1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay
Tác giả Nguyễn Lê Thục Nhi, Nguyễn Thị Diễm My, Nguyễn Trần Khánh Linh, Nguyễn Thị Ái Linh, Lê Thị Ngọc Giàu, Bùi Thị Mỹ Thoa, Nguyễn Thị Hồng Duyên, Phạm Thị Ngọc Anh
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Bích Phượng
Trường học Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lý học ứng dụng
Thể loại Kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 0,91 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1. Đặt vấn đề (9)
    • 1.2. Lý do chọn đề tài “Hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay” (9)
    • 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (10)
      • 1.3.1. Mục đích nghiên cứu (10)
      • 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (10)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu và Cơ sở lý luận (10)
      • 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu (10)
      • 1.4.2. Cơ sở lý luận (11)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn (12)
      • 1.6.1. Ý nghĩa lý luận (12)
      • 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn (12)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH (13)
    • 2.1. Lịch sử nghiên cứu (13)
    • 2.2. Các khái niệm về “Bạo lực gia đình” (15)
      • 2.2.1. Khái niệm về “Bạo lực” (15)
      • 2.2.2. Khái niệm về “Bạo lực gia đình” (15)
    • 2.3. Thống kê các số liệu về “Bạo lực gia đình” tại Việt Nam trong thời gian qua . 13 1. Dẫn số liệu thống kê về các vụ bạo lực gia đình được ghi nhận trong nước (16)
      • 2.3.2. So sánh tỉ lệ bạo lực gia đình ở Việt Nam và trên Thế giới (17)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ (18)
    • 3.1. Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến (18)
      • 3.1.1. Bạo lực về thể chất (18)
      • 3.1.2. Bạo lực tinh thần (Bạo lực tâm lý) (18)
      • 3.1.3. Bạo lực tình dục (18)
      • 3.1.4. Bạo lực kinh tế (19)
    • 3.2. Đối tượng thường xuyên là nạn nhân của bạo lực gia đình (19)
    • 3.3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình (21)
    • 3.4. Hậu quả của bạo lực gia đình (22)
      • 3.4.1. Hậu quả đối với nạn nhân (23)
      • 3.4.2. Hậu quả đối với gia đình (23)
      • 3.4.3. Hậu quả đối với xã hội (23)
    • 3.5. Khảo sát về vấn đề bạo lực gia đình ở sinh viên (25)
  • CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (27)
    • 4.1. Giải pháp về mặt pháp luật (27)
    • 4.2. Giải pháp về mặt xã hội (28)
      • 4.2.1. Đối với các tổ chức xã hội (28)
      • 4.2.2. Đối với các hộ gia đình (28)
    • 4.3. Giải pháp về mặt giáo dục (28)
    • 4.4. Đối với các nạn nhân (29)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)
  • PHỤ LỤC (33)

Nội dung

cũng mong muốn được tìm hiểu về vấn đề bạo lực gia đình và đưa ra các giải pháp để giúp các bạn sinh viên ứng phó, phòng chống nạn bạo lực gia đình trong cộng đồng.. Mục đích nghiên cứu

PHẦN MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Gia đình là tế bào của xã hội, được coi là tổ ấm, là nơi chúng ta được chăm sóc về mặt cảm xúc lẫn tinh thần, bảo vệ chúng ta trước những căng thẳng và khó khăn trong cuộc sống, là nơi chúng ta quay về sau những ngày mệt mỏi Thế nhưng không phải gia đình nào cũng thế, khi mà vấn nạn bạo lực gia đình dần trở nên phức tạp Bạo lực gia đình diễn ra với nhiều hình thức khác nhau: tác động vật lý, khủng bố tinh thần, bao vây và kiểm soát tài chính Điều đó đã làm cho rất nhiều thành viên trong các gia đình rơi vào trạng thái bất ổn về mặt tâm lý và thể xác Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2021, 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục, 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an Kết quả còn cho thấy, năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP Không chỉ có phụ nữ và trẻ em mà nam giới cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình

Tổng kết lại, bạo lực gia đình là một vấn đề cấp bách và cần thiết phải có những giải pháp kịp thời cho những nạn nhân bị bạo lực Chỉ khi mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của việc ngăn chặn bạo lực gia đình, chúng ta mới có thể xây dựng được một xã hội hài hòa, phát triển và an toàn cho tất cả mọi người.

Lý do chọn đề tài “Hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay”

Xã hội muốn phát triển thì phải cần một nền tảng vững chắc và gia đình chính là thành phần chính tạo nên nền tảng đó Trên thực tế, bạo lực gia đình dần được quan tâm và trở thành thách thức lớn cho sự phát triển của toàn xã hội Chính vì thế, vấn đề này cần được giải quyết một cách triệt để Từ những báo cáo của những năm gần đây cho thấy vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta đang tăng cao, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân mỗi năm Bạo lực gia đình không phân biệt tuổi tác, giới tính và hậu quả của nó gây ra vô cùng nghiêm trọng, nó ảnh hưởng tới sức khoẻ, danh dự, của các thành viên trong gia đình, đồng thời cũng góp phần gia tăng các tệ nạn xã hội khác Các vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung Chính vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay” để làm bài tiểu luận cuối kì cho học phần Tâm lý học ứng dụng; đồng thời nhóm chúng em

7 cũng mong muốn được tìm hiểu về vấn đề bạo lực gia đình và đưa ra các giải pháp để giúp các bạn sinh viên ứng phó, phòng chống nạn bạo lực gia đình trong cộng đồng.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Nâng cao sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề bạo lực gia đình hiện nay

- Đánh giá tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn chặn và xử lý hiệu quả vấn đề

- Khi bị bạo lực, sinh viên cần phải biết cách ứng phó với nó

- Sinh viên cần biết một số kỹ năng để giúp đỡ cho nạn nhân của bạo lực gia đình

- Tìm hiểu tổng quan về bạo lực gia đình

- Phân tích, đánh giá thực trạng về nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam và so sánh với tỉ lệ bạo lực gia đình ở một số nước ngoài nhằm hiểu rõ hơn vấn đề

- Tìm kiếm giải pháp phòng chống bạo lực gia đình.

