Và với đề tài lần này, nhóm sẽ tiến hành hệ thống cơ sở lý thuyết, thựcnghiệm và phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, từđó đề xuất các quan điểm, giả
Trang 1BÀI THUYẾT TRÌNH Học phần: Kinh Tế Phát Triển
Đề tài:
TÁC ĐỘNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Giảng viên : Trần Thị Thúy Ngọc
Nguyễn Thúy Hằng Nguyễn Quang Chinh Nguyễn Thùy Linh
Tôn Nữ Châu Giang
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 06 năm 2022
Trang 2Kinh tế phát triển Nhóm 11
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Tổng quan về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế 2
1.1 Một số vấn đề chung về tăng trưởng kinh tế: 2
1.2 Một số vấn đề chung về bất bình đẳng thu nhập: 2
1.3 Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế: 3
1.4 Bất bình đẳng và những tác động của nền kinh tế 4
2 Thực trạng về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam 4
2.1 Bất bình đẳng thu nhập chung 4
3 Nguyên nhân và hệ quả của bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam 6
3.1 Nguyên nhân 6
3.2 Hệ quả 7
4 Cơ hội và thách thức của Việt Nam về giải quyết bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế 8
4.1 Cơ hội : 8
4.2 Thách thức : 8
5 Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế 10
6 Một số kiến nghị giải pháp đề ra 11
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của một quốc gia, là thước
đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia Một xã hội phát triển toàn diện đòi hỏi không chỉ tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà còn cần tới sự phân phối công bằng hơn Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những vấn đề lớn mà bất cứ xã hội nào cũng đều phải quan tâm đến
Bắt nguồn từ thực tế trên, nhóm 11 quyết định chọn đề tài “Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho bài thuyết trình học phần Kinh tế phát triển
Xét ở mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng có thể ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng, nhưng các nghiên cứu cho thấy các tác động tiêu cực là chủ yếu Và với đề tài lần này, nhóm sẽ tiến hành hệ thống cơ sở lý thuyết, thực nghiệm và phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, từ
đó đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên bộ môn ThS Trần Thị Thúy Ngọc đã giảng dạy, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian học bộ môn của cô, chúng em đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích, học tập được tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm túc Đây thực sự là những điều cần thiết cho quá trình học tập và làm việc sau này Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát và thu thập thông tin dù đã cố gắng song bài thuyết trình này khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô xem xét và góp ý để chúng em được hoàn thiện hơn
Trân trọng!
1
Trang 4Kinh tế phát triển Nhóm 11
1 Tổng quan về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. 1.1 Một số vấn đề chung về tăng trưởng kinh tế:
Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là sự gia tăng của tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian
Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế: Nhân tố kinh tế
Nhân tố phi kinh tế
1.2 Một số vấn đề chung về bất bình đẳng thu nhập:
Khái niệm:
Thu nhập: Khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân,
doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó
Bất bình đẳng thu nhập: Cách thức phân bổ thu nhập không đồng đều trong
toàn bộ dân số Phân phối càng ít bình đẳng thì bất bình đẳng thu nhập càng cao Bất bình đẳng thu nhập thường đi kèm với bất bình đẳng giàu nghèo, đó là sự phân phối của cải không đồng đều Bất bình đẳng thu nhập xuất hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Đo lường: Một số thước đo phổ biến về bất bình đẳng thu nhập: Đường
Loenz, hệ số GINI, tiêu chuẩn 40 của ngân hàng thế giới Hệ số GINI của một nước càng cao thì sự bất bình đẳng về thu nhập càng lớn
Các nhân tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập: chia thành 2 nhóm:
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản: Trong nền kinh tế thị
trường, một phần thu nhập cá nhân nhận được từ sở hữu tài nguyên Tùy thuộc vào kích thước và cấu trúc của các tài danh mục tài sản, cũng như cho thuê tài sản
đó, thu nhập cá nhân từ tài sản có thể khác nhau rất nhiều Tài sản của cá nhân
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là do các tài sản thừa
kế hoặc bằng cách tiết kiệm trong quá khứ
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động: Mỗi người lao động
