 3,51/5 điểm; trong đó
“Người bán thuốc đồng ý bán dù không có đơn” là biến quan sát có điểm trung bình cao nhất với 4.04/ 5 điểm; có 76,7% người mua thuốc đồng ý với lý do này Trong khi đó, “Mua thuốc theo lời khuyên của người thân trong gia đình” có điểm thấp nhất với 24,5% khách hàng đồng ý và có tới 34,3% người phản đối c Yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi
BÀN LUẬN
Về hoạt động mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân tại một số nhà thuốc ở quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội năm 2023
4.1.1 Về đặc điểm của các thuốc kê đơn được mua không có đơn
Trong số các tình huống mua thuốc kê đơn mà không có đơn đã khảo sát; có 39,9% KH đưa ra yêu cầu mua thuốc cụ thể và 60,1% KH kể về triệu chứng sau đó NBT tư vấn và bán thuốc cho họ Số thuốc kê đơn KH đã mua trong tình huống kể bệnh/ triệu chứng cao hơn gần gấp đôi trong tình huống mua thuốc cụ thể Điều đó cho thấy sự tư vấn của NBT có vai trò rất lớn đối với quyết định sử dụng thuốc của KH
Các thuốc kê đơn đã được mua để điều trị bệnh thuộc hầu hết các cơ quan, trong đó nhiều nhất là các bệnh thuộc hệ hô hấp (33,5%); tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thuỷ (40,45%) [44], Trần Thị Phương (45,1%) [35] Các bệnh lý thuộc hệ hô hấp bao gồm ho, viêm mũi dị ứng, nhiễm khuẩn hô hấp trên…rất thường gặp và đã được báo cáo chiếm tỷ trọng cao nhất ở một số nghiên cứu tại Ai Cập [45], Iran [20] Những triệu chứng này thường được người dân cho là nhẹ nên đến nhà thuốc để kể bệnh và có tới 74/82 lượt thuốc kê đơn (chiếm hơn 90%) là do NBT tư vấn và bán cho KH
Phân loại thuốc theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy Thuốc điều trị kí sinh trùng, chỗng nhiễm khuẩn là nhóm được mua nhiều nhất với 81 lượt (33,1%), trong đó chủ yếu là các thuốc kháng sinh (29,4%) Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra kháng sinh luôn là nhóm thuốc kê đơn được mua không có đơn nhiều nhất [35] Các kháng sinh đã được mua để điều trị các bệnh thuộc hệ hô hấp là nhiều nhất (58,3%) sau đó đến hệ tiêu hoá (12,5%); hệ sinh dục, tiết niệu và bệnh ngoài da (6,9%) Việc lạm dụng kháng sinh khi điều trị các triệu chứng thuộc hệ hô hấp đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu trước đây Một tổng quan hệ thống về các nghiên cứu bán thuốc kháng sinh không có
50 đơn trên thế giới cho thấy kháng sinh được cung cấp không đơn cho bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên là 67% [26] ; nghiên cứu ở Việt Nam của Nguyễn Thị Phương Thuý tỷ lệ này là 65,0% [25] Phân tích cụ thể về các phân nhóm kháng sinh được mua không đơn, có thể thấy beta – lactam vẫn là nhóm được sử dụng rộng rãi nhất (58,3%) Tuy nhiên thói quen sử dụng các thuốc trong nhóm này đã thay đổi nhiều so với những năm trước đây Các cephalosporin thế hệ một còn được sử dụng rất ít (4,8%), thay vào đó là thế hệ hai (35,7%) và thế hệ ba (19,0%) Tương tự như vậy, các penicillin phổ rộng như amoxicillin, ampicillin chỉ chiếm 9,5% trong khi dạng phối hợp với chất ức chế beta-lactamase chiếm tới 26,2% Điều này cho thấy tình trạng lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng ngày càng trầm trọng, nếu không có những giải pháp can thiệp kịp thời thì sẽ gây hậu quả to lớn như đề kháng kháng sinh