Phương pháp nghiên cứu và Cơ sở lý luận

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

+ Đọc, thu thập thông tin, dữ liệu trên các website, các nguồn đáng tin cậy như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Lao Động Thương Binh & Xã Hội,

- Phương pháp nghiên cứu định lượng:

+ Xác định yếu tố ảnh hưởng, tìm hiểu thực trạng vấn đề, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, hạn chế bạo lực gia đình

- Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu:

+ So sánh, phân tích số liệu tỉ lệ bạo lực gia đình ở Việt Nam và trên Thế giới

- Phương pháp xử lý thống kê:

+ Thực hiện khảo sát trực tuyến trên Google Forms với đối tượng là sinh viên

Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh về nội dung: Bạn nghĩ gì về vấn nạn bạo lực gia đình?

• Tên nhóm khảo sát: Nhóm Bún bò

• Phương thức khảo sát: Trực tuyến trên Google Forms

• Đối tượng: Sinh viên từ các Trường Đại học/ Cao đẳng trên địa bàn

• Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh

• Số lượng tham gia: 100 cá nhân

• Nội dung khảo sát: “Bạn nghĩ gì về vấn nạn bạo lực gia đình?”

Bài khảo sát nhằm mục đích thu thập ý kiến từ các bạn sinh viên có nguy cơ hoặc đang là nạn nhân của bạo lực gia đình; đồng thời bài khảo sát còn đánh giá mức độ quan tâm của các bạn sinh viên về vấn nạn bạo lực gia đình hiện nay Từ đó tập hợp, chọn lọc và chuyển đổi những ý kiến thu thập được thành một số giải pháp phòng chống bạo lực gia đình trong cộng đồng

Bài tiểu luận này được dựa trên Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các số liệu thống kê từ những năm gần đây trên các bài báo, tạp chí Một số thông tin trong đề tài được tham khảo và chọn lọc tại một số trang web của Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội, Ngoài ra, sử dụng các phương pháp nghiên cứu kết hợp thu thập và chọn lọc thông tin từ các nguồn đáng tin cậy Tổng kết vấn đề, nêu lên hậu quả tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề hiện tượng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay

+ Phạm vi không gian: Việt Nam

+ Phạm vi thời gian: Hiện nay

+ Phạm vi nội dung: Tiểu luận nghiên cứu, lý giải, phát hiện, trình bày quan điểm về các hiện tượng bạo lực gia đình.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Hiện tượng bạo lực gia đình là một hiện tượng đang thu hút nhiều sự chú ý rất mạnh mẽ hiện nay Không chỉ có Trung tâm Xã hội, Trung tâm Y tế mà ngay cả Nhà nước cũng đặc biệt chú trọng đến vấn đề này Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực Y học, Xã hội, Tâm lý học, về vấn đề cho thấy rằng con số của các nạn nhân bị bạo lực gia đình là không hề nhỏ Những kết quả của nghiên cứu về vấn đề góp phần mở ra một chương mới cho sự phát triển toàn diện về quyền trẻ em; sự công bằng của nữ giới, tiến tới nam nữ bình quyền; xóa bỏ nạn bạo hành, ngược đãi thành viên trong gia đình

Việc nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình hiện nay có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sinh viên Thông qua nghiên cứu, các bạn sinh viên có thể hiểu rõ hơn về các nguyên nhân cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe và tâm lý của các nạn nhân bị bạo lực Ngoài ra, bài tiểu luận còn cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cần thiết và phương pháp khi bắt gặp người bị bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực gia đình Vì vậy, việc nghiên cứu về bạo lực gia đình có thể giúp sinh viên quan tâm hơn đến cộng đồng; đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống và phòng, chống nạn bạo lực gia đình

Bài tiểu luận nhằm phổ biến sâu rộng pháp luật tới sinh viên trường Hutech nói riêng và sinh viên, học viên các trường đại học/ cao đẳng khác nói chung Không những thế, nó còn giúp phát huy tính dân chủ, mạnh dạn của sinh viên về vấn nạn bạo lực gia đình, từ đó có những biện pháp đấu tranh, phòng ngừa phù hợp cho từng người, từng hoàn

10 cảnh Bên cạnh đó, hun đúc nên tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn.

TỔNG QUAN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Lịch sử nghiên cứu

- Lịch sử nghiên cứu về vấn đề Bạo lực gia đình trên Thế giới:

+ Thập niên 1990: Đây là thời kỳ mà nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế bắt đầu nghiêm túc xem xét vấn đề này như một vấn đề nhân quyền và sức khỏe cộng đồng Theo một nghiên cứu toàn cầu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào năm

1997, ước tính 1/3 đến 1/2 phụ nữ trên toàn thế giới đã từng bị bạo lực từ bạn đời hoặc người thân trong gia đình Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vào năm 1999 ước tính rằng ít nhất 20% phụ nữ trên toàn cầu đã trải qua bạo lực thể chất từ bạn đời tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời Các tổ chức quốc tế, chính phủ và xã hội dân sự đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc ngăn chặn bạo lực gia đình và bảo vệ quyền lợi của nạn nhân, đặt nền tảng cho những nỗ lực mạnh mẽ hơn trong các thập niên tiếp theo

+ Thập niên 2000: Nhận thức và sự quan tâm đối với vấn đề bạo lực gia đình tăng lên đáng kể Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã tiến hành các cuộc khảo sát và nghiên cứu sâu rộng để hiểu rõ hơn về tình trạng này Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2005, khoảng 30% phụ nữ trên toàn thế giới đã từng trải qua bạo lực từ bạn đời tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ Một nghiên cứu tổng hợp từ hơn 80 quốc gia cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực từ bạn đời dao động từ 15% đến 71% Vấn đề bạo lực gia đình đã được quốc tế nhận thức rõ hơn và các nỗ lực toàn cầu đã được đẩy mạnh để chống lại vấn đề này Tuy nhiên, tỷ lệ bạo lực vẫn tăng cao, cho thấy cần tiếp tục nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức, cải thiện luật pháp và hỗ trợ nạn nhân

