Có thể nói rằng bạo lực gia đình đã tác động to lớn tới cuộc sốngcủa con người gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối vớicác thành viên trong một gia đình.. Ngày nay bạ
Trang 1BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN LỚP 2105DLHB KHOA QUẢN LÝ
XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Lớp: 2105DLHB
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Nhóm trưởng : Hoàng Nguyễn Hà Vân
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Quỳnh
Trang 2Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lí do chọn để tài 4
2 Tổng quan 6
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của đề tài 7
7 Bố cục của đề tài 8
Chương 1 9
TỔNG QUAN NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN 9
1.1 Một số khái niệm cơ bản 9
1.1.1 Khái niệm về gia đình 9
1.1.2 Bạo lực gia đình 9
1.1.3 Khái niệm sinh viên 11
1.2 Nguyên nhân và hậu quả bạo lực gia đình 12
1.2.1 Nguyên nhân của bạo lực gia đình 12
1.2.2 Hậu quả của bạo lực gia đình 15
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về hành vi bạo lực gia đình của sinh viên 17
1.3.1 Phong tục tập quán 17
1.3.2 Tâm lý 17
1.3.3 Về kinh tế 18
Tiểu kết chương 1 18
Chương 2 19
Trang 3KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN 2105DLHB KHOA QUẢN LÝ
XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 19
2.1 Phân tích nhận thức về hành vi bạo lực gia đình của sinh viên lớp 2105DLHB Khoa Quản lý xã hội, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 19
2.1.1 Đối tượng bị bạo lực gia đình 19
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình 20
2.1.3 Hậu quả của hành vi bạo lực gia đình gây ra 21
2.2 Đánh giá nhận thức hành vi bạo lực gia đình của sinh viên lớp 2105DLHB Khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 23
2.2.1 Ưu điểm 23
2.2.2 Hạn chế 24
2.2.3 Nguyên nhân 25
Tiểu kết chương 2 26
Chương 3 27
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN 2105DLHB KHOA QUAN LÝ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 27
3.1 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về phòng, chống hành vi bạo lực gia đình cho sinh viên 27
3.1.1 Mục tiêu của giải pháp 27
3.1.2 Cách thực hiện giải pháp 27
3.2 Hướng dẫn cho sinh viên nắm rõ các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình 29
3.2.1 Mục tiêu của giải pháp 29
3.2.2 Cách thức thực hiện giải pháp 29
3.3.2 Cách thức thực hiện giải pháp 31
Tiểu kết chương 3 33
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC 37
Trang 4DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Đối tượng bị bạo lực gia đình………21Biểu đồ 2 Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình………… 22Biểu đồ 3 Hậu quả của hành vi bạo lực gia đình gây ra……….22
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn để tài
Trong xã hội công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay mọi thứcàng phát triển thì con người lại càng thay đổi về tính cách và nhận thức.Hiện nay tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra rất phức tạp trở thànhmối quan tâm hàng đầu của dư luận toàn xã hội nói chung và đối với mỗigia đình nói riêng Điều này được coi là tệ nạn xã hội đang diễn ra khá
Trang 6phổ biến làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, không những thế nó còn
là nguyên nhân gây nên những mầm mống tội phạm và tệ nạn nguy hiểmcho toàn xã hội, gây ra những mất mát đau đớn tác hại nghiêm trọng tớingười dân Điều đó đã tác động tiêu cực đến cuộc đời gián tiếp gây nênnhững mềm mống tội phạm và tệ nạn nguy hiểm cho toàn xã hội
Có thể nói rằng bạo lực gia đình đã tác động to lớn tới cuộc sốngcủa con người gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối vớicác thành viên trong một gia đình Ngày nay bạo lực gia đình đang xuấthiện ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam với mọi tầng lớp,mọi đối tượng khác nhau bất kể người già, trẻ vị thành niên đã trung niên.Những hành vi bạo lực đã cho ta thấy được lối sống cẩu thả vô tráchnhiệm, cùng với việc ứng xử thiếu văn minh trong gia đình, phản ánh sựsuy thoái về đạo đức của một số thành viên trong gia đình và toàn xã hội