Một vấn đề đáng lưu ý là nhóm thuốc tim mạch xếp thứ ba với tỷ lệ 14,7% Các thuốc tim mạch thường được các KH hỏi mua cụ thể vì họ đã được bác sĩ kê đơn và sử dụng trong thời gian dài, nên khi hết thuốc họ sẽ tới nhà thuốc mua về dùng tiếp mà không đi tái khám để được tư vấn và chỉ định điều trị theo tình trạng sức khoẻ hiện tại Tỷ lệ này cao hơn các nghiên cứu ở Hà Nội của Trần Thị Phương (8,4%) [35] và Nguyễn Thanh Thuỷ (10,92%) [44] Thuốc tim mạch là nhóm thuốc cần hết sức cẩn trọng khi chỉ định vì đối tượng thường là người lớn tuổi, mắc nhiều bệnh lý nền khác nhau và sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng người dân tới nhà thuốc yêu cầu mua các thuốc này đều được người bán đáp ứng mà không tư vấn thêm gì
Bên cạnh đó các loại thuốc kê đơn khác cũng được bán không đơn tràn lan như corticosteroid (13,9%); thuốc tác dụng trên đường hô hấp (8,6%); thuốc đường tiêu hoá (7,7%); NSAIDs (5,3%) Điều đó cho thấy thấy tình trạng người dân tự ý mua thuốc và người bán dễ dàng bán các loại thuốc kê đơn như kháng sinh, corticosteroid, thuốc tim mạch…diễn ra rất phổ biến và thực sự là vấn đề nan giải đối với cơ quan quản lý nhà nước Thực trạng này xuất phát từ cả hai phía
51 là nhận thức của người mua thuốc và sự tuân thủ của NBT đối với các quy định về mua bán thuốc kê đơn
4.1.2 Về kiến thức của KH và sự tuân thủ của NBT đối với quy định bán thuốc theo đơn
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, hiểu biết của người dân trong cộng đồng về thuốc kê đơn còn rất hạn chế Có gần hai phần ba số KH được khảo sát (64,4%) biết về thuốc kê đơn, những người còn lại chưa bao giờ nghe đến khái niệm này, họ vẫn cho rằng loại thuốc nào cũng có thể mua để sử dụng được Chỉ có 61 người (37,4%) biết thuốc mình vừa mua là thuốc kê đơn Kháng sinh là nhóm thuốc quen thuộc được tuyên truyền rộng rãi nên tỉ lệ KH biết đó là thuốc kê đơn cao hơn, nhưng cũng chỉ chưa đến một nửa số KH nhận biết được (49,7%) Do đó vấn đề giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng cần phải được đẩy mạnh hơn nữa
Về vấn đề thời hạn sử dụng của đơn thuốc, có tới 60,1% KH khẳng định đơn thuốc cũ của bác sĩ có thể được dùng lại cho lần mua thuốc sau Mặc dù Bộ
Y Tế đã quy định đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày kê đơn [12], nhưng nhiều người vẫn sử dụng để mua thuốc trong những đợt điều trị tiếp theo hoặc khi gặp lại bệnh tương tự, thậm chí chia sẻ đơn thuốc cho người quen đi mua thuốc thay vì đến bệnh viện khám
Chỉ có 26,4% KH biết việc người bán thuốc bán các loại thuốc kê đơn mà không có đơn là vi phạm pháp luật; tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thuý (23,1%) [25] và Hoàng Huyền Hương (39,1%) [46] Thậm chí một số KH đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi trả lời câu hỏi này, họ cho rằng “nếu vi phạm thì tại sao nhà thuốc vẫn bán” Điều này là do từ trước đến nay KH luôn được nhà thuốc đáp ứng các yêu cầu về thuốc dù không có đơn, nên KH nghĩ rằng việc đó là không vi phạm quy định Và một số KH cho rằng nhà thuốc có đủ khả năng để bán tất cả các loại thuốc mà không cần có đơn
Như vậy, kiến thức của KH về thuốc kê đơn và các quy định liên quan đến mua bán thuốc kê đơn còn hạn chế, bên cạnh lý do KH chưa được tiếp cận với các
