Thôngqua công nghiệp hóa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân được trang bịnhững tư liệu sản xuất, kỹ thuật - công nghệ ngày càng hiện đại, từ đó nâng cao năng suấtlao động,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
- -BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN
Đề tài: Tác động của cách mạng công nghiệp đối với quá trình công
nghiệp hóa Liên hệ thực tiễn Việt Nam
1
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP
1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 51.2 Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 61.3 Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới 61.3.1 Mô hình công nghiệp hoá cổ điển 61.3.2 Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô 61.3.3 Mô hình công nghiệp hoá của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs) 71.4 Tác dụng của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7
2.2 Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp 82.2.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 82.2.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ hai 92.2.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba 92.2.4 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 102.3 Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển 112.4 Tác động của Cách mạng công nghiệp đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa……… 13
2
Trang 3CHƯƠNG III LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM 15
3.1 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 153.2 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa 153.3 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 163.4 Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 18
Trang 4LỜI GIỚI THIỆU
Để đạt được những thành tựu như hiện nay, thế giới đã phải trải qua ba cuộc cáchmạng công nghiệp lớn Mỗi cuộc cách mạng đều đem lại cho xã hội loài người nhữngthành tựu đánh dấu những thay đổi lớn trong phương pháp sản xuất qua quy trình sử dụngmáy móc nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ nhất mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa; cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ hai đặc trưnglà việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sảnxuất hàng loạt trên quy mô lớn; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cáchmạng máy tính hay cách mạng số thìngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mớivới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn được nhắc đến với cái tên cách mạng4.0 - một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử với sự kết hợp của công nghệ Nó
làm mờ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học,khiến cho các ngành tưởngchừng như không liên quan gì đến nhau lại dần trở nên gắn bó, có mối quan hệ chặt chẽ.Với những phát minh về trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ nano, máy in3D, cuộc cách mạng 4.0 đã đưa nhân loại lên một tầm cao mới trên hầu hết các lĩnhvực, ngành nghề, đến mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Nhờ có cáchmạng công nghiệp, nền kinh tế thế giớichuyển từ dịch nền kinh tế nông nghiệp và thủcông, sang định hướng nền kinh tế công nghiệp với các máy móc, thiết bị công nghệ cao,dịch vụ hiện đại Việt Nam cũng không ngoại lệ,Văn kiện Đại hội VIII của Đảng nêu racông thức "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" và Văn kiện Đại hội IX đặt vấn đề "côngnghiệp hóa theo hướng hiện đại" đã cho thấy sự quan tâm của nước ta đến vấn đề côngnghiệp hóa dưới tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp.Nhận thấy tầm quantrọng và tính thực tế của vấn đề, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Tác độngcủa cách mạng công nghiệp đối với quá trình công nghiệp hóa Liên hệ với thực tiễn ViệtNam” để nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của nềnkinh tế nước nhà
4
Trang 5A PHẦN NỘI DUNG
Một số thuật ngữ viết tắt:
CNH: Công nghiệp hóa
HĐH: Hiện đại hóa
CMCN: Cách mạng công nghiệp
FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định thương mại tự do
ICOR (Incremental Capital Output Ratio): Hệ số sử dụng vốn
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa là quá trình tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩyquan trọng tạo sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con người Thôngqua công nghiệp hóa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân được trang bịnhững tư liệu sản xuất, kỹ thuật - công nghệ ngày càng hiện đại, từ đó nâng cao năng suấtlao động, tạo ra nhiều của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng củacon người
Hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học
và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lýkinh tế xã hội
Vì vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diệncác hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức laođộng thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp vàtiến bộ khoa học - công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Có thể thấy rằng công nghiệp hóa hiện đại hóa theo tư tưởng mới không còn bịgiới hạn về phạm vi trình độ những lực lượng sản xuất và kỹ thuật đơn thuần mà chỉ
5
Trang 6nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí giống như các quan niệm trướcđây vẫn nghĩ.