+ Giai đoạn 2010 đến nay: Các tổ chức quốc tế, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã tích cực thu thập dữ liệu và nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tình trạng này, cũng như đề ra các biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu và ngăn chặn bạo lực gia đình Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố năm 2021, khoảng 27% phụ nữ từ

15 đến 49 tuổi trên toàn cầu đã từng trải qua bạo lực thể chất hoặc tình dục từ bạn đời

(tương đương với khoảng 736 triệu phụ nữ), cho thấy bạo lực gia đình là một vấn đề lan rộng và không giới hạn ở bất kỳ vùng nào trên thế giới Liên Hợp Quốc ước tính rằng trong năm 2020, hơn 243 triệu phụ nữ và trẻ em gái đã từng bị bạo lực gia đình bởi bạn đời hoặc người thân trong gia đình Tỷ lệ này tăng cao trong bối cảnh đại dịch COVID-

19, với các biện pháp phong tỏa và hạn chế di chuyển làm tăng nguy cơ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong môi trường gia đình Mặc dù đã có nhiều nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu và ngăn chặn bạo lực gia đình, vấn đề này vẫn còn rất phổ biến và nghiêm trọng Các thách thức bao gồm việc thay đổi quan niệm xã hội về bạo lực giới, cải thiện sự tiếp cận đến các dịch vụ hỗ trợ, và đảm bảo rằng các biện pháp phòng chống được thực hiện hiệu quả và kịp thời

- Lịch sử nghiên cứu về vấn đề Bạo lực gia đình tại Việt Nam:

+ Thập niên 1990: Đây là giai đoạn đầu của nghiên cứu khoa học chi tiết về bạo lực gia đình, với các nghiên cứu tiên phong từ các tố chức quốc tế và học viện nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của UNFPA (Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc) đã đưa ra những số liệu đầu tiên về tình trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam Dù không có số liệu thống kê cụ thể nhưng các báo cáo và nghiên cứu từ thời kỳ đó cho thấy bạo lực gia đình đã là một vấn đề nghiêm trọng và cần được quan tâm Sự phát triển trong nhận thức và nghiên cứu về bạo lực gia đình đã giúp cải thiện hiểu biết và hỗ trợ cho các nạn nhân, mở đường cho các biện pháp phòng chống vấn đề này trong các giai đoạn tiếp theo

+ Vào năm 2006, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề này Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc vào năm 2000, khoảng 30% phụ nữ ở Việt Nam từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực gia đình; cho thấy Việt Nam đã bắt đầu chú trọng hơn đến việc xây dựng các chính sách và pháp luật để bảo vệ nạn nhân bị bạo lực Tuy nhiên, vẫn còn nghiên cứu cho thấy bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là phổ biến và nhiều trường hợp không được báo cáo do sự kỳ thị và lo sợ hậu quả xã hội.

+ Giai đoạn 2010 đến nay: Năm 2010, báo cáo từ Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

(UNFPA) và Chính phủ Việt Nam cho biết khoảng 32% phụ nữ từng trải qua bạo lực gia đình về mặt thể chất hoặc tình dục trong cuộc đời Năm 2019, báo cáo cập nhật từ

UNFPA cho thấy tỷ lệ này đã tăng lên với khoảng 58% phụ nữ từng trải qua ít nhất một

12 hình thức bạo lực trong gia đình bao gồm bạo lực thể chất, tinh thần, tình dục hoặc kinh tế Trong đó, 32% phụ nữ đã trải qua bạo lực thể chất hoặc tình dục từ chồng hoặc bạn đời Năm 2020, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (IFGS) ghi nhận rằng bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, với 70% nạn nhân là phụ nữ và trẻ em Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong nhận thức và phản ứng của xã hội nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm để giảm thiểu và ngăn chặn bạo lực gia đình.

Các khái niệm về “Bạo lực gia đình”

2.2.1 Khái niệm về “Bạo lực”

Bạo lực có thể được định nghĩa là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất lẫn tinh thần nhằm gây thương vong hay tổn hại một ai đó Một số hình thức bạo lực phổ biến bao gồm: Bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế, bạo lực xã hội, Bạo lực có thể xảy ra ở nhiều cấp độ, từ cá nhân, gia đình, cộng đồng đến xã hội và quốc gia Do đó, việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực là một vấn đề quan trọng trong xã hội

2.2.2 Khái niệm về “Bạo lực gia đình”

- Trong Tiếng anh, Bạo lực gia đình là “Domestic violence”’; nó có nghĩa là các hành vi bạo lực hoặc lạm dụng xảy ra trong bối cảnh gia đình hoặc mối quan hệ thân thiết Nó bao gồm mọi hành vi nhằm kiểm soát, chi phối, hoặc gây tổn thương cho một thành viên trong gia đình bởi một người khác, thường là người mà họ có mối quan hệ gần gũi hoặc phụ thuộc lẫn nhau

- Theo quan điểm Tâm lý – Xã hội: Bạo lực gia đình là những hành vi, lời nói mang tính xúc phạm, lăng mạ, đe dọa, áp bức, cưỡng bức, kiểm soát, gây tổn thương về thể xác, tinh thần, tình dục, kinh tế nhằm mục đích khẳng định quyền lực, chi phối, thống trị thành viên khác trong gia đình

- Theo góc nhìn giới: Bạo lực gia đình là biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là hành vi mà nam giới sử dụng sức mạnh, quyền lực để áp bức, kiểm soát phụ nữ và trẻ em trong gia đình

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Bạo lực gia đình là bất kỳ hành vi nào trong đó một người sử dụng sức mạnh hoặc quyền lực để kiểm soát người khác trong một mối quan hệ thân mật

- Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF): Bạo lực gia đình là tất cả các hình thức bạo lực xảy ra trong gia đình, bao gồm bạo lực thể chất, tình dục, tinh thần và kinh tế

- Theo Khoản 1 Điều 2 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” Nhìn chung, các khái niệm về bạo lực gia đình đều tập trung vào những điểm sau:

+ Hành vi bạo lực xảy ra giữa các thành viên trong gia đình

+ Hành vi bạo lực nhằm mục đích gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế

+ Hành vi bạo lực xuất phát từ sự mất cân bằng quyền lực trong gia đình.