52 nguồn thông tin đào tạo thì chính việc ngang nhiên vi phạm quy định của NBT như không yêu cầu đơn thuốc, không từ chối bán khi đơn thuốc quá hạn… cũng khiến KH ngộ nhận rằng hành vi của họ là đúng Cụ thể trong nghiên cứu này, mặc dù những thuốc mà KH mua trong các tình huống khảo sát đều là thuốc kê đơn nhưng NBT dễ dàng cung cấp cho khách hàng mà không cần phải trình ra đơn thuốc; chỉ có 8,6% NBT hỏi khách hàng về đơn thuốc Tỷ lệ thấp đáng báo động này đã được thể hiện trong nhiều nghiên cứu của các tác giả trước đây như: Dương Thanh Huyền (0%) [38]; Nguyễn Thị Diệu Linh (0%) [47]; Nguyễn Thuý Hằng (0%) [48]; Trần Thị Phương (3,3%)[35]; Đỗ Văn Hào (14,5%) [49].Tỷ lệ này cũng tương tự nghiên cứu ở Peru là 7,2%[50]; cho thấy sự tuân thủ kém của NBT là vấn đề nan giải ở các quốc gia đang phát triển Trong số 14 tình huống NBT hỏi KH về đơn thuốc, chủ yếu là các trường hợp mua thuốc điều trị bệnh huyết áp, tiểu đường; chỉ có 3 trường hợp mua kháng sinh Điều đó cho thấy việc bán các loại thuốc kê đơn, đặc biệt là kháng sinh mà không cần hỏi về đơn thuốc đã là một thói quen trong thực hành của NBT
Tỷ lệ NBT khuyên KH đi khám bác sĩ trong nghiên cứu này là 14,1%; cao hơn một số nghiên cứu trước đây (trong khoảng từ 6,3 – 13,3%) [38] [47], [48] [35], [49], do đối tượng khảo sát đều là những người mua các loại thuốc kê đơn nên tình trạng bệnh của họ nghiêm trọng hơn những đối tượng mua thuốc thông thường Các bệnh được NBT khuyên đi khám bác sĩ chủ yếu thuộc hệ hô hấp, hệ nội tiết và hệ tiêu hoá.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân tại một số nhà thuốc ở quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội năm 2023
4.2.1 Bàn luận về thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân
Thang đo được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu các nghiên cứu áp dụng mô hình TPB trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự sử dụng
53 thuốc của người dân trong cộng đồng[17], [22], [51], [52], tham khảo một số nghiên cứu ở Việt Nam [24] [25] và thực hiện khảo sát thử trên 10 khách hàng mua thuốc để điều chỉnh cho phù hợp Sau khi thu thập dữ liệu, thang đo được chuẩn hoá thông qua đánh giá độ tin cậy trước khi đưa vào phân tích
Ban đầu có 16 biến quan sát được đưa vào đo lường, sau khi thực hiện kiểm định đã loại bỏ 2 biến chưa đạt độ tin cậy là S5 - Bác sĩ kê đơn không phải lúc nào cũng hiệu quả và C1 - Tin tưởng vào sự tư vấn của người bán thuốc do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 Tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố, có 2 biến bị loại do có trọng số nhân tố không đạt yêu cầu (Factor loading < 0,5) là A4 - Đến nhà thuốc thuận tiện hơn đến bệnh viện và S2 - Mua thuốc theo lời khuyên của người quen Cuối cùng còn 12 biến quan sát được giữ lại trong thang đo tạo thành 3 nhóm nhân tố theo mô hình TPB, đó là “Thái độ”, “Chuẩn mực chủ quan” và “Nhận thức kiểm soát hành vi” Thang đo đảm bảo được độ tin cậy và tính giá trị để đưa vào phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân
4.2.2 Bàn luận về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tất cả các yếu tố của lý thuyết TPB bao gồm nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn mực chủ quan và thái độ đều có ảnh hưởng đến ý định mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được đánh giá dựa trên hệ số beta tương ứng trong phương trình hồi quy tuyến tính theo thứ tự như sau: Nhận thức kiểm soát hành vi (beta = 0,518)
> Thái độ (beta = 0,241) > Chuẩn mực chủ quan (beta = 0,207) Như vậy nhận thức kiểm soát hành vi đóng vai trò quan trọng hơn những yếu tố khác Điều này tương đồng với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới về việc ứng dụng lý thuyết TPB để dự đoán hành vi tự điều trị của người dân trong cộng đồng [17] [22], [51]