có những đặc điểm rất khác nhau như sức khỏe, năng lực, trình độ, khả năng, kinh nghiệm và sở thích Các công việc cũng khác nhau về tiền lương và các đặc điểm phi tiền tệ Những khác biệt này có ảnh hưởng đến cung, cầu lao động và thu nhập của các cá nhân Ngoài những yếu tố, sự khác biệt trong thu nhập có thể thay đổi
do phân biệt đối xử như do chủng tộc, sắc tộc, giới tính, tuổi tác hoặc đặc điểm cá nhân khác
1.3 Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế:
Một số nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đánh đổi Một số lý thuyết cho rằng chấp nhận bất bình đẳng nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong khi đó nhiều lý thuyết lại cho thấy bất bình đẳng thu nhập có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế
(Lý thuyết kinh tế chính trị được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Alesina và Rodrik (1994), Persson và Tabellini (1994); Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu Galor và Zeira (1993), Aghion và Bolton (1997), Chiou (1998), Grossman và Kim (1996); Lý thuyết những vấn đề về giáo dục và sinh sản được xây dựng bởi Perotti (1996); Lý thuyết so sánh và xã hội của Knell (1998); Todaro (1998))
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập tác động trực tiếp đến nhau, tăng trưởng cao giúp giảm bất bình đẳng thu nhập, bất bình đẳng thu nhập là điều kiện để có tăng trưởng cao Bên cạnh đó có thể không có quan hệ ổn định giữa bất bình đẳng và tăng trưởng vì mỗi nước đều có điều kiện chính trị, lịch sử và thể chế riêng Tuy nhiên, không có nghĩa bất bình đẳng là không quan trọng vì bất bình đẳng là một trong nhiều yếu tố tác động lên thành quả kinh tế
3
Trang 6Kinh tế phát triển Nhóm 11
1.4 Bất bình đẳng và những tác động đến nền kinh tế
Xét ở mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, bắt bình đẳng có thể ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng, nhưng các nghiên cứu cho thấy các tác động tiêu cực là chủ yếu Bất bình đẳng có thể ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng bằng việc mang đến các động lực cho đổi mới và khởi nghiệp; tăng tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế nếu người giàu có tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập cao hơn; có thể cho phép một số ít cá nhân tại các nước nghèo tích lũy được số tiền tối thiểu cần thiết để bắt đầu kinh doanh và nhận được sự giáo dục tốt Mặt khác, bất bình đẳng cũng có thể gây hại cho tăng trưởng vì nó hạn chế khả năng tích lũy vốn con người; tạo ra bắt ổn chính trị và kinh tế, dẫn đến suy giảm đầu tư; cản trở sự đồng thuận cẫn thiết trong xã hội để điều chỉnh nền kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng khi xảy ra các cú sốc Các nghiên cứu còn chỉ ra mối quan hệ giữa bắt binh đẳng và tăng trưởng có thể là phi tuyến tính Trong đó, sự gia tăng bắt binh đẳng từ mức thấp tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng, nhưng đến một mức độ nào đó lại tạo ra các động cơ để trục lợi và dẫn đến tăng trưởng thấp hơn Kết quả thực nghiệm cho thấy bắt bình đẳng gây căn trở với tăng trưởng kinh tế, ít nhất là trong trung hạn
2 Thực trạng về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
2.1 Bất bình đẳng thu nhập chung
Mức độ bất bình đẳng thu nhập của quốc gia hiện nay dựa trên các thước đo như
hệ số GINI
Nguồn: Tổng cục thống kê
4
Trang 7Thông qua hệ số GINI của Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2020 cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam biến động không nhiều, nằm trong khoảng 0,37 đến 0,43 Theo Cornia và Court (2001), hệ số GINI trong khoảng 0,30 - 0,45 là nằm trong ngưỡng
an toàn và hiệu quả, phù hợp cho tăng trưởng cao Từ đó, có thể khẳng định bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong phạm vi an toàn
Một khía cạnh khác để đánh giá tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam là so sánh khoảng cách chi tiêu, thu nhập của người giàu và người nghèo được đại diện bởi nhóm 20% những người giàu nhất và 20% những người nghèo nhất Ở Việt Nam , sự chênh lệch này đã và đang gia tăng liên tục và đáng kể
Nguồn: Tổng cục thống kê
Sơ đồ cho thấy rõ một thực tế là sự chênh lệch về thu nhập tuyệt đối ở Việt Nam đang tăng lên nhanh Tuy nhiên cũng có thể thấy rõ là sự chênh lệch giữa 2 nhóm là khá cao, chênh lệch gấp 10 lần , khoảng cách thu nhập giữa 2 nhóm này ngày càng lớn, cho thấy sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng Tuy nhiên, đến năm 2020, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội đã kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm này chỉ còn 8 lần