1.2 Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mụctiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và Việt Namđang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
1.3 Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
1.3.1 Mô hình công nghiệp hoá cổ điển
Nơi diễn ra: Các nước tư bản cổ điển, tiêu biểu là nước Anh
Thời gian diễn ra: tương đối dài, trung bình 60-80 năm
Quá trình diễn ra: Công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển, tiêu biểu là nướcAnh được gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, diễn ra vào giữa thế kỷXVIII.Công nghiệp hoá ở Anh được bắt đầu với những ngành công nghiệp nhẹ, trực tiếp
là ngành công nghiệp dệt - ngành đòi hỏi ít vốn, thu lợi nhuận nhanh Các ngành côngnghiệp phát triển hệ luỵ: ngành trồng bông và chăn
Nhược điểm:
- Khai thác lao động làm thuê, phá sản những người sản xuất nhỏ trong nông nghiệp
- Xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa
- Mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, nổ ra các cuộ đấu tranh giai cấp chống lại
tư bản, mâu thuẫn giữa các nước tư bản, mâu thuẫn giữa các nước tư bản và nước thuộcđịa…
1.3.2 Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô
6
Trang 8Nơi diễn ra: Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, các nước phát triểntheo chủ nghĩa xã hội.
Thời gian diễn ra: Bắt đầu từ những năm 1930 ở Liên Xô được áp dụng cho cácnước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sau năm 1945 và các nước phát triển theo xã hội chủnghĩa, trong đó có Việt Nam vào những năm 1960
Quá trình diễn ra: Con đường Công nghiệp hoá theo mô hình của Liên Xô thường
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, trực tiếp là ngành cơ khí, chế tạo máy…Một lượnglớn người dân được huy động, phân bổ Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật to lớn cùng vớitiến bộ khoa học - kỹ thuật
Thời gian diễn ra: ngắn, trung bình 20 - 30 năm
Quá trình diễn ra: Chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, pháttriển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu qua việc tận dụng lợi thế về khoa họccông nghệ của các nước đi trước cùng việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước, thuhút nguồn lực từ bên ngoài để tiến hành công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá
1.4 Tác dụng của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xãhội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, tăng thunhập và nâng cao đời sống của nhân dân
Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xãhội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, giữa nông dân và tríthức
7
Kinh tếchính trị… 100% (10)
Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức ch…
Kinh tếchính trị… 100% (8)
3
Trang 9Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa vàphát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp vớichủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia
CHƯƠNG II LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
2.1 Cách mạng công nghiệp là gì?
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tưliệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quátrình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hộicũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một số cáchphổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.2.2 Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
Cho đến nay, loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt đầucuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0)
2.2.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào khoảng năm 1784 với đặc trưng
là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất Cuộc cách mạngcông nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra
8
Trang 10động cơ hơi nước năm 1784 Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của côngnghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sửnhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứnhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéodài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sứcgió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơinước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá Nó khiến lựclượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc củanền công nghiệp và nền kinh tế Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệpsang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này
là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việctạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vàothế kỷ XVII
2.2.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi ThếChiến I nổ ra Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng nănglượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn Cuộccách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải,hóa học, sản xuất thép, và đặc biệt là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt Cuộc CMCN lầnthứ hai đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ởmức cao hơn nữa
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lựclượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa họctrên cơ sở kỹ thuật Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuấttrên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra cácngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặcbiệt Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đờicủa điện và dây chuyền lắp ráp Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bảnsau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổvào đầu Thế Chiến I Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền
đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới
9
Trang 112.2.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự rađời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin
để tự động hóa sản xuất Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máytính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máytính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990)
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và cácnguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo racùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nềnsản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm - thủysản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội Làm thay đổitận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KHCN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnhvực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đâychính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này
2.2.4 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) xuất phát từkhái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 “Industrie4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật
số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong
10
Trang 12Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nókết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo mộthàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngànhcông nghiệp ở mọi quốc gia Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báotrước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI),Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) Trên lĩnh vực côngnghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra nhữngbước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môitrường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế
hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệnano Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ,châu Âu, một phần châu Á Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũngđặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt
Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng Đặcbiệt là có thể phá vỡ thị trường lao động Khi tự động hóa thay thế lao động chân taytrong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao độngtrên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảohiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải
2.3 Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển
▪ Một là, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
Các cuộc cách mạng công nghiệp có những tác động vô cùng lớn đến sự phát triểnlực lượng sản xuất đồng thời ảnh hưởng tới quá trình điều chỉnh cấu trúc và vai trò củacác nhân tố trong lực lượng sản xuất xã hội
Về tư liệu lao động: máy móc ra đời thay thế cho lao động thủ công, máy tính điện
tử ra đời, nền sản xuất chuyển sang giai đoạn tự động hóa, tài sản cố định thường xuyênđược đổi mới, quá trình tập trung hóa sản xuất được đẩy nhanh
11
Trang 13Cách mạng công nghiệp có vai trò lớn trong phát triển nguồn nhân lực, nó vừa đặt
ra những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao nhưng mặt khác lại tạođiều kiện để phát triển nguồn nhân lực
Về đối tượng lao động, cách mạng công nghiệp đã đưa sản xuất của con ngườivượt quá những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ thuộc của sản xuấtvào các nguồn năng lượng truyền thống
▪ Hai là, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Các cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo sự phát triển nhảy vọt về chất trong lựclượng sản xuất và tất yếu dẫn đến quá trình điều chỉnh, phát triển và hoàn thiện quan hệsản xuất xã hội và quản trị phát triển
Về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: Nền sản xuất lớn thay thế dần cho sản xuấtnhỏ, khép kín, phân tán Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và cạnh tranh gaygắt, quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã tạo ra những xí nghiệp có quy mô lớn Sở hữu
tư nhân không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của sản xuất và yêu cầu cải tiến kỹthuật Tư bản buộc phải liên kết lại dưới hình thức công ty cổ phần, loại hình này chophép mở rộng chủ thể sở hữu tư bản ra các thành phần khác của xã hội Thực tế trên buộccác nước phải điều chỉnh chế độ sở hữu, thực hiện đa dạng hóa sở hữu, lấy sở hữu tưnhân làm nòng cốt đồng thời phát huy sức mạnh và ưu thế tối đa của sở hữu nhà nước vàkhu vực kinh tế nhà nước
Về quan hệ tổ chức, quản lý kinh doanh: Việc quản lý quá trình sản xuất của cácdoanh nghiệp dễ dàng hơn, thông qua ứng dụng các công nghệ như internet, trí tuệ nhântạo, mô phỏng, robot, ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu vànăng lượng mới hiệu quả giúp nâng cao năng suất lao động và định hướng lại tiêu dùng
Về quan hệ phân phối: thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, làm giảm chi phí sảnxuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân; làm cho việc phân phối và tiêudùng trở nên dễ dàng và nhanh chóng
▪ Ba là, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Cách mạng công nghiệp làm cho sản xuất xã hội có những bước phát triển nhảyvọt, tạo nên nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức tăng lên trong sản phẩm và dịch vụ,khoảng cách thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực tiễn ngày càng đượcrút ngắn Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ cũng phải thay đổi để thích ứng
12
Trang 14với sự phát triển của công nghệ mới, hình thành hệ thống tin học hóa trong quản lý và
“chính phủ điện tử” Sự thay đổi công nghệ sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ caovào sản xuất làm cho các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức thiết kế, tiếp thị và cungứng hàng hóa dịch vụ theo cách mới, bắt kịp với không gian số Trên cơ sở nguồn lực chủyếu là công nghệ, trí tuệ đổi mới, sáng tạo xây dựng hoạch định chiến lược và hoạch định
kế hoạch hiệu quả nhất, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Phương thức quản trị doanh nghiệp dựa trên áp dụng các phầnmềm và quy trình trong quản lý, tiến hành số hóa các quá trình quản trị, kinh doanh, bánhàng sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý, điều hành
2.4 Tác động của Cách mạng công nghiệp đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa
2.4.1 Thuận lợi
Tạo điều kiện để các nước tiên tiến tiếp tục đi xa hơn trong phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đờisống
-Tạo ra cơ hội cho các nước đang và kém phát triển tiếp cận những thành tựu mớicủa khoa học - công nghệ, tận dụng lợi thế của những nước đi sau; thực hiện công nghiệphóa - hiện đại hóa để bứt phá, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của các nước đitrước
Cách mạng công nghiệp tạo điều kiện để tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm tổ chức,quản lý kinh tế xã hội Qua đó các nước lạc hậu sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm củanước đi trước để hạn chế những sai lầm thất bại trong quá trình phát triển
Cách mạng công nghiệp cũng tạo điều kiện cho các nước mở rộng quan hệ đốingoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, huy động cao nhất các nguồn lực bên ngoài chophát triển, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo khả năng biến đổi các hệthống sản xuất, quản lý, quản trị kinh tế và doanh nghiệp; phát triển những mô hình kinhdoanh mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp
Tạo cơ hội phát triển nhiều ngành kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sảnxuất làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.4.2 Khó khăn
13
Trang 15Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa tới nền kinh tế thông minh Đây sẽ là bướcngoặt, bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại Tuy nhiên, nó cũng tạo ranhững thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, nhiều đối tượng xã hội, trên nhiều lĩnh vực.Các thành tựu khoa học-công nghệ trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm cho tàinguyên thiên nhiên, lao động phổ thông giá rẻ ngày càng mất lợi thế Sự chênh lệch vềtrình độ phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia trên thế giới có xu hướng
mở rộng thêm Nguy cơ thất nghiệp đối với những lao động phổ thông, không được đàotạo làm cho sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa cáctầng lớp xã hội trong một nước cũng có xu hướng ngày càng tăng, làm phát sinh nhiềuvấn đề xã hội phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm xuất hiện nhiều vấn đề mới, tác động tớitừng cá nhân, tới chính trị, an ninh của các quốc gia và trên quy mô toàn cầu Một khốilượng thông tin khổng lồ, đa dạng, đa chiều, nhiều quan điểm, khuynh hướng tư tưởngkhác nhau được đưa tới từng cá nhân ở mọi lúc, mọi nơi Đồng thời, bối cảnh mới cũnglàm xuất hiện nhiều hình thức tội phạm mới, sử dụng công nghệ cao để trốn thuế, lừa đảo,chiếm đoạt tài sản của người khác, những hình thức trước kia chưa từng có, gây hậu quảnghiêm trọng, nhưng khó phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn Những tiến bộ, khoa học -công nghệ được ứng dụng trong các lĩnh vực quốc phòng an ninh, tạo ra những vũ khí,khí tài, phương tiện chiến tranh mới hiện đại hơn, chính xác hơn, sức công phá mạnhhơn, sức hủy diệt lớn hơn, nguy hiểm hơn; đưa chiến tranh lên vũ trụ, lên không gianmạng; đánh sập, làm rối loạn mạng quản lý, điều hành hoạt động của hệ thống tài chính,tiền tệ, hệ thống điện, thông tin của một quốc gia; chiếm quyền chỉ huy các loại vũ khí,làm tê liệt khả năng tấn công, phòng thủ của lực lượng vũ trang của một đất nước,… gây
ra những hậu quả to lớn không thể lường hết
Nguyên nhân: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ hội phát triển cho mọiquốc gia, nhất là các nước đang phát triển, khi biết tận dụng được những thành tựu khoahọc - công nghệ mới, có thể “đi tắt, đón đầu”; đồng thời cũng có thể làm cho các nướcđang và kém phát triển sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tận dụng được cơ hội này
Sự cạnh tranh giữa các nước trên thế giới gay gắt, quyết liệt hơn; tương quan sức mạnhgiữa các nước, các khu vực sẽ có những thay đổi, đảo lộn
14
Trang 16CHƯƠNG III LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.1 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao độngthủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phươngtiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộkhoa học - công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao Công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mụctiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và Việt Namđang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
3.2 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
▪ Một là, công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sảnxuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua
CNH tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo sự pháttriển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con người Thông qua CNH các ngành,các lĩnh vực của nền kinh tế được trang bị những tư liệu sản xuất, kỹ thuật - công nghệngày càng hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất…
15