Trong số các niềm tin về lợi ích của việc mua thuốc không theo đơn, việc tiết kiệm thời gian khám bệnh là lý do hàng đầu khiến người dân ra nhà thuốc thay vì đến bệnh viên, với hơn 80% ý kiến đồng ý Điều này đã được chỉ ra ở nhiều nghiên cứu trên thế giới như ở Iran (82%) [53] ; Ai Cập 55,4% [22]; Peru 58,4% [50]; Ả rập Xê-út 22,6% [31] Việc người bệnh khó khăn trong đặt lịch hẹn và mất nhiều thời gian khám bác sĩ đã được báo cáo ở nhiều nghiên cứu Ở các nước phát triển, có từ 12-28% người bệnh không nhận được phản hồi từ phòng khám đa khoa trong cùng ngày họ đăng ký; và có từ 25-60% người bệnh phải chờ một tháng trở lên để có cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa [54] Ngay ở một nước đang phát triển như Peru, người dân cũng mất trung bình 18 ngày để đặt lịch hẹn và
104 phút để được điều trị ngoại trú sau khi họ đến trung tâm y tế [50] Ở Việt Nam, người dân vẫn rất ngại đến bệnh viện do mất nhiều thời gian chờ đợi, không thuận tiện và cần nhiều thủ tục phức tạp để có được đơn thuốc, trong khi thời gian được bác sĩ thăm khám và tư vấn thì lại rất ngắn do tình trạng quá tải Do đó, tại Hà Nội, khi có vấn đề về sức khoẻ, chỉ 22,4% số người được phỏng vấn lựa chọn các bệnh viện công lập là nơi khám, chữa bệnh ban đầu [55]; tương tự với tỷ lệ ở một số tỉnh phía Bắc (23,7%) [56] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thuý chỉ ra có tới 41,1% khách hàng mua thuốc kháng sinh không đơn chọn lý do tiết kiệm thời gian đi khám bệnh [25] Cuối năm 2017, Bộ Y tế ban hành Quyết định 4969/QĐ-BYT về nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát sự hài lòng của người bệnh năm 2017 tại hơn 1.300 bệnh viện Theo kết quả điều tra, có hơn 20% ý kiến chưa hài lòng, tập trung vào vấn đề thời gian chờ đợi khám chữa bệnh Do đó cần phải cải thiện những rào cản này, bao gồm nâng cấp cơ sở vật chất để tránh quá tải, áp dụng đặt lịch hẹn trước qua ứng dụng, rút gọn thủ tục khám chữa bệnh để người dân không phải chờ đợi lâu, kê đơn điện tử liên thông với nhà thuốc để bán hoặc cấp thuốc
Tiết kiệm chi phí khám bệnh cũng là một lý do được nhiều người mua thuốc đồng ý, tuy nhiên có điểm trung bình thấp nhất trong nhóm yếu tố Thái độ Một
55 số người không đồng ý với lý do này vì đối với họ, chi phí khám bệnh không phải là điều họ bận tâm, mà việc đến nhà thuốc mua thuốc vừa hiệu quả, được tư vấn nhiệt tình, kỹ lưỡng lại không mất nhiều thời gian chờ đợi mới là điều họ quan tâm nhất Điều này phù hợp với một số nghiên cứu khi tỉ lệ người đồng ý với lý do tiết kiệm chi phí khám bệnh chỉ là 14% ở Iran [51], 27% ở Afghanistan [57], 17,5% ở Việt Nam [25]
Yếu tố Chuẩn mực chủ quan
Việc thực hiện hành vi mua thuốc kê đơn mà không có đơn của người dân chịu tác động từ những người xung quanh, mà nhân tố thúc đẩy lớn nhất chính là người bán thuốc ; với điểm trung bình 4.04/ 5 điểm và có 76,7% khách hàng cho rằng Người bán thuốc đồng ý bán dù không có đơn là một nguyên nhân dẫn đến hành vi của họ Cụ thể trong nghiên cứu này, mặc dù những thuốc mà khách hàng mua trong các tình huống khảo sát đều là thuốc kê đơn nhưng NBT dễ dàng cung cấp cho khách hàng mà không cần phải có đơn thuốc; trong đó chỉ có 8,6% NBT hỏi khách hàng về đơn thuốc và 14,1% NBT khuyên khách hàng đi khám bác sĩ Tình trạng NBT dù nắm rõ quy chế kê đơn nhưng vẫn cố tình vi phạm đã được thể hiện trong nhiều nghiên cứu của các tác giả khác trước đây [25] [39] [40] Điều đó cho thấy việc đào tạo nâng cao kiến thức của NBT là không đủ, mà phải tăng cường quản lý nhà nước, có chế tài xử phạt mạnh tay để họ không dám vi phạm Trong nghiên cứu của