5
Trang 8Kinh tế phát triển Nhóm 11
3 Nguyên nhân và hệ quả của bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam 3.1 Nguyên nhân.
Xuất phát từ bản thân nền kinh tế thị trường. Phát triển kinh tế nhiều thành phần
và sản xuất hàng hóa thì sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng khách quan và nguyên nhân trực tiếp của sự chênh lệch về thu nhập, sự phân hóa giàu nghèo từ quan hệ phân phối thu nhập
Bắt nguồn từ quy luật phát triển không đều giữa các vùng do điều kiện địa lý, phương thức sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống khác nhau
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng kéo theo việc ứng dụng công nghệ mới và cách thức trong tổ chức sản xuất Chỉ những người lao động được đào tạo,
có kỹ năng và có tay nghề mới đáp ứng những công việc phức tạp, số người này có thu nhập cao hơn nhiều so với số động lao động giản đơn và vì thế khoảng cách thu nhập đã tăng lên
Điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự khác biệt về
trình độ phát triển kinh tế cũng như bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng
Phân bố dân cư: Những vùng có mật độ dân cư thưa thớt, quy mô dân số nhỏ có
trình độ phát triển kinh tế thấp hơn so với những vùng có mật độ dân cư cao, quy mô dân
số đông
Trình độ người lao động gồm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, là
một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực Mặc dù trình
độ học vấn của người lao động đã được cải thiện đáng kể, nhưng lại có sự khác biệt đáng
kể giữa các vùng
3.2 Hệ quả
Ở một góc độ nhất định, mức độ bất bình đẳng thu nhập là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế, cũng là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập quá lớn sẽ tiềm ẩn những hệ quả:
6
Trang 9 Gây hại đến sự gắn kết xã hội như ngăn cách xã hội Tầng lớp giàu có cùng với số
tài sản thu nhập gia tăng thường theo đuổi những hành vi tiêu dùng độc đáo, một số hành
vi này đang trở thành tiêu chí của xã hội để phân biệt họ với những người khác đã gây ra tình trạng phân cách và bài trừ xã hội
Làm tăng tỷ lệ nghèo đói
Cản trở tiến bộ y tế - giáo dục
Riêng đối với những người nghèo, bất bình đẳng còn góp phần làm gia tăng tình
trạng tội phạm.
Tiềm tàng những mối nguy hiểm tới sự ổn định chính trị xã hội
Ảnh hưởng đến nguồn nhân lực: Sức khỏe không chỉ quyết định tuổi thọ của con
người mà còn quyết định chất lượng cuộc sống của họ Bên cạnh đó, khoảng cách giáo dục giữa nông thôn và thành thị và khoảng cách thu nhập tồn tại quan hệ nhân quả lâu dài Khoảng cách về giáo dục và khoảng cách về thu nhập dễ dàng rơi vào vòng tuần hoàn luẩn quẩn giữa các thế hệ
4 Cơ hội và thách thức của Việt Nam về giải quyết bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế.
4.1 Cơ hội :
1 Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là thành viên của WTO, APEC, ASEM.
Mở rộng cơ hội phát triển cho đông đảo các tầng lớp nhân dân trên cả nước Người dân ngày càng có nhiều cơ hội việc làm, tiếp thu kiến thức mới, nâng cao trình độ văn hóa và năng suất lao động
2 Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế thế giới
Góp phần tích cực vào việc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
7
Trang 10Kinh tế phát triển Nhóm 11
3 Thành tựu khoa học và công nghệ thế giới
Nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng, từ đó thay đổi bộ mặt xã hội và cải thiện phúc lợi xã hội của người dân
4.2 Thách thức :
1 Giáo dục :
Năm 2020, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ là 95,4%, cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch xóa mù chữ Việt Nam đã phát triển một số lượng lớn các trường học và trung tâm dạy nghề, và số lượng trường học các cấp ở mỗi vùng cũng tăng lên trong những năm gần đây
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm thành thị, nông thôn và các vùng Tỷ lệ dân
số trong độ tuổi đi học nhưng không đi học ở nông thôn cao hơn thành thị 1,7 lần; 9,5%
và 5,7% Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có tỷ trọng dân số trong độ tuổi đi học nhưng không đi học cao nhất cả nước (13,3%) Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thấp nhất với 3,2%
8
Trang 11Nguồn: Tổng cục Thống kê
Sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đã dẫn đến sự bất bình đẳng trong lựa chọn nghề nghiệp và khả năng tiếp cận việc làm có năng suất cao cho người lao động
2 Hệ thống y tế ở tuyến huyện, xã còn yếu kém so với các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất lao động và an sinh của người dân
Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, thuốc men của y tế cho tuyến trung ương và thành thị cao hơn nhiều so với tuyến xã, nông thôn, dẫn đến các nhóm yếu thế khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và trang thiết bị hiện đại Phân bố nhân viên y tế tập trung nhiều ở các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, còn nhân viên y tế phân bố ở các khu vực khác lại chiếm số lượng ít hơn
3 Công nghiệp hóa và đô thị hóa là những thách thức trong thời gian tới
Ví dụ :
Việc khai hoang đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã trực tiếp làm giảm quy mô sản xuất và thu hồi phương tiện sản xuất của các hộ nông thôn Tuy được bồi thường giá trị đất nhưng đây chỉ là một phần tạm thời, thu nhập lâu dài của họ bị giảm sút nghiêm trọng, nhất là đối với những hộ không sử dụng hợp lý nguồn thu từ việc nhận đền bù để tạo nguồn thu nhập mới
9
Trang 12Kinh tế phát triển Nhóm 11
Đây là cơ hội để các nhóm giàu có với các nguồn đầu tư sẵn có nâng cao thu nhập,
từ đó gia tăng bất bình đẳng thu nhập
4 Việc phát triển kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá ở Việt Nam đang đặt ra thách thức để giảm bất bình đẳng thu nhập
Mang lại lợi ích cho một số vùng, ngành và một số bộ phận dân cư trong nền kinh tế.Từ đó khoảng cách giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; giữa nông thôn và thành phố; giữa lao động có tay nghề và lao động phổ thông; giữa lao động trong các công ty nước ngoài và lao động khu vực trong nước cũng ngày càng gia tăng
Sự gia tăng bất bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế là không thể tránh khỏi
5 Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Braxin, Hàn Quốc và Trung Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế, rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:
Giải phóng sức sản xuất xã hội gắn với việc từng bước nâng cao đời sống của đại
bộ phận nhân dân lao động
Tạo dựng các cơ hội việc làm và phúc lợi cho tất cả người dân
Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn sẽ giúp giảm bớt ở sự bất bình đẳng thu nhập giữa thành thị và nông thôn
Hạn chế tốc độ tăng trưởng dân số
6 Một số kiến nghị giải pháp đề ra.
Đề xuất 2 giải pháp chính: Phân phối lại về thu nhập và phân phối việc làm
Phân phối lại thu nhập: thông qua luật thuế và trợ cấp
- Thuế: chính phủ tiến hành điều chỉnh lại thu nhập giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, các sắc thuế như thuế thừa kế, thuế tài sản, thuế đầu tư cần được nghiên
10