Thống kê các số liệu về “Bạo lực gia đình” tại Việt Nam trong thời gian qua 13 1 Dẫn số liệu thống kê về các vụ bạo lực gia đình được ghi nhận trong nước

2.3.1 Dẫn số liệu thống kê về các vụ bạo lực gia đình được ghi nhận trong nước

Bạo lực gia đình vẫn luôn là một vấn nạn nghiêm trọng cần giải quyết trong xã hội Theo một số nghiên cứu ghi nhận lại các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam của mỗi ngành khác nhau, cho thấy không có sự thống nhất về mặt số liệu tuy nhiên đó đều là những con số rất lớn và không có dấu hiệu dừng lại, cụ thể như sau:

- Theo các số liệu thống kê về “Bạo lực gia đình” của bộ Văn hóa thể thao du lịch thì tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2021, các vụ bạo lực gia đình được thống kê dựa trên báo cáo thì tổng các vụ trên cả nước được phát hiện là 324.641 vụ

- Theo số liệu thống kê của ngành Tòa án về bạo lực gia đình trong 1.384.660 vụ ly hôn tại Toà án thì có 1.060.767 vụ là do bạo lực gia đình dẫn đến ly hôn

- Theo số liệu thống kê của ngành Tư pháp trong năm 2014 đã hòa giải 31.528 vụ về bạo lực gia đình, trong năm 2015 là 33.966 vụ và những con số này vẫn tiếp tục tăng, không có nguy cơ giảm xuống

2.3.2 So sánh tỉ lệ bạo lực gia đình ở Việt Nam và trên Thế giới

- Tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam:

+ Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, khoảng 58% phụ nữ Việt Nam từng bị bạo lực gia đình ít nhất một lần trong đời

+ Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc năm 2019 cho thấy, 32% phụ nữ Việt Nam từng bị bạo lực thể chất hoặc tình dục do chồng/bạn trai gây ra

+ Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi tầng lớp xã hội, nhưng tập trung nhiều ở vùng nông thôn và miền núi

- Tình hình bạo lực gia đình trên Thế giới:

+ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 1 trong 3 phụ nữ trên thế giới từng bị bạo lực thể chất và/hoặc tình dục do người thân gây ra

+ Tỷ lệ bạo lực gia đình cao nhất ở khu vực Đông Địa Trung Hải (37%) và Châu Phi (36%)

+ Các nước phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Úc có tỷ lệ bạo lực gia đình thấp hơn, khoảng 25-30%

+ Theo số liệu thống kê từ cảnh sát Nhật Bản việc bạo lực gia đình trong năm 2020 được cho thấy đạt kỉ lục và là con số cao nhất trong 17 năm liên tiếp với con số 82.643 vụ (tăng 0.5% so với năm 2019)

+ Một số thống kê khác của Văn phòng Liên hợp quốc về phòng chống ma túy và tội phạm vào năm 2020 cho thấy con số về bạo lực gia đình rất đáng được chú trọng là 41.000 người bị chết dưới tay của những người thân trong gia đình

→ Như vậy, tỷ lệ bạo lực gia đình ở Việt Nam (khoảng 58%) cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu (khoảng 30%) Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm và giải quyết triệt để tại Việt Nam.

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến

Có 4 loại bạo lực gia đình: Bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực về kinh tế

3.1.1 Bạo lực về thể chất:

- Bạo lực về thể chất là những hành vi cố ý xâm hại tính mạng hoặc gây ra thương tích trên cơ thể cho nạn nhân Loại hành vi này thường dễ nhận biết nhất bởi nó thường để lại dấu vết trên cơ thể nạn nhân

- Một số hành vi bạo lực thể chất phổ biến như:

+ Đánh, đấm, đá, tát, bóp cổ, xô đẩy, giật kéo, quăng ném,

+ Sử dụng hung khí gây huỷ hoại hoặc làm biến dạng bộ phận cơ thể; có thể bao gồm việc sử dụng hung khí như que, gậy, dao hoặc kéo,…

3.1.2 Bạo lực tinh thần (Bạo lực tâm lý):

- Bạo lực tinh thần là những hành vi gây áp lực về mặt tâm lý, tạo tổn thương tức thời hay tiềm ẩn về mặt tâm lý, sức khoẻ tâm thần cho người bị bạo lực Loại bạo lực này rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng so với bạo lực thể xác

- Một số hành vi bạo lực tinh thần phổ biến như:

+ Chửi mắng, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín; kiểm soát và ngăn cấm người phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc các hoạt động khác thông qua đe dọa, gây áp lực tâm lý tiết lộ đời tư,

+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình như chăm sóc con cái, người thân; làm việc, tham gia các hoạt động xã hội, quyền giao tiếp với người khác, quyền được quyết định,

+ Cưỡng ép hôn nhân, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

- Bạo lực tình dục là hành vi sử dụng vũ lực hay dùng lời nói đe doa để ép buộc người

16 kia có quan hệ tình dục hoặc hành vi cố lôi kéo hoạt động tình dục ngay cả khi người kia không có khả năng từ chối bởi các lý do như: sức khỏe, bị ảnh hưởng của chất kích thích, chưa đủ năng lực hiểu biết về hậu quả của quan hệ tình dục hoặc bị hăm dọa, quấy rối tình dục

- Một số hành vi bạo lực tình dục như:

+ Hiếp dâm hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục hoặc đe dọa, khống chế để quan hệ tình dục

