1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Đề tài tác Động của bạo lực gia Đình Đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em

30 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Bạo Lực Gia Đình Đối Với Sự Phát Triển Tâm Lý Của Trẻ Em
Tác giả Vũ Viết Trung, Nguyễn Tiến Thành, Đoàn Tân Khoa, Lâm Gia Đại
Người hướng dẫn PGS.Ts Đoàn Văn Đính
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 0,94 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (8)
    • 1.1 Các khái niệm (8)
      • 1.1.1 Khái niệm bạo lực gia đình (8)
      • 1.1.2. Khái niệm về tâm lý của trẻ em (9)
    • 2.1 Lịch sử nghiên cứu, cơ sở lý luận (9)
  • CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
    • 2.1 Thiết kế nghiên cứu (14)
    • 2.2 Chọn mẫu (17)
    • 2.3 Phương pháp nghiên cứu (19)
      • 2.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu (20)
      • 2.3.2 Quy trình xử lý dữ liệu (21)
      • 2.3.3. Mô hình nghiên cứu (23)
    • 2.4 Công cụ thu thâp thông tin (28)
  • Tài liệu tham khảo (30)

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

 Nghiên cứu được thiết kế theo dạng định lượng:

 Nghiên cứu định lượng: Tiến hành dùng dữ liệu dạng số để lượng hóa sự biến đổi trong một tình huống hiện tượng, vấn đề sự kiện.

 Chủ yếu sử dụng các thang đo quãng hay tỷ lệ để đo lường các biến số.

 Phương pháp thu thập dữ liệu khi sử dụng là khảo sát bằng bảng câu hỏi Sử dụng thang đo Likert 5 mức để đo lường các biến số.

 Do tính cấp thiết của vấn đề và thời gian có hạn, nên nghiên cứu được thực hiện theo dạng thiết kế nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát bằng bảng câu hỏi để có thể đúc kết số lượng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhanh chóng và chính xác

 Phương pháp thu thập dữ liệu bằng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:

Phương pháp sử dụng dữ liệu thứ cấp: tiến hành đọc, tìm tài liệu trên Google Schooler, phân tích tài liệu từ những đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án có tính xác thực cao trong nước cũng như ngoài nước. Phương pháp này hỗ trợ xây dựng cơ sở cho nghiên cứu.

Phương pháp sử dụng dữ liệu sơ cấp: nghiên cứu sử dụng trực tiếp dữ liệu có được thông qua việc sử dụng bảng hỏi, khảo sát bằng bảng hỏi trên mạng xã hội Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế trên Google Form, và gửi đến người điền khảo sát thông qua trang mạng xã hội Facebook.

 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài diễn ra thuận lợi và nhanh chóng Nhóm chúng em sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập thông tin dữ liệu Mặc dù bảng câu hỏi khi đưa vào khảo sát có nhiều người được khảo sát thường không nhớ chính xác vấn đề và làm cho có lệ Nhưng bên cạnh đó cũng giúp nhà nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, không gian, quản lí các thông tin một cách bao quát hơn và họ sẽ dễ dàng tổng hợp dữ liệu để cùng nhau thảo luận, phân tích vấn đề và đưa ra ý kiến, quyết định về kết quả thu được.

Lí do khảo sát: Nghiên cứu cách mà bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lí của trẻ em, bao gồm cảm xúc, hành vi và phát triển nhận thức.

(Họ tên, ngày sinh người được khảo sát)

Mã hóa biến Câu hỏi khảo sát Mức độ trả lời

Khi gia đình em có hành vi bạo lực thì khả năng thích nghi của em có kém hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Khi em chứng kiến bạo lực gia đình, thì khả năng thích ứng với môi trường mới của em kém hơn các bạn khác.

Khi em bị bạo hành thì em sẽ có xu hương bạo lực.

Khi gia đình em có bạo lực thì em gặp khó khăn trong việc phát triển kỹ năng xã hội.

Khi em thường xuyên chứng kiến bạo lực gia đình thì em gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình.

BLGĐ1 Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và tâm lý của trẻ.

BLGĐ2 Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc của trẻ.

BLGĐ3 Bạo lực gia đình làm giảm sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ.

BLGĐ4 Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ.

BLGĐ5 Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

BLGĐ6 Bạo lực gia đình ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

 Thiết kế câu hỏi phỏng vấn:

Câu hỏi phỏng vấn là một công cụ quan trọng trong việc thu thập dữ liệu định tính, giúp khai thác sâu sắc trải nghiệm và quan điểm của đối tượng nghiên cứu Dưới đây là các câu hỏi phỏng vấn được chia thành các phần nhằm khai thác chi tiết về các khía cạnh khác nhau của bạo lực gia đình và tác động của nó đối với trẻ em:

- Bạn có thể cho biết tuổi của mình không?

- Bạn đang học lớp mấy và trường nào?

- Bạn sống với ai trong gia đình?

- Bạn có bao nhiêu anh chị em?

- Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bạn như thế nào?

3 Kinh nghiệm về bạo lực gia đình

- Bạn có thể kể lại một lần bạn đã chứng kiến bạo lực gia đình không?

- Ai là người thường xuyên gây ra bạo lực trong gia đình bạn?

- Bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên như thế nào trong gia đình bạn?

4 Cảm nhận và tác động tâm lý

- Bạn cảm thấy như thế nào khi chứng kiến bạo lực gia đình?

- Những sự kiện bạo lực này ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần của bạn ra sao?

- Bạn có gặp khó khăn gì trong việc tập trung vào học tập sau khi chứng kiến bạo lực gia đình không?

5 Tác động đến tâm lý và cuộc sống học tập

- Bạo lực gia đình có ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của bạn không? Nếu có, bạn có thể giải thích cụ thể hơn?

- Bạn có cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với bạn bè và thầy cô sau khi chứng kiến bạo lực gia đình không?

- Bạn có tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hoặc xã hội không? Bạo lực gia đình có ảnh hưởng gì đến việc tham gia này không?

- Khi bạn cảm thấy buồn hoặc lo lắng về bạo lực gia đình, bạn thường làm gì để giải tỏa cảm xúc?

- Bạn có nhận được sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc giáo viên không? Nếu có, sự hỗ trợ đó như thế nào?

- Bạn nghĩ gì về các biện pháp mà gia đình hoặc nhà trường có thể làm để giúp đỡ những trẻ em như bạn trong tình huống này?

7 Đề xuất và ý kiến cá nhân

- Theo bạn, nguyên nhân chính gây ra bạo lực gia đình là gì?

- Bạn có ý kiến hoặc đề xuất gì để giảm thiểu bạo lực gia đình không?

- Bạn nghĩ rằng việc giáo dục và tuyên truyền về bạo lực gia đình có thể giúp giảm thiểu vấn đề này không? Tại sao?

Chọn mẫu

Để đảm bảo nghiên cứu được đa dạng mà vẫn ít mất thời gian nên nhóm đã chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Nghiên cứu sẽ được tiến hành ở tất cả những học sinh đang theo học tại các trường cấp 2 và cấp 3 trong khu vực Bình Thạnh,Gò Vấp tại TP.HCM

Theo số lượng học sinh mà nhóm tìm được thì hơn 12.000 học sinh đang theo học tại các trường THPT và THCS ,vì vậy số lượng nghiên cứu đã lớn hơn 10.000 do đó sẽ tính kích thước mẫu theo công thức Cochan (1977): n= z 2 ∗ p∗( 1− p) e 2

 Z: giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn ( Z=1,96 tương ứng với độ tin cậy 95%)

 p: tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn (p = 0,5 là tối đa)

 e: sai số cho phép ( e = 5% là tỷ lệ thông thường được sử dụng)

Vậy với giá trị p = 0.5, e= 0.05 ta có kích thước mẫu tối đa được xác định như sau : n= 1,96 2 ∗0.5∗(1 −0.5)

⟹ Kích thước mẫu của nghiên cứu là 385 học sinh

⟹ Như vậy,cần ít nhất 385 mẫu để đảm bảo kết quả có độ tin cậy 95% với sai số chấp nhận là 5%

 Lý do chọn kích cỡ mẫu như vậy vì:

 Đảm bảo tính đại diện : một kích cỡ mẫu lớn bảo chứng cho sự đại diện của dân số và sự sai số ngẫu nhiên sẽ được giảm thiểu.

 Tăng độ chính xác và độ tin cậy : với kích cỡ mẫu lớn,kết quả nghiên cứu sẽ có độ tin cậy và chính xác cao hơn => đưa ra kết luận mang tính chính xác.

Học sinh đang theo học tại các trường cấp 2 và cấp 3 trong khu vực Bình Thạnh,Gò Vấp tại TP.HCM

Kích thước mẫu (n) 385 học sinh

Kích thước dân số (N) 10.000 học sinh

Phân tử Một sinh viên / một bảng khảo sát, phỏng vấn

Thiết kế chọn mẫu Ngẫu nhiên

Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra nhóm tôi đã thực hiện các phương pháp như bảng dưới đây:

STT Mục tiêu Phương pháp thu thập dữ liệu

Lý do sử dụng phương pháp

Khảo sát thực trạng hành vi của trẻ trong việc bị bạo lực gia đình tác động về mặt thể chất và tinh thần.

Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát hoặc phỏng vấn đối tượng để khảo sát.

- Có thể thu thập được dữ liệu từ lượng lớn người tham gia.

- Dữ liệu có thể được định lượng và dễ dàng phân tích bằng các khung thống kê.

2 Xác định và phân tích các nguyên nhân hoặc yếu tố tác động đến tâm lý

Nhóm thảo luận - Dễ dàng thu thập được thông tin về các chuẩn mực xã hội liên của trẻ em quan đến bạo lực gia đình thông qua nhóm nghiên cứu.

Nghiên cứu cách thức và chiến lược phòng ngừa bạo lực gia đình, cũng như cách tạo điều kiện cho môi trường gia đình lành mạnh và an toàn cho trẻ em.

Nghiên cứu lý thuyết thông qua sách ,báo,các bài nghiên cứu trước cùng với kết quả khảo sát của các mục tiêu trước.

- Thu thập thông tin về luật pháp, chính sách và các chương trình can thiệp liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình và hỗ trợ trẻ em.

- Cung cấp bối cảnh cho nghiên cứu định lượng và định tính.

2.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu: Để có được những dữ liệu mong muốn khi đã xác định được cỡ mẫu n = 385 nhóm đã tiến hành theo quy trình sau:

 Bước 1: Chuẩn bị công cụ thu thập thông tin:

- Xây dựng câu hỏi trong bảng câu hỏi để khảo sát và kịch bản phỏng vấn liên quan đến bạo lực gia đình.

- Trong giai đoạn chuẩn bị sẽ tầm 1- 2 tháng để hoàn thành trước khi bắt đầu giai đoạn thu thập.

 Bước 2: Xin phép để được tiếp cận đối tượng nghiên cứu:

- Xin phép bên phía Nhà trường để có thể tiếp cận các em học sinh đồng thời giải thích mục đích nghiên cứu và đảm bảo tính bảo mật của đối tượng.

 Bước 3: Gửi bảng khảo sát:

- Mẫu bảng khảo sát sẽ được chia sẻ lên các hội nhóm học sinh của trường hoặc các diễn đàn và gửi cho những đối tượng là những học sinh đang theo học tại các trường cấp 2 và cấp 3 trong khu vực Bình Thạnh,Gò Vấp tại TP.HCM hoặc gửi link các trang mạng xã hội thịnh hành như Zalo, Facebook, Instagram,…

- Thời gian khảo sát: 01/07/2024 đến ngày 01/09/2024

 Bước 4: Thu thập thông tin:

- Tiến hành hai phương thức là phỏng vấn và khảo sát theo từng nhóm đối tượng.

 Chọn địa điểm yên tĩnh , thoải mái như phòng tư vấn tại các trường học.

 Thời gian: Sắp xếp thời gian phù hợp với trẻ.

 Sử dụng hình thức phỏng vấn cá nhân, có bút ghi âm và ghi chú câu trả lời của đối tượng.

 Tiếp cận đối tượng qua các lớp học trong giờ nghỉ giải lao.

 Quét mã QR để gửi đường link Google Form đến đối tượng cần làm khảo sát.

- Thời gian thu thập thông tin là 2 tháng, sau thời gian thu thập thông tin thì kết quả khảo sát vào 1 folder trên Google Drive để tiến hành quá trình xử lý.

2.3.2 Quy trình xử lý dữ liệu:

- Ghi âm đầy đủ và ghi chú những ý chính trong câu trả lời.

Bước 2 : Xử lý dữ liệu

- Chuyển đổi nội dung ghi âm thành văn bản và kiểm tra chính tả ngữ pháp.

Bước 3 : Mã hóa dữ liệu :

- Sau khi khảo sát và thu thập đủ

385 bảng câu hỏi khảo sát thì sẽ tiến hành xuất dữ liệu trong Excel

=> tiến hành quá trình làm sạch.

Bước 2 : Làm sạch dữ liệu

- Dữ liệu về Excel được xuất thì tiến hành mã hóa để đưa dữ liệu lênSPSS.

- Sử dụng mã hóa trục để xác định các mối liên quan giữa các mã và nhóm chúng vào chủ đề nghiên cứu.

Bước 4 :Phân tích dữ liệu

- So sánh các câu trả lời từ các đối tượng để tìm ra sự giống /khác nhau.

Bước 5 : Kiểm tra độ tin cậy

- Thảo luận với các thành viên trong nhóm tác giả để xác nhận và hoàn thiện các phát hiện.

Bước 6 : Báo cáo kết quả thu được

- Báo cáo : trình bày kết quả theo chủ đề

- Đưa ra khuyến nghị dựa trên nghiên cứu để hỗ trợ trẻ em.

- Tại đây các bảng câu hỏi lỗi sẽ bị loại bỏ.Bên cạnh đó, các dữ liệu tương tự nhau sẽ được xử lý.

Bước 3: Xử lý các số liệu giống nhau

- Chuyển dữ liệu được làm sạch sang Excel để lọc câu trả lời có hướng tương đồng.

Bước 4: Thống kê mô tả các biến

- Chọn phép tính thống kê để kiểm tra độ lệch chuẩn của các biến quan sát.

- Tiếp theo chạy phép tính thống kê, dựa trên kết quả thống kê để đánh giá các thông số liên quan.

Bước 5: Kiểm định và đánh giá độ tin cậy

- Nhóm tác giả kiểm tra biến quan sát nếu đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được giữ lại ngược lại loại bỏ

Bước 6: Phân tích hồi quy

- Nắm được mức độ ảnh hưởng của các nhân tốc tác động đến biến phụ thuộc.

Bước 7: Đọc, phân tích dữ liệu.

- Khi đã xử lí xong những dữ liệu chính nhóm tác giả bắt đầu kiểm tra lại những yếu tố mà bạo lực gia. đình tác động đến sự phát triển của trẻ em sau đó đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đó

- Mục tiêu 1 : Nhóm đã vận dụng một vài công thức phù hợp thuộc phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích thông tin đã thu thập dữ liệu từ cuộc khảo sát Hơn thế nữa, nhóm sử dụng phép tính so sánh giá trị trung bình (T - Test) để so sánh trung bình giữa hai nhóm là nhóm trẻ em trải qua bạo lực gia đình và trẻ em không trải qua bạo lực gia đình về các yếu tố như mức độ.

- Mục tiêu 2 : Sử dụng phân tích nhân tố (factor analysis ) để xác định các yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng nhiều biến số.

- Mục tiêu 3 : Sau khi đã thực hiện hai mục tiêu trên nhóm sẽ thông qua các dữ liệu và kết quả cuộc khảo sát,phỏng vấn để tiến hành suy luận logic nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện tình trạng của trẻ sau khi đã bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình.

H1: bạo lực gia đình tác động đến thể chất của trẻ em

H2: bạo lực gia đình tác động đến nhận thức của trẻ em

H3: bạo lực gia đình tác động đến hành vi của trẻ em

H4: bạo lực gia đình tác động đến cảm xúc của trẻ em

Mã hóa Mô tả biến Phương pháp

Biến phụ thuộc Tâm lý của trẻ em

Về thể chất: Có biểu hiện cảnh giác quá mức, dễ giật mình, ngủ không yên giấc, đau mỏi và đau đớn.

Về nhận thức: Trẻ thường có những suy nghĩ, ký ức về sự kiện (dù không muốn), các cơn ác mộng.

Về hành vi: Trẻ thường né tránh những địa điểm và hoạt động gợi nhớ đến sự kiện gây sang chấn, né tránh tiếp xúc hoặc cách ly về mặt xã hội, có xu hướng bạo lực.

Về cảm xúc: Trẻ thường sợ hãi, trầm cảm, tội lỗi, tức giận và dễ bị kích động, lo âu và hoảng loạn.

Lập bảng khảo sát, phỏng vấn

Biến độc lập Bạo lực gia đình

Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập trẻ em, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của trẻ.

Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của trẻ.

Lập bảng khảo sát, phỏng vấn

Dựa trên bảng mô tả biến để thiết lập xây dựng mô hình như sau:

T LCTE=α 0 + β 1 B LGĐ1 + β 2 B LGĐ 2+ β 3 B LGĐ 3+ β 4 B LGĐ 4+ β 5 B LGĐ 5+ β 6 B LGĐ6 + ε i

Phương pháp kiểm định mô hình:

- H 0: Bạo lực gia đình không tác động đến tâm lí của trẻ em

- H 1: Bạo lực gia đình có tác động đến tâm lí của trẻ em

 Kiểm định Cronbach Alpha Độ tin cậy Cronbach Alpha là một thang đo giúp cho chúng ta xác định được các biến quan sát cho một nhân tố có phù hợp hay không, ngoài ra, nó còn chỉ ra được những biến nào đóng góp trong việc đo lường khái niệm về nhân tố đó và biến nào không

 Hệ số Cronbach Alpha có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0,9 thể hiện thang đo lường rất tốt.

 Hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0,8 đến 0,9 thể hiện thang đo lường sử dụng tốt.

 Hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0,7 đến 0,8 thì thang đo này chấp nhận được.

 Hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0,6 đến 0,7 thì thang đo này cần xem lại.

 Hệ số Cronbach Alpha có giá trị nhỏ hơn 0,5 thì thang đo này không chấp nhận được.

 Yếu tố khám phá (EFA)

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships) EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Công cụ thu thâp thông tin

Mục tiêu Phương pháp nghiên cứu Công cụ thu thập

Khảo sát thực trạng hành vi của trẻ trong việc bị bạo lực gia đình tác động về mặt thể chất và tinh thần.

Tiến hành khảo sát bằng cách sử dụng bảng câu hỏi.

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.

Xác định và phân tích các nguyên nhân hoặc yếu tố tác động đến tâm lý của trẻ em.

Tiến hành khảo sát bằng cách sử dụng bảng câu hỏi.

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.

Nghiên cứu cách thức và chiến lược phòng ngừa bạo lực gia đình, cũng như cách tạo điều kiện cho môi trường gia đình lành mạnh và an toàn cho trẻ em.

Nghiên cứu lý thuyết cùng với kết quả khảo sát thu được.

Sử dụng kết quả thu thập được bắt đầu quá trình xử lí và đưa ra giải pháp.

Mục tiêu Phương pháp nghiên cứu Công cụ thu thập

Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu Tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

Sử dụng thang đo liên tục

Tình trạng gia đình của đối tượng nghiên cứu.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

Sử dụng thang đo liên tục.

Kinh nghiệm về bạo lực gia đình của đối tượng nghiên cứu.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

Sử dụng thang đo liên tục.

Cảm nhận và tác động tâm lý của đối tượng nghiên cứu.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

Sử dụng thang đo liên tục.

Tác động đến học tập và cuộc sống xã hội của đối tượng nghiên cứu.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

Sử dụng thang đo liên tục.

Hỗ trợ và giải pháp cho đối tượng nghiên cứu.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

Sử dụng thang đo liên tục. Đối tượng nghiên cứu đưa ra đề xuất và ý kiến cá nhân.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

Sử dụng thang đo liên tục.

Ngày đăng: 31/10/2024, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w