Theo bà Henrica A.F.M Jansen, Trưởng nhóm nghiên cứu phátbiểu: “Bên cạnh sự kì thị và sự xấu hổ khiến cho phụ nữ phải giữ im lặng,nhiều phụ nữ còn nghĩ rằng bạo lực tong quan hệ vợ chồng là một điều
“bình thường” và người phụ nữ cần bao dung nhẫn nhịn chịu đựng để gìngiữ sự êm ấm cho gia đình.” Thực tế là có hai phụ nữ tham gia nghiêncứu thì có một người cho biết trước khi tham gia trả lời phỏng vấn phục
vụ nghiên cứu này, họ chưa nói cho ai biết về việc mình bị chồng bạohành Qua đây cho ta thấy được phần nào mà con người phải chịu từ bạolực xã hội đặc biệt lại đến từ những người phụ nữ Họ đã phải gồng gánhkiên nhẫn với các tác hại to lớn mà bạo lực gia đình để lại vì vậy chúng tacần phải lên án, phê phán hành động bạo lực gia đình cùng nhau ngănchặn và phòng ngừa bạo lực gia đình để đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm
no cho mọi người
Bạo lực gia đình đã và đang xảy ra ở nhiều nơi và không thể chắcchắn rằng nó không diễn ra ở lớp 2105DLHB khoa Quản lý xã hộiTrường Đại học Nội vụ Hà Nội Điều này sẽ làm cho cuộc sống của một
số thành viên – người đang ở trong cảnh bạo lực gia đình chịu ảnh hưởngnghiêm trọng Gây nên những hoang mang, sợ hãi, tổn thương về mặt tâmsinh lý và gây nên nhiều hệ lụy khác mà chúng ta không tưởng Là sinh
Trang 7viên trong lớp chúng tôi rất muốn góp công sức của bản thân để phần nàotuyên truyền được những hoạt động ngừng bạo lực gia đình – hãy sốngyêu thương lẫn nhau để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp không có nhữngtổn thất về thể chất và tinh thần Điều đó đã thúc đẩy nhóm chúng tôi
chọn đề tài “Nhận thức về hành vi bạo lực gia đình của sinh viên lớp
2105DLHB khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.
2 Tổng quan
Bạo lực gia đình vốn không phải là đề tài gì xa lạ với chúng ta, đãđược nhiều tác giả nghiên cứu đưa ra nhiều những giải pháp, giải thíchnhững nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đó như: Đề tài của LêQuang Sơn: “Bạo lực gia đình – Thực trạng và giải pháp”.Đề tài này nêu
Đề tài của Hoàng Thị Hoa: “Bạo lực giưới trong gia đình Việt Nam hiệnnay nhìn từ góc độ triết học” (năm 2012) đã đưa ra những nguyên nhâncũng như tính cấp thiết và những giải pháp về vấn đề bạo lực gia đình.Luận văn thạc sĩ của Đào Xuân Cường: “Pháp luật về phòng, chống bạolực gia đình – Từ thực tiễn của tỉnh Tuyên Quang” Như vậy có rất nhiềutác giả nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình nhưng chưa có tác giả nàonghiên cứu về “Nhận thức về hành vi bạo lực gia đình của sinh viên lớp2105DLHB khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội” Chính
vì thế đề tài này mang tính mới và cần được nghiên cứu
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình cũngnhư nâng cao nhận thức của sinh viên lớp 2105DLHB khoa Quản
lý xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan nhận thức của sinh viên về hành vi bạo lực gia đình
- Khảo sát thực trạng nhận thức về hành vi bạo lực gia đình củasinh viên lớp 2105DLHB khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội Vụ
Hà Nội
Trang 8- Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức về hành vi bạo lực giađình của sinh viên lớp 2105DLHB khoa Quản lý xã hội Trường Đại họcNội Vụ Hà Nội.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức về hành vi bạo lực gia đình của sinh viên
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: năm học 2021 – 2022
- Phạm vi về không gian: khoa Quản lý xã hội Trường Đại họcNội vụ Hà Nội
- Phạm vi về khách thể: 50 sinh viên lớp 2105DLHB khoa quản lý
xã hội Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Đóng góp về thực tiễn: Về mặt thực tiễn, đề tài nghiên cứu này
sẽ góp một phần giúp cho nhà trường, sinh viên thay đổi về nhận thực vềhành vi bạo lực gia đình, từ đó có cơ sở thực tiễn để đề xuất và thực hiệncác giải pháp nhằm cải thiện vấn đề nhận thức về hành vi bạo lực gia đình
Trang 9của sinh viên lớp 2105DLHB Khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội
Vụ Hà Nội trong thời gian sắp tới
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức về hành vi bạolực gia đình của sinh viên lớp 2105DLHB khoa Quản lý xã hội TrườngĐại học Nội Vụ Hà Nội
Chương 1.
TỔNG QUAN NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
CỦA SINH VIÊN 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về gia đình
Gia đình là nơi nuôi dưỡng hạnh phúc, giáo dục mỗi con người, là những tế bào nhỏ góp phần tạo nên một xã hội lớn nên luôn được các tác giả, các nhà nghiên cứu quan tâm Từ chính những góc nhìn khác nhau của họ đã tạo nên các khái niệm nhau về gia đình
Trang 10Theo tác giả Vũ Thùy Linh: “Gia đình là một hình thức cộng
đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cũng với những quy định và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình”.(1)
Theo tác giả Phạm Kim Oanh: “Gia đình là tập hợp những
người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình là một cách tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối quan hệ liên kết với nhau từu quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng”.(2)
Theo Từ điển xã hội học của Nguyễn Khắc Viện xuất bản năm
1994 “Gia đình là một nhóm người gắn bó vói nhau bằng mối quan hệ
hôn nhân, huyết thống hay việc nhận nuôi con Có sự tác động qua lại giữa vợ chồng, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em
họ hàng xa hơn…”.(3)
Để có thể thống nhất được cách hiểu đúng đắn nhất về khái niệm của “gia đình” ngày 19/06/2014, Quốc hội thông qua Luật Hôn
nhân gia đình mới năm 2014 số 52/2014/QH13 cho rằng: “Gia đình là
tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”.
1.1.2 Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình luôn là một trong những vấn đề mang tính
toàn cầu luôn được xã hội quan tâm Nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất là đối với phụ nữ và trẻ em về thể chất và cả ám ảnh tâm lý saunày điều đó sẽ khiến họ khép mình hạn chế bản thân mình trong cộng đồng
Và bạo lực là một thuật ngữ tương đối dễ hình dung và có rất
nhiều định nghĩa đưa ra trả lời cho câu hỏi “bạo lực là gì?” Khi đưa ra
các định nghĩa này thì rất khó và đã gây ra rất nhiều tranh cãi khác nhau
để giải thích được chính xác khái niệm này
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra thì
“Bạo lực là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một
Trang 11tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác”.(5)
Theo tổ chức của Liên Hợp Quốc: “Bất kí hành động bạo lực
nào dẫn đến hoặc có nguy cơ dẫn đến những tổn thất về thân thể, tâm lý hay tình dục hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có hành động như vậy, hoặc cưỡng bức hay tước đoạt sự tự do, dù ở công cộng hay cuộc sống riêng tư”.(6)
Theo Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 bạo lực
“là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.(7)
Có 4 loại hành vi bạo lực gia đình gồm:
1 Bạo lực thể xác: hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố
ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, hoặc cưỡng ép thành viên tronggia đình lao động quá sức
2 Bạo lực tinh thần: lăng mạ, cố ý xúc phạm nhận phẩm và danh
dự của người khác, cô lập hoặc xua đuổi gây áp lực thường xuyên về mặttâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền,nghĩa vụ trong quan hệ gia đình ông bà và cháu, giữ cha mẹ và con cái,giữ anh chị em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên trong giađình phải ra khỏi chỗ ở,…
3 Bạo lực tình dục các hành vi như:
- Đòi và cưỡng bức quan hệ khi người vợ không muốn, hành hạbằng cách không quan hệ tình dục
- Chê bai hoặc miệt thị về khả năng tình dục của vợ chồng
- Bắt kết hôn với người mình không có tình cảm
- Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hônnhân tự nguyện, tiến bộ
4 Bạo lực kinh tế: chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đình hoặc tài sảnchung trong gia đình, cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quásức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ…
Trang 12Đây là một trong những vẫn nạn cần được chú ý tới và cần cónhững biện pháp hiệu quả để cũng như tổ chức các hoạt động nâng caotuyên truyền, nhận thức của mọi người về hậu quả của bạo lực gia đìnhgây ra, không nên cam chịu hay làm lơ trước những hành vi gây nên bạolực.
1.1.3 Khái niệm sinh viên
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang học tập tại các trườngđại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản
về những nghành nghề chuẩn bị cho công việc của họ trong tương lai
Trong cuốn tâm lý học sư phạm của Phạm Minh Hạc: sinh viên cónguồn gốc tiếng Latinh “students” là những người làm việc nhiệt tình,người tìm hiểu và khai thác trí thức
Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Thuật ngữ này được
dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc Đại học Theo chúng tôi, sinh viên là những 15 người trưởng thành về thể chất, xã hội và tâm lý,
đó là những người ở độ tuổi khoảng 18-25 và đang theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học”.(8)
Qua đây ta cũng thấy được, khái niệm sinh viên được hiểu theorất nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng lại có một số điểm chung, đó là vềlứa tuổi, về môi trường học tập Với độ tuổi này, sinh viên có một số đặcđiểm tâm lý cơ bản sau:
Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên giờ đây đã khác
so với các kỳ trước ở các trường đại học Họ đã có thể tự tiến hành họctập, tự mình lĩnh hội tri thức ở mức độ chuyên sâu, có khả năng tự đánhgiá và biểu thị ý kiến của cá nhân
Với các giá trị về chuẩn mực, đặc điểm nhân cách là một điềukhông thể thiếu Việc hình thành những giá trị này sẽ giúp bản thân cómột sự định hình bền vững, sự tìm tòi, sự khám phá cá nhân
Theo B.G.Ananhev và một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên
là thời kí phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp nhưtình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ Những tình cảmnày biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống cú sinh
Trang 13viên Để thỏa mãn tình cảm trí tuệ, họ học tập không chỉ ở giảng đường
và thư viện trường Đại học mà còn mở rộng và đào sâu kiến thức củamình bằng nhiều cách: học thêm ở khoa khác, trường khác, tìm đọc ởnhiều thư viện, học trên các phương tiện truyền thông v.v… Chính tìnhcảm trí tuệ này làm cho lượng tri thức mà sinh viên tích lũy được thường
rất lớn, vượt xa những sinh viên không có loại tình cảm này về mọi mặt.
(9)
1.2 Nguyên nhân và hậu quả bạo lực gia đình
1.2.1 Nguyên nhân của bạo lực gia đình
Có rất nhiều cách phân loại về nguyên nhân của bạo lực gia đình
Và một trong những nguyên nhân là cội nguồn của gốc rễ đó là bình đẳnggiới
Bình đẳng giới là một nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực giữunam – người chồng đới với nữ - người vợ trong gia đình Từ xưa, ngườiphụ nữ trong xã hội luôn là người thấp cổ bé họng, không có quyền lực,không được đưa ra ý kiến, quyền quyết định của bản thân trong gia đình,trong xã hội Và ngày nay, trong các gia đình, người vợ tuy đã có một vịthế, những quyền lực vẫn rất nhỏ, không ngang bằng với nam giới, không
có quyền tham gia vào các quyết định của gia đình Dần dần, họ dễ bị bạolực do nam giới gây ra Ngoài bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ, còn
có các nguyên nhân khác cũng gây ra bạo lực gia đình Sau đây là một sốnguyên nhân khác:
1.2.1.1 Nguyên nhân về tư tưởng
Thời xa xưa, tư tưởng phong kiến về “trọng nam khinh nữ” đãtồn tại rất lâu Đây là một tư tưởng phân biệt đối xử dựa theo giới tính
Đó là, nam giới sẽ được coi trọng, tôn trọng, đề cao hơn nữ giới trong tất
cả khía cạnh của đời sống xã hội Chính vì sự đề cao đó, mà nam gióithường có tiếng nói hơn, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng,thậm chí là mọi vấn đề Từ đó, nam giới trở nên gia trưởng, họ tạo chomình cái quyền được đánh phụ nữ
Tiếp đó, sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạohành gia đình còn nhiều hạn chế, họ chấp nhận sự cam chịu Không
Trang 14những nhẫn nhịn, cam chịu, những người phụ nữ còn mang trong mình tutưởng “xấu chàng hổ ai” và còn sợ “ vạch áo cho người xem lưng” Chính
vì những tư tưởng này, mà họ tạo cho mình sự sợ hãi, xấu hổ với hàngxóm láng giềng, sợ bạn bè chê cười mình và gia đình mình… Không chỉ
có những người phụ nữ ảnh hưởng từ việc bạo lực gia đình, ngoài ra còn
có trẻ em, học sinh, sinh viên cũng là nạn nhân trong hành vi này Họ đãchịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ chính gia đình mình về những quan niệm,hành vi bạo lực của người cha và sự cam chịu của người mẹ
Và xã hội, một yếu tố không thể thiếu Xã hội vẫn chưa nhậnthức rõ và chưa tích cực lên án nạn bạo hành đối với phụ nữ và cả trẻ nhỏ
Cả cộng đồng coi bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi một gia đình,
nó giống như câu tục ngữ “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” Vì là chuyện riêngcủa mỗi nhà, nên rất ít có sự can thiệp kịp thời đối với những vụ việc đã
và đang xảy ra, gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sự can thiệp là rất nhiều
và nhanh chóng
1.2.1.2 Nguyên nhân về văn hóa
Văn hóa là một rào cản khá lớn, rất khó để mà phá vỡ nó Chonên, trong một gia đình, phải có một người đứng ra kiểm soát và giảiquyết mọi vấn đề Và người mà đứng ra làm việc này theo quan niệm củaông cha ta đó chính là nam giới vì họ cho rằng nam giới là trụ cột cuẩ giađình nên có quyền kiểm soát mọi vấn đề xảy ra trong gia đình
Không chỉ là quan niệm, mà ngay cả trình độ học vấn giữa nam– người chồng với nữ - người vợ đều chênh lệch nhau Nam giới có trình
độ học vấn cao hơn nữ giới, cho nên người phụ nữ chỉ còn cách nghe lời,cam chịu trước những quyết định, lời nói của nam giới Khi có xung độtxảy ra, người phụ nữ sẽ nghĩ rằng việc bị chồng đánh hay bạo hành sẽ cóthể giải quyết xung đột đó một cách nhanh nhất Nhưng không, từ việcchấp nhận đó, sẽ kéo theo rất nhiều lần sự bạo hành tiếp theo và có thểnặng hơn lần trước rất nhiều lần
1.2.1.3 Yếu tố kinh tế
Khi nói đến kinh tế, ta sẽ nghĩ ngay đến tiền bạc, công việc,nghề nghiệp… Nhưng việc đi kiếm tiền, làm việc chủ yếu lại là nam giới,
Trang 15cho nên người phụ nữ thường phụ thuộc rất nhiều vào họ Vì các nhàtuyển dụng có sự ưu ái rất lớn với nam giới nên họ thường được ưu tiênvào làm việc Còn nữ giới thì ngược lại công việc thì khó khăn, lươngđược trả rất ít ỏi, đặc quyền bị hạn chế… Dẫn đến tình trạng chênh lệchnghề nghiệp giữa vợ và chồng.
Tiếp đến là nạn thất nghiệp, không có việc gì làm, vô công rồinghề Tỉ lệ này đang chiếm số lượng rất lớn Vì thất nghiệp, người chồnghay nam giới sẽ chán nản cộng thêm cả thói gia trưởng của bản thân sẽ
“thượng cẳng chân hạ cẳng tay” Tức là người chồng ra tay đánh đập tàn
ác, vũ phu, thô bạo, thiếu tình người với người vợ hay những người phụ
nữ mỗi khi bản thân cảm thấy mình vô tích sự, chán đời mà không màngđến tính mạng, sức khỏe của họ
1.2.1.4 Yếu tố xã hội
Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…
là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình Thống kê chothấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng uống rượuhay dùng các chất kích thích Các chất kích thích làm giảm sự kiềm chếcũng như nhận thức của bản thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn đến trạngthái dễ nóng nảy, cau có khó chịu Lúc đó, chuyện nhỏ cũng hóa thànhchuyện lớn và các thành viên trong gia đình dễ dàng xung đột với nhauhơn
Người đàn ông vì thế mà dần mất đi trụ cột trong gia đình, concái bị ảnh hưởng và vi phạm pháp luật ngày càng nhiều (chiếm 63,7%) do
thiếu sự dạy dỗ, quan tâm của gia đình.(11)
1.2.1.5 Yếu tố Luật pháp
Luật pháp hiện nay đã được tăng cường và bổ sung thêm nhiềuđiều luật mới Nhưng liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình thì Luật phápcòn chưa được rõ ràng, nó chỉ mang tính hình thức và việc thi hành phápluật còn chưa cao Đó là hình phạt còn chưa cao, phạt quá nhẹ, khôngtương xứng với hậu quả mà nó gây ra Tính phòng ngừa, răn đe còn hếtsức hạn chế Công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức về bạo lực gia đìnhcho các gia đình, cho xã hội còn chưa đạt hiệu quả và còn rất kém Ngoài
Trang 16ra, sự hiểu biết về pháp luật giữa vợ và chồng, của cộng đồng còn nhiềuhạn chế, cho nên tình trạng bạo lực gia đình vẫn tiếp tục xảy ra Nhiềungười do thiếu hiểu biết về pháp luật nên cho rằng cha mẹ có quyền đánhđập, chửi mắng con cái, chồng có quyền đánh vợ… Nhiều phụ nữ, ngườigià cũng không nhận thức được đầy đủ quyền của mình nên không dámđấu tranh mà cam chịu bạo lực Tuy nhiên, cũng giống như nguyên nhân
về kinh tế, bạo lực gia đình cũng vẫn xảy ra ở cả những gia đình mà thànhviên có trình độ học vấn cao, có sự am hiểu về pháp luật Ngoài cácnguyên nhân trên, ta có thể kể đến một vài nguyên nhân khác như: ngoạitình, ghen tuông vô cơ, do áp lực phải sinh con trai, do tập tục lạc hậu…Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình
1.2.2 Hậu quả của bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là một vấn nạn tiêu cực trong các gia đình và xãhội Vấn nạn đó giờ đây vẫn luôn để lại những hậu quả nghiêm trọng vềthể xác lẫn tinh thần cho các nạn nhân, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻem
1.2.2.1 Đối với chính nạn nhân
Bạo lực gia đình đã gây ra thiệt hại không nhỏ về thể chất lẫntinh thần cho các nạn nhân Đó là các hành vi như đánh đập, dùng vũ lựchạy bạo hành tình dục Những hành vi này ảnh hưởng đến các sức khỏecủa các nạn nhân, khiến họ bị hủy hoại, thương tích đầy mình và đau đớn,
cơ thể có thể bị khuyết tật cả đời, thẫm chí dẫn đến tình trạng tử vong.Không chỉ gây ra thiệt hại mà còn để lại cho người ta sự ám ảnh về tinhthần Họ cảm thấy chán nản, buồn bã, lo âu, sợ hãi, cảm thấy mất tự tin,hoang mang và có thể mắc bệnh trầm cảm Cuộc sống diễn ra thườngngày trước mắt, họ cảm thấy thật nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng Dầndần trong họ có thể suy nghĩ đến những cái chết của bản thân và một khi
họ bị kích động có thể sẽ tự tay mình kết liễu cuộc sống của bản thân
1.2.2.2 Đối với sinh viên
Sinh viên là một lứa tuổi trưởng thành, đủ khả năng để nhìn nhận
các vấn đề trong cuộc sống Nhưng khi bạo lực gia đình xảy ra lâu ngày,
có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và trí tuệ Khi chứng
Trang 17kiến những cảnh bạo lực gia đình trong chính căn nhà của mình, họ sẽ rơivào tình trạng căn thẳng, sợ hãi, tâm trạng càng ngày trầm lặng và xuấthiện những tâm lý tiêu cực Từ đó, mỗi sinh viên bắt đầu tạo cho mìnhmột vách ngăn, một bức tường khép kín tránh xa mọi người xung quanh,tránh xa các mối quan hệ bạn bè cùng trang lứa Ngược lại, cũng có rấtnhiều sinh viên lựa chọn theo chiều hướng gây rối, bỏ học, vi phạm phápluật, uống rượu bia, hút thuốc lá và nghiện ma túy Từ việc dùng vũ lực
để bạo lực, học đã được chứng kiến để học theo đó để bạo lực lại mộtngười khác Ngoài ra họ còn mất đi sự tin tưởng vào người lớn, bỏ nhà ra
đi và sự chán nản của họ đã được biểu hiện trên khuôn mặt, kéo theonhững suy nghĩ tiêu cực thậm chí là họ sẵn sàng tìm đến điều dại dộtnhất
1.2.2.3 Đối với gia đình
Gia đình là một tổ ấm, là noi mà ai cũng có thể về, là nơi đầy ắpnhững tiếng cười đùa, những mẩu chuyện hàng ngày, là nơi mà ai cũngtrân trọng, yêu thương nó hết mình Nhưng, khi bạo lực gia đình xảy ra đãkhiến cho các mối quan hệ trong nhà bị phá vỡ Bố mẹ li thân, có khi lại
là li hôn, con cái mỗi người một nơi, hạnh phúc gia đình tan vỡ trong mộtđêm Các nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình cần được chữatrị và phục hồi sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần, nhưng muốn làm đượcđiều này lại cần một số tiền khá lớn Với việc chữa trị và chăm sóc diễn
ra thường xuyên như thế, thời gian và năng suất lao động ngày càng giảmsút và thu nhập gia đình cũng ngày càng ít và thậm chí là không có Từ
đó, khả năng làm tròn bổn phận với hai bên gia đình nội ngoại sẽ khôngcó
1.2.2.4 Đối với xã hội
Khi bạo lực gia đình xảy ra, tác động đến các nạn nhân và người
gây ra bạo lực sẽ làm giảm sự đóng góp của họ tới xã hội Đó là lựclượng lao động tương lai sẽ có một sức khỏe thể chất và tinh thần yếu,đầu óc thiếu đi sự sáng tạo, thiếu đi sự chủ động trong công việc Hành vinày nếu không có biện pháp xử lý triệt để thì xã hội sẽ không bao giờchấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình
Trang 181.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về hành vi bạo lực gia đình của sinh viên
1.3.1 Phong tục tập quán
Hiện nay, một số gia đình của sinh viên vẫn còn chịu ảnh hưởng
về tư tưởng gia trưởng, luôn có những định kiến về quan niệm về giới
Đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tụctập quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay của xã hội: tư tưởng “trọngnam khinh nữ”, “chống chúa, vợ tôi”; định kiến về giới phụ nữ là người
giữ gìn hành phúc gia đình – “một điều nhịn chín điều lành”… (12)
1.3.2 Tâm lý
Sinh viên cảm thấy bị cha mẹ dạy theo kiểu “thương cho roi chovọt – ghét cho ngọt cho bùi” và giáo dục thì cần phải nghiêm khắc Khithấy có hành vi sai trái, sẽ ngay lập tức lôi con cái ra đánh đập, chửi bới,cho rằng việc làm này là cần thiết để chúng nó nhận ra lỗi lầm và sửachữa; hay coi việc trách móc, đe dọa con cái là động lực giúp chúng có
tinh thần cố gắng phấn đấu.(13)
Khi tâm lý của sinh viên bất ổn, họ có thể gây ra các hành độngnhư hủy hoại, đập phá làm hư hỏng tài sản riêng của các thành viên kháctrong nhà hoặc tài sản chung trong gia đình, thậm chí là đánh người thâncủa mình Do họ cảm thấy gia đình mình đang cô lập, xua đuổi hoặc gây
áp lực lên bản thân, dẫn đến tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng
1.3.3 Về kinh tế
Kinh tế là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến cácmối quan hệ gia đình Khi kinh tế khó khăn, thường sẽ gây ra xung độtkhông đáng có trong gia đình Với mỗi sinh viên, sẽ có cho mình mộtcông việc nhỏ để kiếm thêm thu nhập cho bản thân, nhưng số tiền đóthường xuyên bị cha mẹ xâm phạm, kiểm soát về việc chi tiêu, thậm chí
là tịch thu lại toàn bộ số tiền đó Không chỉ bị kiểm soát về kinh tế, ngay
cả sức lao động của bản thân cụng bị gia đình bóc lột Bản thân bị chínhcha mẹ của mình bắt đi làm một số công việc ngoài khả năng cho phépcủa bản thân và phải chịu nhũng lời chỉ trích, trách móc, chửi bới thậmchí là đánh đập khi không nghe lời chỉ bảo của người lớn
Trang 19Tiểu kết chương 1
Tóm lại, trong chương 1 nhóm tác giả đã khái quát các nội dung
về bạo lực gia đình và nhận thức về hành vi bạo lực gia đình của sinhviên Nhóm nghiên cứu dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước đãkhái quát và đưa ra một số khái niệm cơ bản như: Khái niệm bạo lực giađình, khái niệm sinh viên… Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề cập đếncác vấn đề về nguyên nhân và hậu quả do bạo lực gia đình gây ra Ngoài
ra nhóm cũng đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về hành vibạo lực gia đình của sinh viên
Chương 2.
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN 2105DLHB KHOA QUẢN LÝ
XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.1 Phân tích nhận thức về hành vi bạo lực gia đình của sinh viên lớp 2105DLHB Khoa Quản lý xã hội, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Để tiến hành phân tích nhận thức về hành vi bạo lực gia đình củasinh viên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi: Bạn đã từng chứng kiếnhành vi bạo lực gia đình bao giờ chưa? Sau khi phát ra 50 phiếu hỏi vàthu về được 42 phiếu trả lời đã cho ra kết quả Kết quả đã cho thấy rằng,
có 90,4% sinh viên chọn đã từng chứng kiến; còn 9,5% sinh viên chọnchưa từng chứng kiến Điều này cho thấy, không phải gia đình của sinhviên nào cũng có thể xảy ra hành vi bạo lực gia đình
Chúng tôi tiến hành phân tích nhận thức về hành vi bạo lực giađình của sinh viên trên các khía cạnh như sau: Đối tượng bị bạo lực giađình; Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình; Hậu quả của bạolực gia đình gây ra; Đánh giá mức độ nhận thức về hành vi bạo lực giađình của sinh viên
Trang 202.1.1 Đối tượng bị bạo lực gia đình
Phụ nữ Đàn ông Trẻ em Người già 0.0%
Thường xuyên Hiếm khi Không bao giờ
Biểu đồ 1 Đối tượng bị bạo lực gia đình
Đối tượng bị bạo lực gia đình gồm phụ nữ, đàn ông, trẻ em vàngười già Những đối tượng này đã chịu rất nhiều hình thức bạo lực khácnhau Dựa vào kết quả từ biểu đồ 1, ta thấy có 89,4% là phụ nữ và 78,9%
là trẻ em là đối tượng thường xuyên bị bạo lực gia đình Người già cũngchiếm 18,4% và ít bị bạo lực gia đình nhất là đàn ông với 7,8% Đối vớimức độ hiếm khi, sinh viên cho rằng người già 71% và đàn ông 63,1% làhai đối tượng ít bị bạo lực nhất; phụ nữ 7,8% và trẻ em 18,4% là hai đốitượng cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể Bên cạnh đó, mức độ không bao giờ
bị bạo hành đã được sinh viên chọn ra là đàn ông 23,6% và người già5,2% Như vậy, ta thấy được phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng bị bạohành thường xuyên với những hình thức bị bạo hành khác nhau Để tìmhiểu rõ hơn về nhận thức này, chúng tôi tiến hành khải sát các nguyênnhân dẫn dến hành vi bạo lực gia đình của sinh viên
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình
Trang 2110.5%
2.6%
81.5%
Các nguyên nhân về tệ nạn xã hội
Các nguyên nhân xung đột trong gia đình
Sự quan của cộng đồng tới phong trào phòng chống bạo lực còn thiếu
Tất cả các ý kiến trên
Biểu đồ 2 Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình
Kết quả từ Biểu đồ 2 cho thấy các nguyên nhân dẫn đến hành vi bạolực gia đình đó là: tệ nạn xã hội, xung đột gia đình, sự quan tâm của cộngđồng đến phong trào phòng chống bạo lực còn thiếu… Đầu tiên, ta thấymột trong ba nguyên nhân trên chiếm tỷ lệ cao nhất chính là nguyên nhânxung đột trong gia đình (10,5%); Nguyên nhân tệ nạn xã hội chiếm 5,2%
và sự quan tâm của cộng đồng tới phong trào phòng chống bạo lực cònthiếu chỉ chiếm có 2,6% Điều này cho thấy, bạo lực gia đình là một hành
vi mà mọi người xung quanh, cả cộng đồng đều coi như không hề biết,chỉ cho rằng đó là chuyện của gia đình nhà người ta, mình không nên canthiệp vào
Ngoài ra, xung đột gia đình là xuất phát từ những cuộc cãi nhau giữacác thành viên trong nhà do sự tranh luận, sự bàn bạc, sự đóng góp ý kiếnkhông giống nhau, do rượu bia, do lời qua tiếng lại,… Đã làm cho cácthành viên trong gia đình dần trở nên gay gắt với nhau, thậm chí ra taybạo lực với chính người thân của mình Không chỉ như vậy, tệ nạn xã hộicũng là một nguyên nhân đóng góp làm xảy ra bạo lwucj gia đình nhưuống rượu bia, cờ bạc, lô đề, ma túy… khiến cho người bạo hành dần mất
đi ý thức, sự tự chủ trong hành động của mình mà dẫn đến các hành viđánh đập, sỉ nhục người khác trong nhà