+ Sử dụng những lời lẽ liên quan đến dục tính gây khó chịu về tâm lý hoặc dùng lời nói hay hành động cưỡng ép nạn nhân thực hiện những hành vi tình dục khiến nạn nhân cảm thấy bị làm nhục,

- Bạo lực kinh tế là hành vi kiểm soát về tài chính, bắt người khác trong gia đình phụ thuộc tài chính hoặc chiếm đoạt thu nhập; ngăn cấm tiếp cận, sử dụng các nguồn thu nhập của gia đình hoặc bắt ép thành viên gia đình làm việc quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; hủy hoại tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình Loại bạo lực này thường xảy ra với nạn nhân là phụ nữ/người vợ trong gia đình

- Một số hành vi bạo lực kinh tế như:

+ Tịch thu tiền, của cải khiến nạn nhân khi cần phải cầu xin

+ Kiểm soát mọi tài sản, tiền bạc, thu nhập tạo ra sự phụ thuộc

+ Chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc phá hủy tài sản riêng của nạn nhân hoặc tài sản chung trong gia đình.

Đối tượng thường xuyên là nạn nhân của bạo lực gia đình

Trong đời sống hiện nay, việc xảy ra hiện tượng bạo lực trong mỗi gia đình Việt Nam ngày càng tăng đã để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng

- Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam năm 2021, phụ nữ là đối tượng thường xuyên bị bạo lực gia đình nhiều nhất, chiếm tới 70% nạn nhân

+ Những người phụ nữ thường bị bạo lực bởi chính người chồng của mình, bởi lẽ đa phần người đàn ông sẽ sử dụng “nắm đấm” để dạy vợ nhưng họ không nhận ra đây là hành vi vi phạm pháp luật Ngoài sử dụng “nắm đấm”, người chồng còn có thể bạo lực

17 bằng hình thức làm tổn thương đến tâm lý người vợ như: chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự, hoặc có những hành vi như cưỡng bức về tình dục, hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được đăng trên Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng (GFCD), cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34 %) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9% Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng – thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng

- Các nhóm đối tượng khác cũng có nguy cơ cao bị bạo lực gia đình bao gồm:

+ Trẻ em: Theo thống kê của UNICEF Việt Nam, 1/2 trẻ em Việt Nam đã từng trải qua bạo lực thể chất, tình dục hoặc tinh thần trong gia đình.Trẻ em gái có nguy cơ cao bị bạo lực tình dục hơn trẻ em trai, trong khi trẻ em trai có nguy cơ cao bị bạo lực thể chất hơn trẻ em gái Bạo lực có tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất, tinh thần và xã hội của trẻ em

+ Người cao tuổi: Theo thống kê của HelpAge International Việt, 10,3% người cao tuổi đã từng bị bạo lực gia đình trong 12 tháng qua, bao gồm bạo lực thể chất (4,8%), bạo lực tinh thần (8,6%) và bạo lực kinh tế (3,9%) Bạo lực có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi, cũng như đến khả năng tự lập của họ

+ Người khuyết tật: Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm

2020, 15,7% người khuyết tật đã từng bị bạo lực gia đình

+ Phụ nữ mang thai: Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Sinh sản, 1/3 phụ nữ mang thai tại Việt Nam đã từng bị bạo lực gia đình

+ Người thuộc cộng đồng LGBT: Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng, 70% người LGBT tại Việt Nam đã từng bị bạo lực gia đình

+ Đàn ông: Ngày nay, không có chỉ người vợ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà ngược lại cũng có trường hợp người chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình Theo thống kê xã hội học, xét trên bình diện giới tính, 90% nạn nhân của bạo lực là nữ giới nhưng cũng có 10% nam giới là nạn nhân của các bà vợ Một số người vợ thường có xu hướng trách móc, sỉ vả, chửi bới người chồng; không chỉ dừng lại ở việc chửi bới hay nói những lời lẽ khó nghe mà người vợ còn sử dụng bạo lực lên người chồng gây ra những tổn thương trực tiếp lên cơ thể hoặc ảnh hưởng nghiệm trọng đến tính mạng của người chồng

→ Theo bảng khảo sát, đối tượng bị bạo lực nhiều nhất thường là phụ nữ và trẻ em chiếm tỷ lệ 75%; người già (31%) và cuối cùng là đàn ông (11%)

Hình 3.1 Bảng khảo sát về đối tượng thường bị bạo lực nhiều nhất.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, nhưng chủ yếu nguyên nhân gây ra là từ 2 phía: từ phía xã hội và từ phía cá nhân

+ Nguyên nhân đầu tiên thường là các tệ nạn xã hội như rượu bia, cờ bạc, ma túy, mại dâm, Hầu hết các vụ bạo hành gia đình hiện nay xảy ra sau khi người chồng uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác Khi sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma tuý, nam giới thường có xu hướng giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, điển hình như nhiều người thường lấy lý do say rượu, thua bạc để đánh đập,

19 hành hạ vợ con, ép buộc vợ phải đưa tiền để đi mua rượu và chơi cờ bạc Tuy nhiên, những hành vi bạo lực ấy chỉ thực hiện với vợ và con chứ không phải với người khác

+ Nguyên nhân thứ hai dẫn đến bạo lực có lẽ là do hoàn cảnh gia đình khó khăn Vì khó khăn về tài chính dễ tạo ra các mâu thuẫn, xung đột, bất đồng giữa thành viên gia đình và do đó có thể dẫn tới các tranh chấp, xung đột nếu không có biện pháp giải quyết thích hợp dễ gây thành bạo lực gia đình

- Từ phía cá nhân: Bất bình đẳng giới chính là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình Hiện tại Việt Nam ngày càng phát triển cũng vì thế mà xã hội cũng phát triển và mở rộng hơn Dù vậy, vẫn còn tồn tại những quan điểm bất bình đẳng giới trong gia đình và tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng; cùng với những định kiến về phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình, nhẫn nhịn, cam chịu cho gia đình êm ấm; cha mẹ có quyền đánh đập con cái, chửi mắng và bắt ép con cái theo ý cha mẹ

→ Như vậy, dựa trên những nguyên nhân và số liệu nghiên cứu đi trước, cùng với khảo sát về Bạo lực gia đình của nhóm “Bún bò”, chúng tôi xác thực lại những nguyên nhân gây nên vấn nạn bạo lực gia đình theo quan điểm của các bạn sinh viên Trong đó, vấn đề lạm dụng rượu và chất gây nghiện chiếm tỷ lệ cao nhất với 73%; mối quan hệ không lành mạnh như ghen tuông, ngoại tình (65%); do đói nghèo, áp lực kinh tế, thất nghiệp (64%) và cuối cùng là thiếu hiểu biết về pháp luật và bình đẳng giới (53%)

Hình 3.2 Bảng khảo sát về nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình.

Hậu quả của bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình để lại nỗi đau vô cùng nghiêm trọng, nó làm tổn thương đến thể chất lẫn tinh thần của nạn nhân Sự xuất hiện của bạo lực trong mỗi gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển văn minh và biến bộ của xã hội, làm vi phạm đến các chuẩn mực đạo đức xã hội, điều đó cũng góp phần tiếp tay cho các thành phần tệ nạn xã hội ngày càng tăng cao như: mại dâm, ma túy, nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ,

3.4.1 Hậu quả đối với nạn nhân

- Về sức khỏe thể chất: Sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra những vết thương nghiêm trọng và trở thành những vết sẹo luôn nằm trên cơ thể nạn nhân Ngoài ra, họ còn có thể bị những chấn thương khác như tàn tật suốt đời Thậm chí, tệ hơn nữa họ có thể bị bạo lực cho đến mức tử vong

- Về sức khỏe tinh thần: Nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ luôn bị ám ảnh về những kí ức bị bạo hành, luôn có những cảm xúc tiêu cực như chán nản, buồn bã, lo lắng, sợ hãi, hoang mang và thậm chí nặng hơn là họ có thể bị rơi vào trạng thái trầm cảm vô cùng nghiêm trọng Đặc biệt hơn, lúc nào cũng cảm thấy cuộc sống này đối xử với họ quá tệ và tuyệt vọng đến mức không còn thiết tha để sống tiếp nữa

- Về sức khỏe tình dục: Có thể bị mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh phụ khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV,

3.4.2 Hậu quả đối với gia đình

Bạo lực gia đình làm tan vỡ chính gia đình nhỏ của mỗi người Những hậu quả không lường tới phần lớn là cha mẹ ly hôn, ly thân Ngoài ra, nó có thể gây thiệt hại về kinh tế gia đình, ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai con cái sau này Hằng năm, có rất nhiều vụ ly hôn xảy ra mà nguyên nhân chính là do bạo lực gia đình Người ảnh hưởng lớn nhất là con cái không được sống trong môi trường giáo dục tốt khi phải chứng kiến những cảnh bạo lực gia đình hằng ngày

3.4.3 Hậu quả đối với xã hội

Hành vi bạo lực sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như giảm sút khả năng lao động, giảm thu nhập của mỗi cá nhân, tạo ra những lực lượng lao động có năng lực kém, tinh thần yếu, Ngoài ra, bạo lực gia đình làm cản trở và tiến bộ xã hội

+ Bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với các thành viên, đặc biệt là phụ nữ Những hậu quả này thêm gánh nặng cho hệ thống y tế, bởi phụ nữ bị bạo hành cần phải sử dụng rất nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe Không chỉ tổn thương về thể chất, tinh thần họ còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến họ luôn cảm thấy tiêu cực và tệ hơn là trầm cảm

+ Những nạn nhân bị bạo lực gia đình luôn có những suy nghĩ tiêu cực làm cho khả năng lao động yếu dần dẫn đến các hoạt động kinh tế của nạn nhân trở nên giảm sút nghiêm trọng Điều đó làm ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình nói riêng và xã hội nói chung

+ Bạo lực gia đình đã tạo thêm gánh cho hệ thống giáo dục.Trẻ em là những người phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình hoặc có thể chính những đứa trẻ đó bị cha mẹ bạo hành Những hành vi đó dễ làm cho trẻ bị rối loạn tâm lý hay trầm cảm dẫn đến sa sút trong học tập Chúng còn trở nên lì lợm không nghe lời người lớn, buông xuôi mọi thứ, tự do làm điều mình thích mà không phân biệt đúng sai

Hình 3.3 Bảng khảo sát về hậu quả của vấn nạn bạo lực gia đình

→ Theo biểu đồ của bảng khảo sát, số liệu thống kê cho thấy những hậu quả thường thấy ở bạo lực gia đình là: Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và cuộc sống bình thường của nạn nhân chiểm tỷ lệ cao nhất với 96%; tổn hại đến mối quan hệ gia đình và ảnh hưởng đến trẻ em khi phải chứng kiến bạo lực cùng chiếm tỷ lệ là 64%; làm giảm chất lượng sống của phụ nữ và trẻ em (54%); làm giảm khả năng lao động của người phụ nữ (41%); tổn hại về tài chính cho gia đình (28%) và 2% là những hậu quả khác

Khảo sát về vấn đề bạo lực gia đình ở sinh viên

Hình 3.4 Giới tính sinh viên khảo sát

- Kết quả bài khảo sát về chủ đề “Bạn nghĩ gì về vấn nạn bạo lực gia đình hiện nay của nhóm “Bún bò” Tỷ lệ giới tính của sinh viên các trường Đại học thuộc địa bàn TP HCM được phỏng vấn không chênh lệch quá nhiều giữa nam và nữ

Hình 3.5 Số sinh viên đã từng trải qua hoặc chứng kiến người xung quanh bị bạo lực gia đình

- Theo thống kê có đến 62% các bạn sinh viên đã từng trải qua hoặc chứng kiến hành vi bạo lực gia đình Một con số không hề nhỏ! Thế nhưng có 38% các bạn chưa từng trải qua hoặc chứng kiến người xung quanh bị bạo lực gia đình Một con số không hề nhỏ!

Hình 3.6 Khảo sát về mức độ ứng phó của các bạn sinh viên khi là nạn nhân bị bạo lực

- Các bạn sinh viên đã biết dựa vào pháp luật để ứng phó với bạo lực gia đình khi họ là nạn nhân, báo cho cơ quan công an địa phương chiếm tỷ lệ 79%, đây cũng là tỷ lệ cao nhất; nhờ vả sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy (56%); ngược lại với hai giải pháp tích cực thì vẫn còn một số bạn sinh viên có suy nghĩ khá tiêu cực, các bạn ấy lựa chọn im lặng (11%) và chịu nhịn (8%)

Hình 3.7 Khảo sát về việc giúp đỡ người bị bạo lực gia đình

- Theo các bạn sinh viên, khi họ nhìn thấy một người bị bạo lực gia đình, đa số họ sẽ chọn cách báo chính quyền địa phương (62%); một số khác chọn cách quay video làm bằng chứng (25%); hô to mọi người cùng lại (10%) và 3% còn lại là không quan tâm đến việc đó

Hình 3.8 Khảo sát về mức độ an toàn của sinh viên khi sống trong gia đình của mình

- Thực tế cho thấy, các bạn sinh viên đều cảm thấy rất an toàn khi sống dưới mái nhà của mình (53%); an toàn (39%); nhưng 8% các bạn lại không cảm thấy an toàn khi sống trong gia đình của mình

Hình 3.9 Bảng khảo sát sinh viên “Bạn có thường bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng, hắt hủi và buông ra những lời cay độc không?”

- Biểu đồ tròn đã thống kê được mức độ “bị bạo lực” của bạn sinh viên như sau: Đa số các bạn sinh viên đều được yêu thương bởi cha mẹ (67%); nhưng một số bạn thỉnh

24 thoảng lại bị đánh đập, chửi mắng, hắt hủi bởi chính cha mẹ của mình (28%); một số ít là thường xuyên (3%) và rất thường xuyên (2%) gặp phải vấn đề này

Hình 3.10 Bảng khảo sát về sự hiểu biết của sinh viên về các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại địa phương

- Theo thống kê, có đến hơn nửa số sinh viên không biết các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình tại địa phương (53%) và còn lại là 44%

Hình 3.11 Khảo sát các bạn sinh viên “Bạn nghĩ gì về vấn nạn Bạo lực gia đình”

- Theo các bạn sinh viên, vấn nạn bạo lực gia đình là một vấn nạn cần đặc biệt chú trọng (90%); 6% cho thấy đây là một vấn đề bình thường trong xã hội và 4% là không quan tâm.

GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Giải pháp về mặt pháp luật

Đối mặt với vấn nạn bạo lực gia đình ngày một tăng cao, Nhà nước ta dành rất nhiều sự quan tâm đến việc phòng, chống bạo lực gia đình cũng như ban hành nhiều pháp luật từ trực tiếp đến gián tiếp: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, và đặc biệt Luật phòng, chống bạo lực gia đình Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

Giải pháp về mặt xã hội

4.2.1 Đối với các tổ chức xã hội

+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình + Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội

+ Ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình

+ Trang bị cho nạn nhân sự hiểu biết để tự bảo vệ như: có nghề nghiệp, độc lập về tài chính, trình độ học vấn, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái

- Thứ ba: Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh

- Thứ tư: Phải xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

+ Thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành

+ Tăng cường vai trò Lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới

4.2.2 Đối với các hộ gia đình

- Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong gia đình; làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình

- Cụ thể hoá các chỉ tiêu, mục tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình

- Thực hiện tốt các biện pháp về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.

Giải pháp về mặt giáo dục

- Nhà trường đã chủ động tăng cường tích hợp giáo dục vào các môn học như Ngữ văn, Lịch sử ; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền trên website và phương tiện truyền thông của các nhà trường

- Nhà trường thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan thi hành pháp luật để vừa làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh; vừa nắm bắt những thông tin về tình trạng bạo hành ở gia đình của học sinh để kịp thời tìm những giải pháp thích hợp; xử lí kỷ luật nghiêm kết hợp với động viên, cảm hóa những học sinh có hành vi bạo hành gia đình và khen thưởng những học sinh có thành tích tốt trong phòng chống bạo lực gia đình

- Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khoá trong nhà trường: tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cần lựa chọn một cách hợp lý, bảo đảm hiệu quả thiết thực đối với từng đối tượng.

Đối với các nạn nhân

Cần có một số kỹ năng sau:

- Nhận biết các dấu hiệu mình sắp bị bạo hành

- Nói cho hàng xóm biết để họ có thể giúp đỡ

- Lưu trong danh bạ một vài số điện thoại khẩn cấp của cán bộ trong khu phố, Công

An địa phương, số 113 để liên hệ khi có bạo lực nghiêm trọng

- Ghi nhận lại bằng chứng: ghi nhận lại tất cả bằng chứng - ngày, giờ diễn ra bạo hành để làm căn cứ nếu có kiện tụng trước tòa

- Gặp gỡ chuyên gia tâm lý để nghe tư vấn về bạo lực tình dục khi gặp những tình huống bạo lực tình dục để thỏa mãn ham muốn Hãy đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để tìm giải pháp

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Ngày đăng: 20/08/2024, 14:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Phi Long (21/04/2022), Bạo lực gia đình: Hãy lên tiếng trước các con số đau lòng, Báo Lao động, trang https://laodong.vn/y-kien-ban-doc/bao-luc-gia-dinh-hay-len-tieng-truoc-cac-con-so-dau-long-1036309.ldo(truy cập ngày 13/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình: Hãy lên tiếng trước các con số đau lòng
2. Nguyễn Hương, Luật sư Nguyễn Thị Hồng Vân (26/11/2023), Bạo lực gia đình là gì? Những hành vi được coi là bạo lực gia đình, LuatVietnam, tranghttps://luatvietnam.vn/dan-su/bao-luc-gia-dinh-la-gi-568-96241-article.html?layout=amp(truy cập ngày 13/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình là gì? Những hành vi được coi là bạo lực gia đình
3. Hoàng Thị Hoa (2012), “Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học”, Bảo vệ khóa luận, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. (truy cập ngày 13/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học
Tác giả: Hoàng Thị Hoa
Năm: 2012
5. Ngọc Oanh (04/03/2021), Bạo lực gia đình tại Nhật Bản tiếp tục đạt mức cao kỉ lục, LocoBee Cùng bạn khám phá Nhật Bản, trang https://bom.so/0r6XUf (truy cập ngày 12/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình tại Nhật Bản tiếp tục đạt mức cao kỉ lục
6. PNVN (11/06/2022), Bạo lực gia đình: Những con số đau lòng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trang https://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bao-luc-gia-%C4%91inh-nhung-con-so-%C4%91au-long-47791-4504.html (truy cập ngày 13/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình: Những con số đau lòng
7. Nguyễn Việt Hải, Nguyễn Thị Hồng Thanh (14/07/2020), Công bố Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019: “Hành trình để thay đổi”, UNFPA Việt Nam, trang https://bom.so/5r4DjtqNrnfM8 (truy cập ngày 12/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công bố Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019: “Hành trình để thay đổi”
8. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng, tranghttps://gfcd.org.vn/nghien-cuu-quoc-gia-ve-bao-luc-gia-dinh-doi-voi-phu-nu-o-viet-nam.html (truy cập ngày 13/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam
9. UNICEF Việt Nam (11/01/2017), Bảo vệ quyền của trẻ em trước thực trạng bạo lực và xâm hại tình dục, trang https://bom.so/9jb029 (truy cập ngày 12/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ quyền của trẻ em trước thực trạng bạo lực và xâm hại tình dục
10. Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, cần sự thấu hiểu và đồng hành của xã hội, 29/11/2022, Báo Thanh niên, trang https://thanhnien.vn/xoa-bao-luc-doi-voi-phu-nu-can-su-thau-hieu-va-dong-hanh-cua-xa-hoi-1851526445.htm (truy cập ngày 13/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, cần sự thấu hiểu và đồng hành của xã hội
11. ML, Các nhóm bạo lực gia đình, nguyên nhân và giải pháp của hiện tượng bạo lực gia đình, Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam, tranghttps://bom.so/THj7hj (truy cập ngày 12/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhóm bạo lực gia đình, nguyên nhân và giải pháp của hiện tượng bạo lực gia đình
12. Vương Giang (07/02/2023), Bạo lực gia đình – Nguyên nhân và hướng phòng chống, Cổng thông tin điện tử: Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Nghệ An, tranghttps://lhpn.nghean.gov.vn/chinh-sach-phap-luat/bao-luc-gia-dinh-nguyen-nhan-va-huong-phong-chong-546862 (truy cập ngày 13/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình – Nguyên nhân và hướng phòng chống
14. Ban thời sự (04/07/2023), Cứ 3 phụ nữ Việt Nam có 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục, VTV, trang https://vtv.vn/xa-hoi/cu-3-phu-nu-viet-nam-co-1-nguoi-bi-chong-bao-luc-the-xac-hoac-tinh-duc-2023070400031478.htm (truy cập ngày 13/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban thời sự (04/07/2023), "Cứ 3 phụ nữ Việt Nam có 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục
15. ThS. Nguyễn Thị Hồng Thủy – Bộ môn Xã Hội Học – Khoa KHXH&NV – Trường Đại học Văn Hiến, “Bạo lực gia đình và hệ quả xã hội của nó”, trang https://xhtt.vhu.edu.vn/vi/bao-luc-gia-dinh-va-he-qua-xa-hoi-cua-no/bao-luc-gia-dinh-va-he-qua-xa-hoi-cua-no (truy cập ngày 12/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình và hệ quả xã hội của nó
16. Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin (19/12/2022), Các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, Thư viện pháp luật, Chính sách pháp luật mới, tranghttps://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/44839/cac-bien-phap-ngan-chan-hanh-vi-bao-luc-gia-dinh-theo-luat-phong-chong-bao-luc-gia-dinh-2022 (truy cập ngày 14/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022
17. Nhóm “Chữa lành” (13/04/2024), Stress ở sinh viên hiện nay, Mẫu tiểu luận cuối kì - Kết thúc học phần Tâm lý học ứng dụng – Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. (truy cập ngày 11/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữa lành” (13/04/2024), "Stress ở sinh viên hiện nay
18. Khánh Nguyễn (05/07/2022), “Trái tim xanh 2022: Lời kêu gọi hành động để bảo vệ trẻ em và phụ nữ”, VTV, trang https://vtv.vn/xa-hoi/trai-tim-xanh-2022- Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trái tim xanh 2022: Lời kêu gọi hành động để bảo vệ trẻ em và phụ nữ”
19. Đỗ Thị Hà Giang – Chuyên viên Sở GD&ĐT, Giáo dục pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình - Vai trò, trách nhiệm của ngành GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bắc Giang, trang https://bom.so/3ImXs5 (truy cập ngày 12/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình - Vai trò, trách nhiệm của ngành GD&ĐT
20. Nguyễn Mạnh Thân (16/04/2020), Bạo lực gia đình và một số giải pháp phòng tránh bạo lực gia đình, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Khánh Hòa, tranghttps://phunu.khanhhoa.gov.vn/article/goc-tu-van/bao-luc-gia-dinh-va-mot-so-giai-phap-phong-tranh-bao-luc-gia-dinh.html (truy cập ngày 13/06/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình và một số giải pháp phòng tránh bạo lực gia đình

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w