1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tâm lý học đại cương hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiện Tượng Bạo Lực Gia Đình Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Vy
Người hướng dẫn Lê Nguyễn Anh Như
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP HCM
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 461,45 KB

Nội dung

Có thể thấy, bạo lực gia đình hiện nay là một hiện tượng xã hội nóng bỏng, thế nên rất được các ngành khoa học quan tâm như xã hội học, y học, nhân học và trong đó có cả tâm lý học.. Dướ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI H ĐẠI HỌC KHXH&NV THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XÃ HỘI HỌC -

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ 1 NĂM HỌC 2021 -2022

Giảng viên hướng dẫn: Lê Nguyễn Anh Như

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vy

MSSV: 2056090244

TP HCM, THÁNG 01 NĂM 2022

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1 Lý do ch ọn đề tài 2

2 M ục đích bài viết 2

3 Phương pháp tiến hành 2

II N ỘI DUNG 2

1 Cơ sở lý luận 2

1.1 Nh ững khái niệm có liên quan 2

1.1.1 Gia đình là gì? 2

1.1.2 B ạo lực gia đình là gì? 3

1.2 Những nội dung lý thuyết của Tâm lý học có liên quan 3

1.2.1 Nh ận thức 3

1.2.2 S ự phát triển nhận thức trong suốt cuộc đời 4

1.2.3 Ý th ức, sự hình thành phát triển ý thức cá nhân 4

1.2.4 Nhân cách và s ự hình thành phát triển nhân cách 5

2 Th ực trạng hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay 5

3 Một số nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực gia đình hiện nay 7

3.1 Tư tưởng truyền thống xưa cũ 7

3.2 Kh ả năng nhận thức của mỗi cá nhân 7

3.3 Ý th ức, thói quen 7

3.4 Môi trường sống 8

3.5 Nguyên nhân xã h ội 9

4 Hậu quả của hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay 9

4.1 Ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần, tâm lý 9

4.1.1 Đối với trẻ em 9

4.1.2 Đối với phụ nữ 10

4.2 Ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển ý thức cá nhân 11

4.3 Ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em 11

4.3.1 Trẻ sẽ thành bản sao của cha mẹ chúng và mang tâm lý, tính cách tiêu cực 11

4.3.2 D ễ rơi vào tệ nạn xã hội 12

4.4 Gia tăng hành vi kém thích nghi của các thành viên trong gia đình 13

Trang 4

4.5 M ột số hậu quả khác 13

5 Đề xuất một số giải pháp 13

5.1 Đối với mỗi cá nhân 14

5.2 Đối với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể 14

5.2.1 Nâng cao nh ận thức của cộng đồng về bạo lực gia đình 14

5.2.2 Th ực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành gia đình 14

5.2.3 Thay đổi nhận thức về sự bình đẳng giới trong gia đình hiện nay ngay trong nhà trường 15

5.2.4 Có hình th ức xử phạt nghiêm minh các trường hợp bạo lực gia đình 15

III K ẾT LUẬN 15

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

L ỜI CẢM ƠN

Lời đâu tiên, em xin cảm ơn đến Khoa Xã Hội Học - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HCM đã đưa môn Tâm Lý Học đại cương vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Lê Nguyễn Anh Như – giảng viên môn Tâm Lý Học đại cương lớp 3 – K26XHH đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học để

em có thể học tập và hoàn thành được bài tiểu luận này

Trong quá trình học tập, trải qua rất nhiều bài học, bài tập vô cùng ý nghĩa đã làm cho em thêm yêu thích môn Tâm Lý Học đại cương nhiều hơn Em có thể dần hiểu được chính mình, tìm ra những giá trị tốt đẹp của bản thân Cùng với đó là những bài học thực tế vô cùng hữu ích đã giúp em khá nhiều trong cuộc sống, học tập cũng như công việc Em biết cách trân trọng và yêu thương bản thân, sống và giúp đỡ mọi người bằng tất cả những gì mình có thể

Tâm lý học đại cương là một môn học với rất nhiều kiến thức thú vị và bổ ích Tuy nhiên khía cạnh tâm lý của con người là một khía cạnh đa chiều,có những nội dung đòi hỏi những hiểu biết chuyên sâu thế nên trong quá trình học tập và thực hành em còn gặp một số hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận cuối kì này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Bản thân em hy vọng sẽ nhận được những góp ý, nhận xét chân thành từ cô để có thể rút kinh nghiệm ở những lần sau

và trong cuộc sống sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Nguy ễn Thị Thúy Vy

Trang 6

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, gia đình chính là nền tảng của xã hội Gia đình hòa thuận, yêu thương đùm bọc là nền tảng cho một xã hội bền vững và thịnh vượng Gia đình là chiếc nôi nuôi dưỡng mỗi chúng

ta cả về mặt tinh thần và thể xác Nơi cho ta sự an toàn, bình yên nhất cũng chỉ có gia đình Ấy nhưng

xã hội hiện đại này lại xuất hiện tình trạng “gia đình – địa ngục trần gian” Đó chính là kết quả của các cuộc bạo lực gia đình hiện nay

Chúng ta luôn hy vọng trong một gia đình vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em đều có một mối quan hệ tình cảm thiêng liêng, cao cả Những thành viên trong gia đình sẽ là người bảo vệ chúng ta khỏi mọi áp lực cuộc sống Thế nhưng, khi bạo lực gia đình xuất hiện, chúng ta lại bị áp lực ngay chính trong gia đình mình Chính vì vậy, sự gia tăng bạo lực gia đình đã làm cho những cá nhân là nạn nhân

bị ảnh hưởng nặng nề về mặt thể xác cũng như mặt tâm lý, suy nghĩ và tinh thần

Có thể thấy, bạo lực gia đình hiện nay là một hiện tượng xã hội nóng bỏng, thế nên rất được các ngành khoa học quan tâm như xã hội học, y học, nhân học và trong đó có cả tâm lý học Dưới góc nhìn tâm lý học sẽ có thể lý giải được hết các nguyên nhân thông qua hoạt động, tinh thần và tư tưởng của các cá nhân cũng như trạng thái tâm lý, cảm xúc dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình

thực Bởi suy cho cùng, vết thương về mặt tinh thần, tâm lý, cảm xúc là thứ để lại hậu quả nặng nề

quãng đường tương lai sau này

Đó là lý do tôi chọn đề tài “Hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay”

2 Mục đích bài viết

Bài luận về “Hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay” sẽ cung cấp cái nhìn khách quan nhất về thực trạng của vấn đề này trong xã hội hiện nay Tìm ra các nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực gia đình hiện nay dưới cái nhìn của Tâm lý học Từ đó đề xuất các giải pháp để có thể giảm nhẹ vấn nạn này Đặc biệt là chú trọng các giải pháp liên quan đến sức khỏe tinh thần, chữa lành tâm lý

3 Phương pháp tiến hành

Tiểu luận được xây dựng trên những cơ sở những lý thuyết trọng tâm của môn Tâm lý học đại cương, cùng với những lý luận thực tiễn từ đời sống, kết hợp những thao tác phân tích so sánh tổng quan, … từ các tài liệu khác nhau, các bài nghiên cứu khoa học về hiện tượng bạo lực gia đình để có thể tìm ra những khía cạnh mới, những thông tin chân thực và khách quan nhất phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Những khái niệm có liên quan

1.1.1 Gia đình là gì?

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục

Trang 7

Trong thực tế gia đình có những ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến xã hội Bởi gia đình đảm nhận các chức năng chính nhằm đảm bảo sự phát triển và tồn tại của xã hội

Xét dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy

định của Luật này (điều 2 khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

Còn theo góc độ tâm lý học, gia đình được nghiên cứu dưới tư cách là một nhóm nhỏ của xã hội,

có mối quan hệ tình cản đặc biệt, quan hệ liên nhân cách phức tạp và là môi trường đầu tiên diễ ra sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân

1.1.2 Bạo lực gia đình là gì?

Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực một cách cố ý giữa các thành viên trong gia đình Hành vi đó có khả năng gây tôn hại hoặc gây tổn hại đến các thành viên khác về mặt thể xác, tinh thần, kinh tế

Tùy vào cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu thì sẽ phân bạo lực gia đình thành những loại khá nhau Tuy nhiên, có ba loại chính đó là: bạo lực về thân thể, bạo lực về tinh thần và bạo lực về kinh tế

xã hội

Tại điều 2, bộ luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 đã nêu rõ các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm

cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đinh

kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chinh

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở

1.2 Những nội dung lý thuyết của Tâm lý học có liên quan

1.2.1 Nhận thức

Nhận thức là một hoạt động đặc trưng của con người Theo nghĩa rộng nó được hiểu là một thuật ngữ dùng để chỉ một quá trình tổng thể của sự hiểu biết về đối tượng và sự kiện trong môi trường Nhận thức phản ánh được hiện tượng xung quanh và cả chính bản thân mỗi cá nhân Trên cơ sở đó hình thành nên những hành động đối với thế giới xung quanh và với chính mình Thông qua nhận thức cá nhân sẽ

có thể làm chủ được mọi hành vi của bản thân, làm chủ được môi trường tự nhiên cũng như môi trường

xã hội

Quá trình nhận thức sẽ được hiểu một cách hoàn chỉnh nhất khi chúng ta phân nó thành các giai đoạn: cảm giác, tri giác và nhận thức các đối tượng

Trang 8

*C ảm giác và sự thích ứng của cảm giác

Cảm giác được hiểu đó là quá trình phản ánh một sự vật hiện tượng đang tác động vào giác quan chúng ta theo một cách riêng lẻ từng thuộc tính Nó là một hình thức phản ánh tâm lý đầu khởi của con người về thế giới khách quan Cảm giác là nền tảng cho các hình thức nhận thức cao hơn

Cũng như rất nhiều hiện tượng tâm lý khác, cảm giác cũng diễn ra theo những quy luật nhất định Trong đó, có quy luật thích ứng của cảm giác Thích ứng cảm giác là sự thay đổi khả năng cảm giác hay mức độ nhạy cảm cho phù hợp với cường độ kích thích không đổi ở một thời gian dài

Thích ứng cảm giác sẽ xảy ra theo cơ chế đó là chỉ khi nào bị kích thích lâu dài đến mức quen thuộc với kích thích ấy và không còn phản ứng đối với nó nữa

1.2.2 Sự phát triển nhận thức trong suốt cuộc đời

Ở mỗi cá nhân, cuộc đời của chúng ta đều trải qua những giai đoạn khác nhau và ở mỗi giai đoạn sẽ có những sự thay đổi, hình thành những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự hiểu biết và hành động của chúng ta ở giai đoạn tiếp nối Nhận thức cũng không ngoại lệ, qúa trình này bắt đầu từ khi chúng ta sinh ra và tiếp diễn ở tương lai

Theo Jean Piaget, sự phát triển nhận thức trong suốt cuộc đời sẽ trải qua 4 giai đoạn chính:

chuyển động và cảm giác Chúng nhận ra rằng một hành động có thể đưa đến một thứ gì đó xảy ra trong thế giới của chúng

- Giai đoạn tiền thao tác (2 – 7 tuổi): ở giai đoạn này trẻ đã phát triển hơn về mặt nhận thức thông qua việc học sử dụng từ ngữ và hình ảnh, có suy nghĩ tượng hình hơn Đặc biệt ở gia đoạn này, trẻ thường có xu hướng phân định rạch ròi, rõ ràng, trắng đen của một sự vật hiện tượng

- Giai đoạn thao tác cụ thể ( 7 – 11 tuổi): đây sẽ là giai đoạn trẻ hình thành tư duy logic về một

sự kiện nào đó xảy ra xung quanh Trẻ ở giai đoạn này trẻ sử dụng đầu óc để suy nghĩ, tư duy

từ những thông tin cụ thể đến những nguyên lý mang tính tổng quát

niên Đây là khoảng thời gian bắt đầu có nhiều suy nghĩ trừu tượng hơn và tư duy nhiều hơn

về các vấn đề mang tính giả thiết Trẻ trong giai đoạn vị thành niên có tâm lý khá nhạy cảm

và sẽ có khuynh hướng chống lại những nhận thức cá nhân

1.2.3 Ý thức, sự hình thành phát triển ý thức cá nhân

Theo tâm lý học ý thức chính là sự phản ánh tâm lý cao nhất của con người Là sự phản ánh thông qua ngôn ngữ những gì được tiếp thu trong quá trình tiếp xúc qua lại với thế giới khách quan

Dưới góc độ tâm lý học, khi nghiên cứu về ý thức cũng như sự hình thành ý thức thì sẽ thường quan tâm đến sụ hình thành phát triển ý thức cá nhân Bởi vì, xác định được con đường hình thành phát triển ý thức cá nhân sẽ là chìa khóa cho quá trình giáo dục con người

Ý thức cá nhân sẽ được hình thành và phát triển ở một số khía cạnh sau:

c ủa cá nhân: thông qua hoạt động và bằng hoạt động mỗi cá nhân sẽ tự hình thành ý thức về

Trang 9

- Ý thức của cá nhân được hình thành trong quá trình giao tiếp với người khác và với xã hội:

trong quá trình giao tiếp cá nhân sẽ nhận thức, đối chiếu mình với người khác thông qua quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin Từ đó sẽ điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với những gì đã hình thành trong mình

- Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội và ý thức xã

h ội: thông qua các tri thức, quá trình dạy và học sẽ tạo nên ý thức cá nhân

đánh giá hành vi cá nhân: trên cơ sở đối chiếu bản thân với người khác, với chuẩn mực xã

hội, cá nhân sẽ dần hoàn thiện được ý thức cá nhân

1.2.4 Nhân cách và sự hình thành phát triển nhân cách

Nhân cách là nền tảng trong việc phản ánh tâm lý con người Trong tâm lý học nhân cách là một khái niệm khá rộng và có rất nhiều cách để định nghĩa về nhân cách Tuy nhiên, hiểu một cách ngắn gọn nhân cách chính là tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý riêng của từng cá nhân quy định bản sắc và giá trị của cá nhân đó

Cấu trúc của nhân cách bao gồm các trạng thái tâm lý, các quá trình tâm lý và các thuộc tính tâm

lý Phần sâu nhất tồn tại bên trong của nhân cách có mức độ nhạy cảm vô cùng cao đó chính là tâm hồn Tâm hồn là thế giới nội tâm của con người, nó có khả năng điều khiển mọi hành vi con người

Nhân cách của con người không hẳn sinh ra đã có mà nó được hình thành trong quá trình lao động, giao tiếp, học tập, quá trình trưởng thành của mỗi cá nhân Quá trình hình nhân nhân cách cũng chịu không ít sự chi phối, bao gồm các nhân tố di truyền, môi trường tự nhiên, hoàn cảnh xã hội, giáo dục, hoạt động ,giao tiếp, …

Quá trình hình thành phát triển nhân cách chịu sự chi phối mạnh mẽ nhất bởi yếu tố giáo dục Giáo dục là con đường giúp nhân cách hình thành và phát triển theo những mô hình, hình mẫu để có thể đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống

Giáo dục là yếu tố tác động mạnh mẽ, nhưng giáo dục mà không có sự hoạt động của cá nhân thì

sẽ không thực hiện được chức năng của mình Quá trình tham gia vào hoạt động sẽ giúp cá nhân học hỏi nhằm đáp ứng được các yêu cầu nhất định về phẩm chất và năng lực phù hợp Chính vì thế, hoạt động của cá nhân trong cuộc sống sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành phát triển nhân cách

Giao tiếp cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân

mực,… Có thể đánh giá bản thân dựa trên người khác từ đó thay đổi những suy nghĩ, giá trị, cảm xúc của bản thân cho phù hợp Giao tiếp là công cụ giúp con người hình thành năng lực tự ý thức, một trong những thành tố quan trọng của nhân cách

Con người không thể sống một mình mà phải sống trong môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Đó là những môi trường xung quanh con người như: gia đình, bạn bè, khu xóm, tập thể, … Đây là những môi trường có ảnh hưởng khá lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách Nhân cách

cá nhân sẽ bị tác động và thay đổi, điều chỉnh liên tục từ nhóm cơ sở là gia đình, cho đến các nhóm thứ cấp ngoài xã hội để có thể thích ứng với các quan hệ xã hội

2 Thực trạng hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay

Trang 10

Hiện tượng bạo lực gia đình hiện nay đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung Ở nước ta, bạo lực gia đình xảy ra nhiều nhất đối với hai đối tượng chính là phụ nữ và trẻ em Tuy nhiên, những năm gần đây, bên cạnh các cuộc bạo lực xảy ra giữa chồng – vợ, cha mẹ - con cái thì còn có thêm các cuộc bạo lực gia đình giữa con cái đối với cha mẹ già

Dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, với đối tượng nào thì đây cũng là một thực trạng đáng quan tâm và

cần được khắc phục một cách tốt nhất có thể

Đây không phải là một hiện tượng mới, bạo lực gia đình đã xuất hiện rất lâu trong xã hội xưa với

tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, chế độ phụ hệ Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này nó không chỉ xảy ra với những gia đình mang tư tưởng xưa cũ nữa mà nó xảy ra ngay trong những gia đình tiến bộ Nó xảy ra

từ những miền quê đến những thành phố văn minh, từ những gia đình có mức sống thấp đến cả gia đình

có mức sống cao

Theo Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 Gần 6.000 phụ

nữ trong độ tuổi từ 15 - 64 được phỏng vấn và kết quả cho thấy ở Việt Nam hầu hết bạo lực đối với phụ

nữ thường do chồng gây ra Số liệu thu thập từ nghiên cứu năm 2019 cho thấy cứ 03 phụ nữ thì có gần

02 phụ nữ (62,9%) phải chịu một hoặc nhiều hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và 31,6% phụ nữ phải chịu các hình thức bạo lực này ở hiện tại (trong 12 tháng tính từ ngày khảo sát trở về trước)

Còn theo thống kê trong khoảng thời gian nước ta thực hiện giãn cách xã hội của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã công bố thì chỉ trong tháng 4 / 2020 tổng đài 111 – tổng đài bảo vệ trẻ em đã tiếp nhận tổng là 750 cuộc gọi đề nghị trợ giúp Trong đó bao gồm 200 cuộc gọi mong muốn được hỗ trợ can thiệp vào vấn đề bạo lực gia đình, xâm hại ở trẻ em và những vấn đề liên quan đến sang chấn, tổn thương tâm lý

Những số liệu trên mặc dù đã cho thấy sự tàn khốc của hiện tượng bạo lực gia đình ở nước ta trong thời gian gần đây Tuy nhiên, đó chưa phải là tổng số chính xác Bởi vì, không phải nạn nhân nào cũng có thể nhờ sự trợ giúp Thực tế, đằng sau hàng trăm trường hợp được thống kê thì vẫn còn rất nhiều trường hợp bạo lực gia đình nhưng chưa bao giờ được công khai

Theo như bà Khuất Thu Hồng, Trưởng Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực giới tại Việt Nam về kết quả khảo sát 300 phụ nữ tại Hà Nội đối với vấn đề này thì hơn 50% trong tổng số cho biết rằng họ không biết phải tìm sự hỗ trợ ở đâu đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh ,giãn cách xã hội Bên cạnh đó, một số trường hợp thường bị giấu kín trong gia đình, vì nạn nhân thường bị tâm lý e ngại khi nhắc đến vấn đề nhạy cảm này Họ sợ xấu hổ và sự kỳ thị của xã hội nên chọn cách im lặng và chịu đựng

Bạo lực gia đình xảy ra là một điều đáng sợ, nhưng hậu quả của nó mang lại còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần Được biết, hơn 80% những cuộc ly hôn xảy ra của các cặp vợ chồng hàng năm đa số xuất phát từ hành vi bạo lực gia đình như đánh đập, ngược đãi, … Bạo lực gia đình xảy ra cũng để lại một hậu quả nghiêm trọng làm tổn hại đến năng suất lao động và đến nền kinh tế của Việt Nam Và hơn thế nữa bạo lực gia đình còn ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến tâm lý, tinh thần của nạn nhân và những người trong gia đình Hiện nay xuất hiện cá trường hợp tự tử, tự kỷ, stress nặng, sang chấn tâm lý, …

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Sáu, T. T. (2015). ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA TRẺ EM. T ạ p chí Khoa h ọ c và Công ngh ệ , 4(2).- Đườ ng link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 4
Tác giả: Sáu, T. T
Năm: 2015
1. Lý Thị Minh Hằng (2009). Bạo lực gia đình và hậu quả tâm lý đối với nạn nhân của bạo lực gia đình Khác
2. Nguy ễn Bá Đạ t (2012). Nh ữ ng hành vi kém thích nghi c ủ a thanh thi ếu niên trong gia đình có bạo lực. Tạp chí Tâm lý học số 4 (157) 4-2012 Khác
3. Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Thắm (2017). Bạo lực gia đình – một số nguyên nhân hậu quả. Tạp chí Giáo dục Số đặc biệt Khác
4. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)-(2007). Giáo trình Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Sư phạm Khác
5. Richard J.Gerrig, Phillip G. Zimbardo – Kim Dân dịch.Tâm lý học và đời sống. NXB Lao động Khác
w