tác giả Kim Chúc và cộng sự, can thiệp tăng cường quản lý nhà nước được triển khai trên hai nhóm can thiệp và nhóm chứng bao gồm 68 cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tại Hà Nội Theo thiết kế can thiệp, Sở Y tế Hà Nội đã thanh tra 34 cơ sở bán lẻ trong nhóm can thiệp hai lần mỗi tháng, bên cạnh các thủ tục thanh tra thường quy, cán bộ Sở cung cấp thông tin và giải thích quy định về bán thuốc theo đơn, đặc biệt với hai thuốc cefalexin và prednisolon Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NBT hỏi KH về đơn thuốc tăng từ 0% lên 21% đối với cefalexin và tăng từ 0% lên 18% đối với prednisolon ở nhóm can thiệp, trong khi chỉ tăng từ 0% lên 2% ở nhóm chứng [58] Điều đó cho thấy tăng cường quản
56 lý nhà nước đã có tác động rõ rệt lên sự tuân thủ của NBT, qua đó giảm tình trạng sử dụng thuốc không hợp lý trong cộng đồng Tại điểm đ, khoản 3, Điều 59 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, mức xử phạt hành vi bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc đã được tăng 25 lần so với trước, ở mức 5.000.000 đến 10.000.000 đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung “đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 06 đến 09 tháng” Mức xử phạt này đã có tính răn đe cao hơn trước đây Tuy nhiên trên thực tế, nguồn lực của cơ quan quản lý còn hạn chế cả về nhân lực, thời gian, phương thức quản lý thủ công trong khi số lượng nhà thuốc quá nhiều và dàn trải nên việc kiểm tra và xử lý vi phạm vẫn chưa được sát sao Do đó các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường áp dụng hệ thống công nghệ thông tin để giám sát hoạt động bán thuốc kê đơn và xử lý nghiêm hành vi không tuân thủ quy định
Việc người dân tự ý mua thuốc mà không cần đi khám bệnh đã tồn tại từ lâu, trở thành thói quen đối với nhiều người Một nghiên cứu đã chỉ ra nếu gặp các triệu chứng giống với những bệnh đã từng mắc trước đó, gần 67% số người được phỏng vấn sẽ ra các nhà thuốc, quầy thuốc để được tư vấn và mua thuốc[55] Điều đó đã tạo áp lực xã hội khiến những người xung quanh cảm nhận việc đó là phù hợp và họ có xu hướng đồng tình với hành vi đó, vì vậy, có hơn một nửa số người khảo sát đồng ý rằng việc mọi người xung quanh cũng thường mua thuốc kê đơn mà không có đơn đã tác động đến ý định hành vi của họ Do đó, việc nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; biết được tác hại của việc tự điều trị cần được thực hiện sâu rộng trên tất cả mọi đối tượng ngành nghề, độ tuổi
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy lời khuyên của người thân là nguồn khuyến nghị quan trọng cho việc mua thuốc không có đơn của người dân [17] [50] Nghiên cứu của Karimy trên 360 phụ nữ Iran cho thấy 69% có chồng hoặc bạn bè ủng hộ việc mua thuốc không có đơn; 75% đã khuyến cáo một loại thuốc cho bạn bè và họ hàng trong 3 tháng qua [51] Tuy nhiên trong nghiên cứu của
57 chúng tôi, chỉ có 24,5% người dân đồng ý với lý do mua thuốc theo lời khuyên của người thân trong gia đình, trong khi có tới 34,4% không đồng ý Điểm số trung bình của yếu tố này là 2,99/ 3 điểm, gần với ngưỡng trung lập Điều đó cho thấy hành vi mua thuốc không có đơn của người dân không chịu nhiều tác động từ lời khuyên của người thân trong gia đình Lý do họ đưa ra là vì còn cân nhắc tình trạng bệnh tật, và muốn tự quyết định việc mua thuốc của mình thay vì hỏi ý kiến người khác
Yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi
Nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi