Nghiên cứu về thực trạng này cóthể giúp xác định nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để giảm bạo lực học đường, tạo ramôi trường học tập tích cực hơn.Vấn đề bạo lực học đường đã thu hút sự
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU LẬP LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY Ở
VIỆT NAM
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Oanh
TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2024
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU LẬP LUẬN
TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY Ở
VIỆT NAM
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Sinh viên: Trần Lê Huyền Trang
Mã số sinh viên: 2037230444
TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1 Khái niệm cơ sở: 7
1.2 Một số mô hình phòng chống bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay: 7
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY8 2.1 Tình hình bạo lực trong trường học: 8
2.2 Các hành vi bạo lực phổ biến: 9
2.3 Yếu tố gây ra bạo lực học đường: 9
2.4 Hậu quả của bạo lực học đường đối với cộng đồng giáo dục: 9
2.4.1 Hậu quả của bạo lực học đường đối với những người trải qua nó: 9
2.4.2 Hậu quả của bạo lực học đường đối với người gây ra nó: 10
2.5 Nguyên nhân và giải pháp: 10
2.5.1 Nguyên nhân: 10
2.5.2 Gỉai pháp: 12
2.6 Đề xuất về pháp luật và giáo dục: 13
CHƯƠNG 3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13
3.1 Kết luận nghiên cứu về tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay: 13
3.2 Kiến nghị: 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bạo lực học đường đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam, ảnh hưởng đến
sự phát triển toàn diện của học sinh và giáo dục chung Nghiên cứu về thực trạng này có thể giúp xác định nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để giảm bạo lực học đường, tạo ra môi trường học tập tích cực hơn
Vấn đề bạo lực học đường đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng, từ giáo viên, phụ huynh đến các nhà quản lý giáo dục và chính quyền địa phương Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường có thể cung cấp thông tin hữu ích để các bên liên quan đưa ra các chính sách và biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho vấn đề bạo lực học đường sẽ có ảnh hưởng tích cực đến xã hội, góp phần cải thiện môi trường học tập và bảo vệ quyền lợi của học sinh Với những lý do trên, việc chọn đề tài Thực trạng bạo lực học đường hiện nay ở Việt Nam là một sự lựa chọn hợp lý và mang tính xã hội quan trọng
2 Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam đang rất cần thiết
và đáng quan tâm Dữ liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy từ năm học 2022-2023, đã
có 1.250 vụ việc bạo lực học đường xảy ra, liên quan đến 3.478 học sinh vi phạm Thống
kê từ Bộ GD&ĐT cũng cho biết từ ngày 1/9/2021 đến đầu tháng 11/2023, cả nước xảy ra
699 vụ bạo lực học đường liên quan đến hơn 2.000 học sinh, với bình quân mỗi 50 cơ sở giáo dục xảy ra một vụ việc Ngoài ra, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã kết luận và
đề nghị các cấp, các ngành hành động quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả để kéo giảm tình trạng bạo lực học đường
Từ những dữ liệu và thông tin trên, việc nghiên cứu thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam là cực kỳ quan trọng để hiểu rõ hơn về vấn đề này, đánh giá tác động của nó đến học sinh và cộng đồng, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá quy mô và tần suất của bạo lực học đường:
Xác định số lượng các trường hợp bạo lực học đường đã xảy ra ở các trường học ở Việt Nam
Phân tích tần suất và sự lan rộng của vấn đề này trong cộng đồng học sinh
Trang 5- Xác định nguyên nhân và yếu tố gây ra bạo lực học đường:
Nghiên cứu các nguyên nhân tiềm ẩn và cụ thể dẫn đến hành vi bạo lực học đường
Phân tích tác động của yếu tố cá nhân, gia đình, và xã hội đối với bạo lực học đường
- Đánh giá hậu quả của bạo lực học đường:
Đo lường tác động của bạo lực học đường đối với sức khỏe tinh thần và vật lý của học sinh
Nghiên cứu tác động của bạo lực học đường đến môi trường học tập và sự phát triển cá nhân của học sinh
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu bạo lực học đường:
Xây dựng các phương pháp và chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường
Đề xuất các chương trình giáo dục và can thiệp xã hội nhằm ngăn chặn và giải quyết vấn đề này
Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp thông tin chính xác và chi tiết để hiểu rõ hơn về tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam và từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu vấn đề này
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng chịu chủ yếu:
Học sinh và sinh viên: Là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng chủ yếu của bạo lực học đường, bao gồm cả hành vi đánh nhau, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục,
và các hành vi khác
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Ở Việt Nam
Phạm vi thời gian: Hiện nay
Với sự đa dạng và phức tạp của đối tượng, nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam cần tập trung vào các nhóm đối tượng này để hiểu rõ hơn về vấn đề và đề xuất các giải pháp phù hợp để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường
Trang 65 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: Phương pháp khảo sát, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính
6 Kết cấu:
Chương 1: Cơ sở lý luận
- Tổng hợp các cơ sở lý luận về bạo lực học đường và các khái niệm liên quan
- Phân tích các mô hình lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước đây về bạo lực học đường
Chương 2: Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay
- Trình bày kết quả nghiên cứu về tình hình bạo lực học đường ở Việt Nam
- Phân tích những yếu tố gây ra bạo lực học đường và cách mà chúng ảnh hưởng đến học sinh, giáo viên và hệ thống giáo dục
- Đề xuất các giải pháp cụ thể để ngăn chặn và giảm thiểu bạo lực học đường
Chương 3: Kết luận và kiến nghị
- Tóm tắt kết quả nghiên cứu và rút ra những kết luận quan trọng
- Đưa ra các kiến nghị cho chính phủ, các tổ chức, và các cá nhân để cải thiện tình hình bạo lực học đường
Tài liệu tham khảo
- Liệt kê tất cả các tài liệu và nguồn tham khảo đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm cơ sở:
Bạo lực học đường là hành vi gây tổn thương cho người khác về thể chất và tinh thần,
diễn ra trong bối cảnh trường học Các hình thức bạo lực học đường bao gồm bạo lực có
vũ khí, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, và đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn, phát triển toàn diện của học sinh
Khái niệm về bạo lực học đường theo quy định của pháp luật bao gồm nhiều hình thức hành vi bạo lực gây rối trong môi trường học tập và xung quanh trường học Điều này bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bắt nạt và đe dọa bạo lực Bạo lực học đường có thể xảy ra trên địa bàn trường học, trong các hoạt động liên quan đến trường, và thậm chí qua việc bắt nạt trực tuyến, ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe của học sinh, giáo viên và nhân viên
1.2 Một số mô hình phòng chống bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay:
Một số mô hình phòng ngừa đã thực hiện tại trường học hiện nay ở Việt Nam:
- Trường Trung học cơ sở Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang thành lập mô hình phòng chống bạo lực học đường (2019) Tháng 9 năm 2019, Uỷ ban nhân dân thành phố cùng phường Mỹ Thời, Trường Trung học cơ sở Mỹ Thới phối hợp thành lập mô hình về phòng chống bạo lực trường học Trong đó, thành lập tổ thực hiện với đối ngũ điều hành có lãnh đạo, công an phường nơi cư trú, lãnh đạo nhà trường, thầy cô chủ nhiệm, đại diện cha mẹ học sinh và một số gia đình buôn bán cạnh, gần trường học Mục tiêu chính của mô hình này là hướng học sinh tới việc chấp hành nội quy, quy định của trường học và quy định pháp luật Trong đó có các hoạt động chính gồm: Phổ biến tuyên truyền và giám sát việc chấp hành quy định học đường của toàn thể học sinh; Tìm hiểu và nắm rõ các nhóm học sinh cá biệt, nhóm học sinh hay tụ tập gây sự với học sinh khác bên ngoài cổng trường để kịp thời ngăn chặn, xử lí trước khi sự việc nghiêm trọng hơn Đồng thời, có kế hoạch giáo dục, động viên các em học sinh nguy cơ thay đổi tích cực, hiểu, chấp hành nội quy, quy định, không thực hiện hành vi gây hấn, bạo lực với người khác…
Tổ điều hành đồng thời cũng thực hiện vận động người dân cũng như toàn thể tham gia vào hoạt động phòng chống bạo lực thường xuyên, tích cực Công an phường Mỹ Thới được phân công việc giám sát, thực thi, tổ chức hướng dẫn cho nhân dân cùng làm, hướng tới mở rộng mô hình đến các trường học khác trên địa bàn
- Mô hình “Tự quản của học sinh trong việc phòng, chống bạo lực học đường” Trường Trung học phổ thông Cần Giuộc, Thành phố Hồ Chí Minh Mô hình này có sự tham gia của nhiều lực lượng từ công an huyện, ban chỉ đạo phong trào của trường, cán bộ, giáo viên nhà trường Mục tiêu của mô hình gồm: Tuyên truyền, trao đổi, thông tin tình hình,
Trang 8cung cấp cách thức hoạt động của tội phạm ma túy; tác hại của ma túy; bạo lực học đường; luật giao thông, Tăng cường hoạt động tuần tra, giám sát giao thông, nhà trường
và các lực lượng phối hợp nhằm đảo bảo an toàn cho học sinh trên đường đi học Quản lí,
xử lí các nguồn thông tin phản ánh về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí của học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh
Ngoài ra, còn một số mô hình phòng chống bạo lực học đường trong phạm vi nhà trường cũng đã được thực hiện tại Hà Nội, Hải phòng… và một số mô hình khác như mô công tác xã hội, mô hình tham vấn học đường vận dụng trong phòng chống bạo lực học đường trong trường học cũng được một số địa phương tiến hành như: Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang triển khai mô hình Công tác xã hội trường học (từ năm 2014)
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Tình hình bạo lực trong trường học:
- Hơn 50% học sinh ở cả thành thị và nông thôn được cho là liên quan đến bạo lực học đường theo một nghiên cứu mới đây
- Gần 1.600 vụ việc bạo lực, chủ yếu là đánh nhau, được báo cáo xảy ra trên địa bàn trường học hoặc ngoài cổng trường mỗi năm, và mỗi năm có khoảng một trong 11.000 học sinh bị đuổi học vì tham gia vào các vụ đánh nhau
- Số liệu thống kê tại Hội nghị đánh giá về công tác phòng, chống bạo lực học đường tổ chức năm 2022 (số liệu tổng hợp từ báo cáo của 49/63 tỉnh, thành phố) cho thấy, trong 5 năm (từ năm học 2017 2018 đến năm học 2021 -2022), tổng số vụ việc bạo lực học đường xảy ra là 2.624
vụ, với 7.209 đối tượng có liên quan
- Trong đó, năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019 có số vụ bạo lực học đường cao nhất
và ngày càng có xu hướng giảm dần cả về số vụ việc và số đối tượng tham gia Năm học
2021 - 2022 có tổng số 386 vụ/1.161 đối tượng liên quan, số học sinh có nguy cơ liên quan đến bạo lực học đường là 935 học sinh
Theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, tính từ đầu năm học 2022
-2023 đến nay, toàn quốc đã xảy ra 27 vụ việc về bạo lực học đường liên quan đến 108 người (Tiểu học: 3 vụ việc, liên quan đến 17 người; THCS: 17 vụ việc, liên quan đến 59 người; THPT: 7 vụ việc, liên quan đến 32 người) Trong đó, có 7 vụ bạo hành, 16 vụ bạo lực về thể chất, 1 vụ bạo lực tinh thần và 3 vụ bạo lực với các hình thức khác
Trang 9- Hầu hết các vụ việc đều được xử lý bằng các hình thức như: tư vấn tâm lý, phối hợp với gia đình để cùng giáo dục hoặc xây dựng Kế hoạch can thiệp hỗ trợ, một số trường hợp được xử lý theo quy định của pháp luật
- Cả nước có 242 học sinh nguy cơ liên quan đến bạo lực học đường cần quan tâm hỗ trợ (trong đó, Tiểu học: 84 em; THCS: 110 em; THPT: 48 em)
Mặc dù số liệu báo cáo cho thấy bạo lực học đường đã từng bước được hạn chế, tuy nhiên các chuyên gia nhận định thực trạng bạo lực học đường đang có tính chất phức tạp Nhiều vụ việc có tổng số người tham gia lớn, sử dụng hung khí nguy hiểm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
2.2 Các hành vi bạo lực phổ biến:
- Nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Minh Mục từ một trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã chỉ ra rằng trong số 11 hành vi được coi là bạo lực học đường, 38,49% học sinh được khảo sát đồng ý rằng hành vi phổ biến nhất là xúc phạm
- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hành vi bạo lực thường xuất phát từ áp lực của phụ huynh, và cũng có liên quan đến các trò chơi và phim ảnh bạo lực
2.3 Yếu tố gây ra bạo lực học đường:
- Nghèo đói, thực hành tôn giáo hoặc văn hóa gây hại, trường học thiếu nguồn lực, thiếu đào tạo về phát triển trẻ em, và việc giáo dục bằng cách thô bạo hoặc bạo lực là một số yếu tố gây ra bạo lực học đường
- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với phương tiện truyền thông giúp hình thành hành vi bạo lực ở trẻ em Việc tiếp xúc liên tục với nội dung bạo lực có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trí, đặc biệt là với số giờ trẻ em dành cho các thiết bị điện tử ngày nay
2.4 Hậu quả của bạo lực học đường đối với cộng đồng giáo dục:
- Bạo lực học đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả mặt vật lý và tinh thần đối với học sinh Hậu quả về mặt vật lý có thể bao gồm chấn thương, tổn thương, thậm chí tử vong Trong khi đó, hậu quả tinh thần có thể là trầm cảm, lo âu, giảm tự tin,
và gây ra ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh
- Ngoài ra, bạo lực học đường cũng ảnh hưởng đến việc đi học của học sinh, dẫn đến kết quả học tập kém hơn
2.4.1 Hậu quả của bạo lực học đường đối với những người trải qua nó:
- Hậu quả của bạo lực học đường đối với học sinh có thể là các vấn đề tâm lý, như trầm cảm, hậu quả về sức khỏe cũng như các vấn đề xã hội khác như cô đơn và tự ti
Trang 10- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em chứng kiến hoặc trải qua bạo lực có thể cảm thấy đau đớn và sợ hãi, và đây có thể thay đổi niềm tin cơ bản của họ về cuộc sống và con người
2.4.2 Hậu quả của bạo lực học đường đối với người gây ra nó:
Trẻ em gây ra bạo lực học đường có thể cảm thấy rằng hành vi bạo lực là cách duy nhất để bảo vệ mình Họ có thể trải nghiệm sự hài lòng sau khi thực hiện hành vi bạo lực, nhưng sau đó họ sẽ sợ bị trừng phạt hoặc trả thù, và điều này có thể gây ra sự tức giận và dẫn đến hành vi bạo lực tiếp theo
2.5 Nguyên nhân và giải pháp:
2.5.1 Nguyên nhân:
Nguyên nhân của bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay phức tạp và đa dạng Nó bắt nguồn từ những áp lực tâm lý và stress của học sinh, các ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường gia đình, cũng như những thiếu sót trong công tác quản lý và giáo dục của nhà trường Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
2.5.1.1 Từ học sinh:
- Thiếu kỹ năng sống: Học sinh chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng giao tiếp, giải quyết
mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc… dẫn đến việc sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề
- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực: Học sinh chứng kiến hoặc từng là nạn nhân của
bạo lực trong gia đình, phim ảnh, internet… dễ có xu hướng học theo và sử dụng bạo lực
- Chứng kiến hoặc từng là nạn nhân của bạo lực: Nạn nhân của bạo lực có thể trở
thành “thủ phạm” do ảnh hưởng tâm lý và muốn “trả thù”
- Tâm lý muốn khẳng định bản thân: Một số học sinh sử dụng bạo lực để thể hiện sức
mạnh, khẳng định bản thân với bạn bè
- Lòng ích kỷ, thiếu đồng cảm: Một số học sinh không quan tâm đến cảm xúc của
người khác, dẫn đến hành vi bạo lực
2.5.1.2 Từ gia đình:
Gia đỉnh là cái nôi đầu tiên định hình nhân cách cho trẻ Tuy nhiên, trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân nên một bộ phận phụ huynh học sinh thiểu quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con em mình, hơn thể nữa là chính trong bản thân gia đinh bố mẹ xảy ra mẫu thuẫn, những hành vi, thái độ của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các em Môi trường gia đình đặc biệt quan trọng bởi thời gian các em sống và học tập kinh nghiệm sống nhiều nhất Hơn nữa giai đoạn tuổi vị thành niên mang nhiều đặc điểm
dễ chịu sự tác động từ bên ngoài: dễ bị kích động, dễ dàng và nhanh chóng tiếp thu và chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài Hầu hết các em được hỏi về nguyên nhân của hành vi gây bạo lực đều cho rằng phần lớn các bạn có hành vi bạo lực đều xuất thân trong